Kế hoạch thực hiện lớp Lá - Chủ đề: Những con vật sống dưới nước

I. Kết quả mong đợi

- Trẻ chơi được những trò chơi do cô tổ chức

- Rèn cho trẻ biết cách chơi đoàn kết với nhau

- Giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết

II/ Chuẩn bị:

- Một số thẻ số từ 1-7

III/ Cách tiến hành:

Hoạt động 1:

- Cô trò chuyện và cũng cố lại nội dung bài học lúc sáng

- Hỏi trẻ về nội dung lúc sáng đã học qua đó chơi trò chơi giới thiệu trò chơi mới cho trẻ

Hoạt động 2: Trò chơi

*T/C1: “ Ô số vui vẻ”

- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi cho trẻ về trò chơi mới.

- Cô quan sát và hướng dẫn trẻ chơi.

* T/C 2: “ Bé hãy chia nhóm thức ăn”

- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi cho trẻ về trò chơi mới.

- Cô quan sát và hướng dẫn trẻ chơi.

* T/C 3: “ Nối số tương ứng”

- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi cho trẻ về trò chơi mới.

- Cô quan sát và hướng dẫn trẻ chơi.

- Trò chơi mới nên trẻ chơi đi chơi lại nhiều lần

- Dạy cho trẻ phân biệt được các khối hình với nhau

- Giúp trẻ khi chơi thể hiện được nội dung cuả trò chơi

 

doc23 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 781 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch thực hiện lớp Lá - Chủ đề: Những con vật sống dưới nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 12 năm 2018 TRÒ CHUYỆN MỞ CHỦ ĐỀ - Trẻ ngồi gần, cô đọc câu đố về con rùa và trò chuyện + Câu đố nói về con gì? + Con rùa sống ở đâu? + Dưới nước còn có những con vật nào nữa? - Gợi cho trẻ kể về các con vật sống dưới nước - Cho trẻ xem tranh về các con vật - Cô khái quát, giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ con vật - Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề trẻ sẽ được tìm hiểu HOẠT ĐỘNG HỌC KPKH: Tìm hiểu về một số con vật sống dưới nước I. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số con vật sống dưới nước - Biết ích lợi của các con vật. - Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ các con vật II. Chuẩn bị: - Hình ảnh về một số con vật sống trong rừng - Bảng quay 2 mặt, rổ - Lô tô các con vật III. Tiến hành: - Cho trẻ quan sát mô hình áo cá + Cho trẻ nhận xét các con vật có trong ao. + Giải câu đó về con tôm: Nhận xét về con tôm + Trẻ bổ sung, cô cũng cố kiến thức.( Các loại tôm, thức ăn, môi trường sống, lợi ích trong cuộc sống). - Cả lớp hát vận động: cá vàng bơi + Cho trẻ quan sát nhận xét về con cá trên màn ảnh. + Trẻ bổ sung, cô cũng cố kiến thức.( Các loại cá, môi trường sống, đặc điểm, vai trò với cuộc sống). - Mời trẻ nhận xét khác - giống nhau giữa con cá và con tôm. + Cô cũng cố kiến thức giáo dục trẻ - Tương tự với con rùa cua và con mực - Ngoài các con vật các con vừa quan sát con còn biết các con vật gì khác sống dưới nứơc ? - Cho trẻ xem băng hình về các con vật sống dưới nứơc - Khái quát giáo dục trẻ. * Trò chơi 1 : " Thi xem ai nhanh " - Cách chơi :chia làm 3 đội ,mỗi đội sẽ được thưởng 1 xắc xô .trên màn hình sẽ xuất hiện rất nhiều các con vật trong đó có cả con sống dưới nước và con sống trên cạn ,nhiệm vụ của các con là hãy nhìn thật tinh xem con vật nào sống dưới nước thì lắc xắc xô trả lời . -Luật chơi :đội nào có tín hiệu trước thì được trả lời ,trả lời đúng được thưởng 1 hoa ,sai cho đội bạn trả lời .đội nào được nhiều hoa sẽ thắng cuộc . - Cho trẻ chơi . * Trò chơi 2: "ai khéo hơn " - Cách chơi :chia làm 3 đội . trên bảng có rất nhiều các con vật nhưng các con vật bị thiếu 1 bộ phận nào đó .khi bản nhạc bật lên các bạn đầu tiên của từng độisẽ chạy lên gắn những bộ phận còn thiếu vào các con vật ,rồi chạy về đập tay vào bạn tiếp theo ,cứ như vậy cho đến hết bản nhạc đội nào gắn được nhiều sẽ thắng . - Luật chơi :mỗi bạn chạy lên chỉ gắn 1 con. - Cho trẻ chơi - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần,kiểm tra kết quả đổi yêu cầu mỗi lần chơi, cô chú ý sửa sai cho trẻ - Nhận xét tuyên dương các đội chơi CHƠI NGOÀI TRỜI - Hoạt động có chủ đích: Giải câu đố về các con vật - Trò chơi vận động: Mèo và chim sẻ - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết đoán tên các con vật - Hứng thú tham gia chơi - Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn bảo vệ chăm sóc con vật 2. Chuẩn bị: - Một số tranh ảnh về các các con vật - Sân tập bằng phẳng sạch sẽ - Vẽ 2 vòng tròn làm nhà mèo và chim sẻ 3. Tiến hành: a. Hoạt động có chủ đích: Giải câu đố về các con vật - Trẻ đọc thơ " Mèo đi câu cá" cùng cô ra sân dạo chơi quanh sân trường - Cô giới thiệu cuộc thi "Ai đoán giỏi hơn" - Cô đọc câu đố về các con vật: Tôm, rùa, cua, ốc... - Trẻ đoán tên các con vật - Trẻ đoán con vật nào cô mang tranh cho trẻ quan sát, nhận xét - Trẻ nói về nơi sống của các con vật đó - Cô quan sát gợi ý trẻ - Cô khái quát, giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ động vật - Nhận xét tuyên dương b. Trò chơi vận động: Mèo và chim sẻ - Cô nói tên trò chơi, trẻ nhắc cách chơi, luật chơi - Trẻ chơi, cô bao quát c. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC - Bán hải sản - Xem sách, tranh về chủ đề - Tô màu tranh các con vật - Xây vườn bách thú CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH 1. Hoạt động tự chọn: Hướng dẫn trò chơi mới: Chim bói cá rình mồi a. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết đoàn kết cùng chơi - Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo b. Chuẩn bị: - Tập cho trẻ thuộc lời ca - Lớp học sạch sẽ c. Tiến hành: - Cho trẻ hát bài: " Bé yêu biển lắm" + Trong bài hát nói về con vật nào? + Con biết những trò chơi nào nói về các con vật? - Trẻ kể tên các trò chơi trẻ thích - Cô giới thiệu trò chơi " chim bói cá rình mồi" - Trẻ nhắc lại tên trò chơi 2-3 lần - Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi; trẻ nhắc lại - Cô và trẻ cùng chơi cùng chơi thử - Mời 1 trẻ lên làm cáo, một số trẻ khác làm thỏ - Trẻ chơi, cô bao quát - Nhận xét tuyên dương 2. Chơi tự chọn các góc: 3. Chuẩn bị ra về và trả trẻ Đánh giá cuối ngày: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ **************************** Thứ 3, ngày 04 tháng 12 năm 2018 HOẠT ĐỘNG HỌC Thể dục: Chạy nhanh 18m I. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết chạy nhanh kết hợp tay chân nhịp nhàng - Hứng thú tham gia chơi - Rèn luyện sự nhanh nhẹn, dẻo dai II. Chuẩn bị: - Một số lá cờ cắm ở đích, vẽ vạch xuất phát - Sân tập bằng phẳng sạch sẽ - Vẽ các vòng tròn bằng phấn trên sân III. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe trẻ 1. Khởi động: - Cho trẻ chuyển vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy theo tín hiệu của cô sau đó chuyển 2 hàng ngang 2. Trọng động: a. Bài tập phát triển chung: - Trẻ tập các đồng tác: + Tay: 1 tay giơ cao, 1 tay hạ xuống và đổi bên + Chân: Một chân giơ lên vuông góc, đổi bên + Bụng: Tay giơ cao nghiêng phải, trái + Bật: Bật chân sáo * Vận động cơ bản: Chạy nhanh 18m - Thi “chân ai khỏe, nhanh”- trẻ chạy thử - Cho trẻ đứng 2 hàng ngang đối diện - Cô nêu tên vận động, trẻ nhắc lại - Cô làm mẫu: + Lần1: Trọn vẹn vận động + Lần 2: Kết hợp giải thích, gọi tên vận động + Lần 3: Trọn vẹn vận động - Trẻ nhắc lại cách thực hiện - Mời 2 trẻ khá lên làm thử, cả lớp theo dõi nhận xét - Cô nhận xét bổ sung - Trẻ thực hiện: - Lần lượt trẻ 2 đội lên thực hiện vận động, cô bao quát sửa sai cho trẻ - Nhận xét tuyên dương * Trò chơi vận động: Ai nhanh nhất - Cô nói tên trò chơi, trẻ nhắc cách chơi, luật chơi - Trẻ chơi 3-4 lần, cô bao quát c. Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng quanh sân CHƠI NGOÀI TRỜI - Hoạt động có chủ đích: Làm quen thơ: nàng tiên ốc. - Trò chơi vận động: Tung bóng - Chơi tự do: Chơi với chong chóng, phấn, bóng 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung - Giáo dục trẻ. 2. Chuẩn bị: - Tranh minh họa bài thơ. 3. Tiến hành: a. Hoạt động có chủ đích: Làm quen bài thơ: Nàng tiên ốc - Cô lắc xắc xô cho trẻ đứng gần cô - Cho trẻ chơi " Nhặt ốc" - Trẻ chơi 2-3 lần, cô bao quát + Các con vừa chơi trò chơi gì? - Cô dẫn dắt, giới thiệu bài thơ: " Nhặt ốc" - Trẻ nhắc lại tên bài thơ. - Cô kể cho trẻ nghe lần 1 + Câu bài thơ tên gì? + Bài thơ nói về con gì? - Lần 2 kể kèm tranh minh họa - Trò chuyện về nội dung bài thơ - Cô khái quát giáo dục trẻ. - Nhận xét tuyên dương c. Trò chơi vận động: Chuyền bóng - Cô nói tên trò chơi, trẻ nhắc cách chơi, luật chơi - Trẻ chơi 3-4 lần, cô bao quát 3. Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng quanh sân CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC - Xây ao cá - Làm sách về chủ đề - Tô màu đồng vật - Phân nhóm động vật CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH 1. Hoạt động tự chọn: Sử dụng vở toán trang 7 - 8 a. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết đếm, tô màu nhóm con vật có số lượng 7 - Rèn kỹ năng đếm và tô màu b. Chuẩn bị: - Vở toán, bút màu cho trẻ - Tranh mẫu của cô c. Tiến hành: - Cho trẻ hát " Cá vàng bơi" ngồi gần cô - Trẻ xem tranh gọi tên, đếm số con vật trong tranh - Đọc số tương ứng ở mỗi nhóm con vật - Cô khái quát ý trẻ. - Trẻ đọc thơ " Nàng tiên ốc" về bàn ngồi - Cho trẻ nhắc cách ngồi, cách cầm bút và cách thực hiện - Trẻ thực hiện vào vở, cô quan sát gợi ý. - Nhận xét tuyên dương 2. Chơi tự chọn các góc: 3. Chuẩn bị ra về và trả trẻ Đánh giá cuối ngày: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ************************** Thứ 4, ngày 05 tháng 12 năm 2018 HOẠT ĐỘNG HỌC Âm nhạc: Dạy hát: CÁ VÀNG BƠI . Nghe hát : Tôm cá cua thi tài . Trò chơi : Đoán tên và mô phỏng vận động. I. Kết quả mong đợi: - Trẻ hiểu nội dung bài hát , biết tên tác giả tên bài hát . - Trẻ hát múa thể hiện được giai điệu vui tươi, dí dỏm của bài hát. - Biết chơi trò chơi và hứng thú chơi trò chơi . - Trẻ biết vận động ,bắt chước động tác của con cá theo tiết tấu nhanh. - Trẻ biết chơi trò chơi và hứng thú tham gia trò chơi. - Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ loài cá. II/ Chuẩn bị: - Đồ dùng đủ cho cô và trẻ . III/ Cách tiến hành: Hoạt động1 : - Cô đọc câu đố về một số con vật sông dưới nước - Trẻ trả lời - Qua đó cô giới thiệu vào bài: Cá Vàng bơi Hoạt động1 : Dạy hát: cá vàng bơi - Cô hát lần 1: Trẻ nhắc tên bài hát, tác giả. - Cô hát lần 2: Theo nhạc, Trẻ nhắc tên bài hát, tác giả. + Đàm thoại về nội dung bài hát - Cô hát lần 3: Theo nhạc + Để cho bài hát thêm phần sinh động cô cháu ta cùng minh hoạ theo bài hát nhé! + Cho trẻ hát kết hợp làm động tác minh hoạ và đi vòng tròn. + Hướng dẫn sửa sai cho một số trẻ. - Dạy hát: Cả lớp hát +Thi đua tổ, nhóm, cá nhân - Cô bao quát sửa sai cho trẻ. * Nghe hát: “ Tôm cá cua thi tài” + Lần 1 : Cô hát hết bài cho trẻ nghe. + Lần 2 : Mở băng cô cùng trẻ phụ hoạ theo bài hát. Hoạt động 3: * Trò chơi: Đoán tên và mô phỏng vận động - Cô giải thích cách chơi và luật chơi. tổ chức cho trẻ cùng chơi. - Cho trẻ thu dọn đồ dùng âm nhạc - Kết thúc: Cô và cháu cùng vận động lại bài “Cá vàng bơi” CHƠI NGOÀI TRỜI - Hoạt động có chủ đích: Trò chuyện về ích lợi của con vật và ý thức bảo vệ chúng - Trò chơi vận động: Mào đuổi chuột - Chơi tự do: Chơi với chong chóng, phấn, bóng 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết được ích lợi của con vật đối với con người và có ý thức bảo vệ đọng vật - Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc bảo vệ động vật 2. Chuẩn bị: - Tranh về những hình ảnh chăm sóc bảo vệ động vật 3. Tiến hành: a. Hoạt động có chủ đích: Trò chuyện về ích lợi của động vật và ý thức bảo vệ chúng - Cho trẻ hát "dung dăng dung dẻ" đi ra sân đứng bên cô - Cho trẻ xem một số hình ảnh về một số món ăn từ động vật + Đây là hình ảnh gì? + Con biết những món ăn nào được chế biến từ động vật? + Con thích ăn món nào? Vì sao? + Vậy các con vật có ích lợi gì với con người? + Ngoài cung cấp thực phẩm cho con người thì còn có ích lợi gì ? - Cho trẻ trả lời, cô khái quát khắc sâu cho trẻ nhớ. + Chúng ta phải làm gì để bảo vệ động vật? - Cô khái quát giáo dục trẻ ý thức bảo vệ, chăm sóc các con vật nhất là những động vật quý hiếm - Nhận xét tuyên dương b. Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột - Cô giới thiệu trò chơi, trẻ nhắc cách chơi, luật chơi - Trẻ chơi, cô bao quát c. Chơi tự do: Chơi với chong chóng, phấn, bóng CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC - Nặn con cá - Bác sỹ - Hát múa về chủ đề - Chế biến món ăn từ động vật CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH 1. Hoạt động tự chọn: Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Dạy trẻ không chơi những đồ có thể gây nguy hiểm. I. Kết quả mong đợi - Trẻ nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi nhuy hiểm và cách phòng tránh các đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm cho bản thân, Trẻ nhận biết được những hành động đúng, sai. - Rèn cho trẻ một số kỹ năng khéo léo khi chơi và cách sử dụng các đồ dùng, đồ chơi - Giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết, hứng thú tham gia các hoạt động II. Chuẩn bị: - Tranh về các hành động đúng sai - Tranh về những đồ dùng gây nguy hiểm III/ Cách tiến hành: Hoạt động 1: - Cho trẻ hát múa “ Cá vàng bơi” - Các con ạ! Xung quanh trường, lớp của chúng ta có rất nhiều đồ dùng, đồ chơi. Tuy nhiên có những đồ dùng đồ chơi an toàn và một số đồ dùng đồ chơi nguy hiểm. Cô con cùng tìm hiểu đồ dùng đó để không gây thương tích cho cơ thể nhé. Hoạt động 2: Bé khám phá về một số đồ dùng đồ chơi nguy hiểm * Hình ảnh 1: 1 bạn dùng kéo cắt tóc bạn - Các con nhìn xem các bạn đang làm gì? - Bạn làm như vậy có đúng không? - Theo các con ở lớp kéo dùng để làm gì? - Cô khái quát giáo dục trẻ. * Hình ảnh 2: Hình ảnh 1 bạn đang càm bút để chơi đùa với bạn - Bạn Nam đang làm gì bạn Hoa? - Bạn đang cầm gì trên tay? - Bạn làm vậy có đúng không? - Vì sao các con lại nói là sai? - Cô cho trẻ sờ và nhận xét chiếc đầu bút. + Cô khái quát giáo dục trẻ - Tương tự: * Hình ảnh 3: Trẻ thực hành bật quạt (xem hình ảnh 1 bạn thò tay vào quạt) - * Hình ảnh 4: Bàn là, dao, phích nước nóng, bếp ga - Cho trẻ nhắc lại, cô khái quát giáo dục trẻ. Hoạt động 3: Trò chơi cũng cố + Trò chơi 1: Gạch bỏ đồ dùng gây nguy hiểm. - Cách chơi: Chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm có một tờ tranh. Mỗi nhóm cùng thảo luận và chọn những đồ dùng gây nguy hiểm và gạch bỏ. + Luật chơi: Đội nào gạch đúng đội đó chiến thắng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi - Kết thúc cô nhận xét, động viên trẻ 3. Chuẩn bị ra về và trả trẻ Đánh giá cuối ngày: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ***************************** Thứ 5 ngày 06 tháng 12 năm 2018 HOẠT ĐỘNG HỌC PTNN Thơ: Nàng tiên ốc I. Kết quả mong đợi: - Biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ: ở hiền gặp lành, chăm làm tốt bụng được mọi người yêu mến và được sống hạnh phúc và đọc thuộc diễn cảm bài thơ. - Rèn kỹ năng đọc thơ thể hiện được nhịp điệu, vần điệu của bài thơ. - Rèn kỹ năng trả lời rõ ràng đủ câu, diễn đạt mạch lạc khi trả lời các câu hỏi đàm thoại. - Giáo dục trẻ ở hiền gặp lành,chăm làm tốt bụng, yêu quý mọi người và yêu quý các loài vật thì được mọi người yêu quý và được sống hạnh phúc. - Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường nước. II. Chuẩn bị - Thuộc bài thơ, tranh thơ 2 bộ, một số câu hỏi đàm thoại, câu chuyện: Nàng tiên ốc. - Hình ảnh một số con vật sống dưới nước - Nhạc bài hát: Cá vàng bơi III. Tiến hành - Cả lớp cùng hát: “Cá vàng bơi” của nhạc sĩ Hà Hải cùng cô nào. - Các con vừa hát bài hát nói về con gì? - Cá vàng sống ở đâu? - Ngoài cá con còn biết những con vật gì sống ở dưới nước nữa? - Giải câu đố: Con ốc Nhà hình xoắn, ở dưới ao Chỉ có một cửa ra vào mà thôi Mang nhà đi khắp mọi nơi Không đi đóng cửa nghỉ ngơi một mình - Đố các con biết đó là con gì? - Đúng rồi và cô còn biết hình ảnh bạn ốc rất đẹp rất lạ đã được tác giả Phan Thị Thanh Nhàn sáng tác trong bài thơ rất hay. Đó chính là bài thơ “Nàng tiên ốc” - Cô đọc diễn cảm lần 1 +Cô vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào? - Cô đọc lần 2 + tranh minh họa. + Các con vừa được nghe cô đọc bài thơ gì? Của tác giả nào? - Đàm thoại về bài thơ. +Bà già trong bài thơ sống bằng nghề gì? +Một hôm bà đã bắt được con ốc như thế nào? Một hôm bà bắt được Một con ốc xinh xinh Vỏ nó biêng biếc xanh Không giống như ốc khác +Bà đã làm gì với con ốc xanh đó? +Từ khi có con ốc chuyện gì lạ đã xảy ra khi bà vắng nhà? Đến khi về thấy lạ Sân nhà sao sạch quá Đàn lợn đã được ăn Cơm nước nấu tinh tươm Vườn rau tươi sạch cỏ +Các con có biết ai đã giúp bà già làm những việc đó? +Bà già đã làm gì để giữ Nàng Tiên ở lại với mình? Bà già liền bí mật Đập vỡ vỏ ốc xanh Rồi ôm lấy nàng tiên Không cho chui vào nữa. +Hai mẹ con sống với nhau như thế nào? - Giáo dục trẻ - Cô cho trẻ đọc thơ theo các hình thức: + Lớp đọc: 2 lần + Tổ đọc: Mỗi tổ đọc 1 lần + Đọc nâng cao: cả 3 đội cùng đọc. + Mời nhóm, cá nhân trẻ đọc. + Cả 3 đội cùng đọc lại 1 lần. (Mỗi lần trẻ đọc cô động viên khuyến khích và sửa sai cho trẻ, cô chú ý rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm và đúng nhịp điệu của bài thơ ) - Trò chơi: Phân loại ốc + Tổ chức cho trẻ chơi - Cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ - Nhận xét tuyên dương CHƠI NGOÀI TRỜI - Hoạt động có chủ đích: Nhặt lá cây làm các con vật sống dưới nước - Trò chơi vận động: Chim bói cá rình mồi - Chơi tự do: Chơi với chong chóng, phấn, bóng 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết dùng lá cây xếp thành các con vật - Hứng thú tham gia các hoạt động 2. Chuẩn bị: - Lá cây, bảng - Sân rộng rãi và sạch sẻ 3. Tiến hành: a. Hoạt động có chủ đích: Nhặt lá cây làm các con vật sống dưới nước - Cả lớp nhặt lá + Cô thực hiện mẫu - Hướng dẫn trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện theo sáng tạo của mình + Cô gợi ý, động viên trẻ - Nhận xét tuyên dương b. Trò chơi vận động: Chim bói cá rình mồi - Cô giới thiệu trò chơi, trẻ nhắc cách chơi, luật chơi - Trẻ chơi, cô bao quát c. Chơi tự do: Chơi với chong chóng, phấn, bóng CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC - Xây mô hình ao cá - Tô màu tranh thế giới động vật - Xem tranh kể chuyện về chủ đề. - Xếp lá cây hình con vật CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH 1. Hoạt động tự chọn: Tổ chức trò chơi toán học I. Kết quả mong đợi - Trẻ chơi được những trò chơi do cô tổ chức - Rèn cho trẻ biết cách chơi đoàn kết với nhau - Giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết II/ Chuẩn bị: - Một số thẻ số từ 1-7 III/ Cách tiến hành: Hoạt động 1: - Cô trò chuyện và cũng cố lại nội dung bài học lúc sáng - Hỏi trẻ về nội dung lúc sáng đã học qua đó chơi trò chơi giới thiệu trò chơi mới cho trẻ Hoạt động 2: Trò chơi *T/C1: “ Ô số vui vẻ” - Cô phổ biến luật chơi và cách chơi cho trẻ về trò chơi mới. - Cô quan sát và hướng dẫn trẻ chơi. * T/C 2: “ Bé hãy chia nhóm thức ăn” - Cô phổ biến luật chơi và cách chơi cho trẻ về trò chơi mới. - Cô quan sát và hướng dẫn trẻ chơi. * T/C 3: “ Nối số tương ứng” - Cô phổ biến luật chơi và cách chơi cho trẻ về trò chơi mới. - Cô quan sát và hướng dẫn trẻ chơi. - Trò chơi mới nên trẻ chơi đi chơi lại nhiều lần - Dạy cho trẻ phân biệt được các khối hình với nhau - Giúp trẻ khi chơi thể hiện được nội dung cuả trò chơi Hoạt động 3: - Cô nhận xét và động viên tuyên dương trẻ 2. Tập luyện bài hát: Tôm cá cua đua tài. 3. Chuẩn bị ra về và trả trẻ Đánh giá cuối ngày: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ***************************** Thứ 6 ngày 07 tháng 12 năm 2018 HOẠT ĐỘNG HỌC Toán: Thêm bớt, chia nhóm các đối tượng có số lượng 7 làm 2 phần. I. Kết quả mong đợi - Trẻ biết thêm bớt chia nhóm đối tượng có số lượng 7 thành 2 phần - Biết sắp xếp đồ dùng từ trái sang phải. - Luyện kỷ năng so sánh, thêm bớt, chia nhóm. II. Chuẩn bị: - Mỗi trẻ 7 con cá - Một số nhóm đồ vật, con vật có số lượng 7 để quanh lớp. - Các bài thơ, bài hát về con vật - Thẻ số từ 1-7 III. Cách tiến hành: Hoạt động1 : - Lớp hát bài “ Cá vàng bơi” - Cô trẻ cùng trò chuyện về những động vật sống dưới nước. Hoạt động 2: Ôn đếm đến 7, nhận biết số7. - Cho trẻ xem mô hình ao cá - Có bao nhiêu con cá, tôm, ốc? (Trẻ đếm và gắn thẻ số tương ứng lần lượt với con vật) + Cho trẻ lên tìm nhóm đồ vật có số lượng 7 trong lớp. Hoạt động 3: - Cô hỏi: Trên bàn cô có các con vật gì ?thuộc nhóm nào ? - Trẻ đếm xem có bao nhiêu con cá. - Đếm tiếp các con vật sống dưới nước - 7 con vật được chia làm mấy nhóm. - Thêm bớt chia nhóm đối tượng làm 2 phần: - Cô làm mẫu cách chia - Cho trẻ chia con cá làm 2 phần trong đó đã có 1 phần có số lượng cho trước. Ví dụ: 7 con cá thành 2 phần sao cho số con cá ở phía tay phải có 3 con cá, vậy tay trái có mấy con cá.( Chọn số tương ứng) * Tương tự chia các cách khác. - Cô cho trẻ chia số tôm ra bằng các cách theo yêu cầu của cô và lấy chữ số tương ứng đặt vào 2 nhóm. Sau mỗi lần chia cô cho trẻ nhập lại thành 1 nhóm rồi lại chia ra. - Cho trẻ chia theo ý thích của trẻ. - Chơi: “Ô số kì diệu” Luật chơi: Ô số kì diệu chỉ mở khi số chấm tròn trên thẻ của trẻ cộng với số chấm tròn trên ô số là 7. - Cô giải thích cách chơi sau đó cho trẻ chơi vài lần. - Vẽ thêm các hình còn thiếu để 2 nhóm có số lượng là 7 - Kết thúc :Cho trẻ vận động nhẹ nhàng bài “ cá vàng bơi: CHƠI NGOÀI TRỜI - Hoạt động có chủ đích: Tổ chức trò chơi dân gian: Thả đỉa ba ba - Trò chơi vận động: Chim bay, cò bay - Chơi tự do: Chơi với chong chóng, phấn, bóng 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết tên trò chơi, chơi đúng cách và không phạm luật - Rèn luyện sự nhanh nhẹn - Trẻ hứng thú tham gia chơi 2. Chuẩn bị: - Tập cho trẻ thuộc lời ca - Sân chơi sạch sẽ, chong chóng, phấn, bóng 3. Tiến hành: a. Hoạt động có chủ đích: Tổ chức trò chơi dân gian: Thả đỉa ba ba - Trẻ hát "Đi chơi" đi ra sân đứng bên cô - Gợi cho trẻ kể tên những trò chơi dân gian mà trẻ đã chơi + Các con thích chơi trò chơi nào? - Cho trẻ nhắc tên trò chơi - Gợi cho trẻ nhắc cách chơi, luật chơi - Cho trẻ chọn trò chơi mà trẻ thích - Trẻ tiến hành chơi, cô bao quát trẻ chơi - Trẻ chơi, cô bao quát - Nhận xét tuyên dương b. Trò chơi vận động: Bóng tròn to - Cô nói tên trò chơi, trẻ nhắc cách chơi, luật chơi - Trẻ chơi, cô bao quát c. Chơi tự do: Chơi với bóng, phấn, chong chóng HOẠT ĐỘNG GÓC - Xây ao cá - Cửa hàng thuốc thú y - Chăm sóc con vật - Chơi với dụng cụ âm nhạc CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH 1. Hoạt động tự chọn: Xếp hình con ếch a. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết sử dụng giấy để xếp hình con ếch - Hứng thú tham gia hoạt động, đoàn kết và biết phối hợp với nhau. b. Chuẩn bị: - Giấy c. Tiến hành: - Cho trẻ giải câu đố về con ếch - Cho trẻ quan sát con ếch cô làm +Cả lớp nhận xét - Cô làm trẻ quan sát nhận xét - Cô hướng dẩn trẻ làm - Cả lớp thực hiện - Cô quan sát gợi ý - Nhận xét tuyên dương trẻ 2. Chơi tự chọn các góc: 3. Chuẩn bị ra về và trả trẻ Đánh giá cuối ngày: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ************************************** Thứ 7 ngày 08 tháng 12 năm 2018 HOẠT ĐỘNG HỌC Tạo hình: Xé dán đàn cá I. Kết quả mong đợi - Trẻ biết xé lượn cong, xé lượn dài để tạo thành con cá. Trẻ biết bảo vệ môi trường xanh, sạch - Cũng cố kĩ năng xé lượn cong , lượn dài và sắp xếp bố cục bức tranh. - Phát triển sự khéo léo của các ngón tay, phát triển sự sáng tạo trong quá trình xé dán của trẻ. - Giáo dục trẻ yêu biển và bảo vệ nguồn nước. II. Chuẩn bị: - Tranh xé dán đàn cá: + Tranh 1: đàn cá mình tròn đang bơi; + Tranh 2: đàn cá có dạng mình dài đang đùa trong nước - Nhạc bài hát: Bé yêu biển - Giấy màu, bút sáp màu,hồ dán, giấy A4 đủ cho trẻ III. Cách tiến hành * Hoạt động 1: VĐTN: “Bé yêu biển” - Cô cùng trẻ vận động theo nhạc bài hát: Bé yêu biển (1 lần) - Vì sao các con lại yêu biển - Biển là môi trường sống của những loài vật nào? - Biển giúp chúng ta điều gì? * Hoạt động 2: Cho trẻ quan sát đoạn phim về về đàn cá:dưới lòng biển. + Các con có nhận xét gì về hình ảnh trên? - Để bảo vệ nguồn nước các con phải làm gì? Cô khái quát giáo dục trẻ. * Hoạt động 3: Quan sát tranh xé dán đàn cá + Cho trẻ quan sát tranh xé dán đàn cá có thân dạng tròn. - Cô có tranh gì đây? - Bức tranh này cô làm như thế nào? Xé dán bằng vật liệu gì? - Các con thấy đàn cá như thế nào? ( nếu trẻ trả lời không được cô gợi hỏi trẻ:Cá ở gần thì sao? Cá ở xa thì như thế nào? - Để bức tranh đàn cá thêm đẹp các con phải làm gì? + Cho trẻ quan sát tranh xé dán đàn cá có dạng thân dài - Bức tranh này cô xé dán đàn cá như thế nào? - Đàn cá của cô có mấy con? - Mình cá cô xé như thế nào? - Các con có xé dán được đàn cá không? Nếu xé dán đàn cá các con xé như thế nào? - Cho trẻ làm động tác xé dán trên không: - Xé được đàn cá rồi các con làm gì? - Nhắc trẻ cách bôi hồ, cách dán để bố cục bức tranh đẹp * Hoạt động 4: Trẻ thực hiện - Cho trẻ nêu ý tưởng của trẻ - Cho trẻ ngồi vào lấy đồ dùng ngồi vào bàn thực hiện - Cô bao quát, hướng dẫn thêm cho trẻ để trẻ hoàn thành bức tranh của mình. * Hoạt động 5: Nhận xét sản phẩm - Cô cùng trẻ treo tranh lên giá. - Tập trung trẻ quan sát sản phẩm - Hỏi trẻ + Các con xé dán gì? + Con có nhận xét gì về tranh xé dán đàn cá của bạn? + Con thích tranh bạn nào? Vì sao? (Mời 2 -3 trẻ nhận xét) - Nhận xét tuyên dương KNS: Dạy trẻ kỹ năng tự tin mạnh dạn ở chổ đông người I. Kết quả mong đợi: - Trẻ mạnh dạn chỗ đông người, manh dạn nói lên ý kiến của mình .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLop la KPKH dong vat song duoi nuoc_12502205.doc