Phần I : khái quát hoá cơ sở lý luận của việc phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp 1
I, Khái quát về phân tích tài chính doanh nghiệp 1
1./ Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp 1
2./ Sự cần thiết của việc phân tích tài chính doanh nghiệp 1
3. Đối tượng nghiên cứu của việc phân tích tài chính doanh nghiệp . 3
II. Nội dung và phương pháp phân tích hoạt động tài chính : 3
1. Phương pháp phân tích 3
1.1 Phương pháp so sánh 3
1.2 Phương pháp tỉ lệ : 4
2. Tổ chức công tác phân tích tài chính doanh nghiệp 4
2.1 Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp : 4
2.2 Trình tự phân tích tài chính doanh nghiệp 5
III, Nội dung phân tích báo cáo tài chính . 6
1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 6
2. Phân tích bảng cân đối kế toán : 8
3. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 9
3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí 9
3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh : 9
4. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản : 10
5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 10
6. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp 11
7. Phân tích khả nắng sinh lời 12
Phần II, Phân tích tình hình tài chính tại công ty Da giày Hà nội. 13
I. Đặc điểm chung của công ty Da giày Hà nội 13
1. Giới thiệu chung về công ty 13
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty : 14
3, Đặc điểm công tác kế toán tại công ty Da giày Hà nội 15
II, Phân tích tình hình tài chính tại công ty Da giày Hà nội 18
1-Phân tích tình tài chính của Công ty 18
1.2. Phân tích kết cấu tài sản năm 2003 20
1.3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn. 22
1.4. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh : 25
2- Phân tích, đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh (lãi - lỗ) 26
3- Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 29
3.1. Phân tích tốc độ luân chuyển khoản phải thu 29
3.2. Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho 30
4- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 31
1. Doanh thu thuần 31
5- Phân tích khả năng thanh toán 32
5.1. Phân tích tình hình công nợ phải thu và công nợ phải trả 32
1 33
I.Các khoản phải thu 33
5.2. Phân tích khả năng thanh toán 34
6- Phân tích khả năng sinh lời 36
1. Doanh thu thuần 37
Phần III, Một số nhận xét và kiến nghị nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính tại công ty Da giày Hà nội 39
I. Nhận xét chung về công ty Da giày Hà nội 39
2./ Những tồn tại của Công ty Da giày Hà nội 40
II. Một số kiến nghị làm lành mạnh hoá tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Da giày Hà nội. 42
50 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khái quát hoá cơ sở lý luận của việc phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hải trả hay doanh nghiệp đưa thêm nguồn vốn CSH vào sử dụng. Một số chỉ tiêu sau sẽ làm sáng tỏ :
Nhìn vào bảng 2 ta thấy, tỷ suất tài trợ của Công ty qua 2 năm có sự biến đổi đôi chút. Năm 2002 tỷ suất là 10% tức là trong tổng số tài sản thì có 10% được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu sang đến năm 2003 có tăng đôi chút (18%). Tuy nhiên tỷ suất này là quá thấp so với các doanh nghiệp cùng
ngành bởi chỉ có (10-18%) tài sản được đầu tư bằng chính số vốn của mình.
Bảng 2: Bảng phản ánh kết cấu tài chính và tình hình đầu tư
chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
chênh lệch
số tiền
%
1
3
4
5=4-3
6=5/3
1. Tổng nguồn vốn
66.325
90.029
23.704
36
2. Nguồn vốn chủ sở hữu
6.640
16.655
10.015
151
3. TSCĐ và đầu tư Dài hạn
21.682
31.978
10.296
47
4. Tỷ suất đầu tư
0.32
0.36
4
5. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ và ĐTDH
0.30
0.52
22
6. Hệ số nợ
0.9
0.81
-0.09
7. Hệ số nợ ngắn hạn
0.68
0.63
-0.05
8. Hệ số nợ dài hạn
0.22
0.19
-0.03
9. Tỷ suất tài trợ
10%
18%
8
Điều này cũng được phản ánh ở hệ số nợ, khi vào năm 2002 một đồng vốn Công ty sử dụng thì có đến 90% là vay nợ. Sang năm 2003 có giảm xuống chút ít 81%. Nhưng nhìn chung hệ số nợ của Công ty như vậy là quá cao nguồn vốn chủ sở hữu quá thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành, điều này sẽ được làm rõ hơn trong phần phân tích cơ cấu nguồn vốn
Nhìn vào bảng tỷ suất đầu tư ta thấy rằng Công ty có chú ý đến việc đầu tư vào TSCĐ năm 2002 TSCĐ chiếm 32% tổng tài sản năm 2003 chiếm 36% tổng tài sản. Tỷ suất tự tài trợ cho TSCĐ cũng tăng lên đáng kể từ 30% vào năm 2002, lên đến 52% vào năm 2003. Tuy nhiên nhìn vào bảng ta thấy cả 2 chỉ tiêu của tỷ suất tự tài trợ cho TSCĐ và ĐTDN đều nhỏ hơn 1 chứng tỏ khả năng tài chính đặc biệt là vốn chủ sở hữu không đủ để trang bị TSCĐ. Điều này này có nghĩa là một bộ phận TSCĐ được tài trợ bằng vốn vay mà trong đó phần vay ngắn hạn lớn mà vay dài hạn lại ít nên công ty đã phải sử dụng cả vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào TSCĐ. Mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào TSCĐ là điều rất cần thiết, tuy nhiên tình hình kinh doanh của Công ty qua các năm vẫn chưa ổn định thì đầu tư vào TSCĐ là một việc rất mạo hiểm nhất là sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào TSCĐ. Nếu hoạt động không có hiệu qủa thì Công ty sẽ bị lỗ lớn vì chi phí khấu hao của Công ty sẽ tăng sau khi đầu tư vào TSCĐ. Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta có thể thấy rõ điều này, lượng vay dài hạn của Công ty tăng có chút ít từ 14,759 tỷ lên 15,215 tỷ tăng thêm có 45,6 triệu trong khi đó vay ngắn hạn lại tăng lên một cách đáng kể, vay ngắn hạn năm 2002 là 44,925 tỷ đến năm 2003 thì tăng vọt lên 56,638 tỷ(tăng thêm 11,713 tỷ). Như vậy có thể kết luận giá trị tài sản tăng lên chủ yếu là do được đầu tư bằng nợ ngắn hạn. Đây là một dấu không tốt đối với tình hình tài chính của công ty.
1.2. Phân tích kết cấu tài sản năm 2003
Bảng 3 : Bảng phân tích kết cấu tài sản
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1
2
3
4
5
6=4-2
7=6/2
A.TSLĐ&ĐTNH
44.643
67.3
58.050
64.5
13.404
30
I.Tiền
5.663
8.53
263
0.29
-5.400
-95
II.Phải thu
26.092
39.3
45.134
50.1
19.042
72.9
III.Hàng tồn kho
11.118
16.7
10.568
11.7
-550
-4.9
IV.TSLĐ khác
1.769
2.66
2.084
2.3
315
17.8
B.TSCĐ&ĐTDH
21.682
32.69
31. 978
35.5
10.296
47.4
I.TSCĐ hữu hình
21.682
32.69
29.878
33.2
8.196
37.8
II. ĐTtài chính DH
0
0
0
0
0
0
III.CPXD cơ bản
0
0
2.100
100
2.100
100
Tổng cộng tài sản
66.325
100%
90.029
100%
23.704
36%
Qua bảng này cho thấy, so với năm 2002 thì giá trị tài sản năm 2003 đã tăng thêm 23,704 tỷ tương đương với 36%. Cụ thể TSLĐ và đầu tư ngắn hạn đã tăng thêm 13,404 tỷ tương đương 30% so với năm 2002, tính riêng năm 2003 lượng TSLĐ và và đầu tư ngắn hạn chiếm 64,5% so với tổng tài sản. Chứng tỏ Công ty đã tăng quy mô sản xuất rất mạnh (30%). Tuy TSLĐ và đầu tư ngắn hạn tăng về số tuyệt đối nhưng lại giảm về số tương đối, năm 2002 tỷ lệ TSLĐ và ĐTNH so với tổng tài sản là 67,3% nhưng đến năm 2003 thì chỉ còn 64,5% đây là dấu hiệu thiếu lành mạnh đối với tình hình tài sản, tiền mặt của Công ty giảm mạnh từ 5,663 tỷ xuống còn 263 triệu nguyên nhân là do các khoản phải trả thu khách hàng tăng. Nhìn vào bảng ta thấy các khoản phải thu khách hàng tăng từ 26,092 tỷ năm 2002 lên 45,134 tỷ năm 2003, tức tăng thêm 13,042 tỷ tương đương với 72,9%. Tỷ trọng của các khoản phải thu so với tổng tài sản tăng từ 39,3%/năm 2002 lên 50,1% vào năm 2003. Các khoản phải thu của Công ty như vậy là quá nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành, gây tình trạng ứ đọng vốn, và bị chiếm dụng vốn.
Lượng hàng tồn kho có xu hướng giảm chút ít, so với năm 2002 thì lượng hàng tồn kho giảm đi 550 triệu tương ứng với 4,9% đây là chiều hướng đáng mừng. Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải tiếp thu cố gắng giảm tỷ trọng hàng tồn kho xuống tỷ lệ thấp hơn vì bởi tỷ lệ hàng tồn kho như vậy là chưa ổn định. Nguyên nhân của tỷ trọng hàng tồn kho lớn là do tồn kho nguyên vật liệu chính và tồn kho thành phẩm nhiều, điều này chứng tỏ có một lượng vốn bị ứ đọng trong quá trình này dẫn tới vòng quay hàng tồn kho chậm
Năm 2003 TSCĐ và đầu tư dài hạn tăng mạnh tương ứng 47,4% trong đó TSCĐ cũng tăng mạnh. Điều này chứng tỏ Công ty đã mạnh dạn đầu tư mới. Năm 2002 TSCĐ của Công ty là 21,682 tỷ Đến cuối năm 2003 TSCĐ của Công ty đã là 29,878 tỷ, về số tuyệt đối thì TSCĐ tăng thêm 8,196 tỷ còn về số tương đối thì tăng từ 32,65% lên đến 33,2% ở năm 2003, với việc đầu tư mới này, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trước mắt giảm vì TSCĐ có thời gian sử dụng dài và luân chuyển chậm. Nhưng về lâu dài, đây sẽ là một thuận lợi lớn để tạo ra năng lực sản xuất tốt hơn, giúp Công ty có điều kiện cạnh tranh mạnh và thu hút được nhiều hợp đồng sản xuất.
Đánh giá kết cấu tài sản của Công ty mới chỉ cho ta thấy một cái nhìn chung về tình hình tăng giảm tài sản và đánh giá tổng quát mức độ hợp lý trong kết cấu tài sản của công ty. Tuy nhiên, do đặc trưng của Công ty có tính thời vụ cao nên việc tăng giảm tài sản có nhiều ảnh hưởng. Do đó, để đánh giá được kết cấu tài sản của Công ty cần đặt chúng vào trong từng hoàn cảnh và việc sử dụng tài sản .
1.3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn.
Bảng 4 : Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1
2
3
4
5
6=4-2
7=6/2
A.Nợ phải trả
59.684
90
73.374
81.5
13.690
22.9
I.Nợ ngắn hạn
44.925
67.8
56.638
63
11.713
26
II.Nợ dài hạn
14.759
22.2
16.735
18.6
1.976
13.3
B.Nguồn vốn CSH
6.640
10
16.655
18.5
10.016
150.8
I. Nguồn vốn quỹ
6.640
10
16.655
18.5
10.016
150.8
II, nguồn kinh phí
0
0
0
0
0
0
Tổng cộng nguồn vốn
66.325
100
90.029
100
23.704
35.7
Nhìn vào bảng phân tích kết cấu nguồn vốn của Công ty cho thấy năm 2003, nguồn vốn chủ sở hữu là quá thấp so với các khoản phải trả nguồn vốn chủ sử hữu chỉ chiếm có 18,5% nợ phải trả thì chiếm 81,5%, như vậy tình hình tài chính của Công ty là rất căng thẳng. Nhìn vào các khoản nợ phải trả của Công ty có tăng về số tuyệt đối năm 2002 là 59,684 tỷ đến cuối năm 2003 là 73,374 tỷ. Tuy nhiên tỷ trọng các khoản trong nợ phải trả so với tổng nguồn vốn lại giảm từ 90% năm 2002 xuống còn 81,5% vào năm 2003. Tỷ trọng của nợ ngắm hạn và dài hạn cũng giảm đôi chút. Năm 2002 nợ ngắn hạn là 44,925 tỷ đồng đến năm 2003 tăng lên 56,638 tỷ nhưng tỷ trọng của nợ ngắn hạn so với nguồn vốn lại giảm xuống từ 67,8% (2002) còn 63% (2003). Tương tự các khoản nợ dài hạn cũng tăng thêm 1,976 tỷ nhưng tỷ trọng của chúng lại giảm 22,2% (2002) xuống còn 18,6% năm 2003. Nói chung các khoản nợ phải trả của Công ty đều tăng nhưng tỷ trọng của chúng so với tổng nguồn vốn lại giảm. Nguyên nhân là do nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng đáng kể nên tỷ trọng của nợ phải trả có giảm.
Nhưng nhìn chung thì nguồn vốn của Công ty như vậy là rất bất hợp lý nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm có 18,5% tổng nguồn vốn trong khi đó nợ phải trả thì chiếm tới 81,5% mà trong đó nợ ngắn hạn lại chiếm những 63% trong tổng nợ, như vậy thì tình trạng tài chính của Công ty là rất căng thẳng. Vì nếu các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả thì việc thanh toán của Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn vì lúc này một số khoản nợ ngắn hạn vẫn đang được sử dụng trong các mục đích dài hạn. Như vậy Công ty sẽ phải chịu một sự rủi ro lớn. Mặc dù Công ty vay nợ để mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng khoản vay nợ này lại quá lớn khiến cho doanh nghiệp cũng không thể chủ động trong việc sản xuất kinh doanh. Đồng thời với hệ số nợ cao như vậy sẽ là một khó khăn lớn của Công ty khi muốn huy động vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh trong tương lai
Tuy nhiên, xét trong hoàn cảnh kinh tế nước ta hiện nay hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước đều phải vay nợ rất nhiều để đảm bảo sản xuất kinh doanh. Hơn nữa trong nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập hiện nay để bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới và tạo được một chỗ đứng cho Công ty trên thương trường, Công ty buộc phải mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Mặt khác, tình hình chung của các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay là thiếu vốn kinh doanh và thua lỗ nhiều. Công ty Da giầy Hà Nội cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Do vậy việc Công ty đi vay nợ cũng là điều tất yếu
1.4. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh :
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải đảm bảo được nguồn vốn đầy đủ mà cụ thể là phải có tài sản, bao gồm TSCĐ và TSLĐ. Việc đảm bảo đầy đủ về nhu cầu tài sản là một vấn đề tất yếu để đáp ứng cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả. Để đánh giá được vấn đề này cần phải tính ra và so sánh tổng nhu cầu về tài sản với nguồn tài trợ thường xuyên (bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu hiện có và nguồn vốn vay nợ dài hạn).
Bảng5 : phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn
Chỉ tiêu
Tài sản
Nguồn tài trợ thường xuyên
chênh lệch
Số tiền
%
2002
66.325
21.399
44.926
67.7%
2003
90.029
33.390
56.639
63.0%
Nhìn vào bảng ta thấy nguồn tài trợ thường xuyên không đủ để đáp ứng nhu cầu về tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Phần chênh lệch chính là phần nguồn vốn thiếu cho việc đầu tư tài sản, mà cụ thể vào năm 2002 tỷ lệ thiếu đã lên tới 67,7% tương ứng 44,926 tỷ thì sang năm 2003 tỷ lệ thiếu đã lên tới 56,683 tỷ tương đương 63%. Tuy tỷ lệ thiếu có giảm xuống nhưng nhìn chung thì nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp về tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh là quá thấp. Điều này dẫn đến Công ty phải vay ngắn hạn hay chiếm dụng vốn để bù đắp.
Để bù đắp lượng thiếu hụt này Công ty đã phải sử dụng đến nguồn tài trợ tạm thời được lấy từ khoản nợ phải trả mà chủ yếu là nợ ngắn hạn. Lượng tiền lấy từ nguồn tài trợ này đã phản ánh tình hình tài chính của Công ty là rất bấp bênh.
2- Phân tích, đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh (lãi - lỗ)
bảng 6 : Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2001
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch 02/03
Số tiền
%
1
2
3
4
5=4-3
6=5/3
1.Tổng doanh thu
24.283
50.412
56.565
6.153
12.2
2.Chiết khấu bán hàng
0
0
0
0
0
3.Giảm giá hàng bán
0
0
0
0
0
4.Hàng bị trả lại
0
0
0
0
0
5.Thuế xuất nhập khẩu phải nộp
0
0
0
0
0
6.Doanh thu thuần
24.283
50.412
56.565
6.153
12.2
7.Giá vốn hàng bán
17.741
43.523
51.845
8.322
19
8.Lợi tức gộp
6.542
6.889
4.719
-2.170
-31.5
9.Chi phí bán hàng
1.909
1.263
983
-280
-22
10.Chi phí quản lý doanh nghiệp
4.578
5.543
3.617
-1.926
34.7
11.Lợi tức thuần từ HĐKD
55
82
118
36
44
12.Lợi tức hoạt động tài chính
33
0
50
50
100
-Thu nhập hoạt động tài chính
33
0
50
50
100
-Chi phí hoạt động tài chính
0
0
0
0
0
13.Lợi tức bất thường
4.018
0
-83
-83
100
-Thu nhập bất thường
4.353
0
860
860
100
-Chi phí bất thường
335
0
943
943
100
14.Tổng lợi tức trước thuế
4.106
82
85
3
3.7
15.Thuế lợi tức phải nộp
1.314
26.3
27.2
0.9
3.4
16.Lợi tức sau thuế
2.792
55.7
57.8
2.1
3.8
Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh cho thấy sang đến năm 2003 doanh thu thuần tăng so với năm 2002 là 6,153 tỷ tương đương 12,2% và lợi nhuận sau thuế cũng tăng một chút. Từ 55,7 triệu 2002 lên 57,8 triệu năm 2003 tương đương 3,8%. Giá vốn hàng bán cũng tăng mạnh đây là dấu hiệu không tốt trong hoạt động kinh doanh của công ty. Vì doanh thu thuần chỉ tăng có 12,2% trong khi đó giá vốn hàng bán lại tăng 19% vào giữa năm 2002 và 2003. Sự tăng giảm bấp bênh của doanh thu và giá vốn hàng bán chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty là chưa ổn định. Nhưng để thấy hết được sự tăng giảm kết quả kinh doanh phải so sánh tỷ lệ của từng chỉ tiêu với doanh thu thuần.
Bảng 7 : Phân tích mức độ sử dụng chi phí
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
- Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần
86.3
91.6
- Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần
2.5
1.7
- Tỷ suất chi phí QLDN trên doanh thu thuần
10.9
6.4
- Tỷ suất tổng chi phí trên doanh thu thuần
99.83
99.78
- Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần
13.7
8.4
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần
0.16
0.15
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần
0.11
0.10
- Nhìn vào bảng trên ta thấy mặc dù doanh thu thuần năm 2003 có tăng lên so với 2002 là 6,153 tỷ nhưng tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần cũng lại tăng lên đây là dấu hiệu không tốt. Vì nếu tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần càng tăng thì lợi nhuận càng giảm. Chính điều này còn làm cho tỷ suất lợi tức gộp phải giảm xuống rõ rệt sang năm 2003 chỉ chiếm 8,4% so với doanh thu thuần. Điều này chứng tỏ sự gia tăng của giá vốn hàng bán không tỷ lệ vào sự biến động của doanh thu thuần nguyên nhân của giá vốn hàng bán tăng là do giá nguyên vật liệu rất cao, (chiếm 45,953 tỷ) (số liệu bảng cân đối kế toán ) chiếm 88,6% so với giá vốn hàng bán. Đây là nguyên nhân chính làm cho giá vốn hàng bán của Công ty chiếm 1 tỷ trọng lớn trong doanh thu thuần.
Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần năm 2003 cũng giảm 0,8% so với năm 2002 mà nguyên nhân là sự giảm đi của chi phí vận chuyển hàng hoá. Đây là một ưu điểm của Công ty vì đối với một hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thì mức độ sử dụng chi phí bán hàng như vậy là tương đối hợp lý (1,7). Tiếp đó là chi phí trong doanh nghiệp cũng giảm chút ít, nếu ở năm 2002 chiếm 10,5% so với doanh thu thuần thì sang đến năm 2003 còn 6,4%. Nguyên nhân của việc giảm chi phí quản lý chủ yếu là do tình hình sản xuất không ổn định nên Công ty đã chủ động thu gọn bộ máy sản xuất, giảm tối đa các loại chi phí điện nước, chi phí tiếp khách. Nhìn chung chi phí quản lý doanh nghiệp như vậy là hợp lý (6,4%). Trong khi doanh nghiệp đi vay rất nhiều và trả lãi tiền vay cũng tính vào chi phí quản lý.
Doanh thu thuần năm 2003 tăng so với năm 2002, nhưng tỷ suất lợi nhuận trước thuế và sau thuế so với doanh thu thuần lại giảm năm 2002 lợi nhuận sau thuế là 0,11 đến năm 2003 là 0,10. Đây là một dấu hiệu không tốt đối với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù lợi nhuận sau thuế và trước thuế có tăng lên về số tuyệt đối. Năm 2003 lợi nhuận sau thuế tăng thêm 2,1 triệu, tương đương 3,8%. Nhưng nhìn chung tỷ suất lợi nhuận của Công ty hiện nay là quá thấp do với các doanh nghiệp cùng ngành.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2003 có giảm nhiều nhưng tỷ suất lợi nhuận năm 2003 vẫn thấp hơn năm 2002 chủ yếu là do tỷ lệ giá vốn hàng bán tăng và do chi phí khấu hao nhiều do TSCĐ của Công ty tăng lên làm cho lợi nhuận của Công ty bị giảm. Một nguyên nhân nữa làm cho lợi nhuận giảm đó là do lợi nhuận bất thường lợi tức bất thường giảm 83 triệu do chi phí bất thường cao hơn so với thu nhập bất thường là 83 triệu.
3- Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
3.1. Phân tích tốc độ luân chuyển khoản phải thu
Trong quá trình bán hàng tiêu thụ sản phẩm, Công ty không thể tránh được tình trạng mua chịu của khách hàng, nếu để mua chịu nhiều thì các khoản phải thu sẽ từ đó mà tăng lên, còn nếu không thì sẽ rất khó có được khách hàng đặc biệt là khách hàng thường xuyên, nhất là ở trong một nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay. Qua vòng quay của các khoản phải thu ta sẽ thấy được khả năng thu tiền về của Công ty ra sao.
Bảng 8 : Bảng phân tích tốc độ luân chuyển các khoản phải thu
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Số tiền
%
1. Các khoản phải thu bình quân
26.414
36.613
10.199
38.6
2. Doanh thu thuần
50.412
56.565
16.163
12.2
3. Vòng quay các khoản phải thu
1.9 vòng
1.54 vòng
-0.36
-18.9
4. Kỳ thu tiền trung bình
192 ngày
257 ngày
-10.7
-4.1
Bảng 5 cho thấy, doanh thu thuần của Công ty tăng thêm lên 12,2%. Tuy nhiên vòng quay các khoản phải thu qua 2 năm cũng có chiều hướng đi xuống, tình hình tiêu thụ sản phẩm kém đi, cộng với việc cho bán chịu không thu tiền nay dẫn tới năm 2002 được 1,9 vòng năm 2003 giảm xuống còn 1,54 vòng. Kết quả này dẫn đến kỳ thu tiền trung bình tăng lên theo, từ 192 ngày năm 2002 lên đến 237 ngày năm 2003. Đây là dấu hiệu không tốt vì vốn của Công ty đang bị chiếm dụng, khả năng quay vòng vốn để tái sản xuất kém. Công ty cần phải tìm biện pháp để tăng vòng quay của các khoản phải thu vì số vòng quay của các khoản phải thu là quá thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành.
3.2. Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho phản ánh sự quay vòng hàng hoá vật tư dự trữ trong kho nhanh hay chậm có thể nhận thấy qua 2 chỉ tiêu số vòng qua kho và số ngày trung bình một vòng quay kho
Bảng 9: số vòng quay kho
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Số tiền
%
1. hàng tồn kho bình quân
8.612
10.843
2.231
26%
2.Số vòng quay kho
5.4 vòng
5.9 vòng
0.5 vòng
9.2
3. Số vòng trung bình vòng quay kho
67.6 ngày
61.8 ngày
-5.8 ngày
-8.6
Nhìn vào bảng 9 trên ta thấy số vòng quay kho của Công ty đạt mức trung bình năm 2002 là 5,4 vòng đến năm 2003 đã tăng lên 5,9 vòng tương ứng với 9,2%, đây là dấu hiệu đáng mừng bởi số vòng quay của bàng tồn kho lại tăng lên cũng bởi do số vòng quay hàng tồn kho tăng nên số ngày trung bình vòng quay kho giảm từ 67,6% ngày xuống còn 61,8 ngày. Thật ra việc giảm đi 6 ngày đối với Công ty không phải là quá nhiều nhưng cũng đủ để cho thấy được khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty có chiều hướng đi lên.
Nhìn chung vòng quay hàng tồn kho tăng và số ngày trung bình vòng quay kho có giảm nhưng tỷ lệ vẫn còn thấp, chưa được cao so với các doanh nghiệp cùng ngành. Do vậy Công ty vẫn phải tiếp tục giảm tỷ lệ hàng tồn kho và tăng vòng quay hàng tồn kho lên.
4- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Đối với mọi doanh nghiệp để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần phải có một lượng vốn nhất định, vốn được coi là môt tiền đề không thể thiếu và việc sử dụng vốn hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao, tiết kiệm được những chi phí không cần thiết, tránh lãng phí. Khi phân tích ta nên xem xét khả năng sử dụng vốn lưu động, vốn cố định so với doanh thu thuần.
Bảng10: phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Đơn vị :triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
Chênh lệch
Số tiền
%
1. Doanh thu thuần
50.412
56.565
6.153
12.2
2. Vốn lưu động bình quân
33.477
50.804
17.327
51.7
3. Hiệu quả sử dụng vốn LĐ
1.5
1.1
-0.4
-26.6
4. Vốn cố định bình quân
14.765
14.987
222
1.5
5. Hiệu quả sử dụng vốn CĐ
3.4
3.8
0.4
11.7
6. Vốn kinh doanh bình quân
59.490
78.177
18.687
31.4
7. Hiệu quả sử dụng vốn KD
0.85
0.72
-0.13
-15
Qua bảng trên ta chỉ ra cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và vốn lưu động giảm so với năm 2002. Vốn lưu động bình quân của Công ty tăng lên đáng kể. Năm 2002 vốn lưu động bình quân là 33,477 tỷ đến năm 2003 đã lên tới 50.804 tỷ vốn lưu động đã tăng thêm 17,327 tỷ tương ứng 51,7%. Tuy vốn lưu động có tăng lên nhưng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty lại giảm, từ 1,5 vòng năm 2002 xuống còn 1,1 vòng năm 2003. Nếu vào năm 2002, 1 đồng vốn lưu động tạo ra, 1,5 đồng doanh thu thì sang đến năm 2003, 1 đồng vốn lưu động chỉ tạo được 1,1 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân là do Công ty có khoản phải thu và lượng hàng tồn kho lớn, khiến hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng giảm đi.
Năm 2002 hiệu quả sử dụng vốn cố định có tăng nhẹ so với năm 2003. Năm 2002 hiệu quả sử dụng vốn cố định là 3,4 vòng tức là 1 đồng vốn cố định tạo ra 3,4 đồng doanh thu thuần thì sang đến năm 2003, tăng lên 3,8 (tức 1 đồng vốn cố định tạo ra 3,8 đồng doanh thu thuần). Lý do bởi năm 2003 Công ty mở rộng quy mô sản xuất.
Tuy nhiên hiệu quả sử dụng của vốn kinh doanh có giảm so với năm 2003 là 0,85 thì đến năm 2003 giảm xuống còn 0,72 dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là quá thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Tóm lại, tình hình sử dụng vốn tại Công ty là thấp. Điều này chứng tỏ Công ty làm ăn không mấy hiệu quả và sử dụng đồng vốn không hợp lý.
5- Phân tích khả năng thanh toán
5.1. Phân tích tình hình công nợ phải thu và công nợ phải trả
Trước khi tiến hành phân tích khả năng thanh toán việc đánh giá tình hình công nợ phải thu và công nợ phải trả là một trong những nội dung quan trọng của phân tích tình hình TSCĐ. Bởi vì qua thực trạng tình hình công nợ doanh nghiệp, có thể đánh giá được thực trạng khả năng thanh toán nói riêng và về tình hình tài chính nói chung để từ đó giúp các nhà quản lý đưa các các quyết định đúng đắn trong việc xử lý công nợ nói riêng và về tình hình tài chính nói chung.
Bảng 11:Phân tích tình hình công nợ phải thu và công nợ phải trả
Đơn vị :triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
Chênh lệch
Số tiền
%
1
2
3
4=3-2
5=4/2
I.Các khoản phải thu
26.092
45.134
19.042
73
1.Phải thu từ khách hàng
12.375
20.481
8.100
65.5
2.Trả trước cho người bán
68
20
-48
-70
3.Phải thu nội bộ
12.700
21.370
8.670
68.2
4.Phải thu khác
525
2.098
1.573
29.9
II.Các khoản phải trả
44.925
56.678
11.713
31.7
1. Vay ngắn hạn
36.936
49.463
12.527
.34
2.Nợ dài hạn
14.759
15.215
456
0
3.phải trả người bán
5.617
5.882
265
4.7
4.Người mua trả trước
272
311
39
14.3
5. thuế và các khoản phải nộp
573
646
73
12.7
6.Phải trả CNV (BHXH)
456
334
-122
-26.7
7.Phải trả nội bộ
0
0
0
0
8.Phải trả khác
1.069
0
-1.069
100
Qua bảng trên cho thấy:
+ Các khoản phải thu của Công ty tăng lên rất nhiều (tăng thêm 19,042 tỷ) đến năm 2003 số tiền mà Công ty bị đơn vị khác chiếm dụng đã lên tới 45.134 chiếm 73% giá trị tổng tài sản. Nguyên nhân là do Công ty cho khách hàng nợ tiền ngày một nhiều hơn và do sản phẩm của Công ty còn chưa có tính cạnh tranh cao nên phải cho khách hàng thanh toán chậm làm ảnh hưởng đến vòng quay của Công ty, các khoản phải trả trước cho khách hàng cũng giảm, năm 2002 là 68 triệu đến năm 2003 chỉ có 20 triệu đây cũng là một dấu hiệu không tốt bởi vì khoản trả trước cho người bán giảm Công ty sẽ không đảm bảo được mức dự trữ an toàn về nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu về sản xuất và ổn định giá cả. Các khoản phải thu nội bộ tăng thêm 8,670 tỷ ở năm 2003 chiếm 68% tỷ trọng. Các khoản phải thu khác cũng tăng lên từ 525 triệu năm 2002 lên đến 2,098 tỷ vào năm 2003 nguyên nhân là do Công ty cho một số đơn vị trong ngày vay vốn dưới hình thức nợ ngắn hạn nên làm cho các khoản phải thu cũng tăng lên.
Các khoản phải trả cũng tăng lên nhiều năm 2003 mà chủ yếu là sự tăng lên của các khoản vay ngắn hạn và các khoản phải cho người bán mà nguyên nhân chính là do có một lượng vốn bị chiếm dụng và khả năng tự tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu kém nên Công ty phải sử dụng đến biện pháp vay nợ.
+ Các khoản phải trả lớn hơn các khoản phải thu chứng tỏ Công ty tăng cường chiếm dụng vốn nhiều hơn là Công ty bị chiếm dụng vốn. Cụ thể là các khoản phải trả năm 2003 là56,638 tỷ và các khoản phải thu là 45,134 tỷ (56,638> 45,134). Đáng lo ngại là trong các khoản nợ phải trả thì vay ngắn hạn lại tăng quá nhiều(12,527 tỷ) tương ứng 34%. Tuy nhiên ta cũng cần phải xem xét tình hình khả năng thanh toán của Công ty qua bảng 12
5.2. Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán là khả năng doanh nghiệp dùng tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Thông qua nghiên cứu khả năng thanh toán có thể đánh giá được thực trạng của tình hình tài chính của doanh nghiệp và cũng thông qua đó biết được xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Để phân tích khả năng thanh toán ta cần lập bảng sau:
Bảng 12: phân tích khả năng thanh toán
Chỉ tiêu
2002
2003
Chênh lệch
Số tiền
%
Hệ số k/ n thanh toán tổng quát
1.12
1.1
-0.02
-0.01
Hệ số k/n thanh toán hiện thời
0.96
0.99
0.03
3.1
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
0.73
0.7
-0.03
4.1
Hệ số vốn bằng tiền
0.12
0.004
-0.116
96
Trên cơ sở bảng phân tích, ta thấy hầu hết các hệ số k/n thanh toán đều giảm đi so với năm trước chỉ trừ có khả năng thanh toán hiện thời là có tăng lên một chút.
Khả năng thanh toán của Công ty có giảm đi một chút từ 1,12 năm 2002 xuống còn 1,10 vào năm 2003. Như vậy có thể thấy rằng hệ số k/n thanh toán tổng quát giảm chút ít là do Công ty vay vốn để đầu tư vào TSCĐ. Tuy nhiên hệ số thanh toán quá cao, có nghĩa là TSCĐ của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0242.doc