I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Kể tên một số dụng cụ ,máy móc ,đồ dùng được làm bằng nhôm .
- Quan sát và phát hiện một vài tính chất chất của nhôm .
- Nêu nguồn gốc và tính chất của nhôm.
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Thông tin và hình trang 52,53 SGK
- Một số thìa nhôm
- Sưu tầm tranh ảnh một số đồ dùng được làm từ nhôm.
- Phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
A.Kiểm tra bài cũ
- Hs nêu tính chất của đồng .Cách bảo quản đồ dùng được làm bằng nhôm .
- Nhận xét
25 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 5 - Tuần 13, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úp học sinh:
- Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân
- Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu 2 số thập phân trong thực hành tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- 2 HS lên bảng làm bài tập của tiết trước.
- Lớp theo dõi NX.
- GV NX đánh giá từng HS.
3. Bài mới : 30’
a. Giới thiêu bài:
- GV nêu mục tiêu bài học, HS lắng nghe, xác định nv.
b. Hướng dẫn luyện tập:
- Yêu cầu cả lớp hoàn thành trước bài 1, bài 2, bài 3b, bài 4.
Bài 1:
- HS đọc đề và tự làm bài: 1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- HS n/x bài làm của bạn trên bảng: cách đặt tính và kết quả tính.
- YC HS nêu rõ cách tính của mình:
- HS NX cách tính và kết quả tính.
- GV NX và đánh giá HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài toán1 HS đọc đề bài.
? Em hãy nêu dạng của các biểu thức trong bài?
+ Bt có dạng 1 tổng nhân với 1 số.
+ Bt có dạng 1 hiệu nhân với 1 số.
? Với mỗi biểu thức đó em có các cách tính ntn?
- HS tự làm các bài tập theo 2 cách vào vở, 3 HS lên bảng làm.
- Gọi HS NX chữa bài trên bảng, tự KT bài của mình.
- GV NX đánh giá từng học sinh
Bài 3(b)
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS cả lớp tự làm miệng rồi nêu kết quả, giải thích vì sao?
Bài 4 :
- 1HS đọc đề bài.
? Bài toán cho biết gì? tìm gì?
? Bài toán thuộc dạng toán nào?
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- HS NX bài của bạn và tự kt bài mình
- GV chữa bài và đánh giá HS.
*Bài 3 (các ý còn lại- dành cho HS làm nhanh)
- HS tự làm vào vở.
- GV nhận xét, đánh giá 1 số bài.
4. Củng cố : 3’
? Bài học hôm nay giúp các em củng cố về những kiến thức nào?
- NX đánh giá tiết học.
- Nhắc chuẩn bị bài sau: Chia 1 số thập phân cho 1 số tự nhiên.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
CHÍNH TẢ
NHỚ - VIẾT: HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG.
I. MỤC TIÊU
- Nhớ - viết đúng chính tả, trình bày đúng, đẹp 2 khổ thơ cuối của bài thơ theo thể thơ lục bát. Bài viết không sai quá 5 lỗi.
- Làm được BT (2) a. hoặc BT (3) a.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các thẻ chữ ghi: sâm- xâm; sương- xương; sưa- xưa; siêu- xiêu.
- Bài tập 3a viết sẵn trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- 3 HS lên bảng tìm 3 cặp từ có tiếng chứa âm đầu s/x..
- HS dưới lớp theo dõi NX.
- GV NX đánh giá.
3. Bài mới : 30’
a. Giới thiêu bài:
- GV nêu mục tiêu bài học, HS lắng nghe .
b. Hướng dẫn viết chính tả:
Tìm hiểu về nội dung đoạn thơ.
- HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ: 2 HS .
- 2 HS lần lượt trả lời câu hỏi.
? 2 dòng thơ cuối, tác giả muốn nói điều gì về công việc của bầy ong?
( Rất lớn lao, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, mang lại cho đời những giọt mật tinh tuý).
? Bài thơ ca ngợi phẩm chất đáng quý gì của bầy ong?
(Bầy ong cần cù làm việc, tìm hoa gây mậ).
Hướng dẫn viết từ khó:
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết : rong ruổi, rù rì, nối liền, đất trời.....
- HS luyện viết các từ đó.
Viết chính tả:
- GV lưu ý HS cách viết thể thơ 6-8 .
- HS nhớ viết bài vào vở
- HS đổi vở soát lỗi.
- GV chấm 1 số bài.
Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a: Tổ chức cho HS làm bài dưới dạng trò chơi: “Thi tiếp sức” HS tìm từ theo nhóm:
- Nhóm 1: sâm / xâm
- Nhóm 2: sương /xương
- Nhóm 3: sưa /xưa.
- Nhóm 4: siêu /xiêu
- Các nhóm làm bài trong thời gian: 3/
- Nhận xét, bình chọn nhóm thắng.
Bài 3a: Gọi HS đọc YC của bài tập.
- YC HS tự làm bài. 1 HS lên bảng lớp làm, cả lớp làm vào vở.
- Goi HS NX chữa bài trên bảng. GV NX kết luận lời giải đúng.
+ Đàn bò vàng trên đồng cỏ xanh xanh.
+ Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại.
- Gọi HS đọc lại câu thơ.
4. Củng cố - Dặn dò : 3’
- NX đánh giá tiết học .
- Dặn dò về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau: Chuỗi ngọc lam.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
KHOA HỌC
NHÔM
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Kể tên một số dụng cụ ,máy móc ,đồ dùng được làm bằng nhôm .
- Quan sát và phát hiện một vài tính chất chất của nhôm .
- Nêu nguồn gốc và tính chất của nhôm.
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Thông tin và hình trang 52,53 SGK
- Một số thìa nhôm
- Sưu tầm tranh ảnh một số đồ dùng được làm từ nhôm.
- Phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
A.Kiểm tra bài cũ
- Hs nêu tính chất của đồng .Cách bảo quản đồ dùng được làm bằng nhôm .
- Nhận xét
B.Bài mới
Giới thiệu bài:Gv giới thiệu yêu cầu bài học , tên bài học.
Hoạt động 1:Làm việc với các thông tin ,tranh ảnh ,đồ vật sưu tầm được
*Mục tiêu :Hs nêu được tên một số dụng cụ ,máy móc ,đồ dùng được làm bằng nhôm.
*Cách tiến hành
- Gv chia nhóm
- Hs làm việc theo nhóm:giới thiệu tranh ảnh mà mình sưu tầm được
- Làm việc cả lớp :Đại diện nhóm trình bày trước lớp
*Kết luận :Nhôm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất như chế tạo soong nồi, phương tiện giao thông như tàu hoả ,ô tô, máy bay ,.
Hoạt động 2:Làm việc vật thật
*Mục tiêu :Hs quan sát và phát hiện một vàiu tính chất của nhôm .
*Cách tiến hành
- Gv chia nhóm đôi
- Hs làm việc theo nhóm:hs quan sát thìa nhôm :mô tả màu sắc , độ sáng ,tính cứng ,tính dẻo thìa nhôm .
- Làm việc cả lớp :Đại diện nhóm trình bày trước lớp
* Kết luận :Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ ,có màu trắng bạc ,có ánh kim, không cứng bằng sắt và nhôm
Hoạt động 3:Làm việc với SGK
*Mục tiêu :Giúp HS nêu được :Nguồn gốc và một số tính chất của nhôm .Cách bảo quản một số đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm .
*Cách tiến hành
- Làm việc cá nhân
- Gv phát phiếu học tập cho từng hs
* Kết luận : Nhôm là kim loại. Khi sử dụng những đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm cần lưu ý không nên đựng những thức ăn có vị chua lâu ,vì nhôm dễ bị a-xít ăn mòn.
Hoạt động 4:củng cố –Nhận xét
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
Thứ ba ngày 04 tháng 12 năm 2018
TẬP ĐỌC
TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN
I. MỤC TIÊU
1. Đọc:
- Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học.
2. Hiểu:
- Nội dung: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
*GDMT: Cung cấp cho HS một số hiểu biết về những nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn; thấy được phong trào trồng rừng ngập mặn đang sôi nổi trên khắp đất nước và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ SGK.
- Bảng phụ. (MS : THCD2003)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- HS đọc thuộc lòng bài Hành trình của bầy ong.
? Nêu nội dung của bài thơ?
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi, lớp nghe theo dõi NX.
- GV NX đánh giá HS.
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu:
- GT bài HS QS tranh.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
Luyện đọc :
- HS đọc cá nhân, lớp đọc thầm tìm cách chia đoạn.
- Đ1: từ đầu đến...sóng lớn.
- Đ2: Tiếp đến....Cồn Mờ( Nam Định)
- Đ3 còn lại .
- HS đọc nối tiếp lần 1 .
- GV sửa cách phát âm, cách đọc .
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn , luyện cách phát âm .
- HS đọc nối tiếp lần 2, hướng dẫn HS giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu, HS lắng nghe.
Tìm hiểu bài:
- HS đọc lần lượt từng đoạn TL CH sau:
- HS đọc thầm đoạn 1
? Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn?
(Nguyên nhân: Do chiến tranh, Qt quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm,...làm mất đi 1 phần rừng ngập mặn; Hậu quả: đê bị xói lở, bị vỡ khi có gió bão, sóng lớn).
- GV giảng từ “quai đê”
? Em hãy nêu ý đoạn 1? 1.Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá.
- 1 HS đọc câu hỏi 2, HS trao đổi theo cặp ( 2/)
- Đại diện nhóm trình bày
?Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?
( Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về tác dụng của rừng ngập mặn.)
- GV ghi bảng từ : thông tin, tuyên truyền.
? Những tỉnh nào có phong trào trồng rừng ngập mặn tốt?
(Minh Hải, Bến Tre ,...Thái Bình,....)
- GV GT các tỉnh này trên bản đồ, HS quan sát bản đồ.
? Nêu ý chính đoạn 2? 2. Công tác khôi phục rừng ngập mặn ở 1số địa phương
- HS đọc thầm đoạn 3.
? Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi?
(Phát huy tác dụng bảo vệ đê biển, tăng thu nhập cho người dân, các loại chim phong phú).
- GV giảng từ “ phong phú”: có nhiều loại, số lượng nhiều.
? Đoạn 3 cho em thấy điều gì?
3. Tác dụng của rừng ngập mặn khi được khôi phục.
? Em hãy nêu nội dung chính của bài?
- HS nối tiếp phát biểu nội dung bài.
- GV ghi nội dung lên bảng .
Luyện đọc diễn cảm.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp,lớp theo dõi tìm cách đọc hay
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3.
- GV treo bảng phụ
- GV đọc mẫu, HS lắng nghe, tìm các từ nhấn giọng .
- YC HS luyện đọc theo cặp.
- Cho HS đọc diễn cảm trước lớp: 3-5 HS.
- GV NX đánh giá.
4. Củng cố - Dặn dò: 3’
? Chúng ta cần trồng rừng để làm gì? cần làm gì để vận động mọi người trồng rừng?
- NX đánh giá tiết học .
- Dặn dò : học bài và chuẩn bị bài sau: Chuỗi ngọc lam .
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
TOÁN
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Biết thực hiện phép chia 1 số thập phân cho 1 số tự nhiên .
- Biết vận dụng trong thực hành tính.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- GV ghi bảng bài tập: 2,1 x 4 5,7 x 6
- 2 HS lên bảng làm.
- Lớp theo dõi NX.
- GV NX đánh giá từng HS.
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu:
- GV giới thiệu bài; Nêu mục tiêu bài học, HS lắng nghe, xác định nv.
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Ví dụ 1 :
- GV nêu VD trong SGK.
? Để biết được mỗi đoạn dây dài bao nhiêu m chúng ta phải làm ntn?
- HS nghe đề bài, nêu phép tính:
8,4 : 4 = ?
? Em có nhận xét gì về SBC và SC của phép tính ?
(Số bị chia là số tp, số chia là số tự nhiên).
? Em hãy suy nghĩ tìm thương của phép chia?
- HS trao đổi tìm cách chia.
( chuyển đơn vị đo viết dưới dạng số tự nhiên rồi TH phép chia: 8,4m = 84 dm; rồi lấy 84 : 4 )
- YC HS tính kết quả của phép tính
? Em có cách tính nào khác?
- Gọi HS nêu, lên bảng đặt tính thực hiện . HS thực hiện cách đặt tính.
? Em tìm điểm giống và khác nhau giữa 2 cách thực hiện?
(Giống nhau: về cách đặt tính và thực hiện tính.
Khác nhau: Sau khi thực hiện chia phần nguyên, thì viết dấu phẩy vào bên phải thương rồi tiếp tục lấy phần thập phân để chia)
? Trong phép chia 8,4: 4 ta đã viết dấu phẩy ở thương 2,1 ntn?
Ví dụ 2: GV nêu: Hãy đặt tính và t/ h phép tính sau: 72,58 : 19
- YC HS thực hiện cách chia vào giấy nháp, 1 HS lên bảng làm
- HS NX bài của bạn và tự kt bài mình.
- GV NX phần TH phép chia.
- YC HS nêu lại cách viết dấu phẩy ở thương.
? Qua 2 VD em hãy nêu cách chia 1 số tp cho 1 số tự nhiên?
- HS TL với bạn trong thời gian 1 phút.
- HS lần lượt nêu .
- Gọi HS đọc quy tắc SGK: 3 HS
c. Luyện tập:
Bài 1: YC HS tự đặt tính và thực hiện phép tính, 1HS lên bảng, (Minh)
- lớp làm vào vở.
- Gọi HS NX bài làm của bạn trên bảng.
- YC HS nêu rõ cách tính của mình.
- GV NX đánh giá.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài .
- YC HS làm nhanhtự làm bài vào vở.
- Có thể gọi 1 số em trình bày.
- Gọi HS NX bài làm của bạn.
*Bài 2: Dành cho HS làm nhanh
? BT yêu cầu gì?
- HS tự làm bài vào vở, 1 em làm trên bảng.
? Em vừa tìm t/ p nào của phép tính? Hãy nêu lại cách tìm?
4. Củng cố - Dặn dò : 3’
? Trong tiết học này em cần ghi nhớ điều gì?
- GV NX đánh giá tiết học.
- Nhắc làm bài tập hướng dẫn luyện thêm và chuẩn bị bài sau: Luyện tập
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
MĨ THUẬT
TẬP NẶN TẠO DÁNG: NẶN DÁNG NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- HS hiểu biết được đặc điểm của một số dáng người đang hoạt động.
- HS biết cách nặn được một số dáng người đơn giản.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tựợng thể hiện về con người.
* HS có năng khiếu: Hình nặn cân đối, giống hình dáng người đang hoạt động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : SGK,SGV
- Chuẩn bị một một số dáng người đang hoạt động.
- HS :SGK, vở ghi, đất nặn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung
Hoạt động 1: Quan sát , nhận xét
GV : yêu cầu Hs quan sát một số dáng người qua các bức tượng
+ GV yêu cầu nêu các bộ phận cơ thể con người( đầu, thân, chân, tay.)
+ Gợi ý h\s cách nêu hình dạng của từng bộ phận
+ Nêu một số dáng hoạt động của con người
Hoạt động 2: Cách nặn
GV giới thiệu dáng người hướng dẫn hs cách nặn như sau:
+ Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách nặn theo các bước:
+ Nặn các bộ phận chính trước, nặn các chi tiết sau
Hoat động 3: Thực hành
+ Hs có thể vẽ một số dáng người trên giấy nháp để chọ dáng:
Dáng người cõng hoặc bế em
Dáng người ngồi đọc sách
Dáng người chạy nhảy đá cầu
+Năn theo nhóm
GV yêu cầu hs tìm dáng người và cách nặn khác nhau để cho bàI phong phú và đa dạng
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bàI và có bài đẹp
Nhắc hs sưu tầm ảnh về trang trí đường diềm.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
Thứ năm ngày 06 tháng 12 năm 2018
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Biết chia 1số thập phân cho 1số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
2 HS làm bài tập của tiết trước.
- GV NX đánh giá từng HS.
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn luyện tập:
- GV nêu yêu cầu: Cả lớp làm BT1, BT3 vào vở; BT2, BT4 dành cho HS làm nhanh
Bài 1:
- HS đọc đề và tự làm bài: 1HS lên bảng làm. (Minh)
- Lớp làm vào vở.
- Gọi HS NX bài làm của bạn trên bảng: cách đặt tính và kết quả tính.
- HS đổi vở kiểm tra.
- GV NX đánh giá HS.
Bài 3:
? BT yêu cầu gì?
- 1 HS đọc to phần chú ý trong SGK.
- GV giảng cách thực hiện phép chia khi có dư mà muốn chia tiếp.
- Cho 2 HS thực hiện phép chia trên bảng, lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét, chữa.
*Bài 2: Dành cho HS làm nhanh
- HS tự đọc bài và làm bài vào vở, 1 HS lên bảng thực hiện phép chia 22,44 : 18
? Nêu rõ các thành phần trong phép tính trên?
+) Số bị chia là: 22,44
+) Số chia là : 18
+) Số dư là : 0,12
+) Thương là: 1,24
- Gọi HS NX chữa bài trên bảng, tự KT bài của mình.
- GV NX từng học sinh
*Bài 4: Dành cho HS làm nhanh
- HS tự đọc bài và làm bài vào vở.
- 1 số em trình bày.
- GV chữa bài và đánh giá HS.
4. Củng cố- Dặn dò: 4’
? Nêu cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên?
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về học bài và chuẩn bị bài sau: Chia 1 số thập phân cho 10, 100, 1000,..
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
KHOA HỌC
ĐÁ VÔI
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi.
- Quan sát, nhận biết đá vôi.
- Thông qua bài học, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Mẫu đá vôi, đá cuội, tranh ảnh.
- Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
? Nêu nguồn gốc, tính chất của nhôm ?
- 3 HS lần lượt nêu , lớp nghe NX
- GV NX đánh giá HS .
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu;
b. Tổ chức các hoạt động
HĐ 1: Một số vùng núi đá vôi của nước ta.
- HS QS hình minh hoạ SGK, đọc tên các vùng núi đávôi.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc.
? Em còn biết ở vùng nào nước ta có nhiều đá vôi và núi đá vôi?
- HS nối tiếp nhau trả lời:
+ Động Hương Tích- Hà Tây
+ Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh
+ Hang động Phong Nha- Kẻ bàng
+ Núi Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng
+ Ninh Bình
- GV KL: Ở nước ta có nhiều vùng núi đá vôi những hang động, di tích lịch sử.
HĐ2: Tính chất của đá vôi.
- Tổ chức cho HS TL nhóm 5, cùng làm thí nghiệm sau:
TN1: Giao cho mỗi nhóm 1 hòn đá cuội và 1 hòn đá vôi, cọ sát 2 hòn đá vào nhau, QS chỗ cọ xát và nhận xét.
- Gọi 1 nhóm mô tả hiện tượng và kết quả TN, các nhóm khác bổ sung.
+ Chỗ cọ sát ở hòn đá vôi bị mài mòn, ở hòn đá cuội có màu trắng, đó là vụn của đá vôi.
+ Đá vôi mềm hơn đá cuội.
TN2: Nhỏ dấm vào hòn đá vôi và hòn đá cuội. QS và mô tả hiện tượng xảy ra.
+ Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khói bay lên, hòn đá cuội không có phản ứng gì, giấm bị chảy đi.
? Qua 2TN trên, em thấy đá vôi có tính chất gì?
(không cứng lắm, dễ bị mòn, khi nhỏ dấm vào thì sủi bọt).
GVKL: Đá vôi không cứng có thể vỡ vụn. Đá vôi tác dụng với a xít tạo thành chất khác và khí các bô níc.
? Đá vôi được dùng để làm gì?
( Nung vôi , lát đường, xây nhà, sản xuất xi măng, làm phấn viết, tạc tượng)
? Khi khai thác cần khai thác ntn?
- GV liên hệ ý thức BVMT.
4. Củng cố - Dặn dò: 3’ .
? Qua bài học em cần ghi nhớ điều gì?
- NX đánh giá tiết học
- Nhắc chuẩn bị bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Hiểu được “khu bảo tồn đa dạng sinh học” qua đoạn văn gợi ý ở BT1;
- Xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2
- Viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu của BT3.
- Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các thẻ chữ , giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
Làm bài tập 3 của tiết trước: 2 HS lên bảng làm , lớp NX
- GV NX đánh giá HS .
3. Bài mới : 30’
a. Giới thiệu:
b.Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và chú thích bài tập, lớp đọc thầm
- HS TL nhóm đôi để hoàn thành bài tập theo hướng dẫn:
+ Đọc kĩ đoạn văn.
+ NX về các loài động vật, thực vật.
+ Tìm hiểu nghĩa của cụm từ “khu bảo tồn đa dạng sinh học”.
( Là nơi lưu giữ được nhiều động vật và thực vật) .
-1HS trình bày, lớp nghe bổ sung. GV ghi lên bảng
Bài 2: Gọi HS đọc YC của bài tập .
- HS thảo luận nhóm
- Tổ chức cho HS xếp từ theo hình thức trò chơi các nhóm xếp từ vào đúng cột trên bảng.
- Đại diện các nhóm tham gia chơi
- NX cuộc chơi , tuyên dương đội thắng cuộc
- NX kết luận lời giải đúng .
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài tập .
? Em viết về đề tài nào?
HS nối tiếp nêu:
+ Em viết về đề tài trồng cây.
+ Em viết về đề tài đánh cá bằng điện .
+ Em viết về đề tài xả rác bừa bãi.
- YC HS tự làm bài vào vở BTTV, 1 em làm bảng nhóm.
- HS làm bảng nhóm treo bảng lên bảng và trình bày, lớp và GV NX chữa bài.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình- HS NX chữa bài
- GV n/x từng HS
4. Củng cố- Dặn dò: 4’
? Em cần làm gì để môi trường xung quanh luôn trong sạch?
- GV nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn dò chuẩn bị bài sau: Luyện tập về quan hệ từ .
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả ngoại hình)
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Nêu được những chi tiết tả ngoại hình nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn (BT1).
- Biết lập dàn ý cho bài văn tả 1 người thường gặp (BT2) .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ (MS: THCD2003)ghi tóm tắt các chi tiết miêu tả ngoại hình của người bà trong bài “ Bà tôi”, của n/v Thắng trong bài “Chú bé vùng biển”.
- Bảng phụ ghi dàn ý khái quát của 1 bài văn tả người.
- Bảng nhóm .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
? Nêu cấu tạo của bài văn tả người?
- 2 HS nêu , lớp nghe NX.
- GV n/x đánh giá HS.
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc YC và nội dung của bài :2HS đọc nối tiếp nhau đọc trước lớp.
- T/C HS TL nhóm: nửa lớp làm phần a, nửa lớp làm phần b vào bảng nhóm.
- 2 nhóm treo bảng & đọc bài.
- Các nhóm khác NX bổ sung.
- Gọi HS đọc lại bài đã hoàn chỉnh.
Bà tôi:
Đ1: Tả mái tóc của người bà...
- C1: Mở đoạn; GT bà ngồi cạch cháu...
- C2: Tả khái quát mái tóc đen ,dày dài kỳ lạ.
- C3: Tả độ dày của mái tóc qua cách bà chải đầu và từng động tác....
+Các chi tiết đó quan hệ chặt chẽ với nhau chi tiết sau làm rõ chi tiết trước.
Đ2: Tả giọng nói, đôi mắtcủa bà.
+Giọng nói: trầm bổng ngân nga,
+ Đôi mắt: đen sẫm, long lanh.......
+ Không chỉ khắc hoạ rõ nét về bà mà còn nói lên tính cách của bà; dịu dàng, dịu hiền, tâm hồn tươi trẻ,yêu đời, lạc quan..
? Khi tả ngoại hình của n/v cần lưu ý điều gì?
( chọn lọc chi tiết tiêu biểu để chúng bổ sung cho nhau, khắc hoạ được tính cáchcủa nhân vật).
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC của bài tập .
- Gọi HS nêu cấu tạo dàn ý của bài văn tả người, GV treo bảng phụ.
- HS tự lập dàn ý vào vở, 1HS viết giấy khổ to.
- Gọi HS dán phiếu lên bảng.
- GVvà HS nhận xét, sửa chữa .
Dàn ý.
1) Mở bài: Hằng ngày đến lớp em luôn thấy cô ....
2) Thân bài: Cô rất trẻ, năm nay khoảng.......
- Dáng cô thon thả, mảnh mai, trông cô rất hiền...
- Mái tóc mượt,...tô thêm phần mềm mại, duyên dáng....
- Khuôn mặt trái xoan......
- Đôi mắt to, đen láy, luôn mỉm cười..
- Cô rất vui vẻ nhưng rất nghiêm khắc.
- Giọng nói truyền cảm, lôi cuốn..., cô kể chuyện hay,..luôn quan tâm ...
3) Kết bài:
4. Củng cố- Dặn dò: 4’
? Qua bài học em ghi nhớ điều gì?
- GV NX tiết học
- Nhắc về hoàn thành dàn ý, chuẩn bị bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
KĨ THUẬT
CẮT , KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN (tt)
I. MỤC TIÊU
- Ôn lại kiến thức về cắt khâu, thêu hoặc nấu ăn (HS tự chọn).
- Vận dụng kiến thức. kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích.
- Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
- Phát triển năng lực: Tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân, làm việc trong nhóm, lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Tranh ảnh các bài đã học.
- HS : Một số sản phẩm khâu, thêu đã học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động Khởi động:
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi Trò chơi “ Bắn tên”.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hoạt động Thực hành:
- HS tiếp tục thực hành và làm sản phẩm tự chọn.
- GV theo dõi tiếp các nhóm và gơi ý các nhóm đánh giá chéo sản phẩm với nhau.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm.
Lưu ý:
Quan sát, theo dõi và giúp đỡ các đối tượng M1 để hoàn thành sản phẩm
3. Hoạt động Vận dụng:
- Trưng bày và đánh giá sản phẩm.
- Cho học sinh đánh giá sản phẩm.
- Giáo viên kết luận chung. Tuyên dương nhóm và cá nhân làm tốt, có sáng tạo.
- Giáo dục học sinh biết cách sử dụng tiết kiệm năng lượng.
4. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo:
- Nhắc lại nội dung tiết học.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau: “ Tiếp tục thực hành cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn”
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
Thứ sáu ngày 07 tháng 12 năm 2018
TOÁN
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000,...
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Biết chia 1 số thập phân cho 10, 100, 1000,...và vận dụng để giải bài toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng chia nhẩm một số thập phân cho 10, 100, 1000,....
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- 2 HS lên bảng làm bài tập thêm của tiết trước.
- HS dưới lớp Theo dõi NX.
- GV NX đánh giá từng HS
3. Bài mới : 30’
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn thực hiện phép chia 1 số TP cho 10, 100, 1000, ...
Ví dụ 1:
- GV nêu VD: 213,8 : 10= ?
- YC HS đặt tính và thực hiện tính, 1HS lên bảng thực hiện , HS cả lớp làm vào nháp.
- GV NX phần đặt và tính của HS.
? Nêu rõ số bị chia, số chia, thương trong phép chia?
? Em có NX gì về số bị chia213,8 và thương 21,38?
( có các chữ số giống nhau nhưng ở thương dấu phẩy đã bị chuyển về bên trái 1 chữ số.)
? Làm thế nào để tính ngay được thương : 213,8 : 10 mà không cần thực hiện phép tính?
( Ta chuyển dấu phẩy của số : 213,8 sang bên trái 1 chữ số thì ta được : 21,38)
Ví dụ 2 :
- GV nêu VD : 89,13 : 100.
- HS TH các bước tương tự như VD 1.
? Qua 2 VD em hãy nêu cách chia nhẩm 1 số thập phân cho 10, 100, 1000,...
- HS lần lượt trả lời các CH:
? Chia 1 số thập phân với 10 ta làm thế nào ?
? Chia 1 số thập phân với 100 ta làm thế nào ?
? Em hãy nêu quy tắc chia 1 số thập phân cho 10,100,1000,...
- HS lần lượt đọc quy tắc SGK và hoc thuộc.
- YC HS nêu và học thuộc
c. Luyện tập:
- Yêu cầu cả lớp hoàn thành trước bì 1, bài 2a,b, và bài 3.
Bài 1:
- HS đọc YC bài tập .
- HS làm miệng, lần lượt nêu các kết quả và cách tính.
- GV n/x đánh giá HS .
Bài 2: (a, b)
- Gọi HS đọc đề bài và tự làm bài ý a, b. ý c, d HS làm nhanh làm ngay tại lớp; HS khác làm vào buổi chiều
- 2 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm vào vở.
a) 12,9 :10 = 12,9 x 0,1
1,29 = 1,29
- GV gọi HS n/x bài làm của bạn trên bảng .
- GV YC HS giải thích cách làm của mình.
? Em có n/x gì về cách làm khi chia 1 số thập phân cho 10 và nhân 1 số thập phân với 0,1? Chia 1số TP cho 100 và nhân 1 số TP với 0,01?
(Ta đều dịch chuyển dấu phẩy của số TP đó sang bên trái 1, 2,...chữ số).
- GV NX đánh giá HS.
Bài 3:
- 1 HS đọc bài.
? Bài toán cho gì? Hỏi gì?
? Muốn tìm số gạo còn lại phải làm thế nào?
- 1 HS làm trên bảng, lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chữa.
*Bài 2 (Các ý còn lại)
- HS làm nhanh tự làm vào vở.
4. Củng cố- Dặn dò : 4’
- HS nhắc lại quy tắc.
- GV NX đánh giá tiết học
- Dặn chuẩn bị bài sau: Chia 1 số TN cho 1 số TN mà thương tìm đượ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 13 Lop 5_12492859.docx