Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 5 - Tuần 15

Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.

- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.

- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.

- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.

*Đánh giá thường xuyên:

- Tiêu chí đánh giá: Hiểu được nội dung của bài

+ Câu 1: Các chi tiết nói về ngôi nhà đang xây là giàn giáo tựa cái lồng; Trụ bê tông nhú lên; Bác thợ nề cầm bay làm việc; Ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa, còn nguyên màu vôi, gạch; Những rãnh tường chưa trát.

+ Câu 2: Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây; Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong; Ngôi nhà như bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch; Ngôi nhà như trẻ nhỏ lớn lên cùng trời xanh.

+ Câu 3: Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa; Nắng đứng ngủ quên trên những bức tường; Làn gió mang hương ử đầy những rãnh tường chưa trát; Ngôi nhà lớn lên với trời xanh.

+ Chốt ND bài: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước.

*Đánh giá thường xuyên:

- Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.

 + Đọc trôi chảy, lưu loát.

 

docx29 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 5 - Tuần 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tính cẩn thận, chính xác. + Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin. *Việc 2: Bài 2a: Tính (128,4 - 73,2) : 2,4 - 18,32 - Cặp đôi trao đổi với nhau cách làm rồi cùng làm vào bảng phụ. - HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. ? Muốn tính giá trị biểu thức trong trường hợp có chứa dấu ngoặc, có chứa cả chia và trừ bạn làm thế nào? - Nhận xét và chốt: Cách tính giá trị của biểu thức trường hợp có chứa dáu ngoặc, chứa phép tính chia và phép tính trừ. *Đánh giá: Quan sát, vấn đáp - Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành. - HS nắm chắc cách tính giá trị biểu thức với 4 phép tính với số thập phân. + Thực hành tính đúng các giá trị biểu thức. + Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. + Rèn luyện năng lực hợp tác; tự tin. *Việc 3: Bài 3: Giải toán - Cá nhân đọc thầm bài toán, phân tích và tự giải vào vở. - Cá nhân đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. ? Với dạng toán về quan hệ tỉ lệ (Dạng 1) ta có mấy cách giải? ? Ở cách 1, bước giải 1 là bước nào? ? Ở cách 2, bước giải 1 là bước nào? - Củng cố: Các bước giải và cách giải dạng toán về quan hệ tỉ lệ (Dạng 1). *Đánh giá: Quan sát, vấn đáp - Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành. - HS nắm chắc cách giải dạng toán tỷ lệ. + Vận dụng để giải đúng bài toán. + Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. + Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin. C. Hoạt động ứng dụng: - Hỏi đáp cùng người thân hoặc bạn bè về cách tính giá trị biểu thức bằng những ví dụ cụ thể. .... Tập đọc: VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY I.Mục tiêu: Giúp HS: - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do. - Hiểu ND, ý nghĩa: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước. (TL được câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK). - GDHS lòng yêu quý Tổ quốc Việt Nam. - Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình. *HS có năng lực: Đọc diễn cảm được bài thơ với giọng vui, tự hào. II.Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ III. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động - Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích. - Nghe GV giới thiệu bài mới. B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Nghe cô giáo (hoặc bạn) đọc bài - Cả lớp theo dõi, đọc thầm. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: Nắm được các đoạn và giọng đọc của từng đoạn. - Phương pháp: Quan sát quá trình. - Kĩ thuật: Ghi chép các sự kiện thường nhật. *Việc 2: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa - Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc từ chú giải: cá nhân đưa ra từ ngữ chưa hiểu, các bạn khác nghe và giải thích cho bạn hoặc nhờ cô giáo giúp đỡ. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng tiếng, từ ngữ. Giải thích được nghĩa của từ trong bài. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. *Việc 3: Cùng luyện đọc - Đọc từ, câu, đoạn, bài. HĐ nhóm đôi: Một bạn đọc 1 đoạn - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại. ( Mỗi bạn phải được đọc cả bài) - HĐ cả nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí. + Đọc trôi chảy, lưu loát. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. *Việc 4: Thảo luận, trao đổi câu hỏi. - Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK. - Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe. - Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài. - Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: Hiểu được nội dung của bài + Câu 1: Các chi tiết nói về ngôi nhà đang xây là giàn giáo tựa cái lồng; Trụ bê tông nhú lên; Bác thợ nề cầm bay làm việc; Ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa, còn nguyên màu vôi, gạch; Những rãnh tường chưa trát. + Câu 2: Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây; Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong; Ngôi nhà như bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch; Ngôi nhà như trẻ nhỏ lớn lên cùng trời xanh. + Câu 3: Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa; Nắng đứng ngủ quên trên những bức tường; Làn gió mang hương ử đầy những rãnh tường chưa trát; Ngôi nhà lớn lên với trời xanh. + Chốt ND bài: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí. + Đọc trôi chảy, lưu loát. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. *Việc 5: Luyện đọc diễn cảm bài thơ. - GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm khổ thơ 1 trước lớp. - GV cùng lớp nhận xét và đánh giá, tuyên dương nhóm đọc tốt. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: Đọc diễn cảm, giọng giọng vui, tự hào. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS. C. Hoạt động ứng dụng: - Biết đọc một văn bản bất kì với giọng đọc phù hợp. .... Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả hoạt động) I.Mục tiêu: Giúp HS - Nêu được nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong bài văn (BT1). Viết được một đoạn văn tả hoạt động của người. (BT2) - Rèn kĩ năng viết một đoạn văn ngắn. - Giáo dục HS tình cảm yêu quý ông bà, cha mẹ, yêu quý thầy cô giáo. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, diễn đạt ngôn ngữ. II.Chuẩn bị: Bảng phụ. III.Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động: - Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích. - Nghe GV giới thiệu bài mới. B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Tìm hiểu nội dung và chi tiết tả hoạt động nhân vật - Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm đoạn văn “Công nhân sửa đường” và thảo luận theo nội dung sau, thư ký tổng hợp kết quả vào bảng phụ. a) Xác định các đoạn của bài văn. b) Nêu nội dung chính của từng đoạn. c) Tìm những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - Chốt: 1. Bài văn có 3 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu đến ... lưng bác là cứ loang ra mãi. -> Tả bác Tâm vá đường. + Đoạn 2: Tiếp đó đến ... khéo như vá áo ấy! -> Tả kết quả lao động của bác Tâm. + Đoạn 3: Phần còn lại -> Tả bác Tâm đứng trước mảng đường đã vá xong. 2. Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm: + Tay phải cầm búa,tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh ... +Bác đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng ken chắc vào nhau. Hai tay bác ... + Bác đứng lên, vươn vai mấy cái liền. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + Xác định đúng 3 đoạn của bài văn tả người và nội dung của từng đoạn: - Đoạn 1: Từ đầu đến ra mãi: Tả bác Tâm vá đường. - Đoạn 2: Từ Mảng đường đến vá áo ấy: Tả kết quả lao động của bác Tâm. - Đoạn 1: Phần còn lại: Tả bác Tâm đứng trước đoạn đường đã vá. + Nêu được các chi tiết tả hoạt động của bác Tâm: Tay phải cầm búa, ... - Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Trình bày miệng, nhận xét bằng lời. *Việc 2: Viết đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến. - Cá nhân thực hiện viết đoạn văn vào vở. *Hỗ trợ: Người đó có thể là người thân trong gia đình em, là cô giáo, bạn bè, ... Dựa vào kết quả quan sát viết đoạn văn tả hoạt động của người thân đó qua một công việc cụ thể. Chú ý: Chi tiết nào diễn ra trước tả trước, diễn ra sau tả sau. Nhớ dùng từ ngữ hình ảnh, âm thanh để người đọc hình dung được người được tả đang làm gì, qua đó biết tính tình của người đó. - Cá nhân chia sẻ với bạn ngồi bên cạnh mình về đoạn văn vừa viết. - HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp. - GV cùng lớp nhận xét, chỉnh sửa về lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi diễn đạt, lỗi chính tả và bình chọn đoạn văn viết hay nhất, sinh động và hấp dẫn nhất. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + Trình bày đúng hình thức một đoạn văn: Một đoạn văn phải có câu mở đoạn, câu kết đoạn. + Viết được đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến một cách chân thực, tự nhiên, có ý riêng, ý mới. - Phương pháp: Vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét, tôn vinh HS. C. Hoạt động ứng dụng: - Tập viết lại những câu văn chưa hài lòng. - Tập viết thành bài văn hoàn chỉnh tả một người em yêu mến. .... HĐNGLL: .... BUỔI CHIỀU .... Chính tả: Nghe – viết: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO I.Mục tiêu: Giúp HS - Nghe - viết đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. Làm đúng BT2b, BT3a. - Rèn luyện kĩ năng viết. - Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. - Rèn luyện kĩ năng tự học, hợp tác nhóm. II.Chuẩn bị: Bảng phụ. III.Các hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động: - Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích. - Nghe GV giới thiệu bài mới. 2. Hình thành kiến thức: *Việc 1: Tìm hiểu về bài viết - Cá nhân tự đọc bài viết, 1 em đọc to trước lớp. - Chia sẻ trong nhóm về nội dung chính của bài viết và cách trình bày bài viết. - Chia sẻ với GV về cách trình bày. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + Hiểu nội dung bài viết. + Nắm được cách trình bày một đoạn văn xuôi. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi. *Việc 2: Viết từ khó - Tìm từ khó viết và trao đổi cùng bạn bên cạnh. - Luyện viết vào nháp, chia sẻ cùng GV. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: Phân tích cấu tạo âm vần, phân biệt âm vần dễ lẫn lộn. - Phương pháp: Vấn đáp viết. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. B. Hoạt động thực hành *Việc 1: Viết chính tả - GV đọc bài viết, lưu ý cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết và ý thức luyện chữ viết. - Gọi 1HS đọc lại đoạn viết, lớp nhẩm thầm. - GV đọc cho HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn cho học sinh viết chưa đẹp. - GV đọc chậm - HS dò bài. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: Kĩ năng viết chính tả của HS + Viết chính xác từ khó: Buôn Chư Lênh, Y Hoa, lồng ngực. + Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp. - Phương pháp: Vấn đáp viết. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét, tôn vinh HS. *Việc 2: Làm bài tập Bài 2b: Tìm những tiếng có nghĩa chỉ khác nhau ở thanh hỏi hay thanh ngã. - Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, hoàn thiện bài tập nhanh. - HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp. - Chốt: Cách phân biệt dấu hỏi/ngã. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + Phân biệt được tiếng chỉ khác nhau ở thanh hỏi/thanh ngã. + Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Bài 3a: Tìm tiếng có âm đầu là tr hay ch thích hợp với mỗi ô trống. - Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, hoàn thiện bài tập nhanh. - HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + Tìm được tiếng có âm đầu tr hay ch thích hợp với mỗi ô trống để hoàn thiện đoạn văn. + Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. C. Hoaït ñoäng öùng duïng: - Tập viết lại những chữ mình chưa hài lòng. - Biết trình bày đúng một văn bản đẹp mắt, khoa học và sáng tạo. .... Luyện từ&câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC I.Mục tiêu: Giúp HS - Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc (BT1). Tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc (BT2). Xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc (BT4) - Biết trao đổi, tranh luận cùng các bạn để có nhận thức đúng về hành phúc. - GDHS có ý thức sống tốt, biết hòa thuận, yêu thương những người trong gia đình. - HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ. *ND điều chỉnh: Không làm BT3. II.Chuẩn bị: Bảng phụ. III.Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động: - Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích. - Nghe GV giới thiệu bài mới. B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Bài 1: Chọn ý thích hợp nhất để giải nghĩa từ hạnh phúc. - Nhóm trưởng điều hành các bạn thực hiện đọc thầm ba ý ở SGK và thảo luận theo nhóm đôi rồi trao đổi trong nhóm cùng thống nhất kết quả. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - Nhận xét và chốt lại: Hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: Nắm được nghĩa của từ “hạnh phúc”. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời. *Việc 2: Bài 2: Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc. - Cặp đôi trao đổi với nhau rồi cùng làm vào bảng phụ. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - Nhận xét và chốt lại: + Khái niệm từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa + Các từ đồng nghĩa: sung sướng, may mắn. + Các từ trái nghĩa: bất hạnh, khốn khổ, cực khổ. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + Nắm chắc khái niệm từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa. + Vận dụng để tìm đúng các từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ “hạnh phúc”. - Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Trình bày miệng, nhận xét bằng lời. *Việc 3: Bài 4: Theo em, yếu tố nào là quan trọng nhất để tạo nên một gia đình hạnh phúc. - Cá nhân đọc thầm các yếu tố và xác định yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một gia đình hạnh phúc rồi làm vào VBTGK. - Cá nhân trao đổi với bạn ngồi bên cạnh và cùng thống nhất kết quả. - HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp. - Nhận xét và chốt lại: Các ý đó đều là yếu tố tạo nên một gia đình hạnh phúc nhưng yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc là mọi người trong gia đình sống hòa thuận, yêu thương lẫn nhau. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + Nắm được yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một gia đình hạnh phúc là mọi người trong gia đình sống hòa thuận, yêu thương lẫn nhau. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Hỏi đáp cùng người thân hoặc bạn bè về khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; nêu từ trái nghĩa (đồng nghĩa) với từ “hạnh phúc”. .... Luyện toán: LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu: Giúp HS biết: - Thực hiện các phép tính với số thập phân. - Vận dụng để tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán có lời văn. - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học. - Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin. *Các bài tập cần làm: Bài 1(a, b, c), bài 2a, bài 3. II.Chuẩn bị: Bảng phụ III.Hoạt động học: 1. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Bài 1: Đặt tính rồi tính: a. 266,22 : 34 b. 483 : 35 c. 91,08 : 3,6 - Cá nhân tự làm vào vở - HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. ? Muốn chia một STP cho một số tự nhiên, bạn làm thế nào? ? Muốn chia một số thập phân cho một phân số thập phân, bạn làm thế nào? - Nhận xét và chốt: Cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên; chia một số thập phân cho một số thập phân. *Việc 2: Bài 2a: Tính (128,4 - 73,2) : 2,4 - 18,32 - Cặp đôi trao đổi với nhau cách làm rồi cùng làm vào bảng phụ. - HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. ? Muốn tính giá trị biểu thức trong trường hợp có chứa dấu ngoặc, có chứa cả chia và trừ bạn làm thế nào? - Nhận xét và chốt: Cách tính giá trị của biểu thức trường hợp có chứa dáu ngoặc, chứa phép tính chia và phép tính trừ. *Việc 3: Bài 3: Giải toán - Cá nhân đọc thầm bài toán, phân tích và tự giải vào vở. - Cá nhân đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. ? Với dạng toán về quan hệ tỉ lệ (Dạng 1) ta có mấy cách giải? ? Ở cách 1, bước giải 1 là bước nào? ? Ở cách 2, bước giải 1 là bước nào? - Củng cố: Các bước giải và cách giải dạng toán về quan hệ tỉ lệ (Dạng 1). 2. Hoạt động ứng dụng: - Hỏi đáp cùng người thân hoặc bạn bè về cách tính giá trị biểu thức bằng những ví dụ cụ thể. .... Thứ 5, ngày 06 tháng 12 năm 2018 Toán: TỈ SỐ PHẦN TRĂM I.Mục tiêu: Giúp HS: - Bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm. Biết viết một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm. - Rèn kĩ năng viết 1 PS dưới dạng tỉ số phần trăm; giải toán có liên quan đến tỉ số %. - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học. - Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin. *Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2. II.Chuẩn bị: Bảng phụ III.Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động: - Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích. - Nghe GV giới thiệu bài. 2. Hình thành kiến thức: *Việc 1: Tìm hiểu ví dụ 1 - Yêu cầu HS đọc VD, tìm tỉ số của DT trồng hoa hồng và DT vườn hoa. - GV chốt lại: 25 : 100 hay . - Giới thiệu cách viết: = 25%. - GV nhấn mạnh: 25% là tỉ số phần trăm của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa hoặc diện tích trồng hoa hồng chiếm 25% diện tích vườn hoa. - Yêu cầu HS đọc và viết kí hiệu %. *Việc 2: Tìm hiểu ví dụ 2 - Yêu cầu HS đọc VD, viết tỉ số HSG và HS toàn trường. (80 : 400) - GV nhấn mạnh: Tỉ số này cho ta biết cứ 100 HS của trường thì có 20 HSG. *Đánh giá: Quan sát, vấn đáp - Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn. - HS hiểu được ý nghĩa của tỉ số phần trăm. + Thực hành nêu được cách hiểu tỉ số 25%; 20%. ... + Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin. B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Bài 1: Viết (Theo mẫu): - GV HD cách làm và dựng mẫu. - Cá nhân tự làm vào vở - HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. ? Muốn viết phân số dưới dạng tỉ số phần trăm bạn làm thế nào? - Nhận xét và chốt: Cách viết phân số dưới dạng tỉ số phần trăm. *Đánh giá: Quan sát, vấn đáp - Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành. - HS nắm chắc cách viết một phân số dưới dạng tỉ số phần trăm. + Thực hành viết đúng các phân số ở BT1 dưới dạng tỉ số phần trăm. + Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. + Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin. *Việc 2: Bài 2: Giải toán: - Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm BT, phân tích và xác định dạng toán, trao đổi cách giải rồi cùng giải vào vở. - Nhóm trưởng cho các bạn đổi chéo vở tự kiểm tra nhau và cùng thống nhất kết quả. - HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. - Nhận xét và chốt: Cách giải dạng toán tìm tỉ số phần trăm (Dạng 1). *Đánh giá: Quan sát, vấn đáp - Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành. - HS nắm được các bước giải dạng toán tỉ số phần trăm. + Vận dụng để giải đúng bài toán. + Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. + Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin. C. Hoạt động ứng dụng: - Hỏi đáp cùng người thân hoặc bạn bè về cách hiểu tỉ số phần trăm và viết một PS dưới dạng tỉ số phần trăm. .... Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I.Mục tiêu: Giúp HS: - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân; lời kể rõ ràng, ngắn gọn. - Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện đã kể, biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. - GDHS có ý thức “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. - HS biết kể chuyện và biểu diễn tự tin, ngôn ngữ diễn đạt lưu loát, thể hiện được giọng nói của nhân vật. *HS có năng lực: Kể được một câu chuyện ngoài SGK. II.Chuẩn bị: Một số truyện nói về những người đã góp sức mình chống ... III. Hoạt động học: *Khởi động: - Ban văn nghệ điều hành cả lớp hát bài hát mà các bạn yêu thích. - Nghe GV giới thiệu mục tiêu bài học. A. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Tìm hiểu đề - HS đọc đề bài. - GV gạch chân dưới các từ ngữ: góp sức, chống đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân, được nghe, được đọc. - Y/c nhóm trưởng hướng dẫn nhóm đọc phần gợi ý của bài. ? Yêu cầu HS nhắc lại những câu chuyện đã học có ở SGK nói về đề tài này? *Lưu ý: Các em HSKG nên kể về những câu chuyện mình đã nghe hay đã đọc được ở ngoài SKG. Còn các em không tìm được những câu chuyện ngoài SGK thì có thể vận dụng kể những câu chuyện đó. - Cho HS giới thiệu về câu chuyện mình sẽ kể. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + Dựa vào gợi ý ở SGK, chọn được một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân. + Trình tự kể một câu chuyện: Giới thiệu câu chuyện; kể diễn của câu chuyện; có thể nêu cảm nghĩ của bản thân về câu chuyện. - Phương pháp: Quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn. *Việc 2: Kể chuyện - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm nối tiếp nhau tập kể lại câu chuyện. - HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi ý nghĩa câu chuyện - HS thi kể trước lớp. Cá nhân chia sẻ nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn người kể câu chuyện hay nhất. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + Nội dung câu chuyện có phù hợp với yêu cầu đề bài không, có hay, mới và hấp dẫn không? + Cách kể (giọng điệu cử chỉ). + Khả năng hiểu câu chuyện của người kể. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, kể chuyện, tôn vinh HS. *Việc 3: Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Cặp đôi trao đổi, thảo luận với nhau về ý nghĩa câu chuyện: ? Câu chuyện bạn vừa kể nói về điều gì? ? Để đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu, bài trừ các tệ nạn xã hội, bạn cần làm gì? - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - Nhận xét và chốt lại: Những việc cần làm để đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: Nắm được ý nghĩa câu chuyện, những việc cần làm để đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu, bài trừ các tệ nạn xã hội. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. B. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. .... Luyện từ&câu: TỔNG KẾT VỐN TỪ I.Mục tiêu: Giúp HS - Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè theo yêu cầu của BT1, BT2. Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của BT3 (Chọn 3 trong số 5 ý a, b, c, d, e). Viết được đoạn văn miêu tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu BT4. - Vận dụng được các từ ngữ miêu tả hình dáng vào thực hành viết đoạn văn. - GD HS tình cảm yêu quý gia đình, bạn bè, người thân. - HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ. II.Chuẩn bị: Bảng phụ. III.Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động: - Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích. - Nghe GV giới thiệu bài mới. B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Bài 1: Liệt kê các từ ngữ chỉ người, chỉ nghề nghiệp, chỉ các dân tộc. - Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận theo nhóm đôi rồi trao đổi trong nhóm cùng thống nhất kết quả. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”. - Nhận xét và chốt lại: Các từ ngữ chỉ người, chỉ nghề nghiệp, chỉ các dân tộc trên đất nước ta. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: Nêu đúng các từ chỉ người, chỉ nghề nghiệp, chỉ các dân tộc. Tiêu chí HTT HT CHT 1.Nêu được nhiều từ đúng 2. Hợp tác tốt 3. Phản xạ nhanh 3. Trình bày đẹp - Phương pháp: Quan sát. - Kĩ thuật: Phiếu đánh giá tiêu chí. *Việc 2: Bài 2: Tìm các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, ... - Cặp đôi trao đổi, thảo luận tìm các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè rồi viết kết quả vào bảng phụ. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - Nhận xét và chốt lại: Các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: Nêu đúng các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè. - Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. *Việc 3: Bài 3: Tìm các từ ngữ miêu tả hình dáng của người. - Nhóm trưởng điều hành các bạn chọn 3 trong số 5 ý a, b, c, d, e thảo luận về các từ miêu tả hình dáng của người, thư ký viết kết quả thảo luận vào bảng phụ. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - Chốt lại: Các từ ngữ miêu tả mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt, làn da, vóc người. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: Nêu đúng các từ ngưx miêu tả mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt, làn da, vóc người. - Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. *Việc 4: Bài 4: Viết đoạn văn tả hình dáng của một người thân/người em quen biết. - Cá nhân thực hiện viết đoạn văn vào vở. - HĐTQ tổ chức cho các bạn đọc đoạn văn mình vừa viết. - GV cùng lớp nhận xét và chỉnh sửa một số lỗi sai điển hình: lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ, lỗi chính tả, ... - Chốt: Cách sử dụng từ ngữ trong bài văn miêu tả. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + Trình bày đúng hình thức một đoạn văn: Một đoạn văn phải có câu mở đoạn, câu kết đoạn. + Viết được một đoạn văn tả hình dáng một người thân hoặc người em quen biết một cách chân thực, tự nhiên, có ý riêng, ý mới. - Phương pháp: Vấn đáp viết. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét, t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 15 Lop 5_12493020.docx