Kiểu người khởi xướng
Những Người Khởi xướng cởi mở và dễ gần. Họ tìm một môi trường xã
hội thuận lợi, nơi mà họ có thể phát triển và trau rồi những sự tiếp xúc.
Họ có một hệ thống những mối tiếp xúc mang lại cho họ một cơ sở tích
cực cho công việc của mình. Trong cuộc sống xã hội, họ dễ dàng kết
bạn, và hiếm khi họ đối kháng với người khác một cách có chủ ý. Là
người khéo ăn khéo nói, họ giỏi thúc đẩy những ý nghĩ của mình và tạo
ra sự hăng say ở người khác. Họ thường đánh giá không đúng khả năng
của mình cũng như khả năng của người khác. Thông thường, và nếu như
họ không bị chọc tức, họ là những người lạc quan, thậm chí đến mức
không tưởng và chỉ nhìn thấy khía cạnh tốt của con người và hoàn cảnh.
Họ thường chuyển sang những kết luận tán thành mà không có đầy đủ
thông tin.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khám phá 8 kiểu người quản lý nổi bật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khám phá 8 kiểu người quản lý nổi bật
Trong một môi trường công việc đa dạng và phong phú, việc tiếp xúc đa
dạng với nhiều kiểu người khiến chúng ta phải linh hoạt và thông minh.
Làm thế nào để biết mình thuộc tuýp lãnh đạo nào? Đặc điểm điểm nào
của mình thực sự nổi trội nhất? Mình có đánh giá đúng về lãnh đạo và
quản lý của mình hay chưa? Những lời nhận xét về quản lý của mỗi
người là khác nhau. Làm sao mình có thể lý giải đúng cho những lời
nhận xét đó? Hãy tìm hiểu 8 kiểu quản lý phổ biến sau đây:
1. Kiểu người dẫn dắt
Những người dẫn dắt là những người tràn đầy sức mạnh, khó tính, quyết
đoán và độc đoán, có xu hướng trở thành người theo chủ nghĩa cá nhân.
Họ thiếu kiên nhẫn, luôn tiến lên phía trước và họ đấu tránh để đạt được
mục đích của mình. Họ ngoan cố, và thường có vô vàn mối quan tâm.
Khi giải quyết vấn đề họ là người lo-gic và gay gắt. Họ hay gặp khúc
mắc với mọi người vì họ có thể bị coi là thẳng tính và kiêu kỳ. Họ
thường vơ tất cả vào mình và thiếu sự cảm thông. Họ rất hay phê phán
và tìm lỗi khi các tiêu chí và đòi hỏi của họ không được tôn trọng.
Họ không thích những công việc làm theo nếp cũ. Họ muốn được tự do
kiểm tra, giám sát và nắm rõ mọi thứ. Họ muốn tự tìm ra câu trả lời cho
chính mình. Họ muốn có quyền lực và quyền hạn “quan trọng”. Người
dẫn dắt thích mình ở vai trò lãnh đạo hơn là nhân viên vô danh. Dưới áp
lực, người dẫn dắt dễ trở nên độc đoán, hiếu chiến, lô-gic, cứng nhắc.
Kiểu người này sẽ hoàn thiện hơn nếu kiên nhẫn hơn, lo lắng cho người
khác nhiều hơn, nhún nhường hơn và chấp nhận rằng sự đánh giá của
mình có thể bị nhầm.
2. Kiểu người phát động
Những người Phát động có khả năng tính đến kết quả cũng như yếu tố
con người. Họ không thích những công việc tỉ mẩn nhưng có thể giải
quyết được công việc đó để thực hiện một mục đích cụ thể. Theo họ,
việc tiếp xúc và tôn trọng người khác là rất quan trọng. Họ là những
người quyết định đúng đắn, biết cân nhắc những người khác khi ra
những quyết định không hợp lòng người. Họ thích được nhiều người
công nhận và được giao những công việc có thể phát huy khả năng của
mình.
Tuy nhiên, họ thường quá lạc quan đối với những kết quả mà những
người khác cũng có thể cung cấp. Họ tự khẳng định mình trong công ty
và thuộc túyp người giao tiếp tốt. Họ có thể hoàn thành những nhiệm vụ
cụ thể nhưng không phải là những nhà quản lý đương nhiên.
Một số người coi họ là những nhân vật năng động, giàu lòng nhiệt tình
còn một số khác lại coi họ là những kẻ vô ý và thường là bốc đồng. Họ
cần những hoạt động đa dạng và cơ hội làm việc trong một môi trường
tình cảm. Họ thích một công việc đồi hỏi sự linh hoạt và tạo cho họ
những dịp được đi đây đi đó. Những thách thức và cơ hội là những yếu
tố quan trọng cho sự thành công của họ. Họ có thể trở nên mệt mỏi đối
với những người khác mà theo những người này trực giác đôi khi làm họ
trở nên khó hiểu. Dưới áp lực, người phát động trở nên thiếu kiên nhẫn,
hung hăng, chóng chán. Sẽ tốt hơn nếu họ kiểm soát và định hướng tốt
hơn, hiểu biết những thủ tục; làm giảm nhịp độ của mình xuống.
3. Kiểu người khởi xướng
Những Người Khởi xướng cởi mở và dễ gần. Họ tìm một môi trường xã
hội thuận lợi, nơi mà họ có thể phát triển và trau rồi những sự tiếp xúc.
Họ có một hệ thống những mối tiếp xúc mang lại cho họ một cơ sở tích
cực cho công việc của mình. Trong cuộc sống xã hội, họ dễ dàng kết
bạn, và hiếm khi họ đối kháng với người khác một cách có chủ ý. Là
người khéo ăn khéo nói, họ giỏi thúc đẩy những ý nghĩ của mình và tạo
ra sự hăng say ở người khác. Họ thường đánh giá không đúng khả năng
của mình cũng như khả năng của người khác. Thông thường, và nếu như
họ không bị chọc tức, họ là những người lạc quan, thậm chí đến mức
không tưởng và chỉ nhìn thấy khía cạnh tốt của con người và hoàn cảnh.
Họ thường chuyển sang những kết luận tán thành mà không có đầy đủ
thông tin. Họ tỏ ra không chắc chắn dưới con mắt của những người
khác. Sự giám sát dân chủ giúp họ phát triển tính khách quan của mình.
Khó khăn lớn nhất mà họ có thể gặp phải là quản lý và hoạch định thời
gian của mình. Họ sẽ phải nhớ sự cấp bách của công việc phải làm và
hạn chế thời gian nói nếu cần.
Dưới áp lực, họ trở nên khinh suất, tan rã và không vững, quá tin ở bản
thân và quá lạc quan. Sẽ hiệu quả hơn nếu họ kiểm soát tốt hơn thời
gian, những cảm xúc, mục tiêu của mình đồng thời giữ lời hứa tốt hơn.
4. Kiểu người khuyến khích
Những Người Khuyến khích là những người nồng nhiệt, cảm thông và
dễ gần, họ làm hết khả năng của mình để có được những mối quan hệ
tích cực với mọi người. Họ có hoài bão làm việc hợp tác với những
người cùng làm khác để hoàn thành nhiệm vụ. Họ rất nhạy cảm với
những người khác và làm việc theo nhóm tốt.
Tuy nhiên họ có thể chỉ trích một cách cá nhân và gặp khó khăn để có
quyền với những người khác khi cần thiết. Họ cũng gặp khó khă khi ra
những quyết định mà không phải hỏi ý kiến, Vì theo quan điểm của họ,
con người quan trọng hơn hành động, “ Mục đích có thể không biện
minh được cho phương tiện”. Thực chất, họ có xu hướng ổn định, điều
đó có thể khiến họ tỏ ra chậm chạp. Họ luôn cổ vũ những người khác.
Họ không thích stress, những tình huống diễn biến quá nhanh với nhiều
biến đổi ngoài dự kiến. Họ thích những môi trường an toàn hơn, ở đó họ
có thể tổ chức công việc theo nhịp độ riêng của mình. Họ luôn giữ được
sự cân bằng trong hầu hết các tình huống xã hội. Mọi người thường đến
hỏi ý kiến họ bởi vì họ biết lắng nghe và gợi ý những cách giải quyết.
Họ được nhiều người chấp nhận một cách tích cực.
Dưới áp lực, họ trở nên nhu nhược, hiềm thù, lùi bước. Sẽ hiệu quả hơn
nếu họ biết thu phục nhân tâm hơn, quyết đoán hơn, lý trí hơn.
5. Kiểu người ủng hộ
Những Người ủng hộ là những người ổn định, nhã nhặn, dễ thương, cảm
thông với người khác. Bằng thái độ đúng mực và tự chủ, họ tỏ ra có suy
xét và kiên nhẫn. Họ luôn sẵn sàng nghe theo những người mà họ coi là
bạn và sắn sàng giúp đỡ họ. Họ có thể thiết lập một mối quan hệ rất
vững chắc với một nhóm nhỏ các đồng nghiệp trong môi trường công
việc. Họ luôn cố gắng trong công việc gìn giữ gia đình và dự đoán tương
lai. Họ sẽ trở nên hiệu quả nhất khi phải hoạch định công việc và chứng
minh tính kiên trì trong khi thực hiện công việc. Họ luôn tìm kiếm sự
đánh giá của người khác và thích nghi với những biến đổi rất chậm. Họ
cần có sự chuẩn bị trước cho sự thay đổi các thủ tục để tiếp tục duy trì
một hiệu suất không đổi.
Họ sẵn sàng đi xa thêm hàng cây số để giúp đỡ người mà họ coi là bạn.
Họ sẽ cần đến sự giúp đỡ phải loại bỏ “cái cũ” để thay bằng “cái mới”.
Có thể họ sẽ cần đến sự giúp đỡ để thu gọn công việc để giữ đúng
hẹn.Họ có thể trở nên cứng đầu và khiêu khích nếu phải chịu áp lực, có
thể khiến một số đồng nghiệp phải thất vọng.
Dưới áp lực, họ trở nên: Phục tùng quyền lực và người ngang hàng,
bướng bỉnh, thờ ơ. Sẽ hiệu quả hơn nếu họ tự tin, quyết đoán và đổi mới
hơn.
6. Kiểu người cộng tác
Những Người cộng tác có xu hướng trở nên khách quan và phụ thuộc;
họ có một hệ thống giá trị mạnh. Đó là những người thận trọng, ân cần
và câu nệ lễ nghi, xử sự khôn khéo và chân thành, chính xác và có kỷ
luật và có những hoài vọng và lý tưởng rất cao. Chừng nào mà họ chưa
có đủ trong tay những sự việc và chi tiết thì họ ra quyết định rất khó
khăn. Họ là những người hay suy nghĩ và phê phán nhưng sẽ tỏ ra im
lặng và dè dặt giữa người lạ. Không phải lúc nào họ cũng nói ra những
điều mình nghĩ, mình cảm thấy và muốn được coi là quan trọng trong
một môi trường an toàn.
Họ khéo léo và có phương pháp, không ngại công việc nhiều nhưng đôi
khi họ cần những chỉ dẫn cụ thể trước khi bắt tay vào việc. Họ không
thích căng thẳngs hay sự lộn xộn và thích tập hợp quanh mình những
người có điểm tương đồng với họ. Họ tìm kiếm các hệ thống và trật tự
và họ cần hiểu tại sao mọi việc lại như thế. Họ ít thể hiện ra bên ngoài
và cần được đảm bảo và ủng hộ. Họ không tin tưởng người khác ngay,
và nói chung, không áp đặt quan điểm của mình cho người khác.
Họ hoàn thành tốt các công việc đã thành thói quen nhờ vào lòng kiên
hẫn và tính chăm chỉ. Họ là người cứng nhắc và trung thành. Tuy nhiên,
nếu họ có cảm giác bị người khác lợi dụng, thái độ của họ sẽ khác hẳn.
Họ e sợ việc quá tâm đến người khác hơn bản thân cũng như những
hành động không hợp lý.
Sẽ hiệu quả hơn, nếu họ có lòng tin hơn, nhiệt tình hơn, dễ chấp nhận
những thay đổi và đổi mới hơn.
7. Kiểu người đánh giá
Những Người đánh giá là những người chính xác, thận trọng, kỷ luật,
chăm chỉ và có ý thức trong những công việc đòi hỏi sự chú ý và chính
xác. Họ rất có khả năng tiếp thu phê bình và coi trọng việc rút ra kết
luận và hành động dựa trên những dữ liệu thực tế. Họ là những người
suy nghĩ khách quan, có khả năng tổng hợp những thông tin trực giác
với những sự kiện mà họ thu lượm được một cách hiệu quả nhất. Họ
tránh nhầm lẫn bằng cách chuẩn bị thật tỉ mỉ.
Họ có xu hướng chọn những người giống mình, là những người hiệu
quả nhất trong một môi trường thanh bình và trở nên ngập ngừng khi
bày tỏ tình cảm của mình. Họ lo lắng vì câu trả lời “ đúng” và có thể
tránh phải ra quyết định.Họ có thể ngại ngùng nhận ra sai lầm và họ
sẵn sàng sa vào việc tìm kiếm những bằng chứng có thể chứng minh cho
sai lầm của họ. Họ có xu hướng không tin những người lạ và lo lắng cho
danh tiếng và công việc của mình. Họ có thể nắm bắt được tình hình rất
nhanh và tỏ ra vừa tri giác vừa trực giác. Họ có thể bị coi là khó xúc
động, lạnh lùng và vô cảm.
Dưới áp lực, họ trở nên lo lắng, cầu toàn, quá thận trọng. Sẽ hiệu quả
hơn nếu họ linh hoạt hơn, thấu hiểu mọi người hơn, nhiệt tình hơn.
8. Kiểu người tổ chức
Những Người tổ chức là những người sáng tạo và là những người suy
nghĩ trừu tượng. Tuy nhiên, họ khổ vì vị trí thông minh không dự kiến
được và xung đột với những quyết định dài hạn. Niềm khát khao cạnh
tranh mà họ thể hiện bằng những kết quả cân bằng với nhu cầu hoàn
thiện hạn chế họ. Họ suy nghĩ rất nhânh và phản ứng của họ được làm
dịu bằng khát khao khám phá mọi giải pháp có thể. Họ rất vất vả khi
phải giữ một thái độ tinh thần tích cực, điều đó có thể làm cho hiệu quả
của họ không đều và việc ra quyết định của họ không ổn định. Họ cần có
một ông chủ biết thông cảm và có thể trao đổi với họ.
Họ muốn tự do khai thác và quyền đánh giá lại những khám phá của
mình vì họ thích giải quyết các vấn đề. Họ sẽ nổi cáu khi nhầm và tiếp
tục “soi” một ý kiến rất lâu sau khi đã ra quyết định. Một số người có thể
coi họ lạ lành lùng và dè dặt. Họ có thể trở nên độc đoán khi công việc
vất vả của họ không được công nhận. Đôi khi họ trở nên thô lỗ và thói
cho mình là trung tâm có thể bị một số người coi là tính cao ngạo. Họ có
thể phản ứng một cách dễ dàng với một cú sốc ngẫu nhiên.
Dưới áp lực, họ trở nên cương quyết và đanh thép. Họ sợ sự lộn xộn và
bất hợp lý. Sẽ hiệu quả hơn nếu họ độ lượng hơn và hiểu mã số làm việc
của người khác hơn.
Ngoài 8 kiểu quản lý phổ biến đó, còn có những kiểu quản lý khác. Điều
này phản ánh sự đa dạng tính cách và phương pháp làm việc của con
người. Người thành công không phải là chỉ biết phát huy điểm mạnh của
mình mà còn phải biết phát huy điểm mạnh của người khác. Ngoài ra,
khi nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tác, cấp trên, nhân viên, khách
hàng…họ sẽ nhanh chóng tìm ra điểm chung và đi đến những thỏa thuận
thành công.
Phan Tú Anh - Lê Thúy Hạnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kham_pha_8_kieu_nguoi_quan_ly_noi_bat_1763.pdf