Kế hoạch lớp Lá - Tuần: Đồ dùng trong gia đình

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

1.Kiến thức :

- Trẻ nhớ tên kể được các đồ dùng trong gia đình.

- Trẻ biết đặc điểm, chất liệu, công dụng các loại đồ dùng trong gia đình.

- Trẻ biết so sánh đồ dùng để ăn với đồ dùng để uống.

2.Kĩ năng:

- Phát triển cho trẻ vốn từ, kỹ năng diễn đạt.

- Phát triển kỹ năng so sánh, phân biệt.

3. Thái độ:

- Trẻ tập trung chú ý khi cô nói.

- Biết lắng nghe khi cô hướng dẫn trò chơi.

II.CHUẨN BỊ:

1.Đồ dùng của cô:

- Mô hình.

- Hình ảnh các đồ dùng trong gia đình.

- Các câu đố.

2. Đồ dùng của trẻ.

- Mũ đội.

- Xắc xô, phách.

3.Địa điểm:

- Phòng học rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ.

 

docx16 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 705 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch lớp Lá - Tuần: Đồ dùng trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN:“ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH”. Thời gian thực hiện: từ ngày 26/11/2018 đến ngày 30/11/2018. HOẠT ĐỘNG THỨ HAI THỨ BA THỨ TƯ THỨ NĂM THỨ SÁU ĐÓN TRẺ THỂ DỤC SÁNG - Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất cặp, mũ dép đúng nơi qui định, chào ba mẹ, cô giáo, trao đổi với phụ huynh về học tập, sức khỏe của trẻ. - Trò chuyện với trẻ về gia đình của bé, các đồ dùng trong gia đình của mình. -Thể dục buổi sáng: + Hô hấp: Gà gáy. + Tay: Co và duỗi tay. + Bụng: Đứng, lần lượt từng chân co cao đầu gối. + Chân: Quay sang trái, sang phải. + Bật : Bật chân trước chân sau. + Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng. - Điểm danh. HOẠT ĐỘNG HỌC PTNT: Đồ dùng trong gia đình. PTNN: Tập tô E, Ê. PTNT: Hình và mối liên hệ giữa các hình. PTTC: Đi trên dây, chuyền bóng qua đầu- qua chân. PTTM: Tổng hợp nghệ thuật âm nhạc cuối chủ đề. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Dạo chơi sân trường, quan sát đồ chơi trong sân trường, đàm thoại về gia đình của trẻ. - Hoạt động có chủ đích: tham quan nhà bếp. - Hoạt động quan sát: trời mưa, thời tiết mùa đông. -Trò chơi vận động: dung dăng dung dẻ, bóng bay, bịt mắt bắt dê. - Vận động tĩnh: nu na nu nống, lộn cầu vồng, vắt nước chanh . - Chơi tự do theo ý thích, đồ chơi trong sân trường. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng : Xây khung viên nhà của bé. - Góc đóng vai : đóng vai gia đình. - Góc âm nhạc : Hát và vận động bài các bài hát trong chủ đề. - Góc tạo hình : cắt dán các loại đồ dùng trong gia đình, vẽ tranh các đồ dùng trong gia đình: cái nồi, xoang. - Góc học tập: làm album các loại đồ dùng trong gia đình, xem tranh các đồ dùng trong gia đình mở rộng. - Góc thiên nhiên: nhặt lá úa, bắt sâu, tưới nước cho cây. VỆ SINH ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA -Tổ chức bữa ăn cho trẻ, khuyến khích trẻ ăn hết suất. -Vệ sinh, ăn trưa, nhắc nhở trẻ đánh răng rửa mặt -Rèn kỹ năng rửa tay theo quy trình 6 bước. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Giải câu đố đồ dùng trong gia đình. Nặn ấm pha trà. Đọc đồng dao “ Đi cầu đi quán”. Bài tập toán số trang 13. Vệ sinh nêu gương cuối tuần. VỆ SINH TRẢ TRẺ -Nhắc trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cất ghế, chào cô, chào ba mẹ. -Trò chuyện với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN THAY ĐỔI BỔ SUNG SAU 1 TUẦN ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ hai, ngày 26 tháng 11 năm 2018 A.HOẠT ĐỘNG HỌC: LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC. TÊN HOẠT ĐỘNG:TÌM HIỂU ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH. I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU. 1.Kiến thức : - Trẻ nhớ tên kể được các đồ dùng trong gia đình. - Trẻ biết đặc điểm, chất liệu, công dụng các loại đồ dùng trong gia đình. - Trẻ biết so sánh đồ dùng để ăn với đồ dùng để uống. 2.Kĩ năng: - Phát triển cho trẻ vốn từ, kỹ năng diễn đạt. - Phát triển kỹ năng so sánh, phân biệt. 3. Thái độ: - Trẻ tập trung chú ý khi cô nói. - Biết lắng nghe khi cô hướng dẫn trò chơi. II.CHUẨN BỊ: 1.Đồ dùng của cô: - Mô hình. - Hình ảnh các đồ dùng trong gia đình. - Các câu đố. 2. Đồ dùng của trẻ. - Mũ đội. - Xắc xô, phách. 3.Địa điểm: - Phòng học rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: * Ổn định, tổ chức. - Cô cùng trẻ vừa nắm tay nhau đi tham quan mô hình các loại nhà có hình các đồ dùng trong gia đình. - Cô cho trẻ tìm xem mô hình này có gì khác biệt? Những ngôi nhà này như thế nào? - Những ngôi nhà này rất đặc biệt đúng không nào. Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau về chỗ ngồi và cùng nhau tìm hiểu xem các loại đồ dùng trong gia đình đi nha. 1.Hoạt động 1:Tìm hiểu đồ dùng trong gia đình. - Trò chuyện với trẻ trong gia đình chúng ta có những đồ dùng gì. - Cho trẻ tự mình kể các loại đồ dùng. - Cô tóm tắt cho trẻ các loại đồ dùng trong gia đình: đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, đồ dùng để nấu. Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn nhé! * Đồ dùng để ăn: + Hãy kể cho cô biết đồ dùng nào dùng để ăn? Được làm từ chất liệu gì? + Hãy nói cô biết các chất liệu khác? - Cho trẻ xem hình ảnh những đồ dùng để ăn. Bổ sung thêm các đồ dùng trẻ kể còn thiếu. * Đồ dùng để uống: + Hãy kể cho cô nghe đồ dùng gì dùng để uống? Chất liệu của nó là gì? + Miêu tả cho cô đồ dùng mà các bạn dùng để uống hàng ngày? + Đặc điểm của chiếc cốc là gì? + Những chất liệu nào dễ vỡ? Khi dùng phải chú ý điều gì? + Kể tên những đồ dùng để uống khác mà trẻ biết? - Cho trẻ xem thêm một số đồ dùng để uống. * So sánh: đồ dùng để uống và đồ dùng để ăn. + Chúng có điểm gì giống nhau? + Chúng có điểm gì khác nhau? Kể cho cô nghe điều khác nhau đó? - Cô tóm tắt cho trẻ. * Đồ dùng để nấu: - Cho trẻ kể về các đồ dùng để nấu trong gia đình của mình. + Tên các đồ dùng đó là gì? Công dụng của chúng? + Đặc điểm bên ngoài của loại đồ dùng đó sao? + Bạn nào biết cách sử dụng của đồ dùng đó? Như thế nào sử dụng đúng cách? + Phải bảo quản như thế nào? + Chúng ta có tự ý dùng không?(Không nấu quá sớm để tiết kiệm điện, sử dụng đúng cách để giữ an toàn, không tự ý cắm phích nồi cơm điện). + Những nhà chưa có điều kiện dùng nồi cơm điện thì sẽ dùng loại nồi nào để nấu? - Cho trẻ xem những hình ảnh mở rộng. * So sánh: Nồi cơm điện - Cái chảo. + Nồi cơm điện và cái chảo có điểm gì khác nhau? + Nồi cơm điện và cái chảo có điểm gì giống nhau? - Chúng mình vừa cùng cô khám phá về những loại đồ dùng nào? - Tất cả những đồ dùng các con vừa tìm hiểu có điểm gì giống nhau? - Mở rộng cho trẻ xem các loại đồ dùng khác dùng trong gia đình. - Cô củng cố lại cho trẻ nội dung vừa tìm hiểu. - Giáo dục: Để những đồ dùng trong gia đình luôn sạch, bền, chúng mình phải làm gì? (Dùng xong phải rửa sạch, cất gọn gàng, sử dụng đúng công dụng). 2.Hoạt động 2: “ Về đúng nhà.” - Cách chơi: cô chia lớp thành 3 đội, mỗi đội sẽ được đội các mũ có hình các đồ dùng trong gia đình. Xung quanh lớp sẽ dán đại diện đồ dùng của 3 nhóm: đồ dùng trong nhà bếp, đồ dùng phòng khách, đồ dùng phòng ngủ. - Luật chơi: cả 3 tổ cùng hát và đi vòng tròn với cô. Khi bài hát kết thúc trẻ đội mũ các nhóm đồ dùng nào sẽ phải chạy về đúng nhóm đó. Khi kết thúc bài hát trẻ về sai nhà hay chưa tìm thấy nhà của mình sẽ bị nhảy lò cò quanh lớp. - Cho trẻ chơi 2-3 lần. 3.Hoạt động 3: “Giải câu đố” - Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội. Cô sẽ đọc 1 câu đố. - Luật chơi: nhiệm vụ 3 đội phải ra tín hiệu sau khi cô đọc câu đố để giành quyền trả lời, đội nào trả lời được nhiều câu đố nhất đội đó sẽ chiến thắng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần - Kết thúc: Nhận xét tuyên dương. B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: TRÒ CHƠI: MUA ĐỒ DÙNG GÌ. - Cô và trẻ cùng tóm tắt nội dung bài học lúc sáng. - Cô dẫn dắt trẻ vào trò chơi. - Cô chia lớp thành 3 đội, mỗi đội chọn cho đội mình mua loại đồ dùng gì và sẽ thi nhau mua, đội nào mua đúng và nhanh nhất sẽ chiến thắng. - Cô cho trẻ chơi. - Cô nhận xét, kết thúc. C. ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ ba, ngày 27 tháng 11 năm 2018. A.HOẠT ĐỘNG HỌC: LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TÊN HOẠT ĐỘNG: TẬP TÔ E, Ê. I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết chữ cái E, Ê. - Trẻ thuộc được chữ cái E, Ê. - Biết tô chữ cái E, Ê theo yêu cầu của cô. 2. Kỹ năng: - Trẻ phát âm đúng chữ cái E, Ê. - Trẻ có kỹ năng mở vở, cầm bút, ngồi đúng tư thế. - Trẻ tô trùng khít lên chấm mờ chữ E, Ê, tô đúng đều chữ 3. Thái độ: - Trẻ hào hứng tham gia các hoat động. - Có tính kiên nhẫn, chịu khó. Biết bảo quản giữ gìn đồ dùng học tập của mình. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: - Hình ảnh và chữ “ Bóng đèn”, “Cái ghế”. - Chữ e, ê in thường viết thường trên máy tính. - Vở tô mẫu. - Phấn, bảng, nhạc nhẹ. - Cờ 30 cái có dán chữ “a, ă, â, e, ê” 2. Đồ dùng của trẻ: - Bàn, ghế, vở bài tập, bút chì. - Lô tô đồ dùng trong gia đình có dán chữ “ e, ê” phía mặt sau. 3. Địa điểm: - Phòng học rộng rãi, thoáng mát. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: *Ổn định, tổ chức. - Các con yêu quý, lớp A4 hôm nay mở hội thi tập tô chữ đẹp. Và về dự hội thi viết chữ đẹp hôm nay còn có các cô trong trường nữa đấy. Chúng mình cùng chào các cô nào. - Về dự hội thi cô đã chuẩn bị các lô tô đồ dùng trong gia đình. Mỗi bạn sẽ lấy cho mình 1 lô tô đồ dùng nhé. -Các con đã lấy được đồ dùng gì? Đồ dùng đó để làm gì? ( cái rèm, bếp ga, đĩa chén, ghế đệm, khăn...) là những đồ dùng trong gia đình , nên các con phải biết bảo quản và sử dụng chúng thật cẩn thận nhé để đồ dùng đó luôn đẹp và sạch mãi nhé. 1.Hoạt động 1: Tâp tô chữ e, ê. - Đến với hội thi tô chữ đẹp hôm nay của lớp A4 các con mang đến những chữ gì ? - Cô cho trẻ quay mặt đằng sau lô tô hỏi trẻ cầm chữ gì? a, Ôn chữ “e, ê” : - TC1: “ Ai nhanh ai đúng” + Cách chơi: Cô nói chữ cái nào lên thì trẻ giơ chữ cái đó lên và đọc to chữ cái đó . - TC2: “ Cướp Cờ” + Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội ( số trẻ bằng nhau). Cô cho trẻ ở 2 đội dứng vào vạch chuẩn bị. Khi nghe hiệu lệnh thì trẻ ở 2 đội chạy lên cướp cờ có chữ cô yêu cầu, rồi chạy về đập vào tay bạn tiếp theo cứ thế cho đến hết . + Luật chơi: Trẻ ở đội nào lấy cờ có chữ đúng và nhiều hơn là thắng b, Dạy trẻ tập tô chữ “e, ê”: * Dạy trẻ tập tô chữ “e”: - Cô đọc câu đố; “Cái gì bật sáng trong đêm Giúp cho nhà dưới nhà trên sáng ngời” ? ( Bóng đèn) - Cô cho trẻ xem trên máy tính có hình ảnh và từ “ Bóng đèn”. - Cho trẻ đọc từ và tìm chữ cái đã học ( chữ e ) - Cho trẻ quan sát chữ “e” to và phát âm chữ “e” - Cô giới thiệu chữ “e” in thường và chữ “e” viết thường. - Hỏi trẻ đặc điểm, cách sử dụng chữ “e” viết thường + Các con thấy chữ “ e” viết thường thường thấy ở đâu? - Cô hướng dẫn trẻ tô chữ “e” viết thường + Lần 1: Cô tô không phân tích. + Lần 2: Cô tô và phân tích : Cô đặt bút gần sát dòng kẻ thứ 5 đưa xiên từ trái sang phải lên dòng kẻ thứ 3 vòng nét cong xuống dòng kẻ thứ 5 và đưa nét hất sang bên phải. + Lần 3: Cô tô theo lời trẻ nhắc. - Cho trẻ lấy vở và mở bài. - Hỏi trẻ cách mở vở, cách cầm bút? - Cô hỏi trẻ tư thế ngồi? - Cô cho trẻ tô trên không ( Cô tô cùng chiều với trẻ) - Cô cho trẻ xem vở cô tô mẫu. - Cô cho trẻ tô chữ “e” - Trẻ tô chữ “e” xong cô cho trẻ vận động bài “ Ngón tay nhúc nhích” * Dạy trẻ tô chữ “ê”: - Cô đọc câu đố: “Có chân mà chẳng biết đi Có mặt phẳng lì cho bé ngồi lên” ( Cái ghế) - Cô cho trẻ xem hình ảnh và từ “ Cái ghế” trên máy tính. - Cô cho trẻ đọc từ “ Cái ghế”. - Cho trẻ tìm chữ cái đã học có trong từ “ Cái ghế” ( chữ ê ) - Cô cho trẻ quan sát chữ “ê” to và phát âm. - Cô giới thiệu chữ “ê” viết thường. - Hướng dẫn trẻ tô chữ “ê” theo trình tự như chữ “e” và tô thêm dấu mũ trên đầu. - Cô cho trẻ tô vào vở. 2.Hoạt động2: Kết thúc. - Cô cho trẻ nhận xét bài của bạn tại bàn. + Cho trẻ đi quan sát bài tô của bạn con có nhận xét gì? Vì sao? - Cô cho 4 – 5 trẻ mang bài đẹp lên để nhận xét. - Hội thi tô chữ đẹp lớp A4 đã kết thúc, xin tặng cho mỗi thí sinh một bông hoa bé ngoan. - Kết thúc, tuyên dương. B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: NẶN ẤM PHA TRÀ. - Cô cho trẻ ngồi vào bàn, cho trẻ tự đi lấy đất nặn của mình. - Cô nặn mẫu cho trẻ xem. Sau đó hướng dẫn cho trẻ từng bước. - Cô cho trẻ thực hiện. - Cô bao quát trẻ, giúp những trẻ yếu. - Cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình. - Kết thúc hoạt động. C. ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ tư, ngày 28 tháng 11 năm 2018. HOẠT ĐỘNG HỌC: LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC. HOẠT ĐỘNG: HÌNH VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC HÌNH. I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1.Kiến thức: - Trẻ biết được mối liên hệ giữa các hình hình học:hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. 2. Kĩ năng: - Rèn ghi nhớ có chủ định của trẻ - Rèn luyện kĩ năng sắp xếp 3. Thái độ: - Trẻ quan sát, chú ý khi cô giải thích. - Trẻ hứng thú khi chơi trò chơi. II.CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: - Các hình hình học. 2. Đồ dùng của trẻ: - Các hình hình học, các hình cho trẻ chơi xếp hình. 3. Địa điểm: - Phòng học rộng rãi, thoáng mát. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: *Ổn định, gây hứng thú. - Phát cho mỗi trẻ một rỏ đò chơi trong đó có các hình hình học - Cho trẻ chọn hình theo yêu cầu của cô - Dẫn dắt vào hoạt động trọng tâm 1. Hoạt động 1: Hình và mối liên hệ giữa các hình. - Cho trẻ quan sát các hình trong rổ của mình và cho trẻ sắp xếp các hình theo yêu cầu của cô. - Kết quả cho thấy: Hai hình tam giác giống nhau ghép thành một hình vuông,hai hình tam giác giống nhau củng ghép thành một hình chữ nhật.. - Cho trẻ căt đôi hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn tương tự sẽ được các hình ngược lại. 2.Hoạt động 2 : Luyện tập. - Cho trẻ chơi trò chơi:xếp nhà - Từ các hình hình học con hãy xếp thanh một ngôi nhà theo trí tưởng tượng - Tổ chức cho trẻ xếp hình *Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương trẻ. B. HOẠT ĐÔNG CHIỀU: ĐỌC ĐỒNG DAO “ ĐI CẦU ĐI QUÁN”. - Cô giới thiệu cho trẻ bài đồng dao. - Cô đọc cho trẻ nghe. - Cô hướng dẫn cho trẻ đọc. - Cho trẻ đọc theo lớp, nhóm, cá nhân. - Kết thúc. C. ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY: ................................................................................................................................ Thứ năm, ngày 29 tháng 11 năm 2018 A/HOẠT ĐỘNG HỌC: LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT. HOẠT ĐỘNG: THỰC HIỆN VẬN ĐỘNG “ ĐI TRÊN DÂY” I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên vận động : đi trên dây. - Trẻ thực hiện được vận động đi trên dây. 2. Kỹ năng: - Trẻ hiểu nội dung bài tập rèn sự chú ý, khéo léo khi thực hiện vận động. - Trẻ biết kết hợp tay,chân, mắt đi thẳng trên dây không đi lệch ra ngoài. 3. Thái độ: - Trẻ tập trung khi cô thị phạm. - Trẻ có tinh thần đoàn kết, phối hợp hoạt động cùng bạn. II. CHUẨN BỊ. 1. Đồ dùng của cô: - Nhạc. - Dây để trẻ chơi kéo co,còi, trống to. Xắc xô. - Bông cho cô. Dây, đường zích zắc. - Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ. - Trang phục gọn gàng. 2. Đồ dùng của trẻ:. - Trang phục trẻ gọn gàng. 3. Địa điểm: - Sân sạch sẽ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: * Khởi động. - Cho trẻ đi, chạy vòng tròn kết hợp đi kiễng chân, đi thường, đi chạy theo hiệu lệnh của cô, sau đó đứng thành hàng ngang theo tổ. - Bài tập phát triển chung: + Tay: Đưa 2 tay sang ngang, gập tay trước ngực. + Bụng: Cúi gập người về phía trước. + Chân: Ngồi xổm, đứng lên. + Bật : Bật tại chỗ. 1.Hoạt động 1: VĐCB: “Đi trên dây”. - Cô giới thiệu tên vận động và cho trẻ nhắc lại. - Cho trẻ về đội hình 2 hàng ngang đối diện nhau cách nhau 3m. - Cô giới thiệu tên vận động và cho trẻ nhắc lại tên vận động. - Cô làm mẫu: + Lần 1: làm mẫu toàn phần. + Lần2: làm mẫu kết hợp giải thích động tác: Cô đứng trước vạch chuẩn 2 tay dang ngang để giữ thăng bằng cho cơ thể mắt nhìn thẳng sau đó bước một chân lên trước dẵm vào dây rồi bước chân tiếp theo lên .Cứ như thế đi trên dây cho đến khi hết đoạn dây mà không được đi ra ngoài dây. + Lần 3: Mời 2 trẻ khá lên làm mẫu. - Tổ chức trẻ lần lượt thực hiện. - Tổ chức cho trẻ thực hiện thi đua giữa 2 đội. - Trong khi trẻ thực hiện cô quan sát, động viên trẻ. - Kết thúc vận động cô cho trẻ nhắt lại tên vận động. * Trò chơi vận động “Chuyền bóng qua đầu- qua chân” - Cách chơi: chia trẻ thành 2 đội có số bạn bằng nhau, đứng theo hàng dọc, Bạn đầu hàng sẽ cầm bóng bằng 2 tay, khi có hiệu kệnh bắt đầu thì sẽ chuyền bóng từ trên đầu cho các bạn, tiếp tục như vậy cho đến người cuối hàng sẽ quay lại và chuyền qua chân cho đến đầu hàng - Luật chơi: đội nào chuyền bóng nhanh hơn, đưa cô trước thì đội đó thắng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần 2.Hoạt động 2: Hồi tĩnh . - Cho trẻ đi nhẹ nhàng và giúp cô thu dọn đồ dùng. - Kết thúc. B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: BÀI TẬP TOÁN TRANG 13. Cô hướng dẫn trẻ lấy vở và bút màu về chỗ ngồi. Cô hướng dẫn trẻ làm bài tập. Cô quan sát sửa sai cho trẻ. Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. C. ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ sáu, ngày 30 tháng 11 năm 2018. A.HOẠT ĐỘNG HỌC: LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ. TÊN HOẠT ĐỘNG: TỔNG HỢP NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC CUỐI CHỦ ĐỀ. I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết hát và vận động tốt, thành thạo, đúng nhịp các bài đã học. - Thích nghe hát và thích tham gia vào các hoạt động. - Biết cách chơi, luật chơi trò chơi âm nhạc “Tai ai thính”. 2. Kĩ năng: - Rèn các kĩ năng vận động âm nhạc. - Rèn các kĩ năng sử dụng dụng cụ âm nhạc. 3. Thái độ: - Trẻ tập trung, chú ý. II.CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: - Sân khấu. - Máy catse, bông hoa. - Đĩa nhạc không lời, dụng cụ âm nhạc: thanh gõ, trống lắc, xúc xắc - Ti vi, mũ âm nhạc. 2. Đồ dùng của trẻ: - Mũ hoa, vòng tay hoa. 3. Địa điểm: - Phòng học rộng rãi, thoáng mát. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: * Ổn định, gây hứng thú: - Trẻ đọc bài thơ: Em cũng là cô giáo. - Đàm thoại về các công việc hàng ngày của cô. - Chúng ta vừa đọc bài thơ nói về gì nào? Cô giúp chúng ta những gì? - Cô khái quát lại: Cô giáo như người mẹ thứ 2, hàng ngày đến lớp cô luôn bên cạnh các bạn trong mọi hoạt động, các bạn phải yêu thương quý trọng cô giáo vì cô luôn bên cạnh giúp đỡ. Hôm nay, lớp mình sẽ tổ chức một buổi văn nghệ thật vui vẻ, nhộn nhịp nhé, các con có thích không nào? 1.Hoạt động 1: Biểu diễn văn nghệ. - Đến với buổi biểu diển văn nghệ hôm nay có ban nhạc “ Gấu đen” của lớp MG lớn 2. - Bạn Thảo Nguyên: ghi ta - Bạn Bình Minh : Trống - Bạn Minh Nhật: kèn - Bạn Mỹ Như và bạn Bảo Trân: Xắc xô. - Chúng ta hãy cho một tràng pháo tay, để chào đón ban nhạc nào. - Mở đầu cho chương trình văn nghệ hôm nay là bài hát “Cả nhà thương nhau” do tập thể lớp lớn 3 biểu diễn. - Trong gia đình của mỗi người đều có ông bà, để thể hiện tình cảm với ông bà của mình hãy cùng đến với bài hát “ Ông cháu” do ca sĩ Gia Bảo biểu diễn. - Hàng ngày chúng ta đều luôn phụ giúp ông bà của mình, hãy cùng đến với bài hát “ Bé quét nhà” với phần biểu diễn của nhóm nữ Linh Đan, Thiên Kim, Kim Ngọc. - Có rất nhiều bài hát nói đến cô giáo, hôm nay tốp ca nam sẽ gửi đến chúng ta bài “Cô giáo miền xuôi” cho 1 tràng pháo tay nào. 2.Hoạt động 2: Nghe hát: “Cô giáo em”. - Cô hát lần 1 giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.., trò chuyện với trẻ về tên , giai điệu, nội dung bài hát. - Lần 2 mở máy và hát theo nhạc bài hát. - Lần 3: Cô hát vận động theo bài hát. 3.Hoạt động 3: Trò chơi nốt nhạc vui. - Cách chơi:Cô chia lớp thành 3 tổ, mở nhạc không lời cho tổ thi đua, tổ nào ra tín hiệu trả lời trước thì được giành quyền trẻ lời, đoán đúng tên bài hát thì được 1 nốt nhạc. - Luật chơi: khi 1 đoạn nhạc được bật lên, 3 tổ phải ra tín hiệu giành quyền trả lời, tổ nào đoán đúng, được nhiều nốt nhạc hơn thì tổ đó thắng. - Tổ chức cho trẻ chơi. - Quan sát, nhắc nhở trẻ. - Kết thúc: nhận xét, tuyên dương trẻ B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: VỆ SINH NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN. - Cô cho trẻ dùng khăn lau kệ lau các kệ đồ chơi,sắp xếp đồ chơi ở các góc chơi theo sự hướng dẫn của cô. - Rửa tay bằng xà phòng cho sạch sau khi vệ sinh các góc chơi. - Nêu gương cuối tuần,cô phát cờ bé ngoan cho trẻ dán vào sổ,cô động viên những trẻ chưa ngoan cần cố gắng hơn. - Cô nhận xét buổi hoạt động. C. ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxkham pha xa hoi 5 tuoi_12513697.docx
Tài liệu liên quan