Hệ thống pháp luật trên thế giới được phân thành nhiều trường phái, trong đó nổi bật là: Dòng họ pháp luật Châu Âu lục địa (Continental Law) hay còn gọi là pháp luật dân sự (Civil Law[1]); dòng họ pháp luật Anh - Mỹ hay còn gọi là thông luật (Common Law); dòng họ pháp luật của các nước XHCN và dòng pháp luật tôn giáo. Do các quy phạm pháp luật thương mại chỉ là một bộ phận của hệ thống pháp luật nói chung nên pháp luật thương mại của các nước cũng chịu ảnh hưởng bởi những đặc điểm về dòng luật của họ.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3998 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái quát về pháp luật thương mại và các đạo luật thương mại trên TG, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái quát về pháp luật thương mại và các đạo luật TM trên TG1.Thương mại và pháp luật thương mại.Thuật ngữ “thương mại” ban đầu được dùng để chỉ các hoạt động buôn bán của các thương gia. Chính vì thế, theo nghĩa hẹp khái niệm thương mại được hiểu là hoạt động mua bán hàng hoá với mục đích kiếm lời. Cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trường, khái niệm thương mại được mở rộng dần sang các lĩnh vực liên quan đến mua bán hàng hoá, ban đầu là các dịch vụ kèm theo như vận tải, bảo hiểm, thanh toán... Ngày nay khái niệm thương mại được hiểu theo nghĩa “rất rộng”, là tất cả các hoạt động nhằm mục đích sinh lời từ đầu tư, sản xuất đến phân phối và cả dịch vụ sau bán hàng... Pháp luật thương mại là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động thương mại. Khi khái niệm thương mại được hiểu theo nghĩa rộng thì pháp luật thương mại cũng được hiểu theo nghĩa rộng. Pháp luật thương mại, do đó bao quát nhiều lĩnh vực thương mại và được quy định ở nhiều đạo luật khác nhau đạo luật thương mại, luật công ty, luật chứng khoán, luật bảo hiểm, luật ngân hàng, luật hàng hải,... Từ đó pháp luật thương mại thực chất đã tách ra thành một ngành luật độc lập, mặc dù ở các nước Common Law thì không có sự phân biệt luật thương mại và luật dân sự. Nhưng cũng vì sự phát triển của thương mại trên phạm vi toàn cầu mà đã nảy sinh nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm thương mại trong pháp luật thương mại của nhiều nước. Nhằm mục đích giảm bớt sự khác biệt, từng bước nhất thể hoá cách hiểu về pháp luật thương mại trong quan hệ kinh tế quốc tế, ngày 21/6/1985 Uỷ ban Pháp luật thương mại Liên Hợp Quốc (UNCITRAL: United Nations Commission on International Trade Law) đã thông qua Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế trong đó đưa ra khái niệm về thương mại, theo đó thuật ngữ “thương mại” cần được giải thích theo nghĩa rộng liên quan đến tất cả các mối quan hệ có bản chất thương mại, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Những mối quan hệ thương mại gồm, nhưng không giới hạn ở các giao dịch: Bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại; uỷ thác hoa hồng (factoring), cho thuê (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật (engineering); đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ". Đây cũng là khái niệm thương mại theo cách hiểu của WTO và theo tinh thần của Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) mặc dù cách thể hiện có khác nhau. Tuy vậy, khái niệm này trong Luật thương mại Việt Nam 1997 được hiểu theo nghĩa hẹp hơn rất nhiều, chỉ bao gồm các hoạt động mua bán hàng hoá, xúc tiến và các dịch vụ kèm theo. Hiện nay trong thực tiễn và pháp lý đã xuất hiện khái niệm “kinh doanh” và “luật kinh doanh” (Business Law) trong đó bao hàm nhiều vấn đề liên quan tới thương mại, từ các giao dịch thương mại, tổ chức kinh doanh cho tới thẩm quyền của toà án, luật lệ về tài sản, chế tài hình sự, các hành vi cản trở kinh doanh, gian lận thương mại, bảo vệ người tiêu dùng, chuyển giao công nghệ, đầu tư, chống độc quyền... Song Business Law không phải là một ngành luật và cũng không phải là luật thương mại, mà là một lĩnh vực pháp luật về kinh doanh, có nghĩa là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc tổ chức, hoạt động thương mại và các hoạt đông khác có liên quan kể cả các chế định của cả luật tư và luật công. Nói cách khác nó là một tập hợp các qui tắc pháp luật tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh.2. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của luật thương mạiĐối tượng điều chỉnh của pháp luật thương mại là các hành vi thương mại (ngày nay được hiểu theo nghĩa rộng) và áp dụng đối với các chủ thể của quan hệ thương mại là các thương nhân. Mặc dù ngày nay phạm vi và đối tượng điều chỉnh của pháp luật thương mại được mở rộng, không chỉ giới hạn ở các hoạt động buôn bán của thương nhân nhưng các nước khác nhau lại có những khái niệm khác nhau về hành vi thương mại và áp dụng đối với loại chủ thể khác nhau. Về hành vi thương mại, chẳng hạn pháp luật của Pháp chia các hành vi thương mại ra làm ba loại: các hành vi thương mại bản chất; các hành vi thương mại hình thức và các hành vi thương mại phụ thuộc. Các hành vi thương mại bản chất lại được phân định thành hai loại: một là các hành vi được coi là hành vi thương mại ngay cả khi chúng được thực hiện một cách riêng rẽ và hai là các hành vi chỉ được coi là hành vi thương mại trong trường hợp do thương nhân thực hiện. Các hành vi thương mại hình thức là các hành vi được coi là hành vi thương mại ngay cả khi chúng được những người không phải là thương nhân thực hiện. Các hành vi này bao gồm hành vi lập hối phiếu, hành vi của các công ty thương mại... Còn các hành vi thương mại phụ thuộc là các hành vi phụ thuộc vào hoạt động thương mại hoặc các thương gia như các trái vụ giữa các thương nhân với nhau.Không hoàn toàn giống với pháp luật Pháp, Bộ luật Thương mại Nhật Bản quy định các giao dịch thương mại bao gồm :- Các giao dịch có mục đích hoặc là thủ đắc giá trị của động sản, bất động sản hoặc chứng từ có giá với mục đích chuyển nhượng chúng lấy lãi, hoặc là chuyển nhượng những vật đã thủ đắc;- Hợp đồng cung ứng động sản hoặc chứng từ có giá mà thủ đắc từ người khác, và các giao dịch mà mục tiêu của nó là thủ đắc chúng nhằm giá trị để thực thi những hợp đồng như vậy;- Giao dịch mua bán trao đổi;- Những giao dịch liên quan tới vận đơn và những giấy tờ thương mại khác.Theo Bộ luật thương mại Hoa Kỳ thì các hành vi thương mại bao gồm các hoạt động mua bán hàng hoá và cho thuê. Tuy nhiên Hoa Kỳ là nước theo dòng luật Common Law, những vấn đề về dịch vụ không được quy định thành văn mà áp dụng án lệ. Ngoài ra các nước không có đạo luật thương mại riêng nhưng có luật hợp đồng (như Trung Quốc) áp dụng chung cho tất cả các giao dịch hợp đồng mà không phân biệt giao dịch thương mại hay dân sự. Do đó khái niệm hành vi thương mại trong luật các nước này càng không rõ ràng. Tuy vậy, Luật Hợp đồng Trung Quốc cũng liệt kê một số giao dịch mà theo tính chất thì đó là các giao dịch thương mại cũng giống như các nước khác. Theo Luật Thương mại Việt Nam 1997 thì “Luật Thương mại điều chỉnh các hành vi thương mại” (Điều 1) và “Hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan” (Điều 5). Tuy nhiên Điều 45 của Luật chỉ liệt kê được một số hành vi thương mại bao gồm mua bán hàng hoá, xúc tiến mua bán hàng hoá và một số dịch vụ liên quan (đại diện, uỷ thác, đại lý, gia công, giao nhận, giám định...)Về chủ thể của quan hệ thương mại, thường được chia làm hai loại là thương nhân và phi thương nhân, trong đó luật thực định của các quốc gia quy định thương nhân với tư cách là chủ thể thông thường của luật thương mại. Tuy nhiên cũng có nhiều nước không có sự phân biệt giữa thương nhân và phi thương nhân, nhất là ở những nước thực hiện chế độ tự do thương mạiTheo Bộ luật Thương mại Pháp thì "Thương nhân là những người thực hiện các hành vi thương mại và lấy chúng làm nghề nghiệp thường xuyên của mình". Như vậy theo đó thương nhân phải thoả mãn hai điều kiện, về bản chất là thực hiện hành vi thương mại và về hình thức là thực hiện một cách thường xuyên.Theo Bộ luật Thương mại Nhật Bản thì những người thực hiện các giao dịch thương mại như một nghề nghiệp nhân danh bản thân mình, những người bán hàng như một nghề nghiệp trong các cửa hàng hoặc ở những nơi tương tự hoặc những người làm nghề khai mỏ, thậm chí không tham gia các giao dịch thương mại như một nghề nghiệp và những công ty được thành lập theo Bộ luật Thương mại này đều được coi là thương nhân.Theo các điều khoản cụ thể của Bộ luật này thì thương nhân là những người lấy việc thực hiện hành vi thương mại làm nghề nghiệp của mình và hành vi đó phải thực hiện nhân danh mình (để tránh nhầm lẫn với những người làm thuê cho thương nhân). Bên cạnh đó, những hành vi mua bán hàng hoá và hành vi khai thác mỏ được xem là hành vi thương mại do bản chất do đó những người thực hiện những hành vi đó (bất kể có phải là nghề nghiệp hay không) đều được coi là thương nhân. Theo Luật Thương mại Việt Nam 1997 (Điều 5) thì "Thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên". Như vậy, luật thương mại của các nước thường áp dụng đối với thương nhân. Tuy nhiên khái niệm thương nhân ở các nước là không giống nhau, được xác định theo các tiêu chí khác nhau kể cả hình thức (đăng ký kinh doanh) và tính chất (nghề nghiệp thường xuyên). 3.Các đạo luật thương mại quốc gia Các quy phạm luật thương mại ban đầu được hình thành nhằm điều chỉnh nhóm quan hệ phát sinh trong hoạt động mua bán và sau này, gắn liền với nó, là các quan hệ về vận tải, bảo hiểm, tín dụng ngân hàng cũng như nhiều loại hình dịch vụ khác. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử xây dựng nhà nước và pháp luật của các nước không giống nhau nên các quy phạm pháp luật thương mại được quy định trong các văn bản pháp lý khác nhau, thậm chí không thành văn ở các nước có truyền thống tôn trọng án lệ. Hệ thống pháp luật trên thế giới được phân thành nhiều trường phái, trong đó nổi bật là: Dòng họ pháp luật Châu Âu lục địa (Continental Law) hay còn gọi là pháp luật dân sự (Civil Law[1]); dòng họ pháp luật Anh - Mỹ hay còn gọi là thông luật (Common Law); dòng họ pháp luật của các nước XHCN và dòng pháp luật tôn giáo. Do các quy phạm pháp luật thương mại chỉ là một bộ phận của hệ thống pháp luật nói chung nên pháp luật thương mại của các nước cũng chịu ảnh hưởng bởi những đặc điểm về dòng luật của họ.Trong những dòng luật trên, dòng luật Civil Law và Common Law là hai dòng luật lớn nhất hiện nay. Pháp luật thương mại thuộc các nước theo dòng luật Civil Law (đại diện tiêu biểu nhất là luật thương mại Pháp[2]) được xây dựng dựa trên những định đề, nguyên lý và các quan điểm khoa học pháp lý và dần dần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Do đó luật thương mại của các nước này bao giờ cũng định ra các nguyên tắc chung trong thương mại, trong đó một số nguyên tắc cũng giống với hay xuất phát từ các giao dịch dân sự thông thường, như các nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận... Cũng chính vì thế mà có một số nước gộp các quy phạm luật dân sự và luật thương mại vào chung một đạo luật[3]. Bên cạnh đó, khi xây dựng luật thương mại, các nước còn đề cao các nguyên tắc “mang tính thương mại” nhiều hơn, chẳng hạn nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh, nguyên tắc giảm chi phí giao dịch... nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế khi luật pháp được thực thi. Có thể nói trong dòng luật này thì các quy phạm luật thương mại được hình thành và tách ra một cách tương đối độc lập đối với luật dân sự, vì vậy luật dân sự thường được xem là luật gốc và luật thương mại thường được xem là luật điều chỉnh lĩnh vực cụ thể. Rất khác với Civil Law, dòng luật Common Law (tiêu biểu là pháp luật Anh và Mỹ) có đặc điểm nổi bật là coi trọng án lệ. Do đó án lệ hay các tục lệ pháp lý trở thành một bộ phận quan trọng của hệ thống pháp luật. Điều đó cho thấy, thông luật xuất phát từ thực tiễn mà chủ yếu là thực tiễn xét xử của toà án, các quy định thường mang tính cụ thể, vụ việc. Từ đặc điểm trên có thể rút ra kết luận là nhiều vấn đề trong thực tiễn thương mại sẽ không được quy định thành văn bởi vì chúng sẽ được điều chỉnh bởi các án lệ. Chẳng hạn trong Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ (UCC), các quy phạm chủ yếu tập trung vào mua bán hàng hoá và các giao dịch thương mại liên quan đến mua bán, cho thuê hàng hoá còn phần lớn các hoạt động dịch vụ được điều chỉnh bằng các án lệ.Đối với pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật thương mại nói riêng, các quy phạm pháp luật tồn tại trong các văn bản quy phạm pháp luật và có giá trị pháp lý theo cấp độ từ trên xuống thấp, tương ứng với cấp độ của các cơ quan ban hành. Từ thực tiễn đó, các quy phạm pháp luật Việt Nam nói chung, luật thương mại nói riêng rất gần với các quy phạm pháp luật của dòng luật Civil Law[4], đặc biệt là các quy phạm về thương nhân và hành vi thương mại.Từ những phân tích trên cho thấy:1/Pháp luật thương mại cần được hiểu là một ngành luật điều chỉnh tất cả các quan hệ mang bản chất thương mại mà không bó hẹp bởi phạm vi điều chỉnh của một đạo luật, dù đạo luật đó có tên là “Luật Thương mại”.2/Một số lĩnh vực thương mại có thể không được quy định trong các văn bản luật thương mại của các nước theo dòng luật Common Law vì chúng được áp dụng án lệ. 3/ Các quy phạm luật thương mại ở các nước theo dòng luật Civil Law có thể nằm trong một đạo luật thương mại hoặc trong đạo luật “dân sự - thương mại”. Hơn nữa một đạo luật thương mại thường không điều chỉnh tất cả các lĩnh vực thương mại phát sinh trong thực tiễn nhưng thường có các nguyên tắc chung và có các quy phạm điều chỉnh lĩnh vực thương mại truyền thống, điều đó phụ thuộc vào hệ thống luật pháp hiện hành của nước đó. Tuy nhiên, một nước có đạo luật thương mại thì đạo luật đó vẫn là một bộ phận quan trọng nhất của pháp luật thương mại nước đó.Tổng hợp lại, một số vấn đề sau thường được quy định trong đạo luật thương mại của các nước, kể cả theo dòng Common Law và Civil Law: - Các nguyên tắc trong hoạt động thương mại - Thương nhân và hành vi thương mại - Thoả thuận và hợp đồng thương mại - Các lĩnh vực thương mại cụ thể: Mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (liên quan đến mua bán hàng hoá); vận chuyển; ngân hàng; bảo hiểm; cho thuê; thương phiếu;- Các chế tài áp dụng trong thương mại.Tuy nhiên cần lưu ý rằng rất nhiều nước xây dựng đạo thương mại dưới quy mô là một bộ luật như Pháp, Mỹ, Đức, Nhật, Thuỵ Điển, Phillipine, thường bao gồm nhiều quyển, nhiều phần và do đó quy định hầu như tất cả các lĩnh vực thương mại. Xét trong bối cảnh hệ thống pháp luật của các nước này thì bộ luật thương mại là một văn bản có vai trò chi phối trong việc điều chỉnh các quan hệ thương mại. Do đó, việc đánh giá Luật Thương mại hiện hành của Việt Nam trên cơ sở so sánh với luật thương mại các nước để đưa ra hướng sửa đổi cần xét trong bối cảnh hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu Luật Thương Mại các nước.doc