Khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA

MỤC LỤC

 

 

 

 

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.1.1. Mục tiêu nghiên cứu 3

1.1.2. Giả thuyết nghiên cứu 3

1.1.3. Các câu hỏi nghiên cứu 4

1.1.4. Cơ cấu đề tài 4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP 5

2.1. Lý thuyết kinh tế về hội nhập quốc tế và hội nhập vùng 5

2.2. Các vấn đề về thương mại nông sản quốc tế 8

2.2.1. Sản xuất và xuất nhập khẩu hàng nông sản toàn cầu 8

2.2.2. Xu hướng bảo hộ hàng nông sản trong thương mại quốc tế và lợi ích của tự do hoá thương mại 9

2.2.3. Thương mại hàng nông sản và hội nhập vùng 11

2.3. Các chỉ số về bảo hộ và cạnh tranh 12

2.3.1. Các chỉ số đánh giá bảo hộ 12

2.3.2. Các chỉ số đánh giá lợi thế so sánh 13

2.3.3. Một số các chỉ số khác 14

2.4. Mô hình 14

2.4.1. Nhu cầu nội địa: 14

2.4.2. Hàm cung trong nước 15

2.4.3. Cân bằng cung cầu 15

2.4.4. Tương tác giá 15

2.5. Phương pháp thu thập số liệu 17

2.5.1. Thu thập thông tin và số liệu có sẵn 17

2.5.2. Tiến hành khảo sát và điều tra thực địa 17

2.5.3. Phương pháp hội thảo nhóm, tham luận 19

CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP AFTA 20

3.1. Tổng quan nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của Việt Nam 21

3.2. Tổng quan nông nghiệp và thương mại nông sản các nước ASEAN 26

3.2.1. Nông nghiệp các nước ASEAN 26

3.2.2. Thương mại nông sản của các nước ASEAN 30

3.3. Hội nhập AFTA và các cam kết trong AFTA 37

3.3.1. Các cam kết hội nhập AFTA 37

3.3.2. Tình hình thực hiện CEPT/AFTA trong nông nghiệp thời gian qua 39

3.4. Kết luận 43

CHƯƠNG 4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC AFTA 44

4.1. Tình hình chung 44

4.2. Mặt hàng lúa gạo 47

4.2.1. Sản xuất 47

4.2.2. Thị trường trong nước 51

4.2.3. Thị trường ngoài nước 54

4.3. Thịt lợn 57

4.3.1. Tình hình sản xuất 57

4.3.2. Tình hình thị trường 58

4.4. Dứa 61

4.4.1. Tình hình sản xuất 61

4.4.2. Tình hình thị trường 63

4.5. Tiêu 65

4.5.1. Tình hình sản xuất 65

4.5.2. Tình hình thị trường 67

4.6. Chè 68

4.6.1. Tình hình sản xuất 68

4.6.2. Tình hình thị trường 69

4.7. Chính sách nông nghiệp các nước trong khu vực 70

4.7.1. Indonesia 70

4.7.2. Thai land 73

4.7.3. Malaysia 77

4.7.4. Philipines 79

4.8. Kết luận 82

CHƯƠNG 5. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG SẢN VIỆT NAM 84

5.1. Lúa gạo 84

5.1.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu 84

5.1.2. Các kênh tiêu thụ và phân phối lúa gạo 87

5.1.3. Đánh giá khả năng cạnh tranh 88

5.1.4. Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) 93

5.2. Sản phẩm chăn nuôi 94

5.2.1. Xu hướng phát triển chăn nuôi trong những năm qua 94

5.2.2. Đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm chăn nuôi 100

5.2.3. Phân tích SWOT 111

5.3. Chè 112

5.3.1. Sản lượng chè Việt Nam 112

5.3.2. Xuất khẩu 113

5.3.3. Thị trường 115

5.3.4. Đánh giá lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh 117

5.3.5. Phân tích SWOT 122

5.4. Tiêu 124

5.4.1. Sản xuất hồ tiêu của Việt Nam 124

5.4.2. Kênh tiêu thụ tiêu 126

5.4.3. Xuất khẩu 127

5.4.4. Đánh giá khả năng cạnh tranh 130

5.4.5. Phân tích SWOT 134

5.5. Dứa 135

5.5.1. Tình hình sản xuất dứa của việt nam 135

5.5.2. Xuất khẩu dứa 138

5.5.3. Đánh giá khả năng cạnh tranh 142

5.5.4. Phân tích SWOT 151

5.6. Kết luận 152

 

 

doc163 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2469 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếp tục tăng trưởng với tốc độ 3-4% năm 2004 mặt dù giá thức ăn chăn nuôi trên thị trường thế giới đang tăng mạnh. Giá cổng trại thịt lợn trong quý đầu năm 2004 tăng khoảng 20%, trong khi đó cùng kỳ năm 2003, mức giá này giảm tới 3%. Giá thịt lợn tăng từ quý III/2003 chủ yếu là do giá thức ăn gia súc tăng, đặc biệt là giá ngô và đậu tương nhập khẩu. Theo FAO, giá thịt lợn tiếp tục tăng trên thị trường thế giới do nhu cầu thịt bò và gia cầm giảm vì dịch bệnh như cúm gà và bò điên. Hình 4.11. Sản xuất thịt lợn ở một số nước ASEAN (tấn) Nguồn: FAO (2004) Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn của nước này đã gặp phải một số khó khăn lớn như dịch bệnh lan tràn làm suy yếu nền kinh tế, chi phí giao dịch và marketing cao, nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thất thường và nguồn gien giống lợn cũng hạn chế. Để giải quyết các vấn đề này, các chuyên gia trong nước cho rằng phải có sự kết hợp giữa chính phủ và khu vực tư nhân, tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển đặc biệt là trong các lĩnh vực như cải tiến nguồn gien, dinh dưỡng vật nuôi, quản lý dịch bệnh và tăng cường chất lượng. Đầu năm 2004, chính phủ Philipines đã tuyên bố miễn thuế nhập khẩu ngô và bột đậu tương để giảm bớt chi phí sản xuất. Tuy nhiên, do giá nguyên liệu trên thị trường thế giới rất cao nên chỉ có khoảng 10.000 tấn trong kế hoạch 200.000 tấn được nhập khẩu trong chương trình này. Dự kiến giá thịt lợn, bò và các loại thịt khác vẫn đạt mức cao trong hai năm tới do giá thức ăn vẫn tiếp tục tăng. Tình hình thị trường Các nước nhập khẩu thịt lợn chủ yếu của khu vực Đông Nam Á bao gồm Malaysia và Philipines. Lượng nhập khẩu của hai nước này năm 2003 cao gấp hơn 13 lần tổng lượng nhập khẩu của các nước Đông Nam Á khác. Năm 2003, lượng nhập khẩu tối thiểu thịt lợn các loại của Philipines tăng chút ít từ 13 đến 15%. Thịt lợn nhập khẩu của Philipines chiếm hơn 10% tổng mức tiêu thụ trong nước. Mặc dù có chương trình nhập khẩu tối thiểu thịt lợn (đạt 50595 tấn năm 2003), nhập khẩu thịt lợn vẫn chưa nhiều, chủ yếu là do thuế quan rất cao: 35% trong hạn ngạch và 40% ngoài hạn ngạch đối với thịt ngỗng. Hình 4.12. Nhập khẩu thịt lợn một số nước ASEAN (tấn) Nguồn: FAO (2004) Hình 4.13. Thị phần nhập khẩu thịt lợn của Philipines 2003 Nguồn: USDA Philipines chủ yếu nhập khẩu ở các nước Trung Quốc, Nam Triều Tiên, Pháp và Mỹ. Một nửa số thịt lợn nhập khẩu (25000 tấn năm 2003) gồm thịt lợn chế biến, chủ yếu là từ Trung Quốc. Một trong những yếu tố khiến cho nhập khẩu thịt lợn tươi sống ở mức thấp là do người Philipines thích thịt lợn tươi sống. Có tới 90% thịt được bán tươi tại chợ bán lẻ, chỉ có 10% hiện được bán tại siêu thị. Thịt lợn tiêu thụ trong nước được giết mổ trong đêm và chở ngay đến chợ. Thịt đông lạnh chỉ chiếm khoảng 10%. Tuy nhiên, những cải cách gần đây trong khu vực bán lẻ, đặc biệt là tự do hoá thị trường và phát triển siêu thị hiện đại đang dần thay đổi xu hướng tiêu thụ và cách lựa chọn đồ ăn của người Philipines. Ngoài ra, ngành nông nghiệp và kinh tế tăng trưởng ổn định và dân số đạt 84 triệu năm 2004 là những yếu tố kích thích tiêu thụ nông sản, đặc biệt là thịt lợn Lượng nhập khẩu tối thiểu năm 2004 có tăng đôi chút do giá bán lẻ thịt lợn nội địa vẫn tăng cao. Chính phủ Philipines cũng triển khai chương trình giảm thuế nhập khẩu ngắn hạn để giảm giá. Đây sẽ là động lực giúp tăng lượng nhập khẩu thịt lợn. Người Philipines thích thịt lợn hơn là thịt gà và bò. Dân số Philipines tăng với tốc độ 2,36%/năm, vì vậy một trong những thách thức của ngành sản xuất thịt lợn trong 2 thập kỷ tới là phải tăng gấp 3 lần sản lượng thịt lợn để đáp ứng cầu. Nguồn: USDA Dự kiến cầu sản phẩm thịt chế biến vẫn tiếp tục tăng. Người Philipines vẫn thích thực phẩm đóng hộp. Mặc dù trong những năm gần đây sản phẩm đóng hộp không còn được ưa chuộng nhiều như trước do nhận thức về dinh dưỡng và sức khoẻ của dân ngày càng cao nhưng các công ty cung cấp hiện đang thực hiện chiến dịch rất mạnh nhằm kích thích lại nhu cầu các sản phẩm này. Do thu nhập đầu người Philipines vẫn thấp nên cầu các sản phẩm đông lạnh vẫn rất nhạy cảm với biến động giá. Hình 4.14. Tỉ lệ tiêu thụ lương thực Philipines (%) Cầu lương thực chế biến nhập khẩu vẫn mạnh do các yếu tố sau: xu hướng thích tiêu thụ đồ ăn kiểu tây, thu nhập tăng và xuất hiện nhiều sản phẩm chế biến thương hiệu nổi tiếng. Ngoài ra, xu thế đô thị hoá cũng là một yếu tố kích thích tiêu thụ sản phẩm này. Dứa Tình hình sản xuất Thị trường dứa thế giới rất sôi động. Dứa có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước. Theo FAO, trung bình hơn 80 nước trên thế giới sản xuất gần 14 triệu tấn dứa. Thái Lan (2,3 triệu tấn), Philipines (1,5 triệu tấn), Brazil (1,4 triệu tấn), Trung Quốc (1,4 triệu tấn) và Ấn Độ (1 triệu tấn) là 5 nước sản xuất dứa chính trên thế giới. Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan, Indonesia, Philipines và Việt Nam là 4 nước có diện tích trồng dứa lớn ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong số 4 nước này, chỉ có Thái Lan và Philipines có sản lượng tương đối lớn, đặc biệt là Thái Lan (nước xuất khẩu dứa đóng hộp lớn trên thế giới). Điều này cho thấy năng suất trồng dứa ở Indonesia và Việt Nam thấp hơn Thái Lan và đặc biệt là Philipines. Nguồn: FAO (2004) Hình 4.15. Diện tích trồng dứa một số nước ASEAN Hình 4.16. Sản lượng dứa một số nước ASEAN (tấn) Nguồn: FAO (2004) Sản lượng dứa của Thái Lan bị ảnh hưởng mạnh bởi biến động giá. Năm 1992-1993, giá dứa thế giới tăng mạnh đã kích thích nông dân Thái Lan đầu tư lớn vào sản xuất dứa. Kết quả là cuối năm 1993, nước này ở trong tình trạng dư thừa dứa, khiến cho giá lại giảm xuống. Tuy nhiên, năm 1994, do sản lượng thế giới giảm, Thái Lan lại tiêu thụ được hầu hết lượng dứa dư thừa, chiếm tới 46% lượng nhập khẩu vào Mỹ, đạt giá trị hơn 79 triệu baht. Theo Phòng Kinh tế Nông nghiệp, diện tích trồng dứa của Thái Lan giảm từ 610.552 rai năm 2000/01 xuống còn 552.456 rai năm 2001/02, tương đương với 9,5%. Năm 2002/03, diện tích thậm chí còn tiếp tục giảm 10,2% xuống còn 496.482 rai. Nguồn: Phòng Kinh tế Nông nghiệp Thái Lan Hình 4.17. Giá dứa công ty của Thái Lan (baht/kg) Do diện tích giảm nên tổng sản lượng dứa năm 2001/02 đạt 1,9 triệu tấn, giảm 300.000 tấn so với năm 2000/01. Năm 2002, sản lượng dứa tươi của Thái Lan lại hạn chế do lượng dứa tươi dư thừa năm 2001, khiến cho giá dứa năm 2002 tăng mạnh tới 2,02 baht/kg, so với mức 1,32 baht/kg của tháng 3/2001. Ngoài yếu tố giá cả, thời tiết cũng là yếu tố quyết định lượng dứa tươi sản xuất tại nước này. Indonesia và Philipines là hai đối thủ chính của Thái Lan trong ngành sản xuất dứa tươi và dứa đóng hộp ở châu Á. Cả hai đối thủ cạnh tranh này hiện đang cố gắng tăng năng suất và phát huy tiềm năng của ngành. Số lượng nhà máy sản xuất dứa ở nước này đều nhiều hơn so với Thái Lan. Hai nước này cùng cung cấp mặt hàng dứa tươi, trong khi đó hầu hết các nhà máy Thái Lan vẫn đang phải thu mua nguyên liệu thô từ những nước này. Thời tiết và chất lượng sản phẩm cũng là những thách thức lớn đối với ngành sản xuất dứa của Thái Lan. Theo Phòng Thống kế Nông nghiệp Philipippines, hiện nay, Philipines chiếm khoảng 17% tổng lượng sản xuất dứa thế giới. Diện tích trồng dứa giảm đôi chút từ 43.663 ha năm 1995 xuống còn 40.233 ha năm 1998, song lại tăng 43.256 ha năm 1999 và 44.042 ha năm 2001. Sản lượng dứa của Philipines tăng liên tục do mở rộng diện tích. Năm 1998, sản lượng dứa của nước này đạt 1,5 triệu tấn, năm 1999-2000 tăng lên 1,6 triệu tấn. Tình hình thị trường Xuất khẩu Hình 4.18. Xuất khẩu dứa các nước ASEAN 2002 (tấn) Nguồn: FAO (2004) Thái Lan, Philipines và Indonesia chiếm tới 80% lượng xuất khẩu dứa đóng hộp thế giới. Thái Lan là nước xuất khẩu dứa lớn nhất trong khu vực ASEAN, chiếm 52% tổng xuất khẩu dứa khu vực Đông Nam Á và 25% thị phần thế giới trong năm 2002. Sản phẩm dứa xuất khẩu của Thái Lan chủ yếu là dứa đóng hộp. Philipines không chỉ tăng sản lượng dứa mà còn là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu, mặc dù ban đầu gặp phải những khó khăn nhất định khi thâm nhập thị trường Úc. Tổng lượng xuất khẩu dứa tháng 1 và tháng 6 năm 2002 của nước này đạt trị giá khoảng 16 triệu USD, bao gồm 9,4 triệu USD dứa đóng hộp, 1,3 triệu USD nước ép dứa và 2,8 triệu USD dứa cô đặc. Sắp tới, tình hình xuất khẩu dứa của nước này còn tiếp tục được cải thiện nếu người trồng và công ty chế biến tiếp tục nâng cao năng suất và chất lượng. Hiện nay, thị trường dứa đang trong thời kỳ khó khăn. Dự trữ dứa đóng hộp trong suốt thời kỳ giá giảm (2000-2001) được sử dụng để đáp ứng một phần nhu cầu. Việc thị trường dứa thế giới rơi vào tình trạng khó khăn này cũng là hiện tượng mang tính chất chu kỳ. Mức giá thấp năm 2000-01 khiến cho nhiều nông dân, đặc biệt là ở Thái Lan bỏ đất trồng dứa, khiến các nhà máy chế biến thiếu nguyên liệu trầm trọng. Năm 2002, ngành sản xuất nước quả của Thái Lan chỉ hoạt động khoảng 50% công suất. Kết quả là giá dứa tăng mạnh, khoảng 5 baht/kg, so với mức 1,5 baht/kg năm 2000. Giá nước dứa cô đặc cũng tăng mạnh, đạt tới 1350 USD/tấn năm 2002. Xu thế tương tự cũng diễn ra đối với dứa đóng hộp với mức giá tăng từ 6,15 USD đến 8 USD. Đầu năm 2003, thời tiết thuận lợi và giá cao lại khuyến khích nông dân quay trở lại sản xuất, làm giá giảm được đôi chút xuống còn 6 USD/tấn. Tiêu thụ quả (dứa) trong nước Indonesia Là một nước đông dân thứ 4 trên thế giới, thị trường tiêu thụ quả của Indonesia ngày càng lớn mạnh, đặc biệt là mặt hàng táo và bưởi. Tiêu thụ bình quân quả đầu người của Indonesia năm 2001 là khoảng 42 kg/năm. Với dân số hơn 216 triệu dân với 62% là dân số trẻ từ 10-49 tuổi. Gần 60% dân số sống ở đảo Java, tiêu thụ 60-65% lượng quả. Khoảng 15% dân số thuộc nhóm thu nhập trung bình và cao, hầu hết sống ở khu vực thành thị Jakarta, Surabaya, Yogyakarta, Bandung, Medan, Makassar và Manado. Người tiêu dùng Indonesia rất nhạy cảm với sự tăng giảm giá và thay đổi trong thu nhập, đặc biệt là các hộ gia đình thu nhập thấp. Trong ngày nghỉ, lễ tết, chi tiêu cho quả tăng mạnh, đặc biệt là cho các loại quả tươi nhập khẩu. Người tiêu dùng Indonesia ngày càng có xu hướng tiêu thụ sản phẩm có lợi cho sức khoẻ và dinh dưỡng cao. Người Indonesia đặc biệt thích các loại quả ngọt. Đây là tiêu chí chọn lựa cơ bản của người Indonesia. Thuế nhập khẩu quả hiện nay là 5%. Ngoài 5% thuế, Indonesia còn áp dụng 10% thuế giá trị gia tăng và 2,5% thuế doanh thu. Ngoài ra, người buôn bán còn phải đóng phí kiểm dịch. Malaysia Tổng lượng tiêu thụ thực phẩm tươi của Malaysia tăng từ 2,3 triệu tấn năm 1999 đến 2,5 triệu tấn năm 2001 và dự kiến tăng đến 2,7 triệu tấn năm 2004. Tiêu thụ bình quân đầu người thực phẩm tươi đạt khoảng 100 kg năm 1999 (1/2 là rau và 1/2 là quả). Với mức tăng thu nhập như đã đề cập ở trên, tiêu thụ đầu người tăng tới 104 kg năm 2001 và khoảng 109 kg năm 2004. Khi thu nhập tăng, người tiêu dùng Malaysia không chỉ tiêu thụ các sản phẩm tươi mà nhiều loại khác nữa. Điều này buộc Malaysia phải nhập khẩu với tỉ lệ nhập khẩu trong tổng tiêu thụ tăng từ 32% năm 1999 đến 38% năm 2001. Tiêu thụ đầu người quả tươi của Malaysia tăng từ 50kg năm 1999 đến 52kg năm 2001 và 55kg năm 1994. Tỉ lệ quả tươi nhập khẩu trong tổng tiêu thụ tăng từ 18% năm 1999 đến 23% năm 2001 và 28% năm 2004. Người Malaysia ở cả nông thôn và thành thị đều thích các loại quả nhập khẩu như táo, cam, quýt... Tiêu Tình hình sản xuất Trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia, Việt Nam và Malaysia là 3 nước sản xuất và xuất khẩu tiêu lớn nhất, trong đó, Indonesia và Việt Nam là những nước sản xuất lớn nhất nhì thế giới. Trong giai đoạn 1991-2002, tốc độ tăng trưởng sản lượng trung bình của Việt Nam đạt cao nhất: 18%, trong khi đó tỉ lệ này ở Malaysia và Indonesia chỉ đạt 1,4 và 0,6%. Tuy nhiên, tính theo giá trị tuyệt đối, năm 2002, sản xuất tiêu của Indonesia vẫn cao hơn Việt Nam 16000 tấn. Hình 4.19. Sản lượng tiêu một số nước ASEAN (tấn) Nguồn: FAO (2004) Sản xuất tiêu của Indonesia biến động lớn. Mặc dù tốc độ tăng trưởng trung bình từ năm 1990 đến nay là 0,6% nhưng có những năm tốc độ tăng trưởng lên tới 38% (năm 1998) nhờ thời tiết thuận lợi nhưng có những năm tốc độ đạt -18% (năm 1994). Năm 2001, sản lượng tiêu của nước này giảm tới 3%, còn 66.810 tấn, so với gần 70.000 tấn năm 2000. Năm 2002, sản lượng có tăng đôi chút, đạt 67.000 tấn. Năng suất sản xuất trung bình của nước này đạt 0,8 tấn/ha, thấp hơn nhiều so với một số nước như Malaysia (2 tấn/ha), Việt Nam (3,2 tấn/ha)... Hầu hết lượng tiêu sản xuất ra giành cho xuất khẩu, với lượng xuất khẩu chiếm tới trung bình gần 74% sản lượng từ năm 1990 đến nay. Năm 2002, xuất khẩu của nước này chiếm tới hơn 94% lượng sản xuất. Khi bắt đầu sản xuất vào năm 1870, Malaysia chỉ thu được sản lượng 4 tấn/năm. Cho đến nay, nước này đã trở thành nước sản xuất hạt tiêu lớn thứ 4 trên thế giới sau Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Với sản lượng 18000 tấn năm 1997, Malaysia chiếm tới 9,6% tổng sản lượng thế giới. Về xuất khẩu, Malaysia đứng thứ 3 thế giới về lượng (24,808 tấn), chiếm 18% tổng lượng xuất khẩu thế giới. Sarawak là tỉnh sản xuất hạt tiêu chính của Malaysia. Hiện nay, có khoảng 40000 nông dân nhỏ ở tỉnh trồng hạt tiêu với quy mô đất rất nhỏ, khoảng 0,1-0,4 ha. Năm 1997, diện tích trồng hạt tiêu của tỉnh khoảng 10200 ha. Năm 1997, sản xuất hạt tiêu thế giới đạt khoảng 187.444 tấn, giảm 5577 tấn so với năm 1996 (tương đương với 2,9%). Mức giảm này chủ yếu là do các nước sản xuất chính giảm sản lượng vì hiện tượng Elnino gây hạn hán kéo dài. Do đó, xuất khẩu hạt tiêu năm 1997 của thế giới cũng giảm mạnh từ 140.076 tấn năm 1996 xuống còn 138.132 tấn năm 1997 (khoảng 1,4%). Năm 1997, Ấn Độ là nước xuất khẩu lớn nhất với 35.778 tấn, sau đó là Indonesia (32.511 tấn), Malaysia (24.808 tấn), Việt nam (23000 tấn) và Brazil (13.364 tấn). Tiêu thụ hạt tiêu năm 1997 của thế giới đạt 203.250 tấn. Như vậy, với mức sản xuất 187.444 tấn, thế giới thiếu hụt khoảng 15800 tấn hạt tiêu, khiến giá tăng cao. Hình 4.20. Diện tích trồng chè một số nước ASEAN Nguồn; FAO (2004) Hình 4.21. Xuất khẩu hạt tiêu các nước ASEAN (tấn) Nguồn: FAO (2004) Tình hình thị trường Từ năm 1998 đến nay, Malaysia đạt tốc độ tăng trưởng hạt tiêu khá ổn định là 12%, chỉ cá biệt có năm 1998, tốc độ chỉ còn 5%. Diện tích trồng hạt tiêu của nước này cũng tăng liên tục, trung bình khoảng 3%/năm từ năm 1990 đến nay. Năng suất hạt tiêu trung bình của Malaysia khá cao, khoảng 2 tấn/ha, so với mức trung bình của thế giới là 0,7 tấn/ha. Ngoài sản xuất, Malaysia cũng nhập khẩu hạt tiêu nhưng số lượng không nhiều, chỉ khoảng 1875 tấn/năm. Hầu hết hạt tiêu sản xuất ra đều được xuất khẩu. Tỉ lệ giữa lượng xuất khẩu trên lượng sản xuất và nhập khẩu của nước này từ năm 1990 đến nay đạt khoảng trên 98%. Chè Tình hình sản xuất Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam, Myanmar và Indonesia là 3 nước sản xuất chè lớn nhất. Trong những năm qua, diện tích trồng chè của Indonesia và Myanmar đều có xu hướng tăng dần, tuy không nhiều (khoảng 1,2 lần từ năm 1990 đến 2003). Diện tích trồng chè tăng nhiều nhất ở Việt Nam, từ khoảng 60 nghìn ha năm 1990 đến gần 100 nghìn ha năm 2003, gần 1,65 lần. Cùng với mức tăng về diện tích, sản lượng chè của Việt Nam và Indonesia cũng tăng mạnh. Chè đóng vai trò quan trọng nền nông nghiệp của Indonesia trong hơn hai thế kỷ qua. Người Hà Lan lần đầu tiên phát hiện ra cây chè ở Indonesia vào những năm 1700. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sản xuất chè ở nước này bị suy thoái nghiêm trọng. Năm 1984, ngành công nghiệp này được khôi phục lại, Indonesia bắt đầu xuất khẩu trên thị trường thế giới. Kể từ đó, ngành sản xuất chè liên tục được hiện đại hoá. Sản phẩm chè của Indonesia khác với các nước khác về vị trí, loại đất và khí hậu. Chè được trồng trên vùng cao, trên đất núi lửa và khí hậu nhiệt đới. Sản phẩm chủ yếu là chè đen với 80% sản xuất được xuất khẩu. Chè của Indonesia nhẹ, thơm ngon. Trong những năm gần đây, Indonesia còn tăng cường xuất khẩu loại chè có hương vị. Trong những năm vừa qua, mặc dù diện tích trồng chè được duy trì khá ổn định nhưng sản lượng có biến động nhiều, đặc biệt là giữa thập kỷ 90 do thời tiết thất thường. Kể từ năm 1999, sản lượng chè của Indonesia bắt đầu tăng ổn định trong khoảng 160.000-165.000 tấn. Tuy nhiên, năm 2004, do thời tiết hạn hán nên sản lượng chè của Indonesia chỉ đạt 140.000 tấn, chủ yếu là chè xanh và chè đen, giảm hơn 20.000 tấn so với năm 2002. Nguồn: FAO (2004) Hình 4.22. Sản lượng (tấn) và diện tích (ha) chè Indonesia Tình hình thị trường Nhờ đạt sản lượng cao nên xuất khẩu chè của Indonesia cũng trong danh sách đứng đầu thế giới. So với Việt Nam và các nước ASEAN khác, lượng xuất khẩu chè của Indonesia lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do xuất khẩu chè của Việt Nam tăng đột biến nên tỉ phần xuất khẩu của Indonesia có giảm đôi chút. Sản xuất chè thế giới năm 2004 đạt khoảng 3,2 triệu tấn, cao hơn năm 2003 khoảng 2%, chủ yếu là nhờ thời tiết thuận lợi. Trong đó, sản lượng tăng chủ yếu ở các nước Sri Lanka, Kenya và Trung Quốc, mức tăng đủ lớn để bù cho mức giảm của Ấn Độ và Bangladesh. Hình 4.23. Sản xuất và xuất khẩu chè của Indonesia Nguồn: FAO, 2004 Chính sách nông nghiệp các nước trong khu vực Indonesia a. Cam kết trong vòng đàm phán Uruguay-WTO: Bộ Thương mại nước cộng hoà Indonesia đã ký hiệp định cuối cùng trong vòng dàm phán Uruguay (UR) tại Marrakech tháng 4 năm 1994. Thoả thuận UR về nông nghiệp bao gồm ba phần: (i) thoả thuận về cam kết đối với việc tiếp cận thị trường, trợ cấp trong nước và trợ cấp xuất khẩu, (ii) thoả thuận về các biện pháp vệ sinh dịch tễ, (iii) thoả thuận cấp bộ trưởng có liên quan đến các nước kém phát triển và các nước đang phát triển nhập khẩu lương thực dòng. Hiệp định trọn gói này cũng nhằm giải quyết rất nhiều vấn đề khác bao gồm các điều khoản khuyến khích sử dụng các chính sách hỗ trợ trong nước để giảm thiểu sự méo mó thương mại nhằm duy trì sự phát triển nông nghiệp và nông thôn, giảm bớt gánh nặng của sự điều chỉnh và thực hiện cam kết một cách linh hoạt. Theo thoả thuận đã ký, Indonesia cam kết những vấn đề sau: Chỉ duy trì mức thuế với 95% biểu thuế và 92% mặt hàng nhập khẩu ở tỉ lệ thuế trần là 40%. Những ràng buộc về thuế này có hiệu lực ngay khi Indonesia trở thành thành viên của WTO. Việc đánh thuế và ràng buộc đối với tất cả những mặt hàng nông nghiệp (giảm thuế ít nhất 10% trong mỗi biểu thuế) sẽ được thực hiện trong vòng 10 năm. Việc nhập 7000 tấn gạo/năm (với mức thuế 90%) sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Trợ cấp cho xuất khẩu gạo sẽ được duy trì trong khoảng 27,6 triệu USD (1995) đến 21,5 triệu USD (2004) (tương đương với mức 295000 và 257000 tấn). Xóa bỏ tất cả những hàng rào phi quan thuế (NTB) đánh vào những mặt hàng đã chịu thuế trong vòng 10 năm. Vào thời điểm Indonesia ký kết hiệp định UR cuối cùng (4/1994), cam kết này đã có ảnh hưởng đến 179 biểu thuế (trong số 269 biểu thuế có NTB). Giá trị của những hàng rào phi quan thuế được tháo gỡ khoảng 358 triệu USD. Indonesia tự cam kết trong vòng 10 năm sẽ xoá bỏ những gánh nặng nhập khẩu đánh vào các mặt hàng đã được nêu trong yêu cầu tiếp cận thị trường. Vào thời điểm nước này ký kết hiệp định cuối cùng, gánh nặng thuế được áp dụng cho 220 mặt hàng chịu thuế. Sau đợt thực hiện phi điều tiết trọn gói tháng 6/1994, gánh nặng này đã được loại bỏ khỏi 108 mức thuế và được giảm ở 13 mức thuế. Cam kết tự do hoá hoặc ràng buộc với những cơ hội tiếp cận với thị trường hiện có cho 5 ngành dịch vụ: viễn thông, dịch vụ công nghiệp, du lịch, dịch vụ tài chính và ngân hàng. b. Cam kết với khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA): Vào tháng 1/1993, AFTA đã đạt được một thoả thuận về chương trình thuế ưu đãi hiệu quả chung (CEPT). Trọng tâm của thoả thuận này là thừa nhận mức thuế chung, thấp và hiệu quả từ 0 đến 5% đối với tất cả các đầu mối thương mại trong khu vực ASEAN. Hàng nông sản chưa qua chế biến là một trong những mặt hàng được đưa vào danh sách nhạy cảm, tạm nhập tái xuất, thuộc phạm vi điều chỉnh của CEPT. Trong cuộc họp hội đồng AFTA lần thứ 10 tại Jakarta tháng 9/1996, các bên đã đạt được một thoả thuận nhất trí rằng tự do hoá các mặt hàng nông sản nhạy cảm sẽ được bắt đầu thực hiện vào tháng 1/2003 và kết thúc vào cuối năm 2010, riêng Indonesia và Philipin được phép sử dụng linh hoạt một số hình thức đảm bảo vào năm 2010. Với sự linh hoạt này, Indonesia có thể duy trì thuế nhập khẩu đối với gạo và đường ở mức trên 5% sau năm 2010 và thực hiện những biện pháp đảm bảo để bảo vệ sản xuất trong nước. c. Thuế nhập khẩu của Indonesia: Trong trường hợp các hàng rào phi quan thuế bị suy giảm, thuế trở thành yếu tố rất quan trọng quyết định cơ cấu bảo hộ. Mặc dù thuế trung bình nhìn chung còn tương đối cao nhưng Chính phủ Indonesia đã giảm được tương đối mức thuế trong thập kỷ trước. Trong thời kỳ 1985-1994, tỉ lệ thuế bình quân đơn giản, bao gồm cả thuế nhập khẩu giảm từ 27 xuống còn 20% hoặc nếu tính trên cơ sở thuế bình quân gia quyền giảm từ 13% xuống còn 8%. Mức thuế bình quân của sản xuất trong nước trong thời kỳ này cũng giảm từ 19% xuống còn 10%. Sau hàng loạt các động thái phi điều tiết, hầu hết thuế áp dụng đều từ 0 đến 40%. Trong năm 1989, tỉ lệ thuế từ 0 đến 40% chiếm 77,4% các mức thuế. Tỉ lệ thuế từ 0 – 5% năm 1989 chiếm 30,7% tổng danh mục thuế, trong khi đó trong năm 1994, những tỉ lệ thuế này chiếm 34,5%. Trước khi tiến hành phi điều tiết cả gói vào 6/1994, 220 danh mục thuế được tăng thêm, nhưng sau khi phi điều tiết, số lượng danh mục giảm xuống còn 112. Cuộc cải cách thuế trọn gói đưa ra năm 1995 đã thiết lập được một cơ cấu thuế ba tầng cho đến năm 2003 để thực hiện những cam kết CEPT-AFTA. Miễn thuế chỉ được áp dụng hạn chế cho những mặt hàng nông sản nhất định (gạo và đường), ngoài ra có bia, rượu, xe máy, chất hoá học và kim loại. Chương trình cải cách trọn gói tháng 6/1996 đề ra: (i) dự định thực hiện giảm thuế trong vòng 7 năm tới cho đến năm 2003; (ii) giảm 5% điểm cho thuế của hơn 1000 mặt hàng (có mã số HS 9 con số); (iii) tiếp tục giảm thuế cho những hàng hoá giá cao như máy móc phục vụ cánh đồng lúa; (iiii) hợp nhất thuế tăng nhập khẩu với thuế hải quan. Nếu chương trình giảm thuế này đựoc thực hiện theo kế hoạch thì thì thuế của Indonesia sẽ thấp nhất trong số các nước đang phát triển lớn. d. Hạn chế xuất khẩu Trái với việc nới lỏng thủ tục cấp phép cho hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu của Indonesia vẫn bị điều tiết bởi các nguyên tắc và biện pháp như cấm xuất khẩu, xuất khẩu bị điều tiết, xuất khẩu bị kiểm soát và thuế xuất khẩu. Việc áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu chủ yếu là nhằm: (i) tăng cường bảo vệ những nguồn lực khan hiếm; (ii) khuyến khích các ngành chế biến trong nước tăng giá trị gia tăng và công ăn việc làm; (iii) bảo vệ môi trường. Với mục tiêu như vậy, các biện pháp hạn chế xuất khẩu chủ yếu được áp dụng đối với những hàng nông sản và lâm sản chưa chế biến hoặc sơ chế. Có hai nhóm hàng phải xin giấy phép của Bộ Thương mại khi xuất khẩu. Thứ nhất, nhóm hàng chỉ có thể được các nhà xuất khẩu đăng ký hoặc cho phép xuất khẩu như sản phẩm dệt, quần áo, xăng dầu, bột sắn viên, gia vị (như hạt tiêu), gỗ dán và gỗ chế biến. Thứ hai, các sản phẩm xuất khẩu thuộc sự kiểm soát của Chính phủ để đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước (bao gồm các sản phẩm nông nghiệp và phân bón).Theo tính toán của Ngân hàng thế giới năm 1997, cho đến năm 1996, các biện pháp hạn chế xuất khẩu đã ảnh hưởng tới gần 2000 mặt hàng, chủ yếu là lâm sản và nông sản. Trong năm 1996, Indonesia hầu như không đạt được tiến bộ nào trong việc giảm hạn chế xuất khẩu. Thay vào đó, nước này lại chỉ tập trung nới lỏng các hình thức hạn chế xuất khẩu (như hải quan, giảm thuế giá trị gia tăng, nới lỏng thuế và áp dụng chi phí tín dụng thấp hơn) đối với những nhà sản xuất về các mặt hàng nhất định. Tuy nhiên, sáng kiến này không những không giải quyết được các vấn đề cơ bản nảy sinh từ biện pháp xuất khẩu đặt ra mà còn loại bỏ những nhà xuất khẩu tiềm năng. e. Bảo hộ trong nước: Các chính sách thương mại đã làm chuyển dịch việc phân bổ các nguồn lực bằng cách thay đổi cơ cấu bảo hộ trong nhiều ngành của nền kinh tế. Nhìn chung, cho đến năm 1994, tỉ lệ bảo hộ hiệu quả của ngành chế tạo cao hơn rất nhiều so với ngành nông nghiệp (tỉ lệ bảo hộ đối với hàng nông sản chế biến, dệt và may mặc, sản phẩm giấy và sản phẩm phi kim loại lần lượt là 22, 62, 22 và 30% năm 1994). Từ thập kỷ 60, Indonesia đã duy trì chính sách hai giá cho mặt hàng gạo. Thứ nhất là chính sách giá sàn nhằm giữ giá cổng trại cao hơn chi phí sản xuất. BULOG lúc đó là đơn vị giữ vai trò bình ổn, mua dự trữ tất cả số gạo thừa trên thị trường, đặc biệt là trong mùa gặt. Thứ hai là áp dụng giá trần để đảm bảo người thu nhập thấp cũng có thể mua được gạo vì giá gạo thường tăng mạnh vào mùa gieo trồng và lúc hạn hán. Trong những trường hợp như vậy, BULOG thường bán gạo với giá rẻ cho nhóm người khó khăn. Sau gần 20 năm bất ổn định kinh tế chính trị dưới thời tổng thống Soekarno, thời tổng thống mới Soeharto áp dụng một phương thức hoàn toàn mới. Đầu tư tập trung mạnh vào kinh tế nông thôn để tăng sản lượng gạo và tiếp tục ổn định giá gạo là những chính sách chủ yếu được áp dụng giai đo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA.doc
Tài liệu liên quan