Kế hoạch giáo dục tháng 11 lứa tuổi 3 - 4 tuổi

1.Ổn định tổ chức:

- Cô và trẻ cùng hát bài “Cả nhà thương nhau”

-Cô và trẻ cùng đàm thoại về nội dung bài hát.bài hát nói về gì.các con có yêu gia đình mình ko?Hôm nay cô con mình sẽ làm ngôi nhà để tặng người thân trong gia đình mình

2.Phương pháp hình thức tổ chức:

*Quan sát tranh mẫu: Trẻ ngồi trên ghế hình chữ U

-Cô giới thiệu tranh mẫu cho trẻ quan sát

-Cô và trẻ cùng đàm thoại:

+Cô có bức tranh dán về cái gì?

+Cô chỉ vào từng phần của ngôi nhà và hỏi trẻ

.Cô chỉ vào thân nhà(thân nhà hình gì nhỉ) thân nhà được sơn mầu gì nhỉ

.Cô chỉ vào mái nhà hỏi trẻ.Đây là cái gì của ngôi nhà,nó được sơn bằng mầu gì

.sau đó cô chỉ vào cửa ra vào và cửa sổ rồi đặt câu hỏi hỏi trẻ.

=>Cô chốt lại:Bức tranh dán ngôi nhà có thân là một hình vuông to,mái nhà là hình tam giác,trên thân nhà có cửa xổ là hình vuông nhỏ,,cửa ra vào là hình chữ nhật.

*Cô làm mầu:cô vừa làm mầu vừa hướng dẫn: Tay phải cô cầm hồ tay trái cô giữ giấy cô phết hồ vào mặt sau của hình vuông làm thân nhà sau đó cô dán, cô dán được thân nhà rồi cô lại tiếp tục phết hồ vào mặt sau của hình tam giác cô dán lên bên trên hình vuông thế là cô dán được mái nhà. Cứ như vậy cô dán lần lượt cửa sổ và cửa ra vào.

 

docx48 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 814 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giáo dục tháng 11 lứa tuổi 3 - 4 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao khả năng cách sắp xếp cạnh nhau trên cùng mặt phẳng. 3.Thái độ - Biết giữ gìn đồ dùng 1.Đồ dùng của cô: -Một số đồ dùng để xung quanh lớp, đồ dùng cho trẻ chơi luyện tập. 2.Đồ dùng của trẻ: -Rổ đựng đồ dùng, mỗi trẻ 1 đôi dép ,1 đôi tất, 1 đôi đũa 1.Ổn định tổ chức:Cô cùng trẻ hát bài 1 nhắm 1 mở 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trẻ ngồi hình chữ U * Dạy trẻ ghép đôi -Cô cho trẻ xem hình ảnh chiếc đũa -Cô hỏi trẻ có 1 chiếc đũa có gắp được thức ăn không? -Thế muốn gắpđược thức ăn thì cần mấy chiếc đũa? -2 chiếc hay gọi 1 đôi. Cô cho trẻ ghép 2 chiếc đũa thành 1 đôi. Cô cho trẻ đọc to đôi đũa. -Mùa đông đến rồi các con thường hay đi cái gì cho ấm chân. -Thế các con thường đi mấy chiếc bi tất. Cô gọi trẻ trả lời. -Cô mời trẻ lên thử đi bi tất vào chân. -Và cho trẻ đếm xem có mấy chiếc bi tất được đi ở chân? -Mỗi chân đi 1 chiếc bi tất là thành 2 chiếc bi tất hay còn gọi là 1 đôi. -Cô cho trẻ xếp đôi bi tất ra trước mặt và đọc to đôi tất. -Hàng ngày các con đi học có đi dép không? -Thế chúng mình thường đi mấy chiếc dép? -Cô cho trẻ đứng dậy và đi dép vào chân và đếm xem có mấy chiếc dép? -À cơ thể có 2 chân hay còn gọi là đôi chân thì chúng mình cũng phải đi 2 chiếc dép vào 2 chân hay còn gọi là đôi dép. Cô cho trẻ đọc đôi dép. => Cô khái quát khi chúng ta ghép 2 chiếc đũa thì thành 1 đội, ghép 2 chiếc bi tất cũng thành 1 đôi, ghép 1 chiếc dép bên trái và 1 chiếc dép bên phải cùng màu cũng thành 1 đôi đấy. hay còn gọi là 2 đối tượng giống nhau thành 1 đôi. * Trò chơi “tinh mắt: Cô chỉ lên các bộ phận cơ thể trẻ phải nói được đôi về cơ thể như “đôi mắt, đôi tai, đôi chân, đôi tay” * Trò chơi: Những đồ dùng tìm bạn + Cách chơi: Chia làm ba đội, lần lượt từng bạn của mỗi đội lên chọn đồ dùng thành một đôi. + Luật chơi: Đi theo đường hẹp tìm những đồ dùng chưa đủ 1 đôi, ghép lại thành một đôi giống nhau về màu sắc, kích thước. Thời gian là 1 bản nhạc đội nào ghép được nhiều đôi đúng đội đó giành chiên thắng -Cô tổ chức cho trẻ chơi và nhận xét trò chơi. 3. Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ. Lưu ý .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Chỉnh sửa năm Thứ 6 ngày 10 tháng 11 năm 2017 Tên hoạt động học Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Tạo hình: Tô mầu chân dung mẹ (mẫu) 1.Kiến thức: -Trẻ biết được chân dung mẹ - Trẻ biết cách cầm bút và chọn màu tô phù hợp với nội dung tranh 2.Kỹ năng: -: Rèn kỹ năng cầm bút, di màu 3.Thái độ: -Trẻ hào hứng tham gia hoạt động cùng cô và các bạn -Trẻ biết giũ gìn sản phẩm của mình Đồ dùng của cô: Tranh mẫu vẽ chân dung mẹ đã tô màu, tranh mở rộng Tranh vẽ về chân dung mẹ chưa tô màu Bút sáp màu đủ Đồ dùng của trẻ: Ghế ngồi, Tranh vẽ về chân dung mẹ chưa tô màu Bút sáp màu đủ 1.Ổn định tổ chức: Cô cùng trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau” trò chuyện dẫn dắt giới thiệu bài mới cho trẻ. 2.Phương pháp hình thức tổ chức Quan sát nhận xét mẫu: Trẻ ngồi dưới chiếu quanh cô - Cô đưa ra bức tranh vẽ về chân dung mẹ đã tô màu cho trẻ quan sát nhận xét: Các con có nhận xét gì về nội dung trong tranh (Cô gọi hỏi tranh vẽ về ai? Tóc của mẹ được tô bằng màu gì? áo tô mảu gì?cô tô màu như thế nào?) =) Cô nhấn mạnh: Đây là tranh vẽ về chân dung mẹ ,tóc của mẹ được tô bằng màu đen. Áo tô mảu xanh. Cô di màu thật mịn, không để chệch màu ra ngoài hình vẽ.Các con thấy bức tranh cô tô có đẹp không? Các con có muốn tô được bức tranh chân dung mẹ thật đẹp như vậy. Các con hãy chú ý quan sát cô tô mẫu nhé! Cô tô mẫu -kết hợp phân tích -Cô cầm màu bằng 3 đầu ngón tay phải tay trái cô giữ giấy, cô từ từ tô tóc cho mẹ tóc mẹ cô tô tóc mẹ màu đen sau đó cô tô đến mắt mẹ cô tô đến môi mẹ cô tô màu đỏ, mặt mẹ cô tô màu vàng sau đó đến áo cô tô màu xanh. Cô tô từ trên xuống dưới, cô tô đều mịn không chờm ra ngoài. -Cô giới thiệu tranh mở rộng. (Cô hỏi trẻ lại cách tô) bằng cách cho trẻ tô trên không *Trẻ thực hiện: Trẻ ngồi tren bàn theo nhóm Cô nhắc nhở trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút Cô bao quát giúp đỡ trẻ khi cần thiết *Trưng bày sản phẩm: Trẻ ngồi 2 hàng ngang -Cô mời trẻ lên trưng bày sản phẩm của mình -Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình hoặc của bạn -Cô nhận xét các sản phẩm khen ngợi những trẻ làm tốt và động viên những trẻ làm chưa đạt. -Cô hỏi lại trẻ xem hôm nay con đã tô màu dược cái gì? -Hôm nay cô hướng dẫn các con tô được chân dung của mẹ tặng người thân rất đẹp. Các con tô rất đẹp nhưng còn một số bạn vẫn tô chưa được đẹp lần sau các con phải cố gắng hơn nữa.Các con phải chú ý giữ gìn bức tranh của mình thật đẹp và sạch sẽ. 3.Kết thúc: -Cô nhận xét chung giờ học -Chuyển hoạt động. Lưu ý ... Chỉnh sửa năm Tuần 2: Đồ dùng gia đình (13-17/11) Thứ 2 ngày 13 tháng 11 năm 2017 Tên hđ Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thơ: Thăm nhà bà tác (Như Mao) 1. Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. Trẻ thuộc bài thơ,hiểu được nội dung của bài thơ 2. Kỹ nắng: - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm bài thơ - Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi to rõ ràng 3. Thái độ: - trẻ biết ngoan lễ phép với người lớn tuổi - trẻ hứng thú tham gia tiết học - Đdcc: Đầu đĩa có chứa nội dung bài thơ,bài hát “cháu yêu bà” - Tranh minh họa nội dung bài thơ 1. Ổn định tổ chức: Cô cùng trẻ hát bài hát Cháu yêu bà” - Cô trò chuyện về nội dung bài hát+ Các con vừa hát bài hát gì? + Bài hát nói đến ai? - Cô biết 1 bài thơ nói đến Bà của tác giả Như Mao, để biết bài thơ tác giả nói gì thì cô mời các con lắng nghe cô đọc bài thơ “thăm nhà Bà” nhé! 2. Phương pháp hình thức tổ chức: Trẻ ngồi hình chữ U -Cô giới thiệu tên bài thơ “ thăm nhà Bà” tác giả Như Mao +Lần 1: cô đọc diễn cảm + Cô hỏi trẻ tên bài thơ tên tác giả +Lần 2 sử dụng trang minh họa, kết hợp với đàm thoại và trích dẫn bài thơ - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?của tg nào? + Ai đã đến thăm nhà Bà? + Em bé đến nhà bà chơi nhưng ko có bà ở nhà em đã thấy gì? + Em đã làm gì khi nhìn thấy đàn gà? “ Đến thăm Bà..bập bập bập” + Đàn gà con nghe thấy em bé gọi thì ntn?+ Gà mải miết làm gì? + Em bé thấy đàn gà đang nhặt thóc thì em đã làm gì? “ chúng lật đậtlùa vào mát” - Cô nói nội dung bài thơ cho trẻ nghe: bài thơ nói đến 1 bạn nhỏ đến thăm nhà bà nhưng bà ko có nhà ,bạn ấy thấy đàn gà đang chơi ngoài nắng em đã lùa vào chố mát cho bà *Dậy trẻ dọc thơ - Cô Cho trẻ đọc thơ cùng cô 2-3 lần - Cô cho nhóm,tổ,cá nhân trẻ đọc - Sau mỗi lần trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ -Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ -Cô hỏi lại trẻ tên bài thơ tên tác giả * GD:Các con ạ bà là người sinh ra bố mẹ chúng mình và chăm sóc nuôi dưỡng bố mẹ trưởng thành và sinh ra các con và bà con chăm các con nưa.Vì vậy các con phải luôn luôn tôn trọng và giúp đỡ bà những công việc nhỏ các con nhớ chưa nào? 3. Kết thúc: Cô củng cố và nhận xét giờ học Lưu ý .. .. Chỉnh sửa năm Thứ 3 ngày 14 tháng 11 năm 2017 Tên hoạt động học Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Khám phá khoa học: Tìm hiểu về một số đồ dùng gia đình (bát, cốc) 1.Kiến thức: -Trẻ biết kể tên đồ dùng trong gia đình như bát, cốc... -Trẻ nói được màu sắc công dụng của một số loại đồ dùng . -Trẻ nói được đặc điểm cấu tạo chất liệu của bát và cốc 2.Kỹ năng: -Trẻ có kỹ năng sử dụng một số đồ dùng đúng công dụng -Rèn khả năng tư duy trí nhớ của trẻ -Trẻ biết cách chơi trò chơi 3.Thái độ: -Trẻ hào hứng tham gia hoạt động cùng cô và các bạn Đồ dùng của cô:cái bát, cái cốc, cái chén, cái xoong ... Hình ảnh một số đồ dùng gia đình Đồ dùng của: Lô tô bát, cốc 1.Ổn định tổ chức: -Cô cho trẻ xem video bài hát “đồ dùng bé yêu” - Cô và trẻ cùng trò chuyện về đồ dùngcó trong bài hát 2.Phương pháp hình thức tổ chức:*Trẻ ngồi trên ghế hình chữ U Quan sát tranh và đàm thại: *Quan sát cái bát -Cô vừa mở hình ảnh cái bát vừa đọc câu đố: Miệng tròn long trắng phau phau Đựng cơm đựng thị đựng rau hàng ngày -Đó là cái gì? -Đây là cái gì? -Miệng cái bát có dạng hình gì nhỉ? -Cái bát có màu gì? -Cô cho trẻ quan sát cái bát thật và hỏi trẻ xem cái bát làm bằng chất liệu gì? -Thế cái bát dùng để làm gì? -À đây là cái bát, cái bát này có màu trắng,miệng nó màu đỏ, cái bát này làm bằng men sứ. Các con ạ còn nhiều loại bát khác nhau , có nhiều hoa văn khác nhau và cũng làm bằng nhiều nguyên liệu khác nhau nữa (cô mở hình ảnh các loại bát cho trẻ xem) *Quan sát cái cốc -Cô vừa mở hình ảnh cái cốc vừa đọc câu đố cho trẻ nghe: Mình tròn hình trụ Bụng đựng chứa nước Mọi người dùng tôi Để chứa nước uống -Đây là cái gì? -Cái cốc dùng để làm gì? -Đây là cái gì của cốc (quai) -Cái cốc này làm bằng nguyên liệu gì? -À đây là cái cốc bằng thủy tinh cái cốc này dùng để uống nước . Cốc cũng có rất nhiều loại và nhiều màu sắc khác nhau. (Cô cho trẻ xem hình ảnh cốc nhựa, cốc bằng sứ) *So sánh cốc và bát -Giống nhau: Đều là đồ dùng trong gia đình -Khác nhau: + Cốc có dạng hình trụ cốc dùng để uống nước +Bát có dạng hình tròn bát dùng để ăn cơm. *Mở rộng: Ngoài bát và cốc còn có rất nhiều loại đồ dùng gia đình khác như đĩa, đũa, xoong, ti vi, tủ lạnh(Cô mở một số hình ảnh về đồ dùng gia đình cho trẻ quan sát) -Giáo dục: Các con à đồ trong gia đình để chúng ta dùng hàng ngày vì vậy các con phải giữ gìn cẩn thận không bị rơi vỡ là hỏng. -Hôm nay cô dạy chúng mình tìm hiểu về gì nhỉ? Luyện tập củng cố: Trò chơi : Nhanh và đúng -Cô chia lớp thành 2 đội 1 đội lên chọn đồ dùng để ăn và 1 đội lên chọn đồ dùng để uống. -Sau 1 bản nhạc đội nào chọn được đúng và nhiều đội đó giành chiến thắng , -Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần -Cô nhận xét trò chơi 3.Kết thúc:-Cô nhận xét chung giờ học Lưu ý . Chỉnh sửa năm Thứ 4 ngày 15 tháng 11 năm 2017 Tên hoạt động học Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thể dục: VĐCB: Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát TCVĐ: bật qua suối 1.Kiến thức: Trẻ biết tên vận động, tên trò chơi luật chơi. Trẻ biết đi trong đường hẹp đầu đội túi cát 2.kỹ năng: -Rèn kỹ năng chơi trò chơi –kỹ năng nhanh nhẹ kết hợp giữa tay và chân 3.Thái độ: -Trẻ hào hứng tham gia hoạt động cùng cô và các bạn -Trẻ có ý thức luyện tập trong giờ hoạt động Địa điểm: trong lớp sạch sẽ thoáng mát - Đồ dùng của cô : Túi cát của cô.nhạc ko lời bài hát “ đoàn tàu nhỏ xíu” vạch chuẩn Hai đường hẹp -Đồ dùng của trẻ :túi cát của trẻ 1.Ổn định tổ chức: Cô cho trẻ hát bài: mời bạn ăn. Trò chuyện với trẻ về việc ăn uống và tập thể dục thể thao. Muốn cho cơ thể khỏe mạnh thì các con phải ăn đủ chất,ngoài những thứ đó ra thì các con phải năng tập thể dục 2.Phương pháp hình thức tổ chức: a.Khởi động:Trẻ đi vòng tròn xung quanh lớp trên nền nhạc bài đoàn tàu nhỏ xíu Cô cho trẻ cùng làm đoàn tau đi kết hợp các kiểu chạy nhanh,chạy chậm,đi bằng gót chân đi bằng mũi bàn chânvề đứng thành 2 hàng dọc. b.Trọng động: Trẻ đứng thành 4 hàng ngang BTPTC: tập 4 động tác thể dục: kết hợp với hoa 1: Tay: 2 tay đưa lên cao và hạ xuống (2 lần-8 nhịp) 2: Bụng :2 tay đưa lên cao và cúi người xuống (2 lần-8 nhịp) 3: Chân :Bước lên phía trước và bước sang ngang chân khụy gối( 3 lần-8 nhịp ) 4: Bật :bật về phía trước( 2 lần-8 nhịp ) *VDCB: Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát :Trẻ đứng 2 hàng dọc đối diện nhau - Cô làm mẫu Lần 1 không giải thích Lần 2: phân tích động tác Đứng trước vạch xuất phát cô đứng ở tư thế nghiêm khi có hiệu lệnh bắt đầu cô từ từ bức đi trong đường hẹp sao cho lưng thẳng đầu không cúi mắt nhìn về phía trước để không đi ra khỏi đường hẹp và túi cát trên đầu không bị rơi xuống. -Cô mời 2 trẻ lên làm vận động -Mời trẻ nhận xét cách làm của bạn (cô nhận xét và sửa sai cho trẻ ) - Cho cả lớp tập 1-2 lần( cô sửa sai cho trẻ). - Cô cho 2 hàng thi đua với nhau *Nâng cao: hôm nay cô thấy lớp mình thực hiện rất là giỏi nên cô sẽ cho lớp mình thực hiên thêm lần nữa nhưng lần này khó hơn chúng đi trong đường hẹp đầu đội túi cát tay mang gạch về cho các bác thợ để xây nhà nhé. - Cô cho lần lượt trẻ lên thực hiện và cô chú ý sửa sai cho trẻ - Cô hỏi lại trẻ tên vận động *Trò chơi vận động “ Bật qua suối”. - Cô nêu cách chơi - Cô chia ra thành 2 đội, nhiệm vụ của các đội sẽ phải bật qua 1 con suối, lần lượt từng bạn trong đội lên bật khi bật các con chú ý không được giẫm vào vạch,thời gian được tính bằng 1 bản nhạc. - Luật chơi: đội nào bật xong trước thì đội đó chiến thắng. (cho trẻ chơi 2 – 3 lần) ( Trong khi cho trẻ chơi cô quan sát, nhận xét kết quả chơi, động viên khuyến khích trẻ) -Cô nhận xét trò chơi c.Hồi tĩnh:Trẻ đi vòng tròn xung quanh lớp - Cho trẻ đi lại làm chim bay 3.Kết thúc -Cô nhận xét chung giờ học Lưu ý Chỉnh sửa năm Thứ 5 ngày 16 tháng 11 năm 2017 Tên hoạt động học Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Tạo hình: Dán ngôi nhà(tiết mẫu) 1.Kiến thức: -Trẻ biết ngôi nhà gồm có:Mái nhà,thân nhà,cửa ra vào ,cửa xổ -Trẻ biết thân nhà hình vuông to,mái nhà hình tam giác cửa ra vào hình chữ nhật,cửa xổ hình vuông nhỏ. 2.Kỹ năng: -Trẻ có kỹ năng xếp một ngôi nhà hoàn chỉnh ngay ngắn từ các hình học -Rèn kỹ năng chấm hồ bằng một đầu ngòn tay và chấm vào mặt sau của từng hình đã xếp và dán vào khung nền. 3.Thái độ: -Trẻ hào hứng tham gia hoạt động cùng cô và các bạn -Trẻ biết giũ gìn sản phẩm của mình Đồ dùng của cô: 1 -bức tranh đã dán ngôi nhà hoàn chỉnh -Hai bức tranh mở rộng gồm cỏ(cây mây ,ông mặt trời).nhạc bài hát cả nhà thương nhau -Rổ,các hình học,hồ dán,khăn lau,đĩa Đồ dùng của trẻ:Bàn ghế ngồi, -Tranh để dán nhà -rổ,các hình học,hồ dán ,khăn lau,đĩa 1.Ổn định tổ chức: - Cô và trẻ cùng hát bài “Cả nhà thương nhau” -Cô và trẻ cùng đàm thoại về nội dung bài hát.bài hát nói về gì.các con có yêu gia đình mình ko?Hôm nay cô con mình sẽ làm ngôi nhà để tặng người thân trong gia đình mình 2.Phương pháp hình thức tổ chức: *Quan sát tranh mẫu: Trẻ ngồi trên ghế hình chữ U -Cô giới thiệu tranh mẫu cho trẻ quan sát -Cô và trẻ cùng đàm thoại: +Cô có bức tranh dán về cái gì? +Cô chỉ vào từng phần của ngôi nhà và hỏi trẻ .Cô chỉ vào thân nhà(thân nhà hình gì nhỉ) thân nhà được sơn mầu gì nhỉ .Cô chỉ vào mái nhà hỏi trẻ.Đây là cái gì của ngôi nhà,nó được sơn bằng mầu gì .sau đó cô chỉ vào cửa ra vào và cửa sổ rồi đặt câu hỏi hỏi trẻ. =>Cô chốt lại:Bức tranh dán ngôi nhà có thân là một hình vuông to,mái nhà là hình tam giác,trên thân nhà có cửa xổ là hình vuông nhỏ,,cửa ra vào là hình chữ nhật. *Cô làm mầu:cô vừa làm mầu vừa hướng dẫn: Tay phải cô cầm hồ tay trái cô giữ giấy cô phết hồ vào mặt sau của hình vuông làm thân nhà sau đó cô dán, cô dán được thân nhà rồi cô lại tiếp tục phết hồ vào mặt sau của hình tam giác cô dán lên bên trên hình vuông thế là cô dán được mái nhà. Cứ như vậy cô dán lần lượt cửa sổ và cửa ra vào. -Cô cho trẻ xem tranh mở rộng: Đây là bức tranh cũng dán về ngôi nhà đấy các con ạ!bạn nào có nhận xét về ngôi nhà. . Nào chúng mình cùng phết hồ và dán nào! *Trẻ thực hiện: Trẻ ngồi trên bàn theo nhóm -Cô cho trẻ thực hiện trong khi trẻ thực hiện cô chú ý quan sát động viên hướng dẫn trẻ kịp thời để trẻ có thể thực hiện tốt. *Trưng bày sản phẩm: Trẻ ngồi 2 hàng ngang -Cô mời trẻ lên trưng bày sản phẩm của mình -Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình hoặc của bạn -Cô nhận xét các sản phẩm khen ngợi những trẻ làm tốt và động viên những trẻ làm chưa đạt. -Cô hỏi lại trẻ xem hôm nay con đã dán dược cái gì? -Hôm nay cô hướng dẫn các con tô dán dược ngôi nhà tặng người thân rất đẹp. Các con dán rất đẹp nhưng còn một số bạn vẫn dán chưa được đẹp lần sau các con phải cố gắng hơn nữa.Các con phải chú ý giữ gìn bức tranh của mình thật đẹp và sạch sẽ. 3.Kết thúc: -Cô nhận xét chung giờ học -Chuyển hoạt động. Lưu ý . . Chỉnh sửa năm Thứ 6 ngày 17 tháng 11 năm 2017 Hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Toán: Đếm số lượng trong phạm vi 3 1.Kiến thức: -Trẻ biết đếm số lượng trong phạm vi 3 . -Trẻ biết chơi trò chơi 2.Kỹ năng: -Rèn kỹ năng đếm đến 3 cho trẻ -Rèn kỹ năng trả lời một số câu hỏi của cô to rõ ràng mạch lạc -Phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ. 3.Thái độ: -Trẻ hào hứng tham gia hoạt động cùng cô và các bạn Đồ dùng của cô : Rổ đựng các chấm tròn tương ứng là 1,2,3 .Một số đồ dùng đồ chơi xung quanh lớp .3 ngôi nhà có số chấm tròn 1,2,3 3chiếc giấy và 3 bông hoa . Đồ dùng của trẻ: -Rổ đựng thẻ chấm tròn tương ứng là 1,2,3.Vở làm quen với toán . 1.Ổn định tổ chức : -Cô và trẻ cùng hát bài “tập đếm” 2.Phương pháp hình thức tổ chức: *Trẻ ngồi dưới chiếu hình chữ U *Ôn đếm trong số lượng 2 Cô cho trẻ đếm 1 số đồ dùng đồ chơi trên màn hình có số lượng là 2 *Đếm số lượng trong phạm vi 3: -Các con cùng chú ý lên màn hình xem cô có mấy bông hoa? -1,2 có 2 bông hoa bây giờ cô thêm 1 bông hoa nữa là mấy nhỉ? -1,2,3 bông hoa thì cô đặt thể tương ứng có mấy chấm tròn? -Cô cho cả lớp cùng đếm 1,2 lần -Cô mời từng tổ đêm -Cô gọi cá nhân trẻ đếm -Bây giờ các con cùng lấy những bông hoa trong rổ ra và đặt trước mặt rồi đếm nào? -Tiếp theo các con cùng chú ý lên màn hình xem cô còn có hình ảnh gì nào? -À đó là chiếc giầy thì các con cùng đếm cho cô xem có mấy chiếc giầy? -1,2,3 có 3 chiếc giầy tương ứng với mấy chấm tròn nhỉ? -Tương ứng với 3 chấm tròn thì cô giáo đặt thr có mấy chấm tròn? -Nào bây giờ cac con cùng lấy những chiếc giầy trong tổ của mình ra xếp thành hàng ngang từ trái qua phải rồi đếm cho cô xem chúng mình có mấy chiếc giầy? -Cô cho cả lớp cùng đếm 1,2 lần -Cô mời từng tổ đêm -Cô gọi cá nhân trẻ đếm *Củng cố: - Trò chơi: Nhanh và đúng - Cách chơi: Khi trên màn hình của cô xuất hiên hình ảnh gì thì các con phải đếm thật nhanh xem có mấy đồ vật . Ai đếm được nhanh trước thì giơ tay trả lời. - Luật chơi; bạn đếm sai sẽ phải đếm lại cùng bạn khác. -Trò chơi: Tìm nhà : Cô nói luật chơi và cách chơi cho trẻ chơi : Trẻ cầm thẻ số tương ứng có số lượng 1,2,3 trên tay vừa đi vừa hát bài ( trời nắng trời mưa ) khi nào có hiệu lệnh tìm nhà thì trẻ có thẻ số 2 về ngôi nhà có 2 bông hoa còn bạn có thẻ số 3 về ngôi nhà có 3 bông hoa Nếu bạn nào về nhầm nhà thì sẽ bắt trước tạo dáng con vật mà mình thích . -Chơi 3 lần cô bao quát trẻ chơi . 3.Kết thúc: -Cô nhận xét lại giờ học tuyên dương trẻ. Lưu ý Chỉnh sửa năm Tuần 3 :Mừng ngày 20/11(18-22/11) Thứ 2 ngày 20 tháng 11 năm 2017 Tên hoạt động học Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Khám phá xã hội: Tìm hiểu về ngày 20-11 1.Kiến thức: -- Trẻ biết ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt Nam Trẻ biết ngày 20/11 là ngày của cô giáo Trẻ biết được ý nghĩa của ngày 20/11 2.kĩ năng: Trẻ trả lời câu hỏi cô to rõ ràng 3.thái độ: Trẻ hứng thú tìm hiểu các giác quan Trẻ có ý thức học bài Đồ dùng của cô: Tranh ảnh về ngày 20/11 1.Ổn định tổ chức: Cô chuẩn bị 1 bó hoa và hỏi trẻ chúng mình biết vì sao cô giáo chuẩn bị bó hoa này không? -Các con có biết sắp đến ngày gì không nhỉ? -À sắp tới ngày 20/11 đấy. -Dẫn dắt vào bài 2.Phương pháp hình thức tổ chức:*Trẻ ngồi trên ghế hình chữ U Quan sát và đàm thại: * Cô cho trẻ xem băng hình và đàm thoại: -Chúng mình nhìn trên màn hình xem cô chuẩn bị gì nào? -À đoạn băng hình đấy chúng mình cùng khám phá xem trong băng hình nói về gì nhé! -Trong đoạn băng hình nói về ngày gì nhỉ? -Trong đoạn băng vừa rồi các con thấy có những ai nhỉ? -À đó là các thầy các cô đấy? -Các con có biết gì về ngày 20/11 không? (cô gọi 2-3 trẻ trả lời) -Thế ngày 20/11 dành cho những ai? -Mọi người thể hiện sự quan tâm như thế nào nhỉ? -À mọi người thường tặng hoa tặng quà cho thầy, cô của mình đấy! -Ở lớp mình có rất nhiều bạn có bố, mẹ hoặc cả bố và mẹ là giáo viên đấy thế các con cùng anh chị của mình đã chuẩn bị quà gì để tặng bố mẹ mình chưa nhỉ? -Cô mời trẻ lên trả lời nêu ý tưởng của mình. -Thế khi tặng quà thì các con nói thế nào? -Và khi đưa quà cho người lớn các con dùng mấy tay để đưa? *Cô khái quát: Ngày 20/11 là ngày lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Vệt Nam đây là ngày lễ kỷ niệm có rất nhiều hoạt động dành tặng và tôn vinh những người thầy, người cô hàng ngày chăm sóc dạy dỗ chúng ta đó. -Giáo dục: Các con ạ món quà ý nghĩa nhất đối với thầy cô là các con chăm ngoan và học giỏi biết vâng lời thầy cô và cha mẹ đấy. Vì vậy các con phải ngoan lễ phép. Luyện tập: -Trò chơi: Dán hoa tặng cô Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 2 đội nhiệm vụ của các con là lên dán những bông hoa lên giỏ của đội mình để tặng cô giáo Luật chơi: thời gian là 1 bản nhạc đội nào nào dán được nhiều hoa hơn đội đó giành chiến thắng. -Cô nhận xét trò chơi. -Cô hỏi lại trẻ tên bài học. 3.Kết thúc: -Cô nhận xét chung giờ học Lưu ý Chỉnh sủa năm Thứ 3 ngày2 1 tháng 11 năm 2017 Tên HĐ MĐYC CB Cách tiến hành Thể dục: VĐCB: Tung bóng lên cao bằng 2 tay TCVĐ: thi xem ai nhanh Kiến thức - Trẻ biết phối hợp tay chân để tập BTPTC -Trẻ biết kết hợp 2 tay cầm bóng để tung lên cao -Trẻ biết tên trò chơi và biết cách chơi. 2.Kỹ năng: -Rèn kỹ tung bóng -Rèn kỹ năng nhanh nhẹn khéo léo của đôi bàn tay. 3.Thái độ: -Trẻ hào hứng tham gia hoạt động cùng cô và các bạn -Trẻ có ý thức luyện tập trong giờ hoạt động Đồ dùng của cô - bóng, nhạc bài hát đoàn tàu nhỏ xíu Đồ dùng của trẻ: bóng,bóng đủ cho trẻ chơi trò chơi 1.Ổn định tổ chức:xúm xít. Tạo tình huống cho trẻ đến trường mầm non 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: * Khởi động : Trẻ đi vòng tròn xung quanh lớp Cho trẻ đứng thành đoàn tàu đi nhanh dần kết hợp với đi kiểu kiểng chân, chuyển sang chạy nhanh dần, chạy chậm, đi thường. Đứng thành hai hàng ngang tập bài phát triển chung. * Trọng động: -Bài tập phát triển chung: Trẻ đứng 3 hàng ngang - Động tác tay: 2 tay đưa lên cao sang ngang.(5lx4n) - Động tác bụng: 2 tay sang ngang cúi gập người xuống tay chạm đất. (4lx4n) - Động tác chân: chân đá trước lăng sau ra trước. (5lx4n) - Động tác bật: tại chỗ(4lx4n) -Vận động cơ bản: Tung bóng lên cao bằng 2 tay. Trẻ đứng vòng tròn -Cô giới thiệu tên bài tập: Hôm nay cô con mình cùng tung bóng lên cao bằng 2 tay -Cô làm lần 1không phân tích -Cô làm mẫu lần 2 phân tích: Cô cầm bóng bằng 2 tay cô giơ ra phía trước mặt khi có hiệu lệnh tung cô tung lên cao. -Cô làm lần 3 nhấn mạnh lại chỗ khó -Cô mời 2 trẻ lên thực hiện -Cô mời lần lượt 2-4trẻ lên thực hiện 1 lần -Cô cho trẻ thực hiện 2-3 lần (Sau mỗi lần trẻ thực hiện cô chú ý sửa sai cho trẻ) -Cô hỏi lại trẻ tên vận động -Cô cho trẻ tập bài tập nâng cao tung bóng lên cao bằng 2 tay rồi bắt bóng -Trò chơi: “thi xem ai nhanh”: Trẻ đứng 2 hàng dọc -Cách chơi: chia lớp ra làm 2 đội sẽ thi nhau chạy lên lấy quả bóng để vào rổ . Sau 1 bài hát đội nào nhiều hơn đội đó sẽ thắng - Giáo dục trẻ chơi trung thực, không xô đẩy bạn khi chơi. Cho trẻ chơi 3 - 4 lần -Cô nhận xét trò chơi *Hồi tĩnh : Trẻ đi vòng tròn xung quanh lớp Cho cháu đi lại hít thở nhẹ nhàng . 3. Kết thúc: Nhận xét tuyên dương chuyển hoạt động Lưu ý .. ............... Chỉnh sửa năm Thứ 4 ngày 22 tháng 11 năm 2017 Tên hoạt động học Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Âm nhạc: NDTT: DH: Cô và Mẹ (Phạm Tuyên) NDKH: NH: Cô giáo miền xuôi (Mộng Lân) TCAN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật 1.Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài hát, nhớ tên tác giả. -Trẻ thuộc lời bài hát, trẻ hiểu nội dung bài hát “Cô và Mẹ” -Trẻ biết lắng nghe bài hát “cô giáo miền xuôi” -Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi. 2.Kỹ năng: -Trẻ có kỹ năng hát đúng lời, hát đúng giai điệu bài hát -Trẻ có kỹ năng lắng nghe hát phát triển khả năng của thích giác. -Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi. 3.Thái độ: -Trẻ hào hứng tham gia hoạt động cùng cô và các bạn Đồ dùng của cô: Đĩa nhạc có nội dung bài hát “Cô và Mẹ,Cô giáo miền xuôi”, một số dụng cụ âm nhạc 1.Ổn định tổ chức: - Cô cho trẻ quan sát bức tranh cô giáo đang dậy học và đàm thoại về bức tranh + Bức tranh có ai? + Cô giáo đang làm gì? - Àđúng rồi cô có biết một bài hát của Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã nói đến cô giáo đấy . Các con có muốn biết nhạc sĩ nói về cô giáo ntn ko? Vậy các con hãy lẵng nghe cô hát nhé! 2.Phương pháp hình thức tổ chức: *Trẻ ngồi trên ghế hình chữ U NDTT; DH: NDTT:dậy hát: Cô Và mẹ” (Phạm Tuyên) - Cô giới thiệu tên bài hát: “Cô và mẹ” (Phạm Tuyên) *Cô hát cho trẻ nghe: -Cô hát lần 1 kết hợp cử chỉ điệu bô cử chỉ + Hỏi trẻ tên bài hát,tên tác giả? -Cô hát lần 2 xong: cô giảng giải nội dung bài hát Bài hát “Cô và mẹ”nói đến tình yêu thương của cô giáo đối với các con như mẹ hiền ở nhà chăm lo cho các con từng lời từng nét bút dáng đi đấy *Dạy hát: - Cô cho cả lớp hát 2-3 lần sau đó sửa sai cho trẻ - Cô cho tổ,nhóm,cá nhân trẻ hát và sửa sai cho trẻ sau mỗi lần trẻ hát - Cô cho cả lớp hát cùng cô (hỏi trẻ tên bài hát tên tác giả) * GD: Các con có yêu quý cô giáo không? Yêu quý cô giáo thì các con phải ngoan ngoãn lễ phép các con nhớ chưa nào NDKH: Nghe hát cô giáo miền xuôi (Mộng Lân) -Cô hát lần 1 cho trẻ nghe. Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. -Cô hỏi lại trẻ tên bài hát, tên tác giả -Cô hát lần 2 cho trẻ nghe thể hiện minh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKẾ HOẠCH T11-C2.docx
Tài liệu liên quan