Khái quát về bộ kế hoạch và đầu tư, vụ kinh tế địa phương và lãnh thổ

Lời mở đầu . 2

Chương I: Khái quát về bộ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ inh tế Địa

phương và Lãnh thổ . 3

 I/ Lịch sử hình thành Bộ Kế hoạch và Đầu tư 3

 II/ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của

Bộ Kế hoạch và Đầu tư . 3

Chương II: Những đổi mới trong công tác nghiên cứu và xây dựng

kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm và hàng năm của các tỉnh,

thành phố . 14

 I/ Phương pháp nghiên cứu và xây dựng kế hoạch phát triển

kinh tế-xã hội của địa phương . 14

 II/ Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm của các

tỉnh, thành phố 14

 III/ Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm 18

Chương III: Báo cáo tổng kết công tác năm 2003 và chương trình

công tác năm 2004 của Vụ Kinh tế Địa phương và Lãnh thổ . 20

 I/ Đánh gia tình hình thực hiện chương trình công tác năm 2003. 20

 II/Chương trình công tác năm 2004 24

Chương IX: Định hướng đề tài thực tập chuên đề chuyên ngành . 26

Mục lục: 27

 

doc26 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khái quát về bộ kế hoạch và đầu tư, vụ kinh tế địa phương và lãnh thổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phối hợp với phòng tổng hợp nghiên cứu công tác kế hoạch,xây dựng cơ chế chính sách, tham gia kế hoạch đào tạo của từng địa phương và của vùng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Vụ trưởng Vụ kinh tế Địa phương và Lãnh thổ giao. a6. Phòng Tây Nam Bộ: - Tổng hợp xây dựng kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về phát triển kinh tế-xã hội của vùng Tây Nam Bộ và từng địa phương trong vùng. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế- xã hội và kế hoạch hoá đối với từng địa phương trong vùng và cho toàn vùng. - Theo dõi toàn diện tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và viết các báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tháng, quý, 6 tháng và cả năm; theo dõi, đánh giá việc tổ chức thực hiện các dự án lớn trên địa bàn. - Làm đầu mối phối hợp với Viện chiến lược phát triển và các đơn vị liên quan trong bộ nghiên cứu, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của vùng Tây Nam Bộ và các địa phương trong vùng. - Làm đầu mối tham gia với các Cục, Vụ trong Bộ trong việc thẩm định thành lập doanh nghiệp nhà nước, thẩm định các dự án đầu tư, tẩm định xét đấu thầu, giam sát đầu tư đối với các chương trình dự án đầu tư của địa phương trong vùng. - Xây dựng, cung cấp, cập nhật hệ thống dữ liệu thông tin về tình hình kinh tế-xã hội của các địa phương trong vùng và toàn Tây Nam Bộ. - Phối hợp với phòng tổng hợp nghiên cứu công tác kế hoạch,xây dựng cơ chế chính sách, tham gia kế hoạch đào tạo của từng địa phương và của vùng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Vụ trưởng Vụ kinh tế Địa phương và Lãnh thổ giao. b/ Tổ chức và phân công: b1. Vụ Trưởng: - Phụ trách chung toàn bộ công việc của Vụ. - Trực tiếp phụ trách công tác sau: + Công tác tổ chức và nội Vụ + Công tác kế hoạch hoá. + Công tác quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dài hạn chung của khối địa phương. + Phụ trách công tác đầu tư phát triển. b2. Phó vụ trưởng 1: - Giúp vụ trưởng trong công tác tổng hợp báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội (hàng năm, trung hạn, dài hạn ). - Trực tiếp phối hợp với Bộ Tài Chính, Vụ Tài Chính, Vụ Tổng hợp xây dựng kế hoạch thu-chi ngân sách của địa phương. - Tổng hợp chương trình mục tiêu quốc gia, phối hợp với các Vụ trong Bộ, các Vụ Phó và các chuyên viên trong vụ để tính toán phân bổ theo mục tiêu, đối tượng và địa phương. - Giúp vụ trưởng tổng hợp, xử lý kế hoạch đầu tư phát triển chung của khối địa phương (Vốn NSNN, vốn hỗ trợ có mục tiêu, ODA, FDI, vốn của dân và doanh nghiệp ). - Trực tiếp phụ trách phòng Tổng hợp. b3. Phó Vụ trưởng 2: Chịu trách nhiệm phụ trách những công việc sau: - Xây dựng các chính sách, báo cáo về phát triển kinh tế-xã hội vùng miền núi, vùng dân tộc ít người. - Trực tiếp phụ trách chương trình 135: tính toán, phân bổ kế hoạch, báo cáo tình hình thực hiện, đánh giá và tổng kết. - Chỉ đạo và theo dõi, đánh giá tổng kết việc tổ chức thực hiện các Quyết định số 186/2001/QĐ-TTg ngày 7 tháng 12 năm 2001 và quyết định số 120/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2003. - Phụ trách và chỉ đạo việc viết báo cáo, thực hiện toàn diện các nhiệm vụ của Vụ kinh tế Địa phương và Lãnh thổ trên địa bàn vùng miền núi phía Bắc: + Công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. + Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo quy định của Bộ và của Vụ (hàng tháng, quý , năm) - Chỉ đạo xây dựng dữ liệu thông tin kinh tế-xã hội, kế hoạch đầu tư phát triển của vùng theo quy định chung của Vụ. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do quy định chung của Vụ. - Thục hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Bộ và Vụ trưởng giao. b4. Phó Vụ trưởng 3: - Phụ trách theo dõi kế hoạch phát triển nghành nông nghiệp và kinh tế nông thôn. - Phụ trách và chỉ đạo việc báo cáo , thực hiện toàn diện các nhiệm vụ của Vụ kinh tế Địa phuơng và Lãnh thổ trên địa bàn đồng bằng sông Hồng và khu IV: + Công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. + Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội theo quy định của Bộ và của Vụ. - Chỉ đạo xây dựng dữ liệu thông tin kinh tế-xã hội, kế hoạch đầu tư phát triển của vùng theo quy định chung của Vụ. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Bộ và của Vụ trưởng giao. b5. Vụ phó 4: - Phụ trách kế hoạch phát triển nghành thương mại-dịch vụ, xuất nhập khẩu, các lĩnh vực khoa học-công nghệ, văn hoá xã hội, môi trường. - Phụ trách và chỉ đạo việc viết báo cáo, thực hiện toàn diện các nhiệm vụ của của Vụ kinh tế Địa phương và Lãnh thổ trên địa bàn vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên: + Công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. + Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội theo quy định của Bộ và của Vụ. - Chỉ đạo xây dựng dữ liệu thông tin kinh tế-xã hội, kế hoạch đầu tư phát triển của vùng theo quy định chung của Vụ. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Bộ và của Vụ trưởng giao. b6. Vụ phó 5: - Tổng hợp kế hoạch phát triển nghành công nghiệp, khu công nghiệp. + Quy hoạch, kế hoạch phát triển các nghành, sản phẩm. + Chính sách phát triển và đầu tư hỗ trợ. - Phụ trách và chỉ đạo việc viết báo cáo, thực hiện toàn diện các nhiệm vụ của của Vụ kinh tế Địa phương và Lãnh thổ trên địa bàn vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ: + Công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. + Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội theo quy định của Bộ và của Vụ. - Chỉ đạo xây dựng dữ liệu thông tin kinh tế-xã hội, kế hoạch đầu tư phát triển của vùng theo quy định chung của Vụ. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Bộ và của Vụ trưởng giao. b7. Trưởng phòng: - Chịu trách nhiệm phối hợp các chuyên viên trong phạm vi phụ trách thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của phòng: + Trong công tác quy hoạch và kế hoạch. + Trong đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội + Trong công tác kế hoạch hoá, cơ chế chính sách về phát triển kinh tế; trong công tác nghiên cứu và học tập. + Trong công tác giám sát và thẩm định các dự án đầu tư, quản lý doanh nghiệp. - Giúp lãnh đạo Vụ trong việc báo cáo tổng hợp của vùng, theo nghành, lĩnh vực, thực hiện các báo cáo theo định kỳ (tháng, quý, năm ). - Giám sát đôn đốc các chuyên trong phòng, thực hiện nghiêm túc các chương trình và nội quy công tác của Bộ và của Vụ; Chấp hành nghiêm túc Luật pháp của nhà nước. - Trưởng phòng phụ trách chỉ đạo thực hiện khâu tổng hợp của phòng và trực tiếp theo dõi kế hoạch của một số tỉnh theo sự phân công của Lãnh đạo Vụ. b8. Chuyên viên: b8.1. Chuyên viên theo dõi tỉnh: - Theo dõi toàn diện tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn dược phân công: + Tham gia ý kiến về quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. + Về phát triển sản xuất và doanh nghiệp. + Về kế hoạch đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng và chyển dịch cơ cấu kinh tế. + Về báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch theo tháng, quý, 6 tháng và theo năm. + Về xử lý những vấn đề phát sinh trong kế hoạch hàng năm do địa phương đề nghị. + Về thực hiện các dự án ODA, các trương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và phúc lợi công cộng. - Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin kinh tế-xã hội của từng tỉnh. - Được phân công phụ trách 1-2 công việc tổng hợp chung của cả phòng do phó Vụ trưởng phụ trách phòng phân công. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Vụ giao. B8.2. Chuyên viên tổng hợp: - Có trách nhiệm tổng hợp báo cáo từng chuyên đề công tác theo chức năng, nhiệm vụ được trưởng phòng, Lãnh đạo Vụ phân công. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Vụ giao. 3. Nguyên tắc và quy chế làm việc trong vụ: Làm việc theo chế độ thủ trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân công: 3.1. Vụ trưởng: Là người chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Bộ về toàn diện nhiệm vụ, nội dung, trương trình công tác của Vụ. Có trách nhiệm chủ trì chỉ đạo toàn Vụ thực hiện hoàn thành toàn bộ công việc của Vụ theo chức năng nhiệm vụ của Vụ được phân công. 3.2. Các Phó Vụ trưởng: là người giúp việc cho Vụ trưởng theo sự phân công để thực hiện các nhiệm vụ của Vụ và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về các công việc đã được phân công đó. Các Phó Vụ trưởng có trách nhiệm chỉ đạo các phòng mình phụ trách và phối hợp với các Phó vụ trưởng khác trong Vụ để hoàn thành công việc được giao. Khi trưởng phòng đi vắng, hoặc chuyên viên thuộc tỉnh đó đi vắng, Phó vụ trưởng phụ trách chịu trách nhiệm xử lý các công việc của trưởng phòng hoặc chuyên viên đó. 3.3. Trưởng phòng: chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về công việc của phòng và quản lý nhân sự của phòng. Trưởng phòng vừa làm việc theo chế độ chuyên viên (phần công việc phụ trách tỉnh), vừa có trách nhiệm trong việc chỉ đạo, tổ chức phối hợp các công việc và có chuyên viên trong phòng, hoàn thành các nhiệm vụ của phòng được giao theo nguyên tắc: - Chỉ đạo phòng thực hiện hoàn thành các yêu cầu chung trong các đợt báo cáo của Vụ, cũng như của Bộ. Trường hợp Lãnh đạo Vụ phụ trách đi vắng thì trưởng phòng có trách nhiệm phối hợp với các chuyên viên trong phòng thực hiện viết báo cáo theo vùng thay. - Chủ động chủ trì tổng hợp các sở dữ liệu về kinh tế-xã hội của các các địa phương theo vùng do phòng mình phụ trách, cung cấp cho Lãnh đạo Vụ và phòng Tổng hợp theo yêu cầu các đợt báo cáo. - Tất cả các tài liệu tổng hợp theo các đợt báo cáo đều được Lãnh đạo Vụ phụ trách kiểm tra, rà soát và ký trước khi gửi lên phòng Tổng hợp. Trường hợp Lãnh đạo Vụ phụ trách đi vắng thì trưởng phòng thực hiện nhiệm vụ trên thay. 3.4. Chuyên viên: - Chuyên viên phải chịu trách nhiệm toàn diện lĩnh vực, phạm vi chức năng, nhiệm vụ được phân công. - Chuyên viên có trách nhiệm và nghĩa vụ báo cáo lên trưởng phòng, Lãnh đạo vụ và Lãnh đạo Bộ, khi được cấp trên yêu cầu, không bị giới hạn trong phạm vi chịu sự lãnh đạo trực tiếp. - Chuyên viên chịu trách nhiệm xử lý đến cùng, đúng tiến độ quy định các văn bản liên quan đến công việc được phân công phụ trách: + Liên hệ với các phòng. + Liên hệ với các Vụ. + Xin ý kiến của phó vụ trưởng phụ trách. + Cuối cùng chuyển văn bản cho phòng Tổng hợp để chuyển theo đường văn thư. - Chuyên viên phụ trách tỉnh phải chủ động thu thập và cập nhật thông tin kinh tế-xã hội có hệ thống phần tỉnh mình phụ trách để đảm bảo cung cấp nhanh chóng và thuận tiện trong việc quản lý và điều hành kế hoạch vủa Vụ. - Chuyên viên tổng hợp phải lưu giữ hệ thống các số liệu chịu trách nhiệm tổng hợp để đảm bảo cung cấp nhanh chóng và chinh xác phục vụ cho công tác điều hành kế hoạch của Vụ. - Chuyên viên đề xuất lãnh đạo Vụ, Lãnh đạo Bộ bố trí lịch làm việc với Lãnh đạo các địa phương khi địa phương yêu cầu. Chương II: Những đổi mới trong phương pháp nghiên cứu và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm của các tỉnh, thành phố. I/ Phương pháp nghiên cứu và xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương: Phương pháp nghiên cứu và xây dựng kế hoạch của địa phương đã được từng bước đổi mới theo phương pháp kế hoạch hoá chung của toàn quốc, cụ thể đã được đổi mới theo 5 hướng sau: - Chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu với 2 thành phần kinh tế cơ bản là quốc doanh và tập thể sang cơ chế kế hoạch hoá huy động toàn bộ nguồn lực của các thành phần kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước băng cơ chế chính sách pháp luật và kế hoạch. - Chuển từ cơ chế khép kín, tự cung, tự cấp trong từng ngành, từng khu vực, từng địa phương sang cơ chế mở cả trong nước và nước ngoài, lấy hiệu quả làm thước đo trong quá trình phát triển. Trong phát triển, tuỳ theo khả năng, điều kiện và ưu thế của từng tỉnh, thành phố để đề ra hướng phát triển có tính chất hỗ trợ lẫn nhau nhằm làm tăng hiệu quả của sản xuất. - Chyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước bao cấp trong phân bổ nguồn lực về vốn và vật tư sáng tạo môi trường pháp lý để huy động các nguồn vốn trong xã hội bằng các cơ chế chính sách phù hợp, định hướng sử dụng các nguồn vốn đó theo mục tiêu kế hoạch và định hướng từng loại nguồn vốn vào đầu tư cho một số mục tiêu nhất định. Nguồn ngân sách Nhà nước chỉ tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng trọng yếu của nền kinh tế. Đối với kế hoạch của địa phương đã được huy động tối đa các nguồn lực vào quá trình phát triển: Nhà nước, doanh nghiệp, tư dân, dân … - Chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa “ thị trường vừa là căn cứ vừa là đối tượng của kế hoạch “.Vị trí vai trò của công tác kế hoạch phụ thuộc vào sự nhạy bén, nắm bắt kịp thời yêu cầu của thị trường của các nhà lập kế hoạch. Xây dựng kế hoạch theo định hướng trên cơ sở cung cấp thông tin và dự báo, đồng thời tạo hành lang pháp lý để cho các thành phần kinh tế cùng phát triển. - Vấn đề quản lý lãnh thổ ngày càng được coi trọng trong công tác lập kế hoạch của địa phương. Mọi hoạt động kinh tế-xã hội trên lãnh thổ đều được phản ánh trên mộy bức tranh thống nhất trong công tác kế hoạch của địa phương. Việc quản lý theo lãnh thổ đã tạo điều kiện để các địa phương phát huy quyền làm chủ, tạo thế chủ động trong huy động nội lực vào phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn địa phương. Trên cơ sở những đổi mới trên, công tác nghiên cứu kế hoạch của các tỉnh, thành phố đã chuyển hướng tập trung chủ yếu vào xây dựng quy hoạch phát triển KT-XH của từng địa phương, xây dựng kế hoạch 5 năm. Trên cơ sở quy hoạch kế hoạch 5 năm và những nguồn lực đã được phân bổ, các tỉnh, thành phố tiến hành xây dựng kế hoạch hàng năm. II/ Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm của các tỉnh,thành phố: 1/ Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm của các tỉnh thành phố: a. Các căn cứ để xây dựng kế hoạch 5 năm: - Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước và kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm của cả nước. - Các quy hoạch phát triển của các nghành và lĩnh vực. - Chiến lược, quy hoạch phát triển KT-XH vùng và tỉnh, thành phố nằm trong vùng đó. - Quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, thành phố đã đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. - Khả năng các nguồn lực địa phương và phân bổ của Trung ương. - Dự báo khả năng thị trường xuất khẩu ngoài nước và khả năng tiêu thụ trên địa bàn tỉnh, thành phố, trong vùng và cả nước. - Các cơ chế chính sách đã ban hành tại thời điểm xuất phát của quy hoạch. b. Các nội dung triển khai nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm của các tỉnh, thành phố được thể hiện qua các bước sau: * Bước 1: Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch 5 năm trước trên từng lĩnh vực, nêu rõ mặt làm được và chưa làm được. Đánh giá cụ thể qua đó rút ra các bài học cho kế hoạch 5 năm sau. * Bước 2: Xây dựng các quan điểm phát triển của tỉnh, thành phố. Căn cứ để xây dựng là dựa vào: Quan điểm phát triển của chiến lược, quy hoạch phát triển KT-XH 10 năm và 5 năm của cả nước, phân kỳ các giai đoạn phát triển và quan điểm mang đặc tính cho phát triển của của từng tỉnh, vùng; các quan điểm này thường được thể hiện trong quy hoạch phát triển của từng tỉnh, thành phố. Xây dựng các qun điểm phát triển nhằm thiết lập hệ thống các tư tưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch xuyên suốt trong thời kỳ kế hoạch. * Bước 3: Đánh giá các nguồn lực phát triển của địa phương có thể khai thác đưa vào sử dụng trong kỳ kế hoạch; dự báo các tình huống KT-Xh trong tỉnh và vùng , nhứng tác động của kinh tế thế giới, mức tác động của các yếu tố liên quan, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển của thời kỳ kế hoạch. * Bước 4: Lựa chọn các phương án phát triển, phân tích các phương án dựa trên việc dự báo các tình huống phát triển. Khi xây dựng kế hoạch dài hạn thường xây dựng 2 phương án: cao và thấp để lựa chọn. * Bước 5: Xác định mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Việc xác định các mục tiêu và các chỉ tiêu phải dựa căn cứ vào kế hoạch phát triển KT-XH dài, trung và ngắn hạn của cả nước về mục tiêu và về chỉ tiêu phát triển. * Bước 6: Xây dựng định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực chủ yếu và hệ thống biểu mẫu các chỉ tiêu cụ thể cho từng ngành và lĩnh vực: về phát triển kinh tế; về xã hội; về an ninh quôc phòng và đầu tư phát triển. Lập các danh mục các dự án đầu tư cho từng ngành và lĩnh vực theo các nguồn vốn. * Bước 7: Tính toán và cân đối các nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Đưa các giải pháp, cơ chế chính sách để thực hiện kế hoạch đã đề ra. 3. Tiến độ xây dựng kế hoạch 5 năm: Thời gian nghiên cứư được thực hiện như sau: - Kế hoạch 5 năm của địa phương phải nằm trong kế hoạch 5 năm của cả nước vì vậy kế hoạch của địa phương được xây dựng sau kế hoạch của cả nước. - Trước một năm của thời kỳ kế hoạch phải tiến hành xong các bước: đánh giá tình hình, dự báo, xác định các cân đối vĩ mô. - Năm còn lại sẽ xây dựng các mục tiêu, các chỉ tiêu phát triển, định hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực, các chương trình phát triển, danh mục các dự án các công trình phát triển và định hướng cơ chế chính sách. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng, các bước sẽ được thực hiện xen kễ để hỗ trợ lẫn nhau và được chuẩn xác nhiều lần để đảm bảo tính khả thi cao của kế hoạch. Trên cơ sở khung kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, các địa phương sẽ xây dựng kế hoạch phát triển của tỉnh mình. Sau khi các tỉnh đã xây dựng kế hoạch 5 năm và được HĐND, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chuẩn xác lại kế hoạch 5 năm của cả nước để trình Chính Phủ, Quốc Hội, Bộ Chính Trị. 4. Phân công và phối hợp giữa các Sở, Ban ngành của các địa phương trong xây dựng kế hoạch: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, TP là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh, TP trong quá trình xây dựng và điều hành kế hoạch của tỉnh mình. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì và phối hợp các Sơ, Ban ngành khác, các huyện thị để đánh giá tình hình thực hiện của 5 năm trước và xây dựng kế hoạch của 5 năm sau của địa phương mình. Việc xây dựng kế hoạch 5 năm của tỉnh có sự phối hợp của các chuyên gia kế hoạch của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, Ban ngành khác của tỉnh với sự hỗ trợ của các chuyên gia kế hoạch cấp Trung ương mà cụ thể là Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Kế hoạch được xây dựng một cách toàn diện nên vừa có sự phối hợp theo chiều ngang của lãnh thổ quả lý nên đảm bảo tính chặt chẽ và khả thi. Cụ thể: - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh phổ biến đề cương hướng dẫn các Sở, Ban ngành, cấp huyện lập báo cáo xây dựng kế hoạch 5 năm. - Sau khi có ý kiến tham gia, Sở KH và ĐT hoàn chỉnh và trình UBND tỉnh, rồi trình HĐND tỉnh chỉ đạo và duyệt. - Sau khi kế hoạch 5 năm của các tỉnh, thành phố đã được HĐND thông qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH PHỐI HỢP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CẤP TỈNH. THÀNH PHỐ Chính phủ Bộ KHvà ĐT Bộ Tài Chính Các Bộ ngành ca UBND tỉnh, TP Sở KH và ĐT tỉnh, TP Các Sở, Ban ngành Sở Tài Chính Các TC ty và DNNN Các huyện, thị xã Các xã, phường Nguồn thông tin hướng dẫn, phối hợp và phân bổ nguồn lực Nguồn thông tin báo cáo tình hình thực hiện 5. Kế hoạch 5 năm của các tỉnh, TP phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Phù hợp với kế hoạch 5 năm và định hướng phát triển của cả nước. - Phù hợp với kế hoạch phát triển của từng ngành và từng lĩnh vực. - Nằm trong quy hoạch phát triển của vùng mà có tỉnh, thành phố đó. - Huy động được tối đa nội lực của tỉnh và phát triển bền vững. III/ Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm: Kế hoạch hàng năm của cấp tỉnh, thành phố là bước cụ thể hoá của kế hoạch 5 năm của các tỉnh, TP. Việc phân công và phối hợp xây dựng cũng giống như xây dựng kế hoạch 5 năm. Vì là kế hoạch 1 năm nên thời gian và tiến độ xây dựng khẩn trương hơn. Căn cứ để xây dựng đã thể hiện trong kế hoạch 5 năm, chỉ cụ thể hoá cho từng năm nhằm đảm bảo định hướng phát triển trong kế hoạch 5 năm được thực hiện tối đa. 1. Nội dung và tiến độ xây dựng kế hoạch hàng năm: Kế hoạch năm sau được xây dựng từ năm trước, năm trước là năm thực hiện kế hoạch năm sau là năm xây dưng kế hoạch. Việc xây dựng và tổng hợp kế hoạch hàng năm được thực hiện theo các bước thông suốt từ Trung ương đến địa phương và cơ sở, nội dung được thể hiện trên các bước sau: * Bước 1: Trên tầm vĩ mô, Bộ kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài Chính xác định các chỉ tiêu tổng hợp phát triển kinh tế xã hội, dựa trên việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và những dự báo mang tính liên ngành có xét đến những điều kiện phát triển của các ngành, các vùng lãnh thổ trong năm kế hoạch, nhằm xác định: - Tổng GDP trong năm (theo 2 loại giá: giá hiện hành và giá so sánh). Xác định tốc độ phát triển GDP và tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong GDP. - Xác định các cân đối lớn: cân đối tích luỹ tiêu dùng; cân đối Ngân sách; cân đối thanh toán quốc tế, cân đối xuất-nhập khẩu; cân đối vốn đầu tư xây dựng cơ bản; cân đối vật tư hàng hoá chủ yếu. Thời gian thực hiện bước này từ tháng 6-7 của năm thực hiên kế hoạch. * Bước 2:Sau khi tính toán tổng thể, Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ tổ chức Hội nghị toàn ngành kế hoạch giữa kỳ nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm của năm kế hoạch và hướng dẫn, thông báo cho các Bộ ngành và địa phương khung số hướng dẫn cho việc xây dựng kế hoạch năm sau trên cơ sở đánh giá lại nguồn lực phát triển của địa phương mình sẽ xây dựng kế hoạch phát triển năm sau của địa phương mình. Đợt Hội nghị ngành này gọi là giao số hướng dẫn, nhằm thu hút tài liệu và căn cứ để chuẩn bị cho đợt giao kế hoạch chính thức. Hội nghị sẽ tổ chức trong tháng 7 của năm thực hiện kế hoạch. * Bước 3: Sau Hội nghị ngành, các địa phương tiến hành xây dựng kế hoạch năm sau của địa phương mình trên cơ sở đánh giá khả năng thực hiện của năm kế hoạch và kiến nghị các giải pháp, biện pháp nhằm thực hiện hiệu quả kế hoạch. Để xây dựng được kế hoạch toàn diện, các tỉnh, TP phải tiến hành tổng hợp báo cáo từ cấp cơ sở lên. Sở KHvà ĐT tỉnh, TP chịu trách nhiệm tổng hợp các báo cáo từ các Sở, Ban hành, các huyện thị và tiến hành xử lý chung trên cơ sở khung số hướng dẫn mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đá thông báo tại Hội nghị nghành giữa kỳ. Thời gian thực hiện từ tháng 8-9 của năm thực hiện kế hoạch. * Bước 4: Kế hoạch của các địa phương sẽ được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp, phân tích, lựa chọn các giải pháp tối ưu để hình thành kế hoạch toàn diện phát triển kinh tế-xã hội và trình Quốc Hội thông qua sẽ định hướng phân bổ chỉ tiêu cho các ngành, các địa phương, các Tổng công ty thực hiện. Thời gian thực hiện từ tháng 10-đầu tháng 12 của năm thực hiện kế hoạch. * Bước 5: Sau khi được Quốc Hội thông qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp, phân bổ để giao kế hoạch chính thức cho các ngành và địa phương. Các chỉ tiêu giao bao gồm chỉ tiêu Pháp lệnh và chỉ tiêu hướng dẫn. Chính phủ sẽ tổ chức Hội nghị giao chỉ tiêu Pháp lệnh cho UBND tỉnh,TP. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị ngành để giao các chỉ tiêu hướng dẫn. Thời gian giao vào cuối tháng 12 của năm thực hiện kế hoạch. * Bước 6:Trên cơ sở các chỉ tiêu về vốn và ngân sách đã được phân bổ, Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, TP tiến hành phân bổ kế hoạch chi tiết đến các Sở, Ban ngành và cấp huyện, và báo cáo UBND tỉnh, TP để xin ý kiến chỉ đạo, sau đó trình HĐND tỉnh, TP thông qua. Cấp huyện sẽ cụ thể hoá kế hoạch xuống từng cấp xã và trình HĐND huyện thông qua. Kế hoạch giao chính thức của tỉnh thành, phố sẽ được gửi lại Bộ Kế hoạch và Đầu tư để làm căn cứ trong điều hành kế hoạch. 2. Điều hành kế hoạch địa phương. Công tác điều hành kế hoạch là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác kế hoạch hoá của địa phương cũng như của cả nước. a. Mục tiêu của công tác điều hành kế hoạch: - Nhằm làm cho việc thực hiện phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương theo đúng hướng kế hoạch đã đề ra của từng tỉnh, thành phố và nằm trong cục diện chung của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước. - Kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các địa phương bằng các biện pháp như: hỗ trợ về cơ chế, chính sách; hỗ trợ về nguồn lực, vốn… nhằm giúp các địa phương vượt qua khó khăn để hoàn thành kế hoạch đã định. b. Nội dung công tác điều hành kế hoạch: - Thường xuyên theo dõi, nắm tình hình phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương; những biến động, tác động trong nước (thời tiết, thiên tai, dịch bệnh,…) và ngoài nước (thị trường xuất khẩu, biến động về kinh tế thế giới…)có tác động đến sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. - Trên cơ sở những thông tin nắm được, tổng hợp, phân tích và kiến nghị những giải pháp để báo cáo cấp trên xin ý kiến xử lý, giải quyết. + Cấp Trung ương: Vụ kinh tế Địa phương và Lãnh thổ chịu trách nhiệm tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong công tác quản lý phát triển kinh tế-xã hội của khối địa phưong. + Cấp tỉnh,TP: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, TP. Chương III: Báo cáo tổng kết công tác năm 2003 và chương trình công tác năm 2004 của Vụ Kinh tế Địa phương và Lãnh thổ I/ Đánh giá tình hình thực hiện chương trình công tác năm 2003: Năm 2003 là năm thứ 3 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và Nghị quyết của Quốc Hội về kế h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC762.doc
Tài liệu liên quan