Kế hoạch tổ chức dạy học môn Lịch sử 6 - Năm học: 2018 - 2019

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cơ sở hình thành các quốc gia cổ đại.

* Phương thức hoạt động:

Bước 1:

GV sử dụng Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây để yêu cầu HS xác định vị trí của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây bằng cách yêu cầu HS tô màu vàng vào các quốc gia cổ đại phương Đông, màu đỏ vào các quốc gia cổ đại phương Tây, màu xanh vào các dòng sông và biển chạy qua các quốc gia này

=> Rút ra nhận xét: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi, còn các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở bờ bắc Địa Trung Hải

- Bước 2: GV đưa ra giả định: ĐKTN và sự phát triển kinh tế không có mối liên hệ với nhau, đúng hay sai? Hãy chứng minh

- Các quốc gia cổ đại phương Đông

- Các quốc gia cổ đại phương Tây

Bước 3: GV chốt vấn đề

ĐKTN có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế. GV giúp HS làm rõ những thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lí, từ đó rút ra những hoạt động kinh tế cơ bản của phương Đông và phương Tây.

 

doc8 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch tổ chức dạy học môn Lịch sử 6 - Năm học: 2018 - 2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thời gian dạy học: 15/9/2018 Ngày dạy học Tiết học Tên lớp Tiết (PPCT) Tuần học 21/9/2018 4 6C 4 5 26/9/2018 2C (bù) 6B 4 6 26/9/2018 4C (bù) 6A 4 6 26/9/2018 5C (bù) 6B 5 6 27/9/2018 1 6B 6 6 27/9/2018 4 6A 5 6 27/9/2018 5 (bù) 6A 6 6 28/8/2018 4 6C 5 6 04/10/2018 1 6B 7 7 04/10/2018 4 6A 7 7 05/9/2018 4 6C 6 7 05/9/2018 5 (bù) 6C 7 7 Chủ đề . XÃ HỘI CỔ ĐẠI TRÊN THẾ GIỚI (PPCT: 4 → 7) BƯỚC 1:XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT - Căn cứ vào bài 4;5;6 SGK lịch sử 6 và chuẩn kiến thức, kĩ năng môn LS THCS (chương trình LS6). - Tư liệu và các tài liệu liên môn. BƯỚC 2: THỜI GIAN DỰ KIẾN VÀ XÂY DỰNG NỘI CHỦ ĐỀ: Phân phối thời gian Tiến trình dạy học Tiết 1 I. Cơ sở hình thành các quốc gia cổ đại 1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế của các quốc gia cổ đại 2. Sự phân hóa và cơ cấu giai cấp trong xã hội Tiết 2 II. Sự ra đời của nhà nước và thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Tiết 3 III. Văn hóa cổ đại Tiết 4 IV. Luyện tập, mở rộng và tìm tòi. BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ 1. Kiến thức Sau khi học xong chủ đề này, học sinh sẽ: 1. Kiến thức - Biết: + Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, sự phát triển kinh tế dẫn đến quá trình hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. + Thời gian xuất hiện và tên các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây + Thể chế chính trị và các giai cấp, tầng lớp trong xã hội cổ đại + Những thành tựu chính của văn hóa cổ đại phương Đông và phương Tây - Hiểu: + Sự phát triển kinh tế là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành các quốc gia cổ đại + Đặc trưng kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây + Sự phát triển cao hơn của văn hóa phương Tây và nguyên nhân của sự phát triển - Vận dụng + Sự khác biệt giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội. + Giá trị của những thành tựu văn hóa cổ đại với đời sống hiện nay. 2. Kỹ năng - Quan sát lược đồ thấy được vị trí của các quốc gia cổ đại P.Đông, P.Tây; khai thác kênh hình có liên quan đến chuyên đề. - Vẽ lược đồ các giai cấp trong xã hội cổ đại phương Đông - So sánh, phân tích giữa các quốc gia phương Đông và phương Tây. - Đánh giá tầm quan trọng của văn hóa phương Đông, phương Tây đối với ngày nay. - Thuyết trình một vấn đề 3. Thái độ - Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của các dân tộc phương Đông trong đó có Việt Nam - Giáo dục cho học sinh thái độ trân trọng và có ý thức giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa của nhân loại, duy trì và phát triển bản sắc văn hóa của ông cha ta. 4. Định hướng năng lực được hình thành. * Năng lực chung: - Năng lực tự học: làm việc với SGK, khai thác lược đồ. - Năng lực sáng tạo: phân tích, so sánh giữa văn hóa phương Đông và phương Tây, rút ra nguyên nhân của sự phát triển vì sao văn hóa phương Tây phát triển cao hơn phương Đông. - Năng lực giao tiếp: sử dụng ngôn ngữ đề trình bày nội dung kiến thức bài hoc. * Năng lực chuyên biệt:. - Năng lực thực hành bộ môn: + Quan sát, khai thác lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông, phương Tây. + Lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông, phương Tây. - Năng lực xác định và giải quyết mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên đến kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. - Năng lực so sánh, phân tích. - Năng lực nhận xét và đánh giá về thể chế chính trị và các thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại. 5.Chuẩn bị của GV và HS 5.1. Giáo viên: Kế hoạch dạy học, lược đồ các quốc gia cổ đại PĐ và PT, A0 và các tranh ảnh. 5.2. Học sinh: SGK, vở ghi và sưu tầm tư liệu, đọc các chuyện lịch sử. BƯỚC 4: XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TẢ MỨC ĐỘ NĂNG LỰC Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Xã hội cổ đại tên thế giới. - Trình bày những cơ sở dẫn đến sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây - Trình bày sự ra đời các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây - Nêu những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây - Giải thích nét đặc trưng về kinh tế, chính trị xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây - Giải thích được văn hóa cổ đại phương Tây lại phát triển cao hơn so với văn hóa cổ đại phương Đông. Giải thích nguyên nhân - Lập bảng so sánh sự khác biệt giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây về điều kiện tự nhiên, sự phát triển kinh tế, thể chế chính trị, xã hội. Sắm vai vào các tầng lớp, gia cấp trong XHCĐ để giải quyết tình huống. - Hãy đánh giá giá trị của những thành tựu văn hóa cổ đại với đời sống hiện nay. BƯỚC 5: BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP: 1. Mức độ nhận biết Câu 1: Hãy nêu các ngành kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây Câu 2: Trình bày sự ra đời các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây Câu 3: Trình bày vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại Câu 4: Nêu những thành tựu văn hóa chính của các QGCĐ phương Đông và phương Tây 2. Mức độ thông hiểu Câu 1: Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn ở châu Á và châu Phi? Câu 2: Em hiểu thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại Câu 3: Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? Hãy giải thích vì sao ở đây lại hình thành các tầng lớp xã hội đó? Câu 4: Thị quốc là gì? Câu 5: Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở chỗ nào? Bản chất của nền dân chủ cổ đại là gì? Câu 6: Văn hóa cổ đại Hi Lạp – Rô ma đã phát triển như thế nào? Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học? 3. Mức độ vận dụng Câu 1: Điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông có điểm gì giống so với quốc gia cổ đại ở Việt Nam Câu 2: Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên tới sự phát triển các ngành kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây Câu 3: So sánh sự khác biệt về kinh tế chính trị, cơ cấu giai cấp, thể chế chính trị giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây Câu 4: Phân tích điểm tiến bộ về thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Tây so với phương Đông Câu 5: Phân tích sự phát triển cao hơn của văn hóa cổ đại phương Tây so với phương Đông. Giải thích nguyên nhân tại sao có sự phát triển cao đó Câu 6: Tìm và phân tích những thành tựu văn hóa cổ đại được áp dụng đến ngày nay. Hiện nay chúng ta đã tiếp thu và phát triên những thành tựu này như thế nào? Câu 7. Nếu em được chọn 1 tầng lớp để hóa thân vào thời cổ đại, em sẽ sống vào tầng lớp, giai cấp xã hội nào?Vì sao? BƯỚC 6: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Khởi động: * Phương thức hoạt động: trực quan, tia chớp. - Cho 6 bức tranh (Kim tự tháp, đấu trường Rô ma, chữ tượng hình, bảng chữ cái Latinh, sông Nin, biển Địa Trung Hải), yêu cầu học sinh ghép các hình ảnh thích hợp vào hai cột Phương Đông và phương Tây - Những hình ảnh trên phản ánh đặc trưng về điều kiện tự nhiên và nét nổi bật về văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. Vậy điều kiện nào dẫn đến sự hình thành các quốc gia cổ đại? Quá trình hình thành nhà nước diễn ra như thế nào? Những đặc điểm về thể chế chính trị và những thành tựu văn hóa cổ đại đạt được như thế nào.. 2/ Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Tìm hiểu về cơ sở hình thành các quốc gia cổ đại. * Phương thức hoạt động: Bước 1: GV sử dụng Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây để yêu cầu HS xác định vị trí của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây bằng cách yêu cầu HS tô màu vàng vào các quốc gia cổ đại phương Đông, màu đỏ vào các quốc gia cổ đại phương Tây, màu xanh vào các dòng sông và biển chạy qua các quốc gia này => Rút ra nhận xét: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi, còn các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở bờ bắc Địa Trung Hải - Bước 2: GV đưa ra giả định: ĐKTN và sự phát triển kinh tế không có mối liên hệ với nhau, đúng hay sai? Hãy chứng minh - Các quốc gia cổ đại phương Đông - Các quốc gia cổ đại phương Tây Bước 3: GV chốt vấn đề ĐKTN có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế. GV giúp HS làm rõ những thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lí, từ đó rút ra những hoạt động kinh tế cơ bản của phương Đông và phương Tây. I. Cơ sở hình thành Xã hội cổ đại phương Đông Xã hội cổ đại phương Tây I.1. ĐKTN - Hình thành ở lưu vực sông lớn có đồng bằng phù sa nhỏ hẹp màu mỡ (Trung Quốc trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang, Lưỡng Hà trên lưu vực sông Ti gơ rơ và Ơ phơ rát, Ấn Độ trên lưu vực sông Ấn và sông Hằng, Ai Cập trên lưu vực sông Nin). + Thuận lơi: đất mềm và nước tưới đầy đủ => thích hợp cho việc trồng cây lương thực. + Khó khăn: trị thủy các dòng sông, làm kênh tưới tiêu => đòi hỏi sự hợp tác và sáng tạo. - Hình thành ở bờ Bắc Địa Trung Hải gồm nhiều đảo nhỏ và bán đảo. + Thuận lợi: Có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển. + Khó khăn: Địa hình bị chia cắt nên dân cư phân tán. Đất ít và xấu, nên chỉ thích hợp loại cây lâu năm, do đó lương thực thiếu luôn phải nhập. I.2. Ngành kinh tế - Nông nghiệp phát triển sớm và cho năng suất cao, x/h của cải dư thừa ngay từ khi chưa có đồ sắt. - Chăn nuôi - Làm thủ công nghiệp như dệt, làm gốm. - Thủ công nghiệp: làm đồ gốm, đồ mỹ nghệ, chế tác kim loại, làm rượu nho, dầu oluu, trình độ cao, qui mô lớn. - Thương nghiệp: chủ yếu thương mại đường biển, nhiều hải cảng ( Đelốt, Pire) có thuyền lớn, xuất đi hàng thủ công, nông sản đã chế biến, nhập về lúa mì, thực phẩm, lông thú, tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm.. Kết luận: Cơ sở hình thành + ĐKTN: Nhờ đất phù sa mà mỡ và mềm, nước tưới đầy đủ, sản xuất NN phát triểm sớm, cho năng suất cao, xuất hiện của cải dư thừa ngay từ khi chưa có đồ sắt. + Kinh tế: -Do nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi đòi hỏi sự hợp sức và sáng tạo. - Do đktn: tình trạng đất đai phân tán nhỏ ít không có đk tập trung dân cư. Đất đại khô và rắn với công cụ xương và sừng khó có điều kiện canh tác nên khi đồ sắt xuất hiện thì sx mới phát triển. - Kinh tế: cư dân sống bằng nghề thủ công và thường nghiệp nên không cần tập trung đông đúc một nơi. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự ra đời của nhà nước, cơ cấu xã hội và thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại * Sự ra đời Bước 1: GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS điền thời gian và tên các quốc gia cổ đại Bước 2: GV đưa thông tin phản hồi và yêu cầu HS nhận xét về thời gian xuất hiện của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây * Cơ cấu xã hội Bước 1 - GV đưa ra bảng biểu gồm 4 cột: các giai cấp, tầng lớp - Bước 2: GV yêu cầu học sinh trong một thời gian ngắn ghép các nội dung trong 4 cột với 2 ô hàng ngang – Xã hội cổ đại PĐ và Xã hội cổ đại phương tây. - Bước 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nguồn gốc, vị trí, vai trò của các giai cấp tầng lớp. - Bước 4: GV nhận xét, chốt ý về đặc trưng của xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây; đặt câu hỏi để học sinh để học sinh hiểu được sự kinh tế đã tác động đến đặc trưng về xã hội. * Thể chế chính trị - Bước 1: GV yêu cầu HS làm rõ nhận định: Sự phát triển các ngành kinh tế ở phương Đông và phương Tây lại quy định thể chế chính trị của các quốc gia này. - Bước 2: Yêu cầu HS so sánh sự khác biệt về mô hình nhà nước phương Đông và phương Tây. Cuối cùng GV rút ra tính chất của nhà nước ở phương Đông và phương Tây II. Sự ra đời nhà nước, cơ cấu xã hội và thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây II. 1. Qúa trình hình thành: Khi xã hội nguyên thủy tan rã, đã hình hành các công xã. Do nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi, các công xã tự liên kết thành các liên minh công xã, rồi thành nhà nước. Mỗi vùng, mỗi bán đảo là giang sơn riêng của một bộ lạc, khi xã hội xuất hiện giai cấp thì mỗi vùng này là một nước, nước nhỏ cư dân sống tập trung ở thành thị. II. 2. Sự hình thành - ở Ai Cập: 3200 TCN hình tành nhà nước thống nhất. - Ở Lưỡng Hà: khoảng thiên niên kỷ IV TCN hình thành các nước nhỏ của người Sume - Ở Ấn Độ :khoảng thiên niên kỷ IIITCN hình thành các quốc gia cổ đại ở lưu vực sông Ấn. - Ở TQ: khoảng thế kỷ XXI TCN hình thành vương triều nhà Hạ. => Như vậy các nhà nước ở phương Đông thời cổ đại được hình thành sớm hơn ở Hy Lạp và Rôma tới hơn 1000 năm và sớm nhất thế giới. - Đầu thiên niên kỷ I, các nhà nước thành bang ra đời ở PT. II. 3. Kết cấu xã hội - Nông dân công xã: Là tầng lớp đông đảo nhất và có vai trò to lớn, nhận ruộng đất canh tác và nộp tô thuế - Quý tộc, vua, quan lại và tăng lữ là giai cấp bóc lột có nhiều của cải và quyền thế - Nô lệ: số lượng không nhiều, chủ yếu phục vụ, hầu hạ tầng lớp quý tộc. - Chủ nô: là những người vừa có quyền lực chính trị vừa giàu có dựa trên sự bóc lột nô lệ. Họ là các ông chủ, sở hữa nhiều nô lệ. - Nô lệ: có số lượng đông nhất, họ phải làm tất cả các công việc nặng nhọc,là lực lượng nuôi sống xã hội và là tài sản riêng của chủ nô - Chế độ chuyên chế cổ đại: + Là chế độ nhà nước của xã hội có giai cấp đầu tiên ở phương Đông trong đó vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao. - Dân chủ chủ nô Aten: + Không có vua + Đại hội công dân có quyền tối cao, bầu ra Hội đồng 500 người để điều hành đất nước, - Cộng hòa quý tộc Rôma: + Không có vua + Đại hội công dân bầu ra hai chấp chính quan để điều hành đất nước nhưng viện nguyên lão của các đại quý tộc vẫ có quyền lực tối cao. - Bản chất: là một bước tiến lớn so với chế độ chuyên chế cổ đại ở phương Đông (chính quyền không nằm trong tay một người mà thuộc về công dân, thể chế mang tính dân chủ rộng rải). Nhưng bản chất vẫn là nền dân chủ chủ nô, bóc lột và đàn áp đối với nô lệ. => " chế độ chiếm hữu nô lệ" Hoạt động 3. Tìm hiểu các thành tựu văn hóa cổ đại - Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông và phương Tây bằng cách lập bảng so sánh từng lĩnh vực theo mẫu. Kết thúc tiết 2, GV giao cho HS về nhà chuẩn bị trước để báo cáo trên giấy Ao hoặc các nhóm có thể trình bày ý tưởng trên Power Point trên cơ sở đóng vai là hướng dẫn viên du lịch. - Bước 2: Đến tiết học, các nhóm cử đại diện của mình lên trình bày sản phẩm của nhóm mình theo từng lĩnh vực. GV hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung. GV có thể cho điểm các nhóm nếu làm tốt. - Bước 3: GV hướng dẫn cho các nhóm thảo luận nâng cao để rút ra những tiến bộ của văn hóa cổ đại phương Tây, nguyên nhân của những tiến bộ này. Thành tựu văn hóa Các quốc gia cổ đại phương Đông Các quốc gia cổ đại phương Tây Điểm tiến bộ của PT 1. Lịch pháp và thiên văn học - Gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp và trị thủy các dòng sông - Nông lịch: một năm có 365 ngày được chia làm 12 tháng, tuần, ngày và mùa. - Biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời; ngày có 24 giờ - Lịch: dùng dương lịch 1 năm có 365 ngày và 1/4, chính xác hơn. - Lịch của phương Tây chính xác hơn, gần với hiểu biết của chúng ta ngày nay 2. Chữ viết - Là người đầu tiên phát minh ra chữ viết; đây là phát minh lớn của loài người. - Thời gian xuất hiện chữ viết khoảng thiên niên kỷ IV TCN - Chữ tượng hình, tượng ý, tượng thanh. - Nguyên liệu để viết: giấy papirut, đất sét, xương thú, mai rùa, thẻ tre, lụa. - Hệ chữ cái Rôma (chữ Latinh) gồm 26 chữ cái; hoàn chỉnh, đơn giản và rất linh hoạt, được dùng phổ biến hiện nay. - Chữ viết đơn giản, khoa học được dùng phổ biến hiện nay 3. Văn học - VHDG và văn học viết phát triển với nhiều thể loại như ngạn ngữ, ca dao, sử thi, thơ ca - Một số tác phẩm như: Lời tiên đoán của Nôphecti, sử thi Rmayana và Hapharata, Rig Veda. - Văn học viết phát triển cao, hình thành các thể loại văn học: tiểu thuyết, thơ trữ tình, bi kịch, hài kịch.. - Một số tác phẩm và nhà văn, nhà thơ nổi tiếng: Iliat và Oodixe; nhà viết kịch tiêu biểu như Sô phốc, Ê-sin. - Văn học viết ra đời, hình thành nhiều thể loại văn học và các nhà văn, thơ nổi tiếng Thành tựu văn hóa Các quốc gia cổ đại phương Đông Các quốc gia cổ đại phương Tây Điểm tiến bộ của PT 4. Toán học và các khoa học khác - Thành tựu toán học: Phát minh ra hệ đếm thập phân, hệ đếm 60; các chữ số từ 1 đến 9 và số 0, biết các phép tính cộng, trừ, nhân, chia; tính được diện tích hình tròn, tam giác, thể tích hình cầu, tính được số pi bằng 3,16. - Giá trị: là những phát minh quan trọng, có ảnh hưởng đến thành tựu văn minh nhân loại - Đạt tới trình độ khái quát hóa và trừu tượng hóa, trở thành nền tảng của các khoa học - Một số nhà khoa học nổi tiếng: Talet, Pitago, oclit (toán); Acsimet (vật lý); Platon, Đêmocrit, Arixtot (triet học); Hipocrat (y hoc); Herodot; Tuxidit (sử học) ... - Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa. - Đạt trình độ khái quát cao, xuất hiện các nhà khoa học, hình thành các môn khoa học, có giá trị sử dụng đến ngày nay 5. Nghệ thuật - Một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở mỗi nc: Kim tự tháp Ai Cập, thành Babilon ở LH, những khu đền tháp kiểu kiến trúc Hinđu ở AD,Vạn Lý trường thành... - Giá trị: là những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng thế giới, thể hiện sức lao động và tài năng sáng tạo vĩ đại của con người. - Nghệ thuật hoàn mỹ đậm tính hiện thực và tính dân tộc. - Kiến trúc: một số công trình tiêu biểu như đền Pactenon, đấu trường Colide - Điêu khắc: một số tác phẩm tiêu biểu như tượng lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần Atena, tượng thần Dớt (khảm ngà voi và vàng), tượng thần vệ nữ Milo.. Đạt trình độ cao hơn, nhiều lĩnh vực nghệ thuật xuất hiện => Kết luận: Văn hóa cổ đại phương Tây: - Phát triển cao, đạt tới trình độ khái quát và trừu tượng hóa - Có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài tới quá trình phát triển của lịch sử văn minh nhân loại. Nguyên nhân: - Do sự phát triển cao của nền kinh tế công thương - Bóc lột sức lao động của nô lệ, giải phóng giai cấp chủ nô khỏi lao động chân tay - Do giao lưu và tiếp thu thành tựu văn hóa phương Đông. 3. Hoạt động luyện tập (vận dụng) Câu 1: Điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông có điểm gì giống so với quốc gia cổ đại ở Việt Nam Câu 2: Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên tới sự phát triển các ngành kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây Câu 3: So sánh sự khác biệt về kinh tế chính trị, cơ cấu giai cấp, thể chế chính trị giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây Câu 4: Phân tích điểm tiến bộ về thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Tây so với phương Đông Câu 5: Phân tích sự phát triển cao hơn của văn hóa cổ đại phương Tây so với phương Đông. Giải thích nguyên nhân tại sao có sự phát triển cao đó Câu 6: Tìm và phân tích những thành tựu văn hóa cổ đại được áp dụng đến ngày nay. Hiện nay chúng ta đã tiếp thu và phát triên những thành tựu này như thế nào? Câu 7. Nếu em được chọn 1 tầng lớp để hóa thân vào thời cổ đại, em sẽ sống vào tầng lớp, giai cấp xã hội nào?Vì sao? 4. Hoạt động tìm tòi và mở rộng * Mục đích: Rèn khả năng vẽ sơ đồ, lập bảng và khai thác tư liệu. * Phương thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, kĩ thuật hợp đồng. Gv giao cho HS hoàn thành các bài tập ở nhà BT1. Lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại PĐ và PT. BT 2. Vẽ sơ đồ về tổ chức xã hội của các quốc gia cổ đại. BT 3. Sưu tầm các mẫu chuyện lịch sử thế giới liên quan đến chủ đề.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12438442.doc
Tài liệu liên quan