Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 5 - Tuần 14

I. MỤC TIÊU:

* Kiến thức: - Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. Học sinh cả lớp làm bài 1a, 2.

* Kỹ năng: Rèn KN làm tính nhanh, đúng, chính xác.

*Thái độ: HS yêu thích học toán

* GDKNS: KN nhận thức, KN tư duy, KN tự xác định giá trị.

- Phát triển năng lực: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề và giao tiếp toán học

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:1 bảng phụ. SGK, VBT.

2. Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà.

 

docx38 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 5 - Tuần 14, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÁN TIẾT 67: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. Học sinh làm bài 1, 3, 4. * Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm tính nhanh, đúng, chính xác. * Thái độ: HS yêu thích học toán. - Phát triển năng lực: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề và giao tiếp toán học II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: SGK, VBT, bảng phụ. 2. Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm,phương pháp hợp tác, IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Cán sự điều khiển cho các bạn chơi trò chơi: "Nối nhanh, nối đúng" - Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 4 bạn, các bạn còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi. 25 : 50 0,75 125 : 40 0,25 75 : 100 0,5 30 : 120 3,125 - Giáo viên nhận xét, tuyên dương - Gọi 1 học sinh nêu quy tắc chia số tự nhiên cho số tự nhiên và thương tìm được là số thập phân. - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Thực hành: * Mục tiêu: Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. Học sinh làm bài 1, 3, 4. * Tiến hành: Bài tập 1: Hoạt động nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển cho các bạn đọc bài, nêu yêu cầu và chia sẻ cách làm bài trong nhóm - Đại diện một số nhóm cử bạn lên làm bài trước lớp. - HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Dự kiến: Hiếu, Khải, Quỳnh Anh, Nam Anh làm bài xong trước và đến các nhóm lắng nghe, nhận xét các nhóm. - Lưu ý hoạt động làm bài của em Phương Tú, Phương Nam, Yến. a) 5,9 : 2 + 13,6 = 2,95 + 13,6 = 16,01 b) 35,04 : 4 - 6,87 = 8,67 - 6,87 = 1,89 c) 167 : 25 : 4 = 6,68 : 4 = 1,67 d) 8,76 4 : 8 = 35,04 : 8 = 4,38 Bài tập 3: Hoạt động nhóm bàn - Lưu ý hoạt động làm bài của em Yến, Minh Tú, Việt - Dự kiến: HS nhóm nào làm xong trước thì đi giúp đỡ các bạn chậm hơn. *Củng cố cách tính diện tích hình vuông và hình chữ nhật. GV chốt đáp án: Bài giải Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là: 24 = 9,6 (m) Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là: (24 + 9,6) 2 = 67,2 (m) Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là: 24 9,6 = 230,4 (m2) Đáp số: 67,2m 230,4m2 Bài tập 4: Dự kiến khuyến khích sự nỗ lực học tập của các em yêu thích môn Toán làm bổ sung ( Nếu thừa thời gian) Bài giải Trong 1 giờ xe máy đi được: 93 : 3 = 31(km) Trong 1 giờ ô tô đi được: 103 : 2 = 51,5(km) Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là: 51,5 - 31 = 20,5(km) Đáp số: 20,5km 3. Hoạt động Vận dụng : Bài tập PTNL học sinh: Bài 2: - Cho 2 HS lên tính, 1 em tính 8,3 x 0,4 và một em tính 8,3 x 10 : 25 - Cho HS nhận xét hai kết quả tìm được. - GV giải thích vì 10 : 25 = 0,4 và nêu tác dụng chuyển phép nhân thành phép chia(do 8,3 x 10 khi tính nhẩm có kết quả là 83) - Tương tự với các câu còn lại. - 2 HS lên bảng làm: 8,3 x 0,4= 3,32 8,3 x 10 : 25= 3,32 - HS nhận xét: 8,3 x 0,4= 8,3 x 10 : 25 4. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo: - Yêu cầu HS nêu một vài ví dụ về STP? - Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau. ĐIỀU CHỈNH ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- Buổi chiều: TIN HỌC ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------- TIN HỌC ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------- TIẾNG ANH ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------- TIẾNG ANH ( GV chuyên dạy ) --------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 6 tháng 12 năm 2018 Buổi sáng: LỊCH SỬ THU - ĐÔNG 1947, VIỆT BẮC "MỒ CHÔN GIẶC PHÁP" I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Trình bày sơ lược diễn biến của chiến dịch Việt –Bắc thu đông 1947 trên lược đồ, nắm được ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch( phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đàu não kháng chiến, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến). + Âm mưu của Pháp đánh lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng bộ đội chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh. + Quân Pháp chia làm ba mũi( nhảy dù, đường bộ và đường thuỷ) tiến công lên Việt Bắc. + Quân ta phục kích chặn đánh địch với các trận tiêu biểu: Đèo Bông Lau, Đoan Hùng, + Sau hơn một thánh bị sa lầy, địch rút lui, trên đường rút chạy quân địch còn bị ta chặn đánh dữ dội. + Ý nghĩa: Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ, thuyết trình, kể chuyện. 3. Thái độ: Tự hào dân tộc, yêu quê hương, biết ơn anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập dân tộc. - Phát triển năng lực:Mạnh dạn khi giao tiếp, trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi; năng lực hợp tác, chia sẻ trong nhóm. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên : Lược đồ, SGK. 2. Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Lớp phó văn nghệ cho các bạn hát bài: Hoa lá mùa xuân - Cho HS thi đua trả lời câu hỏi: + Em hãy nêu dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp? + Thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội? - GV nhận xét, tuyên dương và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: * Mục tiêu: Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 trên lược đồ, nắm được ý nghĩa thắng lợi ( phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến). * Tiến hành: Hoạt động 1: Làm việc nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn hoạt động theo nhóm để chia sẻ các thông tin đã tìm hiểu: + Sau khi đánh chiếm được Hà Nội và các thành phố lớn thực dân Pháp có âm mưu gì? => Pháp âm mưu mở cuộc tấn công với qui mô lớn lên căn cứ Việt Bắc + Vì sao chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu đó? => Đây là nơi tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta. + Trước âm mưu của thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương gì? => Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Hoạt động 2: Thảo luận nhóm Nội dung thảo luận: + Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường? Nêu cụ thể từng đường? + Quân ta đã tiến công, chặn đánh quân địch như thế nào? => - 3 đường: Binh đoàn quân nhảy dù; Bộ binh; Thủy binh + Ta đánh địch ở cả 3 đường tấn công. + Tại thị xã Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn khi địch vừa nhảy dù xuống đã rơi vào trận địa phục kích. + Trên đường số 4 ta chặn đánh địch ở đèo Bông Lau và giành thắng lợi lớn. + Trên đường thủy ta chặn đánh ở Đoan Hùng, tàu chiến và ca nô Pháp bị đốt cháy ở sông Lô. - GV chốt kiến thức. 3. Hoạt động Thực hành: Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp + Thắng lợi của chiến dịch đã tác động thế nào đến âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh, kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp? + Sau chiến dịch, cơ quan đầu não kháng chiến của ta ở Việt Bắc như thế nào? + Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi chứng tỏ điều gì về sức mạnh và truyền thống của nhân dân ta? => Phá tan âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. 4. Hoạt động Vận dụng: - Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông năm 1947. - Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. 5. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo: ĐIỀU CHỈNH ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------------------- TẬP LÀM VĂN LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản(ND ghi nhớ ) - Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản (BT1, mục III ), biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1(BT2) . 2. Kĩ năng: Hiểu trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản 3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ khi làm biên bản. * GDKNS: Ra quyết định/ giải quyết vấn đề . Tư duy phê phán. - Phát triển năng lực:Mạnh dạn khi giao tiếp, trình bày rõ ràng, ngắn gọn Năng lực hợp tác, năng lực quan sát, chia sẻ trong nhóm.NL tự giải quyết vđ II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: bảng phụ, VBT 2. Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - PP quan sát, PP đàm thoại, PP thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Lớp trưởng điều khiển lớp hát bài: “Đố vui” - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: * Mục tiêu: Hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản * Tiến hành Bài 1:HĐ cá nhân 2-3 học sinh đọc to biên bản đại hội chi đội. Cả lớp theo dõi sách giáo khoa. Bài 2: Thảo luận nhóm 2 Học sinh đọc lướt lại biên bản đại hội chi đội sau đó thảo luận nhóm đôi để TLCHsau: + Chi đội lớp 5A ghi biên bản để làm gì? => Ghi biên bản cuộc họp để nhớ việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người, những điều thống nhất... nhằm thực hiện đúng nhiều đã thống nhất, xem xét lại khi cần thiết... + Cách mở đầu và kết thúc biên bản có điểm gì giống và khác cách mở đầu của đơn? => Cách mở đầu: Giống: có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản. Khác: biên bản không có tên nơi nhận , thời gian, địa điểm làm biên bản ghi ở phần nội dung . + Cách kết thúc: - Giống: có tên, chữ kí của người có trách nhiệm. - Khác: biên bản cuộc họp có 2 chữ kí của chủ tịch và thư kí, không có lời cảm ơn. + Nêu tóm tắt những điều cần ghi vào biên bản. => Những điều cần ghi biên bản : thời gian, địa điểm họp, thành phần tham gia dự, chủ toạ, thư kí, nội dung cuộc họp, diễn biến, tóm tắt các ý kiến kết luận của cuộc họp, chữ kí của chủ tịch và thư kí. + Biên bản là gì? Nội dung biên bản thường gồm có những phần nào? - GV rút ra ghi nhớ 3. Hoạt động Thực hành: * Mục tiêu: Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản ;biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1 (BT2). * Tiến hành Bài 1: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu. - Nhóm trưởng điêu khiển: - Học sinh thảo luận nhóm và trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV đến kiểm tra kèm những HS lúng túng. Gọi HS chia sẻ. - Gv nhận xét và chốt lại ý đúng Lưu ý – nhóm Nhật, Phương Tú, Yến, Trâm... Bài 2: HĐ cá nhân Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài . - GV cho học sinh trao đổi thảo luận theo nhóm đôi sau đó báo cáo kết quả Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài . - Gọi học sinh đặt tên cho biên bản ở bài tập 1. Gọi HS chia sẻ. - GV nhận xét, chốt kiến thức. Biên bản đậi hội chi đội, biên bản bàn giao tài sản, biên bản xử lí vi phạm giao thông, biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép. *Lưu ý: HS mức 3, 4 trả lời câu hỏi tốt. 4. Hoạt động Vận dụng: * Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế - YCHS vè nhà làm biên bản họp lớp của lớp em - Dặn HS chuẩn bị bài sau. 5. Hoạt động Vận dụng - Sáng tạo: ĐIỀU CHỈNH ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------------------- TOÁN TIẾT 68: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết : - Chia một số tự nhiên cho một số thập phân. - Vận dụng để giải các bài toán có lời văn . 2. Kĩ năng: Rèn học sinh chia nhanh, chính xác. Vận dụng giải bài toán có lời văn. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. - HS làm được bài 1, bài 3. - Phát triển năng lực:Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề và giao tiếp toán học II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên:1 bảng phụ. SGK, VBT. 2. Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm,phương pháp hợp tác, IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi trò chơi TC: Chuyền hoa - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: a. Hướng dẫn thực hiện chia một số tự nhiên cho một số thập phân * Mục tiêu: HS thực hiên chia đươc chia một số tự nhiên cho một số thập phân * Tiến hành : Tìm hiểu bài: GV ghi các phép tính và hs thực hiện - 25 : 4 và (25 x 5) : (4 x 5); - 4,2 : 7 và (4,2 x 10) : (7 x 10) - 37,8 : 9 và (37,8 x 100) : (9 x 100) HS thảo luận và chia sẻ - Gv nhận xét chung và rút ra ghi nhớ - Gv ghi ví dụ 1 lên bảng - Gv hỏi để hs rút ra được phép chia 57: 9,5=? - Để tính chiều rộng của mảnh vườn hình chữ nhật chúng ta phải làm như thế nào? - Chúng ta phải lấy diện tích của mảnh vườn chia cho chiều dài. - HS nêu phép tính 57 : 9,5 = ? m Đi tìm kết quả - GV áp dụng tính chất vừa tìm hiểu về phép chia để tìm kết quả của 57 : 9,5. - HS thực hiện nhân số bị chia và số chia của 57 : 9,5 với 10 rồi tính : (57 10) : (9,5 10) = 570 : 95 = 6. - HS nêu : 57 : 9,5 = 6 - Vậy 57 : 9,5 = ? m - GV nêu và hướng dẫn HS: Thông thường để thực hiện phép chia 57 : 95 ta thực hiện như sau: 570 9,5 0 6 (m) Lưu ý: em Nhật, Phương Tú, Yến...cần cho nhắc lại quy tắc 3. Hoạt động Thực hành: * Mục tiêu: Chia một số tự nhiên cho một số thập phân. Vận dụng giải các bài toán có lời văn. Học sinh làm bài 1,3. * Cách tiến hành: Bài tập 1: Hoạt động cá nhân. - Cho HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài vào vở - GV quan sát, hỗ trợ các em thuộc mức 1, 2. - Mời HS trình bày kết quả trước lớp - Nhận xét, bổ sung, chốt kết quả đúng. - Lưu ý : Cần giúp đỡ em Phương Nam, Yến, Trâm GV chốt đáp án Kết quả : 2; 97,5 ; 2 ; 0,16 Bài tập 3: Hoạt động nhóm bàn - Lưu ý hoạt động làm bài của em Minh Tú, Phương Nam, Trâm - Dự kiến: HS nhóm nào làm xong trước thì đi giúp đỡ các bạn chậm hơn. GV chốt đáp án: 1m thanh sắt đó cân nặng là : 16 : 0,8 = 20 (kg) Thanh sắt cùng loại dài 0,18m cân nặng là : 20 x 0,18 = 3,6 (kg) - Dự kiến: BT1 b và BT 3 cho HS mức 3, 4 làm vở nháp. GV chấm nhận xét, khuyến khích những em yêu thích học môn toán. 4. Hoạt động Vận dụng: Bài tập PTNL học sinh: Bài 2: - Cho HS tự làm bài vào vở. - Gv quan sát, uốn nắn. a) 3,2 : 0,1= 32 b) 168 : 0,1 = 1680 32: 10 = 3,2 168 : 10 = 16,8 c) 934 : 0,01= 93400 934: 100 = 9,34 5. Hoạt động Vận dụng - Sáng tạo: * Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế - Yêu cầu HS làm:Con ngỗng nặng 5kg, con gà nặng 2,5kg. Hỏi con ngỗng nặng gấp mấy lần con gà? - Dặn học sinh chuẩn bị bài sau. ĐIỀU CHỈNH ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- Buổi chiều: KHOA HỌC XI MĂNG I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: - Nhận biết một số tính chất của xi măng. - Nêu được một số cách bảo quản xi măng. * Kỹ năng: Rèn KN quan sát nhận biết xi măng. * Thái độ: GD cho HS yêu thích môn học. - Phát triển năng lực:, Kĩ năng tự nhận thức;Kĩ năng xác định vị trí;Kĩ năng ra quyết định. Kĩ năng giải quyết vấn đề. * GDBVMT: Nêu được xi măng được làm từ đất sét, đá vôi, đất, đá vôi là nguyên liệu có hạn nên khai thác phải hợp lí và biết kết hợp bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tranh minh họa bài. 2. Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp hỏi đáp Phương pháp quan sát Phương pháp thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi trò chơi: Tìm hiểu kí hiệu - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: * Mục tiêu: Nhận biết một số tính chất của xi măng. - Nêu được một số cách bảo quản xi măng. Hoạt động 1- HĐ nhóm 2:Thực hành xử lí thông tin - Nhóm trưởng điêu khiển: - Học sinh thảo luận nhóm và trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Yêu cầu thảo luận các câu hỏi sau : - Ở địa phương bạn, xi măng được dùng để làm gì? - Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta ? - GV nhận xét, kết luận + Xi măng đợc dùng để trộn vữa xây nhà hoặc để xây nhà. + Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Bút Sơn, Hà Tiên ... - Dự kiến: Nam Anh, Ánh thảo luận xong trước và đến các nhóm lắng nghe, nhận xét các nhóm. - Lưu ý hoạt động của nhóm em Yến, Nhật, Phương Nam 3. Hoạt động Thực hành: Hoạt động 2: HĐ nhóm 4. - Yêu cầu đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi trang 59 SGK về: - Tính chất của xi măng. - Cách bảo quản xi măng. - Tính chất của vữa xi măng. - Các vật liệu tạo thành bê tông. - Cách tạo ra bê tông cốt thép. - Sau đó GV yêu cầu trả lời câu hỏi : - Xi măng được làm từ những vật liệu nào? + Tính chất: màu xám xanh (hoặc nâu đất trắng) không tan khi bị trộn với 1 ít nước trở nên dẻo, khi khô, kết thành tảng, cứng như đá. - Bảo quản: ở nơi khô, thoáng khí vì nếu để nơi ẩm hoặc để nước thêm vào, xi măng sẽ kết thành tảng, .. - Tính chất của vữa xi măng: khi mới trộn, vữa xi măng dẻo; khi khô, vữa xi măng trở nên cứng - Các vật liệu tạo thành bê tông: xi măng, cát, sỏi (hoặc) với nước rồi đổ vào khuôn .. - Kết luận: Xi măng được làm từ đất sét, đá vôi và một số chất khác. Nó có màu xám xanh, được dùng trong xây dựng. * GDBVMT: Xi măng được làm từ đất sét, đá vôi, đất, đá vôi là nguyên liệu có hạn nên khai thác phải hợp lí và biết kết hợp bảo vệ môi trường. - 1 HS đọc mục Bạn cần biết. 4. Hoạt động Vận dụng: - Yêu cầu HS nêu lại công dụng của xi măng. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. 5. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo: ĐIỀU CHỈNH .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- KỂ CHUYỆN PA-XTƠ VÀ EM BÉ I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện. Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. * Kỹ năng: Rèn KN nghe và kể lại được nội dung câu chuyện. * Thái độ: GD cho HS biết khâm phục ý chí và tài năng của Lu-i Pa-xtơ. - Phát triển năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, biết lắng nghe người khác; trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi. KN tự nhận thức về bản thân; KN kiên định II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tranh minh họa truyện. 2. Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Cán sự lớp điều khiển các bạn chơi trò chơi: Ong đốt, kiến cắn, đau bụng. - GV chuyển ý vào bài mới 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: * Mục tiêu: Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: HĐ cả lớp: H/dẫn HS hiểu đề bài. • Giáo viên kể chuyện lần 1. • Viết lên bảng tên riêng từ mượn tiếng nước ngoài: Lu-i Pa-xtơ, Giô-dép, thuốc vắc-xin, • Giáo viên kể chuyện lần 2. - Kể lại từng đoạn của câu chuyện kết hợp chỉ vào tranh. • HS thảo luận các câu hỏi sau + Em nghĩ gì về ông Lu-i Pa-xtơ? + Nếu em là ông Lu-i Pa-xtơ, em có cảm giác như thế nào khi cứu sống em bé? + Nếu em là em bé được ông cứu sống em nghĩ gì về ông? - HS trả lời câu hỏi. 3. Hoạt động Thực hành: * Mục tiêu: Kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện. Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. Hoạt động 2: Kể chuyện theo nhóm - Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Nhắc nhở học sinh trước khi kể: + Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời thầy. + Kể xong cần trao đổi với bạn về nội dung và ý nghĩa câu chuyện. - Lưu ý: HS mức 1. 2 có thể chưa kể được cả câu chuyện chỉ yêu cầu kể 1 đoạn chuyện. * Trao đổi ý nghĩa câu chuyện: - GV hỏi để giúp HS hiểu ý nghĩa truyện: + Vì sao Pa-xtơ phải suy nghĩ day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc xin cho Giô-dép? + Pa-xtơ muốn em bé khỏi bệnh nhưng không dám lấy em làm vật thí nghiệm vì loại vắc xin này chưa thử nghiệm trên cơ thể người. + Câu chuyện muốn nói điều gì? + Ca ngợi tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ. - Nhận xét, khen HS kể tốt, nói đúng ý nghĩa truyện. 4. Hoạt động Vận dụng: - Đại diện 3 tổ lên thi kể chuyện. - HS dưới lớp bình chọn bạn kể hay nhất. - GV nhận xét, tuyên dương HS kể tốt. 5. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo: - Qua câu chuyện ngày hôm nay, em thấy xung quanh mình có tấm gương bác sĩ nào như bác sĩ Pa-xtơ không? - Em học được gì từ nhân vật Pa-xtơ? - HS nối tiếp chia sẻ ý kiến. - GV nhận xét tiết học - Dặn học sinh chuẩn bị bài sau. ĐIỀU CHỈNH ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- THỂ DỤC ÔN TẬP 7 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG – TRÒ CHƠI: " THĂNG BẰNG " I.MỤC TIÊU - Biết cách thực hiện cac dộng tác vươn tở, tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng, nhảy và điều hòa của bài TD phát triển chung. - Chơi trò chơi"Thăng bằng". YC biết cách chơi và tham gia chơi được. II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN - Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ. - GV chuẩn bị 1 còi. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Hoạt động Khởi động: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên quanh sân trường. - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông. - Kiểm tra bài cũ: Các động tác thể dục đã học. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức : - Ôn 7 động tác thể dục đã học. Tổ chức và phương pháp dạy như bài 22. - Chia tổ tập luyện dưới sự hướng dẫn của tổ trưởng. Gv quan sát, giúp các tổ tập luyện và sửa động tác cho HS. 3. Hoạt động Thực hành: - GV cho HS tập luyện theo tổ, tập lại các động tác. - GV quan sát, sửa sai cho HS tập chưa đúng. 4. Hoạt động Vận dụng: * Tổ chức thi đua cho các tổ: - Lần lượt từng tổ lên trình diễn các động tác vừa được học. - HS nhận xét, bình chọn. - Trò chơi "Thăng bằng". GV nêu tên trò chơi để HS nhắc lại cách chơi, sau đó cho cả lớp chơi thử rồi chơi chính thức. 5. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo: ( 4 – 6’): - Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng. - Đứng tại chỗ hát một bài vỗ tay theo nhịp. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét đánh giá kết quả bài học.Về nhà ôn lại các động tác vừa học. ĐIỀU CHỈNH ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... -------------------------------------------------------- Luyện Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh : - Nắm vững cách tính toán với số thập phân - Tìm thành phần chưa biết trong phép tính và giải toán có liên quan đến các phép tính với số thập phân. - Giúp HS chăm chỉ học tập. II. CHUẨN BỊ : - Hệ thống bài tập III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: - GV cho HS hát một bài hát. - GV giới thiệu nội dung ôn tập. 2. Hoạt động Thực hành: Bài tập 1: Đặt tính rồi tính: a) 8640 : 2,4 b) 550 : 2,5 c) 3 : 1.5 d) 26 : 0,4 e) 372 : 1,2 g) 720 : 4,5 h) 150 : 1,2 Bài tập 2: Tìm x: a) X x 4,5 = 144 b) 15 : X = 0,85 + 0,35 Lời giải: a) X x 4,5 = 144 X = 144 : 4,5 X = 32 b) 15 : X= 0,85 + 0,35 15 :X = 1,2 X = 15 : 1,2 X = 12,5 Bài tập 3. Tìm số dư của phép chia 31 : 2,3 nếu chỉ lấy đến hai chữ số ở phần thập phân. Bài tập 4. Một xưởng may có 1170m vải. Người ta dùng số vải đó để may quần áo cho trẻ em. Biết rằng để may

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 14 Lop 5_12493764.docx
Tài liệu liên quan