Kế hoạch lớp Lá - Chủ đề: Bản thân

1. Yêu cầu:

- Trẻ thực hiện theo cô các động tác hô hấp, tay, bụng, chân, bật theo nhịp đếm, theo nhạc một cách nhịp nhàng.

- Trẻ di chuyển nhanh theo sự hướng dẫn của cô.

- Trẻ biết thực hiện các động tác thể dục có lợi cho sức khỏe.

2. Chuẩn bị:

- Địa điểm: Ngoài sân trường.

- Thời gian: 15 phút

- Sân bãi sạch sẽ thoáng mát, bài hát kết hợp với nhịp bài hát thể dục buổi sáng.

3. Tiến hành:

* Hoạt động : Khởi động

- Cho trẻ đứng giang hàng ngang và khởi động tại chỗ: xoay cổ tay, cổ chân,tay vai, eo, gối, chạy tại chỗ. theo nhạc.

* Hoạt động 2: Trọng động: Tập theo nhịp bài hát đồng diễn của trường: (Thực hiện các động tác 2l x 4N)

+ ĐT1: Hô hấp

Cho trẻ hít thật sâu và thở ra nhẹ nhàng.

- Động tác tay “đánh chéo 2 tay ra hai phia trước, sau” (3 lần x 4 nhịp)

Đứng thẳng, hai tay tha xuôi.

+ Đưa tay phải về phía trước, tay trái phía sau.

+ Đưa tay trái về phía trước, tay phỉa về phía sau.

+ Đưa hai tay lên cao ngang vai.

 

doc91 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 763 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch lớp Lá - Chủ đề: Bản thân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt động 3: Hồi tĩnh Cho trẻ đi vung tay hít thở nhẹ nhàng. Nhận xét khám tay vệ sinh vào lớp. III. Điểm danh: Cho trẻ vào lớp. HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ LÀM GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH Lĩnh vực: KPKH Hoạt động bé làm gì lớn lên và khỏe mạnh. I. Mục tiêu. -Trẻ biết mình lớn lên và khỏe mạnh là nhờ vào sự chăm sóc của người thân, ăn uống đủ chất, luyện tập thể thao và môi trường xanh, sạch, đẹp. - Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. - GD trẻ biết chăm sóc giữ gìn vệ sinh cơ thể. II. Chuẩn bị: - -Tranh vẽ về sự chăm sóc của người thân, các nhóm thực phẩm, món ăn - Tranh bé tập luyện thể thao, tranh môi trường. - Địa điểm: trong lớp học. - Thời gian: 30-35ph. III. Tiến trình: STT CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CÔ VÀ TRẺ 1 Hoạt động 1 ổn định Cô cho trẻ hát bài: “Con cào cào”. Cùng trò chuyện với trẻ về bài hát . Cho trẻ kể xem cơ thể chúng ta cần gì để lớn lên và khỏe mạnh 2 Hoạt động 2 Mình khám phá Khám phá cơ thể bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh - Cô đưa tranh em bé ra giới thiệu và hỏi trẻ: + Cô có bức tranh vẽ về ai đây?  Ai là người sinh ra em bé? + Thế các cháu được ai sinh ra? + Để lớn lên khoẻ mạnh thì các cháu cần đến ai chăm sóc? + Mẹ, bố đã chăm sóc cháu như thế nào? + Thế các cháu phải làm gì để không làm bố, mẹ buồn lòng? + Ngoài bố, mẹ chăm sóc các cháu ra thì người mẹ hiền thứ 2 của các cháu là ai? - Cô đưa bức tranh cô đang cho trẻ ăn ra cho trẻ xem và trò chuyện: + Cô đang làm gì đây? Ngoài cho các cháu ăn ra cô còn làm gì cho các cháu nữa? +Muốn cơ thể phát triễn khoẻ mạnh thì chúng ta phải ăn những loại thức ăn nào? + Trước mỗi bữa ăn các con phải làm gì? (Rửa sạch tay bằng xà phòng và mời cô mời bạn, mời ông bà  ăn cơm). + Ăn xong phải làm gì? (Đánh răng). + Khi ăn các cháu phải ăn như thế nào? (ăn hết suất, ăn đủ các chất dinh dưỡng). + Muốn có cơ thể khoẻ mạnh chúng ta cần phải được hít thở không khí như thế nào? + Vậy muốn có không khí trong lành thì mọi người phải làm gì? (Phải trồng cây, chăm sóc cây, vứt rác đúng nơi quy định). - Giáo dục trẻ: Phải biết yêu quý, biết ơn và vâng lời ông bà, bố mẹ, cô giáo - Cô GD trẻ biết ăn uống đủ chất , giữ gìn vệ sinh cơ thể, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. 3 Hoạt động 3 Ai nhanh hơn. - Cho cả lớp chơi trò chơi "chọn thực phẩm cần cho bé". + Cách chơi: cho cả lớp cùng chơi. Chia lớp thành 4 nhóm nhỏ. Cô sẽ yêu cầu và trẻ sẽ chọn thực phẩm cần thiết cho trẻ theo yêu cầu của cô. Nhóm nào chọn đúng và chọn được nhiều sẽ thắng. + Cho trẻ chơi thử một lần. + Cho trẻ chơi thật vài lần. + Cô nhận xét sau mỗi làn chơi. 4 Hoạt động 4 Ai khéo hơn. - Cho trẻ đọc đồng dao "dung dăn dung dẽ" và ngồi thành 3 tổ. - Giới thiệu tên trò chơi "tay ai khéo". + Cách chơi: cô phát cho mỗi trẻ một viên đất nặn và mỗi trẻ phải thực hành nặn một sản phẩm em bé đang tập thể dục trong vòng một bài hát. Ai nặn đẹp và đúng giờ sẽ thắng. + Cho trẻ thực hành nặn. + Nhận xét sản phẩm nặn của trẻ và kết quả chơi. - Cho trẻ thu dọn đất nặn gọn gàng. Cho trẻ làm động tác rữa tay bằng xà phòng.Kết hợp giáo dục phòng chống tay nạn thưng tích, tiết kiệm nước. - Cùng hát bài “mời bạn ăn” đi ra ngoài. - Kết thúc. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - TCVĐ: "Ai bước dài hơn?". - TCHT: "bé nghe thấy gì?". - chơi tự do. I. Mục tiêu. - Trẻ biết chơi các trò chơi đúng luật. - Giúp phát triển kĩ năng nhận thức cho trẻ, phát triển sự khéo léo của cơ thể, rèn khả năng chú ý, cảm nhận âm thanh và phản ứng nhanh nhẹn cho trẻ. - Giáo dục trẻ tính đoàn kết, tinh thần tập thể, biết vui chơi cùng bạn. II. Chuẩn bị: - Vạch xuất phát, khăn bịt mắt. - Chông chống, dây thung, phấn vẽ,và một số đồ chơi có sẵn ngoài sân trường. - Địa điểm: sân chơi sạch sẽ, thoáng mát, an toàn trẻ. - Thời gian: 30 - 35ph. III. Tiến hành: 1. Hoạt động 1: ổn định,gây hứng - Cô đố trẻ : “Đôi gì nho nhỏ Gồm có nhiều quai Bao lấy bên ngoài Giữ chân bé sạch?”. (Đôi dép) - Cô hỏi: + Đôi dép dùng để làm gì? + Tại sao chúng ta phải đeo dép cho đôi chân? - Giáo dục trẻ phải biết giữ gìn đôi chân sạch đẹp không dơ bẩn, phải mang dép khi ra sân chơi, không đạp lên vật nhọn làm đau chân,... - Lớp chúng ta hãy cùng chơi một trò chơi để xem chân ai khỏe. - Giới thiệu tên trò chơi "Ai bước dài hơn?". 2. Hoạt động 2: TCVĐ "Ai bước dài hơn?". - Cách chơi: mỗi lần chơi 2 trẻ, trẻ đứng sau vạch xuất phát, phía trước đặt một lá cờ cách vạch 5m. Sau khi nghe hiệu lịnh của cô trẻ bước nhiều bước lên trước và cướp lấy cờ. Trẻ nào cướp được cờ trước và bước ít bước hơn thì trẻ đó sẽ được khen nhiều hơn. + Cho trẻ chơi thử 1 lần. + Cho trẻ chơi thật nhiều lần. + Cô nhận xét sau mỗi lần chơi. 3. Hoạt động 3: TCHT: "bé nghe thấy gì?". - Cho trẻ hát "bé quét nhà" cả lớp sẽ ngồi thành vòng tròn. - Giới thiệu tên trò chơi "bé nghe thấy gì". + Cách chơi: cô sẽ chọn một trẻ lên và bịt mắt lại. sau đó chọn một bạn đứng lên hát. hỏi bạn bị bịt mắt tiếng hát ở phía nào, mở mắt bạn đó ra và cho bạn đó hát lại đoạn nhạc vừa nghe. Trẻ thực hiện đúng theo yêu cầu sẽ được khen. + Cho trẻ chơi thử 1 lần. + Cho trẻ chơi thật nhiều lần. + Cô nhận xét sau mỗi lần chơi. 4. Hoạt động 4:chơi tự do - Giới thiệu các đồ chơi mà cô đã chuẩn bị sẳn: chong chóng,dây thung,phấn vẽ,một số đồ chơi có sẳn ngoài sân trường: cầu tuột,xích đu, và cách chơi một số loại đồ chơi đó. - Giáo dục trẻ chơi an toàn,không tranh dành đồ chơi cùng bạn,biết đoàn kết giúp đỡ bạn khi chơi. - Cho trẻ tự do chọn đồ chơi và chơi tự do theo nhóm. - Cô quan sát,hướng dẫn trẻ chơi. 5. Hoạt động 5:nhận xét,kết thúc - Cho trẻ đọc đồng dao “dung dăng dung dẽ” sau đó tập hợp về hàng ngồi. - Nhận xét kết quả chơi của trẻ. - Nhận xét tuyên dương cuối buổi chơi. - Kết thúc. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc phân vai: cửa hàng thực phẩm, siêu thị, quầy thực phẩm - Góc xây dựng: Xây công viên vui chơi giải trí, vườn hoa. - Góc học tập: Làm sách tranh truyện liên quan đến chủ đề, phân biệt hành vi bé nên làm và không nên làm. - Góc âm nhạc: : Hát lại hoặc biểu diễn các bài hát đã biết thuộc chủ đề, chơi với các nhạc cụ âm nhạc và phân biệt các âm thanh khác nhau. - Góc khoa học/ thiên nhiên: Nhận biết các hình khối, khối cầu, khối trụ. - Góc văn hóa địa phương: Làm nón bằng lá. I. Mục tiêu: - Trẻ biết tự thoả thuận phân vai với nhau để chơi ở các góc. - Trẻ biết thể hiện đúng vai chơi như trong xã hội thật: thể hiện đúng nhiệm vụ giữa người bán và người mua,... - Trẻ biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi phù hợp với vai chơi, mục đích chơi và phù hợp với yêu cầu của góc chơi. - Trẻ chơi khéo léo và linh hoạt, biết liên kết các góc chơi. Giáo dục trẻ tinh thần tập thể, biết tạo ra sản phẩm đẹp và giữ gìn sản phẩm mình làm ra, biết ăn mặt gọn gàng và ăn uống hợp lí để giữ gìn sức khỏe. II. Chuẩn bị: 1. Góc phân vai: - Tiền giấy làm bằng vé số. - Đồ chơi gia đình, bán thực phẩm, quần áo thời trang,... 2. Góc xây dựng: - Khối gỗ, cây xanh, thảm cỏ, - Bảng tên công viên. 3. Góc học tập: - Sách tranh kể chuyện về bản thân. - Giấy có in hình một số các loại hình ảnh về chủ đề bản thân cho trẻ cắt dán làm album về hành vi bé nên làm và không nên làm. - Giấy đóng cuốn cho trẻ dán tranh. - Kéo cắt, keo dán, khăn lau. 4. Góc nghệ thuật: - Máy hát, đĩa hát, bông múa, trống lắc, lục lạp, phách tre,... 5. Góc khoa học/ thiên nhiên: - Khối cầu, khối trụ. 6. Góc văn hóa địa phương: - Lá cây khô. - Tâm tre,... - Địa điểm: trong phòng học. - Thời gian: 35-40ph. III. Tiến hành: 1. Hoạt động 1: chúng ta sẽ làm gì? - Chủ đề chúng ta đang học là chủ đề gì? - Có 1 đồ vật mà cô không biết đó là đồ vật gì các con hãy lắng nghe và cho cô biết đó là đồ vật gì nhe! - Cô đố trẻ: “Màu xanh màu đỏ Đầu có móc câu Quần áo treo vào Phẳng phiêu thật đẹp?” (cái móc áo) - Cô hỏi: + Cái móc áo dùng để làm gì? + Cái áo là đồ dùng để làm gì? - Giáo dục cháu phải ăn mặt gọn gàng và sạch sẻ. - Vậy hôm nay chúng ta sẽ vui chơi góc với chủ đề “bản thân và gia đình” nhe! 2. Hoạt động 2: Bạn sẽ chơi gì nào? - Hôm nay lớp mình có mấy góc chơi? - Đó là những góc chơi nào?(trẻ kể) - Chúng ta mặt quần áo đẹp để làm gì? - Để có được chỗ vui chơi đẹp các con sẽ tạo ra chúng bằng cách nào? - Trong lớp mình, góc chơi nào sẽ xây được công viên giải trí? - Bạn nào sẽ chơi góc xây dựng? - Nếu chơi ở góc xây dựng con sẽ xây như thế nào? - Con sẽ làm gì cho công trình thêm đẹp? * Góc xây dựng: chúng ta sẽ xây “công viên giải trí”. Trồng nhiều cây xanh che mát tạo không khí trong lành. Ngoài ra các con còn có thể trang trí thêm cây xanh, hoa cỏ cho công trình thêm đẹp. - Trong công viên để phục vụ nhu cầu giải trí thì phải có gì? - Công viên chưa xây xong vậy sân khấu biểu diễn văn nghệ sẽ tạm thời đặc ở góc nào trong lớp? - Vậy góc âm nhạc hôm nay sẽ chơi gì? - Ai sẽ chơi góc âm nhạc ? - Con sẽ chơi trong góc âm nhạc như thế nào ? * Góc nghệ thuật: Hát lại hoặc biểu diễn các bài hát đã biết thuộc chủ đề, chơi với các nhạc cụ âm nhạc và phân biệt các âm thanh khác nhau - Những cô chú làm việc mệt mõi, đói bụng, khác nước, các cô chú đó phải làm gì? - Nơi nào có bán thức ăn, nước uống? - Vậy hôm nay góc phân vai sẽ chơi gì? - Người bán có nhiệm vụ gì? - Người mua có nhiệm vụ gì? * Góc phân vai:cửa hàng thực phẩm, siêu thị, quầy thực phẩm,... - Hôm nay góc học tập sẽ đi thu thập những câu chuyện xảy ra ở xung quang để về làm sách nhe! - Ai sẽ làm được việc này ở góc học tập? * Góc học tập: Làm sách tranh truyện liên quan đến chủ đề, phân biệt hành vi bé nên làm và không nên làm. * Góc khoa học/thiên nhiên: các con sẽ nhận biết hình khối, khối cầu, khối trụ. * Ngoài ra các con còn có thể sử dụng tâm tre và lá cây khô để chơi làm nón bằng lá ở góc “văn hóa địa phương”. Chơi một số các trò chơi dân gian mà con thích ở góc “trò chơi dân gian”. - Giáo dục trẻ khi vào góc chơi phải nhường nhịn bạn khi chơi, chơi góc nào thì mang thẻ đeo của góc chơi đó. - Mời trẻ vào góc chơi. 3.Hoạt động 3: Hãy cùng chơi nhé! - Cho trẻ nhận thẻ đeo, kí hiệu và vào góc chơi. - Trẻ chơi ở các góc. - Cô quan sát,gợi ý cho trẻ chơi.Cô tham gia vào một góc chơi để tạo sự liên kết giữa các góc: xây dựng-phân vai, phân vai- âm nhạc, học tập-phân vai,.. - Cô nhận xét riêng ở từng góc chơi. 4.Hoạt động 4: Xem ai chơi giỏi? - Tập hợp trẻ về góc xây dựng. - Cho trẻ hát “tay thơm tay ngoan”. - Cho các chú công nhân kể về công trình xây dựng của mình. - Nhận xét công trình xây dựng. - Kết thúc. Cho trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Dạy trẻ có 1 số hành vi thói quen trong ăn uống. - Nêu gương, cắm cờ. Vệ sinh. Trả trẻ. THỨ HAI NGÀY 28 THÁNG 11 NĂM 2017 Tổng số trẻ: 40. vắng: - Cháu biết một số nhóm thực phẩm cần thiết cho cơ thể, biết mình cần gì để lớn lên và khỏe mạnh. Cháu hứng thú vào hoạt động. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY THỨ 3 (5/12/2017 I. Đón trẻ: - Cô đón trẻ vào lớp, cho cháu cất đồ dùng cá nhân đúng quy định. - Trò chuyện với trẻ một số nguy cơ không an toàn, xem video. - Cho trẻ hoạt động tự do trong lớp. II. Thể dục sáng: * Tập theo nhịp bài hát đồng diễn của trường: (Thực hiện các động tác 2l x 4N) + ĐT1: Hô hấp - Động tác tay “đánh chéo 2 tay ra hai phia trước, sau” (3 lần x 4 nhịp) - Động tác bụng “đứng cúi về trước ” ( 3 lần x 4 nhịp) - Động tác chân “nâng cao chân, gập gối” ( 3 lần x 4 nhịp) - Động tác bật “bật về các phía” ( 3 lần x 4 nhịp) ( Mục đích, chuẩn bị, tiến hành tương tự đầu tuần) III. Điểm danh: Cho trẻ vào lớp. HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ LÀM GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH? LĨNH VỰC: PTTC: THỂ DỤC Hoạt động: Nhảy lò cò ít nhất 5 bước đổi chân theo yêu cầu” I. Mục tiêu: - Kiến thức: trẻ thực hiện được vận động “Nhảy lò cò ít nhất 5 bước đổi chân theo yêu cầu” theo yêu cầu. - Kĩ năng: giữ thăng bằng cơ thể trên 1 bàn chân, sự khéo léo của cơ thể, khả năng định hướng. - Giáo dục: tính kiên trì, tinh thần tập thể. II. Chuẩn bị: - Vòng cho cháu tập bài tập phát triển chung. - Vạch chuẩn, 2 cái rổ, một số rau củ quả. - Máy hát, đĩa hát. - Địa điểm: ngoài sân tập, sạch sẽ, thoáng mát. - Thời gian: 30-35ph. III. Tiến hành: STT CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CÔ VÀ TRẺ 01 02 03 04 HĐ1: khởi động HĐ2: trọng động BTPTC VĐCB: Nhảy lò cò ít nhất 5 bước đổi chân theo yêu cầu” Trẻ thực hiện HĐ3: Cùng thi tài HĐ4: Hồi tĩnh, kết thúc. * Cho trẻ đi vòng tròn thực hiện các động tác khởi động theo nhạc bài hát “tập thể dục buổi sáng”: đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh.theo nhạc cùng cô. (trẻ tập cùng cô). - Di chuyển về 3 hàng ngang tập bài tập phát triển chung. *Cùng tập BTPTC theo nhạc bài hát “mời bạn ăn”. - Tay: đánh chéo 2 tay ra hai phía trước, sau.(2 lần x 8 nhịp). Đứng thẳng, hai tay thả xuôi. + Đưa tay phải về phía trước, tay trái phía sau. + Đưa tay trái về phía trước, tay phải về phía sau. + Đưa hai tay lên cao ngang vai. + Hạ hai tay xuống. - Bụng: đứng cúi về trước (2 lần x 8 nhịp). Đứng 2 chân dang rộng bằng vai, 2 tay giơ cao quá đầu. + Cúi xuống, 2 chân thẳng, tay chạm đất. + Đứng lên, 2 tay giơ cao. + Đứng thẳng, 2 tay xuôi theo người. - Chân: nâng cao chân, gập gối (3 lần x 8 nhịp). Đứng 2 chân ngang vai. + Chân phải làm trụ, chân trái nâng cao đùi, gập đầu gối. + Hạ chân trái xuống, đứng thẳng. + Chân trái làm trụ, chân phải nâng cao đùi, gập đầu gối. + Hạ chân phải xuống, đứng thẳng. - Bật: bật, đưa chân sang ngang (3 lần x 8 nhịp). Đứng thẳng, 2 tay thả xuôi. + Bật lên, đưa 2 chân sang ngang, kết hợp đưa 2 tay dang ngang. + Bật lên, thu 2 chân về, 2 tay xuôi theo người. - Cho trẻ đọc thơ “bé ơi” di chuyển về 2 hàng ngang. - Cô hỏi trẻ: + Các con vừa đọc bài thơ gì? + Em bé trong bài thơ đã làm gì? - Giáo dục cháu phải giữ gìn vệ sinh cơ thể, phải ăn uống đủ chất cho cơ thể khỏe mạnh, - Để góp phần bảo vệ cơ thể để có sức khỏe tốt. Các bạn hãy rèn luyên sức khỏe cùng cô qua vận động “Nhảy lò cò ít nhất 5 bước đổi chân theo yêu cầu” sau đây nhe! - Mời trẻ lên thực hiện cùng 1 lần. - Cô thực hiện cho trẻ xem lần 2 kết hợp giải thích: đứng trên một chân, chân kia nâng cao lên, gập đầu gối, hai tay chống hông, bật tại chỗ 2-3 lần rồi dổi chân bật tiến dần lên phía trước tới chỗ quy định thì dừng lại đổi chân nhãy lò cò về vị trí ban đầu. - Cho cả lớp cùng thực hiện mỗi lần 2 trẻ. - Cô quan sát sửa sai. - Cho cả lớp thực hiện lần 2 mỗi lần 2 trẻ dưới hình thức thi đua. - Mời trẻ khá lên thực hiện. - Mời trẻ yếu lên thực hiện. Cô nhận xét. - Để có sức khỏe tốt thì chúng ta còn phải ăn thật giỏi nữa. Các bạn ơi! Hãy giúp cô mua thật nhiều rau củ quả qua trò chơi “thi xem ai nhanh” nhe! + Cách chơi, luật chơi: cô sẽ chia lớp thành 4 đội, mỗi lần chơi 2 đội. Mỗi đội sẽ đứng sau vạch xuất phát, khi nghe hiêu lệnh bạn đầu hàng sẽ chạy về phía trước chọn 1 thực phẩm và chạy về bỏ vào rổ của đội mình sau đó vòng ra cuối hàng đứng, bạn thứ 2 tiếp tục chạy lên và thực hiện như bạn thứ nhất, cứ thế khi nghe hiệu lệnh hết giờ của cô. Đội nào chọn được nhiều thực phẩm nhất sẽ được khen nhiều hơn (thời gian chơi là 1 đoạn nhạc). + Cho trẻ chơi thử 1 lần + Cho trẻ chơi thật vài lần. + Cô nhận xét sau mỗi lần chơi. - Giáo dục trẻ vâng lời cô, giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau buổi tập. - Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng. - Kết thúc. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Hoạt động 1: TCVĐ: "Ai bước dài hơn?". - Hoạt động 2: TCHT: "bé nghe thấy gì?". - Hoạt động 3: chơi tự do. => Hướng dẫn chơi như ngày thứ 2 đầu tuần. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc phân vai: cửa hàng thực phẩm, siêu thị, quầy thực phẩm - Góc xây dựng: Xây công viên vui chơi giải trí, vườn hoa. - Góc học tập: Làm sách tranh truyện liên quan đến chủ đề, phân biệt hành vi bé nên làm và không nên làm. - Góc âm nhạc: : Hát lại hoặc biểu diễn các bài hát đã biết thuộc chủ đề, chơi với các nhạc cụ âm nhạc và phân biệt các âm thanh khác nhau. - Góc khoa học/ thiên nhiên: Nhận biết các hình khối, khối cầu, khối trụ. - Góc văn hóa địa phương: Làm nón bằng lá. => Hướng dẫn chơi như ngày thứ 2 đầu tuần. HOẠT ĐỘNG CHIỀU HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ LÀM GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH? LĨNH VỰC: PTTM: TẠO HÌNH Hoạt động: XÉ DÁN ĐỒ DÙNG QUEN THUỘC CỦA BÉ. Mục tiêu: Trẻ biết xé theo nét thẳng, xé vụn,xé uống cong để tạo thành một số đồ dùng quen thuộc của bé. - Rèn kỹ năng xé dán cho các cháu, khi dán biết dán chính giữa tờ giấy, biết phối hợp màu sắc đẹp khi xé dán. - Cháu biết cẩn thận khi xé dán, không để tay bẩn hồ dính vào các cơ thể. - Giáo dục: Cháu biết cẩn thận khi xé dán, không để tay bẩn hồ dính vào các cơ thể. II. Chuẩn bị: - Máy hát - Một số tranh xé dán đồ dùng của bé: Cái khăn cái lược, cái ô, cái nón. Hồ dán, rổ đựng giấy màu, tăm bông, bàn ghế cho trẻ. - Địa điểm: trong lớp học. - Thời gian: 30-35ph. III. Tiến hành: STT CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CÔ VÀ TRẺ 1 2 3 4 5 Hoạt động 1:Tay ngoan của bé? Hoạt động 2: Tranh của ai đẹp quá! Hoạt động 3: ý tưởng của bé Hoạt động 4:Bé tạo sản phẩm. Hoạt động 5: Đánh giá sản phẩm - Hát “tay thơm tay ngoan”: + Các con vừa hát bài gì? + Bài hát nói về bộ phận gì trên cơ thể. - Đôi tay chúng ta làm được nhiều công việc như “múa hát, giúp mẹ quét nhà, và ban tay khéo léo của chúng ta cũng tạo nên được nhiều sản phẩm đẹp. Hôm nay với đôi tay khéo léo của các bạn thì cô sẽ cho các bạn “ xé dán đồ dùng quen thuộc của bé”. - Chơi “ trời tối,trời sáng”. + Cô có tranh xé dán gì đây? + Con thấy cô xé dán chiếc khăn có dạng hình gì? + Cô xé dán chiếc khăn màu gì? + Cô dùng kỹ năng gì để xé dán?(xé từng nhát) => Nếu trẻ không nhớ thì cô nhắc lại giúp cháu. + Trên chiếc khăn tay cô còn xé họa tiết nào nữa các bạn? + Cô xé dán những như thế nào? + Cô dán những bông hoa ở vị trí nào của chiếc khăn. - Đố : “Cái gì giúp bé Che nắng che mưa Đến trường mát mẽ Bé đoán xem nào?” + Cô có tranh xé dán gì đây các con? + Cô xé dán cái nón có dạng hình gì? + Để xé dán được cái nón thì cô xé dán như thế nào? + Cô dùng màu gì để xé xé dán cái nón? + Cô dán nón ở đâu trên tờ giấy? - Tiếp theo cho cháu xem tranh xé dán cái lược, cái ô và hỏi tương tự. - Nếu được xé dán con sẽ xé dán gì? - Con sử dụng màu như thế nào để phối hợp? - Khi xé dán con xé dán thế nào? - Dùng kỹ năng gì để xé dán? - Con dán như thế nào để có bức tranh đẹp? - Để tránh tật của mắt, cột sống, khi ngồi xé dán con ngồi thế nào? - Chơi ngón tay nhút nhích. - Hát “bé quét nhà”. Cho cháu về bàn thực hiện xé. - Khi cháu xé dán cô quan sát và gợi ý để cháu xé dán tốt, sáng tạo. - Báo sắp hết giờ. - Cho cháu mang sản phẩm treo trên giá. - Cho cháu quan sát sản phẩm 1-2 phút. - Hôm nay các con xé dán gì? - Con thích sản phẩm nào? - Bạn xé dán được gì ? - Con thấy bạn xé dán các đồ dùng như thế nào? - Bạn sử dụng kỹ năng gì để xé dán. - Nhận xét lớp. giáo dục cháu khi xé dán để có sản phẩm đẹp thì phải xé dán cẩn thận, khi xé dán tay bẩn hồ các con không nên bôi vào quần áo để cho các bộ phận trên cơ thể chúng ta luôn sạch đẹp. - Nêu gương, cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY Thứ ba .ngày 05 tháng 12 năm 2017 - Cháu thực hiện vận động nhảy lò cò, biết xé dán theo trí tưởng tượng của trẻ. Một số cháu chưa hứng thú trong việc xé dán. Dán còn nhăn, phết hồ nhiều. Như Linh, Hân, Đào , Trung. Cháu hứng thú vào hoạt động. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY THỨ tư ngày 06/12/2017 I. Đón trẻ: - Cô đón trẻ vào lớp, cho cháu cất đồ dùng cá nhân đúng quy định. - Trò chuyện với trẻ một số nguy cơ không an toàn, xem video . - Cho trẻ hoạt động tự do trong lớp. II. Thể dục sáng: * Tập theo nhịp bài hát đồng diễn của trường: (Thực hiện các động tác 2l x 4N) + ĐT1: Hô hấp - Động tác tay “đánh chéo 2 tay ra hai phia trước, sau” (3 lần x 4 nhịp) - Động tác bụng “đứng cúi về trước ” ( 3 lần x 4 nhịp) - Động tác chân “nâng cao chân, gập gối” ( 3 lần x 4 nhịp) - Động tác bật “bật về các phía” ( 3 lần x 4 nhịp) ( Mục đích, chuẩn bị, tiến hành tương tự đầu tuần) III. Điểm danh: Cho trẻ vào lớp. HOẠT ĐỘNG HỌC Chủ đề nhánh: Bé làm gì để lớn lên và khỏe mạnh? LĨNH VỰC: PTNN Hoạt động : LQCC U Mục tiêu. -Trẻ nhận dạng chữ cái u trong từ. - Rèn kỹ năng nghe, đọc, phát âm chữ cái u rèn khả năng chú ý tư duy cho trẻ. - Trẻ có ý thức tham gia vào các hoạt động chung của lớp, biết phối hợp, đoàn kết thông qua các trò chơi tập thể. - Giáo dục trẻ biết ăn các thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, giáo dục cháu biết giữ vệ sinh biết rửa tay sạch sẽ sau khi chơi xong, học xong. II. Chuẩn bị: - Tranh từ "tưới rau". - Thẻ chữ lớn cho cô “u”. - Thẻ chữ nhỏ cho trẻ “u, ư". - Máy hát, đĩa hát. - Bảng chơi trò chơi. - Vỡ “giúp bé nhận biết và làm quen với chữ cái (mẫu giáo 5-6 tuổi)”. - Bút chì, rôm tẩy. - Địa điểm: trong lớp học. - Thời gian: 30-35ph. III.Tiến trình: STT Cấu trúc Hoạt động cô và trẻ 01 02 03 04 05 HĐ1: Ổn định HĐ2: Giới thiệu chữ cái mới “u” HĐ3: Trò chơi “ai chọn đúng?” HĐ4: ai khéo tay, học giỏi ?” HĐ5: kết thúc - Cho trẻ hát “mời bạn ăn” di chuyển về đội hình 3 hàng ngang. - Cô hỏi trẻ: + Các con vừa hát bài hát gì? + Trong bài hát bạn phải ăn những loại thực phẩm nào? + Các con cần ăn nhiều để làm gì? - Giáo dục giá trị dinh dưỡng của một số thực phẩm: rau, thịt, - Các con cùng xem em bé đang làm gì nhe! - Cho trẻ xem tranh em bé đang tưới rau. Phái dưới có từ tưới rau. Cô viết từ tưới rau lên bảng và cho cháu lên tìm chữ cái đã học. - Giới thiệu chữ cái mới “u”. - Cô cho trẻ xem chữ cái mới “u”. - Cô phát âm chữ “u” 3 lần. Sau đó cho cả lớp phát âm lại 3 lần. - Mời cá nhân phát âm chữ cái “u”. - Cô chú ý sửa sai phát âm cho trẻ. - Cô giới thiệu “u” in thường, “u " viết thường và “u” in hoa. - Cho trẻ phát âm “u” in thường, “u” viết thường và“u” in hoa. - Cô giới thiệu cấu tạo chữ “u”: gồm 2 nét móc ngược, - Mời một vài trẻ nhắt lại cấu tạo chữ “u”. - Các con vừa làm quen chữ cái “u”. Bây giờ cô sẽ cho các con chơi 1 trò chơi để kiểm tra xem ai biết được chữ cái “u” đúng nhe! - Giới thiệu tên trò chơi: “ai chọn đúng”. + Cách chơi: Chia lớp thành 4 đội để chơi, mỗi lần chơi 2 đội. Đội chơi đứng hàng dọc phía sau vạch xuất phát. Trên bàn phía trước cô đặc rất nhiều chữ cái “u, ư”. Sau khi nghe yêu cầu của cô và nghe tiếng nhạc trẻ đứng đầu sẽ chạy lên chọn lấy chữ “ư” và gắn lên bảng, sau đó chạy về, tiếp tục trẻ thứ hai chạy lên và thực hiện giống như bạn thứ nhất cho đến khi nghe hết một bài hát. Đội nào lấy được nhiều và đúng thì được khen nhiều hơn. + Cho trẻ chơi thử 1 lần. + Cho trẻ chơi thật vài lần. + Cô quan sát trẻ chơi và nhận xét sau mỗi lần chơi. - Cho trẻ đọc đồng dao “dung dăng dung dẽ” và tập hợp về ba hàng. - Cô giới thiệu chữ "u" có trong từ " - Cho trẻ xem tranh tập tô chữ “u”. - Cô hướng dẫn trẻ cách tô chữ “ư” trong vỡ chữ cái của trẻ. - Nhắt trẻ cách cầm bút và tư thế ngồi khi tô. - Cho trẻ vào bàn ngồi tô. - Trẻ thực hiện tô. - Cô quan sát, hướng dẫn trẻ tô đẹp. - Cho trẻ mang sản phẩm lên nộp cô. - Cô nhận xét 1 vài sản phẩm tô của trẻ. - Cùng đọc thơ “bé ơi” thu dọn đồ dùng. - Kết thúc. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - TCDG: " kéo co ". - TCHT: "bé nghe thấy gì?". Chơi tự do. - chơi tự do. I. Mục tiêu: - Trẻ biết chơi các trò chơi đúng luật. - Giúp phát triển kĩ năng nhận thức cho trẻ, phát triển sự khéo léo của cơ thể, rèn khả năng chú ý, cảm nhận âm thanh và phản ứng nhanh nhẹn cho trẻ. - Giáo dục trẻ tính đoàn kết, tinh thần tập thể, biết vui chơi cùng bạn. II. Chuẩn bị: - Vạch, dây thừng. - Chông chống, dây thung, phấn vẽ,và một số đồ chơi có sẵn ngoài sân trường. - Địa điểm: sân chơi sạch sẽ, thoáng mát, an toàn trẻ. - Thời gian: 30ph. III. Tiến hành: 1. Hoạt động 1: ổn định,gây hứng - Cô đố trẻ : “Đôi gì nho nhỏ Gồm có nhiều quai Bao lấy bên ngoài Giữ chân bé sạch?”. (Đôi dép) - Cô hỏi: + Đôi dép dùng để làm gì? + Tại sao chúng ta phải đeo dép cho đôi chân? - Giáo dục trẻ phải biết giữ gìn đôi chân sạch đẹp không dơ bẩn, phải mang dép khi ra sân chơi, không đạp lên vật nhọn làm đau chân,... - Lớp chúng ta hãy cùng chơi một trò chơi để xem ai khỏe. - Giới thiệu tên trò chơi " kéo co”. 2. Hoạt động 2: TCDG: "kéo co". + Trò chơi này các con sẽ chơi như thế nào? + Cô giải thích lại cách chơi: 2 đội sẽ đứng đối diện nhau ở giữa là vạch chuẩn,mỗi đội cầm 1 đầu gậy, các bạn trong đội thì ôm eo nhau khi có hiệu lệnh thì cả 2 đội dùng sức kéo đội bạn về phía mình, đội nào giẩm mức trước hay làm mất gậy là thua. + Cho trẻ chơi nhiều lần. + Cô nhận xét sau mỗi lần chơi. 3. Hoạt động 3: TCHT: "bé nghe thấy gì?". - Cho trẻ hát "bé quét nhà" cả lớp sẽ ngồi thành vòng tròn. - Giới thiệu tên trò chơi "bé nghe thấy gì". + Cách chơi: cô sẽ chọn một trẻ lên và bịt mắt lại. sau đó chọn một bạn đứng lên hát. hỏi bạn bị bịt mắt tiếng hát ở phía nào, mở mắt bạn đó ra và cho bạn đó hát lại đoạn nhạc vừa nghe. Trẻ thực hiện đúng theo yêu cầu sẽ được khen. + Cho trẻ chơi thử 1 lần. + Cho trẻ chơi thật nhiều lần. + Cô nhận xét sau mỗi lần chơi. 4. Hoạt động 4:chơi tự do - Giới thiệu các đồ chơi mà cô đã chuẩn bị sẳn: chong chóng,dây thung,phấn vẽ,một số đồ chơi có sẳn ngoài sân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTRON BO GIAO AN BAN THAN_12522249.doc
Tài liệu liên quan