Thay đổi Workgroup cho Ubuntu
Khi duyệt thông qua các máy tính trên mạng của bạn, chẳng hạn như từ My
Network Places trong Windows XP hoặc cửa sổ Network của Vista hoặc
Ubuntu, bạn sẽ thấy các máy tính được chia thành các nhóm. Các nhóm này có
thể là Workgroup (được sử dụng cho các mạng nhỏ) hoặc Domain (được sử
dụng cho các mạng lớn hơn) và tồn tại để trợ giúp việc kiểm soát những người
dùng nào có thể truy cập vào mạng.
Nếu bạn đã làm việc với các mạng nhỏ, chắc hẳn bạn đã từng sử dụng một
Workgroup (đúng hơn là một Domain) và mỗi một máy tính trong mạng đều
được thiết lập cho cùng một Workgroup. Giá trị Workgroup mặc định sau khi
cài đặt phần mềm Samba trên Ubuntu là WORKGROUP. Điều này có thể cũng
tương tự như trong các máy tính Windows; mặc dù vậy bạn nên kiểm tra và
thực hiện theo các bước sau đây nếu cần thiết thay đổi gì đó trên máy tính
Ubuntu:
Kích System | Administration | Shared Folders.
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1837 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết nối mạng Ubuntu 8.04 và Windows, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kết nối mạng Ubuntu 8.04 và Windows
Quản trị mạng - Đã bao giờ bạn gặp phải tình trạng không thể chia sẻ các máy
tính Ubuntu từ My Network Places hoặc Network trong Windows hay chưa?
Khi đó chắc hẳn bạn sẽ biết được rằng đây không phải là một trò chơi “trốn
tìm”mà bạn sẽ chiến thắng trừ khi bạn biết sử dụng các tính năng tồn tại trên
máy tính.
Mặc dù Ubuntu có thể thấy các file và máy in được chia sẻ trên các máy tính
Windows, nhưng Windows lại không thể nhìn thấy những thành phần được
chia sẻ bên phía Ubuntu một cách mặc định. Tuy vậy bạn cũng không nên từ
bỏ Ubuntu và mua một đăng ký XP hoặc Vista khác; mà thay vào đó bạn có
thể dễ dàng bắt tay giữa Ubuntu 8.04 và Windows mà không tốn nhiều thời
gian.
Về mặt nguyên lý, các máy tính muốn truyền thông với nhau thì chúng phải có
các giao thức chia sẻ tài nguyên thích hợp được cài đặt. Bạn có thể hình dung
đến hai người đang nói chuyện với nhau theo các ngôn ngữ khác nhau; khi đó
không ai có thể truyền đạt được ý tưởng của mình cho tới khi họ nói cùng một
ngôn ngữ mà cả hai họ đều hiểu. Nguyên lý này cũng được áp dụng cho việc
truyền thông giữa hai máy tính trong một mạng.
Mặc định, Ubuntu không được cài đặt giao thức giúp nó có khả năng chia sẻ tài
nguyên. Chính vì vậy, bước đầu tiên chúng ta cần thực hiện là phải cài đặt một
giao thức để cho phép bạn chia sẻ file và máy in. Bạn có hai giao thức có thể
sử dụng với Ubuntu: NFS (Network File System) được phát triển bởi Sun
Microsystems cho Linux/Unix, và SMB (Server Message Block) được sử dụng
chính trong Windows.
Windows sử dụng SMB một cách mặc định, vì vậy việc cài đặt giao thức SMB
trên máy tính Ubuntu sẽ làm cho máy tính Ubuntu có thể truyền thông hai
chiều với nó và Windows. Trong thế giới mã nguồn mở, gói Samba có thể cho
phép máy tính Linux của bạn có được khả năng SMB. Thực hiện theo các bước
được giới thiệu dưới đây để cài đặt gói Samba trong Ubuntu.
Cài đặt Samba Package cho Ubuntu
Kích System | Administration | Synaptic Package Manager.
Trong nhắc lệnh, nhập vào mật khẩu của bạn và kích OK.
Trong cửa sổ Synaptic Package Manager, kích nút Search, đánh samba vào
trường Search, và kích nút Search.
Đợi một lất để tìm kiếm hoàn tất và các kết quả xuất hiện
Tìm và kích chuột phải vào mục samba, chọn Mark for Installation như những
gì bạn thấy trong hình 1.
Hình 1
Nếu không tìm thấy samba, bạn có thể tham khảo các bước tiếp theo và sau đó
quay trở lại đây.
Kích nút Apply trên Synaptic Package Manager toolbar, sau đó xem lại những
thay đổi trên hộp thoại Summary và kích Apply.
Trên hộp thoại Changes Applied, kích Close.
Lúc này bạn có thể đóng Synaptic Package Manager.
Nếu không thấy gói samba, rất có thể bạn đã vô tình hiệu hóa phạm vi tìm
kiếm trong kho chứa (Main repository) của phần mềm được hỗ trợ của Ubuntu.
Nếu rơi vào tình huống này, bạn có thể thực hiện theo một số bước dưới đây để
kích hoạt kho chứa (Main repository):
Kích Settings | Repositories từ cửa sổ Synaptic Package Manager.
Chọn hộp kiểm Canonical-Supported Open Source Software (Main) và kích
nút Close.
Nếu được nhắc nhở bằng hộp thoại Repositories Changed, kích nút Close.
Trên Synaptic Package Manager toolbar, kích nút Reload và tiến hành các
bước được giới thiệu ở trên.
Tạo một mật khẩu SMB trong Ubuntu
Mặc định, Samba sẽ yêu cầu bạn cấu hình một mật khẩu để sử dụng khi truy
cập vào các thư mục chia sẻ từ các máy tính khác. (Ở phần cuối của bài này
chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về cấu hình chia sẻ nâng cao, chẳng hạn
như các chia sẻ khách).
Các bước tạo username cho Samba chỉ mất một dòng mã trong Terminal:
Kích Applications | Accessories | Terminal.
Đánh sudo smbpasswd -a username và nhấn phím Enter.
Thay thế từ username ở trên bằng tên người dùng hoặc tên đăng nhập của tài
khoản Ubuntu, những gì bạn có thể thấy trong ví dụ thể hiện ở hình 2.
Hình 2
Nếu Terminal xuất hiện trở lại và thông báo sudo: unable to resolve host <your
domain/workgroup name | , khi đó bạn cần thực hiện một số bước bên dưới
trước khi tiếp tục.
Đánh mật khẩu tài khoản Ubuntu và nhấn Enter.
Đánh một mật khẩu cho tài khoản SMB và nhấn phím Enter.
Đánh lại mật khẩu và nhấn phím Enter.
Nếu lại nhận được lỗi unable to resolve host sau khi thực thi lệnh smbpasswd,
rất có thể nguyên nhân là do bạn đã thay đổi các thiết lập và đã chỉ định một
Domain Name trong tab General của Network Settings. Bạn có thể chuyển đổi
về trạng thái cũ tên miền bằng cách soạn thảo một file host. Đây là cách khắc
phục vấn đề đó:
Kích Applications | Accessories | Terminal.
Đánh sudo gedit /etc/hosts và nhấn phím Enter.
Đánh vào mật khẩu tài khoản của Ubuntu và nhấn phím Enter.
Trình soạn thảo văn bản sẽ xuất hiện với một file host đã mở sẵn.
Xóa tên miền và tên máy tính của bạn, xem thể hiện trong hình 3.
Hình 3
Kích nút Save trên toolbar của bộ soạn thảo, đóng cửa sổ và tiến hành các bước
đã được giới thiệu trước.
Cho phép người dùng Ubuntu chia sẻ
Do các thư mục chia sẻ trên một mạng thường là các file có giá trị, do đó
chúng cần phải được bảo vệ để tránh người không có thẩm quyền có thể truy
cập. Các chuyên gia phát triển Ubuntu đã nhận ra điều đó và chỉ cho phép các
tài khoản Administrator có thể chia sẻ các thư mục và file trên mạng một cách
mặc định, về phía người dùng được phân loại thành Desktop User hoặc
Unprivileged. Mặc dù vậy, nếu bạn có một tài khoản non-Administrator nhưng
nếu muốn chia sẻ, hãy cấp cho tài khoản này các đặc quyền chia sẻ, đây là việc
hoàn toàn dễ dàng trong cửa sổ Users and Groups:
Kích System | Administration | Users and Groups.
Trong cửa sổ User Settings, kích nút Unlock và chọn tài khoản Administrator,
nhập vào mật khẩu tài khoản và kích vào nút Authenticate.
Trong cửa sổ User Settings, chọn người dùng mà bạn muốn cấp đặc quyền chia
sẻ, sau đó kích nút Properties.
Chọn tab User Privileges và chọn hộp kiểm Share files with the local network.
Kích nút OK để sử dụng những thay đổi và đóng cửa sổ.
Để những thay đổi của bạn có hiệu lực, hãy khởi động lại máy tính.
Thay đổi Workgroup cho Ubuntu
Khi duyệt thông qua các máy tính trên mạng của bạn, chẳng hạn như từ My
Network Places trong Windows XP hoặc cửa sổ Network của Vista hoặc
Ubuntu, bạn sẽ thấy các máy tính được chia thành các nhóm. Các nhóm này có
thể là Workgroup (được sử dụng cho các mạng nhỏ) hoặc Domain (được sử
dụng cho các mạng lớn hơn) và tồn tại để trợ giúp việc kiểm soát những người
dùng nào có thể truy cập vào mạng.
Nếu bạn đã làm việc với các mạng nhỏ, chắc hẳn bạn đã từng sử dụng một
Workgroup (đúng hơn là một Domain) và mỗi một máy tính trong mạng đều
được thiết lập cho cùng một Workgroup. Giá trị Workgroup mặc định sau khi
cài đặt phần mềm Samba trên Ubuntu là WORKGROUP. Điều này có thể cũng
tương tự như trong các máy tính Windows; mặc dù vậy bạn nên kiểm tra và
thực hiện theo các bước sau đây nếu cần thiết thay đổi gì đó trên máy tính
Ubuntu:
Kích System | Administration | Shared Folders.
Nếu bạn không thấy shortcut của Shared Folders, kích Applications |
Accessories | Terminal, đánh shares-admin và nhấn Enter.
Trên cửa sổ Shared Folders, kích nút Unlock, nhập vào mật khẩu tài khoản của
bạn và kích nút Authenticate.
Chọn tab General Properties.
Đánh giá trị mong muốn của bạn vào trường Domain/Workgroup.
Kích nút Close.
Để những thay đổi có hiệu lực, bạn hãy khởi động lại máy tính của mình.
Một cách khác mà bạn có thể thay đổi giá trị của Domain/Workgroup là soạn
thảo file smb.conf, đây là cách thực hiện:
Kích Applications | Accessories | Terminal.
Đánh sudo gedit /etc/samba/smb.conf và nhấn phím Enter.
Đánh vào mật khẩu tài khoản Ubuntu và nhấn phím Enter.
Bộ soạn thảo văn bản sẽ hiển thị file smb được mở sẵn.
Thay đổi giá trị xuất hiện sau workgroup =, xem trong hình 4.
Hình 4
Kích nút Save trong toolbar của bộ soạn thảo và đóng cửa sổ.
Để những thay đổi của bạn có hiệu lực, hãy khởi động lại máy tính.
Thay đổi tên máy tính trong Ubuntu
Sau khi duyệt và chọn một Workgroup từ trình duyệt mạng của máy tính, bạn
sẽ thấy các biểu tượng cho mỗi một máy tính trong mạng và trong Workgroup,
đó là những máy tính được cấu hình đúng cho việc chia sẻ. Các biểu tượng này
được gán nhãn bằng tên của máy tính. Bạn cũng có thể sử dụng tên máy tính
khi truy cập một cách thủ công vào các máy tính với đường dẫn UNC; cho ví
dụ, đánh //computername vào trình duyệt web.
Giá trị của tên máy tính cho máy tính Ubuntu là một tên người dùng của tài
khoản và từ desktop. Mặc dù vậy, bạn có thể đổi thành một tên nào đó theo ý
của bạn, hoặc phù hợp với hội nghị mà bạn sử dụng để bạn hoặc những người
dùng khác phân biệt dễ hơn giữa csc máy tính trong mạng. Nếu muốn vậy, bạn
có thể thực hiện theo các bước dưới đây để thay đổi tên máy tính trong Ubuntu:
Kích System | Administration | Network.
Trong cửa sổ Network Settings, kích nút Unlock, nhập vào mật khẩu của tài
khoản và kích nút Authenticate.
Chọn tab General trên cửa sổ Network Settings.
Thay đổi giá trị cho trường Host Name.
Trên hộp thoại xuất hiện, kích Change Host Name.
Để các thay đổi có hiệu lực, hãy khởi động lại máy tính của bạn.
Biểu tượng mạng
Ubuntu có một biểu tượng mạng trên thanh công cụ chính, như những gì bạn
có thể thấy trong hình 5. Khi kết nối vào một mạng không dây, biểu tượng sẽ
được dùng như một bộ chỉ thị cường độ tín hiệu. Bản thân biểu tượng cũng thể
hiện cho bạn biết mức tín hiệu với 4 vạch và đưa chuột qua biểu tượng bạn sẽ
thấy SSID (hoặc tên mạng) và cường độ tín hiệu dưới dạng phần trăm.
Kích phải vào biểu tượng mạng sẽ cho phép bạn vô hiệu hóa hoặc kích hoạt tất
cả các mạng hay chỉ mạng không dây. Từ menu sổ xuống, bạn có thể truy cập
một shortcut để vào cửa sổ thông tin kết nối (Connection Information), đây là
cửa sổ hiển thị cho bạn các thông tin chi tiết về kết nối mạng, như tốc độ, địa
chỉ IP và địa chỉ MAC. Thêm vào đó, menu này còn cung cấp một shortcut vào
bộ quản lý mạng không dây (wireless network manager), đây là nơi bạn có thể
chỉnh sửa các khóa mã hóa được sử dụng cho các mạng an toàn.
Hình 5
Kích chuột trái vào biểu tượng mạng sẽ xuất hiện một menu sổ xuống khác
như những gì bạn thấy trong hình 6. Bạn sẽ thấy một danh sách các mạng
không dây có sẵn trong vùng của mình, cùng với cường độ tín hiệu của chúng.
Các mạng được bảo vệ an toàn bằng mã hóa sẽ có một biểu tượng phía bên trái
vạch cường độ tín hiệu. Nút radio của mạng mà bạn hiện đang kết nối sẽ được
đánh dấu. Để kết nối vào một mạng, bạn chỉ cần kích vào mạng mình muốn.
Hình 6
Menu cũng cung cấp cho bạn ba shortcut: Connect to Other Wireless Network
để bạn có thể kết nối đến các mạng ẩn hay các mạng không được phát quảng
bá, Create New Wireless Network để tạo một mạng ad-hoc, hay mạng ngang
hàng, Manual Configuration sẽ dẫn bạn đến cửa sổ Network Settings, nơi bạn
có thể thiết lập một địa chỉ IP (tĩnh) để kết nối mạng và thiết lập Workgroup
hoặc Domain và Computer (Host) Name.
Thông tin kết nối
Trong giới thiệu ở trên, bạn có thể thấy các chi tiết về kết nối mạng của mình
bằng cách mở cửa sổ Connection Information. Kích chuột phải vào biểu tượng
mạng và kích Connection Information. Bạn sẽ thấy các kết quả tương tự vớ
những gì thể hiện trong hình 7, tương tự cửa sổ Network Connection Status của
Windows XP mà bạn có thể truy cập bằng cách kích đúp vào biểu tượng mạng.
Hình 7
Tốc độ theo lý thuyết là Mbps, hoặc GBps khi bạn kết nối vào mạng. Nếu bạn
có các thiết bị không dây mới nhất và tiên tiến nhất, các sản phẩm 802.11n, thì
giá trị này sẽ trên 54 Mbps, còn các thiết bị 802.11g chỉ cho tốc độ dưới 54
Mbps. Tuy nhiên khi bạn sử dụng các sản phẩm 802.11b cũ thì tốc độ có thể
chỉ đạt đến 11 Mbps.
Trường địa chỉ IP (IP Address) là địa chỉ của máy tính hoặc adapter mạng
riêng mà bạn đang sử dụng. Tất cả các thiết bị và máy tính trên mạng của bạn
đều có địa chỉ IP duy nhất của nó. Địa chỉ này sẽ giúp chúng phân biệt với các
địa chỉ khác trong mạng và có thể được sử dụng để truy cập một cách thủ công
vào tài nguyên chia sẻ.
Subnet Mask là một phần của những gì định nghĩa nên subnet hoặc phần trong
dải địa chỉ IP mà bạn đang sử dụng. Bạn sẽ chỉ phải tham chiếu giá trị này nếu
thiết lập địa chỉ IP tĩnh cho máy tính của mình. Giá trị tuyến mặc định (Default
Route) là địa chỉ IP của Router mà bạn có thể sử dụng để truy cập vào tiện ích
cấu hình trên web của nó.
Thông tin cuối cùng mà bạn nên quan tâm về cửa sổ Connection Information là
Hardware Address. Trong hầu hết các tiện ích và tài liệu khác, bạn sẽ thấy giá
trị này được đề cập đến như MAC (Media Access Control) hoặc địa chỉ vật lý.
Bạn có thể so sánh nó với số serial của một sản phẩm. Mỗi một sản phẩm
mạng đều có địa chỉ MAC của riêng nó và được sử dụng để phân biệt giữa các
sản phẩm với nhau. Bạn chỉ cần quan tâm đến giá trị này khi thiết lập hệ thống
lọc địa chỉ MAC trên Router của mình, nhằm bảo vệ tốt hơn mạng không dây
với mục đích tránh những kẻ xâm nhập bên trong dải.
Cửa sổ Network và các thiết lập mạng
Cùng với khả năng truy cập vào cửa sổ Network Settings bằng cách kích biểu
tượng mạng và chọn Manual Configuration, bạn có thể kích System |
Administration | Network. Khi cửa sổ xuất hiện (xem trong hình 8), để tạo thay
đổi, kích nút Unlock, nhập vào mật khẩu tài khoản của bạn và kích nút
Authenticate.
Hình 8
Trên tab Connections, bạn có thể kích đúp một kiểu kết nối đê cấu hình địa chỉ
tĩnh. Trên tab General, bạn có thể thay đổi Host (hoặc Computer) Name; mặc
dù vậy bạn có thể cấu hình Domain Name (hoặc Workgroup) bằng cách khác
(như đã giới thiệu ở trên). Các tab DNS và Hosts có chứa các thiết lập nâng
cao mà bạn có thể không cần đến vào lúc này.
Để kết thúc một tua về các menu kết nối mạng của Ubuntu, các cửa sổ, thiết
lập và quan sát cửa sổ Network, như thể hiện trong hình 9. Ở đây bạn có thể
duyệt thông qua các máy tính và các file trên mạng của mình. Bạn có thể truy
cập cửa sổ này bằng cách kích Places và chọn Network, hoặc bằng cách kích
biểu tượng Network Servers khi nằm trong cửa sổ File Browser.
Hình 9
Để xem các file trong các máy tính Windows, đầu tiên bạn cần kích đúp vào
biểu tượng Windows Network. Sau đó kích đúp vào Workgroup mà bạn muốn
gán máy tính của mình vào. Kích đúp vào tên mà bạn muốn truy cập, được
phân biệt bằng tên máy tính của chúng. Cuối cùng, bạn có thể duyệt qua các
thư mục chia sẻ của các máy tính.
Chia sẻ file trong Ubuntu
Trong phần trên chúng ta đã cấu hình Ubuntu để chia sẻ với Windows và thiết
lập các giá trị Computer Name và Workgroup. Tiếp theo đó là giới thiệu về
một số chi tiết trong kết nối mạng của Ubuntu. Phần dưới đây chúng tôi sẽ chỉ
ra cách chia sẻ các file trên máy tính Ubuntu như thế nào.
Khi thiết lập chia sẻ Windows trong Ubuntu, bạn có thể bắt đầu chia sẻ thư
mục. Quá trình này khá giống như những gì bạn đã cảm nhận trong Windows
XP. Để chia sẻ các file, bạn cần chia sẻ một thư mục. Tất cả các file và các thư
mục con bên trong thư mục chia sẻ sẽ có sẵn cho các máy tính khác trên mạng.
Bạn hoặc người khác trên mạng có thể thao tác với các file chia sẻ (cho ví dụ,
chỉ đọc hoặc có thể chỉnh sửa) từ máy tính khác dựa trên các thiết lập mà bạn
chọn khi chia sẻ thư mục.
Khi bạn đã chọn ra thư mục để chia sẻ, hãy thực hiện theo các bước sau trong
Ubuntu 8.04:
1. Kích chuột phải vào thư mục mà bạn muốn chia sẻ và kích Sharing
Options.
Bạn cũng có thể truy cập vào những chia sẻ ưu tiên của các thư mục từ
cửa sổ Properties của chúng; kích phải vào thư mục, kích Properties, và
chọn tab Share.
2. Trong hộp thoại Folder Sharing xuất hiện, tích vào hộp kiểm Share this
folder.
3. Đánh tên chia sẻ vào trường Share Name.
Tên này bạn có thể đặt tùy thích nhưng sau cho bạn và những người
dùng khác dễ dàng phân biệt thư mục khi làm việc với các thư mục chia
sẻ khác của máy tính Ubuntu trong cửa sổ Network hoặc My Network
Places trên máy tính khác. Tên chia sẻ này có thể khác với tên thực của
các thư mục.
4. Nếu bạn muốn mọi người có thể chỉnh sửa, bổ sung hoặc xóa các file
nằm trong thư mục nào đó, hãy chọn hộp kiểm Allow other people to
write in this folder. Máy tính sẽ yêu cầu người dùng nhập vào username
và password đã được tạo trong quá trình cài đặt SMB.
5. Nếu bạn muốn mọi người có thể truy cập vào thư mục mà không cần đến
username và password SMB, hãy chọn hộp kiểm Guest access.
6. Kích nút Modify Share để áp dụng các thay đổi và đóng cửa sổ.
Sau khi thực hiện xong, bạn hoàn toàn có thể thấy thư mục này khi duyệt
Network hoặc My Network Places trong Windows.
Tóm tắt các đặc quyền chia sẻ chung
Các đặc quyền chia sẻ được giới thiệu ở trên có thể khiến bạn hơi lộn xộn đôi
chút, chính vì vậy mà chúng tôi muốn tóm tắt một số kịch bản chia sẻ khác
nhau mà chúng tôi đã chỉ ra cách áp dụng thông qua hộp thoại Folder Sharing
như thế nào:
Users have read-only access, no editing: Khi bạn chia sẻ một thư mục,
như đã thảo luận ở trên, bạn có thể không đụng chạm gì đến các điều
khoản bằng cách không đánh dấu vào hai hộp chọn. Nếu như vậy thì bất
cứ ai trên mạng có mật khẩu SMB đều có thể truy cập vào thư mục
nhưng không thể thay đổi bất cứ thứ gì trong đó. Chỉ có người dùng,
người đã chia sẻ thư mục đó mới có quyền truy cập đầy đủ.
Users have read/write access: Chọn hộp kiểm thứ hai trên hộp thoại
Folder Sharing, khi đó bạn sẽ cho phép người dùng có được đặc quyền
chỉnh sửa file trong thư mục.
Guests receive read access: Hộp kiểm thứ ba trong hộp thoại Folder
Sharing cho phép bạn cung cấp sự truy cập khách (không có quyền chỉnh
sửa) cho người dùng không có mật khẩu SMB. Chọn cả hai tùy chọn sẽ
cho phép mọi người, thậm chí cả người không có tài khoản có các đặc
quyền thay đổi file trong thư mục.
Everyone (including guests) has read/write access: Điều này được thực
hiện khi bạn đánh dấu cả hai hộp kiểm thứ hai và ba trong Folder
Sharing. Tùy chọn này khong được khuyến khích sử dụng cho các mạng
không dây trừ khi bạn có một mạng an toàn cao, cho ví dụ nếu đang sử
dụng mã hóa WPA.
Thiết lập các điều khoản chia sẻ nâng cao
Bạn có thể chỉnh sửa các điều khoản nâng cao bằng cách kích phải vào thư
mục mà bạn chia sẻ và chọn Properties, sau đó kích tab Permissions. Bạn sẽ
thấy các tùy chọn giống như những gì bạn thấy trong hình 2. Từ đây bạn có thể
cấu hình một kiểu truy cập riêng biệt cho chính chủ sở hữu, nhóm và những
người còn lại. Chọn None or List Only Files sẽ không cung cấp bất cứ sự truy
cập thư mục cho một nhóm nào, chọn Access Files sẽ cung cấp khả năng chỉ
đọc, còn Create and Delete Files sẽ cung cấp sự truy cập đầy đủ.
Tìm hiểu về các thiết lập kịch bản cho Group và Others có thể mang lại cho
bạn một số kịch bản đặc quyền chia sẻ rất hữu dụng:
No one has access, except for folder owner: Tùy chọn này là cách tốt
nhất để chia sẻ các thư mục mà bạn không muốn những người khác can
thiệp vào; chỉ bạn có thể xem và chỉnh sửa chúng. Tùy chọn này được
thực hiện bằng cách chọn None for the Folder Access trong các hạng
mục Others và Group.
General users have no access; accounts belonging to a certain group have
read/write access: Kịch bản này là cách để chỉ chia sẻ các thư mục cho
một số người dùng nào đó. Cho ví dụ, bạn có thể tạo một nhóm Parents
hoặc Management để có thể chia sẻ các file chỉ giữa bạn và vợ (hay
chồng) bạn hoặc bạn và người khác trong nhóm quản lý, trẻ nhà bạn hay
các nhân viên khác không hề hay biết. Để thực hiện kịch bản này bạn
phải chọn None for the Folder Access của Others và chọn Create and
Delete Files for the Folder Access của Group. Sau đó bạn sẽ chọn Group
mà bạn muốn áp dụng điều khoản này cho nó. Nếu bạn chưa thiết lập
một Group, hãy tham khảo các phần trên trước khi thực hiện kịch bản
này.
General users have read-only access; accounts belonging to a certain
group have read/write access: Bạn có thể thực hiện kịch bản này bằng
cách chọn Access Files for the Folder Access của Others và chọn Create
and Delete Files for the Folder Access của Group. Cũng như tùy chọn
trước liên quan đến Groups, trước tiên bạn cần tạo và gán các nhóm cho
các tài khoản Ubuntu của mình bằng, sau đó bạn có thể chọn Group
mình muốn áp dụng điều khoản này cho nó.
Tạo và gán các nhóm cho tài khoản của bạn
Nếu bạn muốn sử dụng một kịch bản điều khoản chia sẻ có liên quan đến
Group, như được thảo luận trong hai phần ở ngay trên, bạn phải tạo các Group
trước. Sau đó có thể gán các tài khoản cho các nhóm này, tiếp đó hãy thiết lập
các đặc quyền chia sẻ duy nhất cho một số các tài khoản được cọn. Việc tạo
các Groups là một nhiệm vụ rất đơn giản; bạn chỉ cần thực hiện theo các bước
dưới đây:
1. Kích System | Administration | Users and Groups.
2. Trong cửa sổ User Settings, kích nút Unlock, chọn một tài khoản
Administrator, nhập vào mật khẩu tài khoản và kích nút Authenticate.
3. Trong cửa sổ User Settings, kích nút Manage Groups.
4. Kích nút Add Group (xem trong hình 3) và trong hộp thoại New Group,
bạn hãy nhập vào tên nhóm và chọn các tài khoản muốn nằm trong nhóm
đó, sau đó kích OK.
Lúc này bạn có thể sử dụng Group khi thiết lập các điều khoản cho thư mục
chia sẻ của mình.
Văn Linh (Theo Linuxplanet)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_noi_mang_ubuntu_8.pdf