Khái quát chung về công ty giao nhận kho vận ngoại thương

Phân tích hoạt động kinh tế không chỉ là một phương pháp quản lý có hiệu quả mà còn là một công cụ rất quan trọng,không thể thiếu được trong quá trình thu thập,xử lý thông tin để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất trong kinh doanh và quản lý. Phân tích hoạt động kinh tế để đánh giá toàn bộ quá trình kinh doanh và kết quả của quá trình này.qua đó,làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và tiềm năng cần khai thác,trên cơ sở đó đề ra biện pháp và phương án nâng cao hiệu quả kinh doanh,đồng thời ngăn chặn được rủi ro trong kinh doanh.

 Tại công ty Vietrans, sau mỗi kỳ kinh doanh,Ban giám đốc tổ chức họp,để xem xét, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,tình hình doanh thu, lợi nhuận của đơn vị, các yếu tố giá ,vốn ,chi phí quản lý ,.yếu tố nào ảnh hưởng tới lợi nhuận, mức độ ảnh hưởng, tình hình sử dụng nguyên vật liệu, tình hình tiêu thụ sản phẩm,.phát hiện kịp thời những trường hợp còn sai sót, yếu kém và từ đó đề ra những biện pháp nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn nữa.

 

doc31 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khái quát chung về công ty giao nhận kho vận ngoại thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y dựng ,bổ sung và thường xuyên cải tiến hoàn thiện các phương tiện,vật chất, kỹ thuật của công ty thông qua các liên doanh liên kết để thực hiện việc giao nhận chuyên chở hàng hóa bằng các phương tiện tiên tiến, hợp lý trên các luồng, các tuyến vận tải, cải tiến việc chuyên chở, chuyển tải, lưu kho bãi, giao nhận hàng hóa và bảo đảm an toàn cho hàng hóa thuộc phạm vi trách nhiệm của công ty. _Nghiên cứu tình hình thị trường dịch vụ giao nhận, kho vận ,kiến nghị cảit tiến biểu cước,giá cước của các tổ chức vận tải có liên quan theo quy chế hiện hành, đề ra các biện pháp thích hợp đảm bảoquyền lợi giữa đôi bên khi ký kết hợp đồng nhằm thu hút khách hàng,củng cố và nâng cao uy tín trách nhiệm của Vietrans trên thương trường quốc tế. 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý 3.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh Vietrans là một công ty có quy mô tương đối lớn với mạng lưới kinh doanh được trải rộng theo suốt chiều dài của đất nước. Công ty có trụ sở chính và các phòng ban nghịêp vụ tại 13 Lý Nam Đế - Hà Nội, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Khối phòng ban nghiệp vụ này trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kinh doanh giao nhận kho vận,XNK... dưới sự lãnh đạo của công ty, tự chịu trách nhiệm từ đầu đến cuối hoạt động kinh doanh được giao. Ngoài ra các chi nhánh trưc thuộc công ty gồm có : Vietrans Hải Phòng - 5A Hoàng Văn Thụ - TP Hải Phòng. Vietrans Đà Nắng - 16 Trần Phú - TP Đà Nẵng. Vietrans TP Hồ Chí Minh - 102 Nguyễn Văn Cừ - TP HCM. Vietrans Quy Nhơn - 91 Lê Lợi - Tỉnh Bình Định. Vietrans Nha Trang - 23 Phan Chu Trinh - Nha Trang - Tỉnh Khánh Hòa. Ban giao nhận ngoại thương Vinh - 103 Quang Trung - TP Vinh. Xí nghiệp xây dựng ngoại thương - 13 Lý Nam Đế - HN. Các chi nhánh là một khối trực thuộc công ty, thực hịên nhiệm vụ giao nhận kho vận như đã nói trên,trừ XN dịch vụ xây dựng ngoại thương. Hoạt động kinh doanh của công ty được mở rộng với tầm vĩ mô. Ngoài ra, công ty còn mở rộng quan hệ và kinh doanh với các tổ chức, công ty bạn ở trong và ngoài nước hoạt động vận chuyển hoặc làm đại lý cho công ty như TRANSLINK, mở văn phòng đại diện tại Băng Cốc,Singapore....Vietrans có hai đơn vị liên doanh: Liên doanh với hãng Tần Biển Đen UKRAINA để thành lập hãng LOTUS có văn phòng LOTUS-JOINT VENTURE Co. Phú Mỹ-Nhà Bè-TP Hồ Chí Minh. TNT- Vietrans express Worldwide Ltd-15 Lý Nam Đế-HN. Quan hệ với các ngành giao thông trung ương và địa phương để ký các hợp đồng vận chuyển bằng mọi phương tiện nhằm thực hiện các công việc kinh doanh dịch vụ. 3.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Để đảm bảo cho công tác tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tốt, bộ máy quản lý của công ty giao nhận kho vận ngoại thương được tổ chức theo kiểu trực tuyến với giám đốc : Là người đại diện cao nhất của Vietrans,quản lý tổng công ty theo chế độ thủ trưởng, có quyền quyết định việc điều hành hoạt động của tổng công ty theo kế hoạch,chính sách,pháp luật của nhà nước và nghị quyết đại hộiCNVC, chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể lao động về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc có quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý trong tổng công ty, đảm bảo tính tinh giản và có hiệu quả. Tham mưu giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc, các chuyên viên và các phòng ban : + Phòng tổ chức cán bộ : có nhiệm vụ tham mưu giúp giám đổctong việc tổ chức lao động một cách khoa hoc trong công ty. + Phòng pháp chế : phụ trách các vấn đề trong kinh doanh có liên quan đến luật pháp,văn bản ký kết hợp đồng, lo các thủ tục XNK hàng hóa và phụ trách công tác đối ngoại. + Phòng tổng hợp : có nhiệm vụ tham mưu giúp giám đốc trong lĩnh vực tổ chức kinh doanh theo dõi sự hoạt động và lập báo cáo, kế hoạch kinh doanh. +Phòng kế toán : có nhiệm vụ hạch toán kinh doanh,phản ánh tình hình tăng giảm và hiện có của các loại vốn, qũy, tình hình tiêu thụ sản phẩm, kết quả kinh doanh, ghi chép sổ cái, lập bảng tổng kết tài sản, lập báo cáo tài chính cũng như phân tích kế toán công ty,tổ chức bảo quản lưu giữhồ sơ kế toán , giám sát việc chi tiêu,thu nhập của công ty. +Khối phòng nghiệp vụ phụ tráchtrực tiếp và tiến hành kinh doanh từng dịch vụ cụ thể. Tại các chi nhánh , đại bộ phận có đủ các phòng ban như trên tổng công ty, các phòng ban này dưới sự điều chỉnh trực tiếp của giám đốc chi nhánh. Chúng ta có thể thấy rõ hơn tình hình tổ chức bộ máy quản lý điều hành của công ty Vietrans qua sơ đồ sau (trang bên) : Công ty Đơn vị LD -TNT –Vietrans -Lotus Các chi nhánh: -Vietrans Hải Phòng -Vietrans Đà Nẵng -Vietrans Quy Nhơn -Vietrans TP HCM -Vietrans Nha Trang -XN dịch vụ xây dựng -Ban giao nhận ngoại thương Vinh Các phòng nghiệp vụ: -Phòng GNVT quốc tế -Phòng KDVT biển -Phòng gửi hàng -Phòng triển lãm -Phòng hàng không -Phòng KD XNK -Đội xe -Phòng chuyển tải -Phòng tiếp thị -Phòng công trình -Kho Yên Viên Các đại diện nước ngoài: -ODETXA -BANGKOK -SINGAPORE 4. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm1999 của Vietrans 4.1 Nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế : Những năm trước đây, nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế phát triển rất tốt với nhiều loại hình phong phú : giao nhận vận tải biển , hàng không,các loại hàng hóa xuất nhập khẩu , hàng triển lãm, hàng ngoại giao,hàng hành lý cá nhân, thu gom hàng xuất và chia lẻ hàng nhập,vận chuyển hàng qúa cảnh....Một vài năm trở lại đây, ngoài khó khăn chínhlà Vietrans không còn các khách hàng lớn thường xuyên,không làm được đại lý cho các hãng giao nhận nước ngoài có chân hàng ổn định hoặc các hãng tầu container do tính chất cạnh tranh quyết liệt trên thị trường giao nhận vận tải với sự tham gia của các công ty giao nhận đa quốc gia, công ty liên doanh , công ty cổ phần....Do cơ chế tài chính linh hoạt nên Vietrans gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này. Mặc dù vậy, với sự năng động,cố gắng của toàn công ty,trong năm 2002 ,nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế đã mang lại kết quả rất cao.Đặc biệt là phòng giao nhận vận tải hàng triển lãm,dưới sự chỉ đạo sát sao,quyết liệt của lãnh đạo công ty,phòng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra và mang lại lợi nhuận lớn cho công ty.Phòng GNVT biển và phòng GNVT hàng không tuy gặp không ít khó khăn trong năm qua, được sự quan tâm, giúp đỡ của ban lãnh đạo,và nỗ lực hết mình của mọi nhân viên trong phòngđã mang lại kết quả rất khả quan. 4.2 Nghiệp vụ kinh doanh : Với chính sách linh hoạt ,đa dạng hóa loại hình cho thuê đã sử dụng hết công suất kho và tận dụng hết mặt bằng sân bãi,càng về cuối năm càng thu hút nhiều khách hàng.Mặt khác,chất lượng phục vụ khách hàng đã có nhiều bước tiến đáng kể nên đã thu hút được nhiều khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ khonhư: đại lý Coca Cola,công ty Samsung...đồng thời đã giữ được nhiều khách hàng truyền thống nên hoạt động kinh doanh đã dạt mức phát triển ổn định. Bên cạnh đó,phòng kinh doanh XNK nhờ có quyết tâm cao,chịu khó tìm kiếm công việc nên kinh doanh đã mang lại hiệu quả cao. 4.3 Vận tải ô tô : Trước đây,kinh doanh vận tải ô tô là nghiệp vụ mà hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhờ có thay đổi mạnh về tổ chức và cơ cấu kinh doanh mà trong năm 2002 vừa qua đã mang lại một kết quả kinh doanh rất có lãi.Thực hiện Nghị quyết Đại hội CNVC,toàn bộ số xe cũ hoạt động kém hiệu quả đá được bán thanh lý thu hồi vốn cho việc xây dựng kho.Kinh doanh kho tại đội xe liên tục có khách hàng tốt,giá cao.từ đó doanh thu ổn định,giá thành hạ do giảm được khấu hao xe cũ,lãi kinh doanh tăng nhiều về cuối năm.Nhờ việc đổi mới kinh doanh này,CBCNV Đội xe đã có đủ việc làm và thu nhập được cải thiện. Ngoài ra,trong năm các dịch vụ khác như dịch vụ đại lý tầu biển,kinh doanh XNK và XNK ủy thác, đại lý chuyển phát nhanhTNTcũng đem lại doanh thu khá lớn cho công ty.ngoài ra,hoạt động của xí nghiệp DVXD có kết quả vượt lãi kế hoạch 52%. II. Tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính ở công ty giao nhận kho vận ngoại thương 1.Tình hình tổ chức và phân cấp quản lý tài chính Tổ chức tài chính doanh nghiệp là tổng hợp các hình thức và biện pháp phù hợp, các giải pháp cần thiết nhằm thu hút tạo lập và sử dụng hợp lý các nguồn tài chính,các qũy tièn tệ,trên cơ sở đó phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với hiệu quả cao nhất. Tại công ty Vietrans,công tác về quản lý tài chính kết hợp với công việc của bộ máy kế toán do kế toán trưởng đảm nhiệm. Để tổ chức tài chính, công ty luôn thực hiện đầy đủ các nguyên tắc: tập trung dân chủ,quản lý tài chính theo kế hoạch gắn với thị trường,tiết kiệm và hiệu quả,an toàn và phòng ngừa rủi ro,kết hợp giữa khuyến khích vật chất với giáo dục tư tưởng cho người lao động trong doanh nghiệp. 2. Công tác kế hoạch hóa tài chính của doanh nghiệp Đầu năm, công ty luôn tổ chức xây dựng kế hoạch tài chính gồm những nội dung chính sau: -Kế hoạch về vốn và nguồn vốn: dự tính nhu cầu tổng vốn,cách huy động vốn và sử dụng vốn... -Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm: kế hoạch về doanh thu,chi phí,giá thành sản phẩm,nộp ngân sách,lợi nhuận,phân phối lợi nhuận,... -Kế hoạch thu hồi nợ,thanh toán các khoản nợ -Kế hoạch xây dựng và sử dụng các qũycủa doanh nghiệp -... Việc xây dựng,đánh giá và lựa chọn các phương án kế hoạch kinh doanh và dự án đầu tư do nhiều bộ phận trong doanh nghiệp cùng phối hợp thực hiện.Xây dựng tốt kế hoạch tài chính là công việc cần thiết giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra các giải pháp kịp thời khi có sự biến động của thị trường. Những kế hoạch được thông qua trước Hội nghị Cán bộ công nhân viên chức đầu năm và nó là mục tiêu đạt tới của một kỳ kinh doanh,mọi chỉ tiêu này được báo cáo công khai trước Hội nghị CBCNV 3. Tình hình vốn,nguồn vốn của doanh nghiệp Như ta đã biết,vốn sản xuất kinh doanh luôn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định để thực hiện những khoản đầu tư ban đầu cần thiết cho việc xây dựng và “khởi động” doanh nghiệp,để đảm bảo cho sự vận hành và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp sau này. Là một doanh nghiệp nhà nước,được tổ chức theo mô hình trực thuộc tổng công ty, công ty giao nhận kho vận ngoại thương có nhiều thuận lợi trong công tác tổ chức vốn so với các doanh nghiệp khác thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.Bên cạnh số vốn mà công ty tự huy động từ nhiều nguồn khác nhau bằng nhiều phương pháp khác nhau,công ty còn được hỗ trợ một lượng vốn lớn từ ngân sách nhà nước.Song,sự cạnh tranh quyết liệt của rất nhiều tổ chức giao nhận trong và ngoài nước, nếu không có sự nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt công tác tổ chức và quản lývốn sản xuất kinh doanh,công ty sẽ không thể tồn tại đứng vững trong cơ chế thị trường. Do đặc điểm kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa nên công ty sử dụng vốn cố định và vốn lưu động là tương đương. Vốn cố định được đầu tư vào thời điểm bất kỳ,phục vụ cho các dịch vụ phát sinh. Do vậy, không thể có một kế hoạch chính xác nhằm xác định số vốn cố định cần thiết trong kỳ kinh doanh kế hoạch.Các TSCĐ được tính khấu hao bảo toàn giá trị theo tỷ lệ khấu hao cơ bản chung, có thể được thanh toán nhượng bán khi không còn nhu cầu sử dụng hoặc hư hỏng. Vốn lưu đọng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số vốn kinh doanh của công ty,chủ yếu là giá trị của các loại tiền,chứng từ,ngân phiếu,tài sản phi hàng hóa.Theo yêu cầu kinh doanh,lượng tiền này chủ yếu nằm tại ngân hàng Vietcombank. Hình thức sở hữu vốn chủ yếu thuộc sở hữu Nhà nước.Vốn ngan sách 42.700.000.000 VNĐ chiếm 73%,số còn lại thuộc vốn tự bổ sung 15.900.000.000 VNĐ chiếm 27%.Trong đó,vốn ngân sách tham gia liên doanh 39.800.000.000 VNĐ, vốn tự bổ sung tham gia liên doanh 8.300.000.000 VNĐ. 4. Khảo sát ,đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp 4.1 Tình hình tài sản , nguồn vốn của công ty: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn : đơn vị tính: đồng Công nợ Năm 2001 Năm 2002 So sánh 2002/2001 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ lệ (%) 1. Công nợ phải trả 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 3.Tổng vốn KD 18 176 454 225 110 930 317 386 129 106 771 611 14,7 85,3 100 20 059 650 912 115 397 813 539 135 457 464 451 14,8 85,2 100 1 883 196 687 4 467 496 153 / 10,4 4,03 / Theo số liệu tính toán ở trên, ta thấy , nguồn vốn chủ sở hữu năm 2002 so với năm 2001 tăng 4 476 496 153 đ , tỷ trọng có giảm nhưng lượng giảm không đáng kể., công nợ phải trả lại tăng10,4%,đây là một dấu hiệu không tốt công ty cần chú ý đến vấn đề này.Tuy nhiên, nguồn vốn chủ sở hữu lại chiếm tỷ trọng khá lớn trong cả hai năm 2001,2002 chứng tỏ cơ cấu nguồn vốn của công ty là tốt, hệ số nợ thấp,chủ nợ hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự trả nợ đúng hạn của công ty. Đây là điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn từ bên ngoài của công ty. 4.2 Tình hình tài sản và sử dụng tài sản: Biểu phân tích cơ cấu tài sản : Đơn vị : đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh 2002/2001 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I. Tổng tài sản 110 930 317 386 100 115 397 813 539 100 4 467 496 153 4,03 1. TSLĐvà ĐTNH 22 082 133 654 19,91 26 146 564 231,5 22,66 4 064 430 577,5 18,4 - Tiền 46 176 147 841,5 4,16 6 090 640 758 5,28 1 473 025 992 31,9 - Các khoản phải thu 13 112 637 841,5 11,70 15 15 955 069 13,71 2 703 317 227,5 20,62 - Hàng tồn kho 445 789 638 0,4 282 326 452,5 0,24 403 065 576 0,45 - TSLĐkhác 4 054 687 954,5 3,65 3 57 641 941,5 3,43 (97 046 013) (2,4) 2.TSCĐ và ĐTDH 88 848 183 732 80,09 89 251 249 308 77,34 (163 463 185,5) (36,7) II. Tổng doanh thu 19 003 999 248 17,13 16 189 781 997 14,03 (2 814 217 251) (14,8) Xét về cơ cấu tải sản,ta thấy TSLĐ và đầu tư ngắn hạn chiếm 19,91% trong năm 2001 và 22,7% trong năm 2002 còn tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm 80,09% trong năm 2001 và 77,3% trong năm 2002. Như vậy,TSCĐ và ĐTDH vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn TSLĐ và ĐTNH rất nhiều.Đây là một cơ cấu hoàn toàn hợp lý với ngành nghề kinh doanh của công ty. Xét về mặt quản lý và sử dụng tài sản thì tổng tài sản năm 2002 so với năm 2001 tăng 4,03% hay 4 467 496 153đ, tuy nhiên, doanh thu năm 2002so với năm 2001 lại giảm 2 814 217 251đ, tỷ lệ giảm là 14,81%. Đây là một kết quả không được tốt, công ty cần chú ý hơn nữa trong việc quản lý và sử dụng tài sản. 4.3 Tình hình khai thác và sử dụng nguồn vốn: Dựa vào bảng cân đối kế toán ta có bảng phân tích về khai thác và sử dụng vốn khai thác được theo quy luật : Cột nguồn vốn khai thác được bao gồm phần tăng nguồn vốn và giảm tài sản ở bảng CĐKT. Cột sử dụng vốn bao gồm phần giảm nguồn vốn và tăng tài sản ở bảng CĐKT. Bảng cân đối kế toán:(biểu) Theo số liệu trên ta thấy: Trong kỳ kinh doanh năm 2002,công ty đã khai thác được 43 918 041 864đ bằng cách huy động vốn nội bộ và chiếm dụng của các bạn hàng và các khoản phải trả,phải nộp . 4.3.1 Tình hình bảo toàn vốn: Để đánh giá tình hình bảo toàn vốn ,ta cần quan tâm đến chỉ tiêu sau: Hệ số bảo toàn hoặc Vốn chủ sở hữu ở cuối kỳ = Tăng trưởng vốn Vốn chủ sở hữu đầu kỳ - Nếu hệ số này >1 : vốn chủ sở hữu có sự tăng trưởng - Nếu hệ số này =1 : vốn chủ sở hữu được bảo toàn - Nếu hệ số này <1 : vốn chủ sở hữu đã bị mất Như vậy, đối với công ty Vietrans, hệ số này được xác định như sau: Hệ số bảo toàn và 95 338 162 627,5 = = 1,03 Tăng trưởng vốn 92 753 863 161 Qua số liệu trên ta thấy, công ty không những bảo toàn mà còn phát triển được vốn. Tình hình sử dụng vốn và tài sản ở công ty có hiệu quả cao, hợp lý,thể hiện ở một số chỉ tiêu quỹ tiền mặt, hàng tồn kho, trên tổng tài sản lưu động khá thấp, quỹ phát triển kinh doanh đạt tỉ lệ ngày càng cao. Điều này thể hiện sự chủ động của công ty trong kinh doanh. 4.3.2 Các chỉ tiêu về hiệu quả vốn kinh doanh Tổng doanh thu thực hiện trong kỳ + Hệ số phục vụ vốn KD = Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ Hệ số này cho biết một đồng vốn kinh doanh tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thực hiện trong kỳ. 19 003 999 284 Năm 2001 = = 0.2 92 753 863 161 16 189 781 997 Năm 2002 = = 0.17 95 338 162 627,5 Qua kết quả tính toán ở trên,ta thấy :- trong năm 2001,một đồng vốn kinh doanh tham gia tạo ra 0,2 đồng doanh thu -trong năm 2002,một đồng vốn kinh doanh tham gia tạo ra 0,17 đồng doanh thu. + Hệ số lợi nhuận của Tổng mức lợi nhuận trong kỳ = vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ 2 484 493 843,5 Năm 2001 = = 0,027 92 753 863 161 3 956 969 263,5 Năm 2002 = = 0,042 95 338 162 627,5 Qua số liệu tính toán ta thấy,trong năm 2001, một đồng vốn kinh doanh tham gia tạo ra 0,027 đồng lợi nhuận, còn trong năm 2002,một đồng vốn kinh doanh tham gia tạo ra 0,042 đồng lợi nhuận. 4.4 Tình hình tổ chức lao động của Vietrans Lao động là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh. Đảm bảo đủ số lượng , chất lượng lao động là điều kiện dãn đến quá trình sản xuất kinh doanh,do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tổ chức ,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay ,tại văn phòng công ty có 170 người,trong đó nhân viên quản lý là 36 người. Mọi chính sách ,chế độ đối với người lao động theo quy định của nhà nước và của công ty đều được công ty thực hiện nghiêm chỉnh. Trong năm 2002,130 người đã được nâng bậc lương hoặc điều chỉnh bậc lương.bên cạnh đó, công tác đề bạt và đào tạo cán bộ cũng được công ty quan tâm để phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện nay. Trong năm 2002 vừa qua,thu nhập của cán bộ công nhân viên chức cũng được chú trọng nhiều.Thu nhập bình quân của người lao động trong năm này là 2 139 810đồng. Đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình của mọi nhân viên trong công ty,công ty cần phát huy hơn nữa những ưu điểm của mình. 4.5 Tình hình thanh toán với ngân sách Nhà nước Cuối niên độ kế toán , hàng quý, hàng tháng, công ty phải nộp các loại thuế như : thuế GTGT hàng bán nội địa, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế tieu thụ đặc biệt, thuế xuất,nhập khẩu,thuế doanh thu,thuế thu nhập doanh nghiệp... ngoài ra còn phải nộp thuế đất,thuế tài nguyên... Các khoản thuế này được thanh toán với Nhà nước đầy đủ. Căn cứ vào tờ kê khai nộp thuế, cuối tháng,kế toán thanh toán căn cứ vào số thuế doanh nghiệp phải nộp đem tới nộp tại kho bạc nhà nước. 5. Tình hình thực hiện công tác kiểm tra ,kiểm soát tài chính của doanh nghiệp 5.1 Công tác kiểm tra kiểm soát của cơ quan quản lý cấp trên: Hàng qúy,doanh nghiệp lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,bảng cân đối kế toán,báo cáo lưu chuyển tiền tệ,thuyết minh báo cáo tài chính nộp cơ quan thuế,cơ quan thống kê,sở tài chính,ngân hàng.hàng năm,cơ quan quản lý tài chính( sở tài chính,cục thuế) tiến hành kiểm tra báo cáo tài chính của doanh nghiệp về tình hình vốn và sử dụng vốn,hạch toán kế toán có đúng với chế độ quy định không,... Sau đó,ra biên bản kiểm tra,thống nhất các số liệu,cho doanh nghiệp làm cơ sở lấy số đầu kỳbáo cáo cho năm sau. Ngoài ra,doanh nghiệp chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan cấp trên về quản lý chuyên nghành,thanh tra Nhà nước theo định kỳ... 5.2 Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ doanh nghiệp Doanh nghiệp có kiểm toán nội bộ và ban thanh tra công nhân.các chủ trương,nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanhcủa công ty được bàn bạccông khai trước CBCNVđầu năm.Cuối năm,doanh nghiệp công khai về tài chính,tiền vốn,qũy,doanh thu, chi phí,lợi nhuận,các khoản phải nộp ngân sáchNhà nước trước Hội nghị tổng kết toàn công ty. III. Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán Tình hình tổ chức công tác kế toán Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh, công tác kế toán ở công ty được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Theo hình thức này,phòng kế toán của công ty tại trụ sở chính (13 Lý Nam Đế) có nhiệm vụ hạch toán tổng hợp và lập báo cáo kế toán tổng hợp toàn công ty,đảm nhận toàn bộ công tác kế toán khối phòng nghiệp vụ và các chi nhánh trực thuộc không có tổ chức kế toán riêng,tổ chức hạch toán một số nội dung do công ty đảm nhận như: hạch toán qũy quản lý, các qũy của công ty,các khoản nộp ngân sách. Đối với các phòng kế toán ở các chi nhánh thì tùy theo quy mô và phân cấp quản lý sẽ hạch toán kế toán sao cho phù hợp. Tuy nhiên, ở công ty Vietrans ,hầu hết các chi nhánh đều có tư cách pháp nhân, được ký kết hợp đồng kinh tế và tự tổ chức công tác kế toán cho chi nhánh mình. Hàng qúy, các chi nhánh này phải lập báo cáo tài chính và nộp về trụ sở chính của công ty.Toàn công ty có ban giao nhận ngoại thương Bến Thủy, chi nhánh Sài Gòn, chi nhánh Nha Trang là không có tổ chức kế toán riêng,chỉ thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, lập chứng từ rồi gửi bản gốc về phòng kế toán của công ty để hạch toán ghi sổ. Để thực hiện hình thức này,hiện nay công ty giao nhận kho vận ngoại thương sử dụng chế độ kế toán theo đúng quy định 1141/TC/QĐ/CĐKT và sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.Công tác kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. khi luật thuế GTGT được ban hành,công ty đã áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Các loại sổ công ty đang sử dụng: Sổ qũy Sổ ngân hàng Sổ tổng hợp Sổ chi tiết theo dõi nghiệp vụ ... Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại trụ sở chính như sau: Tại phòng kế toán của công ty bao gồm 9 nhân viên,tất cả đều có trình độ đại học. Mỗi nhân viên được phân công công việc cụ thể để đảm bảo công việc theo dõi về công tác tài chính của công ty một cách chính xác, kịp thời. Phòng kế toán tài vụ đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp bởi giám đốc công ty. Đứng đầu phòng kế toán là kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán,có trách nhiệm đảm nhận phụ trách công tác quản lý tổ chức,tính toán phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và thanh lý hợp đồng kinh tế. Kế toán tổng hợp: Tổng hợp và lập báo cáo quyết toán của văn phòng công ty Vietrans, lập báo cáo tài chính tổng hợp toàn công ty,theo dõi tình hình TSCĐ của công ty,là thành viên duyệt kiểm toán hàng năm với các chi nhánh trực thuộc. Kế toán ngân hàng: Theo dõi mọi quan hệ giao dịch trong thanh toán với ngân hàng bằng tiền Việt Nam và các ngoại tệ. Kế toán lao động tiền lương phản ánh số lượng,chất lượng,tình hình tăng giảm lao động,tính toán phân chia lương thưởng và các thu nhập khác,tính và trả BHXH,BHYT,KPCĐ. Kế toán thanh toán qũy: Làm công tác kiểm tra chứng từ ban đầu do các phòng nghiệp vụ chuyển đến,căn cứ vào chế độ tài chính và quy chế thanh toán của công ty để lập phiếu chi,hạch toán chi tiết công nợ phải thu,phải trả....Cùng thủ qũy lập kế hoạch tiền mặt thu nộp và rút tiền mặt phục vụ yêu cầu kinh doanh. Kế toán khối nghiệp vụ: Theo dõi các nghiệp vụ vận tải hàng hóa,vận tải đội xe,nghiệp vụ kinh doanh gửi hàng hóa và triển lãm,nghiệp vụ xây dựng cơ bản,kế toán công cụ dụng cụ,chi phí tính trước,chi phí chờ phân bổ. Bộ phận tài vụ: Tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh,giải quyết những vấn đề liên quan đến công ty. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán : Kế toán tài vụ KT tổng hợp KT các chi nhánh Kế Toán Thuế Và Quỹ Kế Toán Vật liệu Và Tiền Lương Kế Toán Ngân Hàng Kế Toán Công Nợ và Tổng Hợp Kế Toán Thanh Toán 2. Tình hình thực hiện các phần hành kế toán Hệ thống chứng từ: Nhìn chung, đại bộ phận chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến chi phí kinh doanh như: phiếu chi tiền mặt, giáy báo nợ của ngân hàng,...đều lập theo mẫuquy định của Nhà nước,được phép ghi chép đầy đủ,chính xác ,rõ ràng,công tác kiểm tra chứng từ kế toánbảo đảm tính hợp lý,hợp lệ.Chứng từ trước khi ghi sổ được thực hiện đầy đủ,chặt chẽ,việc hướng dẫn ghi chép ban đầu được thực hiện đồng bộ.Khi có những văn bản,thông tư mới đều được hướng dẫn,thông báo kịp thời,tạo điều kiện cho việc ghi chép kế toán được thống nhất trong toàn ngành. Vấn đề luân chuyển chứng từ của công ty được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. Việc lưu trữ,bảo quản chứng từ gốc ở Vietrans được tổ chức theo đúng quy định của Nhà nước. Sơ đồ luân chuyển chứng từ :Ghi hàng ngày :Ghi đối chiếu số liệu :Ghi cuối tháng Bảng tổng hợp chi tiết Nhật biên linh tinh Bảng cân đối số phát sinh Nhật Biên Ngân hàng Nhật Biên Quỹ Sổ . thẻ kế toán chi tiết Chứng từ gốc Báo cáo tài chính . Tài khoản sử dụng: 111,112,131,133,136,138,141,142,152,153,154,211,214,221,222,228,244,311,315,331,333,334,335,338,411,412,413,414,415,416,421,431,441,461,462,511,632,642,711,721,811,821,911 2.3. Sơ đồ hạch toán: Kế toán mua nguyên vật liệu , CCDC TK 111,112,151.... TK 152, 153 TK 642 Mua NVL , CCDC , nhập kho Xuất kho NVL , CCDC dùng Cho SXKD loại phân bổ một lần TK 133 VAT đầu vào 50% Xuất kho NVL , CCDC , dùng cho SXKD loại jphân bổ nhiều lần Mua NVL , CCDC , sử dụng ngay TK 154 TK154 50% 50% IV. Công tác phân tích hoạt động kinh tế 1.Tình hình tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh tế Phân tích hoạt động kinh tế không chỉ là một phương pháp quản lý có hiệu quả mà còn là một công cụ rất quan trọng,không thể thiếu được trong quá trình thu thập,xử lý thông tin để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất trong kinh doanh và quản lý. Phân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC513.doc
Tài liệu liên quan