Lập kế hoạch chú trọng đến mục tiêu và năng lực cần hình thành, phát triển cho học sinh, có dự kiến các tình huống sẽ xảy ra, cách giải quyết, sản phẩm học tập mà cá nhân học sinh hoặc nhóm học sinh cần đạt được.
- Chuẩn bị tốt các phương tiện dạy học cho mỗi bài dạy trước khi lên lớp.
- Đầu tư tìm tòi, vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực, đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp nhận thức của học sinh, phù hợp với định hướng phát triển năng lực người học.
- Trong qua trình dạy học: Áp dụng các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực, việc chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh bằng các câu lệch rõ ràng, động viên học sinh tích cực thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao cho, khi học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập giáo viên quan sát và hỗ trợ học sinh kịp thời khi học sinh gặp khó khăn. Linh hoạt từng giờ học có thể kiểm tra đánh giá học sinh học sinh bằng các bài tập nhỏ cuối hoạt động.
- Đa dạng hóa các loại hình kiểm tra đánh giá học sinh trước và sau tiết học: kiểm tra đánh giá bằng điểm, kết hợp nhận xét và điểm số sao cho linh hoạt không gây áp lực cho học sinh mà khuyến khích tất cả cá học sinh đều tích cực học tập.
6 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 935 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giảng dạy môn Tin học 8 năm học 2018 - 2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LẠC ĐẠO
TỔ KH TỰ NHIÊN
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC 8
NĂM HỌC 2018 - 2019
A. Đặc điểm tình hình:
- HS khối 8 gồm 195 em được chia làm 5 lớp
I. Thuận lợi:
1. Học sinh :
- Các em có đầy đủ sách hướng dẫn học
- Phần lớn các em ngoan, có ý thức học tập, đã quen với cách học theo định hướng phát triển năng lực.
- Phần lớn các em được gia đình quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để học tập.
2. Giáo viên:
* Giáo viên được phân công giảng dạy môn Tin học 8
Nguyễn Văn Dũng: Dạy Tin lớp 8A, 8B, 8C;
Trần Thị Hải Nguyên: Dạy Tin lớp 8D, 8Đ;
* Các đồng chí được phân công giảng dạy môn Tin học 8 đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Các đồng chí đều đã tham gia công tác giảng dạy nhiều năm nên có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn vững vàng.
* Trong đó cả 2 đồng chí đã tham gia dạy theo mô hình trường học mới,dạy học theo định hướng phát triển năng lực từ năm học 2015- 2016 nên đã có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
* Mặt khác trường có nhiều giáo viên Toán-Tin, nên rất thuận lợi cho việc học hỏi lẫn nhau, thống nhất nội dung và phương pháp giảng dạy.
* Giáo viên rất nhiệt tình trong công tác lập kế hoạch dạy học, giảng, chuẩn bị đồ dùng cho bài dạy, và quan tâm đến chất lượng học sinh, luôn có ý thức học hỏi đồng nghiệp thông qua các tiết dự giờ thăm lớp, họp nhóm chuyên môn... để nâng cao chất lượng giờ dạy.
3. Cơ sở vật chất:
- Nhà trường có đầy đủ sách hướng dẫn học phục vụ cho vịêc giảng dạy bộ môn của giáo viên.
- Có tương đối đủ đồ dùng dạy học; phòng máy tính đủ để học sinh thực hành.
II. Khó khăn:
1. Học sinh:
- Sĩ số học sinh trên một lớp nhiều.
- Lực học của các em trong cùng lớp chưa đồng đều, ý thức học tập, thực hành của một số em còn chưa cao, còn có học sinh quên sách, vở ghi, không chuẩn bị bài ở nhà, ngồi trong lớp chưa chú ý, chưa tích cực thực hành, không học bài, làm bài thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn phó mặc cho nhà trường.
2. Giáo viên:
- Sách hướng dẫn dạy của giáo viên chưa có => Khó khăn khi lập kế hoạch dạy học, khi sinh hoạt nhóm chuyên môn.
3. Cơ sở vật chất:
- Ghế ngồi học chưa phù hợp cho hoạt động học của học sinh.
- Diện tích phòng học quả nhỏ, số lượng máy tính để học sinh thực hành còn ít; sĩ số lớp lại quá đông nên ảnh hưởng tới cách thức tổ chức các hoạt động dạy học.
B. Đặc điểm bộ môn:
a. Thực hành trên máy tính là yêu cầu bắt buộc trong dạy học bộ môn
Việc thiết kế các nội dung trong sách hướng dẫn học là để thực hiện việc dạy học trên máy tính. Trong đó một số nội dung còn được được diễn đạt hoàn toàn thông qua các thao tác cụ thể với phần mềm.
b. Kiến thức môn học gắn liền với công nghệ và thay đổi rất nhanh
Đặc thù này làm cho Tin học khác hẳn so với tất cả các môn học có liên quan đến công nghệ hay học nghề khác. Công nghệ thông tin, cụ thể là máy tính đã và đang thay đổi từng ngày và len lỏi trong mọi ngõ ngách của cuộc sống hằng ngày, trong mọi ngành, nghề khác nhau. Đặc thù này làm cho Tin học trở thành môn học khó giảng dạy nhất và đòi hỏi giáo viên (GV) phải không ngừng nâng cao trình độ cá nhân của mình mới đủ kiến thức cập nhật.
c. Môi trường thực hành rất đa dạng và không thống nhất
Đây cũng là một đặc thù rất nổi bật của bộ môn Tin học. Chỉ nói riêng họ hệ điều hành Windows cũng đã có nhiều phiên bản khác nhau hiện đang được dùng tại Việt Nam,
Ví dụ: Windows XP, Vista, 7, 8,... và sắp tới lại có thể là Windows 9, 10,... ; Tương tự như vậy, phần mềm Microsoft Office cũng đang phổ biến khá nhiều phiên bản khác nhau như Microsoft Office 2003, 2007, 2010, 2011,... Hệ thống cấu hình đĩa đi kèm tại các máy tính cũng rất đa dạng. Các máy tính có thể có một, hai hay nhiều hơn các ổ đĩa cứng bên trong. Trên các máy tính thậm chí có thể cài đặt song song nhiều hệ điều hành khác nhau. Do vậy, thông tin trong các tài liệu học chỉ mang tính định hướng về kiến thức môn học chứ không áp đặt quy trình thao tác trên máy tính hay một phần mềm cụ thể nào. Với mỗi bài học, tuỳ vào các điều kiện thực tế mà GV có thể hoàn toàn chủ động trong việc trình bày khái niệm, minh hoạ thao tác trên máy tính sao cho dễ hiểu nhất đối với HS.
d. Là một môn học mới được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông
Tin học là một ngành công nghệ khá mới mẻ đối với Việt Nam và phát triển rất
nhanh trên thế giới. Tại Việt Nam, Tin học mới được đưa vào nhà trường thành môn học chính thức. Chính vì các lí do trên mà Tin học, Máy tính mặc dù đối với xã hội đã phổ cập nhưng đối với nhà trường lại rất mới mẻ.
Từ các đặc thù quan trọng đã nêu trên, có một số lưu ý đối với GVgiảng dạy bộ
môn như sau.
(1) Việc giảng dạy trong các nhà trường cần phải rất linh hoạt, không nên áp đặt
các tiêu chuẩn đánh giá chặt về phương pháp cũng như tiến độ giảng dạy.
(2) Các nhà trường cần ưu tiên tối đa trang thiết bị cho GV khi giảng dạy môn học này.
(3) GV dạy môn Tin học cần cập nhật kiến thức thường xuyên. Nhà trường cần tạo điều kiện cho các GV này có điều kiện học tập, nâng cao kiến thức và kinh nghiệm.
(4) Phương pháp giảng dạy cũng cần phải đổi mới và tuân theo các quy chế đặc biệt linh hoạt. Các phương pháp dạy học chủ yếu là phương pháp dạy học tích cực, thực hành; dạy học theo dự án; các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
(5) Việc đánh giá HS nên chú trọng đánh giá năng lực HS dựa trên kết quả của
hoạt động là các sản phẩm cụ thể. Do vậy GV nên phối hợp nhiều phương pháp, kĩ thuật trong việc đánh giá HS.
C. Chỉ tiêu phấn đấu:
Lớp, sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
8A
39
17
44%
22
56%
0
0
8B
39
8
20,5%
30
76,9%
1
2,6%
8C
38
8
21,1%
29
76,3%
1
2,6%
8D
40
8
20%
31
77,5%
1
2,5%
8Đ
39
17
44%
22
56%
0
0
Tổng
195
58
29,7%
134
68,8%
3
1,5%
D. Kế hoạch cụ thể:
I. Khung phân phối chương trình:
Thực hiện theo đúng khung phân phối chương trình đã quy định. Cụ thể:
Số tuần thực hiện
Số tiết
Cả năm
35
70
Học kì 1
18
36
Học kì 2
17
34
Kết thúc học kì 1, học sinh học xong Bài 11 – Xử lí số - Mô đun I: Làm quen với môi trường lập trình Scratch.
II. Phân phối chương trình chi tiết
- Căn cứ Khung PPCT của BGD&ĐT
- Căn cứ tình hình thực tế dạy học ở trường THCS Lạc Đạo.
Nhóm tin 8 trường THCS Lạc Đạo đưa ra PPCT môn Tin học 8 như sau:
I. Khung phân phối chương trình
Số tuần thực hiện
Số tiết
Cả năm
35
70
Học kì 1
18
36
Học kì 2
17
34
II. Phân phối chương trình chi tiết
HỌC KÌ I
Tuần
Mô đun/Bài
Số tiết
Thứ tự tiết
Ghi chú
Mô đun I: Làm quen với môi trường lập trình Scrat
1
Bài 1. Làm quen với Scrat
2
1, 2
2
Bài 2. Thực hành làm quen với Scrat
2
3, 4
3
Bài 3. Chuyển động theo quỹ đạo hình học
2
5, 6
4
Bài 4. Vẽ hình
2
7, 8
5
Bài 5.Thực hành vẽ hình
2
9, 10
6
Bài 6. Mô phỏng chuyển động thực tế
2
11, 12
7
Bài 7. Thực hành tạo chương trình điều khiển nhân vật cđ
2
13, 14
8
Kiểm tra giữa kỳ (Lí thuyết hoặc Thực hành)
2
15, 16
9
Bài 8. Hội thoại người – máy
2
17, 18
10, 11
Bài 9. Hội thoại và truyền tin
3
19 - 21
-1
11, 12
Bài 10. Cảm biến
3
22 - 24
-1
13-14
Bài 11. Xử lí số
4
25 - 28
15
Ôn tập
2
29, 30
16
Kiểm tra học kỳ I (1 Lí thuyết + 1 Thực hành)
2
31, 32
Mô đun II: Làm quen với ngôn ngữ lập trình bậc cao Pascal
17
Bài 1. Giải bài toán bằng máy tính
2
33, 34
18
Bài 2. Ngôn ngữ lập trình
1
35
-1
18, 20
Bài 3. Cấu trúc của một chương trình Pascal
2
36, 37
HỌC KÌ II
Tuần
Mô đun/Bài
Số tiết
Thứ tự tiết
Ghi chú
Mô đun II: Làm quen với ngôn ngữ lập trình bậc cao Pascal (tiếp)
20, 21
Bài thực hành 1
2
38, 39
21, 22
Bài 4. Các lệnh nhập, xuất dữ liệu
2
40, 41
22, 23
Bài 5. Các kiểu dữ liệu của Pascal
2
42, 43
23
Bài 6. Hằng và biến
1
44
-1
24
Bài thực hành 2
2
45, 46
25
Bài 7. Lệnh gán và biểu thức
2
47, 48
26
Kiểm tra giữa kỳ (Lí thuyết hoặc Thực hành)
2
49, 50
27
Bài 8. Cấu trúc rẽ nhánh
2
51, 52
-2
28
Bài thực hành 3
2
53, 54
29
Bài 9. Cấu trúc lặp
2
55, 56
30
Bài thực hành 4
2
57, 58
31
Bài 10. Mảng một chiều
2
59, 60
32
Bài thực hành 5
2
61, 62
33
Ôn tập
2
63, 64
34
Kiểm tra học kỳ II (1 Lí thuyết + 1 Thực hành)
2
65, 66
Môn đun III: Phần mềm GEOGEBRA (4 tiết)
35
Bài 1. Vẽ hình với phần mềm Geogebra
2
67, 68
36
Bài 2. Quan hệ phụ thuộc giữa các đối tượng hình học trong Geogebra
2
69, 70
Thời lượng của môn Tin học 8 (3 mô đun):
58 tiết học + 12 tiết ôn tập, kiểm tra đánh giá cho 2 học kỳ = 70 tiết
(Ghi chú: ở PPCT có đánh số: -1; -2 nghĩa là giảm số tiết ở bài học đó 1 tiết; 2 tiết so với khung PPCT của BGD)
III. Mục tiêu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ, phẩm chất và năng lực:
1) Về kiến thức, kĩ năng:
(Đã có trong tài liệu)
2) Về thái độ, phẩm chất:
+ Thái độ: Nghiêm túc, tự giác và tích cực trong học tập ..
+ Phẩm chất: Yêu thích môn học; nhân ái, khoan dung; tự lập, tự tin, tự chủ.
3) Năng lực hướng tới:
+ NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT).
Ở nhà trường phổ thông, môn Tin học đóng một vai trò quan trọng đó là giúp cho học sinh (HS) hình thành và phát triển năng lực sử dụng CNTT và truyền thông (ICT). Cụ thể hơn môn Tin học góp phần hình thành và phát triển các năng lực sau ở HS:
- Năng lực sử dụng, quản lí các công cụ của ICT, khai thác các ứng dụng thông dụng của ICT khác;
- Năng lực nhận biết và ứng xử trong sử dụng ICT, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hoá của xã hội Việt Nam;
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo với sự hỗ trợ của các công cụ ICT, bao gồm các khả năng tư duy về tự động hoá và điều khiển;
- Năng lực khai thác các ứng dụng, các dịch vụ của công nghệ kĩ thuật số của môi trường ICT để học tập có hiệu quả ở các lĩnh vực khác nhau;
- Năng lực sử dụng các công cụ và môi trường ICT để chia sẻ thông tin, hợp tác với mọi người.
D. Biện pháp thực hiện:
I. Đối với giáo viên:
- Đọc, nghiên cứu kĩ nội dung sách hướng dẫn, các tài liệu tham khảo trước khi lập kế hoạch.
- Thực hiện giảng dạy đúng phân phối chương trình đã được duyệt, đảm bảo mỗi bài học sinh được thực hiện 3 hoạt động trên lớp: Hoạt động Khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập. Hướng dẫn và yêu cầu học sinh phải thực hiện được Hoạt động Vận dụng và tìm tòi mởi rộng ở nhà.
- Lập kế hoạch chú trọng đến mục tiêu và năng lực cần hình thành, phát triển cho học sinh, có dự kiến các tình huống sẽ xảy ra, cách giải quyết, sản phẩm học tập mà cá nhân học sinh hoặc nhóm học sinh cần đạt được.
- Chuẩn bị tốt các phương tiện dạy học cho mỗi bài dạy trước khi lên lớp.
- Đầu tư tìm tòi, vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực, đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp nhận thức của học sinh, phù hợp với định hướng phát triển năng lực người học.
- Trong qua trình dạy học: Áp dụng các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực, việc chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh bằng các câu lệch rõ ràng, động viên học sinh tích cực thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao cho, khi học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập giáo viên quan sát và hỗ trợ học sinh kịp thời khi học sinh gặp khó khăn. Linh hoạt từng giờ học có thể kiểm tra đánh giá học sinh học sinh bằng các bài tập nhỏ cuối hoạt động.
- Đa dạng hóa các loại hình kiểm tra đánh giá học sinh trước và sau tiết học: kiểm tra đánh giá bằng điểm, kết hợp nhận xét và điểm số sao cho linh hoạt không gây áp lực cho học sinh mà khuyến khích tất cả cá học sinh đều tích cực học tập.
-Trong giảng dạy luôn gắn liền kiến thức sách hướng dẫn với thực hành.
- Ra đề kiểm tra đúng phương pháp mới, đảm bảo tỉ lệ trắc nghiệm 100% với bài kiểm tra viết. Thực hiện coi chấm thi và trả bài đúng qui định.
- Lồng ghép nội dung bài giảng với công tác hướng nghiệp cho học sinh.
-Tích cực tham gia dự giờ học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn.
- Thực hiện tốt các phong trào thi đua trong năm học của trường, của ngành giáo dục.
II.Đối với học sinh:
- Hướng dẫn học sinh cách thực hiện các hoạt động trong sách ngay từ tiết học đầu tiên và lồng ghép hướng dẫn trong các tiết tiếp theo.
- Quy định về môn học, khi học sinh học tập trên lớp, ở nhà
- Phân loại trình độ tiếp thu của học sinh, xây dựng tính tích cực, tự giác học tập cho mỗi học sinh.
- Khuyến khích học sinh khá giỏi, động viên học sinh yếu kém. Phân công học sinh có kĩ năng hoạt động nhóm tốt giúp đỡ học sinh kĩ năng hoạt động nhóm chưa tốt.
- Động viên học sinh chú ý nghe giảng, học bài và làm bài tập, thực hành đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi tới lớp.
III. Đối với cơ sở vật chất:
- Phòng máy tính ngày càng khang trang, hiện đại và đảm bảo chất lượng.
E. KIẾN NGHỊ:
- Nhà trường cần đề nghị lên phòng giáo dục, sở giáo dục trang bị cho giáo viên dạy môn Tin nói chung và giáo viên dạy Tin của trường THCS Lạc Đạo nói riêng sách hướng dẫn dạy Tin 8 một cách sớm nhất.
Phê duyệt của lãnh đạo
Lạc Đạo, ngày 18 tháng 9 năm 2018
TM nhóm chuyên môn Tin 8
Nguyễn Văn Dũng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KH monTIN 8 NH 2018-2019.docx