Kế hoạch thực hiện lớp Lá - Chủ đề: Gia đình

1.Góc phân vai: Gia đình, cửa hàng siêu thị, phòng khám bệnh,

2. Góc xây dựng – lắp ghép: Xây dựng nhà của bé.

 3.Góc học tập - sách: Làm tranh truyện về gia đình bé.

4 . Góc tạo hình: Nặn đồ dùng đồ chơi của bé,vẽ theo ý thích

5.Góc khám phá khoa học: Phân loại đồ dùng theo công dụng, xếp số lượng các thành viên trong GĐ.

6.Góc thiên nhiên: Cùng cô tôn tạo góc thiên nhiên, chăm sóc cây

7. Âm nhạc :Hát, múa các bài hát vè chủ đề,chơi với dụng cụ âm nhạc

 

doc9 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch thực hiện lớp Lá - Chủ đề: Gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ TRƯỜNG MN SOS THANH HÓA KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH LỚP: 5 – 6 ( GẤU BÔNG) CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH Thời gian thực hiện: 4 tuần từ ngày 22/10 – 16/11/ 2018 Năm học: 2018 – 2019 TRƯỜNG MẦM NON SOS LỚP: 5 - 6 TUỔI (GB) KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH Thời gian thực hiện 4 tuần: Từ 22/10 - 16/11/2018 MỤC TIÊU. LVPT MỤC TIÊU PT THỂ CHẤT - Phối hợp tay – mắt trong vận động linh hoạt (CS4) + Bắt và ném bóng với người đối diện thành thạo (khoảng cách 4m). + Có kỹ năng ném trúng đích thẳng đứng (xa 2m; cao 1,5m). + Có kỹ năng đi, đập và bắt được bóng nảy 4 – 5 lân liên tục. - Thực hiện được các vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay. Tự rót nước không bị đổ ra ngoài. - Có một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống: ( CS 13) + Mời cô , mời bạn khi ăn và ăn từ tốn . + Không đùa nghịch , không làm đổ vãi thức ăn . + Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau . + Không uống nước lã ăn quà vặt ngoài đường . - Phân biệt ích lợi của 4 nhóm TP, biết lựa chọn thực phẩm theo sở thích của gia đình,kể được tên một số món ăn ở nhà và cách chế biến đơn giản. - Biết giữ gìn sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình. Có thói quen và thực hiện được các thao tác rửa tay bằng xà phòng, đánh răng, rửa mặt PT NHẬN THỨC - Nói tên, tuổi , giới tính , công việc hằng ngày của các thành viên trong gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem tranh ảnh về gia đình. ( CS 44) - Nói địa chỉ gia đình mình ( số nhà , đường phố, / thôn, xóm ) số điện thoại (nếu có)...khi được hỏi trò chuyện .( CS 45) - Quan tâm đến các con số như thích nói về số lượng và đếm, hỏi : Bao nhiêu ? Đây là mấy ? ( CS 29) PT NGÔN NGỮ - Hiểu được từ khái quát: Phương tiện giao thông, động vật, thực vật. (CS 53 ) - Biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói; Biết lắng nghe, đặt và trả lời câu hỏi. - Kể lại được một số sự kiện của gia đình theo trình tự; Có thể miêu tả mạch lạc về đồ dùng, đồ chơi của gia đình. - Thích nghe đọc thơ, đọc sách và kể chuyện diễn cảm về gia đình. - Biết sử dụng lời nói, có kĩ năng giao tiếp, chào hỏi lễ phép lịch sự. - Nhận biết kí hiệu chữ viết. PT THẨM MỸ - Hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. ( CS 96 ) - Phối hợp các kỹ năng nặn để tạo thành sản phẩm có bố cục cân đối ( CS 101) - Biết tạo ra các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc hài hòa về các đồ dùng gia đình, các kiểu nhà, các thành viên gia đình. - Biết thể hiện cảm xúc phù hợp với tác phẩm có liên quan đến chủ đề gia đình. - Nhận ra cái đẹp của nhà cửa qua việc sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. -Thông qua các hình ảnh trong từng bài thơ câu truyện từ đó biết yêu quý, chân trọng những gì mình đang có, bước đầu tạo nên một vẽ đẹp tâm hốn trong suy nghĩ của trẻ. PT TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG Xà HỘI - Nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố mẹ, địa chỉ nhà hoặc điện thoại. ( CS 70 ) - Biết mình là con cháu con/ cháu/ anh/ chị/ em trong gia đình (CS73) - Thực hiện một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng : Sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi quy định, không làm ồn nơi công cộng, vâng lời ông, bà, bố, mẹ, anh, chị. Muốn đi chơi phải xin phép ( CS83) - Nhận biết cảm xúc của người thân trong gia đình và biết thể hiện cảm xúc phù hợp. - Biết cách cư xử với các thành viên trong gia đình: lễ phép, tôn trọng, quan tâm giúp đỡ, chia sẻ khi cần thiết. - Mạnh dạn, tự tin trong sinh hoạt hàng ngày. CHUẨN BỊ. Đón trẻ: - Lớp học sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, đồ chơi ở các góc chơi. 2. Thể dục sáng: Băng đĩa nhạc thể dục theo chủ đề gia đình. Hoạt động học có chủ đích: - Văn học: Tranh ảnh, video về các bài thơ, câu truyện trong chủ đề gia đình; mũ múa... - Tạo hình: Vở tạo hình, sáp màu, bút chì, kéo, keo, đất nặn... - Toán: Vở toán, bút chì, sáp màu, bộ chữ số, lô tô theo chủ đề gia đình, que chỉ... - Âm nhạc: Dụng cụ âm nhạc (phách tre, xắc xô, trống, đàn...), mũ múa... - Làm quen chữ cái: Vở làm quen chữ cái, bút chì, bộ chữ cái... - Khám phá khoa học: Tranh ảnh, video về gia đình, bài hát chủ đề gia đình... Hoạt động ngoài trời: - Tranh ảnh gia đình, vườn trường , sân chơi sạch sẽ thoáng mát, các đồ dùng cho các trò chơi (ai tinh, ai biến mất, lăn bóng...) Hoạt động góc: - Góc phân vai: Bộ đồ chơi nấu ăn, bác sỹ, cửa hàng siêu thị. - Góc xây dựng – lắp ghép: Gạch, hàng rào, cây xanh, hoa, rau xanh, cỏ, đồ chơi ngoài chời, bóng đèn, xe ... - Góc tạo hình: Giấy A4, giấy màu, sáp màu, keo, kéo, đất nặn. - Góc khoa học – toán: lôtô các đồ dùng, đồ chơi, các chữ số. - Góc học tập – sách: tranh chuyện; sách, báo liên quan đến chủ đề. - Góc thiên nhiên: Dụng cụ lao động (xô, gáo, xẻng, kéo...), vườn rau, hoa. - Góc âm nhạc: Dụng cụ âm nhạc (phách tre, xắc xô, đàn, trống...), mũ múa, nhạc các bài hát trong chủ đề. III. MẠNG NỘI DUNG - Các thành viên trong gia đình : Tôi, bố mẹ, anh chị em ( Họ tên, sở thích, ngày sinh nhật) - Công việc của các thành viên trong gia đình. - Gia đình là nơi vui vẻ, hạnh phúc - Những thay đổi trong gia đình ( có người chuyển đi, có người sinh ra) Gia đình của bé Gia đình sống chung một mái nhà Tình cảm gia đình Gia ®×nh Nhu cầu gia đình - Địa chỉ gia đình - Nhà là nơi gia đình chung sống. - Dọn dẹp và giữ gìn nhà sạch sẽ. - Có nhiều kiểu nhà khác nhau. - Dùng nhiều chất liệu khác nhau để làm nhà. - Họ hàng bên nội, bên nhoại. - Cách gọi bên nội, bên nhoại ( Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại) - Những ngày họ hàng thường tập trung: Ngày lễ, ngày giỗ - Đồ dùng gia đình, phương tiện đi lại của gđ. - Chất liệu làm ra đồ dùng gia đình - Các loại thực phẩm cần cho cho gia đình... - Cách giữ gìn quần áo sạch sẽ. IV. MẠNG HOẠT ĐỘNG: Phát triển nhận thức - Đàm Thoại, tìm hiểu về GĐ của bé, kể về những người trong GĐ, nghề nghiệp của bố mẹ. GĐ là nơi mọi người cùng làm việc, ăn uống và nghỉ ngơi, mọi người biết cùng nhau giữ gìn nhà cử sạch sẽ. - Nhà là nơi ở của GĐ ( Địa chỉ, số điện thoại). Các bộ phận của ngôi nhà. Các kiểu nhà, chất liệu làm nhà. Vườn sân xung quanh nhà. Nhu cầu cơ bản của GĐ ( Đồ dùng, phương tiện, nhu cầu ăn mặc, ở, tình cảm). - Khám phá đặc điểm nỏi bật, công dụng, cách sử dụng một số đồ dùng trong GĐ. Phân loại đò dùng trong GĐ theo công dụng, chất liệu. Thực hành cất dọn, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi. ngăn nắp. - Toán: Đếm đến 6, NB số 6; so sánh số lượng trong phạm vi 6; tách gộp trong phạm vi 6. Phát triển thể chất - Thực phẩm được chế biến, ăn theo nhiều cách khác nhau và bước đầu tiên chế biến thức ăn một cách đơn giản, đồ dùng đồ chơi trong gia đinh ngăn năp, sạch sẽ. - Tập TD sáng, BTPT chung: Theo bài hát, các động tác: tay - vai, lưng - bụng, chân, kết hợp, hô hấp. - VĐCB: Đi và đập bóng, ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay - Biết cách giữ gìn vệ sinh. Phát triển thẩm mỹ Cho trẻ xem tranh, các tác phẩm nghệ thuật gần gũi, lắng nghe các âm thanh, các hoạt động nghệ thuật XQ. - Tạo hình +Vẽ: Người thân trong gia đình, vẽ cái cốc, vẽ cái nồi, ... + Nặn: Quà tặng người thân, nặn cái làn (giỏ). + Cắt xé dán: Ngôi nhà, đồ dùng trong GĐ, làm bưu thiếp tặng người thân +Lắp ghép - xây dựng: Chắp hình 1 số đồ dùng trong gia đình như: Nồi, xe nôi, nhà, 1 số đình Xếp hình con đường về nhà. XD ngôi nhà nhiều phòng, tầng, hàng rào, cổng - Âm nhạc + Hát: Cả nhà thương nhau, bàn tay mẹ, múa cho mẹ xem. + Nghe hát: Mưa rơi, chỉ có 1 trên đời, cho con. + VĐTN: Vỗ tay, sử dụng dụng cụ gõ đệm, vận động minh họa. + Chơi: TCAN: Gà gáy, vịt kêu. - Văn học + Thơ: Trẻ cảm nhận được cái đẹp về tâm hồn, con người, cảnh vật...thông qua bài thơ... + Truyện: Trẻ cảm nhận được cái tốt, xấu qua các tình cách của từng nhân vật; cái đẹp từ những hình ảnh trong câu truyện.... Gia đình Phát triển ngôn ngữ - Giao tiếp, trò chuyện với người lớn và bạn cùng tuổi. Chào hỏi những người khác. Hỏi và trả lời câu hỏi. Xem sách, tranh, truyện. - Biết cách cầm sách, giở sách và đọc sách từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, trước đến sau. Nghe người lớn đọc các truyện ưa thích. - Truyện : Ba cô gái, tích chu... - Nghe đọc thơ và đọc thuộc thơ về GĐ : Làm anh, chia phần, bé và mèo hoang.... Phát triển tình cảm xã hội - Nhận biết họ tên mình, các thành viên trong GĐ, nơi mình đang sống qua tranh ảnh, thực tế...Họ hàng ( Ông bà, cô, dì, chú, bác..,) . Những thay đổi trong GĐ (Nếu có) : Có người chuyển đi, đi xa. - Nhận biết những trạng thái xúc cảm rõ rệt ( Cười, khoc, vui sướng, buồn rầu) qua tranh ảnh, trong cuộc sống hằng ngày của những người thân trong Gđvà bạn bè, cô giáo. Biết quan tâm đến những người gần gũi : Trò chuyện, dọc thơ, hát múa... tặng người thân. - Tham gia tổ chức sinh nhật các bạn trong tháng - Thưc hiện 1 số yêu cầu đơn giản của người lớn. - Hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, làm tranh, đồ chơi. TRƯỜNG MN SOS LỚP: GẤU BÔNG CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH ( 4 TUẦN) Tuần 1: Gia đình của bé – Từ ngày: 22/10-> 26/10 /2018 Thời điểm Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ - Cô đón trẻ ân cần, niềm nở vào lớp, tạo cho trẻ cảm giác được yêu thương, yên tâm khi đến lớp. - H­íng trÎ cã sù thay ®æi trong líp vÒ chñ ®Ò míi. trÎ kÓ tªn vÒ G§ m×nh , ®µm tho¹i víi trÎ vÒ nh÷ng c«ng viÖc trÎ ®· lµm gióp bè mÑ, - Gợi ý cho trẻ chơi tự chọn ở các góc. TD sáng - Tập thể dục nhịp điệu theo băng đĩa chủ đề gia đình. Hoạt động học cú chủ định Văn hoc: Thơ “ Làm anh” Toán Đếm đến 6, nhận biết số 6, nhận biết các nhóm có 6 đối tượng. KPKH Trò chuyện về gia đình bé. LQCC Trò chơi chữ cái: a, ă, â Âm nhạc - Hát + VĐ: Cả nhà thương nhau” - NH: Ba ngọn nến lung linh Hoạt động ngoài trời - QSCMĐ::Cho trẻ trải nghiệm 1 số hoạt động nhằm rèn luyện các giác quan:ngửi, nhìn,sờ - TCVĐ: Ai tinh, ai biến mất, mèo đuổi chuột... - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi sẵn cú ở sừn trường. Hoạt động góc 1.Góc phân vai: Gia đình, cửa hàng siêu thị, phòng khám bệnh, 2. Góc xây dựng – lắp ghép: Xây dựng nhà của bé. 3.Góc học tập - sách: Làm tranh truyện về gia đình bé. 4 . Góc tạo hình: Nặn đồ dùng đồ chơi của bé,vẽ theo ý thích 5.Góc khám phá khoa học: Phân loại đồ dùng theo công dụng, xếp số lượng các thành viên trong GĐ. 6.Góc thiên nhiên: Cùng cô tôn tạo góc thiên nhiên, chăm sóc cây 7. Âm nhạc :Hát, múa các bài hát vè chủ đề,chơi với dụng cụ âm nhạc Hoạt động chiều - Ôn các nội dung đã học hoặc làm quen với bài mới. Rèn thao tác vệ sinh: mặc quần áo, rửa tay, rửa mặt.HĐ tự chọn ở các góc. Chơi các trò chơi vận động. Nêu gương bé ngoan BGH duyệt KH Người lập KH Nguyễn Thị Thúy TRƯỜNG MN SOS LỚP: GẤU BÔNG CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH ( 4 TUẦN) Tuần 2: Gia đình sống chung một ngôi nhà – Từ ngày: 29/10/-> 02/11/2018 Thời điểm Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ - Cô đón trẻ ân cần, niềm nở vào lớp, tạo cho trẻ cảm giác được yêu thương, yên tâm khi đến lớp. -Trò chuyện với trẻ về gia đình của bé, các hoạt động của mỗi thành viên trong gia đình. - Chơi tự do ở các góc TD sang - Tập thể dục nhịp điệu theo băng đĩa chủ đề gia đình. Hoạt động học có chủ định Tạo hình: Cắt, dán ngôi nhà từ các hình học. Toán: So sánh số lượng trong phạm vi 6. Thể dục : Đi và đập bóng (4- 5 cái) LQCC : e, ê Âm nhạc: H +VĐ: Múa cho mẹ xem NH: Chỉ có 1 trên đời TC: Tự chọn Hoạt động ngoài trời - QSCMĐ: :Cho trẻ trải nghiệm 1 số hoạt động nhằm rèn luyện các giác quan:ngửi, nhìn,sờ - TCVĐ :Chó sói xấu tính.Tung bóng.Thi ai nhanh nhất.Chuyền bóng bằng 2 chân - TCVĐ: Ai tinh, ai biến mất, mèo đuổi chuột... - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi sẵn có ở sân trường. Hoạt động góc 1.Góc phân vai: Gia đình (tổ chức sinh nhật), cửa hàng siêu thị, phòng khám bệnh, 2 Góc xây dựng lắp ghép:Xây dựng nhà của bé. 3.Góc học tập sách:Làm tranh truyện 4 Góc tạo hình:Nặn đồ dùng đồ chơi của bé,vẽ theo ý thích 5.Góc khoa học toán: 6.Góc thiên nhiên:Cùng cô tôn tạo góc thiên nhiên, chăm sóc cây 7.Ân nhạc :Hát múa các bài hát vè chủ đề,chơi với dụng cụ âm nhạc Hoạt động chiều - Ôn các nội dung đã học hoặc làm quen với bài mới. Rèn thao tác vệ sinh: mặc quần áo, rửa tay, rửa mặt. HĐ tự chọn ở các góc. Chơi các trò chơi vận động. Nêu gương bé ngoan BGH duyệt KH Người lập KH Lê Thị Hải TRƯỜNG M SOS LỚP: GẤU BÔNG CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH ( 4 TUẦN) Tuần 3: Tình cảm gia đình - Từ ngày: 04/11-> 09/11/2018 Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ - Đón trẻ vào lớp. Hướng trẻ chơi ở các góc chơi tự chọn. Trò chuyện về gia đình của bé trong lớp, nói về gia đình nhỏ và gia đình lớn, họ hàng bên nội có những ai, bên ngoại có những ai. Khi sinh ra các con được đặt theo họ của ai.. TD sang - Tập bài tập thể dục nhịp điệu tháng 11 theo băng đĩa. HĐ học có chủ định Tạo hình: Vẽ, trang trí cái cốc (Mẫu) Toán: Tách, gộp trong phạm vi 6. Thể dục: Ném xa bằng 1 tay. LQCC: Trò chơi chữ cái e, ê Âm nhạc: - HĐ: + Hát,vđ: Bầu và bí - NDKH: +NH: Cho con + TC: TC Hoạt động ngoài trời - QSCMĐ: Quan sát các ngôi nhà xung quanh trường, lớp. Đọc đồng dao, ca dao về tỡnh cảm gia đình - TCVĐ: Mèo đuổi chuột, chạy theo búng, - Chơi tự do: GV quan sát điều chỉnh hoạt động của trẻ. Hoạt động góc 1,Góc phân vai: Phòng khám , Nấu ăn. Cửa hàng bán đồ dùng GĐ. 2,Góc xây dựng lắp ghép : LG, XD khu nhà ở của bé 3,Góc tạo hình: Làm mô hình nhà bằng các chất liệu khác nhau 4, Góc khoa học – toán : Phân nhóm đồ dùng GĐ. 5, Góc HT sách : Làm sách các kiểu nhà khác nhau, các phòng trong nhà. Đọc các truyện , thơ về gđ. Ba cô gái 6, Góc thiên nhiên: Cùng cô tôn tạo góc thiên nhiên, tưới cây, quan sát cây. 7, Góc âm nhạc: Biểu diễn các bài hát về gia đình Hoạt động chiều - Ôn các nội dung đã học hoặc làm quen với bài mới. Rèn thao tác vệ sinh: mặc quần áo, rửa tay, rửa mặt.HĐ tự chọn ở các góc. Chơi các trò chơi vận động. Nêu gương bé ngoan BGH duyệt KH Người lập KH Nguyễn Thị Thúy TRƯỜNG MN SOS LỚP: GẤU BÔNG CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH ( 4 TUẦN) Tuần 4: Nhu cầu gia đình – Từ ngày: 12/11-> 16/11/2018 Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ - Chơi theo ý thích. - Trò chuyện về gia đình của bé trong lớp, nói về gia đình nhỏ và gia đình lớn, họ hàng bên nội có những ai, bên ngoại có những ai. Khi sinh ra các con được đặt theo họ của ai.. - Hướng cho trẻ chơi ở các góc. TD sang - Tập bài tập thể dục nhịp điệu theo băng đĩa chủ đề gia đình. HĐ học có chủ định Văn hoc: Truyện: “Ba cô gái” Toán Đếm đến 7, nhận biết số 7, nhận biết các nhóm có 7 đối tượng. KPKH Trò chuyện về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. LQCC u, ư Âm nhạc - Hát - VĐ: Bé quét nhà - NDKH: +NH: Mẹ ơi có biết. + TC: TC Hoạt động ngoài trời - QSCMĐ: Quan sát các khu nhà ở gần trường, chăm sóc, quan sát cây cảnh trong gia đình.... - TCVĐ: Tìm đúng nhà, bắt chước tạo dáng, thỏ tìm chuồng... - Chơi tự do: GV quan sát điều chỉnh hoạt động của trẻ. Hoạt động góc 1.Góc phân vai: Cửa hàng bán đồ dùng gia đình, nấu ăn, chơi gia đình: dọn dẹp nhà cửa sạch đẹp 2. Góc xây dựng – lắp ghép : LG, XD Khu nhà bé ở. 3. Góc tạo hình: Làm mô hình nhà bằng các chất liệu khác nhau 4. Góc khoa học - toán : Làm sách các kiểu nhà khác nhau, các phòng trong nhà; Phân nhóm các đồ dùng gia đình. 5. Góc học tập – sách : Chọn sách, xem và “đọc” sách về gia đình. Làm truyện tranh về gia đình của bé. Tô chữ e, ê. Tìm chữ e, ê. Điền chữ cái trong từ. 6. Góc thiên nhiên: Cùng cô tôn tạo góc thiên nhiên, tới cây, quan sát cây. 7. Góc âm nhạc: Biểu diễn các bài hát về gia đình. Hoạt động chiều - Ôn các nội dung đã học hoặc làm quen với bài mới. Rèn thao tác vệ sinh: mặc quần áo, rửa tay, rửa mặt. HĐ tự chọn ở các góc. Chơi các trò chơi vận động. Nêu gương bé ngoan BGH duyệt KH Người lập KH Lê Thị Hải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclop 5 tuoi ke hoach chu de gia dinh_12499244.doc
Tài liệu liên quan