- Giải thích từ khó, cho trẻ lặp lại
+ Tín hiệu có nghĩa là báo hiệu, thông báo
+ Thông đường có nghĩa là đường không còn vật cản
+ Đâm nhau có nghĩa là đụng vào nhau
- Đàm thoại:
+ Cô vừa đoc bài thơ tên gì? Của tác giả nào sáng tác?
+ Trong bài thơ có đèn gì?
+ Khi đi gặp đèn đỏ chúng ta làm gì?
+ Còn đèn xanh thì như thế nào?
+ Vậy còn đèn vàng chúng ta phải làm sau?
+ Nếu chúng ta vượt đèn đỏ thì sẽ bị gì?
- Cô dạy cả lớp đọc thơ 2-3 lần
- Cô mời từng tổ đọc thơ và nhận xét
- Cô mời các nhân trẻ đọc thơ cùng với tranh
- Cô cho trẻ độc thơ đối đáp theo từng tổ: Khi cô đưa tay về phía tỏ nào thì tổ đó sẽ đọc thơ, còn các tổ còn lại không đọc. Khi cô đưa cả hai tay ra thì cả lớp cùng đọc thơ.
- Giáo dục: Khi tham gia giao thông các con phải tuân thủ luật giao thông đèn đỏ, thì dừng lại, đèn xanh mình mới được đi. Khi đi thì phải đi bên phải, không được đùa giỡn khi đi xe hay đi tàu vì rất nguy hiểm.
2 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 811 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch hoạt động chủ đề: Giao thông - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường thủy - Đề tài: Thơ “đèn giao thông", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
ĐỀ TÀI: THƠ “ĐÈN GIAO THÔNG”
LỚP :MICKEY 1
I. Mục tiêu
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tác giả. Hiểu và nhớ nội dung bài thơ
- Rèn kỹ năng ghi nhớ, chú ý tập trung.
- Hứng thú tham gia giờ học cùng cô, tham gia giao thông phải tuân thủ luật giao thông.
II. Chuẩn bị
- Tranh minh họa bài thơ
- Nhạc, trống lắc, tranh loto
III. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Ổn định
- Cô và trẻ cùng hát “Em qua ngã tư đường phố”
- Đàm thoại:
+ Các con vừa hát bài hát tên gì?
+ Trong bài hát có nhắc đến gì?
+ Khi có đèn đỏ thì làm gì?
+ Vậy còn đèn xanh
- Hôm nay cô cũng có một bài thơ nói về đèn giao thông để nhắc nhở các con khi tham gia giao thông đảm bảo an toàn cho mình và mọi người. Đó là bài thơ “Đèn giao thông” Của tác giả Mỹ Trang
* Hoạt động 2: Dạy thơ “Đèn giao thông” tác giả Mỹ Trang
- Cho trẻ lặp lại tên bài thơ và tác giả
- Cô đọc lần 1: Tóm tắt nội dung
Bài thơ nhắc chúng ta phải đi đúng tín hiệu đèn giao thông khi tham gia thông. Đèn xanh được đi, đèn đỏ dừng lai, đèn vàng đi chậm.
- Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh họa
- Giải thích từ khó, cho trẻ lặp lại
+ Tín hiệu có nghĩa là báo hiệu, thông báo
+ Thông đường có nghĩa là đường không còn vật cản
+ Đâm nhau có nghĩa là đụng vào nhau
- Đàm thoại:
+ Cô vừa đoc bài thơ tên gì? Của tác giả nào sáng tác?
+ Trong bài thơ có đèn gì?
+ Khi đi gặp đèn đỏ chúng ta làm gì?
+ Còn đèn xanh thì như thế nào?
+ Vậy còn đèn vàng chúng ta phải làm sau?
+ Nếu chúng ta vượt đèn đỏ thì sẽ bị gì?
- Cô dạy cả lớp đọc thơ 2-3 lần
- Cô mời từng tổ đọc thơ và nhận xét
- Cô mời các nhân trẻ đọc thơ cùng với tranh
- Cô cho trẻ độc thơ đối đáp theo từng tổ: Khi cô đưa tay về phía tỏ nào thì tổ đó sẽ đọc thơ, còn các tổ còn lại không đọc. Khi cô đưa cả hai tay ra thì cả lớp cùng đọc thơ.
- Giáo dục: Khi tham gia giao thông các con phải tuân thủ luật giao thông đèn đỏ, thì dừng lại, đèn xanh mình mới được đi. Khi đi thì phải đi bên phải, không được đùa giỡn khi đi xe hay đi tàu vì rất nguy hiểm.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Về đúng bến”
- Cô sẽ phát cho mỗi bạn một thẻ hình lô tô: có tàu thủy, ca nô, thuyền buồm. Cô và trẻ sẽ đi vòng tròn vừa đi vừa hát các bài nhạc theo chủ đề. Khi nghe hiệu lệnh “Thuyền cập bến” các bạn cầm trên tay phương tiện gì thì sẽ về bến của phương tiện đó.
- Cô cho trẻ thực hiện chơi vài lần
- Cô nhận xét tuyên dương
- Giáo dục: Qua giờ học hôm nay cô muốn các con sẽ tuân thủ theo luật lệ giao thông khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người. Và các con rèn được sự nhanh nhẹn của mình khi tham gia trò chơi
* Kết thúc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 3 Den tin hieu giao thong_12458731.docx