Bài 52: ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU Tiết: 60
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Kiến thức:
- Nêu được ví dụ về ánh sáng trắng và ánh sáng màu.
- Nêu được ví dụ về sự tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu.
- Giải thích được sự tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu trong một số ứng dụng trong thực tế.
b) Kĩ năng: Kĩ năng thiết kế thí nghiệm để tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu.
c) Thái độ: Say mê nghiên cứu hiện tượng ánh sáng được ứng dụng trong thực tế.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
Xác định đúng đắn mục tiêu bài học, tổ chức hoạt động tốt, hợp tác nhóm.
II . CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Hộp đèn tương đương 3 nguồn phát ánh sáng trắng ( dùng hệ gương phẳng). các cánh gương hai bên có thể điều chỉnh góc để thay đổi vị trí nguồn sáng, ở cả 3 vị trí nguồn sáng có khe gài các kính lọc màu. Nguồn tiêu thụ 12V, 25W.
- Một bộ các tấm lọc màu: đỏ, xanh lục, xanh lam.
- Nguồn điện 12V xoay chiều ( dùng máy biến áp hạ áp).
- Các dây nối.
11 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học Vật lý 6 & 9 - Tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:06/04/2018 Tuần: 30
Ngày dạy: từ ngày 09 đến ngày 14/04/2018
KẾ HOẠCH DẠY HỌC VẬT LÝ 6
Bài 26: SỰ BAY HƠI – SỰ NGƯNG TỤ - Tiết: 30
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
a. Kiến thức:
- Nhận biết được hiện tượng bay hơi, sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
b. Kỹ năng:
- Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự bay hơi của chất lỏng.
- Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi
- Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của hiện tượng đồng thời vào ba yếu tố. Xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố.
- Vận dụng được kiến thức về bay hơi để giải thích được một số hiện tượng bay hơi trong thực tế.
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, tổng hợp.
c. Thái độ:
- Có thái độ trung thực, cẩn thận, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
d. Giảm tải: Mục c) thí nghiệm kiểm tra: chỉ cần nêu phương án thí nghiệm, còn tiến hành thí nghiệm thì HS có thể thực hiện ở nhà
2.Năng lực có thể hình thành và phát triển cho hs:
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II.Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
Mỗi nhóm: một giá đỡ, kẹp vạn năng, hai đĩa nhôm giống nhau, bình chia độ, đèn cồn.
Cả lớp: Hình vẽ phóng to (hình 26.1 và 26.2)
III. Tổ chức hoạt động học của hs:
1. Kiểm tra: (15 phút)
Câu 1: Thế nào là sự nóng chảy? Thế nào là sự đông đặc? (4 điểm)
Câu 2: Băng phiến nóng chảy ở bao nhiêu độ? Nhiệt độ này gọi là gi? Trong suốt quá trình nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến có đặc điểm gì? (4 điểm)
Câu 3: Trong quá trình đúc tượng đồng người ta đã thực hiện những quá trình nào để tạo ra tường đồng ? giải thích rõ? (2 điểm )
ĐÁP ÁN
Câu 1: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông dặc.
Câu 2: Băng phiến nóng chảy ở 800C . Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến. Trong suốt quá trình nóng chảy nhiệt độ của băng phiến không thay đổi
Câu 3: Quá trình đúc đồng người ta phải nung cho đồng chảy ra ( sự nóng chảy) sau đó đua đồng vào khung để nguội ( sự đông dặc) ta được tượng đồng
2. Hoạt động khởi động: (2’)
- GV: Dùng khăn ướt lau lên bảng, một ít phút sau bảng khô.
- GV: Đặt vấn đề: Vậy nước trên bảng đã biến đi đâu mất?
- HS: Quan sát và đưa ra nguyên nhân: nước biến thành hơi bay đi
- GV: Treo hình 26.1 lên bảng và hỏi HS: Vậy nguyên nhân trên có đúng trong trường hợp này không?
- HS: Nguyên nhân trên cũng đúng trong trường hợp này.
- GV: Thông báo: Các em biết mọi chất tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng, khí. Cũng có thể chuyển từ thể này sang thể khác. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
Hoạt động hình thành kiến thức
Nội dung
Hoạt động của GV – HS
HĐ 1: Sự bay hơi (20’)
Mục tiêu: - Nhận biết được hiện tượng bay hơi, sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
I. SỰ BAY HƠI.
Nhớ lại những điều đã học về sự bay hơi.
+ Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
+ Mọi chất lỏng đều có thể bay hơi.
2. Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Quan sát hiện tượng.
C1: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ.
C2: Tốc độ bay hơi p.thuộc vào gió.
C3: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Rút ra nhận xét.
+ Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Thí nghiệm kiểm chứng.
C5: Để có cùng điều kiện diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
C6: Để loại trừ tác động của gió.
C7: Để k.tra tác động của nhiệt độ.
C8: Nước ở đĩa hơ nóng bay hơi nhanh hơn chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ
Kết luận:
Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi
Tốc độ bay hơi cảu chất lỏng phụ thuộc 3 yếu tố:nhiệt độ , gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng
- GV: Yêu cầu HS tìm ví dụ về nước bay hơi. Và một số ví dụ về sự bay hơi của một số chất lỏng khác không phải là nước.
- HS: tìm ví dụ m.họa về sự bay hơi.
- GV: Theo các em sự bay hơi diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
GV: Treo hình phóng to 26.2 a lên bảng. Yêu cầu HS quan sát và mô tả cách phơi quần áo.
- GV: Yêu cầu HS so sánh được sự giống nhau và khác nhau trong hai hình A1 và A2.
- HS: Quan sát tranh vẽ và so sánh sự giống nhau và khác nhau trong hình A1 và A2 để rút ra nhận xét
- GV: Yêu cầu HS rút ra nhận xét trong hình 26.2a.
- GV: Yêu cầu HS hoàn thành câu C4,
- GV: Các hiện tượng quan sát được chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố nào?
- HS: Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
GV: Giới thiệu các phương án thí nghiệm như SGK.
HS: Chú ý lắng nghe
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi từ C5 đến C8.
HS: trả lời câu hỏi
3.Hoạt động củng cố (3’)
- Nêu đặc điểm của sự bay hơi, cho ví dụ minh họa về sự bay hơi.
- Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
* Tích hợp:
- Theo em độ ẩm của không khí phụ thuộc vào yếu tố nào?
* HS: Trong không khí luôn có hơi nước. Độ ẩm của không khí phụ thuộc vào khối lượng nước có trong 1m3 không khí.
- Độ ẩm không khí mà qua thấp hoạc qua cao có ảnh hưởng gì đến đời sống, sức khỏe con người hay không?
* HS: Nếu độ ẩm qua cao làm ảnh hưởng đến sản xuất, làm kim loại chóng bị ăn mòn, đồng thời làm cho các dịch bệnh dễ phát triển, tốc độ bay hơi chậm.
Nếu độ ẩm không khí quá thấp (dưới 60%) cúng ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và gia súc, làm nước bay hơi nhanh gây ra khô hạn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
- Cơ thể của chúng ta giải phóng nhiệt bằng cách nào?
* HS: Khi lao động hay sinh hoạt, cơ thể sử dụng nguồn năng lượng trong thức ăn chuyển thành năng lượng của cơ bắp và giải phóng nhiệt: toát mồ hôi.
- Có biện pháp gì làm giảm sự bay hơi nhanh?
* HS: - Ở các ruộng lúa thả bèo hoa dâu nhằm hạn chế sự bay hơi nước ở ruộng.
- Muốn khu nhà ở mát vào mùa hè oi bức thì cần trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà, giữ cho các sông hồ trong sạch...
4. Hoạt động vận dụng (5’)
- GV: Hướng dẫn HS trả lời các câu C9, C10
- HS: Thảo luận t.lời C9: Để giảm bớt sự bay hơi, làm cây mất ít nước.
C10: Thời tiết nắng nóng, và có gió.
V. Rút kinh nghiệm:
KẾ HOẠCH DẠY HỌC VẬT LÝ 9
BÀI TẬP - Tiết: 59
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hóa kiến thức về máy ảnh và mắt
b) Kĩ năng: Rèn luyện được kỹ năng quan sát, phân tích.
c) Thái độ: Tự tin, chịu khó.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
Xác định đúng nội dung, mục đích yêu cầu, lựa chon, hình thành và triển khai được các ý tưởng mới, sử dụng được các ngôn ngữ toán học.
II . CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên: Một số bài tập liên quan đến máy ảnh và mắt
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách bài tập, sách giáo khoa, một số bài tập ở sách bài tập.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: ( 1 phút )
GV: Để củng cố lại những kiến thức về ảnh của một vật trong máy ảnh và mắt củng như giúp cho các em rèn luyện được những kỹ năng giải bài tập về TKHT. Thầy trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu tiết bài tập.
HS Chú ý lắng nghe.
2. Hoạt động hình thành kiến thức: ( 41 phút )
Nội dung
Hoạt động của Thầy và Trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu lí thuyết ( 10 phút )
Mục tiêu: Củng cố lại cấu tạo và cách các bộ phận chính của máy ảnh và mắt.
I. Lý thuyết
- Máy ảnh có 2 bộ phận chính: Vật kính, buồng tối
- Ảnh tạo trong máy ảnh là ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.
- Hai bộ phận quan trọng của mắt là: Thể thủy tinh và màng lưới.
- Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, màng lưới như phim.
- Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn.
- Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực cận.
GV: Máy ảnh có những bộ phận chính nào?
HS: Nêu.
HS khác nhận xét
GV kết luận
GV: Nêu ảnh của một vật tạo trong máy ảnh?
HS: Nêu.
HS khác nhận xét
GV kết luận
GV: Nếu cấu tạo chính của mắt? So sánh mắt với máy ảnh?
HS: Nêu.
HS khác nhận xét
GV kết luận
GV: Thế nào là điểm cực cận, điểm cực viễn?
HS: Nêu.
HS khác nhận xét
GV kết luận
Hoạt động 2: Bài tập ( 29 phút )
Mục tiêu: - Hiểu được cách vẽ ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh và ảnh hiện lên trên màng lưới của mắt.
- Vận dụng hình học tính khoảng cách từ ảnh đến vật kính của máy ảnh và so sánh được độ cao của ảnh và vật...
Bài tập 1: Một người cao 1,8m được chụp ảnh và đứng cách vật kính của máy ảnh là 3m. Phim cách vật kính là 6cm. Hỏi ảnh người ấy trên phim cao bao nhiêu centimet?
Hướng dẫn
Xét OABOA'B' ta có:
Bài tập 2: Một người đứng cách cột điện 30m. cột điện cao 6m. Nếu coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của người ấy là 2cm thì ảnh của cột điện trên màng lưới sẽ cao bao nhiêu centimet?
Hướng dẫn
Xét OABOA'B' ta có:
O
A
A'
B'
B
I
GV: Yêu cầu HS đọc bài tập 1.
HS: Đọc bài tập 1
GV: Yêu cầu HS lên bảng giải?
HS lên bảng giải.
HS khác nhận xét.
GV nhận xét và cho điểm.
GV: Yêu cầu HS đọc bài tập 2.
HS: Đọc bài tập 2
GV: Yêu cầu HS lên bảng giải?
HS lên bảng giải.
HS khác nhận xét.
GV nhận xét và cho điểm.
3. Hoạt động luyện tập ( Củng cố kiến thức ) ( 2 phút )
GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ.
HS: Đứng tại chỗ trả lời.
HS khác nhận xét.
GV kết luận.
4. Hoạt động vận dụng (nếu có)
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (nếu có)
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Bài 52: ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU Tiết: 60
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Kiến thức:
- Nêu được ví dụ về ánh sáng trắng và ánh sáng màu.
- Nêu được ví dụ về sự tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu.
- Giải thích được sự tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu trong một số ứng dụng trong thực tế.
b) Kĩ năng: Kĩ năng thiết kế thí nghiệm để tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu.
c) Thái độ: Say mê nghiên cứu hiện tượng ánh sáng được ứng dụng trong thực tế.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
Xác định đúng đắn mục tiêu bài học, tổ chức hoạt động tốt, hợp tác nhóm.
II . CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Hộp đèn tương đương 3 nguồn phát ánh sáng trắng ( dùng hệ gương phẳng). các cánh gương hai bên có thể điều chỉnh góc để thay đổi vị trí nguồn sáng, ở cả 3 vị trí nguồn sáng có khe gài các kính lọc màu. Nguồn tiêu thụ 12V, 25W.
- Một bộ các tấm lọc màu: đỏ, xanh lục, xanh lam.
- Nguồn điện 12V xoay chiều ( dùng máy biến áp hạ áp).
- Các dây nối.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở học.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra 15 phút
Bài tập 1: Một người cao 1,8m được chụp ảnh và đứng cách vật kính của máy ảnh là 3m. Phim cách vật kính là 6cm. Hỏi ảnh người ấy trên phim cao bao nhiêu centimet?
Bài tập 2: Một người đứng cách cột điện 30m. cột điện cao 6m. Nếu coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của người ấy là 2cm thì ảnh của cột điện trên màng lưới sẽ cao bao nhiêu centimet?
ĐÁP ÁN
1. Xét OABOA'B' ta có:
2. Xét OABOA'B' ta có:
O
A
A'
B'
B
I
2. Hoạt động dẫn dắt vào bài: ( 1 phút )
GV:Trong thực tế ta được nhìn thấy ánh sáng có các loại màu. Vậy vật nào tạo ra ánh sáng trắng? Vật nào tạo ra ánh sáng màu?
HS: Chú ý lắng nghe
3. Hoạt động hình thành kiến thức: ( 25 phút )
Nội dung
Hoạt động của Thầy và Trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn ánh sáng trắng và nguồn ánh sáng màu (10 phút )
Mục tiêu: - Biết được các nguồn phát ra ánh sáng trắng, ánh sáng màu.
I. NGUỒN PHÁT ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU.
1. Các nguồn sáng phát ra ánh sáng trắng.
Nguồn sáng phát ra ánh sáng trắng:
-Mặt trời ( trừ buổi bình minh, hoàng hôn).
-Các đèn dây đốt khi nóng sáng bình thường.
-Các đèn ống ( ánh sáng lạnh).
2. Các nguồn sáng màu.
-Nguồn sáng màu là nơi tựu phát ra ánh sáng màu.
Ví dụ: Nguồn sáng màu như bếp củi màu đỏ, bếp ga loại tốt màu xanh, đèn hàn: màu xanh sẫm.
-Yêu cầu HS đọc tài liệu và quan sát nhanh vào dây tóc bóng đèn đang sáng bình thường ( chú ý không cho HS nhìn lâu vào dây tóc bóng đèn đang sáng bình thường→dễ làm nhức mắt).
-Nguồn sáng là gì? Nguồn sáng trắng là gì? Hãy nêu ví dụ?
-HS đọc tài liệu, phát biểu nguồn ánh sáng màu là gì? Tìm hiểu đèn lade và đèn lade trước khi có dòng điện chạy qua: Kính của đèn màu gì? Khi có dòng điện đèn phát ánh sáng màu gì?
-Hãy tìm thêm nguồn sáng màu trong thực tế.
Hoạt động 2: Nghiên cứu cách tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu (15 phút )
Mục tiêu: Hiểu được cách tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu.
II. CÁCH TẠO RA ÁNH SẮNG MÀU BẰNG TẤM LỌC MÀU LÀ TẤM KÍNH, MẢNH GIẤY BÓNG, NHỰA TRONG CÓ MÀU.
1. Thí nghiệm:
Thí nghiệm 1:
Chiếu 1 chùm sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ→được ánh sáng màu đỏ.
Thí nghiệm 2:
Chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ→được ánh sáng đỏ.
Thí nghiệm 3:
Thay tấm lọc màu đỏ bằng tấm lọc màu xanh→ta thấy tối.
2. Các thí nghiệm tương tự.
3. Kết luận:
+Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu được ánh sáng có màu của tấm lọc.
+Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu ta được ánh sáng vẫn có màu đó.
+Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc khác màu sẽ không được ánh sáng màu đó nữa.
→Tấm lọc màu nào thì hấp thụ ít ánh sáng có màu đó, nhưng hấp thụ nhiều ánh sáng có màu khác.
-Yêu cầu HS làm TN như tài liệu yêu cầu ghi lại kết quả vào vở.
-Chiếu 1 chùm sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ.
-Chiếu 1 chùm sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ.
-Chiếu 1 chùm sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh.
Dựa vào kết quả thu được qua TN, yêu cầu HS thực hiện C1.
-Thay tấm lọc màu đỏ bằng tấm lọc màu xanh, đặt tiếp tấm lọc màu đỏ sau tấm lọc màu xanh-So sánh kết quả TN.
HS phát biểu→Cả lớp trao đổi, GV chuẩn hoá lại kiến thức.
-Yêu cầu HS trả lời C2.
3. Hoạt động luyện tập ( Củng cố kiến thức ) ( 2 phút )
- Yêu cầu HS phát biểu phần ghi nhớ và tìm thêm một số ví dụ.
- HS đọc và tìm một số ví dụ.
4. Hoạt động vận dụng (2 phút)
-Yêu cầu HS thực hiện C3, C4 →Gọi HS trung bình trả lời.
C3: Ánh sáng đỏ, vàng ở các đèn sau và các đèn báo rẽ của xe máy được tạo ra bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua vỏ nhựa màu đỏ hay màu vàng. Các vỏ nhựa này đóng vai trò như tấm lọc màu.
C4: Một bể nhỏ có thành trong suốt, đựng nước màu, có thể coi là một tấm lọc màu.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (1 phút)
GV: Yêu cầu HS đọc có thể em chưa biết
HS: Đọc
IV. RÚT KINH NGHIỆM
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 8
Bài 54: THỰC HÀNH: CẦU CHÌ Tiết: 49
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Kiến thức: Mô tả được nguyên lý làm việc và vị trí lắp đặt của cầu chì trong mạch điện
b) Kỹ năng: Sử dụng các thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà đúng kỹ thuật và an toàn điện
c) Thái độ: Làm việc khoa học, ngăn nắp, an toàn
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
Xác định đúng đắn mục tiêu bài học, kĩ năng phân tích, đánh giá.
II . CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan
- Máy biến áp 220/6V
- 4 đoạn dây chì dài 5cm loại dòng điện điịnh mức 1 A
- 3m dây điện
- 1 bộ đui đèn và bóng đèn 6V-3W
- 1 công tắc điện , 1 cầu chì hộp
2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài, chuẩn bị sẵn mẫu báo cáo thực hành
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: kt 15 phút
Câu 1:Nêu cấu tạo, công dụng và nguyên lý làm việc của cầu chì? (4 điểm)
Câu 2: Đánh dấu X vào cac đồ dùng điện nào sau đây được sử dụng phù hợp với điện áp của mạng điện trong nhà? (3 điểm)
- Nồi cơm điện 110V – 5A
- Bàn là điện 220V – 1000W
- Công tắc điện 400V – 5A
- Quạt điện 220V – 30W
- Phích cắm điện 250V – 5A
- Bóng điện 110V – 35W
ĐÁP ÁN:
Câu 1:
Công dụng: Là loại thiết bị dùng để bảo vệ an toàn cho mạch điện, thiết bị điện.
Cấu tạo: Cầu chì gồm 3 phần: 1 vỏ, 2 các cứ giữ, 3 dây chảy.
Nguyên lý làm việc: Dây chảy được mắc nối tiếp với mạch điện cần bảo vệ, nên khi sảy ra sự cố sẽ ngắn mạch, dây chảy cầu chì bị nóng chảy và đứt, làm mạch điện hở, bảo vệ cho mạch điện và đồ dùng bằng điện không bị hỏng.
Câu 2:
- Nồi cơm điện 110V – 5A
- Bàn là điện 220V – 1000W X
- Công tắc điện 400V – 5A X
- Quạt điện 220V – 30W X
- Phích cắm điện 250V – 5A X
- Bóng điện 110V – 35W
2. Hoạt động dẫn dắt vào bài: ( 1 phút )
GV: Cầu chì là thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà. Để giúp chó các em hiểu tốt về nguyên lá làm việc của cầu chì và cách vận hành. Thầy trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài Thực hành cầu chì.
HS: Chú ý lắng nghe.
3. Hoạt động hình thành kiến thức: ( 27 phút )
Nội dung
Hoạt động của Thầy và Trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành ( 5 phút )
Mục tiêu: Biết được cách thực hành
HS: Các nhóm tự kiểm tra lẫn nhau.
1. So sánh dây chì và dây đồng
Dây chì nóng chảy ở nhiệt độ 3270 C
Dây đồng nóng chảy ở nhiệt độ 9000 - 10830C
2. Thực hành trường hợp mạch điện làm việc bình thường
Trong trường hợp mạch điện làm việc bình thường cầu chì đóng vai trò như một đoạn đây điện
3.Thực hành bảo vệ ngắn mạch của cầu chì.
Dòng điện đi qua bóng đèn đèn sáng
- Dòng điện đi qua khóa k. có hiện tượng ngắn mạch
- Khi đóng khóa K nổ cầu chì, dây chì sẽ bị chảy và bị đứt làm ngắt mạch điện
GV: Phân công hai bàn làm một nhóm
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-Nhắc lại qui tắc an toàn khi thực hành và hướng dẫn nội dung và trình tự thực hành cho các nhóm HS
GV chia dây chì và dây đồng cho các nhóm
Hướng dẫn hs thực hiện các thao tác so sánh dây nào có độ cứng lớn hơn?
Cho hai em làm một nhóm đốt dây chì và dây đồng xem dây nào dễ nóng chảy hơn?
Hãy giải thích vì sao người ta dùng dây chì để bảo vệ ngắn mạch?
GV: Cho HS nối mạch điện như sơ đồ hình 54.1
Đóng công tắc K, quan sát xem bóng đèn có sáng không?
Tắt công tắc K, làm đứt dây chì, sau đó quan sát xem bóng đèn có sáng không?
Em có nhận xét gì về chức năng của đây chì?
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành ( 17 phút )
Mục tiêu: - Lắp được mạch điện như sơ đồ.
- Quan sát hiện tượng xãy ra với cầu chì.
-HS: thực hành lắp mạch điện dưới sự giám sát của GV và ghi vào báo cáo thực hành.
- Nối mạch điện như hình 54.2
Làm thí nghiệm với trường hợp mở công tắc K?
Dòng điện sẽ ntn trong mạch điện? Bóng đèn có sáng không?
Làm thí nghiệm với trường hợp đóng công tắc K?
Dòng điện sẽ ntn trong mạch điệncó đi qua bóng đèn không?
Hiện tượng này gọi là hiện tượng gì của mạch điện?
- Làm thí nghiệm khi đóng công tắc K hiện tượng gì sẽ sảy ra? Thay dây chì mới làm lại thí nghiệm lần nữa
Hoạt động 3: Tổng kết ( 11 phút )
Mục tiêu: Biết nhận xét về tinh thần làm việc
Hs: Lắng nghe GV nhận xét tinh thần, thái độ thực hành.
-Nộp báo cáo thực hành cho Gv.
GV: Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ và đánh giá kết quả bài thực hành.
GV hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả thực hành của mình dựa theo mục tiêu bài học.
Thu báo cáo thực hành
3. Hoạt động luyện tập ( Củng cố kiến thức ) ( 2 phút )
GV: Gọi 1-2 học sinh nhắc lại nguyên lí làm việc cầu chì.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét chung.
4. Hoạt động vận dụng (nếu có)
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (nếu có)
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuan 30 phát.doc