1. Chuẩn bị của cô:
- Sân tập sạch sẽ,an toàn.
- Không gian rộng rãi,thoáng mát.
- Nhạc bài hát “đi tàu lướt”, “nắng sớm”, “Mùa hè đến”, “Trời nắng, trời mưa”.
2. Chuẩn bị của trẻ:
- 2 cột đích đứng cao 1 m, đường kính 40 cm.
- 25 túi cát.
- Mủ đội đầu cho trẻ.
3. Địa điểm và thời gian:
Thời gian 30-35 phút
Địa điểm: ngoài sân.
39 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1776 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giáo dục lớp Lá - Chủ đề: Thực vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cũng mua được một số loại rau đấy các con hãy cùng cô khám phá xem đó là những loại rau gì nhé !
2
Hoạt động 2: mình cùng khám phá.
Cô lần lượt đưa các loại rau cho trẻ quan sát và đàm thoại:
+ Quan sát : Rau bắp cải
Các con hãy lắng nghe xem câu đố nói về loại rau gì nhé !
“Rau gì lá cuốn vòng quanh
Lá trong thì trắng lá ngoài thì xanh”.
- Cô vừa đọc câu đố nói về rau gì?
- Cô đưa rau bắp cải ra và hỏi trẻ : Đây là rau gì?
- Con có nhận xét gì về rau bắp cải? ( Lá màu gì? Lá rau bắp cải như thế nào?
Rau bắp cải dùng để làm gì? Các con được ăn những món ăn gì chế biến từ rau bắp cải ? Trước khi chế biến thì phải làm gì?
Rau bắp cải thuộc nhóm rau gì?
Ngoài rau bắp cải ra con còn biết loại rau ăn lá nào khác ?
+ Cô chốt: Đây là cây rau bắp cải, rau bắp cải là loại rau ăn lá, lá bắp cải to, có dạng tròn, có nhiều lá cuộn vòng quanh lại với nhau, lá bên ngoài thì màu xanh, lá bên trong có màu trắng. Rau bắp cải chế biến được nhiều món ăn ngon: Bắp cải luộc, xào, nấu canh đấy. Trong rau có chứ nhiều vitamin và muối khoáng rất cần thiết cho cơ thể vì thế chúng mình cần ăn thật nhiều rau xanh để cơ thể phát triển khoẻ mạnh . Ngoài rau bắp cải còn có rất nhiều loại rau ăn lá khác như: Rau muống, rau ngót, mòng tơi.Để có nhiều rau xanh chúng mình phải làm gì?
*Rau su hào :
Cô đưa củ su hào ra và hỏi trẻ :
Các con cùng quan sát xem cô còn mua được loại rau gì?
Con có nhận xét gì về rau su hào ? ( Củ su hào có hình dạng như thế nào? Lá như thế nào?
Con được ăn món ăn gì chế biến từ rau su hào ?
Trước khi chế biến thì phải làm gì? Rau su hào thuộc nhóm rau gì?
Ngoài su hào chúng mình còn biết loại rau ăn củ nào khác ?
+ Cô chốt: Su hào là loại rau ăn củ, Su hào có dạng tròn, có luống lá bao xung quanh thân củ, vỏ su hào có màu xanh nhạt, khi ăn thì chúng ta phải bỏ vỏ, rửa sạch và chế biến được nhiều món ăn ngon như nấu xương, luộc, xàoTrong củ su hào có chứa nhiều vitamin cần thiết vì thế các con phải thường xuyên ăn rau để có một cơ thể khoẻ mạnh . Ngoài su hào là rau ăn củ còn có: khoai tây, củ cải, cà rốt !
*Củ cải :
Cô đọc câu đố: “ Cây xanh, lá cũng màu xanh
Mà củ trắng nõn nấu canh ngọt lừ”
Đố biết củ gì? Các con có nhận xét gì về củ cải nào? ( Có dạng gì? Màu gì? )
Con biết món ăn gì chế biến từ củ cải? Củ cải thuộc loại rau ăn gì?
+ Cô chốt: Củ cải là loại rau ăn củ, có màu trắng . Củ cải có dạng dài, có phần lá ở phía trên củ. Củ cải chế biến được nhiều món ăn ngon như: Nấu, luộc, xào,Củ cải là loại củ cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng vì thế chúng mình cũng cần ăn nhiều để cơ thể đủ chất dinh dưỡng.
*Qủa Cà chua:
Cô đọc câu đố: “ Tên em cũng gọi là cà
Mình tròn, vỏ đỏ, chín vừa nấu canh”
Đây là quả gi? Ai có nhận xét gì về quả cà chua ?
Có màu gì? Có dạng hình gì? ( Cô cho trẻ sờ quả cà chua: Vỏ quả cà chua như thế nào? )
Qủa cà chua là loại rau ăn gì? Chúng mình cùng quan sát xem bên trong quả cà chua có gì nhé ! ( Cô bổ quả cà chua). Các con được ăn món ăn gì chế biến từ quả cà chua ?
Ngoài cà chua các con còn biết loại rau nào ăn quả ?
+ Cô chốt: Cà chua là loại rau ăn quả, có màu đỏ vỏ nhẵn, bên trong cà chua có hạt và tinh bột, cà chua dùng để chế biến cùng các món ăn như: nấu, thịt- đậu xốt cà chua, .Trong quả cà chua có chưá nhiều VitaminA giúp sáng mắt đẹp da, Các con nên ăn nhiều cà chua để mắt thêm sáng và da mịn đẹp nhé! Ngoài cà chua còn có các loại rau ăn quả như: Bầu, bí, mướp, đỗ, cà
+ Vừa rồi cô giáo cho các con làm quen với các loại rau gì?
Cô tặng chúng mình một trò chơi. Đó là
Trò chơi : Rau gì biến mất ? Cách chơi: Trên đây là các loại rau: bắp cải, cà chua, su hào, củ cải . Khi cô nơi “ Trời tối trời tối” các con nhắm mắt lại. Khi cô nói “trời sáng” chúng mình mở mắt và đoán xem rau gì biến mất . Các con nắm rõ cách chơi chưa ?
Cô cất dần các loại rau. Để lại rau: Su hào- củ cải
So sánh : Su hào- củ cải ?
Có gì giống nhau? Khác nhau?
Cô chốt: giống nhau: Đều là loại rau ăn củ, dùng để chế biến món ăn
Khác nhau: Su hào có dạng tròn, có màu xanh , lá bao quanh thân – Cà rốt có dạng dài, màu cà rốt, lá ở phía trên củ .
3
Hoạt động 3: ai tinh hơn
Chơi trò chơi: Rau gì biến mất- Rau gì xuất hiện: Cà chua- Bắp cải .
So sánh Bắp cải- cà chua : Có gì giống nhau? Khác nhau?
Cô chốt: giống nhau: Đều là loại rau, chế biến được nhiều món ăn
Khác nhau: Bắp cải là rau ăn lá, có nhiều lá to cuộn vòng quanh. Cà chua là rau ăn quả, có vỏ nhẵn mịn
*Các con ạ ! Các bác nông dân đã rất vất vả làm ra những loại rau đấy Vì thế các con phải biết ơn những người đã trồng được những cây rau: Chúng mình phải thường xuyên ăn rau để có một cơ thể khoẻ mạnh và để có rau xanh cho các con ăn hàng ngày các con phải chăm sóc cây rau hàng ngày.
4
Hoạt động 4: chung sức.
Trò chơi: Vận chuyển rau
Vừa cô thấy các con học rất giỏi cô khen các con nào !
Bác nông dân vừa thu hoạch được vườn rau nhưng bác chưa có thời gian phân loại rau ăn lá,củ, quả. Bác muốn nhờ các con phân loại giúp bác rau ăn củ, quả, lá và vận chuyển rau về nhà cho bác đấy. Các con có muốn giúp bác vận chuyển rau không?
Để vận chuyển và phân loại được rau giúp bác nông dân được nhanh cô chia các con làm 3 nhóm:
Nhóm 1: Chọn rau ăn lá
Nhóm 2: Chọn rau ăn củ
Nhóm 3 chọn rau ăn quả
Cách chơi: Để vận chuyển được rau lần lượt từng thành viên của nhóm chơi phải chọn đúng loại rau theo yêu cầu và đi lên một cây cầu nhỏ mang về nhà bỏ vào rổ sau đó đi về cuối hàng sau đó bạn khác sẽ lên chuyển. Thời gian cho trò chơi này là một bản nhạc. Kết thúc bản nhạc cô sẽ kiểm tra xem đội nào chọn đúng và nhiều rau nhất. Các con đã nắm rõ cách chơi chưa Vậy các con đã sẵn sàng giúp bác nông dân vận chuyển rau chưa? ( Cô cho trẻ chơi 2-3 lần)
Cô bao quát và hướng dẫn trẻ - Kiểm tra kết quả - Nhận xét.
Vừa rồi bác nông dân rất cảm ơn các con đã giúp bác phân loại và vận chuyển rau, bác tặng chúng mình rất nhiều rau, chúng mình cùng cô mang rau về bếp nhờ các cô cấp dưỡng nấu cho chúng mình những món rau thật ngon nhé !
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
TCVĐ: Hái quả
TCHT: Kể 3 thứ
Chơi tự do
I/MỤC TIÊU:
- Trẻ chơi được trò chơi " hái quả, kể 3 thứ "
- Trẻ chơi được trò chơi đúng luật, biết cách chơi
- Trẻ chơi đoàn kết giữ vệ sinh sân trường
- Trẻ hứng thú khi chơi trò chơi
- Giáo dục cháu khi chơi xong biết rửa tay, khi rửa mở nước nhỏ
II/ CHUẨN BỊ:
Cây có quả cho trẻ hái
Rổ đựng
Các loại đồ chơi tự làm cho trẻ chơi tự do
Địa điểm: Ngoài trời
Thời gian: 30- 35 PHÚT
III/ TIẾN TRÌNH:
Hoạt động 1: Trò chơi “ Hái quả”
- Các bạn ơi trong vườn rau có rất nhiều quả chín. Các bạn hãy giúp cô hái những quả chín mang về cho cô qua trò chơi “ Hái quả” nhe!
+ Luật chơi: Đội nào hái được nhiều quả đội đó sẻ được khen
+ Cách chơi: Cô chia lớp mình ra 2 đội khi có hiệu lệnh cả 2 đội sẻ cùng nhau lên chạy lên chui quả cổng vào vườn hái quả bỏ vào rổ chạy về thì bạn tiếp theo chạy lên.Khi hết thời gian đội nào hái được nhiều quả đội đó sẽ được khen.
- Cho trẻ chơi thử
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
=> Nhận xét sau mỗi lần chơi
Hoạt động 3: TCHT "kể 3 thứ"
- Cô ho trẻ chơi trò cơi “ Kể đủ ba thứ”.
+ Luật chơi” Kể đúng ba thứ theo yêu cầu.
+ Cách chơi: cô cho cháu ngồi thành vòng tròn, khi cô yêu cầu kể nhanh 3 loại rau củ quả mà trẻ biết thì bạn phải kể thật nhanh và đung theo yêu cầu của cô.
Cho trẻ chơi thử
Cho trẻ chơi thật 2- 3 lần
Nhận xét sau mỗi lần chơi
Hoạt động 4: Cho trẻ chơi tự do
Cô giới thiệu đồ chơi
Cô giới hạn khu vực chơi
Giáo dục cháu khi chơi không được tranh giành đồ chơi biết giữ vệ sinh sân trường
Cô quan sát quá trình chơi của trẻ
Tập họp trẻ, thu dọn đồ chơi và nhận xét buổi chơi
Khi chơi xong thì tay các bạn dơ vào lớp rửa tay khi rửa tay các bạn mở nước nhỏ nhé
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: xây vườn rau.
Góc phân vai: cửa hàng rau củ quả.
Góc văn hóa địa phương : dạy trẻ làm bầu để ươm hạt cây con.
Góc tạo hình: tô màu, cắt dán,hạt nào quả đó.
Góc học tập: nối các hoa vào quả cho đúng. làm album ảnh về các loại rau củ quả.
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ biết xây vườn rau của bé từ những nguyên vật liệu mở.
- Trẻ biết xây trùng khít với nhau. Biết cách trang trí cân đối các khu trong khu vườn.
- Trẻ biết chơi trò chơi bán hàng, biết báng những loại rau củ quả.
- Trẻ biết nhiệm vụ của người bán và người mua, phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
- trẻ biết xé, cắt, tô màu các loại rau, củ, quả.
- Rèn kỹ năng khéo léo và tự làm đồ chơi cho trẻ
- Trẻ biết làm album ảnh các loại rau, củ, quả .
- Phát triển kỹ năng khéo léo cho trẻ.
- Trẻ biết chơi các trò chơi học tập trên máy tính.
- Rèn kỹ năng sử dụngmáy tính cho trẻ.
- Biết giúp đở bạn trong quá trình chơi.
- Biết bảo vệ môi trường,ăn nhiều rau, củ, quả có ích cho cơ thể..
II. CHUẨN BỊ:
- Góc phân vai: Các loại rau, củ, quả.
- Góc xây dựng: Các nguyên vật liệu để xây vườn rau.
- Góc nghệ thuật: giấy màu, bút màu, giấy vẽ, tranh, hồ dán.
- Góc thư viện: tranh ảnh các loại rau, củ, quả.
- Góc học tập: máy tính, trò chơi.
- Địa điểm : lớp học.
- Thời gian : 35 phút.
III. Tiến trình
* Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu bài.
- Cô cho trẻ hát “ Bầu và bí”
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói về gì?
+ Có những loại rau quả gì?
+ Thế tuần này chúng ta học với chủ đề gì? Chủ
+ Nhìn xem lớp ta có mấy góc chơi?
* Hoạt động 2: Thỏa thuận vai chơi.
- Các bạn ơi, thế làm thế nào để có nhiều rau sạch để ăn?
+ Thế hôm nay góc xây dựng con sẽ xây gì?
+ Muốn xây được vườn rau của bé thật đẹp thì con sẽ xây như thế nào?
+ Trong vườn cây có những gì?
+ Bạn nào thích chơi ở góc xây dựng?
- Trong vườn của bé có trồng thật nhiều rau, củ thế các bạn giúp bé mang ra chợ bán nhe!
+ Thế ở góc phân vai thì các con sẽ chơi gì?
+ Thế con bán những gì?
+ Người bán thì như thế nào? Nười mua thì wnhư thế nào?
+ Mua xong thì các bạn sẽ làm gì?
+ khi khách đến thì người bán sẽ làm gì? Khi khách đi thì sao?
- Để lưu giử lại những hình ảnh đẹp về rau, củ trong vườn thì ở góc thư viện hôm nay cô sẽ cho các con làm album ảnh về rau, củ, quả nhe!
+ Vậy con làm album như thế nào?
- Còn ở góc học tập thì các con sẽ được làm quen với máy tính qua chương trình kidmart. Và chơi ghép tranh.
- Còn ở góc nghệ thuật cô có chuẩn bị giấy vẽ, đất nặn, tranhcác con hãy tạo nên những loại rau, củ, quả thật đẹp qua bàn tay khéo léo của các con nhe!
* Hoạt động 3: Cháu tham gia vào góc chơi.
- Cô cho trẻ đọc thơ “Vè các loại rau” nhận thẻ đeo và vào góc chơi.
- Cháu chơi cô hướng dẫn giúp đỡ cháu . Cô tham gia chơi cùng trẻ.
- Nhắc nhờ cháu chơi tốt các góc và liên kết tốt các góc chơi.
*Hoạt động 4: Nhận xét quá trình chơi.
- Cô đến từng góc chơi nhận xét quá trình chơi của trẻ.
- Cô tập trung trẻ vào góc xây dựng trò chuyện về công trình xây dựng.
- Cho cháu quan sát công trình. Cho các chú công nhân xây dựng giới thiệu về công trình mà mình xây dựng .
- Cô nhận xét công trình xây dựng.
- Cô nhận xét giờ chơi
- Kết thúc: Dọn dẹp đồ chơi.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Dạy trẻ không ăn những loại quả lạ.
- Chơi tự do.
- Nhận xét nêu gương.
- Cắm cờ, trả cháu
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Sĩ số: 40
Vắng:
Cháu biết 1 số các loại rau củ, biết phân biệt các nhóm củ lá, rau củ, rau quả.
Cháu chơi đoàn kết với bạn, cháu, một số chưa thực hiện được mục tiêu 25 như: Thế, Tuyên, Thái, Hòa cháu còn nói chuyện trong giờ học, giỡn với bạn.
KẾ HOẠCH NGÀY THỨ BA
NGÀY 16/1/2018
* ĐÓN TRẺ:
- Cho trẻ cất đồ dùng
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề "thực vật"
- Cho trẻ chơi tự do.
* THỂ DỤC SÁNG:
+ Động tác hô hấp: Thở ra từ từ và thu hẹp lòng ngực bằng động tác
+ Động tác phát triển cơ tay, cơ bã vai
+ Động tác phát triển cơ lưng: Đứng cúi người về phía trước
+ Động tác phát triển cơ chân: Khuỵu gối
+ Động tác bật: Bật, đưa chân sang ngang
ĐIỂM DANH
HOẠT ĐỘNG HỌC
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ THÍCH LOẠI RAU, CỦ, QUẢ GÌ?
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
HOẠT ĐỘNG: NÉM TRÚNG ĐÍCH THẲNG ĐỨNG
I. Mục tiêu.
Trẻ biết ném trúng đích thẳng đứng bằng một tay và thực hiện đúng kỉ thuật, đứng đúng tư thế.
- Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng.
- Rèn cho trẻ kỹ năng ném trúng đích
- Rèn luyện và phát triển sức mạnh của tay, vai, chân, định hướng khi ném.
- Giao dục trẻ ý thức tập thể dục theo cô
II Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của cô:
- Sân tập sạch sẽ,an toàn.
- Không gian rộng rãi,thoáng mát.
- Nhạc bài hát “đi tàu lướt”, “nắng sớm”, “Mùa hè đến”, “Trời nắng, trời mưa”.
2. Chuẩn bị của trẻ:
- 2 cột đích đứng cao 1 m, đường kính 40 cm.
- 25 túi cát.
- Mủ đội đầu cho trẻ.
3. Địa điểm và thời gian:
Thời gian 30-35 phút
Địa điểm: ngoài sân.
STT
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
1
hoạt động 1 ổn định.
Cho trẻ đứng đội hình 2 hàng dọc.
- Các con ơi! Bây giờ đang là mùa gì?
- Mùa xuân thì thời tiết như thế nào các con?
- Vậy trời nắng nóng thì khi ra đường các con phải làm gì?
- Giáo dục trẻ: Mùa xuân trời nắng nóng nên khi ra đường các con nhớ đội mũ nón,mặc áo nắng để không bị ốm. Về nhà thì phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hằng ngày phải tập luyện thể dục thể thao các con nhớ chưa nào?
- Mùa xuân đến khắp nơi tưng bừng mở hội và hôm nay ở trường Mầm non HHN tại lớp Lá 2 cô tổ chức cho các con hội thi “bé khỏe- bé ngoan” với sự có mặt của các cô BGH sẽ làm ban giám khảo và đặc biệt là sự tham gia của 2 đội chơi đó là đội rau xanh và rau củ,tất cả chúng ta hãy cho một tràng pháo tay chào đón sự có mặt của các cô và cả 2 đội nào.
- Đến với hội thi hôm nay 2 đội sẽ phải trải qua 3 phần thi đó là phần Diễu Hành, Đồng Diễn và phần Tài Năng.
- Hai đội đã sẵn sang để bước vào cuộc thi chưa? Phần thi thứ nhất có tên phần thi Diễu Hành bắt đầu.
2
hoạt động 2
khởi động
Cho trẻ làm đoàn tàu đến tham gia hội thi, đoàn tàu đi thành vòng tròn theo nhạc bài “đi tàu lướt” kết hợp với các kiểu đi: đi bằng mũi chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi khom lưng, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh dần, chạy nhanh, chạy chậm dần,chạy chậm và về đứng thành đội hình hai hàng ngang giản cách nhau 1 cánh tay.
Cho trẻ chuyển đội hình thành 3 hàng ngang chuẩn bị tập bài tập phát triển chung.
3
Hoạt động 3: Trọng động
- Bài tập phát triển chung:
- Trải qua phần thi thứ nhất cô thấy cả 2 đội biểu diễn rất giỏi cô sẽ thưởng cho mỗi đội một ngôi sao. Bây giờ chúng ta sẽ bước sang phần thi thứ 2 mang tên: Đồng diễn, phần thi bắt đầu. (cô cho trẻ tập kết hợp nhạc bài hát bầu và bí).
- Động tác tay: Tay đưa ra phía trước, long bàn tay sấp,đưa lên cao long bàn tay hướng vào nhau (Thực hiện 3 lần 8 nhịp).
+ Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi.
+ Nhịp 1: Chân trái bước sang trái một bước. Hai tay đưa ra phía trước lòng bàn tay sấp.
+ Nhịp 2: hai tay đưa sang ngang lòng bàn tay ngửa.
+ Nhịp 3: Đưa hai tay ra phía trước như nhịp một.
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
+ Nhịp 5, 6, 7, 8 đổi chân và thực hiện như trên.
- Động tác bụng: Tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau, cúi gặp người (Thực hiện 2 lần 8 nhịp).
+ Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi.
+ Nhịp 1: Chân trái bước sang trái một bước rộng bằng vai,hai tay đưa lên cao ( lòng bàn tay hướng vào nhau).
+ Nhịp 2: Cúi gập người, mũi bàn tay chạm vào mũi bàn chân.
+ Nhịp 3: Thực hiện như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
+ Nhịp 5, 6, 7, 8 đổi chân và thực hiện như trên.
- Động tác chân: Ngội khuỵu gối hai tay đưa ra phía trước. (Thực hiện 2 lần 8 nhịp).
+ Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi.
+ Nhịp 1: Hai tay đưa sang ngang.
+ Nhịp 2: Ngồi khuỵu gối (lưng thẳng, không kiễng chân), hai tay đưa ra phía trước lòng bàn tay sấp.
+ Nhịp 3: Thực hiện như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Đổi chân và thực hiện như trên.
- Động tác bật: Bật chân trước, chân sau ( Thực hiện 2 lần 8 nhịp).
+ Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi.
+ Nhịp 1: hai tay chống hông bật chân trước, chân sau.
+ Nhịp 2: Bật đổi chân.
+ Nhịp 3, 4, 5, 6, 7, 8: Thực hiện như nhịp 1, 2.
Vận động cơ bản: “Ném trúng đích thẳng đứng”
- Trải qua phần thi thứ 2 phần thi đồng diễn cô thấy cả hai đội biểu diễn rất đều, rất đẹp cả 2 đội xứng đáng được nhận mỗi đội 1 ngôi sao. Bây giờ ta sẽ bước sang phần thi thứ 3 phần thi tài năng. Ở phần thi thứ 3 này nhiệm vụ của hai đội là ném túi cát trúng vào đích. Ai đã biết cách ném thì lên làm thử cho cô và cả lớp được xem trước nào?
- Cô mời 1-2 trẻ lên trải nghiệm trước.
- Bây giờ để hiểu rõ luật chơi hơn cả hai đội cùng chú ý nghe cô hướng dẫn và làm mẫu nào.
- Cô làm mẫu lần một không giải thích.
- Cô làm mẫu lần hai kết hợp phân tích động tác: Để ném được chính xác hơn, chúng mình cùng xem cô làm lại một lần nữa nhé: Từ đầu hàng cô bước đến vạch xuất phát tay cầm túi cát.khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị” cô đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát đưa ra phía trước mắt nhìn thẳng đích. Khi nghe hiệu lệnh “Ném” , cô đưa tay từ trước ra sau lên cao và dùng sức của cánh tay ném mạnh túi cát trúng vào đích.
- Mời 2-3 trẻ lên làm lại.
- Cô quan sát sửa sai và động viên trẻ.
- Bây giờ là phần thi hết sức gay cấn và hấp dẫn, hai đội sẽ thi đua xem đội nào ném giỏi nhất. Đội nào thắng sẽ được thưởng. Phần thi bắt đầu.
- Cô mở nhạc nền “không lời”.
- Trong quá trình trẻ tập, cô chú ý quan sát, sửa sai cho trẻ.
- Cô kiểm tra và công bố kết quả của hai đội, hỏi trẻ vừa tham gia trò chơi gì. (Cho trẻ nhắc lại tên vận động)
Trò chơi vận động:“Trời nắng, trời mưa”
Để thưc hiện được trò chơi các bạn nghe cô nói cách chơi và luật chơi.
Cách chơi: Hai đội đứng thành hàng dọc. Khi có hiệu lệnh của cô thì hai bạn đầu hàng lên lấy bóng ném vào rổ, chạy về đập tay bạn kế tiếp rồi xuống cuối hàng đứng. Mỗi một lần lên chỉ được lấy 1 quả bóng để ném vào rổ. Kết thúc trò chơi đội nào có số bóng nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc.
Luật chơi: Mỗi một lần lên chỉ được lấy 1 quả bóng ném vào rổ. Đội nào có số bóng nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc.
Cô tổ chức cho trẻ chơi
Cô cho trẻ kiểm tra kết quả.
Cho trẻ chơi 2-3 lần, cô quan sát nhắc nhỡ trẻ.
Cô công bố kết quả của hai đội.
Khen thưởng,khích lệ trẻ.
4
hoạt động 4
hồi tỉnh.
* Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi 3-4 vòng trên nền nhạc “ nhẹ” và ra sân chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
TCHT: quan sát vườn rau
TCVĐ: tìm vườn.
Chơi tự do.
I . Mục tiêu.
- Trẻ biết đặc điểm, lợi ích, công dụng, cách chế biến của 1 số loại rau.
- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Trẻ thích thú thú tham gia trò chơi vận động “tìm vườn”
- thỏa mãn được nhu cầu vui chơi
- Biết giữ dìn vệ sinh, bảo vệ đồ chơi.
II. Chuẩn bị.
1 số cây rau cải xanh, cải ngọt, củ cà rốt.
Đồ chơi ngoài trời, bong, chong chóng, vòng, phấn, dây thung,.
Cầu tuột, xích đu,
Địa điểm: ngoài trời
Thời gian: 30-35 phút
III. tiến trình.
Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu.
Cô cháu hát bài “ bầu và bí”
Hát bài gì? Trong bài hát nhắc đến loại rau nào?
Ngoài bầu và bí con còn biết được những loại rau gì?
Hôm nay cô sẽ dẫn các con đi tham quan vườn rau nhé.
Hoạt động 2: quan sát vườn rau.
Các bạn ơi! Các bạn đang đứng ở đâu đây?
Trong vuờn rau có những loại rau nào?
Ai biết được gì về các loại rau nào?
Rau này thường được chế biến thành những món gì?
Rau này ăn được phần nào? Nên được gọi là rau ăn gì?
Cô khái quát lại đặc điểm của rau. Các cô bác trồng rau để làm gì?
Rau sống được là nhờ bàn tay của con người chăm sóc và bảo vệ. do đó khi ăn rau cc nhớ an hết suất, không được ngắt lá bẻ cành luôn bảo vệ rau.
Hoạt động 3 : TCVĐ “tìm vườn”
Cô sẽ cho cc chơi trò chơi tìm vườn
CC: các cháu vừa đi vừa hát khi nghe hiệu lệnh “ tìm vườn” các cháu sẽ nói “vườn nào” cô nói tên vườn rau nào thì chau phải chạy nhanh về vườn rau đó.
LC: ai chạy sai vườn thì nhảy lò cò.
Tổ chức cho trẻ chơi vài lần.
Nhận xét sau mỗi lần chơi.
Nhận xét trò chơi.
* Hoạt động 4: Chơi tự do.
- Cô giới thiệu cho trẻ một số trò chơi tự do như chong chóng, chi chi chành chành. Lộn cầu vòng, máy bay.. hỏi trẻ cách chơi.
- Giới hạn khu vực chơi cho trẻ
- Gd trẻ : Khi chơi không được xô đẩy bạn,thấy lá rụng thì phải nhặt bỏ vào thùng rác .
- Cô có thể chơi cùng trẻ, quan sát trẻ chơi
- Gần hết giờ cô tập trung trẻ lại , cô nhận xét quá trình chơi và giáo dục chung.
- Điểm danh- vào lớp
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: xây vườn rau.
Góc phân vai: cửa hàng rau củ quả.
Góc văn hóa địa phương : dạy trẻ làm bầu để ươm hạt cây con.
Góc tạo hình: tô màu, cắt dán,hạt nào quả đó.
Góc học tập: nối các hoa vào quả cho đúng. làm album ảnh về các loại rau củ quả.
=> Như ngày thứ 2 đầu tuần
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ THÍCH RAU CỦ QUẢ GÌ?.
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG: VẼ MỘT SỐ LOẠI RAU, CỦ, QUẢ.
I. MỤC TIÊU
- Cháu biết có nhiều loại loại rau củ với tên gọi màu sắc dáng vẻ khác nhau .
- Củng cố kỹ năng vẽ 1 số loại rau củ.
- Khuyến khích trẻ tưởng tượng sáng tạo qua nhân cách hóa các loại rau củ vẽ thành những hình ảnh sống động : cà chua biết đi, cà rốt nhảy múa, biết đặt tên cho sản phẩm.
- Giáo dục trẻ tính thẩm mỹ, kiên nhẫn hoàn thành sản phẩm.
II/ CHUẨN BỊ :
- Trước hoạt động : cho trẻ quan sát và trò chuyện về 1 số loại rau củ ngộ nghĩnh trong góc nghệ thuật.
- Môi trường : góc nghệ thuật có trưng bày một số loại rau củ : cà chua, dâu, cà rốt, su su vẽ mắt, mũi, miệng.Nhân cách hóa, tranh sáng tạo về nhân cách hóa các loại rau củ.
- Chỗ cho cháu dán sản phẩm.
- Tranh gợi ý : 3 tranh.
+ Tranh 1 : Chị bầu đang buồn.
+ Tranh 2 : Chị em cải ngọt vui múa hát.
+ Tranh 3 : Gia đình cà chua dạo chơi.
- Giấy A3 , A4 , giá vẽ, màu nước, màu sáp, đủ loại cọ, khăn lau.
- Giá treo tranh, kẹp treo tranh.
Bàn ghế bút màu đủ cho mỗi trẻ.
Thời gian: 30-35 phút.
Địa điểm: Lớp học
III. Tiến hành.
STT
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
1
- Hoạt động 1 : đọc bài thơ
“ Giáo dục dinh dưỡng” do cô sáng tác.
- Trong bài thơ vừa rồi có những loại rau quả gì ?
chuyện với nhau ( Thế cô chủ của su su thế nào ? Cô chủ của mình dễ thương lắm, ngày nào cô chủ cũng chăm tưới nước, mình được tắm mát mê ly, là, lá, la, la Còn ông chủ của mình. Ôi ! Ông chủ của mình tham lam lắm ! Chỉ vì quả bầu tiên mà ông chủ bẻ gãy cánh chim én nhỏ, thật là tội nghiệp con én, híc, híc Thôi bạn đừng buồn nữa, trời sắp tối rồi, chúng ta về thôi,mai lại trò chuyện tiếp nhé ! )
- Cô lấy cà rốt, su su ( có vẽ mắt, mũi, miệng ) ra nói
-Cuộc trò chuyện vừa rồi em thấy như thế nào ?
-Đúng rồi cà rốt, su su giống như các con cũng biết thương yêu và quý mến nhau.
2
- Hoạt động 2 : Quan sát tranh và đàm thoại
+ Con đoán xem bạn vẽ gì đây ?
+ Vì sao con nghĩ quả bầu đang buồn ?
+ Còn tranh này bạn vẽ từ loại rau nào vậy ?
+ Theo con rau cải đang làm gì ?
+ Bạn vẽ như thế nào mà con biết cải ngọt đang vui nhảy múa.?
So sánh 2 tranh:
+ Còn cách sắp xếp của 2 bức tranh thì như thế nào ?
+ Những bức tranh này thật vui, thật ngộ nghĩnh, ai có thể đặt tên cho tranh này ?
+ Còn đây là ai vậy các con ?
+ Gia đình cà chua như thế nào nhỉ ? Sao con nghĩ như thế ?
- Các bạn cùng vẽ về một số rau củ rất ngộ nghĩnh, rau củ mà còn biết vui, biết cười, còn biết buồn nữa.
- Hôm nay chúng mình cùng vẽ một số loại rau, củ sao cho thật độc đáo, ngộ nghĩnh nhé !
3
Hoạt động 3 bé nêu ý tưởng.
- Trò chuyện hỏi ý tưởng trẻ :
+ Con định vẽ loại rau củ gì ?
+ Con vẽ .như thế nào ? có những nét gì?
+ Con vẽ làm sao để biết đang cười ?
+ Bạn nào dự định vẽ khác bạn ?
+ Tại sao con vẽ.đang buồn ?
+ Vẽ buồn con vẽ làm sao ?
- Cô chúc các con vẽ được nhiều tranh ngộ nghĩnh, mới lạ để mình cùng khoe với bố mẹ chiều nay nhé!
4
- Hoạt động 4 : Trẻ thực hành.
Cho trẻ hát bài bàu và bí vào bàn thực hiện.
- Cô quan sát, giúp đỡ trẻ yếu và dùng lời gợi ý trưởng cho trẻ vẽ thể hiện cảm xúc riêng của mình.
Cô gợi ý và hướng dẫn khuyến khích trẻ thực hiện sản phẩm của mình 1 cách sáng tạo theo ý tưởng của riêng mình.
5
Hoạt động 5
Nhận xét sản phẩm
(Bài hát “ Đánh đàn Piano”)
- Cô khen cả lớp đều vẽ tranh ngộ nghĩnh.
- Con thấy tác phẩm mới lạ – lạ như thế nào?
+ Con thấy tranh nào đẹp ? Đẹp ở chỗ nào ?
- Cô nhận xét những tác phẩm sáng tạo, gởi ý tưởng tiếp theo cho tranh chưa hoàn chỉnh.
- Bạn nào chưa hoàn thành tác phẩm của mình có thể vào góc chơi thực hiện tiếp.
- Con nghĩ xem với những tác phẩm này mình sẽ làm gì ? Đưa vào góc chơi nào ?
- Kết thúc hoạt động : Hát múa bài “Quả gì ?”
*Nêu gương,cắm hoa.
*Vệ sinh, trả trẻ.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Sĩ số: 40
Vắng:
Cháu thực hiện được vận động đi nối bàn chân tiến lùi, có kỹ năng vận động tốt.
Một số cháu chưa thực hiện được: Quỳnh, Hòa, Thuận, cháu sợ té khi thực hiện vận động.
Cháu tham gia vào hoạt động tạo hình, cháu biết tạo ra sản phẩm của mình theo ý trẻ, một số cháu chưa tô đẹp, sản phẩm còn nhỏ chưa cân đối bố cục như: Minh, Hân, Đa, Vy, Thy.
KẾ H
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 1 THUC VAT_12522250.doc