Kết quả đánh giá hiện trạng môi trường chuồng nuôi và tình hình xử lý chất thải tại các cơ sở chăn nuôi tập trung

Chất thải rắn bao gồm chủ yếu là phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa và đôi khi là xác gia súc, gia cầm chết hàng ngày. Kết quả điều tra hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi cho thấy cả 10 cơ sở chăn nuôi lợn và 5 cơ sở chăn nuôi gà (100%) đều chưa tiến hành xử lý chất thải rắn trước khi chuyển ra ngoài khu vực chăn nuôi. Các cơ sở này đều có khu vực tập trung chất thải ở vị trí cuối trại (có và không có mái che, tường bao). Chất thải rắn được thu gom và đóng vào bao tải để bán cho người tiêu thụ làm phân bón hoặc nuôi cá. Tuần 1 hoặc 2 lần, các chất thải chăn nuôi dạng rắn này được vận chuyển bằng xe công nông hoặc xe tải đến địa chỉ cần tiêu thụ. Phần lớn các bao tải này được tái sử dụng nhiều lần, không được vệ sinh tiêu độc nên nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh từ cơ sở này sang cơ sở khác là cao. Đối với phương thức nuôi lợn trên sàn bê tông phía dưới là hầm đồng thời là kênh thoát chất thải thì không thu được chất thải rắn. Toàn bộ chất thải, bao gồm phân, nước giải, nước rửa chuồng và tắm cho lợn bị hòa lẫn và được dẫn đến hầm biogas để xử lý. Để có cơ sở cho việc ước tính trữ lượng nguồn phục vụ cho công tác quy hoạch xử lý chất thải chăn nuôi lợn, gà, chúng tôi đã tiến hành theo dõi lượng phân thải ra của một số nhóm lợn. Kết quả theo dõi được trình bày tại bảng 3.

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4128 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả đánh giá hiện trạng môi trường chuồng nuôi và tình hình xử lý chất thải tại các cơ sở chăn nuôi tập trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết quả đánh giá hiện trạng môI trường chuồng nuôi và tình hình xử lý chất thảI tại các cơ sở chăn nuôi tập trung Nguyễn Thạc Hoà, Nguyễn Ngọc Lương, Lê Thị Nguyên, Lê Thị Tám Bộ môn Sinh lý, sinh hoá vật nuôi - Viện Chăn nuôi I. đặt vấn đề Những năm gần đây, ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn, gà nói riêng đã đạt những tiến bộ đáng kể về giống, kỹ thuật nuôi dưỡng, cơ sở chuồng trại, quản lý dịch bệnh,... Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, mang tính tận dụng, tự cung tự cấp, tuy còn chiếm một tỷ lệ đáng kể, chủ yếu ở các vùng xa đô thị, vùng sâu, vùng khó khăn, nhưng đang dần bị thay thế bởi loại hình chăn nuôi tập trung, tuy còn ở quy mô vừa và nhỏ. Các cơ sở chăn nuôi này chủ yếu được xây dựng gần các khu cư dân đông đúc, các khu công nghiệp tập trung người lao động nhằm tạo vành đai cung cấp thực phẩm tại chỗ hoặc vệ tinh với số lượng lớn, chất lượng cao, đáp ứng thị hiếu sử dụng thực phẩm tươi (thực phẩm không qua cấp đông) của người tiêu dùng. Bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận của chăn nuôi tập trung, vấn đề vệ sinh môi trường chuồng nuôi và ảnh hưởng của chúng tới môi trường sống (không khí, đất, nước) của cư dân sống gần các cơ sở chăn nuôi này đang là vấn đề được quan tâm. Nguồn chất thải rắn và lỏng do vật nuôi thải ra bị tích tụ lại dẫn đến các chất đạm (nitơ) chuyển thành 1 lượng khá lớn khí NH3. Trong điều kiện hiếu khí, NH3 được VSV chuyển thành NO3. Khi thấm xuống đất, một phần NO3 được vi khuẩn kỵ khí biến thành NO, NO2, N2O; phần còn lại, theo thời gian, ngấm vào nước gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Khí NO2 bay vào không khí, gây tác động xấu đến tầng ozon của khí quyển bao quanh trái đất, trong đó có gây hiệu ứng nhà kính. Mùi hôi của phân, nước tiểu do vật nuôi thải ra với số lượng lớn phát tán vào không khí đã ảnh hưởng xấu đến đời sống hàng ngày của người dân. Các chất kim loại, đặc biệt là các kim lại nặng, cũng đang là tác nhân gây ô nhiễm đất và nước được các nhà khoa học và quản lý quan tâm. Để thực thi Luật Môi trường, hạn chế gây ảnh hưởng xấu đến môi sinh và tạo thêm nguồn phân bón hữu cơ cho sản xuất nông nghiệp đã có khá nhiều phương án xử lý chất thải chăn nuôi như gắn chăn nuôi với trồng trọt, công nghệ biogas, ủ phân,…được lựa chọn áp dụng. Tuy nhiên, môi trường chăn nuôi và ô nhiễm do chất thải có nguồn gốc từ chăn nuôi vẫn đang là vấn đề nội cộm, gây không ít tranh luận trong cuộc sống, xung quanh bàn hội nghị, trên báo giới. Để có số liệu đánh giá hiện trạng môi trường chuồng nuôi và tình hình xử lý các loại chất thải tại các cơ sở chăn nuôi lợn, gà có quy mô tập trung, làm cơ sở cho việc phát triển ngành hàng phân bón hữu cơ từ nguồn chất thải chăn nuôi, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống của người dân, chúng tôi tiến hành thực hiện nội dung nghiên cứu này. II. nội dung và phương pháp nghiên cứu II.1 Nội dung nghiên cứu - Hiện trạng môi trường chuồng nuôi và tình hình quản lý chất thải rắn, lỏng tại các cơ sở chăn nuôi lợn, gà có quy mô tập trung - Phân tích, đánh giá các phương thức và hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi lợn, gà có quy mô tập trung II.2 Phương pháp nghiên cứu - Lựa chọn điểm nghiên cứu: Thông qua cán bộ quản lý chăn nuôi các địa bàn, quy mô chăn nuôi của từng cơ sở để lựa chọn cơ sở đại diện - Thu thập số liệu: phỏng vấn trực tiếp cơ sở chăn nuôi và qua Phiếu điều tra - Lấy mẫu và phân tích mẫu: theo TCVN tương ứng Chỉ tiêu phân tích Phuơng pháp lấy mẫu Phuơng pháp phân tích pH TCVN5999-1995 pH metter COD TCVN5999-1995 COD Reactor BOD5 TCVN5999-1995 BOD Trak S2- TCVN5999-1995 DR/2010-HACH NH3 TCVN5999-1995 DR/2010-HACH TN TCVN5999-1995 DR/2010-HACH TP TCVN5999-1995 DR/2010-HACH TSS TCVN5999-1995 TCVN4560-1988 - Địa điểm phân tích: Trung tâm kiểm tra vệ sinh thú y TW1 - Thời gian tiến hành: từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2007 III. Kết quả và thảo luận Kết quả điều tra tại các cơ sở chăn nuôi lợn và gà có quy mô tập trung thuộc Hà Nội, Hà Tây, Ninh Bình, Nam Định, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai cho thấy: III.1 Kiểu chuồng nuôi a. Chuồng nuôi lợn Kết quả điều tra tại 10 cơ sở chăn nuôi lợn tập trung (trong đó có 5 cơ sở được lấy mẫu để phân tích) cho thấy hiện nay trong sản xuất có 3 phương thức nuôi phổ biến là: - nuôi lợn ngay trên ô chuồng có nền bê tông hoặc lát gạch: chủ yếu để nuôi lợn thịt giống lai, lợn nái nội. Chuồng nuôi theo phương thức này thường là loại hình chuồng mở, 1 hoặc 2 tầng mái, tường cao và làm thoáng mát nhờ gió trời. Loại hình chuồng nuôi này thường gặp ở các trang trại chăn nuôi tư nhân, vốn đầu tư không lớn, có quy mô đàn nhỏ, hoặc các cơ sở chăn nuôi lợn giống nội, lai đã có trước đây. nuôi trên cũi sắt: phổ biến để nuôi lợn nái ngoại, lợn con theo mẹ hoặc cai sữa Các cơ sở chăn nuôi lợn ngoại thuần, cao sản thường sử dụng loại chuồng hiện đại này do có nhiều tính năng vượt trội song đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu rất lớn (nhiều tỷ đồng/chuồng) - nuôi trên sàn bê tông phía dưới là hầm đồng thời là kênh thoát chất thải: nuôi lợn hậu bị, lợn thịt. b. Chuồng nuôi gà: Kết quả điều tra tại 5 cơ sở chăn nuôi gà cho thấy có 2 loại hình chuồng phổ biến cả trong Nam, ngoài Bắc (nuôi cả gà thịt và gà đẻ trứng) là chuồng mở (không có hệ thống tường bao kín xung quanh, không có hệ thống quạt hút thông gió, tạo ẩm để điều hòa nhiệt độ) và chuồng kín (có hệ thống tường bao kín xung quanh và hệ thống quạt hút thông gió, tạo ẩm để điều hòa nhiệt độ chuồng) III. 2. Quy mô chăn nuôi Các cơ sở chăn nuôi lợn mà chúng tôi điều tra đều có quy mô từ 400 - 500 đầu lợn có mặt thường xuyên trở lên. Các cơ sở này bao gồm cả chăn nuôi lợn nái sinh sản, lợn đực giống, lợn con giống và lợn thương phẩm. Có những trại có quy mô rất lớn như trại của Công ty Gia Nam (Bến Cát, Bình Dương) được đầu tư hiện đại, khép kín, với sự có mặt thường xuyên tới 10.000 đầu lợn, trong đó có 1.000 nái sinh sản, 6.000 lợn thịt. Do hoàn toàn tự túc từ khâu con giống, chế biến thức ăn tại chỗ, nguồn điện từ hệ thống máy phát điện chạy bằng khí biogas, có cơ sở giết mổ riêng (tháng 12 này đưa vào vận hành) nên nhiều năm qua đảm bảo tuyệt đối an toàn dịch và thu lợi nhuận khá. Trong số 5 cơ sở chăn nuôi gà chúng tô điều tra có 2 cơ sở chuồng mở (1 cơ sở nuôi gà thịt, 1 cơ sở nuôi gà đẻ trứng) và 3 cơ sở nuôi chuồng kín (2 nuôi gà thịt, 1 nuôi gà đẻ trứng). Ba trong 5 cơ sở này nuôi gia công cho các công ty liên doanh như CP, Jafa,… và đều là cơ sở nuôi chuồng kín với quy mô 5.000 gà đẻ trứng hoặc 10.000 gà thịt. III.3. Quản lý chuồng trại và chất thải chăn nuôi Quản lý chuồng trại Các cơ sở chăn nuôi lợn và gà được điều tra đều đã chú ý đến khâu vệ sinh khử trùng tiêu độc định kỳ. Các loại hoá chất khủ trùng được sử dụng phổ biến là Han Iodil, Bencocid, BKA, Cloramin, Allside, gần đây là dung dịch điện hóa hoạt hóa, dưới dạng phun sương hoặc pha loãng theo nồng độ quy định để ở hố sát trùng. Tất cả các lối ra vào trại và các dãy chuồng đều có bố trí hố tiêu độc, khử trùng, phun thuốc tẩy trùng các phương tiện vận chuyển ra vào khu vực chăn nuôi. Trước khi vào khu vực chăn nuôi mọi người đều phải qua thời gian lưu cách ly, tắm và xông thuốc sát trùng. Nguồn nước cung cấp cho khu vực chăn nuôi chủ yếu là nước giếng khoan đã qua xử lý và cứ 6 tháng hoặc 1 năm đều có kiểm tra các tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định. Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu môi trường không khí chuồng nuôi lợn được trình bày tại bảng 1 Bảng 1: Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu môi trường chuồng nuôi lợn Chỉ tiêu kiểm tra Trại lợn Đan Phượng TTNC Lợn TP Trại lợn Tam Điệp Cty TNHH Gia Nam Trạilợn Hồng Điệp TB±SD Giới hạn tối đa (theoTCN 678-2006) Độ bụi KK (mg/m3) 0.5800 0.6267 0.7467 0.7650 0.7650 0.69±0.92 10 Nồng độ CO2 (%) 0.5690 0.5520 0.5463 0.5690 0.5690 0.56±0.01 Độ nhiễm khuẩn KK (vk/m3) 1.7x104 1.9x106 1.6x106 1.6x104 1.6x104 1.70±0.18 106/m3 Nồng độ NH3 (ppm) 0.0113 0.0130 0.0097 0.0086 0.0910 0.03±0.04 10 Nồng độ H2S (ppm) 0.00063 0.0008 0.0008 0.0009 0.0009 0.0008±0.0001 5 Nồng độ N2O (mg/m3) 0.0890 0.0890 0.0890 0.0790 0.0960 0.09±0.008 Kết quả kiểm tra môi trường không khí chuồng nuôi gà được trình bày tại bảng 2 Bảng 2: Kết quả kiểm tra môi trường không khí chuồng nuôi gà Chỉ tiêu kiểm tra Chương Mỹ Hà Tây Vĩnh Cửu Đồng Nai TiênPhương - Hà Tây Bến Cát BìnhDương TB±SD Giới hạn tối đa (theoTCN 678-2006) Độ bụi KK ( mg/m3 ) 0.62 0.98 0.83 0.76 0.797 ± 0.18 10 Nồng độ CO2 (%) 0.629 0.612 0.598 0.622 0.615 ± 0.015 Độ nhiễm khuẩn KK (vk/m3) 1.9 x 106 3.6 x 104 3..2 x 105 3.5 x 104 3.05 ± 0.85 106/m3 Nồng độ NH3 ( ppm ) 0.0162 0.0115 0.0124 0.0118 0.013 ± 0.002 10 Nồng độ H2S ( ppm ) 0.00168 0.00127 0.00146 0.00131 0.0014 ± 0.0002 5 Nồng độ N2O ( mg/m3 ) 0.075 0.075 0.072 0.077 0.074 ± 0.002 Số liệu kết quả trên cho thấy: cả 2 loại hình chuồng nuôi lợn và gà được theo dõi đều đạt các chỉ tiêu quy định về giới hạn cho phép theo TCN, ngoại trừ 2 cơ sở chăn nuôi lợn và 1 cơ sở chăn nuôi gà có độ nhiễm khuẩn không khí xấp xỉ giới hạn. Điều đáng bàn ở đây là cả 3 cơ sở này đều là loại hình chuồng mở. Tất cả các mẫu kiểm tra lấy từ loại hình chuồng kín đều đạt yêu cầu theo quy định. Quản lý chất thải rắn Chất thải rắn bao gồm chủ yếu là phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa và đôi khi là xác gia súc, gia cầm chết hàng ngày. Kết quả điều tra hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi cho thấy cả 10 cơ sở chăn nuôi lợn và 5 cơ sở chăn nuôi gà (100%) đều chưa tiến hành xử lý chất thải rắn trước khi chuyển ra ngoài khu vực chăn nuôi. Các cơ sở này đều có khu vực tập trung chất thải ở vị trí cuối trại (có và không có mái che, tường bao). Chất thải rắn được thu gom và đóng vào bao tải để bán cho người tiêu thụ làm phân bón hoặc nuôi cá. Tuần 1 hoặc 2 lần, các chất thải chăn nuôi dạng rắn này được vận chuyển bằng xe công nông hoặc xe tải đến địa chỉ cần tiêu thụ. Phần lớn các bao tải này được tái sử dụng nhiều lần, không được vệ sinh tiêu độc nên nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh từ cơ sở này sang cơ sở khác là cao. Đối với phương thức nuôi lợn trên sàn bê tông phía dưới là hầm đồng thời là kênh thoát chất thải thì không thu được chất thải rắn. Toàn bộ chất thải, bao gồm phân, nước giải, nước rửa chuồng và tắm cho lợn bị hòa lẫn và được dẫn đến hầm biogas để xử lý. Để có cơ sở cho việc ước tính trữ lượng nguồn phục vụ cho công tác quy hoạch xử lý chất thải chăn nuôi lợn, gà, chúng tôi đã tiến hành theo dõi lượng phân thải ra của một số nhóm lợn. Kết quả theo dõi được trình bày tại bảng 3. Bảng 3: Số liệu kết quả theo dõi lượng phân nhóm lợn thí nghiệm. Số hiệu nái Khối lương cơ thể nái (kg) Khẩu phần ăn (kg/ngày) Trung bình lượng phân thu được (lợn nái/ngày) (kg) Nhóm nái chửa kỳ I 767 190 2.0 1.038 887 170 2.0 0.999 1366 179 2.0 1.014 140 185 2.0 1.037 1284 180 2.0 1.066 Trung bình nhóm náí chửa kỳ 1 180.8 2.0 1.031 Nhóm nái chửa kỳ II 854 200 2.2 1.186 37 185 2.2 1.227 516 205 2.2 1.213 815 190 2.2 1.206 1082 178 2.2 1.180 Trung bình nhóm nái chửa kỳ 2 191.6 2.2 1.203 Nhóm nái nuôi con 659 110 4.0 1.654 192 190 5.0 1.431 1320 185 5.0 1.467 7095 200 4.6 1.504 714 190 4.2 1.569  Trung bình nhóm nái nuôi con   175 4.56  1.525 Trung bình chung 3 nhóm nái 182 2.92  1.252 Số liệu kết quả tại bảng 1 cho thấy do nhóm nái chửa kỳ 1 và 2 đều bị cho ăn khẩu phần hạn chế nên không thấy sai khác đáng kể về lượng phân thu được/ngày. Sai khác này là đáng kể ở nhóm nái nuôi con – nhóm lợn được cho ăn tự do. Tính trung bình cho cả 3 nhóm lợn về tỷ số giữa lượng phân thu được/ngày và lượng thức ăn ăn vào/ngày là 1,252/2,92. Điều này có nghĩa là cứ 1 kg thúc ăn ăn vào sẽ thải ra xấp xỉ 0,43 kg phân. Tương tự như vậy, tỷ số giữa lượng phân thải ra/ngày với khối lượng cơ thể lợn là 1,252/182, tức 100 kg lợn sẽ thải ra 0,69 kg phân/ngày. Với mong muốn giúp người chăn nuôi ước tính được trữ lượng nguồn phân thải ra của cơ sở chúng tôi đã xây dựng: + Phương trình hôì quy giữa lượng phân thải ra/ngày với lượng thức ăn ăn vào/ngày. Kết quả thu được là: Y = 0.789 + 0.161X ở đây: Y: Lương phân thải ra (Kg ) X : Lượng thức ăn ăn vào ( Kg ) R: 75.4 P < 0.001 và được minh họa qua hình 1 + Phương trình hồi quy giữa lượng phân thải ra/ngày với khối lượng cơ thể nái. Kết quả thu được là: Y= 1.78 – 0.00286X ở đây: Y: Lương phân thải ra (kg ) X : Khối lượng cơ thể ( kg) R : 7.7 P < 0.001 và được minh họa qua hình 2 Hình 1 Hình 2 Mẫu chất thải rắn của một số cơ sở chăn nuôi lợn, gà cũng đã được phân tích một số chỉ tiêu. Kết quả kiểm tra mẫu phân một số cơ sở chăn nuôi lợn được trình bày tại bảng 4 và mẫu phân gà được trình bày tại bảng 5 Bảng 4: Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu mẫu phân lợn Chỉ tiêu kiểm tra Đơn vị tính Phuơng pháp thử Trại Đan phuợng TTNC Lợn TP Trại lợn Tam Điệp Trại Cty Gia Nam Trại Hồng Điệp TB±SD Chất rắn hữu cơ (OM) mg/ml 989 967 897 867 998 943.6±65.500 Phốt pho (P) Đồng (Cu) mg/kg ASS 0.314 0.257 0.195 0.176 0.185 0.2254±0.069 Kẽm (Zn) mg/kg ASS 0.222 0.152 0.412 0.424 0.513 0.3446±0.180 Chì (Pb) mg/kg ASS 0.354 0.149 0.339 0.329 0.439 0.322±0.1450 Cadimi(Cd) mg/kg ASS 0.009 0.010 0.010 0.019 0.011 0.0118±0.005 Bảng 5: Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu mẫu phân gà Chỉ tiêu kiểm tra Đơn vị Ph. pháp thử Chương Mỹ Hà Tây Vĩnh Cửu Đồng Nai Tiên Phương Hà Tây Bến Cát BìnhDương TB±SD Chất rắn hữu cơ (OM) mg/l 791 990 869 892 885.5±99.5 Phốt pho (P) Đồng (Cu) mg/kg ASS 0.18 0.19 0.17 0.18 0.18±0.009 Kẽm (Zn) mg/kg ASS 0.68 0.41 0.53 0.64 0.56±0.137 Chì (Pb) mg/kg ASS 0.46 0.33 0.42 0.42 0.41±0.063 Cadimi (Cd) mg/kg ASS 0.009 0.01 0.008 0.01 0.01±0.0025 Quản lý chất thải lỏng + Chất thải lỏng chăn nuôi lợn Chất thải lỏng của các cơ sở chăn nuôi lợn bao gồm nước tiểu, nước rửa chuồng, máng ăn, máng uống và nước tắm rửa cho lợn hàng ngày. Cả 10 cơ sở chăn nuôi lợn được điều tra đều có hệ thống xử lý chất thải lỏng bằng công nghệ biogas và nguồn nước được sử dụng là nước giếng khoan. Kết quả diều tra của chúng tôi cho thấy trong sản xuất hiệ nay tồn tại 3 loại hình chủ yếu hệ thống xử lý chất thải lỏng chăn nuôi và được khái quát bằng các minh hoạ sau: Sơ đồ hệ thống xử lý chất thải lỏng cơ sở chăn nuụi lợn quy mụ tập trung Một số chỉ tiêu chất thải chăn nuôi dạng lỏng đã được kiểm tra. Kết quả phân tích được trình bày tại bảng 6. Bảng 6: Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu nước thải trước và sau biogas TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Trước Biogas X±mx Sau Biogas X±mx TCN (678-2006) 1 pH 7.02 ± 0.24 6.90 ± 0.15  5 - 9 2 BOD mg/l 661.40 ± 278 384.60 ± 99  300 3 COD mg/l 2324.60 ± 1073 1349 ± 478.50  400 4 SS mg/l 4412.80 ± 400 2789.20 ± 500 500  5 Cu mg/kg 0.28 ± 0.11 0.24 ± 0.06 6 Nitrit mg/l 7 Nitrat mg/l 8 Sắt tổng số ( Fe) mg/l 0.35 ± 0.10 0.25 ± 0.07 9 Kẽm ( Zn ) mg/kg 0.19 ± 0.02 0.34 ± 0.11 10 Sunfua ( H2S ) mg/l 6.07 ± 3.51 5.78 ± 1.07  1 11 Amoniac (NH3) mg/l 2532 ± 64 151.40 ± 31  5 12 Phốtpho tổng số(TP) mg/l 78.40 ± 21 45.60 ± 4.5  20 13 Nito tổng số ( N ) mg/l 218.80 ± 64 125 ± 35  150 14 Chì (Pb) mg/kg 0.12 ± 0.009 0.24 ± 0.05 15 Cadimi ( Cd ) mg/kg 0.01 ± 0.0045 0.01 ± 0.005 Kết quả cho thấy đã có sự cải thiện đáng kể hàm lượng các chỉ tiêu kiểm tra mẫu chất thải lỏng sau biogas so với trước khi được xử lý. Tuy nhiên, đối chiếu với giới hạn mà tiêu chuẩn ngành quy định, chỉ có 2 chỉ tiêu là pH và lượng N tổng số là đạt tiêu chuẩn mức B, các chỉ tiêu còn lại đều vượt, thậm chí vượt gấp nhiều lần như COD (3-4 lần), SS (5-6 lần), Amoniac (hơn 30 lần)… + Chất thải chăn nuôi gà Các cơ sở chăn nuôi gà chúng tôi điều tra đều không có hệ thống xử lý chất thải bằng công nghệ biogas do dặc thù của chăn nuôi gia cầm là không sử dụng nước để rửa chuồng hoặc để tắm cho chúng mà chuồng trại được tiến hành vệ sinh bằng cách hót bỏ phần chất độn chuồng- thường là vỏ trấu, mùn cưa mỗi khi bị ướt hoặc có nhiều phân loãng. Vi sinh vật là một trong những chỉ tiờu quan trọng trong việc đỏnh giỏ mức độ ụ nhiễm của phế thải chăn nuụi, kết quả phõn tich một số chỉ tiờu vi sinh vật gõy bệnh trong mẫu phế thải chăn nuụi được trỡnh bày trong bảng 5, 6 Bảng 7: Chỉ tiờu sinh học trong phế thải chăn nuụi lợn Chỉ tiờu Mật độ vi sinh vật ( CFU/g) Trại lợn Đan Phượng TTNC Lợn TP Trại lợn Tam Điệp Cty TNHH Gia Nam Trại lợn Hồng Điệp Dạng rắn VKTS 6,58x106 7,10x107 3,80x108 4,52x106 6,40x106 E.Coli 4,06x103 5,30x104 2,86x105 3,53x105 2,18x105 Salmonella 5,80x103 6,82x104 4,66x103 4,85x103 3,22x103 Trứng giun 27 26 18 22 22 Dạng lỏng sau biogas E.Coli 3,55x103 3,12x103 3,44x103 2,56x103 3,00x103 Salmonella 2,48x103 4,60x104 3,78x103 2,42x103 4,54x103 Trứng giun 10 8 8 11 10 Bảng 8: Chỉ tiờu sinh học trong phế thải chăn nuụi gà. Chỉ tiờu Mật độ vi sinh vật ( CFU/g) Chương Mỹ- Hà Tây Vĩnh Cửu- Đồng Nai Tiên Phương – Hà Tây Bến Cát- Bình Dương VKTS 7,32x105 8,71x107 4,34x107 6,24x106 E.Coli 4,56x103 6,76x103 4,52x103 4,62x103 Salmonella 9,41x104 7,26x104 6,43x103 5,75x104 Trứng giun 12 15 8 12 Kết quả phõn tớch trong bảng 6 cho thấy, trong phế thải chăn nuụi lợn dạng rắn và lỏng đều chứa quần thể vi sinh vật gõy và trứng giun rất cao. Kết quả kiểm tra quần thể vi sinh vật gõy bệnh trong phế thải chăn nuụi gà (bảng 8) cũng cho thấy trong phõn gà chứa rất nhiều vớ sinh vật gõy bệnh đường ruột và trứng giun. Điều này cho thấy nguy cơ cỏc mầm bệnh phỏt triển và bệnh tật lõy nhiễm sang cho người dõn là rất lớn khi người dõn sử dụng trực tiếp loại phế thải này. IV. K ẾT LU ẬN + Đó tiến hành điều tra, đỏnh giỏ hiện trạng phế thải và tỡnh hỡnh xử lý phế thải tại 5 cơ sở chăn nuụi lợn và 4 cơ sở chăn nuụi gà tập trung tại một số tỉnh đồng bằng sụng Hồng và miền Đụng Nam Bộ; lấy mẫu và phõn tớch đỏnh giỏ cỏc tớnh chất vật lý, hoỏ học và sinh học của mẫu phế thải. Kết quả phõn tớch cho thấy khụng khớ mụi trường tại cỏc trang trại chăn nuụi theo mụ hỡnh kớn cỏc chỉ tiờu kiểm tra đều đạt theo qui định về giới hạn cho phộp theo Tiờu chuẩn ngành, trong khi đú cỏc cơ sử chăn nuụi lợn và gà theo mụ hỡnh mở cú độ nhiễm khuẩn khụng khớ xấp xỉ giới hạn. + Kết quả phân tích chỉ tiêu vật lý, húa học mẫu chất thải lỏng sau biogas so với trước khi được xử lý cho thấy hàm lượng các chỉ tiêu giảm đáng kể sau khi xử lý. Tuy nhiên, đối chiếu với giới hạn mà tiêu chuẩn ngành quy định, chỉ có 2 chỉ tiêu là pH và lượng N tổng số là đạt tiêu chuẩn mức B, các chỉ tiêu còn lại đều vượt, thậm chí vượt gấp nhiều lần như COD (3-4 lần), SS (5-6 lần), Amoniac (hơn 30 lần) + Kết quả phõn tớch cho thấy trong phế thải chăn nuụi lợn, gà đều chứa quần thể vi sinh vật gõy và trứng giun rất cao. Kết quả kiểm tra quần thể vi sinh vật gõy bệnh trong phế thải chăn nuụi gà cũng cho thấy trong phõn gà chứa rất nhiều vi sinh vật gõy bệnh đường ruột và trứng giun. Điều này cho thấy nguy cơ cỏc mầm bệnh phỏt triển và bệnh tật lõy nhiễm sang cho người dõn là rất cao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao dieu tra xu ly chat thai chan nuoi gui Thanhdau vao.doc
Tài liệu liên quan