MỤC LỤC
TÓM LƯỢC . ii
LỜI CẢM ƠN.iii
MỤC LỤC . iv
DANH SÁCH BẢNG . vi
DANH SÁCH HÌNH . vii
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
1.1 TỔNG QUAN. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU. 3
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LIỆU CÁ TRA . 3
2.1.1 Đặc điểm sinh thái của cá .3
2.1.2 Cấu trúc của thịt cá .3
2.1.3 Thành phần hoá học của cá .4
2.1.4 Giá trị dinh dưỡng của cá.5
2.1.5 Giới thiệu về vụn cá tra .6
2.1.6 Cơ chế tạo gel protein .6
2.2 SƠ LƯỢC VỀ PHỤ GIA SỬ DỤNG . 8
2.2.1 Muối ăn (NaCl) .8
2.2.2 Polyphosphate .9
2.2.3 Gelatin.10
2.2.4 Carrageenan .12
2.2.5 Tinh bột (bột mì tinh).17
2.2.6 Muối nitrit .18
2.2.7 Một số gia vị sử dụng .18
2.3 GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM ĐỒ HỘP . 19
2.3.1 Quy trình chế biến sản phẩm đồ hộp cá nghiền .20
2.3.2 Giải thích quy trình .20
2.3.3 Các biểu hiện hư hỏng của đồ hộp .21
2.3.4 Yêu cầu về chất lượng thực phẩm đóng hộp trước khi đưa ra thị trường .23
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 24
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM . 24
3.1.1 Thời gian, địa điểm .24
3.1.2 Dụng cụ, thiết bị.24
3.1.3 Phụ gia, hóa chất sử dụng .24
3.1.4 Nguyên liệu .24
3.2 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM . 25
3.2.1 Quy trình bố trí thí nghiệm tổng quát .25
3.2.2 Nội dung thí nghiệm .25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 30
4.1 KẾT QUẢ ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ MUỐI NaCl ĐẾN CẤU TRÚC
VÀ GIÁ TRỊ CẢM QUAN CỦA SẢN PHẨM . 30
4.2 KẾT QUẢ ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG NATRI TRIPOLY
PHOSPHATE ĐẾN CẤU TRÚC VÀ CẢM QUAN CỦA SẢN PHẨM . 32
4.3 KẾT QUẢ ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG GELATIN VÀ
CARAGEENAN ĐẾN CẤU TRÚC VÀ CẢM QUAN CỦA SẢN PHẨM . 34
4.4 THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM. 38
4.5 KẾT QUẢ KIỂM TRA VI SINH SẢN PHẨM. 38
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 39
5.1 KẾT LUẬN. 39
5.2 KIẾN NGHỊ . 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 40
PHỤ LỤC 1 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH. I
PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ THỐNG KÊ . X
73 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3168 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của thành phần phụ gia bổ sung đến chất lượng sản phẩm đồ hộp vụn cá tra nghiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước khác đã sản xuất được rất nhiều sản phẩm đồ
hộp khác nhau: từ rau, quả, thịt, cá, tôm, cua, sữa, ... Đồ hộp thực phẩm rất đa
dạng, mỗi loại sản phẩm có cách chế biến khác nhau, dùng các thiết bị khác nhau.
Đồ hộp cá nghiền là một dạng chế biến dạng nhũ tương giữa cá được xay ra và
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 31 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm 20
nước đá cùng các chất phụ gia khác qua các quá trình xử lý nhiệt nhằm làm tăng
giá trị của sản phẩm, giúp ngon miệng và tăng tính cảm quan cho sản phẩm.
2.3.1 Quy trình chế biến sản phẩm đồ hộp cá nghiền
Hình 2.11: Sơ đồ quy trình chế biến đồ hộp cá nghiền
2.3.2 Giải thích quy trình
Quy trình này dựa trên quy trình sản xuất đồ hộp thịt nghiền (Giáo trình thực tập
chuyên ngành công nghệ thực phẩm)
2.3.2.1 Nguyên liệu: là vụn cá tra, được trữ đông dưới 25 oC ít nhất 1 ngày trước
khi chế biến nhằm ổn định được nguồn nguyên liệu, tránh tác động của vi sinh vật.
2.3.2.2 Xay thô: vụn cá tra sau khi trữ đông, tiến hành xay thô. Khi xay thô chú ý
phải duy trì nhiệt độ dưới 12 oC. Mục đích là phá vỡ cấu trúc cơ thịt cá tạo ra
những hạt nhỏ. Các hạt nhỏ này tác động qua lại, liên kết lại với nhau bằng liên kết
hydrogen giúp cho hỗn hợp có cấu trúc tốt hơn.
2.3.2.3 Phối trộn: sản phẩm sau khi xay là một khối paste, tiến hành phối trộn phụ
gia vào. Mục đích là nhằm phối trộn đều hỗn hợp nguyên liệu, phụ gia nhằm tạo
thành khối gel đồng nhất có mùi vị đặc trưng. Trong lúc phối trộn phải chú ý đến
tính chất của từng loại phụ gia mà thêm vào theo đúng thứ tự.
Nguyên liệu
Trữ đông
Xay thô
Phối trộn
Hộp
Làm khô
Tráng dầu
Xay mịn, Cắt Vô hộp
Hấp sơ bộ
Ghép nắp
Thanh trùng
Làm nguội
Bảo ôn
Thành phẩm
Phụ gia, gia vị
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 31 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm 21
2.3.2.4 Xay mịn và cắt: nhằm làm cho protein bề mặt liên kết được với tinh bột và
lipid nhằm làm tăng độ dai cho sản phẩm. Tạo bề mặt tiếp xúc nhiều hơn. Khi đó,
khối paste đồng đều, mịn hơn, phối trộn đều các chất phụ gia cùng nguyên liệu
thành một khối đồng nhất. Đồng thời khối thịt cá sau khi được cắt sẽ làm tăng mùi
thơm của hỗn hợp và màu của khối paste sáng hơn so với khối paste trước khi xay.
2.3.2.5 Vô hộp: trước hết, hộp được rửa sạch, sấy khô và tráng một lớp dầu mỏng ở
bên trong rồi cho khối thịt cá vào (khối lượng khoảng 190 g (bao gồm vỏ hộp)).
Cần nén chặt khối paste cá vào trong hộp để tạo cho sản phẩm có cấu trúc tốt và
tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm.
2.3.2.6 Hấp sơ bộ: công đoạn hấp sơ bộ có tác dụng:
Tách nước và bài khí trong khối paste
Protein biến tính một phần đến giai đoạn tiệt trùng giữ được cấu trúc ban đầu,
sản phẩm không bị tách nước
Tiêu diệt một phần vi sinh vật
2.3.2.7 Ghép nắp: sau khi hấp sơ bộ xong thì qua công đoạn ghép nắp.
2.3.2.8 Tiệt trùng: chọn chế độ tiệt trùng ở nhiệt độ 121 oC trong thời gian 40 phút
(thời gian giữ nhiệt). Mục tiêu chủ yếu của quá trình này là tiêu diệt bào tử vi
khuẩn Clostridium botulinum vì đây là loại vi khuẩn sinh bào tử kháng nhiệt có thể
có trong các sản phẩm đồ hộp thịt, cá.
2.3.2.9 Làm nguội: nhằm tránh hiện tượng chín tiếp, giữ chất lượng sản phẩm,
tránh vi sinh vật nhiễm trở lại. Vượt qua nhanh khoảng nhiệt độ phát triển của vi
sinh vật từ 49 – 71 oC.
2.3.2.10 Bảo ôn: ổn định chất lượng sản phẩm và để có thể phát hiện được những
hư hỏng trong quá trình chế biến.
2.3.3 Các biểu hiện hư hỏng của đồ hộp
Đồ hộp bị hư hỏng hay mất phẩm chất là loại đồ hộp chứa thực phẩm bị biến chất
có thể làm hại đến sức khoẻ hoặc có các biến đổi làm giảm giá trị dinh dưỡng và
giá trị hàng hoá của đồ hộp. Đồ hộp bị hư hỏng do rất nhiều nguyên nhân. Có thể
phát hiện thực phẩm đóng hộp bị hư hỏng qua hình thái bên ngoài của bao bì
nhưng cũng có khi phải trải qua kiểm tra hoá học và vi sinh mới xác định được.
Người ta phân biệt 3 dạng hư hỏng của thực phẩm đóng hộp là: hư hỏng do vi sinh
vật, hư hỏng do các hiện tượng hoá học và hư hỏng do các hiện tượng cơ lý.
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 31 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm 22
2.3.3.1 Hư hỏng do vi sinh vật.
Quá trình hư hỏng do vi sinh vật có thể sinh ra các chất khí gây ra căng phồng nắp.
Đôi khi đồ hộp bị hư hỏng nhưng không sinh khí nên không gây căng phồng nắp
hộp nhưng có những dấu hiệu thực phẩm bị hư hỏng như nước bị vẩn đục, vữa nát,
có bọt hay có mùi lạ (chua, thối)…
Thực phẩm đóng hộp bị hư hỏng vì vi sinh vật do các nguyên nhân sau:
Trường hợp biểu hiện hư hỏng sau khi tiệt trùng: do tiệt trùng không đúng chế
độ tức là tiệt trùng ở nhiệt độ và thời gian chưa đủ yêu cầu. Phần lớn việc này là do
thiếu xót của người vận hành. Tuy nhiên trong điều kiện vệ sinh sản xuất kém,
mức độ nhiễm trùng trong sản phẩm và trong dây truyền sản xuất cao, nếu không
thay đổi chế độ tiệt trùng thì cũng có thể coi như tiệt trùng không đúng chế độ. Vì
vậy việc giữ vệ sinh cao trong sản xuất đồ hộp là một yêu cầu quan trọng hàng
đầu. Do phương pháp làm nguội không thích hợp. Các nha bào của vi sinh vật ưa
nóng còn lại phát triển mạnh trong khoảng 48,9 oC đến 71,1 oC. Nếu làm nguội
chậm sẽ tạo điều kiện cho chúng phát triển. Do đó, cần làm nguội nhanh sản phẩm
xuống dưới 45 oC. Làm nguội nhanh còn làm cho sản phẩm không bị mềm nhũn vì
quá nhiệt. Do mối ghép bị hở, bởi việc ghép mí hộp không đúng quy tắc hoặc do
các mối hàn dọc bị hở hay do áp suất dư quá cao khi tiệt trùng. Khi bị hở, nước
làm nguội là nguồn nhiễm vi sinh vật chủ yếu, còn không khí chỉ là nguồn phụ.
Người ta ghi nhận có sự xuất hiện của nấm mốc trong hộp bị hở ít, còn nấm men
chỉ thấy khi hộp bị hở nhiều và thường gặp nhất là cầu khuẩn, vi khuẩn có nha bào
hay không có nha bào. Ở đồ hộp bị hở có độ acid cao, phần lớn vi sinh vật xâm
nhập vào đều bị tiêu diệt ngay.
Trường hợp vi sinh vật phát triển nhiều trước khi tiệt trùng: nếu không thực hiện
đúng quy trình công nghệ và nhất là về chế độ vệ sinh công nghiệp thì vi sinh vật
hiện diện nhiều trong sản phẩm trước khi tiệt trùng. Mặt khác, nếu sau khi ghép mí
đồ hộp phải chờ đợi quá lâu trước khi đem đi tiệt trùng, các vi sinh vật sẽ phát triển
làm hỏng sản phẩm trước khi tiệt trùng.
2.3.3.2 Đồ hộp bị hư hỏng do hiện tượng hoá học
Hiện tượng ăn mòn lớp mạ của bao bì bằng sắt sinh ra khí hydro có thể làm cho
hộp bị phồng. Hiện tượng bị phồng này tuy không biểu hiện như phồng do vi sinh
vật nhưng quan trọng ở chổ kim loại bị nhiễm khá nhiều vào sản phẩm. Sử dụng
sắt có chất lượng tốt, sơn verni, bài khí và bảo quản tốt sẽ hạn chế được hiện tượng
này.
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 31 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm 23
2.3.3.3 Đồ hộp bị hư hỏng do tác động cơ lý
Trong các giai đoạn ghép mí, thanh trùng, bảo quản và vận chuyển, đồ hộp có thể
bị hư hỏng do phồng cơ lý, bẹp, méo và rĩ…Đồ hộp có thể bị phồng do thực phẩm
được xếp vào hộp quá đầy, do bài khí không đầy đủ, do chuyên chở từ xứ lạnh
sang xứ nóng, từ vùng thấp sang vùng cao. Đồ hộp bị bẹp, méo và gỉ do thực hiện
không đúng các thao tác kỹ thuật trong quá trình chế biến, vận chuyển, bảo quản
hay sử dụng nguyên vật liệu không hợp quy cách (bao bì quá mỏng, vật liệu ẩm
ướt,…).
Đồ hộp bị hư hỏng do các tác động cơ lý chỉ mất giá trị về mặt thương phẩm mà
không mất giá trị về mặt dinh dưỡng, có thể chế biến lại hay dùng để chế biến các
sản phẩm khác.
2.3.4 Yêu cầu về chất lượng thực phẩm đóng hộp trước khi đưa ra thị
trường
2.3.4.1 Trạng thái cảm quan
Bên ngoài hộp: sáng bóng, không rỉ, kín, không phồng (do nguyên nhân hoá học
hoặc vi sinh vật).
Bên trong hộp: lớp verni còn nguyên vẹn, không hoen ố, không có mùi vị tanh kim
loại, không có mùi hydrosulfua (H2S) hoặc amoniac (NH3) toát ra từ thực phẩm, có
mùi thơm ngon đặc trưng của từng loại thực phẩm đồ hộp.
2.3.4.2 Chỉ tiêu lý hoá
Phản ứng thử chì acetat (xác định H2S): âm tính.
Hàm lượng amoniac dưới 45 mg/100g đồ hộp.
Phản ứng Kreiss (xác định độ hư hỏng, độ oi khét của chất béo): âm tính.
2.3.4.3 Chỉ tiêu vi sinh (Giới hạn cho phép trong 1g hay 1 ml thực phẩm)
E. coli : 0
Clostridium botulinum : 0
Staphylococcus aureus : 0
Salmonella : 0 (trong 25g thực phẩm.)
Tổng số bào tử nấm men, mốc : 0
Vi sinh tổng số: ≤ 106 cfu/g (FAO,1995)
(Theo quy định của TCVN 7048 : 2002 Thịt hộp – quy định kỹ thuật)
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 31 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm 24
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
3.1.1 Thời gian, địa điểm
Địa điểm: các thí nghiệm được thực hiện trong phòng thí nghiệm Bộ môn Công
nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Trường Đại Học Cần
Thơ, đường 3/2 thành phố Cần Thơ.
Thời gian: các thí nghiệm được tiến hành trong khoảng thời gian từ ngày 2/2/2009
đến 3/5/2009.
3.1.2 Dụng cụ, thiết bị
Tủ cấp đông
Máy xay thịt
Máy cắt thịt
Nồi hấp
pH kế
Máy đo cấu trúc
Thiết bị thanh trùng
Một số thiết bị phân tích khác
3.1.3 Phụ gia, hóa chất sử dụng
Polyphosphate
Bột mì tinh
Carageeenan
Gelatin
Muối nitrate, nitrite
Muối ăn NaCl
Gia vị: tỏi, tiêu, đường, bột ngọt…
Cùng một số hóa chất khác dùng trong phân tích.
3.1.4 Nguyên liệu
Sử dụng nguyên liệu vụn thịt đỏ cá tra sau khi fillet và mỡ heo
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 31 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm 25
3.2 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với một hoặc hai nhân tố thay đổi, các
nhân tố còn lại cố định trong suốt quá trình thí nghiệm. Kết quả của thí nghiệm
trước làm cơ sở cho thí nghiệm sau.
3.2.1 Quy trình bố trí thí nghiệm tổng quát
Hình 3.1: Quy trình chế biến đồ hộp vụn cá tra nghiền trong phòng thí nghiệm
3.2.2 Nội dung thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành dựa trên cơ sở của sơ đồ quy trình chế biến thăm dò
với các thành phần phụ gia bổ sung như hình 3.1
3.2.2.1 Thí nghiệm 1: khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối NaCl đến cấu trúc
và giá trị cảm quan của sản phẩm
Mục đích: xác định tỉ lệ muối thích hợp để bổ sung vào sản phẩm đồ hộp vụn cá
tra nghiền nhằm tạo cho sản phẩm có cấu trúc và mùi vị thích hợp.
Vụn thịt đỏ cá tra
đông lạnh
Trữ đông
Xay thô
Phối trộn
Hộp
Làm khô
Tráng dầu
Xay mịn, Cắt Vô hộp
Hấp sơ bộ
Ghép nắp
Thanh trùng
Làm nguội
Bảo ôn
Thành phẩm
Tinh bột 4%
Muối 1,3%
Polyphosphate 0,4%
Gelatin 2%
Carrageenan 2%
Đường 2%, tiêu 0,5%,
tỏi 2%, hành 2%, bột
ngọt 0,5%
Mỡ heo lạnh
đông
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 31 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm 26
Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với một nhân tố thay đổi, 3 lần lặp lại
Nhân tố A: hàm lượng muối NaCl (%) thay đổi ở 4 mức độ
A0: mẫu đối chứng
A1: 1,1
A2: 1,3
A3: 1,5
A4: 1,7
Tổng số nghiệm thức 5 nghiệm thức
Tổng số đơn vị thí nghiệm: 5x3 = 15
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Hình 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1
Tiến hành thí nghiệm
Vụn thịt đỏ cá tra đã cấp đông sẵn được vận chuyển từ công ty CASEAMEX đem
cân khối lượng xác định theo bố trí thí nghiệm chặt nhỏ ra và tiến hành xay thô.
Sau đó tiế hành bổ sung phụ gia và gia vị sử dụng được cân sẵn với thành phần
như trên. Các tỉ lệ này được tính dựa trên khối lượng mẫu thí nghiệm. Chú ý các
loại phụ gia phải cho vào theo một thứ tự nhất định vì việc này có ảnh hưởng đến
quá trình tạo gel cho sản phẩm. Thứ tự cho phụ gia và gia vị là muối,
Nguyên liệu
……….
Phối trộn
Thành phẩm
A1 A2 A3 A4A0
……….
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 31 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm 27
polyphosphate, carrageenan, gelatin, gia vị và tinh bột. Sau khi đã trộn phụ gia
xong tiến hành theo sơ đồ trên.
Chọn thời gian hấp là 25 phút và thời gian thanh trùng là 121oC trong 40 phút. Các
mẫu phải thực hiện giống nhau một cách đồng bộ.
Chỉ tiêu theo dõi
Cấu trúc (đo bằng máy đo cấu trúc)
Màu sắc (đo bằng máy đo màu).
Đánh giá cảm quan sản phẩm (cấu trúc, mùi vị, màu sắc).
3.2.2.2 Thí nghiệm 2: khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng natri tripolyphos-
phate đến cấu trúc của sản phẩm
Mục đích: xác định hàm lượng natri tripolyphosphate sử dụng trong sản phẩm cho
cấu trúc và giá trị cảm quan tốt nhất
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với một nhân tố thay đổi
Nhân tố B : hàm lượng natri tripolyphosphate (%) thay đổi ở 4 mức độ
B0: (mẫu đối chứng)
B1: 0,3
B2: 0,35
B3: 0,4
B4: 0,45
B5: 0,5
Số lần lặp lại 3 lần
Tổng số nghiệm thức 5 x 3 = 15 nghiệm thức
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Hình 3.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2
Nguyên liệu
(đã xử lý)
……
Phối trộn
Thành phẩm
……
B0 B1 B2 B3 B4 B5
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 31 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm 28
Tiến hành thí nghiệm
Từ kết quả khảo sát ở thí nghiệm 1 chọn ra được hàm lượng muối NaCl thích
hợp và tiến hành khảo sát hàm lượng natri tripolyphsphate.
Tất cả các thao tác đều giống như ở thí nghiệm 1
Chỉ tiêu theo dõi
Giá trị pH (đo bằng máy đo pH)
Cấu trúc khối thịt cá thể hiện qua độ bền gel (đo bằng máy đo cấu trúc)
Kết quả đánh giá cảm quan
3.2.2.3 Thí nghiệm 3 : khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng gelatin và caragee-
nan đến cấu trúc và cảm quan của sản phẩm
Mục đích: xác định hàm lượng và tỉ lệ phối trộn thích hợp của gelatin và
carageenan sử dụng trong sản phẩm cho cấu trúc và giá trị cảm quan tốt nhất.
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 2 nhân tố
Nhân tố C: hàm lượng gelatin sử dụng (%) thay đổi ở 4 mức độ
C0: (mẫu đối chứng)
C1: 1
C2: 1,5
C3: 2
Nhân tố D: hàm lượng carageenan (%) thay đổi ở 4 mức độ
D0: (mẫu đối chứng)
D1: 1
D2: 1,5
D3: 2
Số lần lặp lại: 3 lần
Tổng số nghiệm thức: 3 x 4 x 4 = 48 nghiệm thức
Sơ đồ thí nghiệm
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 31 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm 29
Hình 3.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3
Tiến hành thí nghiệm:
Thí nghiệm 3 được tiến hành với những thao tác giống như 2 thí nghiệm trên. Ở
đây ta thay đổi hàm lượng gelatin và carageenan, các yếu tố còn lại cố định, riêng
hàm lượng NaCl vào thì lấy kết quả của thí nghiệm 1, natri tripolyphosphate thì lấy
kết quả của thí nghiệm 2.
Kết quả theo dõi
Cấu trúc khối thịt cá thể hiện qua độ bền gel (đo bằng máy đo cấu trúc
Texture Analyser).
Ghi nhận cảm quan sản phẩm.
3.2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu và thu nhận kết quả
Các kết quả thí nghiệm được tính toán thống kê từ phần mềm Statgraphic Plus 4.0.
Sử dụng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) để đưa ra kết quả về sự sai
biệt giữa các trung bình nghiệm thức. Các số trung bình được tính bằng phương
pháp so sánh LSD.
Nguyên liệu
(đã xử lý)
……
Phối trộn
Thành phẩm
……
D0 D1 D2 D3
C0 C1 C2 C3
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 31 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm 30
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 KẾT QUẢ ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ MUỐI NaCl ĐẾN CẤU
TRÚC VÀ GIÁ TRỊ CẢM QUAN CỦA SẢN PHẨM
Muối sử dụng để tạo vị cho sản phẩm, tăng chất lượng và cấu trúc sản phẩm. Làm
tăng khả năng kết dính của actin và myosin trong thịt qua quá trình tạo áp suất
thẩm thấu. Làm tăng độ hòa tan của protein tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình
thành nhũ tương bền với chất béo, tăng pH của hệ nhũ tương, tăng khả năng giữ
nước từ đó làm giảm tổn thất nước trong quá trình nấu. Khi hòa tan trong nước thu
nhiệt nên góp phần giữ nhiệt độ nhũ tương thấp hơn
Bảng 4.1: Kết quả thống kê ảnh hưởng của NaCl đến cấu trúc và màu sắc sản phẩm
Nồng độ muối (%) Giá trị Cấu trúc (g/mm2)
Đối chứng 40,92b 8,56c
1,1 42,67a 10,30bc
1,3 42,88a 9,67bc
1,5 42,97a 10,99ab
1,7 41,47ab 12,34a
Các chữ số a, b, c trong cùng một cột chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa 0,05)
Từ kết quả thống kê ở bảng 4.1 cho thấy giá trị cấu trúc của sản phẩm sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p<0,05) khi nồng độ muối tăng lên. Mẫu đối chứng cho giá
trị cấu trúc thấp nhất và mẫu có hàm lượng muối là 1,7% là cao nhất, cho thấy khi
có sự hiện diện của muối các phân tử muối làm cho các sợi actin và myosin liên
kết tốt, sản phẩm có cấu trúc tốt.
Giá trị về màu sắc của sản phẩm theo bảng 4.1 không có khác biệt thống kê
ngoại trừ mẫu đối chứng là khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với cá mẫu còn
lại. Điều này có thể giải thích là do thành phần của nguyên liệu thịt đỏ của vụn cá
tra có nhiều myoglobin (có màu đỏ tối). Khi găp oxy trong không khí biến thành
dạng oxymyoglobin có màu đỏ sáng và khi vào hộp ghép nắp dưới tác dụng của
nhiệt độ cao thì sẽ có sự biến đổi về màu sắc khi hấp cũng như trong quá trình
thanh trùng đồ hộp do xảy ra các phản ứng caramel và Maillards làm cho sản phẩm
có màu nâu xám (thịt đã nấu chín). Quá trình này xảy ra theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn đầu: tác động đến globin trong phân tử myoglobin do sự đông tụ xảy
ra.
Giai đoạn 2: tác động lên liên kết giữa hem – globin.
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 31 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm 31
Giai đoạn 3: sự đông tụ hem xảy ra.
Tuy nhiên, ở các nguyên liệu có hàm lượng béo cao khả năng thấm muối thấp cộng
với nồng độ NaCl quá cao sẽ làm chất xúc tác cho các quá trình oxi hóa các thành
phần trong thịt làn thay đổi màu sắc của sản phẩm dẫn đến sản phẩm bị sẫm màu
khó nhìn. (Nguyễn Văn Mười, 2006). Do đó, đối với mẫu có nống độ NaCl 1,7%
cho giá trị thấp, khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với mẫu đối chứng.
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
0 1,1 1,3 1,5 1,7
Nồng độ muối (%)
Đ
ộ
ẩm
(%
)
Hình 4.1: Đồ thị biểu diễn giá trị độ ẩm theo nông độ muối
Từ đồ thị hình 4.1 cho thấy lượng ẩm trong sản phẩm giảm từ mẫu đối chứng
(không có NaCl) đến mẫu sử dụng NaCl ở nồng độ 1,7%. Điều này chứng tỏ hàm
lượng nước tự do trong sản phẩm giảm khi tăng hàm lượng NaCl vào sản phẩm.
Ở giá trị pH của protein thịt trên điểm đẳng điện, khi thêm muối NaCl với hàm
lượng thấp sẽ làm tăng khả năng giữ nước của thịt. Do sự tương tác ưu thế hơn với
ion Cl của protein. Với pH >5,0 ion Cl chỉ trung hòa rất ít ion dương của protein,
mạng ion âm gia tăng, đây chính là nguyên nhân làm cho mạng lưới protein trương
phồng lên, từ đó dẫn đến khả năng giữ nước của sản phẩm tăng. (Nguyễn Văn
Mười, 2006).
Bảng 4.2: Kết quả thống kê điểm trung bình đánh giá cảm quan sản phẩm theo nồng độ muối
Nồng độ muối (%) Màu sắc Mùi Vị Cấu trúc
Đối chứng 3,09a 2,54b 1,90b 2,27c
1,1 3,36a 3,27a 3,27a 3,09b
1,3 3,27a 3,36a 3,27a 3,18ab
1,5 3,63a 3,45a 3,00a 3,81a
1,7 3,63a 3,63a 2,90a 3,72ab
Các chữ số a, b, c trong cùng một cột chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa 0,05)
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 31 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm 32
Từ hết quả trung bình đánh giá cảm quan bảng 4.2 cho thấy điểm cảm quan về
màu sắc của sản phẩm không có sự khác biệt ý nghĩa. Như vậy, muối bổ sung vào
sản phẩm không ảnh hưởng giá trị cảm quan màu sắc của sản phẩm. Tuy nhiên, về
mùi, vị, và cấu trúc sản phẩm khác biệt có ý nghĩa thống kê so với mẫu đối chứng.
Các mẫu bổ sung muối ở các nồng độ khác nhau (1,1 – 1,7%) khác biệt không có
ý nghĩa thống kê về giá trị cảm quan mùi và vị. Riêng về cấu trúc mẫu không có bổ
sung muối nên khả năng liên kết cuả protein thấp. Vì vậy, cấu trúc của mẫu đối
chứng có điểm cảm quan thấp và khác biệt có ý nghĩa so với các mẫu có bổ sung
muối, các mẫu bổ sung muối ở nồng độ 1,3; 1,5 và 1,7% khác biệt không có ý
nghĩa thống kê về cảm quan cấu trúc. Do đó có thể chọn mẫu có nồng độ muối bổ
sung là 1,5%.
Qua toàn bộ kết quả thí nghiệm cho thấy có thể sử dụng NaCl với nồng độ 1,5%
bổ sung vào sản phẩm đồ hộp vụn cá tra nghiền cho sản phẩm có cấu trúc, màu sắc
và giá trị cảm quan là thích hợp nhất
4.2 KẾT QUẢ ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG NATRI TRIPOLY
PHOSPHATE ĐẾN CẤU TRÚC VÀ CẢM QUAN CỦA SẢN PHẨM
Vai trò chủ yếu của polyphosphate là làm gia tăng liên kết của nước với protein
của mô cơ và cách đó làm tăng khối lượng sản phẩm sau cùng, tăng chất lượng
cảm quan cho sản phẩm. Hoạt động của polyphosphate trong sự cải thiện giữ nước
thể hiện ở 3 mặt: nâng pH, hình thành liên kết với ion Ca2+, Mg2+, gây sự duỗi
protein cơ tạo các vị trí có khả năng giữ ẩm tốt. Tuy nhiên, nếu sử dụng với hàm
lượng quá nhiều sẽ gây hại và phản tác dụng.(Nguyễn Văn Mười, 2006). Thí
nghiệm được tiến hành với hàm lượng polyphosphate bổ sung lần lượt là 0,3%;
0,35%; 0,4%; 0,45% và 0,5%.
Bảng 4.3: Kết quả thống kê ảnh hưởng của nồng độ natri tripolyphosphate đến cấu trúc giá
trị pH của sản phẩm
Các chữ số a, b, c trong cùng một cột chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa 0,05)
Cấu trúc cũng liên quan đến khả năng giữ nước trong sản phẩm. Dựa vào kết quả
thống kê ở bảng 4.3 cho thấy, các mẫu sử dụng polyphosphate đều có sự cải thiện
cấu trúc. Tuy nhiên sự gia tăng về cấu trúc của các mẫu không theo quy luật do
Nồng độ polyphosphate (%) Cấu trúc (g/mm2) Giá trị pH
Đối chứng 7,17c 6,42b
0,3 7,90abc 6,50b
0,35 8,57a 6,46b
0,4 7,53abc 6,51b
0,45 7,42bc 6,46b
0,5 8,39ab 6,68a
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 31 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm 33
quá trình thao tác thí nghiệm có thể sai số. Mẫu sử dụng polyphosphate ở hàm
lượng 0,35% có cấu trúc tốt nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với mẫu đối
chứng. Nguyên nhân là do khi bổ sung polyphosphat thì mức độ giữ ẩm trong sản
phẩm cũng gia tăng, polyphosphate sử dụng cao thì mặt cắt sản phẩm càng trở nên
mịn hơn khi đó các tính chất cơ lý của sản phẩm sẽ tăng lên, khả năng tạo gel cũng
tốt hơn. Tác động polyphosphate và protein không chỉ ở khía cạnh gia tăng khả
năng giữ nước nhờ pH, mà còn có khả năng phân tách phức hợp actomyosine
thành actine và myosine dẫn đến sự trương phồng trong cấu trúc của sản phẩm.
Điều này xảy ra là nhờ vào liên kết giữa các sợi actine và myosine cùng với việc
gia tăng sự hút ẩm của mạng protein sợi cơ. Polyphosphate còn có khả năng làm
vỡ myofibril hòa tan vào nước bao bọc giọt chất béo. Khi đó, protein hoạt động
như tác nhân làm bền nhũ tương để giữ chất béo không chảy giọt và phân tán giúp
cho bề mặt sản phẩm tốt hơn. Ngoài ra, polyphosphate còn có vai trò trong việc
hình thành liên kết với ion Ca2+ và Mg2+ của protein giúp cho mạng protein được
nới lỏng, làm cho khả năng liên kết nước của protein tăng. (Nguyễn Văn Mười,
2006).
Dựa vào kết quả thống kê ở bảng 4.3 về giá trị pH của sản phẩm, nhận thấy rằng
giá trị pH của sản phẩm tăng khi tăng nồng độ polyphosphate vào trong sản phẩm.
Ở đây mẫu mẫu hàm lượng polyphosphate 0,5% có giá tri pH cao nhất và khác biệt
có ý nghĩa thống kê so với các mẫu còn lại.
Thịt cá sau khi fillet có khuynh hướng mất nước, với sự hiện diện của
polyphosphate làm cho pH sản phẩm tăng, tác động lên các sợi cơ làm cho cơ thịt
tăng khả năng liên kết nước, kết quả là sự hydrat hóa tăng, protein hút nước và giữ
nước làm độ ẩm của sản phẩm tăng. Thêm vào đó, polyphosphate có tính kiềm, do
đó khi cho vào sản phẩm ở nồng độ càng cao thì pH của sản phẩm cũng biến thiên
tăng theo.
30
35
40
45
50
55
60
65
0 0,3 0,35 0,4 0,45 0,5
Polyphosphate(%)
Đ
ộ
ẩm
(%
)
Hình 4.2: Đồ thị biểu diễn độ ẩm theo nồng độ natri tripolyphoaphate
Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 31 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm 34
Khi hàm lượng polyphosphat gia tăng thì ẩm paste cũng như ẩm của sản phẩm
thay đổi không lớn từ mẫu đối chứng đến mẫu có hàm lượng 0,5%. Muối và
polyphosphat làm vỡ actomyosin làm cho các sợi cơ giãn mạch và gia tăng
khoảng trống giữa các sợi cơ. Lúc này nước có thể tác động qua lại tự do hơn với
protein và cố định giữa các khoảng trống không có sợi cơ, giúp tang khả năng giữ
nước cho sản phẩm.
Bảng 4.4: Kết quả thống kê trung bình cảm quan sản phẩm theo nồng độ natri tripolyphosphate
Các chữ số a, b trong cùng một cột chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa 0,05)
Dựa vào bảng kết quả thống kê trung bình cảm quan (bảng 4.4) về màu sắc, mùi và
vị không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này cho thấy khi bổ sung
polyphosphate đến nồng độ 0,5% vào sản phẩm thì không ảnh hưởng đến màu sắc
cũng như mùi vị sản phẩm. Tuy nhiên, cấu trúc sản phẩm lại khác biệt có ý nghĩa
giữa các mẫu 0,35%; 0,4%; 0,45 và 0,5% so với mẫu đối chứng. Điều này chứng
tỏ cấu trúc của sản phẩm có sự thay đổi khi bổ sung polyphosphate. Kết quả thống
kê cho thấy cấu trúc của các mẫu 0,35%; 0,45 và 0,5% có cấu trúc tốt nhất.
Kết hợp với kết quả thống kê ở bảng 4.3 và cùng với yếu tố kinh tế chọn mẫu có
hàm lượng polyphosphate 0,35% cho hiệu quả tốt nhất trong việc duy trì đặc tính
cấu trúc của khối paste từ cá vụn vốn có đặc tính kết dính kém. Đây chính là thông
số tối ưu được lựa chọn cho các khảo sát tiếp theo.
4.3 KẾT QUẢ ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG GELATIN VÀ
CARAGEENAN ĐẾN CẤU TRÚC VÀ CẢM QUAN CỦA SẢN PHẨM
Gelatin và carrageenan là hai chất tạo gel khá phổ biến trong công nghệ chế biến
thực phẩm. Trong khi gelatin được dùng nhiều trong các sản phẩm mứt đông và
kẹo thì carrageenan được sử dụng như một tác nhân tạo đông trong các sản phẩm
thịt với các ưu điểm như tăng năng suất, độ sệt, khả năng cắt lát, khả năng kéo
căng, độ dính và giảm thà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khảo sát ảnh hưởng của thành phần phụ gia bổ sung đến chất lượng sản phẩm đồ hộp vụn cá tra nghiền.pdf