Khảo cổ học - Đình ngự triều di quy (Cổ loa – Hà Nội)

LỜI MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TƯ LIỆU . 6

1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu.6

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu chung về đình làng . 6

1.1.2. Lịch sử nghiên cứu đình Ngự Triều Di Quy . 8

1.2. Khái quát lịch sử khu vực Cổ Loa.9

1.3. Tên gọi đình Ngự Triều Di Quy.14

1.4. Vị trí, cảnh quan đình Ngự Triều Di Quy .15

1.5. Nhân vật được thờ tại đình Ngự Triều Di Quy.16

1.5.1. An Dương Vương. 18

1.5.2. Cao Lỗ . 20

1.6. Tiểu kết chương 1.23

CHƯƠNG 2. KIẾN TRÚC, NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC, NGUỒN GỐC

VÀ NIÊN ĐẠI ĐÌNH NGỰ TRIỀU DI QUY. 25

2.1. Bố cục mặt bằng tổng thể .25

2.2. Kiến trúc đình Ngự Triều Di Quy .26

2.2.1. Một vài khái niệm. 26

2.2.2. Kết cấu kiến trúc. 32

2.2.3. Nghệ thuật điêu khắc và trang trí . 50

2.3. Nguồn gốc và niên đại đình Ngự Triều Di Quy.65

2.3.1. Nguồn gốc đình Ngự Triều Di Quy. 65

2.3.2. Niên đại đình Ngự Triều Di Quy. 66

2.4. Tiểu kết chương 2.68

CHƯƠNG 3. ĐẶC TRƯNG, GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ VẤN

ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐÌNH NGỰ TRIỀU DI QUY . 70

3.1.1. Đặc trưng kiến trúc. 70

3.1.2. Đặc trưng nghệ thuật điêu khắc, trang trí. 74

pdf36 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 866 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo cổ học - Đình ngự triều di quy (Cổ loa – Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao là văn hóa Đông Sơn, còn được gọi là “văn minh sông Hồng”. Lịch sử lâu đời của Cổ Loa chứng kiến sự hình thành của các cộng đồng dần dần tụ cư xây dựng và phát triển Cổ Loa thành một vùng nông thôn rộng lớn. Có nhiều công trình tưởng niệm mang chức năng tôn giáo, tín ngưỡng, vừa mang giá trị lịch sử, văn hóa, vừa là những kiến trúc nghệ thuật, chạm khắc có giá trị thẩm mỹ cao được xây dựng và hình thành ở khu vực như đền Thượng, đình Ngự Triều Di Quy, am Mỵ Châu, chùa Bảo Sơn,giống các 3 làng quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc nghiên cứu các giá trị của đình Ngự Triều Di Quy sẽ góp phần vào việc làm phong phú và tôn thêm các giá trị to lớn của khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Cổ Loa trong một truyền thống lâu dài hơn 2000 năm lịch sử. Đình Ngự Triều Di Quy hiện nay nằm trong tổng thể khu di tích Cổ Loa được xếp hạng di tích cấp Quốc gia đặc biệt. Tuy vậy, cho đến nay, vẫn chưa có một công trình khảo cứu đầy đủ, cụ thể và toàn diện về di tích. Do vậy, được may mắn làm việc tại Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa - Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, được tham gia trực tiếp vào nhiệm vụ quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích, trong đó có đình Ngự Triều Di Quy, với ước mong được đi sâu nghiên cứu di tích, đồng thời tích cực tìm hiểu, hệ thống hóa các tài liệu liên quan tới di tích, để qua đó hiểu rõ thêm đặc trưng, giá trị lịch sử - văn hóa của đình làng, góp phần phục vụ tốt hơn công tác bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Cổ Loa nói chung và đình Ngự Triều Di Quy nói riêng. Tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Khảo cổ học là: Đình Ngự Triều Di Quy (Cổ Loa – Hà Nội). 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu, giới thiệu, phân tích vị trí cảnh quan, môi trường đình Ngự Triều Di Quy. - Nghiên cứu, miêu tả kiến trúc, điêu khắc, xác định niên đại, nhận thức đặc trưng giá trị lịch sử - văn hóa của đình Ngự Triều Di Quy trong bối cảnh các di tích đình làng trong vùng và trong chừng mực nhất định có đánh giá sơ lược giá trị của đình so với một số đình làng ở Vĩnh Phú cũ (hiện nay là Vĩnh Phúc và Phú Thọ); giá trị của đình trong tổng thể Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa. - Xác định giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tại đình Ngự Triều Di Quy. 4 - Trên cơ sở thực trạng của di tích đề xuất những giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích trong giai đoạn hiện nay. - Thông qua luận văn, góp phần nhỏ, thiết thực vào việc bảo vệ các đình làng – một tấm gương phản chiếu lịch sử kiến trúc dân tộc đang ở đâu đó còn bị xâm phạm hoặc xuống cấp một cách nghiêm trọng. Bảo vệ đình làng, chính là bảo vệ một trong những giá trị tiêu biểu của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về đối tượng: Nguồn tư liệu sử dụng trong luận văn này là kiến trúc và điêu khắc di tích đình Ngự Triều Di Quy, văn hóa phi vật thể gắn liền với đình Ngự Triều Di Quy. Về phạm vi: Về không gian, tập trung tìm hiểu đình Ngự Triều Di Quy ở xã Cổ Loa và một số ngồi đình ở Vĩnh Phú (hiện nay là Vĩnh Phúc và Phú Thọ) cũng như ở Khu di tích Cổ Loa. Về thời gian, từ nguồn tư liệu đình Ngự Triều Di Quy ở xã Cổ Loa, luận văn thử tìm hiểu thêm các đặc trưng của đình làng thế kỷ XVIII – XIX. Ngoài ra để có thêm tài liệu nghiên cứu đối sánh về các trang trí điêu khắc, chúng tôi sẽ sử dụng cả các tư liệu mỹ thuật cổ (điêu khắc và đồ họa) trên các chất liệu khác. Đó là những đồ án trang trí trên đồ đá, đồ gạch và đồ gốm trang trí kiến trúc thế kỷ XVIII - XIX. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu khảo cổ học truyền thống trong khảo sát, điền dã thực địa và các thao tác lấy tư liệu bằng: Đo vẽ, chụp ảnh, dập thác bản hoa văn. Trong nghiên cứu là cách khảo tả, so sánh, phân tích, nghiên cứu tổng hợp và so sánh tìm hiểu các đặc điểm, đặc trưng về nghệ thuật, kết cấu kiến trúc và nghệ thuật trang trí. Kết hợp các phương pháp nghiên cứu liên ngành như: Sử học, lịch sử mỹ thuật, dân tộc học, bảo tàng học, văn hóa dân gian để làm rõ thêm giá trị lịch sử - văn hóa của di tích đình Ngự Triều Di Quy. 5 Luận văn còn vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá giá trị lịch sử - văn hóa của di tích đình Ngự Triều Di Quy. 5. Đóng góp của luận văn Hệ thống hóa, miêu tả di tích đình Ngự Triều Di Quy trên các phương diện mặt bằng, kiến trúc, vật liệu xây dựng, kỹ thuật xây dựng, điêu khắc trang trí và xác định nguồn gốc, niên đại... Phân tích, xác định các đặc trưng kiến trúc, điêu khắc trang trí của di tích đình Ngự Triều Di Quy trên cơ sở so sánh với một số đình làng trong khu vực Cổ Loa và khu vực được cho là nơi xuất phát của đình Ngự Triều Di Quy. Nhận xét về các giá trị lịch sử - văn hóa, vật thể và phi vật thể gắn liền với đình Ngự Triều Di Quy. Trên cở sở thực trạng di tích kiến nghị một vài biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị lâu dài của di tích. 6. Bố cục luận văn Luận văn ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Tổng quan tư liệu. Chương 2: Kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc, nguồn gốc và niên đại đình Ngự Triều Di Quy. Chương 3: Đặc trưng, giá trị lịch sử - văn hóa và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị đình Ngự Triều Di Quy. Ngoài ra, trong luận văn còn các mục: Tài liệu tham khảo và Phụ lục. Phần đầu của luận văn có Lời cam đoan, Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt và Danh mục phụ lục. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TƯ LIỆU 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu chung về đình làng Công trình kiến trúc được quan tâm hàng đầu của những người nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam là ngôi đình làng. Nhiều học giả đã dày công tìm hiểu, nghiên cứu về đình làng với nhiều con đường tiếp cận khác nhau, từ góc nhìn nhận lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật Vào những năm đầu thế kỷ 20, một số học giả người Pháp là những người đầu tiên chú ý đến ngôi đình làng Việt với các công trình như: Magie et religion annamite của P.Giran [120], Introduction à Pestude de L’ Annam et Cha của J.Y.Clayes [119], Le Paysan du delta Tonkin, Pari của P.Gourou [121], L’Art du Viet Nam [117] và Relevé des monumens ancients du Nord Viet Nam [118] của L.Bezacier. Năm 1930, Nguyễn Văn Khoan đã công bố công trình nghiên cứu rất quan trọng và có ý nghĩa đó là Nghiên cứu về cái đình và việc thờ Thành hoàng ở các làng Bắc Bộ[46]. Tiếp đó, năm 1938, Nguyễn Văn Huyên cũng đã xuất bản công trình nghiên cứu Góp phần nghiên cứu về một vị Thành hoàng ở An Nam – Lý Phúc Man [36] với nhiều thông tin về Thành hoàng và đình làng Việt. Năm 1962, Ngô Huy Quỳnh tổng hợp các bài viết của mình thành tài liệu Nền kiến trúc cổ Việt Nam in Rô nê ô ở trường Đại học Kiến trúc [79]. Cũng trong thời gian này, cuốn chuyên luận Mở đầu việc nghiên cứu ngôi đình về phương diện Dân tộc học của Lê Văn Hảo [26] đã được nhiều người biết đến. Năm 1975, cuốn sách “Việt Nam điêu khắc dân gian thế kỷ XVI-XVII-XVIII-XIX” của Nguyễn Đỗ Cung [15] được xuất bản. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng cũng đã bước đầu nghiên cứu đến mỹ thuật đình làng trong hai cuốn sách “Mỹ thuật của người Việt” [76], “Mỹ thuật ở làng” [77]. Những năm 70-80 của thế kỷ XX, nghiên cứu đình làng 7 trên các phương diện chung, có các bài nghiên cứu như: Triết lý cái đình của Kim Định [24], Cái đình làng của Nguyễn Văn Lô [63], Văn hóa đình làng của Nguyễn Đăng Thục [88]. Đặc biệt nổi bật lên là các bài nghiên cứu, tranh luận khoa học về cấu kiện kiến trúc như: Cái bẩy trong kiến trúc cổ của Nguyễn Đăng Duy [22], Bẩy và Kẻ của Hoàng Linh [61], Bảy và kẻ của Trịnh Cao Tưởng [106], Cái Kẻ và cái Bẩy của Nguyễn Khắc Tụng [103]. Vào thập niên 80 của thế kỷ XX, PGS.TS Trịnh Cao Tưởng đã có các bài nghiên cứu về đình làng trên tạp chí KCH và NCVHNT như: Kiến trúc đình làng [108], Đình làng điểm lại bước đi ban đầu [109], Kiến trúc đình làng - hình tượng [112], Cây thước tầm trong nền kiến trúc cổ Việt Nam [110]... Đặc biệt, là luận án TS KHLS năm 1994 của ông về Đình làng Phù Lão – Hà Bắc trong nền cảnh đình làng Bắc Bộ [107]. Bên cạnh đó, cũng có một số bài và công trình nghiên cứu làm rõ ràng hơn nội dung khoa học của đình làng như: Quanh ngôi đình làng – Lịch sử (1983) của Trần Lâm Biền [7], Từ con thuyền đến ngôi đình (1983) của Thu Hằng [27], Kiến trúc Việt Nam (1986) của Ngô Huy Quỳnh [80], “Tàu đao” một cấu trúc cổ độc đáo của nghề mộc cổ truyền Việt Nam (1984) của Hoàng Tấn Đạt [23] Bước sang thập niên 90 của thế kỷ XX, nổi bật có các công trình: Đình Việt Nam của GS Hà Văn Tấn [82], Tín ngưỡng Thành hoàng làng Việt Nam của PGS Nguyễn Duy Hinh [30], Đình làng - tính hai mặt và quá trình biến đổi của TS Nguyễn Anh Tuấn, TS Nguyễn Mạnh Cường [99], Luận án PTS KHLS Cụm đình Tam Canh trong hệ thống đình làng Vĩnh Phúc của TS Nguyễn Anh Tuấn [100]. Nổi bật trong thời kỳ này là loạt bài nghiên cứu chuyên sâu về kiến trúc, nghệ thuật của TS Nguyễn Hồng Kiên như: Bộ vì nóc của kết cấu nhà khung gỗ cổ truyền Việt Nam (1991) [49], Đình làng Việt (1996) [50], Kiến trúc gỗ cổ truyền Việt (1996) [52], Điêu khắc trên kiến trúc gỗ cổ truyền Việt (1996) [51], Những thành phần bao che trong kiến trúc gỗ cổ truyền của người Việt (1999) [53] 8 Sang thập niên đầu của thế kỷ XXI, nổi bật là luận án TS KHLS Đình làng Việt Nam thế kỷ 16 (2003) của TS Nguyễn Hồng Kiên [56], Luận án TS KHLS Đình Võ Liệt của TS Phan Xuân Thành [84], TS Tạ Quốc Khánh đã đóng góp nhiều bài nghiên cứu về các Đình làng Cao Thượng (Tân Yên – Bắc Giang) [38], Đình làng Kiền Bái (Thủy Nguyên – Hải Phòng) [39], Đình làng Thanh Quang (Hoài Đức – Hà Tây) [43],Nổi bật là luận văn THS KHLS Đình làng Hạ Hiệp (Hà Tây) – Kiến trúc và điêu khắc [42]. Tiếp đó là luận văn THS KHLS Cụm di tích đình chùa Hữu Bằng (Hà Tây) – Kiến trúc và điêu khắc của Ths Phạm Đức Hân [28]. Gần đây nhất là luận văn THS KHLS Đình Tình Quang kiến trúc và điêu khắc của Ths Lê Quốc Vụ [104], luận văn THS KHLS Cụm di tích đình – miếu Hạ Yên Quyết (Hà Nội) của Ths Lưu Thị Dung [21]. Luận án TS KHLS Đình làng thế kỷ XVII-XVIII ở Gia Lâm (Hà Nội) những giá trị lịch sử và văn hóa của TS Bùi Thế Quân [78]. Có thể nói giai đoạn vừa qua thực sự là một giai đoạn bùng nổ một số luận văn, luận án nghiên cứu đình làng. Và các nhà khảo cổ đã đóng vai trò quan trọng trong cao trào này. Những kết quả nghiên cứu trên đã dần làm sáng tỏ nhiều vấn đề (nguồn gốc, niên đại, kiến trúc, điêu khắc, giá trị lịch sử, văn hóa) quanh ngôi đình làng Việt. 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu đình Ngự Triều Di Quy Đình Ngự Triều Di Quy là di tích Lịch sử - Văn hoá, kiến trúc Tôn giáo - Tín ngưỡng quan trọng nằm trong Khu di tích Cổ Loa nên cũng là đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học lịch sử. Tuy vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể về đình Ngự Triều Di Quy. Trong Hồ sơ đề nghị công nhận di tích Quốc gia đặc biệt Khu di tích Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội [70], Địa chí Cổ Loa [69], Đền Thượng, Cổ Loa và những bí ẩn trong lòng đất [93], Thiên tình sử Mỵ Châu Trọng Thủy [97] chỉ đề cập rất khái quát về nguồn gốc, niên đại, kiến trúc và điêu khắc của đình Ngự Triều Di Quy. 9 Sách Lịch sử Đảng bộ xã Cổ Loa [62] đề cập đến thông tin trong dân gian về nguồn gốc đình và đưa ra một vài sự kiện trong thời kỳ cách mạng có gắn với đình Ngự Triều Di Quy. Sách Đông Anh với 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội [2] giới thiệu về đình Ngự Triều Di Quy chỉ vài dòng nhưng lại có sự nhầm lẫn với di tích khác. Các tư liệu trên mới chỉ bước đầu tìm hiểu đưa ra một số nhận xét nhất định, mang tính chất sơ lược, chưa có tính nghiên cứu tổng thể. Chưa có một chuyên khảo nào giới thiệu đầy đủ về những giá trị lịch sử và văn hóa của đình Ngự Triều Di Quy, cũng như nghiên cứu và khai thác các giá trị của đình Ngự Triều Di Quy dưới góc độ khảo cổ học lịch sử. Trong bối cảnh đó, trên cơ sở kết quả của quá trình nghiên cứu đình làng Việt nói chung, đình Ngự Triều Di Quy nói riêng của các nhà nghiên cứu trước đó, tác giả luận văn đặc biệt chú ý đến đình Ngự Triều Di Quy nhằm góp thêm một tiếng nói vào công trình nghiên cứu rộng lớn, lâu dài và giàu ý nghĩa khoa học, thực tiễn về ngôi đình, nhất là góp phần làm rõ thêm các giá trị tổng thể của khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa. 1.2. Khái quát lịch sử khu vực Cổ Loa Qua tư liệu khảo cổ học thì vùng đất Cổ Loa, khoảng gần 4000 năm cách ngày nay, đã có những người thuộc văn hóa Phùng Nguyên sinh sống. Đây là những nhóm tộc người thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng. Cư dân đã đạt đến đỉnh cao của kỹ thuật làm đồ đá với việc sử dụng thành thạo kỹ thật cưa, khoan lỗ, khoan tách lõi, tiện, mài do đó họ đã chế tạo ra nhiều công cụ sản xuất, đồ trang sức...và có những tiến bộ trong đời sống cũng như phát triển xã hội. Họ cũng biết đến hợp kim đồng thau và dùng hợp kim đồng thau để chế tác công cụ sản xuất. Chính ở Cổ Loa, với những kết quả của khảo cổ học, đã cho thấy sự phát triển liên tục của cư dân thời kỳ Phùng Nguyên cho đến thời kỳ tiếp sau mà đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn, còn được gọi là “Văn minh sông Hồng”. Đặc biệt, việc phát hiện hàng vạn mũi tên đồng, các loại vũ khí, 10 dụng cụ sản xuất cùng với trống đồng Cổ Loa và khuôn đúc mũi tên đồng đã làm sáng tỏ thêm những truyền thuyết lịch sử thời kỳ An Dương Vương tại Khu di tích Cổ Loa. Ở đây, có các di chỉ khảo cổ học tiêu biểu sau: Đồng Vông, Bãi Mèn, Đình Chiền, Đình Tràng, Mả Tre, Thành Nội, Thành Ngoại, Thành Trung, Xuân Kiều, Xóm Nhồi, Đền Thượng, Tiên Hội, Đường Mây, Cầu Vực. Các hiện vật, dấu tích của các xóm làng được phát hiện trong lòng đất Cổ Loa và vùng phụ cận cho thấy chủ nhân vùng đất này sống định cư, bằng các nghề làm ruộng, đánh cá, săn bắt và chăn nuôi. Họ tồn tại lâu đời và phát triển liên tục từ Sơ kỳ thời Đồng thau đến Sơ kỳ thời đại sắt, nghĩa là có mặt trong suốt thời đại dựng nước của dân tộc - thời Hùng Vương và An Dương Vương. Vào thời các vua Hùng cho đến An Dương Vương, đất Cổ Loa là vùng cao của đồng bằng châu thổ sông Hồng, đã có dân cư sinh sống bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, săn bắt, kinh tế khá phát triển. Họ sống tập trung trong các xóm, làng. Mỗi đơn vị dân cư ấy được gọi là Làng, Chạ. Cổ Loa lúc ấy là Chạ Chủ, thuộc bộ Việt Thường (một trong 15 Bộ của cả nước, từ thời Văn Lang). Đến thế kỷ thứ 3 TCN, với sự kiện An Dương Vương chọn nơi này để định đô, xây tòa Thành Ốc, đất Chạ Chủ trở thành Kinh đô Âu Lạc, người ta đã gọi đó là Kẻ Chủ, thành đó là Thành Chủ. Kinh đô Cổ Loa thời An Dương Vương kéo dài trong 49 năm (từ năm 257 đến năm 208 TCN). Năm 179 TCN, Triệu Đà thôn tính Âu Lạc, từ đó, đất nước trải qua ngàn năm Bắc thuộc, thành Cổ Loa là trị sở của chính quyền đô hộ. Từ thời Triệu qua thời Hán, Lục Triều rồi Tùy - Đường, đất Cổ Loa thuộc quận Giao Chỉ, một trong 3 quận của đất Âu Lạc cũ (Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam). Từ thời Tây Hán, dưới cấp quận đó có cấp huyện; từ đó về sau, đất Cổ Loa lần lượt thuộc các huyện Vũ Bình, Bình Đạo, Tây Vu, Phong Khê. 11 Trải qua nghìn năm Bắc thuộc, kinh đô phải dời đi nhiều nơi khác nhau và sau khi Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc, một lần nữa, kinh đô nước Việt lại trở về Cổ Loa và duy trì được 29 năm (938 - 967). Triều Lý sau khi định đô tại Thăng Long chia cả nước ra thành 24 lộ - phủ. Cổ Loa lúc này trực thuộc phủ Thiên Đức, lộ Bắc Giang. Đến thế kỷ XIV, Cổ Loa được một số sách nhắc đến với cái tên Khả Lũ (thành Khả Lũ) và sau đó là Trang Kim Lũ. Tòa thành cổ ở đây, thời gian này được gọi là Loa Thành. Tới thời Lê, thế kỷ XV, chính thức xuất hiện tên gọi Cổ Loa là trang Cổ Loa hay Trại Cổ Loa. Trong Ngọc phả đền An Dương Vương cũng chép: “thành Cổ Loa là đất trại Phong Khê, sau đổi là trại Kim Lũ, thuộc huyện Đông Ngàn, sau lại đổi là trại Cổ Loa”. Như vậy, Cổ Loa là cái tên được hình thành qua quá trình lịch sử của chính vùng đất này. Cổ Loa là tên địa danh cũng là tên tòa thành cổ có hình dáng như hình con ốc hay như hình cái loa: Loa thành hay Cổ Loa. Từ đầu thế kỷ XIX, Cổ Loa là một xóm lớn trong 8 xóm của tổng Cổ Loa được chia thành 3 làng (làng Đông, làng Đoài và làng Chùa), thuộc huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (đến năm 1831, đổi là tỉnh Bắc Ninh). Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 Cổ Loa có 5 làng: làng Cổ Loa, làng Thư Cưu, làng Cầu Cả, làng Sằn Giã, làng Mạch Tràng. Sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1965, thôn Cổ Loa lần lượt thuộc xã mang các tên Thục Vương, Hồng Lạc, Độc Lập, Quyết Tâm, trong đó có Khu vực Thành Cổ Loa thuộc 2 xã Quyết Tâm và Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội. Đến tháng 10 năm 1965, xã Cổ Loa được thành lập và từ tháng 3 năm 1974 quy mô xã Cổ Loa ổn định với các thôn là: Cổ Loa, Cầu Cả, Mạch Tràng, Sằn Giã và Thư Cưu. Cổ Loa lúc đó gồm các xóm trong thành. Hiện 12 nay, Thư Cưu sáp nhập cùng với xóm Thượng và xóm Bãi thành cụm dân cư Thượng-Cưu-Bãi, còn các xóm khác lại được gọi là thôn. Mặc dù vậy, địa bàn Cổ Loa không có gì thay đổi. Cổ Loa hiện nay là một trong 24 xã, thị trấn thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Là địa danh một xã, nhưng Cổ Loa cũng là một địa danh lịch sử nổi tiếng: Khu di tích Cổ Loa. Sự hình thành các xóm làng ở Cổ Loa là một quá trình hàng trăm năm và cùng với sự hiện diện của tòa “thành Chủ”, những trang sử của Âu Lạc lại hiện về trên từng tấc đất quê hương như là một quá khứ hào hùng và bi tráng, tạo cho Cổ Loa một diện mạo mới, sức sống mới. Người dân nơi đây không quên công lao của cha ông đã đổ bao công sức, máu xương để dựng xây mảnh đất này. Các công trình tín ngưỡng, tôn giáo, tưởng niệm ra đời và cùng phát triển, phong phú, hoàn thiện theo đà đi lên của xã hội. Các triều đình thời Trung đại ở nước ta, cũng ý thức sâu sắc được giá trị to lớn của lịch sử Cổ Loa nên luôn có những chính sách đặc biệt đối với vùng đất này, tôn vinh An Dương Vương, người đã có công dựng nước. Khu di tích Cổ Loa có diện tích 860,4 ha, gồm 60 di tích trong đó: 07 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, 02 di tích được xếp hạng cấp thành phố, thuộc nhiều loại hình di tích khác nhau như: - Hệ thống di tích thành hào Cổ Loa; - Các di tích tôn giáo, tín ngưỡng như: đền Thượng (đền thờ vua An Dương Vương), đình Ngự Triều Di Quy, am Mỵ Châu, chùa Bảo Sơn, đình và chùa Mạch Tràng, đình và chùa Cầu Cả, đình và chùa Sằn, 15 điếm, 4 miếu; - Các di chỉ tiêu biểu ở khu vực Cổ Loa và vùng phụ cận như: xóm Nhồi Dưới, Mả Tre, Đồng Vông, Bãi Mèn, Đình Chiền, Tiên Hội, Đường Mây, Cầu Vực, Xuân Kiều, Đình Tràng, lò đúc đồng đền Thượng; - Các địa danh cổ, gò đống như: gò Dục Nội, gò Vua, gò Đống Dân, gò Cưu, gò Con Voi, gò Cột Cờ, giếng Ngọc, đầm Cả, Ngự Xạ Đài... 13 Địa hình khu vực Cổ Loa nằm trên bậc thềm I và II của sông Hồng, với dạng địa hình tương đối bằng phẳng kéo dài hàng trăm km. Địa mạo Cổ Loa đặc trưng bởi những gò trạch nhô lên trên những dải đầm, sông hồ còn sót lại. Địa hình lồi lõm không nhiều, đáy địa hình là các đường nước tự nhiên của các lưu vực. Thổ nhưỡng Cổ Loa có bề mặt đất chủ yếu do khối phù sa lớn bồi đắp hàng ngàn năm, với độ dày khoảng 24 - 44cm. Phía dưới là lớp cuội dày từ 68-123cm. Qúa trình hình thành đất ở Cổ Loa gồm feralit, kết vón đá ong letarit hóa, xói mòn rửa trôi, tích lũy mùn và bồi tích. Các quá trình này để lại đặc điểm trên sự khác biệt giữa các nhóm, loại đất. Vùng đất Cổ Loa được hình thành do quá trình bồi tích của hệ thống sông Hồng nhưng có tuổi khác nhau. Diện tích phù sa hiện đại không nhiều, tuy nhiên do tác động của nhiều yếu tố hình thành đất đã có sự phân hóa sâu sắc về tính chất vật lý và hóa học, hình thành ra 2 nhóm đất chủ yếu là nhóm phù sa và nhóm đất xám bạc màu. Về thủy văn: Các sông lớn có ảnh hưởng tới khu vực Cổ Loa bao gồm sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Thiếp và Ngũ Huyện Khê. Khu vực Cổ Loa là nơi có mạng lưới kênh, hào, ao hồ, sông ngòi khá dày đặc và phong phú, bao gồm các kênh mương thủy lợi, dấu vết các hào nước, ao hồ, sông Thiếp và sông Hoàng Giang bao phía Tây và Nam của xã. Từ kinh thành Cổ Loa xưa có thể ngược sông Hoàng Giang, qua đầm Vân Trì để tới phần cao của sông Hồng rồi ngược lên các vùng đồi núi Tây Bắc. Từ đó cũng dễ dàng xuôi sông Hoàng Giang – sông Ngũ Huyện Khê tới sông Cầu và vùng Đông Bắc của lãnh thổ. Về khí hậu: Xã Cổ Loa nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, thuộc đới vĩ độ thấp, song khá gần chí tuyến bắc. Lượng mưa trung bình ở Cổ Loa là 1.545,4mm. Độ ẩm tương đối trung bình năm là 83%. Cổ Loa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng, nhiều năm có bão, mùa đông lạnh, có năm xuất hiện sương muối. Mùa hè, nằm trong phạm vi khống chế 14 của áp thấp lục địa châu Á, dải hội tụ nhiệt đới và áp cao á nhiệt đới Thái Bình Dương. Mùa đông, sự xâm nhập của không khí cực đới ảnh hưởng mạnh đến đặc điểm khí hậu toàn miền. 1.3. Tên gọi đình Ngự Triều Di Quy Đình thường được gọi theo tên làng, tuy vậy tại Cổ Loa, đình có tên là Ngự Triều Di Quy. Ngự Triều Di Quy (規 遺 朝 御) có nghĩa là: Dấu tích quy hoạch nơi thiết triều còn sót lại. Bốn chữ 規 遺 朝 御 (Ngự Triều Di Quy), được ghi trên khám thờ trong Hậu cung. Ngự Triều Di Quy hiện chưa rõ được đặt cho tên đình làng ở Cổ Loa từ khi nào? Tuy nhiên, trong Bản chép về sự tích, ruộng đất, sắc phong thành Cổ Loa, chép ngày 10 tháng 12 năm Thành Thái thứ 4 (1904) phần Kỳ thành nội điền thổ các xứ kê hậu (dịch nghĩa: Bản kê các xứ ruộng đất ở thành Nội) có chép: Ngự Triều sở [tức kim đình sở], Hoa Quyển [tức Mỵ Châu từ], Bảo Sơn tự: nhất khu thổ, nhất mẫu ngũ cao, tứ thốn. (Dịch nghĩa: Ngự Triều sở [tức đình hiện nay], Hoa Quyển [tức đền Mỵ Châu], chùa Bảo Sơn: một khu đất một mẫu năm sào bốn tấc). Như vậy, năm 1904 đình đã có tên Ngự Triều. Trong dân gian, tương truyền đình được dựng trên nền nơi thiết triều của vua An Dương Vương. Tại Am thờ Mỵ Châu công chúa có thơ đề của Quang lộc tư khanh lãnh Bắc Ninh niết sứ Nhâm Thìn tiến sỹ Chu Mạnh Trinh (1862-1905): “Tịch mịch tiên triều cung ngoại miếu – Đỗ quyên đề đoạn, nguyệt âm âm” (Dịch nghĩa: Tòa miếu bên ngoài cung điện triều trước vắng vẻ - Chim đỗ quyên khắc khoải, trăng mờ mờ) [Dẫn theo 98, tr.75]. Tên gọi này cũng là cách gọi để phân biệt với các ngôi đình khác trong xã Cổ Loa hiện nay như Mạch Tràng, Sằn Giã, Thư Cưu, Cầu Cả. Trên thực tế, vị trí của đình ở trung tâm thành Nội, nơi có mật độ dày đặc về di tích: phía Nam là điếm xóm Chùa, giáp phía Tây là am Mỵ Châu, giáp phía Bắc là chùa Cổ Loa (Bảo Sơn tự), cách 270m về phía Tây Nam là đền Thượng (đền thờ An Dương Vương). Vì thế, tương truyền về nơi 15 thiết triều xưa giờ là nền đình một phần cũng là điều rất đáng lưu tâm. Tuy vậy, đó cũng chỉ là những lí giải còn rất mơ hồ, chúng tôi không dám khẳng định, cần có rất nhiều nghiên cứu trong thời gian tới trên các lĩnh vực: khảo cổ học, dân tộc học, cổ sử... nhằm giải mã tên gọi thú vị và đặc biệt không thấy có ở bất cứ một ngôi đình nào khác hiện biết. 1.4. Vị trí, cảnh quan đình Ngự Triều Di Quy Đình làng là công trình kiến trúc có quy mô lớn nhất của cộng đồng làng xã đáp ứng nhiều chức năng văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, hành chính... cho nên vị trí dựng đình là điều quan tâm hàng đầu của các “kiến trúc sư” Việt Nam ngày xưa. Người xưa cho rằng vị trí ngôi đình liên quan đến sinh mệnh của cả làng. Vị trí đó, thường được lựa chọn theo thuật phong thủy phương Đông, mà cơ sở của nó là triết lý âm – dương. L.Bezacier, nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật Việt Nam hàng đầu khoảng nửa đầu thế kỷ XX, đã viết về tinh thần đó của vị trí đình làng như sau: “Những giác độ địa lý có tính chất tôn giáo, ma thuật góp phần xây dựng cho nó (tức ngôi đình) được đặt theo một hướng nhất định, trong một cảnh chí bao gồm những bãi cỏ, những cây cối đẹp, những hồ ao, những lùm cây thiêng, những gò đống. Tất cả đều quy tụ vào việc tạo dựng nên cái không khí thanh tịnh và thần bí” [117]. Kiến trúc đình làng là công trình to lớn nhất ở làng, nhưng nó không vượt trội, phá vỡ cảnh quan xung quanh. Từ việc chọn vị trí, hướng của đình làng, người ta luôn chọn những giải pháp để tận dụng, khai thác những lợi thế của thiên nhiên và ngược lại hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực từ thiên nhiên, khí hậu tác động đến ngôi đình. Theo đó, đình Ngự Triều Di Quy ngày nay nằm ở trung tâm thành Nội thuộc xóm Chùa. Di tích có tọa độ: N.210 06’ 845” và E.1050 52’409’’, độ cao 6,8m so với mực nước biển. Trong phạm vi làng Cổ Loa, xóm Chùa được coi là anh cả. “Xóm Chùa có tên chữ là Hậu Miếu thôn, là một trong những xóm cổ của làng Cổ Loa (địa bạ năm 1805 đã nhắc đến xóm này). Xóm Chùa nằm 16 trên địa hình cao ráo, tương truyền có thế đất hình con rùa, đầu rùa ở về phía đông (khu nhà văn hóa Cổ Loa hi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004694_1_4758_2002785.pdf
Tài liệu liên quan