MỤC LỤC
Trang
Chương 1 GIỚI THIỆU.1
1.1 Đặt vấn đề .1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .1
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .2
2.1 Giới thiệu vềnhà máy .2
2.1.1 Lịch sửhình thành của nhà máy.2
2.1.2 Vịtrí kinh tếnhà máy .2
2.1.3 Mục tiêu quản lý cơbản .2
2.2 Thiết kếnhà máy .3
2.2.1 Tổng mặt bằng của nhà máy .3
2.2.2 Bốtrí dây chuyền sản xuất .5
2.3 Tổchức của nhà máy. 5
2.3.1 Sơ đồtổchức Công Ty .5
2.3.2 Trách nhiệm và quyền hạn của các phòng, ban .6
2.4 Giới thiệu nguyên liệu .8
2.4.1 Phân loại .9
2.4.2 Hình thái, sinh lý . 9
2.4.3 Đặc điểm dinh dưỡng .9
2.4.4 Đặc điểm sinh trưởng .9
2.4.5 Đặc điểm sinh sản .10
2.5 Sựbiến đổi của cá sau khi chết .11
2.5.1 Các biến đổi cảm quan .11
2.5.2 Các biến đổi tựphân giải .13
2.6 Sựbiến đổi của thủy sản trong quá trình làm lạnh đông .16
2.6.1 Biến đổi vi sinh vật .16
2.6.2 Biến đổi hoá học .16
2.6.3 Biến đổi lý học .17
Chương 3 CÔNG NGHỆVÀ THIẾT BỊSẢN XUẤT .19
3.1 Cách thu mua, vận chuyển, bảo quản và đánh giá chất lượng nguyên liệu .19
3.1.1 Cách mua .19
3.1.2 Vận chuyển nguyên liệu .19
3.1.3 Bảo quản nguyên liệu .19
3.1.4 Đánh giá chất lượng nguyên liệu .20
3.2 Công nghệchếbiến cá tra – basa fillet đông lạnh .20
Thực tập tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệThực phẩm - Khoa Nông nghiệp & SHƯD ii
3.2.1 Qui trình sản xuất cá tra – basa fillet đông lạnh .20
3.2.2 Thuyết minh qui trình .22
3.3 Máy và thiết bịchếbiến, hệthống xửlý nước cấp và nước thải .32
3.3.1 Cách vận hành, nguyên lý hoạt động của máy .32
3.3.2 Thiết bịchếbiến . 33
3.3.3 Hệthống xửlý nước cấp.38
3.3.4 Hệthống xửlý nước thải .39
3.4 Biện pháp quản lý chất lượng – vệsinh an toàn thực phẩm.40
3.4.1 Các biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm .40
3.4.2 Đánh giá chất lượng thực phẩm thông qua quá trình sản xuất (thực hành GMP,
SSOP) .41
Chương 4 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .46
4.1 Phương tiện .46
4.2 Bốtrí thí nghiệm .46
Chương 5 KẾT QUẢVÀ THẢO LUẬN .49
5.1 Kết quả ảnh hưởng thời gian bỏ đói và phương pháp làm chết cá đến sựbiến đổi
chất lượng sản phẩm. .49
5.2 Kết quả ảnh hưởng của thời gian chếbiến và thời gian chờ đông đến chất lượng
sản phẩm.53
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ .58
TÀI LIỆU THAM KHẢO.60
PHỤCHƯƠNG . vi
Phụchương 1: Phương pháp nghiên cứu .vi
Phụchương 2: Kết quảthống kê.ix
77 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của giai đoạn tê cứng đến sự biến đổi chất lượng của sản phẩm cá tra Filleet cấp đông tại công ty TNHH thủy sản Biển Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bằng cách bắt ngẫu nhiên một số cá trong bè đem cân (<20kg)
đem cắt hầu, fillet, lạng da rồi xác định.
Khối lượng trung bình 1 con =
Tỷ lệ cá bệnh % = x 100
Tỷ lệ cá trắng % = x 100
Tính tỷ lệ cá hồng, vàng: cách tính tương tự cá trắng.
Sau khi đánh giá chất lượng và nhận dạng xong thấy đạt yêu cầu thì nhận lô hàng này.
3.2 Công nghệ chế biến cá tra – basa fillet đông lạnh
3.2.1 Qui trình sản xuất cá tra – basa fillet đông lạnh
Tổng số ký
Tổng số con
Tổng số miếng cá bệnh
Tổng số con
Tổng số miếng cá trắng
Tổng số miếng fillet – Tổng số miếng cá bệnh
Thực tập tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm - Khoa Nông nghiệp & SHƯD 21
Hình 6: Sơ đồ qui trình công nghệ chế biến cá tra fillet cấp đông
Tiền
cấp đông
Xếp khuôn
Cấp đông 1
Tách khuôn
Đóng thùng
Bảo quản
Cân 1
Block
Chờ đông
IQF
Cân 2
Cấp đông 2
Mạ băng
Tái đông
Cân 3
Đóng thùng
Bảo quản
Bao gói
Tiếp nhận nguyên liệu
Sửa cá
(20 - 250C)
Cắt tiết
Ngâm xả máu
(50-100ppm,15phút)
fillet
Rửa 1
(10-20ppm,đá vảy)
Lạng da
Rửa 2
Kiểm tra ký sinh trùng
Phân size
Rửa 3
Trộn phụ gia
Thực tập tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm - Khoa Nông nghiệp & SHƯD 22
3.2.2 Thuyết minh qui trình
Tiếp nhận nguyên liệu:
Hình 7: Cá tra vận chuyển bằng ghe đục
Nguyên liệu sau khi lấy mẫu phân tích đạt chỉ tiêu chất lượng và không chứa kháng
sinh thì tiến hành thu mua vận chuyển bằng ghe đục đến xí nghiệp. Công nhân tiếp
nhận nguyên liệu cho vào các sọt chuyên dùng rồi được vận chuyển bằng xe đẩy đưa
vào xưởng đến nơi cân nguyên liệu ghi lại đầy đủ và chính xác.
Yêu cầu của cá: nguyên liệu phải còn sống, không có dấu hiệu bệnh, thao tác nhanh
gọn tránh va đập mạnh.
Cá sau khi được tiếp nhận đưa qua khâu cắt tiết xả máu.
Cắt tiết:
Hình 8: Khâu cắt tiết
Mục đích: tách hết máu trong cơ thể cá làm cho miếng cá phi lê được trắng, dễ dàng
cho công đoạn filê.
Công nhân bắt từng con, tay thuận cầm dao nhọn, tay nghịch giữ đầu cá nằm trên bàn,
bụng cá hướng về phía người thực hiện. Tay thuận đưa mũi dao thẳng xuống, cán dao
nghiêng sang phải, mũi dao cắt vào giữa 2 hầu nhấn mạnh rồi rút dao ra nhằm cắt đứt
động mạch chủ. Cá sau khi cắt tiết được đưa qua khâu rửa 1.
Yêu cầu: cắt đứt động mạch chủ để máu cá ra được nhiều.
Ngâm xả máu:
Thực tập tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm - Khoa Nông nghiệp & SHƯD 23
Hình 9: Ngâm xả máu
Mục đích: nhằm lấy hết máu trong cá, máu không còn tồn đọng trong tế bào, làm thịt
cá trắng, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật.
Cá sau khi cắt tiết được ngâm trong bồn nước đã pha sẵn chlorin (nồng độ 50-100
ppm), cá được lưu lại trong bồn ngâm khoảng 15 phút, sau đó được công nhân vớt ra
bằng rỗ nhựa. Tiếp tục vận chuyển bằng xe đẩy đến bàn phi lê.
Yêu cầu: cá phải chết hoàn toàn.
Tần suất thay nước trong bồn: khi thấy nước trong bồn dơ thì thay.
Phi lê:
Hình 10: Công đoạn fillet
Mục đích: tách thịt hai bên thân cá ra, loại bỏ đầu, đuôi, xương, nội tạng cá, nhằm
đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Đặt cá lên thớt, tay không thuận giữ đầu cá, phần lưng cá hướng vào phía người phi lê
còn phần bụng cá hướng ra ngoài, tay thuận cầm dao chuyên dùng. Tay cầm dao cắt
sát vây mang đến ót cá. Sau đó quay lưỡi dao sang trái, lách từ ót cá đến hốc xương
tránh vây lưng kéo dài đến chót đuôi, mũi dao vừa sâu giữa xương sống cá. Quay lưỡi
dao cắt sát vây mang, vây bụng trước và tách phần xương bụng, sau đó cắt một đường
từ vây bụng đến chót đuôi. Lấy miếng filet ra và tiếp tục lật úp cá lại thao tác tương tự
lấy miếng cá còn lại.
Thực tập tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm - Khoa Nông nghiệp & SHƯD 24
Miếng cá cho vào thau nước rửa sơ bộ rồi đưa qua rửa 1.
Yêu cầu khi phi lê không được vỡ mật, không phạm thịt, miếng phi lê không được sót
xương, sót vây.
Rửa 1:
Mục đích: làm sạch máu, giảm một lượng vi sinh vật trên bề mặt và loại bỏ nội tạng
còn bám trên miếng cá.
Miếng cá phi lê được rửa trong thau nước chảy tràn, sau đó đưa qua thau nước chứa
chlorin (10-20ppm) và đá vảy.
Yêu cầu: miếng cá phi lê phải sạch máu và tạp chất.
Miếng cá sau khi được rửa cho vào rổ đặt lên bàn cân ghi lại số liệu tính định mức,
đưa qua lạng da.
Lạng da:
Hình 11: Lạng da
Mục đích: tách phần da ra khỏi thịt cá.
Đặt miếng phi lê sao cho phần da tiếp xúc với mặt bàn của máy, dùng tay vuốt miếng
fillet phần đuôi đi trước, miếng cá được kéo về phía trước. Dưới tác dụng của bánh
răng quay và lưỡi dao bén thì phần da sẽ bị tách ra rớt xuống dưới, phần thịt cuốn về
trước.
Yêu cầu: miếng fillet không sót da nhiều, không phạm thịt.
Sửa cá:
Thực tập tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm - Khoa Nông nghiệp & SHƯD 25
Hình 12: Công đoạn sửa cá
Mục đích: làm sạch phần da còn sót. Loại bỏ mỡ, xương, thịt đỏ. Tăng giá trị cảm
quan.
Cá đặt lên thớt, phần lưng tiếp xúc với thớt. Tay trái giữ miếng cá, tay phải cầm dao
nghiêng khoảng 30o lạng bỏ phần mỡ, xương ở bụng và lưng. Sau đó lật úp miếng cá
lại rồi cắt nhẹ một đường giữa lưng phần thịt đỏ nhô lên thuận lợi cho thao tác. Dùng 2
ngón tay bóp nhẹ miếng cá rồi dùng dao gọt nhẹ và cạo sạch phần thịt đỏ trên lưng cá.
Vanh lại phần bụng và định hình làm tăng giá trị cảm quan của miếng phi lê.
Yêu cầu: miếng cá sạch mỡ, phần thịt đỏ, xương, da còn sót lại và tránh phạm thịt. Tỉ
lệ thành phẩm trên 80% thì đạt. Trong suốt công đoạn này cá được duy trì ở nhiệt độ
20-25oC bằng nước đá vảy.
Rửa 2:
Mục đích: Loại bỏ phần vụn và mỡ bám trên miếng cá đồng thời làm giảm mật số vi
sinh vật còn bám trên bề mặt miếng cá, làm sạch miếng cá, làm cho miếng cá được
trắng.
Miếng cá sau khi kiểm xong được rửa qua bồn nước chứa chlorin (10ppm) và đá vảy.
Yêu cầu: Nhiệt độ nước rửa 5oC – 10oC.
Kiểm tra kí sinh trùng:
Mục đích: loại những miếng phi lê bị nhiễm ký sinh trùng, nhằm đảm bảo yêu cầu chất
lượng của miếng phi lê.
Miếng cá sau khi sửa xong đưa qua kiểm tra kí sinh trùng bằng mắt. Lật 2 bên thịt cá
xem có những đốm trắng đục hay hồng đỏ thì để riêng ra. Nếu nghi ngờ thì đặt miếng
cá lên bàn soi.
Yêu cầu: kiểm tra thật kỹ, chính xác.
Rửa 3:
Mục đích: Làm giảm mật số vi sinh vật còn bám trên bề mặt miếng cá.
Thực tập tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm - Khoa Nông nghiệp & SHƯD 26
Miếng cá sau khi kiểm tra ký sinh trùng cho vào từng rổ nhúng qua thau nước chlorin
(20-30ppm), rồi nhúng tiếp qua thau nước sạch. Tiếp theo đổ vào bồn quay tăng trọng.
Yêu cầu: Sau khi rửa miếng cá phi lê phải sạch, sáng.
Trộn phụ gia:
Hình 13: Quay tăng trọng
Mục đích: làm tăng khả năng giữ nước cho miếng phi lê sau khi rã đông đồng thời làm
cho miếng cá sau trở nên sáng bóng do đó tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm.
Trước khi đem cá đi cấp đông, cá thường được trộn trong dung dịch Fishtech ( gồm
acid citric E330, potassium carbonate E501) và muối nhằm làm cho miếng fillet bóng
láng, hút nước trở lại làm tăng trọng lượng miếng fillet. Trống quay 300 Kg/mẻ, thời
gian trộn 30 – 45 phút/mẻ đối với cá sạch da, 60 – 90 phút/mẻ đối với cá còn thịt đỏ,
tốc độ quay 4.5 vòng/phút, tỉ lệ nước:cá = 40:60.
Cách pha hóa chất:
- Bồn pha hóa chất được rửa sạch trước khi sử dụng.
- Cho nước vào tới vạch chia 350L.
- Cân 10Kg hóa chất + 3.3Kg cho vào bồn.
- Tiếp tục cân 100Kg đá vảy cho vào.
- Khuấy hóa chất hòa tan hoàn toàn là được.
Phân loại:
Cá sau khi được trộn phụ gia sẽ đỗ ra rồi được phân size và phân màu. Cá được phân
size theo tiêu chuẩn châu Âu và Mỹ gồm các cỡ: 2-3, 3-5, 5-7, 7-9, 4-6, 6-8, 8-10, 10-
12, 220-up, Phân màu theo 3 loại:
Loại T1: màu trắng bóng
Loại T2: màu trắng hồng
Loại T3: màu vàng
Thực tập tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm - Khoa Nông nghiệp & SHƯD 27
Yêu cầu: khi phân size phải chính xác, không rớt size. Nhiệt độ cá được duy trì khoảng
10-15oC.
Cân 1:
Mục đích: xác định khối lượng của mỗi khuôn theo yêu cầu khách hàng.
Cá sau khi phân loại cho vào rổ nhựa cân thường thì mỗi khuôn 4,5Kg; 5Kg;
7,5Kg;sau đó đưa qua xếp khuôn.
Xếp khuôn:
Hình 14: Công đoạn xếp khuôn
Công đoạn này chỉ áp dụng đối với qui trình cá tra cấp đông block.
Mục đích: định hình sản phẩm cấp đông, đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng và để
cho quá trình cấp đông diễn ra nhanh hơn.
Theo nhu cầu của khách hàng ta có nhiều loại xếp khuôn khác nhau: xếp lớp cách bằng
tấm thiết, xếp bông hồng, xếp block, xếp rời. Nhưng chủ yếu là xếp rời.
Xếp block:
Mỗi thau cá được xếp vào 1 khuôn, cá được xếp thành từng lớp, giữa 2 lớp có bao PE
ngăn cách. Dưới đáy khuôn đặt tấm PE lớn trải dài ra khuôn, sau đó đặt lên thêm 2
miếng PE nhỏ hơn. Tiếp theo châm ít nước rồi xếp miếng fillet, phần lưng đưa lên và
vuốt ngay ngắn. Khi xếp xong 1 lớp thì sẽ châm nước vào, rồi sau đó phủ lớp PE lên
để xếp lớp tiếp theo. Xếp lớp trên thì bụng cá đưa lên, rồi thêm một miếng PE để thẻ,
cỡ, loại. Sau cùng xếp các mép miếng PE sát cạnh khuôn, ngay ngắn.
Xếp IQF:
Cũng tương tự như trên nhưng không châm nước và xếp những miếng cá rời rạt nhau.
Yêu cầu: Cá phải nằm gọn trong miếng PE, khuôn phải được vệ sinh sạch, khuôn
phẳng hình dạng đẹp.
Tiền cấp đông:
Thực tập tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm - Khoa Nông nghiệp & SHƯD 28
Cá sau khi xếp khuôn được chuyển qua kho chờ đông. Quá trình chờ đông chỉ diễn ra
khi sản phẩm chưa đủ cho vào tủ hoặc tủ cấp đông đã hoạt động hết.
Mục đích: hạn chế sự phát triển của vi sinh vật.
Nhiệt độ kho chờ đông -1 đến 4oC
Thời gian chờ đông không quá 4 giờ.
Cá sau khi xếp khuôn xong được đưa đến đặt trên tấm pallet. Sau đó đưa vào kho chờ
đông, các khuôn đựơc xếp trên các kệ. Khi có tủ cấp đông thì nhanh chóng đưa vào
ngay.
Yêu cầu: kho chờ đông phải luôn sạch sẽ, cửa kho chỉ mở khi xuất hoặc nhập hàng,
sản phẩm khác nhau thì xếp khác nhau.
Cấp đông1:
Hình 15: Tủ cấp đông tiếp xúc
Cá sau khi xếp khuôn đưa qua cấp đông.
Mục đích: bảo quản, ngăn chăn sự phát triển của vi sinh vật, ổn định cấu trúc trạng thái
của sản phẩm, kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm.
Chạy tủ trước vài phút để hạ nhiệt độ tủ xuống. Nâng tấm panel lên cho sản phẩm vào,
chiều dài mỗi tấm 10 khuôn (khuôn cũ 9 khuôn), chiều rộng 2 khuôn. Mỗi ngăn 20
khuôn, một tủ gồm 14 tấm panel. Sau khi cho sản phẩm vào xong thì hạ tấm panel
xuống tiếp xúc với bề mặt khuôn, đóng cửa tủ lại cài chốt an toàn tiến hành cấp đông.
Yêu cầu: Thời gian cấp đông < 4 giờ, nhiệt độ tủ trong quá trình cấp đông phải từ -39
đến -42oC, nhiệt độ tâm sản phẩm sau cấp đông phải đạt -18 đến -22oC.
Tách khuôn:
Mục đích: lấy sản phẩm ra khỏi khuôn đơn giản, nhanh.
Sản phẩm sau khi cấp đông xong được lấy ra đưa đến bàn tách khuôn, chỉ gỏ nhẹ là lấy
sản phẩm ra, đối với sản phẩm IQF chỉ cần lắc nhẹ tấm PE là lấy sản phẩm ra.
Thực tập tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm - Khoa Nông nghiệp & SHƯD 29
Yêu cầu: không được làm rơi sản phẩm xuống nền, thao tác nhẹ tránh làm hư sản
phẩm.
Đóng thùng:
Sản phẩm sau tách khuôn tiến hành đóng thùng, trên thùng carton ghi đầy đủ tên, địa
chỉ của xí nghiệp, tên sản phẩm, tên loài, loại cỡ, thời hạn sử dụng, hướng dẫn sử
dụng, ngày sản xuất, trọng lượng tịnh, cách bảo quản.
Mục đích: xác định xuất xứ của sản phẩm, dễ vận chuyển.
Sau khi tách khuôn cho vào thùng carton từ 1-2 block tùy theo yêu cầu của khách
hàng, block cùng cỡ, cùng loại cho vào một thùng. Sau cùng đai nẹp thùng: 2 nẹp
ngang, 2 nẹp dọc theo qui cách đóng thùng. Màu sắc của dây theo yêu cầu của khách
hàng.
Yêu cầu: thao tác phải nhanh, nhẹ để đảm bảo nhiệt độ tâm sản phẩm đưa vào bảo
quản -16oC và hư sản phẩm. Không được làm rơi sản phẩm xuống nền.
Cân 2:
Áp dụng cho qui trình cấp đông IQF.
Mục đích: xác định độ chính xác khối lượng tịnh của sản phẩm sau mạ băng.
Cá sau khi phân size, phân loại cho vào rổ rồi đặt lên cân, thường mỗi rỗ khoảng
10Kg.
Yêu cầu: khi cân cần độ chính xác cao, thao tác nhanh tránh hư hỏng sản phẩm.
Chờ đông:
Mục đích: hạn chế sự phát triển của vi sinh vật.
Nhiệt độ chờ đông -1 đến 4oC
Thời gian chờ đông không quá 4 giờ.
Cá sau khi cân cho vào bao bì PA cột lại rồi bỏ vào thùng nhựa chứa đá vảy.
Yêu cầu: phải đảm bảo nhiệt độ và thời giạn chờ đông tránh làm hư hỏng sản phẩm.
Cấp đông 2:
Thực tập tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm - Khoa Nông nghiệp & SHƯD 30
Hình 16: Tủ cấp đông IQF
Sau khi phòng cấp đông bắt đầu thì đưa nguyên liệu đến nơi nhân nguyên liệu của
phòng cấp đông.
Mục đích: bảo quản, ngăn chăn sự phát triển của vi sinh vật, ổn định cấu trúc trạng thái
của sản phẩm, kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm.
Cá được vớt từ thùng lên, sau đó được xếp lên bell. Mặt bụng của miếng cá tiếp xúc
trực tiếp với bell, miếng cá phải thẳng và xếp xen kẽ nhau. Sau đó qua mạ băng.
Yêu cầu: Thời gian cấp đông < 4 giờ, nhiệt độ tủ trong quá trình cấp đông phải từ -39
đến -42oC, nhiệt độ tâm sản phẩm sau cấp đông phải đạt -12oC, tốc độ bell từ 30 đến
45 phút.
Mạ băng:
Hình 17: Mạ băng
Mục đích: ngăn chặn sự cháy lạnh, tăng trọng lượng, tỷ lệ mạ băng tùy theo yêu cầu
khách hàng.
Sản phẩm sau khi cấp đông cho vào rổ rồi ngâm trong một bồn chứa nước mạ băng
(nhiệt độ <4oC). Rồi xếp lại lên bell, lúc này tốc độ bell nhanh hơn khoảng 8 -10 phút.
Yêu cầu: nhiệt độ mạ băng không chênh lệch quá lớn tránh tăng trọng không đều.
Tái đông:
Thực tập tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm - Khoa Nông nghiệp & SHƯD 31
Sản phẩm sau khi mạ băng còn ướt tiếp tục chạy băng chuyền.
Mục đích: làm khô bề mặt sản phẩm
Cũng giống như phòng cấp đông IQF.
Cân 3:
Mục đích: xác định khối lượng để cho vào bao gói, nhằm kiểm tra lại tỷ lệ mạ băng.
Sản phẩm sau khi tái đông rớt vào rổ, công nhân sẽ cho từng rổ cá lên cân đồng hồ, rồi
cho vào bao bì.
Yêu cầu: thao tác cân phải nhanh, không để cá rớt xuống nền.
Bao gói:
Hình 18: Bao gói
Mục đích: làm gọn nguyên liệu, dễ vận chuyển.
Sản phẩm sau khi cân cho vào bao bì, tiếp theo đưa lên máy hàn miệng lại. Khối lượng
mỗi gói tùy theo khách hàng rồi mới chọn kích thướt bao bì.
Yêu cầu: thao tác phải nhanh, nhẹ để đảm bảo nhiệt độ tâm sản phẩm đưa vào bảo
quản -16oC và hư sản phẩm. Không được làm rơi sản phẩm xuống nền.
Bảo quản:
Hình 19: Cửa vào kho bảo quản
Thực tập tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm - Khoa Nông nghiệp & SHƯD 32
Sản phẩm sau khi đóng thùng ghi nhãn được đưa ngay vào kho bảo quản thành phẩm ở
nhiệt độ <-18oC, thời gian bảo quản tối đa 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Sau khi đóng thùng đưa qua cửa nhỏ của kho hàng. Trong kho được xếp theo từng
nhóm loại, lô hàng riêng biệt. Khi xuất hàng chuyển qua cửa nhỏ.
Yêu cầu: hàng chưa cấp đông không được chứa trong kho lạnh, không chứa sản phẩm
không là thực phẩm cho người trong kho lạnh.
3.3 Máy và thiết bị chế biến, hệ thống xử lý nước cấp và nước thải
3.3.1 Cách vận hành, nguyên lý hoạt động của máy
Hình 20: Sơ đồ hệ thống máy nén 2 cấp
Cách vận hành
Trước khi vận hành máy tiến hành kiểm tra xem xét công tác chuẩn bị, sau khi chuẩn
bị xong thì bắt đầu mở máy. Khởi động gồm các bước sau:
- Nhấn nút “ON” của quạt, tháp giải nhiệt.
- Nhấn nút “ON” khởi động bơm nước cho mát dàn ngưng và tháp giải nhiệt cho máy
nén.
- Vẫn để nút điều chỉnh van từ cấp dịch vào bình trung gian ở vị trí “OFF”, tiến hành
giảm tải cho máy nén bằng cách vặn nút điều chỉnh từ “Load” đến “Unload”.
- Nhấn nút “ON” khởi động máy nén nhưng phải chú ý đến áp kế, dầu nén kim áp kế
không lên thì phải tắt máy.
- Khi tốc độ quay của máy đạt tới trị số định mức tiến hành tăng tải cho máy nén đồng
thời nhích mở van thấp áp nhưng phải theo dõi áp kế hút và ampe kế của động cơ điện.
- Khi áp kế lực bình trung gian thấp thì tiến hành vặn nút điều chỉnh cấp dịch vào bình
ampe kế đến “Auto”.
Bộ phận
tách ẩm Bình chứa dịch Dàn ngưng tụ
Bộ phận
tách dầu
Máy nén
cấp 2
Máy nén
cấp 1 Bộ phận
tách lỏng
Dàn bay hơi
Thực tập tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm - Khoa Nông nghiệp & SHƯD 33
- Vẫn tiến hành mở từ từ van hút về phải, chú ý áp kế hút và ampe kế động cơ điện khi
vào van hút mở hết tiếp tục vặn nút điều chỉnh cấp dịch tự động.
Nguyên lý hoạt động
Hơi bão hòa khô được máy nén hút về từ bình tách lỏng và được nén đến bình tách
dầu ở dạng hơi có nhiệt độ và áp suất cao. Tại đây hơi môi chất vào dàn ngưng không
còn dầu, hạn chế dầu bôi trơn. Sau khi tách dầu hơi môi chất tới dàn ngưng và được
làm mát bằng gió hoặc nước. Hơi môi chất nhả nhiệt để chuyển pha từ hơi sang lỏng
và được đẩy vào bầu chứa cao áp có áp suất và nhiệt độ cao. Rồi tiếp tục qua bình lọc
ẩm tại đây chia làm hai nhánh.
Nhánh 1: Với lưu lượng ít, đi qua van tiết lưu để thực hiện quá trình tiết lưu hạ nhiệt
độ phun vào bình trung gian để làm nguội hơi môi chất của máy nén tầm thấp và làm
quá lạnh môi chất lỏng đi trong ống xoắn ruột gà trước khi tiết lưu.
Nhánh 2: Với lưu lượng lớn hơn môi chất đi vào ống xoắn ruột gà để được làm quá
lạnh trước khi tiết lưu. Sau đó đi vào van tiết lưu để hạ nhiệt độ xuống thấp, rồi đi vào
dàn bay hơi để lấy nhiệt của sản phẩm. Môi chất nhận nhiệt chuyển pha lỏng thành
hơi. Hơi được máy nén hút về qua bình chất lỏng kết thúc một chu trình và tiếp tục
một chu trình kế tiếp.
3.3.2 Thiết bị chế biến
Máy lạng da
Hình 21: Cấu tạo máy lạng da
Nguyên tắt hoạt động
Thực tập tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm - Khoa Nông nghiệp & SHƯD 34
Bật công tắt sang vị trí “ON” cho máy hoạt động. Khi máy khởi động xong thì đưa
miếng fillet vào máng dẫn nguyên liệu, đặt miếng cá mặt da tiếp xúc với bề mặt máng,
phần đuôi hướng về trục cuốn, sau đó dùng tay đẩy miếng cá đến trục cuốn. Dưới tác
dụng của trục cuốn miếng fillet được kéo qua lưỡi dao, lưỡi dao sẽ tách phần thịt và
phần da theo hai hướng. Phần da nằm phía dưới lưỡi dao được tách ra khỏi thịt rơi
xuống máng hứng. Phần thịt nằm ở phía trên lưỡi dao khi tách và được cuốn về phía
trước.
Chú ý: - Cẩn thận khi đưa miếng fillet đến trục cuốn.
- Phải điều chỉnh lưỡi dao sao cho phù hợp với kích cỡ cá trước khi hoạt động
máy, nhằm tránh hao hụt trọng lượng hoặc còn sót da trên miếng cá.
Vận hành và an toàn:
- Kiểm tra cầu dao điện.
- Mở công tắc nguồn, xả van nước.
- Mở công tắc cho máy chạy.
- Vệ sinh sau mỗi ca làm việc.
Thông số kỹ thuật
- Phun nước liên tục lên trục nhám khi chạy máy.
- Điều chỉnh khoảng cách giữa dao lạng da và con lăn hợp lý.
- Kiểm tra và thường xuyên làm bén dao lạng da.
Máy quay tăng trọng (tumble)
Nhằm làm cho miếng fillet bóng láng, tăng trọng lượng.
Hình 22: Cấu tạo máy quay tăng trọng
Nguyên tắt hoạt động
Thực tập tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm - Khoa Nông nghiệp & SHƯD 35
Sau khi cho nguyên liệu, dung dịch tăng trọng vào thùng quay thì bấm nút “ON 1”,
thiết bị quay theo chiều kim đồng hồ do các tấm xoắn có nhiệm vụ đảo trộn nguyên
liệu. Khi nguyên liệu đạt yêu cầu thì bấm nút “ON 2” thùng quay ngược lại, lúc này
các tấm xoắn có nhiệm vụ chuyển nguyên liệu ra ngoài miệng thùng quay có bố trí bồn
hứng. Cuối cùng, bấm nút “OFF” thùng quay dừng lại.
Vận hành thiết bị:
- Kiểm tra cầu dao điện.
- Mở công tắc nguồn.
- Bật công tắc cho máy chạy (ON).
- Đóng công tắc khi kết thúc (OFF).
Thông số kỹ thuật
- Vận tốc quay 9 vòng/phút.
- Khối lượng cá fillet ≤ 400 kg/mẻ.
Tủ đông tiếp xúc
Hình 23: Cấu tạo tủ đông tiếp xúc
Nguyên tắt hoạt động
Tủ đông tiếp xúc dùng để làm lạnh sản phẩm trong khoảng thời gian tương đối ngắn ≤
3 giờ và nhiệt độ sản phẩm -18oC ± 2oC với năng suất 1500 kg/mẻ.
Khi hoạt động, các tấm panel hạ xuống khi đó block cá nằm ở khoảng giữa 2 tấm, bên
trong tấm panel chứa môi chất lạnh NH3. Dựa vào nguyên lý truyền nhiệt, môi chất
Thực tập tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm - Khoa Nông nghiệp & SHƯD 36
lạnh dẫn trong đường ống sẽ truyền nhiệt qua tấm panel, tấm panel truyền qua khuôn
sau đó vào block cá và được đông cứng.
Vận hành thiết bị:
- Trước tiên kiểm tra đầy đủ nhật ký vận hành lần dừng trước đó.
- Kiểm tra nhớt cacte (từ 1/3 kính xem nhớt trở lên).
- Kiểm tra nước ở tháp giải nhiệt.
- Đóng cầu dao điện cung cấp (đèn báo nguồn sáng các đèn báo động không cháy).
- Bật công tắc bơm nước, quạt tháp giải nhiệt sang vị trí “AUTO”.
- Bật công tắc “cooling town fan” sang vị trí “ON”.
- Điều chỉnh thời gian cấp đông (tùy vào sản phẩm đông).
- Chạy máy:
Nhấn nút “START” trên tủ điện MCP khởi động máy nén.
Bật công tắc “Feed Solvalse” sang vị trí “ON”.
Theo dõi các thông số hoạt động của máy nén (tải <127 ampe, áp suất nén < 17
kg/cm2, không có tiếng kêu lạ)
- Dừng máy:
Nhấn nút “MENU STOP”: máy dừng sau 9 phút.
Nhấn nút “EMR STOP”: máy dừng ngay.
Chỉnh các công tắc về vị trí “OFF”.
* Chú ý: Do phải đảm bảo cột môi chất rút về dâng cao đến mức qui định mới được
khởi động máy. Nên để tiết kiệm được thời gian đông đạt nhiệt độ thì cần mở tủ cấp
đông không tắc máy ngay mà để máy chạy trong 3 phút. Phương pháp này tuy tốn điện
nhưng tiết kiệm được ở chổ:
Nếu tắt máy ngay thì sau 30 phút cột môi chất mới dâng lên đến điểm qui định, khi đó
mới khởi động máy lại.
Nếu chạy thêm 3 phút thì chỉ cần thời gian 8 phút là có thể khởi động lại máy.
Thông số kỹ thuật:
- Thời gian chạy tủ đạt độ từ 5 phút đến 10 phút.
- Nhiệt độ cá trước khi đưa vào cấp đông ≤ 10oC.
- Nhiệt độ tủ cấp đông -38oC ± 2oC.
- Thời gian cấp đông ≤ 3 giờ.
- Nhiệt độ tâm sản phẩm sau cấp đông phải đạt ≤ -38oC ± 2oC.
- Năng suất 1500 kg/mẻ.
Thực tập tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm - Khoa Nông nghiệp & SHƯD 37
Tủ đông IQF
Hình 24: Mô hình tủ đông IQF
Nguyên tắt hoạt động:
Khi cấp đông, miếng fillet được xếp trên bell và được cấp nhiệt từ 2 phía: phía trên và
phía dưới. Phía trên nhờ quạt thổi, phía dưới được làm lạnh nhờ những tấm plate bằng
nhôm. Tác nhân lạnh đi lồng vào phía trong của tấm plate, nó được trao đổi nhiệt với
lớp màng mỏng,
Vận hành thiết bị:
- Trước tiên kiểm tra đầy đủ nhật ký vận hành lần dừng trước đó.
- Kiểm tra nhớt cacte (từ 1/3 kính xem nhớt trở lên).
- Kiểm tra nước ở tháp giải nhiệt.
- Đóng cầu dao điện cung cấp (đèn báo nguồn sáng các đèn báo động không cháy).
- Bật công tắc bơm nước, quạt tháp giải nhiệt sang vị trí “AUTO”.
- Bật công tắc “cooling town fan” sang vị trí “ON”.
- Điều chỉnh thời gian cấp đông (tùy vào sản phẩm đông).
- Chạy máy:
Nhấn nút “START” trên tủ điện MCP khởi động máy nén.
Bật công tắc “Feed Solvalse” sang vị trí “ON”.
Theo dõi các thông số hoạt động của máy nén (tải <127 ampe, áp suất nén < 17
kg/cm2, không có tiếng kêu lạ)
- Dừng máy:
Nhấn nút “MENU STOP”: máy dừng sau 9 phút.
Nhấn nút “EMR STOP”: máy dừng ngay.
Chỉnh các công tắc về vị trí “OFF”.
* Chú ý: Do phải đảm bảo cột môi chất rút về dâng cao đến mức qui định mới được
khởi động máy. Nên để tiết kiệm được thời gian đông đạt nhiệt độ thì cần mở tủ cấp
Thực tập tốt nghiệp khoá 29 năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ Thực phẩm - Khoa Nông nghiệp & SHƯD 38
đông không tắc máy ngay mà để máy chạy trong 3 phút. Phương pháp này tuy tốn điện
nhưng tiết kiệm được ở chổ:
Nếu tắt máy ngay thì sau 30 phút cột môi chất mới dâng lên đến điểm qui định, khi đó
mới khởi động máy lại.
Nếu chạy thêm 3 phút thì chỉ cần thời gian 8 phút là có thể khởi động lại máy.
Thông số kỹ thuật
- Thời gian chạy tủ đạt độ từ 5 phút đến 10 phút.
- Nhiệt độ cá trước khi đưa vào cấp đông ≤ 10oC.
- Nhiệt độ tủ cấp đông -38oC ± 2oC.
- Thời gian cấp đông ≤ 3 giờ.
- Nhiệt độ tâm sản phẩm sau cấp đông phải đạt ≤ -38oC ± 2oC.
- Năng suất 1500 kg/mẻ.
3.3.3 Hệ thống xử lý nước cấp
Sơ đồ hệ thống:
Hình 25: Sơ đồ hệ thống xử lý nước cấp
Nguyên lý hoạt động:
Nguồn nước chính cung cấp cho xí nghiệp được lấy từ giếng của xí nghiệp với độ sâu
150m, nước sau khi bơm lên sẽ đưa qua hệ thống xử lý, nước bơm lên có rất nhiều ion,
tạp chất, cặn,
Nước giếng đẩy lên hệ thống phun tưới, trên đường đi đến hệ thống phun tưới dùng
bơm định lượng chlorine nhằm tạo oxi hóa thành Fe3+ tạo kết tủa nhanh.
Nếu sử dụng chlorine thì quá trình chuyển hóa từ Fe2+ đến Fe3+ xảy ra lâu hơn. Mặt
khác, sử dụng bơm định lượng có tác dụng:
+ Điều chỉnh phân tử bởi lượng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TP0279.pdf