II. Nội dung:
- Tổ chức cho HS tìm hiểu về tên goi, ý nghĩa, phong tục, tập quán, một số nét tổ chức ngày rằm trung thu tại địa phương.
- Tổ chức cho HS làm, đèn lồng trang trí lớp học .
III. Hình thức tổ chức:
Lớp học kê bàn theo 6 nhóm
IV. Chuẩn bị:
- Giáo viên: máy tính, loa, máy chiếu.
- Học sinh: giấy màu, bút, keo, băng dính 2 mặt, dây, kéo, dao cắt giấy; bảng con; bút màu
V.-Các hoạt động chủ yếu:
2 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch hoạt động tập thể Vui hội trăng rằm (tổ chức hoạt động trải nghiệm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp : 4A2
Tiết số:
Tuần : 3
Ngày dạy: 20/9/2018
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Vui hội trăng rằm
( Tổ chức hoạt động trải nghiệm)
I. Mục tiêu:
- Học sinh giới thiệu được với các bạn về ngày rằm trung thu; tên gọi khác của rằm trung thu; ý nghĩa của ngày này; biết một vài bài hát, câu chuyện liên quan đến ngày rằm trung thu. Nêu được một số nét độc đáo về ngày hội này ( VD: phong tục, bánh , trái cây)
- Tự tay làm được một sản phẩm trưng bày tại lớp.
- Thể hiện được mong muốn của bản thân về ngày rằm trung thu năm nay.
Năng lực định hướng: năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tự chủ; năng lực giao tiếp; năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động
II. Nội dung:
Tổ chức cho HS tìm hiểu về tên goi, ý nghĩa, phong tục, tập quán, một số nét tổ chức ngày rằm trung thu tại địa phương.
Tổ chức cho HS làm, đèn lồng trang trí lớp học .
III. Hình thức tổ chức:
Lớp học kê bàn theo 6 nhóm
IV. Chuẩn bị:
- Giáo viên: máy tính, loa, máy chiếu.
- Học sinh: giấy màu, bút, keo, băng dính 2 mặt, dây, kéo, dao cắt giấy; bảng con; bút màu
V.-Các hoạt động chủ yếu:
TG
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
8’
10’
5’
HĐ 1: xác định mục tiêu của bài học
HĐ 2: Trò chơi “Nhanh như chớp”
Mục tiêu: cung cấp thông tin về ngày rằm trung thu
HĐ 3: Làm đồ chơi trang trí ngày trung thu
Mục tiêu: học sinh thực hành làm đồ chơi
HĐ 4: Trình bày sản phẩm của nhóm mình
chiếu đoạn clip bài hát “Chiếc đèn ông sao”
Qua lời bài hát và các hình ảnh, con đã cảm nhận được điều gì?
GV tổng kết: Bài hát có nôi dung về chiếc đèn ông sao qua lời bài hát ta thấy nói đến ngày rằm tháng tám.
Vậy ngày rằm tháng tám là ngày như thế nào, bạn nào có thể chia sẻ đôi điều con biết về ngày này?
GV sẽ đọc một số câu đố, mỗi câu đố sẽ có từ 2-3 đáp án. Học sinh trả lời vào giấy ( GV chuẩn bị sẵn) theo số thứ tự của câu đố bằng cách tích vào ý trả lời đúng, các câu đố và câu trả lời sẽ hiển thị liên tiếp và không nhắc lại
Người chiến chiến thắng là người trả lời được nhiều câu đố nhất.
GV tổng kết một số nét về ngày rằm trung thu, một số hoạt động trong ngày này.
GV cho học sinh tự làm đồ chơi, trang trí để treo ở nhà hoặc ở lớp
GV cho học sinh lên giới thiệu đèn lồng của nhóm mình
HS lên cùng các bạn rước đèn trong lớp và hát bài “Rước đèn tháng Tám”
- HS trong lớp hát cùng
HS nối tiếp trả lời
hs làm việc các nhân trả lời bằng khoanh vào đáp án đúng.
các bạn trong bàn sẽ là người đánh giá kết quả của bạn mình ( kiểm tra chéo)
- HS làm việc theo sự phân công trong nhóm
- Hoàn thiện sản phẩm
trình bày đèn lồng của nhóm mình đã làm, nêu ý tưởng trang trí đèn của nhóm mình
(3’)VI. Tổng kết đánhgiá:
GV tổ chức cho Học sinh đánh giá hoạt động của lớp. (có thể đưa ra đánh giá về sự hợp tác của các bạn trong nhóm)
GV đánh giá, nhận xét tổng kết
(2’)VII. Định hướng cho tiết học sau:
Cho học sinh nêu lên suy nghĩ về một ngày rằm trung thu của trường, của tổ dân phố mà em mong muốn ( có thể ghi ra giấy và nộp cho GV sau); nhăc HS hoàn thiện sản phẩm và chuẩn bị thêm các sản phẩm khác để bày mâm cỗ của lớp ngày thứ hai ( 24/9)
Dặn dò và giao nhiệm vụ cho tiết học sau: chuẩn bị giấy A3 vẽ về một ngày trung thu em thích.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CD Thang 9 Mai truong than yeu cua em_12425986.docx