Kế toán lao dộng - Tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà

 

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG I: 2

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO 2

HẢI HÀ 2

I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà 2

1. Đặc điểm của sản phẩm 5

2. Thị trường tiêu thụ 5

3. Đánh giá kết quả hoạt động của sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây 6

II. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 7

1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý. 7

2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý 8

III. Đặc điểm của dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị 11

1. Sơ đồ tổ chức hệ thống sản xuất 11

2. Quy trình công nghệ sản phẩm 12

IV. Tổ chức công tác kế toán 13

1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 13

2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán 13

3. Đặc điểm hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty. 14

CHƯƠNG II 17

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI HÀ 17

I. Khái quát chung về tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 17

1. Khái niệm về tiền lương và các khoản trích theo lương. 17

2. Các hình thức trả lương áp dụng tại Công ty: 17

3. Quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. 20

4. Hạch toán tổng hợp tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ 22

II. Hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 23

1. Tình hình chung về quản lý và sử dụng lao động. 23

2. Tình hình quỹ tiền lương 24

3. Các khoản trích theo lương của công nhân viên trong công ty: 29

4. Tình hình thanh toán tiền lương và các khoản trich theo lương cho công nhân viên của công ty. 31

IiI. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty. 34

1. Trình tự ghi sổ. 34

2. Phân bổ tiền lương và BHXH của Công ty: 34

3. Hạch toán một số nghiệp vụ về tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty. 35

CHƯƠNG III 39

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ 39

I. Đánh giá thực trạng kế toán lao động - tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà. 39

1. Đánh giá chung về Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 39

2. Những ưu điểm trong công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty. 40

3. Những mặt còn tồn tại 41

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà. 43

1. Thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân viên trực tiếp sản xuất tại các xí nghiệp, nhà máy. 43

2. Hoàn thiện phương pháp trả lương theo sản phẩm cho người lao động. 44

3. Công ty nên áp dụng chế độ tiền lương làm thêm giờ theo quy định mới của Nhà nước. 44

4. Công ty nên áp dụng một số hình thức thưởng cho người lao động: 45

5. Công ty nên áp dụng cách trả lương cho CNV qua Ngân hàng. 46

Kết luận 47

 

 

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3559 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán lao dộng - Tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ) sản phẩm công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm công việc đó: Tiền lương sản phẩm = Khối lượng sản phẩm x Đơn giá tiền lương công việc hoàn thành sản phẩm Đây là hình thức trả lương cho người lao động dựa vào kết quả lao động, khối lượng và chất lượng sản phẩm của người lao động làm ra đối chiếu với tiêu chuẩn kỹ thuật ở từng mức độ khác nhau để tính lương. Mỗi sản phẩm hoàn thành ở từng cấp loại đều có đơn giá quy định mức tiền lương theo bảng giá kế hoạch của nhà nước hay của doanh nghiệp đã được duyệt. Tiền lương phải trả = Khối lượng sản phẩm x Đơn giá tiền lương hoàn thành Hình thức trả lương theo sản phẩm gồm: Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp: Là tiền lương tính cho người lao động hay tập thể lao động trực tiếp làm ra sản phẩm áp dụng cho bộ phận trực tiếp sản xuất. Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Là tiền lương được áp dụng tính cho người lao động hay bộ phận lao động gián tiếp phục vụ sản xuất như: Công nhân bảo dưỡng sửa chữa máy móc và công cụ, dụng cụ sản xuất. Hình thức trả lương sản phẩm luỹ tiến: Là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp kết hợp với tiền thưởng luỹ tiến theo mức độ hoàn thành công việc hay hoàn thành định mức của sản phẩm tính cho từng người lao động, tiền lương này thường dược dùng cho những bộ phận phân xưởng lao động trực tiếp khi cần tăng năng suất lao động để đẩy nhanh tiến độ sản xuất nhằm khuyến khích người công nhân phát huy hết khả năng và sáng tạo lao động đảm bảo thực hiện hợp đồng lao động đầy đủ. Hình thức trả lương theo sản phẩm có ưu điểm và nhược điểm: Ưu điểm: Đảm bảo được nguyên tắc phân phối theo lao động, tiền lương gắn chặt với sản lượng, chất lượng lao động của mình, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm xã hội. Vì vậy, hình thức tiền lương sản phẩm được áp dụng rộng rãi ở tất cả các loại hình doanh nghiệp kinh doanh. Nhược điểm: Nếu doanh nghiệp tính tiền lương không sát với từng cấp bậc công việc và tay nghề của từng bậc thợ sẽ dẫn đến hai trường hợp không có lợi cho doanh nghiệp: Tính đơn giá sản phẩm cao doanh nghiệp thu được lợi nhuận thấp gây khó khăn trong doanh nghiệp. Tính đơn giá sản phẩm thấp không khuyến khích được người lao động, phân phối lao động không hợp lý người lao động không hăng say, nhiệt tình trong lao động. Do đó, việc sử dụng hợp lý hình thức tiền lương ( chế độ trả lương ) cũng là một trong những điều kiện quan trọng để huy động và sử dụng có hiệu quả lao động, tiết kiệm hợp lý chi phí về lao động sống, góp phần hạ giá sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp. 3. Quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. Quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhân của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý và chi trả, bao gồm các khoản: - Tiền thưởng tính theo thời gian. - Tiền lương trả cho người lao động tạo ra sản phẩm hỏng trong chế độ quy định - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động công tác làm nghĩa vụ do chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học. - Các loại phụ cấp làm đêm, thêm giờ. - Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên. Ngoài ra, trong quỹ tiền lương kế hoạch còn được tính cả các khoản chi trợ cấp BHXH cho người ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Về phương tiện hạch toán, tiền lương trả cho công nhân viên trong doanh nghiệp sản xuất được chia thành hai loại: Tiền lương chính: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian làm việc thực tế, nghĩa là thời gian thực tế có tiêu hao sức lao động, bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo ( phục cấp trách nhiệm, phụ cấp làm đêm ). Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian nghỉ được hưởng lương theo chế độ ( nghỉ phép, nghỉ lễ, đi họp ). Việc phân chia tiền lương chính và tiềnlương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán và phân tích tiền lương trong giá thành sản phẩm. Tiền lương chính của công nhân sản xuất gắn liền với quá trình làm ra sản phẩm và được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm theo một tiêu chuẩn phân bổ nhất định. Quản lý chi tiêu sử dụng quỹ tiền lương phải trong mối quan hệ với việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị nhằm vừa chi tiêu tiết kiệm và hợp lý quỹ tiền lương, vừa đảm bảo hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. Quỹ bảo hiểm xã hội ( BHXH ) Người sử dụng lao động ( doanh nghiệp ) đóng góp 15% tổng quỹ lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị, trong đó có 10% để chi trả các chế độ hưu trí, tử tuất và 5% để chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Người lao động đóng góp 5% tiền lương tháng để chi trả các chế độ hưu trí và tử tuất. Kinh phí công đoàn ( KPCĐ ) Được hình thành do việc trích lập tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng tháng theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng. Theo chế độ quy định tỷ lệ tính kinh phí công đoàn 2%, kinh phí công đoàn do doanh nghiệp trích lập cũng được phân cấp và một phần chi tiêu cho hoạt động công đoàn ( nghiệp đoàn của công nhân viên tại doanh nghiệp ). Bảo hiểm y tế ( BHYT ) Quỹ BHYT được trích lập từ hai nguồn, thứ nhất đó là phần theo chế độ quy định. Doanh nghiệp phải gánh chịu sẽ được trích vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng tháng theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng, thứ hai là phần BHYT mà người lao động phải gánh chịu thông thường trừ vào lương công nhân viên theo tỷ lệ 1%. BHYT được nộp lên cơ quan quản lý chuyên môn để phục vụ, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho công nhân viên ( khám bệnh, chữa bệnh ). Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cùng với tiền lương phải trả công nhân viên hợp thành loại chi phí về nhân công trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Quản lý việc tính toán trích lập và chi tiêu sử dụng các quỹ tiền lương, quỹ chi phí sản xuất kinh doanh mà còn có cả việc đảm bảo quyền lợi người lao động trong doanh nghiệp. 4. Hạch toán tổng hợp tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ Để làm tốt công tác hạch toán ta phải căn cứ các chỉ tiêu: Số người tham gia lao động của doanh nghiệp. Thời gian lao động của từng người. Kết quả lao động Căn cứ vào những chứng từ gốc được ghi chép đầy đủ theo quy định: Bảng chấm công. Bảng làm thêm giờ, ngày, đêm. Bảng tính thưởng năng suất lao động. Các phiếu nghỉ hưởng lương BHXH Để tạo lên được các chứng từ: Bảng thanh toán tiền lương. Bảng thanh toán tiền thưởng. Bảng thanh toán BHXH. Các chứng từ trên được thực hiện đúng mẫu biểu thống kê hay nghiệp vụ quy định, cần kiểm tra kỹ, chính xác, đủ thủ tục và người nhận có thể là căn cứ để ghi sổ trực tiếp hoặc làm cơ sở để tổng hợp rồi mới ghi vào sổ kế toán. Hạch toán tổng hợp của tiền lương cần thiết phải phản ánh đầy đủ các mối quan hệ trên, để đảm bảo cung cấp đầy đủ, thông tin cho các đối tượng quản lý. II. Hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 1. Tình hình chung về quản lý và sử dụng lao động. Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên đặc điểm về lao động và công việc quản lý lao động của Công ty chịu ảnh hưởng từ các đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất. Quy mô về lao động và chất lượng lao động của công ty không ngừng được nâng lên. Tính đến thời điểm hiện nay, số lao động của công ty có khoảng 2007 người, trong đó lao động dài hạn chiếm 901 người, lao dộng hợp đồng từ 1-3 năm là 596 người, còn lại là lao động thời vụ, làm theo các hợp đồng ngắn hạn thường là vào cuối năm khi mật độ kinh doanh của công ty lên cao nhất. Với số lượng cán bộ công nhân viên như vậy, công ty luôn sắp xếp và bố trí hợp lý người lao động theo trình độ và khả năng của mỗi người. Có thể thấy cơ cấu lao động của công ty qua bảng sau: Bảng 02: Cơ cấu lao động của Công ty Loại lao động Các Phòng ban XN Bánh XN Kẹo mềm XN Kẹo cứng XN Kẹo Chew XN phụ trợ Nhà máy Bánh kẹo Hải Hà I Nhà máy Bánh kẹo Hải Hà I T ổng LĐ dài hạn 30 159 254 81 64 52 210 51 901 LĐ hợp đồng 90 192 137 95 20 11 24 27 596 LĐ thời vụ 0 106 24 10 93 30 206 41 510 Tổng 120 457 415 186 177 93 440 119 2007 Trong những năm gần đây, cùng với việc đổi mới trong công tác quản lý sản xuất, Công ty đã có sự sắp xếp lại lao động cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay. Sự thay đổi tích cực ở việc quản lý và sử dụng lao động trong Công ty phần nào được thể hiện qua bảng trên. Để đánh giá về chất lượng lao động Công ty đã đánh giá về trình độ kỹ thuật, bằng cấp, tay nghề của công nhân viên và những kỹ năng công việc để hoàn thành công tác được giao thuộc chuyên môn của mình. Bảng 03: Phân loại trình độ cán bộ công nhân viên Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng % I Tổng số lao động 376 100 Trình độ đại học, cao đẳng 52 13,8 Trình độ trung cấp 36 9,6 Công nhân kỹ thuật 190 50,5 Trình độ phổ thông 98 16,1 2. Tình hình quỹ tiền lương Xác định quỹ tiền lương của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà áp dụng hình thức lương sản phẩm nên căn cứ vào kế hoạch sản lượng và tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, Công ty lập kế hoạch định mức lao động, tổng hợp mức chi phí tiền lương cho từng công nhân trong công việc cụ thể đó. Hạch toán tiền lương phải trả cho công nhân viên. Hạch toán tiền lương phải trả cho bộ phận sản xuất trực tiếp. Tính lương phải trả cho lao động ở các nhà máy xí nghiệp. Bao gồm bộ phận trực tiếp sản xuất và bộ phận văn phòng ở các nhà máy, xí nghiệp bao gồm cán bộ công nhân sản xuất, quản lý ở các xí nghiệp, nhà máy của Công ty. Tiền lương phải trả cho bộ phận này gồm lương sản phẩm và lương thời gian như sau: Công thức tính tiền lương theo sản phẩm: + Bộ phận đóng gói: Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm i x Đơn giá hoàn thành SPi + Bộ phận nấu: Số lượng SP X Đơn giá Đơn giá lương = sản xuất định mức sản phẩm Tổng số công hưởng lương theo sản phẩm Lương sản phẩm của từng người = Đơn giá lương SP Công thức tính lương theo thời gian: Lương thời gian = Lương ngày công X Số ngày công hưởng Cơ bản lương thời gian Lương ngày cơ bản = 290.000 x Hệ số cấp bậc 26 ngày Để tính lương theo sản phẩm căn cứ vào phiếu xác nhận sản lượng nhập kho của từng tổ, Xí nghiệp, Nhà máy: Lương của các công nhân được tính như lương của anh Nguyễn Văn Bảo: Số ngày lương sản phẩm : 19 Số ngày hưởng lương thời gian : 3 Hệ số lương : 2,48 Đơn giá định mức : 20.803 Đơn giá lương sản phẩm = 866,8 x 20.803 = 28.692 đồng 628,5 Lương sản phẩm của anh Bảo = 28.692 x 19 = 545.150 đồng Lương cơ bản ngày = 290.000 x 2,48 26 = 27.600 đồng Lương thời gian của anh Bảo = 27600 x 3 = 82.800 đồng Lương lao động của anh Bảo tháng 12/2008 là: = 82.800 + 545.150 = 627 950 đồng Lương của các công nhân khác trong tổ sản xuất cũng như tổ văn phòng cũng được tính như trên. Tính lương quản lý cho 1 tấn bánh Cẩm chướng như sau: Lương quản lý bánh = Đơn giá lương x Số lượng Cẩm chướng quản lý sản phẩm = 41.877 x 14 = 586.278 đồng Tương tự như vậy ta tính cho các sản phẩm khác. Chi phí của các phòng ban quản lý công ty được phân bổ cho các xí nghiệp, nhà máy như trên. Từ Bảng chấm công bộ phận trực tiếp sản xuất ta có Bảng thanh toán lương. Hạch toán tiền lương phải trả cho bộ phận gián tiếp Tính lương cho lao động ở các phòng ban quản lý của công ty: Lương của công nhân viên tại các phòng ban quản lý của công ty được tính theo lương thời gian. Căn cứ vào bảng chấm công của các phòng ban, kế toán tính theo lương thời gian cho lao động như sau: VD: Cô Nguyễn Thị Kim Xuân làm kế toán trưởng có hệ số lương là 4,56. Căn cứ vào Bảng chấm công Cô Xuân có số công hưởng lương thời gian là 25 ngày. Lương thời gian Cô Xuân = 290.000 x 4,56 x 26 = 1.322.400 đồng được lĩnh tháng12 26 Ngoài số công hưởng lương theo thời gian Công ty còn tính: + Nếu làm thêm vào ngày bình thường trả thêm 45% lương ngày làm việc bình thường. + Nếu làm thêmvào ngày nghỉ trả thêm 75% lương ngày làm việc bình thường. + Nếu làm thêm giờ vào ngày lễ, tết được hưởng 300%. + Các khoản phụ cấp: PCĐH = Số ngày công được hưởng PCĐH x 15% x 290.000 26 PCTN = 50%x lương cơ bản ( với GĐXN,Trưởng phòng) Với tổ trưởng tổ sản xuất PCTN = 10% x lương cơ bản. Tiền lương thực lĩnh của Cô Xuân = 1.322.400 + 635.000 = 1.957.400 đồng. Từ Bảng chấm công phòng tài vụ có Bảng thanh toán lương Phòng tài vụ: Các khoản khác thuộc quỹ lương mà người lao động được hưởng Tiền lương hưởng BHXH trong khi nghỉ ốm, tai nạn hưởng 75% lương cơ bản. Ngoài tiền lương công nhân viên Công ty còn được hưởng trợ cấp BHXH trong các trường hợp như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động Mức trợ cấp ở từng trường hợp cụ thể được áp dụng theo quy định hiện hành và cần phải có các chứng từ liên quan cụ thể như: Đối với trường hợp nghỉ ốm, nghỉ do con ốm phải có phiếu nghỉ BHXH, có dấu của bệnh viện, xác nhận của Bác sĩ về số ngày thực tế được hưởng BHXH. Đối với trường hợp nghỉ thai sản phải có giấy chứng nhận của bệnh viện và giấy khai sinh của con Căn cứ vào các chứng từ, Kế toán xí nghiệp đối chiếu với Bảng chấm công để xác định mức trợ cấp BHXH cho người lao động. VD: Trong bảng chấm công của tổ đóng túi, anh Bảo nghỉ ốm 6 ngày. Kế toán tính trợ cấp BHXH cho anh Bảo phải căn cứ vào chứng từ sau: Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Xí nghiệp Bánh PHIẾU NGHỈ HƯỞNG BHXH Tổ đóng túi Họ và tên: Nguyễn Văn Bảo Tuổi: Ngày tháng Lý do Số ngày nghỉ Y bác sĩ ký tên Số ngày nghỉ thực Xác nhận của phụ trách bộ phận Tổng số Từ ngày Đến ngày 1 2 3 4 5 6 7 Bệnh viện Thanh Nhàn Mổ ruột thừa 6 13/12 19/12 PHẦN THANH TOÁN Số ngày nghỉ hưởng BHXH Lương bình quân ngày (Đồng) % tính BHXH Số tiền hưởng BHXH (Đồng) 6 27.600 75 124.200 Số ngày hưởng lương theo chế độ BHXH của anh Bảolà 6 ngày. Lương hưởng = Ngày lương X Số ngày lương X 0,75 BHXH cơ bản hưởng BHXH = 27.600 đồng X 6 X 0,75 = 124.200 đồng Phiếu nghỉ hưởng BHXH có chữ ký của trưởng ban BHXH và kế toán BHXH. Để tạo điều kiện giúp đỡ công nhân viên khi xảy ra tai nạn, ốm đau thì Công ty chi trước số tiền trợ cấp cho người lao động, sau đó cơ quan quản lý BHXH sẽ hoàn trả lại cho Công ty. Việc hạch toán được thực hiện như sau: Khi thanh toán cho người lao động tiền BHXH Nợ TK 338 (1388) : 1.852.600 Có TK 111 : 1.852.600 Khi quyết toán với cơ quan BHXH ( cơ quan BHXH trả cho công ty tiền ứng trước trả cho công nhân viên), Kế toán ghi. Nợ TK 111 : 1.852.600 Có TK 338(1388) : 1.852.600 Lương làm thêm giờ. Do yêu cầu công việc người lao động phải làm thêm ngoài giờ quy định như ngày nghỉ, lễ tết thì được trả thêm tiền làm thêm giờ gọi là phụ cấp. ² Phụ cấp ca 3: là người lao động làm vào ban đêm được hưởng 25% lương cơ bản làm ban ngày ngoài tiền lương ngày cơ bản. Phụ cấp làm Ca 3 = Lương cơ bản x Số ngày làm đêm x 0,25 VD: Anh Bảo làm ở tổ đóng túi. Số ngày làm Ca 3 : 2 Lương ngày cơ bản : 27.600 đồng Lương làm Ca 3 của anh Bảo là: Phụ cấp làm Ca 3 = 27.600 x 2 x 0,25 = 13.800 đồng ² Nếu làm thêm vào ngày nghỉ, lễ tết sẽ được trả hơn 75% lương cơ bản, công thức tính như sau: Lương làm thêm = Lương ngày cơ bản x 1,75 Ngoài ra, công nhân viên của công ty còn được hưởng một số khoản phụ cấp khác như: Trợ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm ² Phụ cấp trách nhiệm: được áp dụng cho người quản lý trong các văn phòng ban quản lý, tổ văn phòng của Công ty. Người có trách nhiệm được hưởng thêm 40% lương cơ bản. Công thức tính như sau: Phụ cấp trách nhiệm = Lương tháng cơ bản x 0,4 VD: Anh Triệu Tuấn Kha tổ trưởng tổ văn phòng: Phụ cấp trách nhiệm = 290.000 đồng x 0,4 = 116.000 đồng Đối với lương hưởng theo sản phẩm, thì các khoản phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp khác được tính như sau: Phụ cấp công việc = Số lượng SP x Đơn giá x Tỷ lệ hưởng Làm thêm lương SP phụ cấp VD: Anh Bảo làm thêm 1 tấn bánh kem xốp vào một ngày chủ nhật thì anh Bảo được hưởng thêm lương làm thêm giờ là: Phụ cấp làm thêm giờ = 1 x 28.692 x 1,75 = 50.211 đồng Trong một số dịp cần tăng năng suất lao động, Công ty còn áp dụng thưởng theo quy định của nhà nước cho công nhân viên để tăng năng suất, tăng sản lượng. 3. Các khoản trích theo lương của công nhân viên trong công ty: Công ty cũng thực hiện trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân viên theo quy định của nhà nước như sau: Mức trích BHXH được tính như sau: Tổng mức trích = Mức trích BHXH x Mức trích BHXH trừ BHXH vào chi phí vào lương của CNV Trong đó: Mức trích BHXH = Tổng quỹ lương x Tỷ lệ trích BHXH Vào chi phí cơ bản vào chi phí (15%) Mức trích BHXH trừ = Tổng quỹ lương x Tỷ lệ trích BHXH trừ vào lương của CNV cơ bản vào lương CNV (5%) Mức trích BHYT : Tổng mức trích = Mức trích BHYT x Mức trích BHYT trừ BHYT tính vảo chi phí vào lương của CNV Trong đó: Mức trích BHYT = Tổng quỹ lương x Tỷ lệ trích BHYT tính Tính vào chi phí cơ bản vào chi phí (2%) Mức trrích BHYT trừ = Tổng quỹ lương x Tỷ lệ trích BHYT trừ Vào lương của CNV cơ bản vào lương CNV (2%) Mức trích KPCĐ: KPCĐ là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp. Công ty thực hiện trích KPCĐ cho người lao động cho người lao động bằng 2% trên tổng lương thực tế và Công ty chịu toàn bộ, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ: Mức trích = Tổng quỹ x Tỷ lệ trích KPCĐ lương thực tế KPCĐ (2%) Người lao động chịu 6% tổng quỹ lương cơ bản của mình để đóng cho các quỹ: 5% cho quỹ BHXH và 1% cho BHYT. Các quỹ này sẽ được trả cho người lao động khi ốm đau, thai sản, tai nạn, nghỉ hưu. Công ty trích BHXH tính vào chi phí kinh doanh của công ty: = 15% x 698.011.519 = 104.701.727 đồng. Trích BHYT tính vào chi phí kinh doanh của công ty: = 2% x 698.011.519 = 13.960.230 đồng. Trích KPCĐ cũng bằng quỹ BHYT là: 13.960.230 đồng. Còn 6% các quỹ do người lao động chịu là: = 6% x 698.011.519 = 41.880.691 đồng. Cuối tháng, các đơn vị gửi Gấy đề nghị thanh toán tiền nộp BHXH, BHYT, và KPCĐ cho Phòng Tài vụ để lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. 4. Tình hình thanh toán tiền lương và các khoản trich theo lương cho công nhân viên của công ty. Sơ đồ 07: Thủ tục thanh toán tiền lương Bảng thanh toán lương Phòng lao động tiền lương Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Phòng tài vụ Phó TGĐ tài chính duyệt chi Tại Công ty Cổ Phần Bánh keo Hải Hà, tiền lương của công nhân viên thường được thanh toán cho công nhân viên làm hai kỳ trong tháng. ² Kỳ 1: Tạm ứng lương vào ngày 20 hàng tháng, số tiền tạm ứng có thể là cố định hoặc căn cứ vào số lương được lĩnh trong tháng trước của từng công nhân viên và Bảng chấm công. Thường số tiền tạm ứng khoảng 10% - 15% tiền lương tháng trước. ² Kỳ 2: Quyết toán lương vào đầu tháng sau căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán xác định số tiền phải trả cho công nhân viên sau khi đã trừ số tiền tạm ứng và trừ các khoản trích theo lương của công nhân viên. Thủ tục thanh toán như sau: Giám đốc lập “ Giấy đề ghị tạm ứng lương và kỳ 1” hoặc kế toán lập bảng thanh toán lương (Biểu 07) xí nghiệp gửi lên phòng lao động, tiền lương. Sau khi kiểm tra bảng thanh toán lương của xí nghiệp, phòng lao động tiềnlương duyệt chi và gửi xuống phòng tài vụ làm thủ tục thanh toán. Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Xí nghiệp Bánh Độc lập - Tự do - Hạnh phúc GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG Kính gửi: Phòng lao động tiền lương, phòng tài vụ. Đề nghị quý phòng cho phép xí nghiệp tạm ứng lương kỳ 1 tháng 12 năm 2008. Số tiền: 75.800.000 đồng Ký tên Ngày 17 tháng 12 năm 2008 Giám đốc xí nghiệp Căn cứ vào Giấy đề nghị tạm ứng lương hoặc bảng thanh toán lương, kế toán lập một phiếu chi có nội dung sau: Khi tạm ứng cho các xí nghiệp, nhà máy, phòng ban, Kế toán ghi: Nợ TK 334 : 75.800.000 Có TK 111 : 75.800.000 Phiếu chi Ngày 19 tháng 12 năm 2008 Họ và tên người nhận tiền: Địa chỉ: Xí ngiệp Bánh Số tiền: Diễn giải 75.800.000 đồng Thanh toán lương kỳ 1 tháng 12 năm 2008 Bằng chữ: Bảy năm triệu tám trăm nghìn đồng. Kèm theo: 01 chứng từ gốc Tổng giám đốc Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Người nhận tiền (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) IiI. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty. Trình tự ghi sổ. Trình tự hạch toán tiền lương và ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 08: Trình tự hạch toán tiền lương Chứng từ gốc ( Bảng chấm công, phiếu xác nhận số lượng SP hoàn thành, chứng từ BHXH) Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Bảng kê số 4, 5 Nhật ký chứng từ số 7 Sổ cái TK 334 Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu, so sánh Phân bổ tiền lương và BHXH của Công ty: Hàng tháng, kế toán căn cứ vào bảng thanh toán lương, bảng tổng hợp các chứng từ liên quan để tổng hợp xác định số phân bổ chi phí nhân công của các bộ phận sản xuất và các phòng ban. Việc tính toán phân bổ chi phí nhân công được phân bổ theo giá trị sản lượng sản phẩm hoàn thành. Kế toán tính toán, phân bổ được thể hiện trong bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Đối với chi phí sản xuất chung Công ty còn gọi là lương quản lý Xí nghiệp, Công ty phân bổ theo sản lượng thực tế làm ra của từng loại sản phẩm và đơn giá định mức lương quản lý cho từng sản phẩm Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc về tiền lương và BHXH Văn phòng Công ty tiến hành vào Bảng thanh toán lương cho công nhân viên vàc chuyển các chứng từ liên quan lên Phòng tài vụ để kế toán vào Sổ NK_CT có liên quan như NK_CT số 1, số 2, số 7 và số 10. Cuối tháng từ bảng thanh toán cho CNV, Văn phòng lập Bảng tổng hợp tiền lương cho CNV, Bảng thanh toán tiền lương và BHXH rồi chuyển lên Phòng tài vụ. Từ NK_CT số 1,2,7,10 kế toán vào sổ cái các TK334, 335 và 338. Từ Bảng phân bổ tiền lương kế toán vào Bảng kê số 4, số 5, số 6 rồi vào NK_CT số7, đồng thời vào sổ cái TK334, 335,338. Hạch toán một số nghiệp vụ về tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty. TK sử dụng để hạch toán tiền lương, tiền thưởng và thanh toán với người lao độnglà TK 334 “Phải trả công nhân viên”. ² Tính tiền lương phải trả cho công nhân viên. Nợ TK 622 : 958.813.476 Nợ TK 627 : 98.999.959 Nợ TK 641 : 7.295.332 Nợ TK 642 : 81.223.447 Có TK 334 : 1.136.332.214 ² Các khoản khấu trừ vào lương của nhân viên. Thu tạm ứng thừa trừ vào lương của CNV: Nợ TK 334 : 31.932.800 Có TK 141 : 31.932.800 Trích BHYT, BHXH trừ vào lương CNV: Nợ TK 334 : 47.428.200 Có TK 338 : 47.428.200 Phải trả nội bộ trừ vào lương CNV: Nợ TK 334 : 95.015.000 Có TK 336 : 95.015.000 ² Thanh toán lương cho công nhân viên. Nợ TK 334 : 920.075.523 Có TK 1111 : 920.075.523 ² Trích BHXH, BHYT, KPCĐ phần tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK 622 : 107.006.757 Nợ TK 627 : 11.086.150 Nợ TK 641 : 1.188.336 Nợ TK 642 : 13.340.945 Có TK 3382: 13.960.230 Có TK 3383: 104.701.728 Có TK 3384: 13.960.230 ² Khi chuyển toàn bộ số tiền BHXH trích trước, kế toán ghi sổ. Nợ TK 338(3383) : 237.168.202 Có TK 111 : 237.168.202 ² Khi chi tiêu kinh phí công đoàn tại công ty, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 338(3382) : Số tiền chi dùng Có TK 111, 112 : ² Công ty hạch toán tiền thưởng cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng phúc lợi khi người lao động trực tiếp sản xuất tiết kiệm nguyên liệu so với định mức, thưởng thi đua vào dịp cuối năm, thưởng nhân dịp lễ, tết (tết nguyên đán ), cách tính thưởng cho công nhân viên tại công ty cũng như đã trình bày ở chương I. Công tác hạch toán tiền thưởng của công ty như sau: Khi tính tiền thưởng cho công nhân viên: Nợ TK 431 : “Quỹ khen thưởng phúc lợi” Có TK 334 : Số tiền thưởng cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng Khi trả tiền thưởng cho công nhân viên, kế toán ghi: Nợ TK 334 : Số tiền thưởng cho công nhân viên Có TK 111 Từ việc hạch toán các nghiệp vụ trên căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương. Kế toán vào Bảng kê số 4,5 (mở chung cho các tài khoản và chi tiết cho từng xí nghiệp). Sau đó dựa vào Bảng kê số 4, 5 Kế toán vào Nhật ký chứng từ số 7. Căn cứ vào Nhật ký chứng từ số 7 và bảng kê số 4, kế toán tiền lương ghi vào sổ cái TK 334, TK 338 Sổ cái TK 334: Là sổ phản ánh chi tiết các phát sịnh nợ, phát sinh có của TK 334. Bảng 07: Sổ cái TK 334 SỔ CÁI TK “PHẢI TRẢ CNV” CÔNG TY CBÁNH KẸO HẢI HÀ Số dư đầu năm Nợ Có 1.250.309.800 Ghi Nợ TK334 Ghi có các TK Tháng 1 Tháng 2 Tháng 11 Tháng 12 Cộng TK 111 .. .. .. .. 920.075.523 TK 141 .. .. .. .. 31.932.800 TK 338 .. .. .. .. 47.428.200 TK 336 .. .. .. .. 95.015.000 TK 641 .. .. .. .. TK 642 .. .. .. .. TK .. .. .. .. .. .. .. .. Cộng phát sinh Nợ .. .. .. .. 3.136.332.214 Cộng phát sinh Có .. .. .. .. 3.259.630.500 Số dư cuối kỳ .. .. .. .. .. 1.120.618.086 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, Họ tên) (Ký, Họ tên) Bảng 08: Sổ cái TK 338 SỔ CÁI TK 338 Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà Số dư đầu năm Nợ Có 1.520

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6578.doc
Tài liệu liên quan