Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3

A.LÝ LUẬN CHUNG 3

I.Sự cần thiết phải tổ chức hạch toán lao động tiền lương 3

1.Bản chất tiền lương, khái niệm tiền lương 3

2.Vai trò của hạch toán tiền lương trong các doanh nghiệp 5

3.Nhiệm vụ của kế toán lao động tiền lương 6

II.Tiền lương trong doanh nghiệp 7

1.Các chức năng của tiền lương 7

2.Các nguyên tắc cơ bản trong tiền lương 9

III.Các hình thức trả lương hiện nay 10

1.Hình thức trả lương theo thời gian 10

2.Hình thức trả lương theo sản phẩm 12

3.Trả lương theo công việc 16

IV.Quản lý quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp 18

1.Lương chính 18

2.Lương phụ 18

V.Các khoản trích theo lương 21

1.Bảo hiểm xã hội 21

2.Bảo hiểm y tế 22

3.Kinh phí công đoàn 23

B.Tổ chức hạch toán lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội phải trả cho cán bộ công nhân viên 23

1.Hạch toán lao động 23

2.Kế toán tổng hợp tiền lương và bảo hiểm xã hội 25

3.Sơ đồ ghi sổ hạch toán tổng hợp tiền lương 28

 PHẦN II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ

CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN ẢNH BĂNG HÌNH HÀ NỘI 32

I.Sơ lược về sự hình thành Công ty Điện ảnh - Băng hình Hà Nội. 32

1.Quá trình hình thành và phát triển 32

2.Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất 33

3.Đặc điểm tổ chức kế toán 35

4.Tình hình chung về công tác kế toán ở đơn vị 36

II.Các hình thức tiền lương và cách tính lương tại Công ty Điện ảnh - Băng hình Hà Nội. 38

1.Hình thức tiền lương đang áp dụng tai Công ty Điện ảnh – Băng hình

 Hà Nội. 38

2.Phương pháp chia lương và tính lương 38

3.Phương pháp tính trả bảo hiểm xã hội cho công nhân viên của công ty Điện ảnh – Băng hình Hà Nội. 50

III.Kế toán tổng hợp phân bổ tiền lương, tính trích BHXH, BHYT,KPCĐ 54

1.Tài khoản sử dụng 54

2.Cách lập bảng phân bổ 54

3.Phương pháp tính Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của Công ty Điện ảnh – Băng hình Hà Nội. 54

PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN ẢNH BĂNG HÌNH HÀ NỘI 63

I.Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán lao động tiền lương 63

II.Nhận xét khái quát về công tác hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Điện ảnh - Băng hình Hà Nội. 64

1.Nguyên tắc trả lương của Công ty 64

2.Chế độ phụ cấp 64

 

doc82 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đủ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động. Nếu xét theo cơ cấu thu nhập của người lao động thì tiền lương là phần có tính ổn định còn tiền thưởng chỉ là phần có tính thêm vào phụ thuộc vào chỉ tiêu thưởng và kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy đây là khoản thu nhập thêm có tính khuyến khích người lao trong sản xuất nên các doanh nghiệp phải xây dựng một qui chế thưởng sao cho phù hợp với đơn vị mình , đồng thời tuân thủ các nguyên tắc qui định của Chính phủ tại điều 64 Bộ luật Lao động, Điều 9/NĐ/197/CP ngày 31/12/1994. Qua tất cả các vấn đề đã trình bày ở trên chúng ta đi đến kết luận các doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình một qui chế trả lương phù hợp dựa trên sự kết hợp hai hoà giữa các hình thức trả lương và lựa chọn một phương pháp xá định đơn giá tiền lương phù hợp với điều kiện riêng của doanh nghiệp mình. Giải quyết vấn đề này ngoài việc giảm chi phí, giảm giá thành doanh nghiệp còn phải hướng tới mục đích thu hút lao đông nhiều hơn nữa. Nó đòi hỏi các câp các ngành, các chủ daonh nghiệp phải tìm chomình mộ thướng đi đúng trong công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. V. Các khoản trích theo lương. Hiện nay các khoản trích theo lương bao gồm:Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí Công đoàn. 1. Bảo hiểm Xã hội Bảo hiểm Xã hội được hiểu là sự bảo vệ xã hội đối với các thành viên thông quan một loạt các hình thức biện pháp công bằng để chống lại tình hình khó khăn về kinh tế do bị mất hoặc giảm thu nhập gây ra bởi ốm đau mất sức lao động, tuổi già, tàn tật. Như vậy sản phẩm xã hội biểu hiện dưới hinh thái tiền tệ hình thành nên quĩ Bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội là nội dung quan trọngccảu Chính sách xã hội mà Nhà nước đảm bảo trước pháp luật cho mỗi người nói chung, người lao động nói riêng. Bảo hiểm xã hội là sự phản ánh về vật chất cho người lao động trong và ngoài quốc doanh khi người lao động tạm thời hay vĩnh viễn mất sứclao động để góp phần ổn đinh đời sống gia đình họ. Bảo hiểm xã hội là một hệ thống các chế độ mà mỗi người có quyền được hưởng phù hợp với quy định về quyền lợi dặt trên các văn bản pháp lý của Nhà nước phù hợp với điều kiện phát triển xã hội. Chính vì mục tiêu cảu Bảo hiểm xã hội là tạo lập một mạng lưới an toàn để bảo vệ người lao động về già không còn thu nhập nữa thì vẫn có trợ cấp. Về đối tượng: Nếu như trước kia Bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng với người lao động thì nay theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 về điều lệ Bảo hiểm xã hội thì chính sách được qui định cụ thể như sau: Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước. Người lao động làm việc trong mọi thành phần kinh tế xã hôi có sử dụng từ 10 lao động trở nên. Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Người giữ chứac vụ dân cử, bầu cử. Các công chức, viên chức. Những người có thu nhập cao có điều kiện tham gia Bảo hiểm số tiền các thành viên trong xã hội gia đóng góp tạo lập quỹ bảo hiểm xã hội. Cũng theo các qui định này thì việc quản lý sử dụng quỹ Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: Người sử dụng lao động đóng góp 15% với tổng quỹ lương. Quỹ lương này là tổng số tiền lương tháng của những người tham gia đóng Bảo hiểm xã hội trong đơnvị có cơ cấu cụ thể: Tiền lương cấp bậc, hợp đồng, hệ số chênh lệch bảo lưu. Các khoản trợ cấp phụ, trợ cấp thâm niên ngành, chức vụ bầu cử, trợ cấp khu vực ( nếu có ). Người lao động trích 5% tiền lương để đóng Bảo hiểm xã hội. 2. Bảo hiểm y tê: Địa vị xã hội, mức thu Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng liên kết với nhau trên quan điểm “ Mình vì mọi người, mọi người vì mình” Các cá nhân trong xã hội tại một chừng mực nào đó tương trợ lẫn nhau. Một trong những hình thái đó là Bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y tế thực chất là sự trợ cấp về mặt y tế cho người tham gia. Mục đích là tạo lập một mạng lưới bảo vệ sức khoẻ cho toàn bộ cộng động bất kể thu nhập cao hay thấp. * Đối tượng: bảo hiểm y tế được áp dụng cho những người tham gia đóng góp Bảo hiểm y tế thông qua việc mua bán bảo hiểm y tế. * Quỹ bảo hiểm y tế được hình thành như sau: Người lao động đóng góp 1% từ quỹ tiền lương của mình. Người sử dung lao động đóng góp 2% từ quỹ lương thực tế của doanh nghiệp và được tính vào chi phí sản xuất. 3. Kinh phí Công đoàn. Công đoàn là một tổ chức đoàn thể đại diện cho người lao động nói lên tiếng nói chung của người lao động, đứng rađấu tranh bảo vệ người lao động đồng thời Công đoàn cũng là người trực tiếp hướng dẫn điều chỉnh thái độ người lao động với người lao động và người sử dụng lao dộng. Do là một tổ chức độc lập có tư cách pháp nhân nên Công đàon tự hạch toán thu chi. Nguồn thu chủ yếu của Công đoàn là là sự trích nộp của Công đoàn cơ sở: Tỷ lệ trích là 2% quỹ lương thực tế. Công đoàn cơ sở nộp 50 % kinh phí công đoàn thu được lên cấp trên còn lại để chi tiêu đơn vị. Toàn bộ các khoản đã trình bày ở trên tạo nên bảng thu nhập cho người lao động. Vấn đề đặt ra cho công tác hạch toán kế toán nói chung kế toàn tiền lương nói riêng là phải hạch toán như thế nào cho đúng tỷ lệ quy định, nhanh chóng kịp thời dưa ra những thông tin hữu ích về lao động cho người quan tâm. B. Hạch toán chi tiết lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội phải trả cán bộ công nhân viên. Như đã trình bày ở trên tiền lương giữ một vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Khi công tác này được tổ chức tốt thì không những doanh nghiệp đạt được mục đích của mình là phấn đấu hạ chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm mà bản thân người lao động đứng trên góc độ kinh tế thì họ cũng được hưởng công sức mà họ bỏ ra đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp. Vì vậy để hạch toán tiền lương tốt thì trước hết mỗi daonh nghiệp phải hạch toán được lao động. 1. Hạch toán lao động. Bao gồm hạch toán lao động, thời gian lao động, kết quả lao động. 1.1. Hạch toán số lượng lao động. Hạch toán số lượng lao động là hạch toán về mặt số lượng từng loại lao động theo nghề nghiệp công việc và theo trình độ tay nghề, cấp bậc kỹ thuật. Việc hạch toán về số lượng lao động được phản ánh trên “ Sổ danh sách lao động của doanh nghiệp” và sổ sách ở từng bộ phận. Sổ này được phòng lao động lập theo mẫu quy định được chia thành 2 bản: Một bản do phòng lao động doanh nghiệp quản lý ghi chép. Một bản do phòng kế hoạch quản lý. 1.2 Hạch toán thời gian lao động. Là việc hạch toán thời gian lao động đối với mỗi cán bộ công nhân viên ở từng bộ phận. Để có thể phản ánh dúng, kịp thời yêu cầu này kế toán phản ánh tiền lương qua bảng chấm công. 1.3 Hạch toán kết quả lao động. Đối với bộ phận hưởng lao động theo sản phẩm thì căn cứ để trả lương là “ Bảng kê khối lượng công việc hoàn thành”, “ bảng giao nhận sản phẩm”. Đấy là những chứng từ ban đầu khác nhau và được sử dụng từng loại tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4 Hạch toán tiền lương. Để lập được bảng thanh toán tiền lương thì yêu cầu đối với kế toán lương phải căn cứ vào các chứng từ về hạch toán thời gian lao động, hạch toán kết quả lao động: Với lương trả theo thời gian phải có “Bảng chấm công”. Với bộ phận hưởng lương theo sản phẩm thì đó là “ Bảng kê khối lượng công việc hoàn thành”, “ Bảng giao nhận sản phẩm” . Việc tính lương do phòng kế toán thực hiện dựa trên chứng từ sổ sách liên quan các chứng từ lao động, chế độ để tiến hành tính lương cho từng người lập “ bảng thanh toán lương” cho toàn doanh nghiệp. Thông thường việc thanh toán lương tại các doanh nghiệp đến người lao động được chia làm 2 kỳ: Kỳ 1: Tạm ứng lương 50-60% lương cấp bậc. Kỳ 2: Thanh toán số tiền còn lại sau khi đã khấu trừ vào lương các khoản tạm ứng và các khoản khác. 1.5. Hạch toán Bảo hiểm xã hội phải trả cán bộ công nhân viên. Để hạch toán bảo hiểm xã hội phải trả, kế toán phải căn cứ vào các chứng từ: Giấy nghỉ ốm, nghỉ sinh đẻ, nghỉ tai nạn lao động, nghỉ trông con ốm căn cứ vào chế độ Bảo hiểm hiện hành, căn cứ vào các chứng từ phản ánh số liệu phải trả để tính ra số lương bảo hiểm phải trả cho từng cán bộ công nhân viên. Sau khi tính song cho từng người kế toán lập bảng tổng hợp thanh toán Bảo hiểm xã hội. Bảng này sẽ là cơ sở để tra Bảo hiểm xã hội cho từng cán bộ công nhân viên. 2. Kế toán tổng hợp tiền lương và Bảo hiểm xã hội. Như trình bày ở trên về cơ bản các chứng từ hạch toán tiền lương và thanh toán tiền lương cụ thể như sau: Bảng thanh toán lương ( Mẫu số 02-LĐTL ). Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội ( Mẫu 04-LĐTL ). Bảng thanh toán tiền lương ( Mẫu 05- LĐTL ). Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Ngoài ra các phiếu thu nhập chi tiền... Đó chínhlà các chứng từ để hạch toán tổng hợp tìên lương. * Tài khoản sử dụng: TK334: Phải trả cho công nhân viên. * Nội dung tài khoản: phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công trợ cấp bảo hiểm xã hội, tiền thưởng và các khoản thu nhập thuộc về công nhân viên. * Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: - Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên. - Tiền lương, tiền công tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản đã trả, đã ứng cho công nhân viên. - Tiền lương của công nhân viên chưa lĩnh. Bên Có: - Tiền lương , tiền công và các khoản khác phải trả công nhân viên. Dư nợ ( nếu có ): Số trả thừa cho công nhân viên. Dư có: Tiền lương tiền công và các khoản còn phải trả công nhân viên. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi thanh toán tiền lương và tiền Bảo hiểm xã hội. TK 338: phải trả phải nộp khác. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xá hội, bảo hiểm y tế, các khoản khấu trừ vào lương, theo quyết toán của toà án, giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời. Kết cấu tài khoản: Bên nợ: - Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý Bảo hiểm xã hội phải trả công nhân viên. Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn. Xử lý giá trị tài sản thừa. Các khoản đã trả đã nộp khác. Bên có: - Trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn vào chi phí sản xuất kinh doanh Khấu trừ vào lương công nhân viên. Giá trị tài sản thừa chờ xử lý. Số đã nộp đã trả lớn hơn số phải nộp phải trả được cấp bù. Các khoản phải trả khác. Dư nợ ( nếu có ): Số trả thừa nộp thừa vượt chi chưa được thanh toán. Dư có: Số tiền còn phải trả phải nộp, giá trị tài sản thừa chờ xử lý. TK 338 có 5 tài khoản cấp hai. TK3381: tài sản thừa chờ giả quyết. TK3382: Kinh phí Công đoàn. TK3383: Bảo hiểm xã hội. Tk3384: Bảo hiểm y tế. TK335: “ Chi phí phải trả” Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh mà sẽ phát sinh trong kỳ này hoặc trong nhiều kỳ sau. Bên nợ: - Các chi phí thực tế phát sinh thuộc nội dung chi phí phải trả. - Chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được hạch toán giảm chi phí kinh doanh. Bên có: - Chi phí phải trả dự toán trước đã ghi nhận và hạch toàn vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Dư có: Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh. Ngoài các tài khoản 334, 338, 335 kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương còn sử dụng một số tài khoản khác như: TK622: “ Chi phí nhân công trực tiếp” TK627: “ Chi phí sản xuất chung” TK 111: ‘Tiền mặt”. TK 112: “ Tiền gửi ngân hàng’. TK 138: ‘Phải thu khác” 2.1 Phương pháp hạch toán tổng hợp tiền lương. Kế toán tiến hành phân loại tiền lương tiền thưởng phải trả cho từng nhóm người lao động theo bộ phận sử dụng và chức năng của người lao động trực tiếp sản xuất, lao động phục vụ quản lý các bộ phận sản xuất. Để tiến hành phân bỏ tiền lương tiền thưởng và chi phí kế toán ghi: Nợ TK 622: tiền lương tiền thưởng phải trả cho người lao động trực tiếp. Nợ TK 627: Tiền lương phải trả cho nhân viên phục vụ và quản lý ở các bộ phận sản xuất. Nợ TK642: Tiền lương tiền thưởng phải trả cho nhân viên quản lý. Có TK 334: Tiền lương, tiền thưởng phải trả cho người lao động. - Khi người lao động trực tiếp nghỉ phép , phản ánh tiền lương nghỉ thực tế phải trả cho người lao động trực tiếp kế toán ghi: Nợ TK335. Có TK 334. - Khi thanh toán các khoản cho người lao động kế toán ghi: Nợ TK 334. Có TK 111. Có TK 112. 2.2. Phương pháp hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương. - Hàng tháng trích BHXH, BHYT, kinh phí Công đoàn. Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. Nợ Tk 627: Chi phí sản xuất chung. Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 338. - Tính số BHYT trừ và lương của công nhân viên ( 6% ): Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên. Có TK 3383: Phải trả, phải nộp BHXH. Có TK 3384: Phải trả, phải nộp BHYT - Nộp BHYT, BHXH, KPCĐ cho cơ quan quản lý quỹ: Nợ TK 338 ( 3382, 3383, 3384 ) Có TK 111, 112. - Chi tiêu quỹ BHXH, KPCĐ tại đơn vị: Nợ TK 3382, 3383. Có TK 111, 112. 3. Sơ đồ ghi sổ hạch toán tổng hợp tiền lương. 3.1 Hình thức nhật ký chung. Hình thức nhật ký chung áp dụng tuỳ thuộc vào đặc điểm loại hình doanh nghiệp có quy mô lớn hoạt động phức tạp hay có qui mô vừa. Việc hạch toán chi phí nói chung, chi phí tiên lương nói riêng khi áp dụng tại đơn vị sẽ thuận tiện trong việc tổ chức kiểm tra phù hợp với yêu cầu quản lý. Chứng từ gốc Bảng thanh toán tiền lương Bảng thanh toán BHXH. Bảng thanh toán tiền thưởng. Chứng từ thanh toán, Nhật ký chung Sổ cái TK 334, TK 338. Về cơ bản quá trình hạch toán tiền lương có thể khái quát qua sơ đồ sau: 3.2 Hình thức nhật ký sổ cái. Hình thức này nói chung cũng được áp dụng ở các doanh nghiệp có qui mô lớn hoạt động phức tạp, các nghiệp vụ kinh tế nhiều liên tục thường xuyên. Đặc trưng cơ bản cảu hình thức này là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo thời gian và nội dung kinh tế trên một sổ kế toán. Hình thức này bao gồm các loại sổ sau: Nhật ký sổ cái. Các sổ chi tiết của TK 334. Các sổ chi tiết của tài khoản 338. Sơ đồ khái quát ghi sổ như sau Chứng từ gốc Bảng thanh toán tiền lương. Bảng thanh toán BHXH. Bảng thanh toán tiền thưởng. Chứng từ thanh toán Nhật ký số cái 3.3 Hình thức chứng từ ghi sổ Hình thức này được áp dụng ở hầu hết các doanh nghiệp dù daonh nghiệp đó có qui mô vừa hay nhỏ hoạt động phức tạp hay không, bởi đây là hình thức đơn giản dễ làm , dễ kiểm tra. Hình thức này đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp trình độ kế toán thấp không đồng đều. Việc lựa chọn hình thức chứng từ ghi sổ sẽ hạn chế đươc mặt yếu đó của doanh nghiệp. Qui trình thực hiện ghi sổ có thể khái quát theo sơ đồ sau. Sổ cái TK334, TK338 Chứng từ gốc Bảng thanh toán tiền lương Bảng thanh toán BHXH. Bảng thanh toán tiền thưởng. Chứng từ thanh toán, Chứng từ ghi sổ 3.4 Hình thức nhật ký chứng từ. Hình thức này cũng được áp dụng tại các doanh nghệp vừa và nhỏ. Ưu điểm chính của hình thức này là nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chếp chi tiết vào từng số nên công tác đối chiếu kiểm tra thuận tiện. Qui trinh hạch toán ghi sổ tổng hợp tiền lương, bảo hiểm, kinh phí công đoàn được khái quát như sau: Chứng từ gốc Bảng thanh toán tiền lương Bảng thanh toán BHXH. Bảng thanh toán tiền thưởng Bảng phân bổ sô1 Nhật ký chứng từ 07 Nhật ký chứng từ 10 Sổ cái TK334, TK338 Chứng từ thanh toán Nhật ký chứng từ 01, 02. Nợ TK334. Nợ Tk338 Có TK111, TK112 Phần II Thực trạng công tác kế toán tiền lưong và các khoản trích theo lương tại công ty điện ảnh và băng hình hà nội I. Sơ lược về sự hình thành công ty điện ảnh băng hình Hà Nội 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Điện ảnh băng hình Hà Nội là một doanh nghiệp loại II của Nhà nước thuộc Sở văn hoá thông tin Hà Nội. Hoà bình lập lại năm 1954 bắt đầu ra đời một phòng chiếu bóng thuộc Sở văn hoá thông tin Hà Nội. Đến tháng 3 năm 1958 thành lập là quốc doanh chiếu bóng Hà Nội và là một đợn vị sự nghiệp có thu. Đến ngày 14 tháng 8 năm 1980 thì chuyển toàn bộ công ty chiếu bóng từ đơn vị có thu sang đơn vị kinh doanh phục vụ và lấy tên là công ty chiếu bóng Hà Nội. Với sự thay đổi cơ chế thị trường ngày một đi lên, nhằm nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu người dân kịp thời, Công ty chiếu bóng Hà Nội cũng đã và đang thay đổi. Đến năm 1993 công ty được thành lập theo quyết định 878/QĐUB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ngày 2/3/1993 và được đổi tên thành Công ty điện ảnh băng hình Hà Nội. Trụ sở của công ty đóng tại số 45 phố Hàng Bài quận Hoàn Kiếm -Hà Nội Hiện nay công ty đang là một đơn vị kinh doanh như: sản xuất phim, quay phim, phát hành phim, cung cấp vật tư chuyên ngành, lắp đặt các thiết bị điện ảnh và đào tạo các cán bộ công nhân viên. Công ty Điện ảnh- Băng hình Hà Nội đang có nhiệm vụ quản lý các rạp chiếu bóng trên địa bàn nội thành Hà Nội và trên 20 đội chiếu bóng lưu động của 5 huyện ngoại thành một xí nghiệp sản xuất in sang băng hình cung cấp cho 500 của hàng, đại lý của công ty phân bố rộng khắp trên địa bàn nội thành và ngoại thành của thành phố Hà Nội. Công ty nằm trong khu vực có quy mô kinh doanh thương mại lớn nhất thành phố, khu vựcgồm những cơ quan ban ngành của thành phố và Trung ương, tập trung đông dân cư có thu nhập cao, là khu vực có sự giao lưu kinh tế, văn hoá trong nước và quốc tế và cũng là một đầu mối giao thông quan trọng của thành phố. Chính vì thế, về mặt địa lý công ty đã có được rất nhiều lợi thế trong hoạt động kinh doanh với sự tham gia của nhiều đơn vị và thành phần kinh doanh. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất Công ty Điện ảnh- Băng hình Hà Nội là một đơn vị kinh doanh hoạch toán độc lập với tư cách pháp nhân đầy đủ. Tổng số nhân lực của công ty hiện có là 216 người và được phân bố như sau: Ban giám đốc: - 1 giám đốc 1 phó giám đốc phụ trách mảng Điện ảnh 1 phó giám đốc phụ trách mảng Băng hình Các phòng ban chức năng Phòng tổ cchức hành chính Phòng nghiệp vụ Phòng kế hoạch tài vụ Phòng kỹ thuật Còn lại là các thành viên trong các đơn vị tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh Các rạp chiếu bóng ngoại thành 5 chi nhánh chiếu bóng thuộc 5 huyện ngoại thành 1 xí nghiệp băng hình Các câu lạc bộ chiếu bóng Có thể thấy rõ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Điện ảnh Băng hình Hà Nội qua sơ đồ ở trang bên. Sơ đồ tổ chức bộ máy 3.Đặc điểm tổ chức kế toán Bộ máy kế toán của công ty Điện ảnh Băng hình Hà Nội được tổ chức theo phòng kế hoạch tài vụ, chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Hình thức tổ chức công tác kế toán hiện nay của công ty được tổ chức theo hình thức bộ máy kế toán tập chung. Tổ chức bộ máy kế toán được trình theo sơ đồ sau: Trưởng phòng Kế toán trưởng Kế toán tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ, vật liệu Kế toán thanh toán Kế toán vốn bằng tiền Thủ quỹ Thủ kho Phòng kế hoạch tài vụ gồm 7 người và có sự phân công như sau: Trưởng phòng: Là người phụ trách chung theo nhiệm vụ chức năng của phòng, đồng thời phụ trách phần tài sản cố định của công ty và theo dõi các hợp đồng kinh tế. Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm tổ chức, kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị, là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính ở đơn vị. Cụ thể là kế toán trưởng có trách nhiệm theo dõi tất cả các phần hành còn lại như chi phí và giá thành, xác định kết quả kinh doanh của Công ty, tính khấu hao tài sản cố định, trích lập các quỹ và lập kế hoạch thực hiện tốt tình hình tài chính của công ty, tổ chức hệ thống sổ kế toán thống nhất cho phù hợp với tình hình và điều kiện sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tài chính theo từng kỳ hạch toán. Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, vật liệu: có nhiệm vụ tính lương cho cán bộ công nhân viên làm việc gián tiếp, lập bảng tổng hợp tiền lương làm cơ sở tính tiền lương vào giá thành tình hình trích nộp các khoản trích theo lương của toàn bộ các thành viên trong công ty, theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu trong kỳ hạch toán và lập báo cáo cuối tháng. Kế toán thanh toán: theo dõi công nợ lên kế hoạch thanh toán của công ty đối với các nhà cung cấp, các khách hàng. Kế toán vốn bằng tiền: theo dõi việc thu chi bằng tiền mặt tại quỹ và tiền vay tiền gửi ngân hàng. Thủ quỹ: căn cứ vào các chứng từ thu chi hợp lệ để tiến hành nhập xuất quỹ đồng thời có nhiệm vụ theo dõi sổ quỹ. Thủ kho: quản lý và theo dõi nhập xuất các loại vật tư theo hoá đơn và chứng từ hợp lệ, hoặc các lệnh xuất kho và làm tốt công tác bảo quản vật tư tại kho. 4. Tình hình chung về công tác kế toán ở đơn vị Để phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cũng như phù hợp với khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hiện nay công ty điện ảnh băng hình Hà Nội đang sử dụng hình thức hạch toán chứng từ ghi sổ. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để lập chứng từ ghi sổ trước ghi vào sổ kế toán tổng hợp. Trong tình hình này việc ghi sổ kế toán theo thứ tự thời gian tách rời việc ghi sổ kế toán theo hệ thống, trên hai loại sổ kế toán tổng hợp khác nhau là sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ các tài khoản. (Sơ đồ quy trình công ) II. các hình thức tiền luơng và cách tính tiền lương tại công ty điện ảnh - băng hình hà nội. 1. Hình thức tiền lương đang áp dụng tại Công ty điện ảnh ảnh băng hình Hà Nội. Lương thời gian và lương sản phẩm Cùng với công tác phân công lao động qủan lýđiều hành thì việc trả lương cho người lao dộng cũng là một trong những điều kiện khuyến khích người lao động. * Đối với người lao động gián tiếp: Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian dựa trên bảng lương của Nhà nước đối với từng bậc lương của mỗi cá nhân và năng lực làm việc của từng người cũng như tính chất công việc và phải căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và trả mức lương cho từng ngời. Đối với người lao động trực tiếp sản xuất: Công ty trả lương theo sản phẩm nhưng không dưới mức tối thiểu là 450.000đ/ tháng ( theo thoả ước tập thể). 2. Phương pháp tính lương và chia lương. 2.1. Phương pháp tập hợp thông tin để chia lương: - ở bộ phận gián tiếp: Trưởng, phó các phòng ban theo dõi và chấm công ngày lao động và chịu trách nhiệm trước giám đốc và phòng tổ chức lao động về tính khách quan và chính xác. - ở phân xưởng sản xuất: Tổ trưởng theo dõi và ghi các công việc của từng tổ viên, cuối tháng tập hợp số liệu sản phẩm đã làm được. Quản lý phân xưởng sẽ tổng hợp và tính toán giờ sản phẩm theo định mức kinh tế kĩ thuật. - Phòng tổ chức lao động tiền lương sẽ căn cứ vào bảng chấm công và tập hợp các lệnh sản xuất của phân xưởng và căn cứ vào thang bảng lương, đơn giá tiền lương để tính lương gián tiếp, lương sản phẩm cho từng cán bộ công nhân viên và công nhân sản xuất ( có kiểm tra, theo dõi ). 2.2. Định mức lao động, chất lượng lao động: Định mức lao động là cơ sở để tính chi phí tiền lương cho người lao động và khoán sản phẩm. - Đối với công nhân sản xuất: Định mức lao động sẽ làm căn cứ vào “ Danh điểm và các bước chế tạo, định mức thời gian lao động” đã được hội đồng khoa học kỹ thuật công ty Điện ảnh – Băng hình Hà Nội tính chính xác để tính cho từng công nhân sản xuất. - Đối với cán bộ công nhân viên các phòng ban thực hiện định mức lao động theo quy định của Nhà nước và theo chức danh hệ số. 2.3. Phương pháp tính lương. Công ty Điện ảnh – Băng hình Hà Nội trả lương cho cán bộ công nhân viên đủ 100% theo đúng thang bậc lương của từng ngời theo chế độ Nhà nước quy định. -Đối với bộ phận nghiệp vụ chuyên môn trách nhiệm: -Với lương kỹ sư từ bậc 1 – bậc 8. -Với cán bộ quản lý: Theo hệ thống lương Nhà nước, nếu có chức danh thì được hưởng hệ số trách nhiệm. Bảng lương thủ kho, bảo vệ, tuần tra canh gác. Chức danh Hệ số mức lương I II III IV V Thủ kho - bảo vệ Hệ số 1,47 1,67 2,07 2,47 2,92 Mức lương 426.300 484.300 600.300 716.300 846.800 (Bảng chấm công) áp dụng công thức : Mức lương = Hệ số * 290.000 ( mức lương tối thiểu ) Ví dụ : Thủ kho thành thuộc bộ phận sản xuất: Bậc IV. Hệ số : 2,17. Lương tối thiểu : 290000 ( đồng) Lương cơ bản : 290000 * 2,47 = 716300 đ/ tháng. Ngày công lao động : 26 ngày. Lương 1 ngày = 32559 ( đ/ ngày) Tiền lương 1 tháng = 32559 * 26 = 846534 ( đồng) Tổng tiền lương trong một tháng = 846534 + Lương bổ sung. (Lương bổ sung là do nguồn hoạt động sản xuất kinh doanh phân bổ lại). (Bảng thanh toán lương) - Đối với cán bộ công nhân làm công tác quản lý được hưởng lương theo thời gian. Căn cứ vào đơn giá lương 1 ngày nhân với số ngày công làm được trong tháng để tính tổng số lương của một cán bộ quản lý. Lương tối thiểu * Hệ số theo chức danh Lương 1 ngày = 22 ngày Bảng lương viên chức chuyên môn nghiệp vụ Chức danh Hệ số – Mức lương I II III IV V VI VII VIII Chuyên viên Kỹ sư Hệ số 1,78 2,02 2,26 2,50 2,74 2,98 3,23 3,48 Mức lương 516200 585800 655400 725000 794600 864200 936400 1009200 Bảng chấm công Ví dụ: Cán bộ Mai Tiến Dũng thuộc bộ phận giao tiếp. Cấp bậc : Trưởng phòng. Hệ số : 3,23. Lương tối thiểu : 290000 ( đồng) Lương cơ bản : 290000 *3,23 = 936700 đ/ tháng. Ngày công lao động : 26 ngày. Lương 1 ngày = 42575 ( đ/ ngày) Phụ cấp chức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3077.doc
Tài liệu liên quan