Kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp khối 6 - Năm học 2018 - 2019

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Nắm được các tiêu chuẩn trường học thân thiện, học sinh tích cực; nắm được các biện pháp thi đua học tập của lớp, trường

2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện phương pháp học tích cực, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; tích cực chủ động trong học tập

3. Thái độ:

 - Tự giác quyết tâm học tập, biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG:

 - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận nhiệm vụ được giao làm cán bộ lớp.

 - Kĩ năng xác định tìm kiếm các lựa chọn để giới thiệu hoặc bình bầu đội ngũ cán bộ lớp.

 - Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến người khác về nội quy, nhiệm vụ năm học.

 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về việc thực hiện nội quy và nhiệm vụ năm học.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:

 - Trình bày tích cực .

 - Làm việc nhỏ.

 - Hỏi và trả lời .

 - Suy nghĩ – thảo luận cặp đôi – chia sẻ.

 

doc39 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp khối 6 - Năm học 2018 - 2019, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n giám khảo đọc nội dung của nó. Đội nào ra tín hiệu trước thì giành quyền trả lời. Sau từng câu trả lời, ban giám khảo cho điểu công khai lên bảng. Cuối cùng ban giám khảo sẽ tính tổng số điểm của các đội. - Người dẫn chương trình giới thiệu ban giám khảo gồm có các bạn: 1). 2) 3) - Thư ký xin mời bạn - GVCN tổng kết cuộc thảo luận. Rút ra bài học kinh nghiệm học tập tốt ở bậc THCS. 15 phút Hoạt động 3: Thực hành / Luyện tập. - Cả lớp - Lớp phó văn thể - Hát tập thể bài truyền thống. - Các tổ lên trình bày các tiết mục VN. 15 phút Hoạt động 4: Vận dụng. - Dẫn chương trình - GVCN - Dẫn chương trình - Người DCT nhận xét chung. - GVCN nhận xét, đánh giá và biểu dương tinh thần tham gia tích cực của các tổ, nhóm. - Mời GVCN phát thưởng 8 phút VI. TƯ LIỆU + Chuẩn bị cho tiết sau: - Các bài hát, bài thơ câu chuyện, điệu múa ca ngợi mái trường, quê hương về tuổi học trò - Bản báo cáo về kinh nghiệm học tập của các bạn và trao đổi của thầy cô. - Các báo cáo về kinh nghiệm học tập của từng bộ môn. Ký duyệt, ngày ... tháng ... năm 2018 Tổ trưởng ................................................. __________________________________________________________ TIẾT 5: “TUẦN HỌC TỐT, THÁNG HỌC TỐT” THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ TRUYỀN THỐNG “TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO” I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu và quý trọng, biết ơn các thầy cô giáo. 2. Kĩ năng: - Lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến người khác về tình cảm thầy trò, kiểm soát cảm xúc khi giao tiếp với thầy cô giáo, ứng xử với thầy cô giáo. 3. Thái độ: - Tự giác quyết tâm học tập, biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG - Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến người khác về tình cảm thầy trò. - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc khi giao tiếp với thầy cô giáo. - Kĩ năng ứng xử với thầy cô giáo. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Trình bày tích cực . - Kể chuyện. - Hỏi và trả lời . - Suy nghĩ – thảo luận cặp đôi – chia sẻ. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Các tư liệu (Sách báo, thơ ca, tranh ảnh, bản tin) nói về tình cảm thầy trò. - Một số tiết mục văn nghệ. IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Người thực hiện Nội dung Thời gian Hoạt động 1: Khám phá. - Cả tập thể - Người điều khiển - Hát một bài hát tập thể. - Tuyên bố lí do: - Giới thiệu khách mời - Giới thiệu chương trình hoạt động 5 phút Hoạt động 2: Kết nối. - Cả tập thể - Người điều khiển - Người điều khiển - Học sinh - Đại diện các tổ - Đại diện học sinh - Học sinh - Học sinh - Hướng dẫn lớp thảo luận những câu hỏi: 1. Thế nào là tiết học tốt,tuần học tốt, tháng học tốt? Một tiết học được coi là tốt nếu ta chuẩn bị tốt cho tiết học, tích cực tham gia thảo luận, hăng hái phát biểu ý kiến, hiểu bài vận dụng tốt kiến thức của mình, giữ trật tự, kỉ luật theo sự điều khiển của thầy cô giáo. Tuần học tốt gồm các tiết học tốt tạo nên. Tháng học tốt là nhờ nhiều tuần học tốt. 2. Tác dụng của những tiết học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt là gì? Nó giúp cho chúng ta chủ động trong học tập, nắm bài sâu hơn, tạo không khí học tập sôi nổi, nhờ đó kết quả học tập ngày càng được nâng cao. 3. Để có những tiết học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt người học sinh cần phải làm gì? Chúng ta cần phải ôn bài, làm bài tập trước khi đến lớp, chăm chú nghe thầy cô giáo giảng, giao nhiệm vụ; tích cực tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình, tự tin trình bày suy nghĩ, kết quả bài làm của mình... - Tổng kết ngắn gọn những nội dung chính kết quả thảo luận. - Từng tổ lên đọc bản đăng kí thi đua của tổ mình. Treo tờ đăng kí đó lên bảng. - Đại diện học sinh đọc đăng kí thi đua của cá nhân mình. - Cá nhân nộp bản đăng kí thi đua cho tổ trưởng. - Đọc bản giao ước thi đua của lớp. - Kí vào bản giao ước thi đua của lớp 15 phút Hoạt động 3: Thực hành / Luyện tập. - Lớp trưởng - Người điều khiển - Người điều khiển - Học sinh thảo luận - Lần lượt nêu các câu hỏi cho các bạn tự do phát biểu ý kiến: 1. Bạn hãy cho biết xuất xứ ngày 20-11 và ngày này được kỉ niệm ở Việt Nam như thế nào? Tháng 8-1957,Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vac-sa-va (Ba Lan) đã thông qua bản Hiến chương các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20-11 hàng năm làm ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo. Ngày 20-11-1958 Ngày Hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên được tổ chức ở nước ta.Và ngày 28-9-1982, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định lấy ngày 20-11 hằng năm làm Ngày Nhà giáo Việt Nam. 2. Bạn hãy cho biết những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn...về người thầy giáo. + Không thầy đố mày làm nên. + Học thầy không tày học bạn. + Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. + Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy. + Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy. + Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây, Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu. + Khi nào em bé cỏn con. Bây giờ em đã lớn khôn thế này. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy, Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao. 3-Bạn hãy kể về một người thầy, cô giáo cũ của mình. 4-Bạn nghĩ như thế nào trước sự so sánh “Học sinh thiếu thầy giáo như cây thiếu ánh Mặt Trời”. 5-Có nhà thơ ví “Cô giáo như mẹ hiền”, bạn có nghĩ như vậy không? 6-Bạn hãy đọc một bài thơ về thầy cô giáo. 7-Bạn hãy hát một bài về thầy cô giáo. 8-Bạn có biết những thầy cô giáo nào được đặt tên cho trường học, đường phố ở địa phương mình? +Chu Văn An +Lê Quý Đôn +Phan Bội Châu +Nguyễn Tất Thành +Nguyễn Bỉnh Khiêm +Nguyễn Trãi -Phát biểu theo từng nội dung của câu hỏi. 15 phút Hoạt động 4: Vận dụng. - Các tổ - GVCN -Trình bày các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị -Nhận xét về sự chuẩn bị và ý thức tham gia thảo luận của cá nhân của các tổ. -Ghi nhận sự đăng kí thi đua của từng cá nhân và tập thể lớp. Động viên các em htực hiện tốt kế hoạch của mình.Gợi ý các em về những biện pháp theo dõi, kiểm tra, đánh giá, đôn đốc việc thực hiện của các bạn 10 phút VI. TƯ LIỆU. + Chuẩn bị cho tiết sau: - Các bài hát, bài thơ câu chuyện, điệu múa ca ngợi mái trường, quê hương về tuổi học trò - Bản báo cáo về kinh nghiệm học tập của các bạn và trao đổi của thầy cô. - Các báo cáo về kinh nghiệm học tập của từng bộ môn. TIẾT 6: TỔ CHỨC KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu được ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. 2. Kĩ năng: - ứng xử với thầy, cô giáo, trao đổi, thảo luận, tâm sự những kỉ niệm thầy trò 3. Thái độ: - Có thái độ trân trọng, yêu quí và luôn ghi nhớ công ơn các thầy cô giáo. - Biết lễ phép nghe lời thầy cô giáo. II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG - Kĩ năng tự tin khi tham gia ngày hội của các thầy cô giáo. - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc khi giao tiếp với thầy cô giáo. - Kĩ năng ứng xử với thầy, cô giáo. - Trao đổi, thảo luận, tâm sự những kỉ niệm thầy trò. - Văn nghệ chúc mừng thầy cô giáo. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Thảo luận. - Kể chuyện. - Biểu đạt sáng tạo. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƠNG TIỆN 1. Phương tiện hoạt động: - Bản tóm tắt ý nghĩa Ngày Nhà giáo Việt Nam. - Lời chúc mừng thầy cô giáo. - Các câu hỏi thảo luận. - Dụng cụ để trang trí. 2. Về tổ chức: - GVCN thông báo cho cả lớp nội dung và kế hoạch tổ chức hoạt động. - Cán bộ lớp và các tổ trưởng phân công chuẩn bị các công việc cụ thể: + Cử người dẫn chương trình. + Chuẩn bị câu hỏi thảo luận. + Chuẩn bị lời chúc mừng và bản tóm tắt ý nghĩa ngày 20-11. + Các tiết mục văn nghệ. + Hoa và tặng phẩm. + Mời đại biểu. + Phân công trang trí, kê bàn ghế. + Suy nghĩ các ý kiến để phát biểu, thảo luận. + Mời đại biểu phụ huynh đến dự và phát biểu. IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Người thực hiện Nội dung Thời gian Hoạt động 1: Khám phá. - Cả tập thể - Người điều khiển Hát một bài tập thể về thầy cô giáo. - Tuyên bố lí do: - Giới thiệu các thầy cô giáo đến dự. - Giới thiệu chương trình: + Chúc mừng thầy cô giáo. + Văn nghệ chào mừng 20-11. 5 phút Hoạt động 2: Kết nối. - Lớp trưởng - Người điều khiển +Đọc tóm tắt lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam. +Đọc lời chúc mừng các thầy cô giáo. +Tặng hoa cho thầy cô giáo +Phát biểu chúc mừng các thầy cô giáo +Phát biểu về tâm tư tình cảm của mình đối với nghề nhà giáo, đối với học sinh. 15 phút Hoạt động 3: Thực hành / Luyện tập. - Đại diện học sinh - Thầy cô giáo +Biểu diễn các tiết mục văn nghệ như đã chuẩn bị. +Góp vui văn nghệ. +Xen vời văn nghệ là trình bày tâm tư tình cảm của mình. 30 phút V. VẬN DỤNG - Cảm ơn sự hiện diện của thầy cô, của đại diện phụ huynh học sinh. Chúc sức khoẻ thầy cô và đại biểu. __________________________________ TIẾT 7: NHỮNG NGƯỜI CON ANH HÙNG CỦA QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu được sự hi sinh xương máu cho tự do, độc lập dân tộc để đem lại hoà bình cho đất nước của những người con thân yêu của quê hương 2. Kĩ năng: - Tự hào và biết ơn các anh hùng, liệt sĩ, các mẹ Việt Nam anh hùng và toàn thể quân đội ta qua đó tự xác định nhiệm vụ phải học tốt để phát huy truyền thống đó 3. Thái độ: - Tự giác học tập và rèn luyện tốt, tự giác và tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về truyền thống cách mạng của dân tộc. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ về truyền thống cách mạng của dân tộc. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Hoạt động nhóm. - Kể chuyện. - Thảo luận. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Tìm trong sách báo, trong đời sống những gương chiến sĩ bộ đội . V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Người thực hiện Nội dung hoạt động Thời gian Hoạt động 1: Khám phá. - Tập thể lớp - Người dẫn chương trình - Hát tập thể bài hát có liên quan đến chủ điểm - Tuyên bố lí do: Để có được độc lập, tự do, hoà bình như ngày hôm nay, dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Trong các cuộc kháng chiến đó, đã có biết bao anh hùng, liệt sĩ ngã xuống, hi sinh tuổi thanh xuân của mình, có bết bao bà mẹ âm thầm, lặng lẽ tiễn con ra trận mà không trở về với mẹ, có biết bao người thương binh đã để lại một phần máu thịt của mình nơi chiến trường Những người con ưu tú đó có mặt khắp nơi trên mọi miền tổ quốc. Hôm nay, trong buổi sinh hoạt này, chúng ta sẽ kể cho nhau nghe về những con người cao cả đó qua cuộc thi tìm hiểu về các anh hùng, liệt sĩ của quê hương, đất nước - Giới thiệu khách mời - Giới thiệu ban giám khảo 5 phút Hoạt động 2: Kết nối. - Người dẫn chương trình - Mời đại diện tổ lên trình bày kết quả sưu tầm, tìm hiểu của tổ mình + Anh hùng liệt sĩ + Bà mẹ Việt Nam anh hùng + Tấm gương thương binh, cựu chiến binh ở đại phương * Lưu ý: trong khi trình bày, nếu có tranh ảnh, tư liệu kèm theo thì càng tốt và được cộng điểm - Ban giám khảo chấm điểm công khai và ghi kết quả lên bảng 10 phút Hoạt động 3: Thực hành / Luyện tập. - Đại diện tổ - Ban giám khảo - Đại diện của các tổ - Người dẫn chương trình thông qua hình thức tham gia Ban giám khảo - Các tổ lần lượt thực hiện các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị - Hoặc có thể chia cả lớp thành 2 đội (mỗi đội tự đặt tên cho đội mình) - Tổ chức bắt thăm đội hát trước. Mỗi lượt, mỗi đội hát một bài (có thể hát cá nhân hoặc hát cả đội). Hát đúng được 10 điểm, hát sai hoặc hết thời gian quy định thì bị điểm 0 và đến lượt đội khác. Đội nào điểm cao thì đội đó thắng - Ban giám khảo công khai chấm điểm lên bảng 20 phút VI. VẬN DỤNG - Mời ông (bác, chú ) đại diện cựu chiến binh phát biểu về truyền thống cách mạng quê hương, kể về những người bạn chiến đấu anh hùng của mình - Đại diện cựu chiến binh phát biểu - Cán bộ lớp lên tăng hoa cho đại diện cựu chiến binh - Ban giám khảo công bố kết quả của từng hoạt động - Nhận xét chung về tinh thần, ý thức tham gia và kết quả hoạt động của các tổ, cá nhân, biểu dương và rút kinh nghiệm - Nói lời cám ơn và chúc sức khoẻ tới các đại biểu, GVCN và tất cả các bạn - Dặn dị HS về nhà chuẩn bị chu đáo cho hoạt động tuần sau: - Chủ điểm tuần sau: Văn nghệ chủ đề: “Hát về chú bộ đội” - Mỗi tổ và cá nhân chuẩm bị một tiết mục văn nghệ (Bài hát, thơ chuyện kể, kịch ) về chủ đề: quê hương, quân đội, các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, về Đảng và Bác Hồ. TIẾT 8: VĂN NGHỆ CHỦ ĐỀ VỀ CHÚ BỘ ĐỘI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết một số bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương và quân đội anh hùng 2. Kỹ năng - Mạnh dạn, tự tin, vui vẻ, sôi nổi và phát triển năng khiếu: hát, ngâm thơ 3. Thái độ - Tự hào và yêu quê hương, yêu quý và biết ơn bộ đội cụ Hồ II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về truyền thống cách mạng của dân tộc. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ về truyền thống cách mạng của dân tộc. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Hoạt động nhóm. - Kể chuyện. - Văn nghệ. - Thảo luận. - Hỏi chuyên gia. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Tìm trong sách báo, trong đời sống những gương chiến sĩ bộ đội . V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Người thực hiện Nội dung hoạt động Thời gian Hoạt động 1: Khám phá. - Tập thể lớp - Người dẫn chương trình Hát tập thể một bài hát liên quan đến chủ điểm - Tuyên bố lí do: Những chiến công thầm lặng, những hi sinh cao cả của các anh hùng liệt sĩ, những đóng góp to lớn của các bà mẹ Việt Nam anh hùng để đất nước ta được hoà bình, độc lập như ngày hôm nay điều đó thật đáng ngợi ca và trân trọng. Đã cóp rất nhiều bài hát, bài thơ, truyện kể được viết ra để ca ngợi và tỏ lòng biết ơn, ngưỡng mộ những con người vĩ đại đó. Trong tiết sinh hoạt lớp của chúng ta hôm nay, chúng ta sẽ cùng cất cao lời ca, tiếng hát, cùng kể cho nhau nghe những câu chuyện về những con người vĩ đại đó của đất nước - Giới thiệu khách mời - Giới thiệu ban giám khảo 10 phút Hoạt động 2: Kết nối. - Người dẫn chương trình - Nêu thể lệ cuộc thi, tiêu chuẩn đánh giá các tiết mục dự thi (về nội dung, chất lượng thực hiện, phong cách thể hiện, trang phục ) - Các tổ lần lượt thể hiện các tiết mục của mình - Nhận xét và cho điểm công khai * Biểu diễn các tiết mục văn nghệ của cá nhân - Mời cá nhân xung phong thể hiện - Lớp bình chọn các tiết mục văn nghệ theo thứ hạng: nhất, nhì, ba 30 phút Hoạt động 3: Thực hành / Luyện tập. - Người dẫn chương trình - Đại diện các tổ - Ban giám khảo - Công bố các tiết mục văn nghệ của tập thể và cá nhân theo thứ hạng - Mời GVCN phát biểu ý kiến - Tuyên bố kết thúc hoạt động 30 phút V. VẬN DỤNG - GV nhận xét và đánh giá về công tác chuẩn bị,tiến hành hoạt động của HS trong tiết học. - Dặn dị HS về nhà chuẩn bị chu đáo cho hoạt động tuần sau: - Chủ điểm tuần sau: Tìm hiểu những nét thay đổi của quê hương - Mỗi HS tự tìm những nét phong tục, tập quán tốt đẹp của quê hương - Những đổi mới tích cực trong đời sống văn hoá quê hương - Những bài thơ, bài hát, câu chuyện ngợi ca về quê hương - Những nét đổi mới của quê hương ta hiện nay. Ký duyệt, ngày ... tháng ... năm 2018 Tổ trưởng ................................................. __________________________________________________________ TIẾT 9: NGÀY XUÂN VÀ NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết một số bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương và quân đội anh hùng 2. Kĩ năng: Kĩ năng trình bày suy nghĩ về truyền thống cách mạng của dân tộc; tự hào và yêu quê hương, yêu quý và biết ơn bộ đội cụ Hồ 3. Thái độ: Mạnh dạn, tự tin, vui vẻ, sôi nổi và phát triển năng khiếu: hát, ngâm thơ II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về sự đổi mới của quê hương đất nước. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ về những nét đổi mới và phát triển của đất nước. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Suy nghĩ – Thảo luận – Cặp đôi – Chia sẻ. - Thảo luận. - Biểu đạt sáng tạo. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN a/ Phương tiện - Tư liệu: Các tư liệu sưu tầm được, các bài viết từ thực tế, các vấn đề liên quan đến hoạt động. - Hệ thống các câu hỏi cho chủ đề hoạt động b/ Tổ chức - GVCN: Nêu chủ đề hoạt động, nêu nội dung và hình thức tiến hành cho cả lớp - Hướng dẫn HS sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu liên quan tới chủ đề hoạt động +/ Mời đại diện cán bộ lãnh đạo ở địa phương +/ Dự kiến mời đại biểu V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Người thực hiện Nội dung hoạt động Thời gian Hoạt động 1: Khám phá. - Tập thể lớp - Người dẫn chương trình Hát bài “Đảng đã cho ta một mùa xuân” (Nhạc và lời Phạm Tuyên) - Tuyên bố lí do: Mùa xuân đến cũng là ngày tết cổ truyền của dân tộc ta đã đến. Mỗi địa phương, mỗi quê hương đều cùng hòa chung không khí ngày xuân này, nhưng mỗi nơi có cách đón xuân riêng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tham dự tiết hoạt động ngoài đầy ý nghĩa này. - Giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình hoạt động 5 phút Hoạt động 2: Kết nối. - Người dẫn chương trình - Người dẫn chương trình và một số cá nhân tham gia trả lời câu hỏi - HS của lớp tự sưu tầm những phong tục truyền thống văn hóa, ngày xuân, ngày tết của quê hương, đất nước qua sách báo, ca dao, tục ngữ và qua truyện kể - Người điều khiển mời đại diện các tổ lên giới thiệu khái quát kết quả của tổ mình sưu tầm được. + Lần lượt các tổ cử đại diện giới thiệu 1 cách khái quát kết quả sưu tầm được về nội dung và minh họa một vài nội dung cụ thể như bài thơ, bài hát, tranh ảnh.... nói về phong tục cổ truyền, truyền thống tốt đẹp ngày xuân, ngày tết của quê hương đất nước. - Mời cán bộ lãnh đạo địa phương nhận xét phần trả lời của từng đội và cho biết kết quả đội nào giành giải nhất, nhì, ba. - Mời cán bộ lãnh đạo địa phương nói thêm về một số nết đẹp và những phong tục cổ truyền của địa phương mình mà HS còn chưa biết. - Mời đại biểu lên nói chuyện về nét đẹp và phong tục của địa phương mình cũng như một số nơi khác. - Một số tiết mục văn nghệ được cá nhân và tập thể HS trình bày - Mời đại biểu cùng lên giao lưu văn nghệ. 15 phút Hoạt động 3: Thực hành / Luyện tập. - Lãnh đạo địa phương - Mời đại biểu phát biểu ý kiến 10 phút VI. VẬN DỤNG - GV nhận xét và đánh giá về công tác chuẩn bị,tiến hành hoạt động của HS trong tiết học. - Dặn dị HS về nhà chuẩn bị chu đáo cho hoạt động tuần sau: Chuẩn bị cho tiết sau với chủ đề: Giao lưu văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân - Mỗi tổ và cá nhân chuẩn bị một tiết mục văn nghệ đặc sắc với chủ đề: Hát về Đảng, Bác Hồ và về mùa xuân - Bộ phận biên tập chuẩn bị trước một vài câu hỏi có cùng chủ đề để xen kẽ vào hoạt động - Có thể chia cả lớp thành hai đội để thi đấu theo hình thức ví dụ như hát bài hát có chữ “xuân”, hỏi tên bài hát, tên tác giả TIẾT 10: GƯƠNG SÁNG ĐẢNG VIÊN QUÊ HƯƠNG EM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Tìm hiểu về cuộc đời phẩm chất và thành tích của những đảng viên ưu tú trong sự nghiệp cách mạng và bảo vệ quê hương. 2. Kĩ năng - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử trong giao lưu. 3. Thái độ: - Có lòng tự hào cảm phục và yêu mến các đảng viên ưu tú. II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG - Kĩ năng tự tin khi giao lưu. - Kĩ năng giao tiếp/ ứng xử trong giao lưu. - Kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực trong giao lưu. - Kĩ năng quản lý thời gian phù hợp trong giao lưu. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Thảo luận. - Tranh luận. - Hỏi và trả lời. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Tìm trong các phương tiện thông tin và ở địa phương những gương sáng đảng viên. - Các tư liệu về đảng viên ưu tú có nhiều đóng góp cho quê hương - Hệ thống các câu hỏi cho chủ đề hoạt động V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Người thực hiện Nội dung hoạt động Thời gian Hoạt động 1:: Khám phá. - Tập thể lớp - Người dẫn chương trình - Hát bài “Tiến bước dưới cờ đảng” (Nhạc và lời: Văn Ký) - Tuyên bố lí do: Cuộc sống tươi đẹp của chúng ta có được là nhờ có đường lối của đảng, mà những người hoạt động tích cực theo đường lối đó là các Đảng viên. Để tưởng nhớ và ghi nhận công lao to lớn của họ hôm nay chúng ta sẽ cùng tham dự tiết hoạt động ngoài đầy ý nghĩa này. - Giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình hoạt động 10 phút Hoạt động 2: Kết nối. - Người dẫn chương trình - Người dẫn chương trình và một số cá nhân tham gia trả lời câu hỏi - Người điều khiển mời báo cáo viên lên nói chuyện với lớp - Báo cáo viên nói chuyện với lớp về tình hình địa phương, về truyền thống cách mạng và các đảng viên ưu tú - Sau khi nghe báo cáo vien nói chuyện người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi để cả lớp hảo luận. - Các nhóm cử người đại diện trả lời câu hỏi của người điều khiển. - Sau khi các nhóm trả lời người điều khiển chốt lại các ý chính - Y/C HS Các nhóm đưa ra những vấn đề chưa hiểu trao đổi với báo cáo viên - Trong quá trình toạ đàm, có thể mời đại biểu là Đảng viên tham dự, phát biểu ý kiến - Xen kẽ một số tiết mục văn nghệ của cá nhân và tập thể - Mời một số dảng viên và báo cáo viên cùng lên giao lưu văn nghệ 20 phút Hoạt động 3: Thực hành / Luyện tập. - Đại biểu là Đảng viên - Mời đại biểu phát biểu ý kiến 10 phút V. VẬN DỤNG - GV nhận xét và đánh giá về công tác chuẩn bị,tiến hành hoạt động của HS trong tiết học. - Dặn dị HS về nhà chuẩn bị chu đáo cho hoạt động tuần sau: - Chuẩn bị cho tiết sau với chủ đề: Tìm hiểu những nét thay đổi của quê hương, đất nước - Mỗi tổ và cá nhân chuẩn bị một tiết mục văn nghệ đặc sắc với chủ đề: Hát về Quê hương, Đất nước ______________________________________ TIẾT 11: TÌM HIỂU NHỮNG NÉT THAY ĐỔI CỦA QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu được những nét đổi thay ở quê hương địa phương mình do Đảng lãnh đạo; tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, tự hào về quê hương 2. Kĩ năng: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về sự đổi mới của quê hương đất nước; kĩ năng trình bày suy nghĩ về những nét đổi mới và phát triển của đất nước. 3. Thái độ: - Tự giác học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương. II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về sự đổi mới của quê hương đất nước. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ về những nét đổi mới và phát triển của đất nước. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Suy nghĩ – Thảo luận – Cặp đôi – Chia sẻ. - Thảo luận. - Biểu đạt sáng tạo. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Tư liệu: Tranh ảnh, bài viết, thơ ca về những thành tựu của quê hương - Hệ thống các câu hỏi cho chủ đề hoạt động V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Người thực hiện Nội dung hoạt động Thời gian Hoạt động 1: Khám phá. - Tập thể lớp - Người dẫn chương trình Hát bài “Em là mầm non của Đảng” (Nhạc và lời: Mộng Lân) - Tuyên bố lí do: Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, ngày nay, đất nước ta đã ngày càng đổi mới, tiến lên theo con đường CNXH, cùng hoà chung với khí thế đi lên của cả nước, Để nhằm tìm hiểu về sự thay đổi của quê hương mình và từ đó nâng cao hơn nữa lòng yêu quê hương,tự hào về những thành tựu đạt được của quê hương, hôm nay chúng ta sẽ cùng tham dự tiết hoạt động ngoài đầy ý nghĩa này. - Giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình hoạt động 5 phút Hoạt động 2: Kết nối. - Người dẫn chương trình - Nêu ra một số vấn đề hoặc câu hỏi: * Ví dụ: ? Bạn hãy kể về một gương sáng Đảng viên ở quê hương ? ? Quê hương bạn đang có những sự thay đổi nào ? ? Trước những thay đổi đó của quê hương, bạn có suy nghĩ gì ? ? Theo em thì Tỉnh chúng ta có những ưu thế phát triển về lĩnh vực nào? ? Là một HS đang ngồi trên ghế nhà trường bạn có thể làm gì để góp phần mình vào công cuộc đổi mới của quê hương ? ? Theo bạn, Đảng có vai trò như thế nào trong sự đổi mới và phát triển của quê hương ? ? Hãy nhắc lại lời căn dặn của Bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi trong bức thư gửi các cháu nhân ngày khai trường đầu tiên của nước VNDCCH ? - Trong quá trình toạ đàm, có thể mời đại biểu là Đảng viên tham dự, phát biểu ý kiến - Xen kẽ một số tiết mục văn nghệ của cá nhân và tập thể 20 phút Hoạt động 3: Thực hành / Luyện tập. - Đại biểu - Mời đại biểu phát biểu ý kiến 10 phút VI. VẬN DỤNG - GV nhận xét và đánh giá về công tác chuẩn bị,tiến hành hoạt động của HS trong tiết học. - Dặn dị HS về nhà chuẩn bị chu đáo cho hoạt động tuần sau: Chuẩn bị cho tiết sau với chủ đề: Giao lưu văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân - Mỗi tổ và cá nhân chuẩn bị một tiết mục văn nghệ đặc sắc với chủ đề: Hát về Đảng, Bác Hồ và về mùa xuân - Bộ phận biên tập chuẩn bị trước một vài câu hỏi có cùng chủ đề để xen kẽ vào hoạt động - Có thể chia cả lớp thành hai đội để thi đấu theo hình thức ví dụ như hát bài hát có chữ “xuân”, hỏi tên bài hát, tên tác giả ______________________________________ TIẾT 12: GIAO LƯU VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Giáo dục HS lòng yêu mến, biết ơn Đảng tình yêu quê hương đất nước. 2. Kĩ năng: - Động viên tinh thần học tập tạo điều kiện để HS hiểu biết lẫn nhau, gắn bó với tập thể lớp, trường. 3. Thái độ: - Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về sự đổi mới của quê hương đất nước, các bài hát ca ngợi đát nước, hát mừng đảng, mừng xuân .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12537819.doc