Khảo sát và đề xuất các mô hình nông nghiệp sinh thái góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Thị Tính

Điểm mạnh: Cơ cấu ngành nông nghiệp

có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng

dịch vụ. Tỷ suất sản phẩm hàng hoá ngày

càng cao và có xu hướng gia tăng. Địa bàn

đã hình thành một số mô hình nông nghiệp

theo hướng đô thị sinh thái. Có điều kiện

thuận lợi tiếp cận thị trường, khoa học công

nghệ, vốn và cơ chế chính sách. Có điều

kiện tiếp cận các trung tâm nghiên cứu,

viện, trường.

Điểm yếu: Sản xuất nông nghiệp trên

địa bàn nhìn chung vẫn còn manh mún.

Sản xuất phát triển chưa ổn định. Nông sản

chưa tiếp cận trung tâm thương mại hoặc

các hợp đồng ổn định lâu dài. Hệ thống cơ

sở kỹ thuật chưa đồng bộ nhất là lĩnh vực

sơ chế và chế biến nông sản.

Những cơ hội và thách thức:

Cơ hội: Đô thị hoá nhanh làm cho nhu

cầu sử dụng các sản phẩm nông sản ngày

càng tăng, đặc biệt là với những sản phẩm

chất lượng cao, an toàn và các hoạt động dịch

vụ. Lưu vực sông Thị Tính theo quy hoạch

sẽ là trung tâm hành chính, đào tạo, kinh tế

– xã hội của tỉnh Bình Dương, do vậy được

tỉnh ưu tiên mọi mặt về cơ chế chính sách

để tạo điều kiện phát triển. Cơ sở vật chất,

kỹ thuật của địa bàn đang ngày được hoàn

thiện hơn.

Thách thức: Đất nông nghiệp có xu

hướng giảm mạnh do đô thị hoá và công

nghiệp hoá. Lao động trẻ thoát ly khỏi nông

nghiệp ngày càng tăng. Cạnh tranh sản

phẩm nông nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

pdf8 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát và đề xuất các mô hình nông nghiệp sinh thái góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Thị Tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (20) – 2015 59 KHAÛO SAÙT VAØ ÑEÀ XUAÁT CAÙC MOÂ HÌNH NOÂNG NGHIEÄP SINH THAÙI GOÙP PHAÀN BAÛO VEÄ MOÂI TRÖÔØNG LÖU VÖÏC SOÂNG THÒ TÍNH Ñaëng Trung Thaønh Tröôøng Ñaïi hoïc Thuû Daàu Moät TÓM TẮT Từ kết quả khảo sát 17 loại hình sử dụng đất phổ biến và 3 mô hình trang trại tổng hợp, kết hợp với việc đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất, nước và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, bước đầu chúng tôi đề xuất 10 mô hình sản xuất thích hợp (6 mô hình cho khu vực nội thị và 4 mô hình cho khu vực ven đô) và 8 giải pháp phát triển nông nghiệp sinh thái ở lưu vực sông Thị Tính. Để kết quả nghiên cứu này đi vào thực tiễn và nhân rộng trong thực tế sản xuất cần được tiếp tục nghiên cứu ở quy mô toàn diện hơn, với các quy trình kỹ thuật chặt chẽ và sự phối hợp của các tổ chức liên quan (5 nhà: quản lý, khoa học, ngân hàng, doanh nghiệp và người dân). Từ khoá: nông nghiệp sinh thái, sông Thị Tính, tỉnh Bình Dương * 1. Đặt vấn đề Phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến là một trong bảy chương trình mục tiêu của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương triển khai để thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2011-2015. Quy hoạch phát triển ngành nông – lâm – ngư nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020 cũng xác định, xây dựng nền nông nghiệp của tỉnh phát triển toàn diện, hiệu quả, bền vững. Phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng địa bàn [4]. Lưu vực sông Thị Tính chiếm 28,75% diện tích tự nhiên của tỉnh Bình Dương. Việc khảo sát và đề xuất các mô hình nông nghiệp sinh thái nhằm bảo vệ môi trường sông Thị Tính trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa là yêu cầu cần thiết. 2. Phương pháp nghiên cứu (1) Phương pháp điều tra thu thập số liệu – Điều tra thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tác động đến thực trạng và phát triển nông nghiệp trên địa bàn. – Điều tra khảo sát, thu thập thông tin từ địa phương về các mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. (2) Phương pháp xử lý, phân tích số liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên 1 hécta (ha) đất của các loại hình sử dụng đất (LUT), được đánh giá qua hệ thống các chỉ tiêu: – Giá trị sản xuất GO (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm): GO = Qi*Pi. Trong đó: Qi là sản phẩm thứ i được tạo ra; Pi là đơn vị sản phẩm i. Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (20) – 2015 60 – Chi phí trung gian IE (CPTG): là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất: IE = Cj. Trong đó: Cj là khoản chi phí thứ j. – Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm VA: là giá trị tăng thêm của quá trình sản xuất sau khi đã loại bỏ chi phí vật chất và dịch vụ (là hiệu số giữa GTSX và CPTG): VA = GO - IE. – Thu nhập hỗn hợp NVA (TNHH): là phần trả cho người lao động chân tay và người lao động quản lý của hộ gia đình, cùng tiền lãi thu được của kiểu sử dụng đất. Khấu hao tài sản Dp (KHTS): là toàn bộ phần khấu hao tài sản cố định trong quá trình sản xuất: TNHH = VA – Dp (KHTS) - Thuế (T) - Thuê lao động. – Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ), quy đổi bao gồm: GO/LĐ; VA/LĐ; TNHH/LĐ, thực chất là đánh giá kết quả lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng loại cây trồng, nhằm so sánh chi phí cơ hội của từng người lao động. Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời gian và giá hiện hành và định tính (giá tương đối) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội: – Sự ổn định xã hội, trình độ dân trí và hiểu biết xã hội. – Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân – Hệ thống giáo dục, y tế, hạ tầng xã hội được cải thiện. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường: – Giảm thiểu xói mòn, thoái hoá đất đến mức chấp nhận được. – Tăng độ che phủ đất, cải thiện độ phì – Bảo vệ nguồn nước... (3) Phương pháp tổng hợp, viết báo cáo – Phân tích, đánh giá kết quả. – Trao đổi ý kiến các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học. – Tổng hợp viết báo cáo thuyết minh. (4) Phạm vi nghiên cứu Chỉ khảo sát các mô hình sản xuất cây trồng, vật nuôi có chu kỳ từ sinh trưởng đến thu hoạch ngắn dưới 12 tháng. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội Vị trí địa lý: Lưu vực sông Thị Tính có tọa độ địa lý khoảng 106o22’ ÷ 106o40’ kinh độ Đông và 11o15’ ÷ 11o30’ vĩ độ Bắc, diện tích lưu vực khoảng 840km2, chiếm 28,75% diện tích tự nhiên của tỉnh Bình Dương (gồm thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng (56,07% diện tích), Dầu Tiếng (42,51%), một phần của Tân Uyên (0,52%), một phần của thành phố Thủ Dầu Một (0,9%). Khí hậu: Lưu vực sông Thị Tính nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm cao 26,7oC, ổn định quanh năm. Điều kiện khí hậu lưu vực không có hạn chế lớn đối với sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi. Địa chất, địa hình: Lưu vực sông Thị Tính được hình thành bởi kiến tạo phù sa và phù sa cổ của hệ thống sông Sài Gòn và Đồng Nai. Mạng lưới các suối nhánh trên nền địa chất ổn định, vững chắc và phổ biến là những dãy đồi thấp nối tiếp nhau. Địa hình lưu vực sông Thị Tính tương đối thấp, bằng phẳng, biến đổi theo kiểu “lượn sóng”, xen giữa các đồi thấp là thung lũng nhỏ hẹp, vùng ven sông thường ngập nước trong mùa mưa với hướng dốc dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam[1]. Đoạn từ cửa suối Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (20) – 2015 61 Bến Trắc đến cửa suối Nhà Mát chủ yếu là ruộng bằng phẳng thích hợp trồng lúa, rau màu, cây hàng năm và vườn cây ăn trái. Đoạn từ cửa suối Nhà Mát đến đập Thị Tính, chủ yếu là các bờ tre, nứa, cỏ dại mọc lấn sâu xuống lòng sông [2]. Thực vật: Thảm phủ thực vật trên lưu vực chủ yếu là các loại cây công nghiệp như cao su, điều; các loài cây ăn trái như: sầu riêng, xoài, mít...; một số ít rừng thứ sinh ở các vùng đồi cao với các loại keo tai tượng, cây bụi, le, tre... Vùng hạ lưu, do đã hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu du lịch và các khu dân cư tập trung nên thảm phủ thực vật đang dần bị thay thế bởi các công trình xây dựng. Vùng ven sông Thị Tính còn có các ruộng lúa nước hai vụ [6]. Thổ nhưỡng: Trên lưu vực có 4 loại đất: xám, đỏ vàng, dốc tụ và phù sa, trong đó đất xám chiếm tỷ lệ diện tích cao nhất. Bảng 1: Các loại đất chính trên địa bàn lưu vực sông Thị Tính TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất xám 59.253 76,4 2 Đất đỏ vàng 7.472 9,6 3 Đất dốc tụ 6.723 8,6 4 Đất phù sa 4.230 5,4 Tổng (*) 77.783 100 (*) Không bao gồm các đất chuyên dùng: đất ở, phi nông nghiệp. Đất phù sa và đất dốc tụ: phân bố ven sông suối, nơi có địa hình thấp, thành phần cơ giới thịt nhẹ, tỷ lệ cát chỉ chiếm 25-30%, sét 30-35%, kết dính, giữ nước và phân tốt. Đất xám và đất đỏ vàng trên phù sa cổ: phân bố ở vùng có địa hình cao hơn, tiếp nối đất phù sa và đất dốc tụ, có thành phần cơ giới nhẹ (pha cát), tỷ lệ cát cao từ 40-60%, kết cấu rời rạc, giữ nước và phân kém. Thủy văn: Dòng chính của sông Thị Tính bắt nguồn từ vùng Chơn Thành chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam qua thị trấn Bến Cát rồi đổ vào sông Sài Gòn ở Phú An, cách thị xã Thủ Dầu Một khoảng 6 km về phía thượng lưu; chiều dài sông chính khoảng 80 km. Lưu lượng dòng chảy trung bình dao động trong khoảng: 19,3 – 34,4 m3/s và môđun dòng chảy năm khoảng 23,0 l/s/km2. Mật độ sông suối trên toàn bộ lưu vực khoảng 0,3 km/km2 với tổng chiều dài các sông suối là 250 km. Hầu hết các sông suối chảy trên hệ trầm tích đệ tứ với độ dốc nhỏ. Hằng năm mùa lũ thường bắt đầu vào tháng 7 và kết thúc vào tháng 11. Từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau là mùa kiệt, tháng 12 và tháng 6 có thể coi là thời kỳ chuyển tiếp. Các tháng 1 đến tháng 4, dòng chảy nhỏ nhất và mang đầy đủ ý nghĩa của mùa kiệt. Dòng chảy cực đoan sẽ xuất hiện vào khoảng tháng 3-4 hằng năm. Quy hoạch phát triển lưu vực sông Thị Tính – Dân số: Dự kiến đến năm 2020, dân số của lưu vực là 250.000 người, tăng bình quân 5,9 %/năm giai đoạn 2011-2015 và 4,6 %/năm giai đoạn 2015-2020. – Công nghiệp: Dự kiến đến năm 2020, trên lưu vực sẽ có khoảng 8-9 khu, cụm công nghiệp với tổng diện tích 3.323 ha (gồm: Mỹ Phước 1, 2, 3, Thới Hoà, Bàu Bàng, Lai Hưng, Tân Định, An Điền, Thành An). – Nông nghiệp: Theo quy hoạch điều chỉnh nông – lâm – thủy sản đến năm 2020, quan điểm phát triển là: Khai thác tối ưu các lợi thế và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên tạo sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt, tăng tính cạnh tranh. Chuyển mô hình canh tác truyền thống sang mô hình nông nghiệp sinh thái ven đô thị nhằm hạn chế các loại phân bón vô cơ. Giá trị thu nhập bình quân 1 ha đất canh tác đạt trên 40 triệu đồng. Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (20) – 2015 62 - Du lịch: Hiện nay, có nhiều khu du lịch sinh thái nhỏ, tập trung chủ yếu ở phía hạ lưu sông Thị Tính. Đặc biệt là khu du lịch Đại Nam với diện tích trên 250 ha thuộc phường Hiệp An (Thủ Dầu Một) thu hút lượng lớn khách tham quan, vui chơi. Đây là những áp lực đến việc quản lý, bảo vệ chất lượng nước sông Thị Tính. 3.2. Các mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Căn cứ vào thực tiễn quỹ đất và cơ cấu đất đai tại địa bàn, tiến hành điều tra khảo sát và đi vào xem xét các loại hình sử dụng đất (LUT) chính trên 3 loại: đất ruộng, vườn đồi và nuôi trồng thuỷ sản. Đất ruộng: có 14 kiểu sử dụng đất, chủ yếu là trồng lúa và rau màu. Đất vườn đồi có 1 kiểu sử dụng đất là vườn cây ăn quả lâu năm. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản có 1 kiểu sử dụng đất là nuôi cá nước ngọt. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất chính: Đất ruộng: Đối với LUT 2 vụ lúa: giá trị tăng thêm/công lao động (VA/công lao động) bình quân cả vùng đạt 28,9 ngàn đồng, hiệu quả đồng vốn đạt 1,6 lần. Đối với LUT 1 lúa: giá trị tăng thêm/công lao động bình quân vùng đạt 22,2 ngàn đồng, hiệu quả đồng vốn đạt 1,3 lần. Đối với LUT 1 lúa-màu: giá trị tăng thêm/công lao động bình quân đạt 24,4 ngàn đồng, tuy nhiên hiệu quả đồng vốn đạt thấp là 1,0 lần. Đối với LUT chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày: giá trị tăng thêm/công lao đồng bình quân vùng đạt khá cao 33,0 ngàn đồng, hiệu quả đồng vốn đạt 2,2 lần. Đất vườn đồi: Đối với LUT các loại cây ăn quả: giá trị tăng thêm/công lao động bình quân vùng đạt cao là 41,6 ngàn đồng, hiệu quả đồng vốn cũng đạt ở mức khá là 1,4 lần. Đây là LUT có nhiều triển vọng, cần được quan tâm phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, cùng với việc phát triển đa dạng các loại cây ăn quả thì khâu thị trường và bảo quản sau thu hoạch là hết sức quan trọng. Đối với LUT vườn tạp: giá trị tăng thêm/công lao động bình quân vùng đạt thấp là 13,7 ngàn đồng, hiệu quả đồng vốn cũng đạt thấp (1,1 lần). Đây là LUT cho hiệu quả thấp nhất. Nguyên nhân cơ bản do cây trồng manh mún với các giống địa phương là chính, hơn nữa mức độ đầu tư cho các cây trồng trên LUT này rất thấp. Bảng 2: Các loại hình sử dụng đất trên địa bàn lưu vực sông Thị Tính LUT (*) chính LUT Các kiểu sử dụng đất cụ thể Đất 2 lúa - màu 1. Lúa xuân - lúa mùa - ngô 2. Lúa xuân - lúa mùa - khoai tây 3. Lúa xuân - lúa mùa - đậu tương 4. Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang 5. Lúa xuân - lúa mùa - rau Đất 2 lúa 1. Lúa xuân - lúa mùa Đất 1 lúa 1. Lúa đông xuân Đất 1 lúa - màu 1. Lúa mùa - ngô 2. Lúa mùa - đậu tương Đất ruộng Đất chuyên rau, màu và cây CNNN 1. Ngô xuân - khoai lang đông 2. Đậu tương xuân - ngô đông 3. Lạc xuân - đậu tương hè thu - rau 4. Chuyên rau 5. Sắn Đất vườn đồi Vườn tạp, cây ăn quả 1. Các loại cây ăn quả: cam, chanh... 2. Đất vườn tạp Đất nuôi trồng thuỷ sản Nuôi cá 1. Nuôi cá nước ngọt Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Nuôi trồng thuỷ sản là loại hình sử dụng đất khá quen thuộc với người dân địa phương. Các loại thuỷ sản chính gồm: diêu hồng, cá lăng, rô, lươn, ếch... Giá trị tăng thêm/công lao động bình quân đạt khá cao 38,7 ngàn đồng (đứng thứ 2 sau cây ăn quả) Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (20) – 2015 63 và hiệu quả đồng vốn đạt rất cao là 3,3 lần (đứng thứ nhất). Hiệu quả xã hội: Chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả xã hội là những chỉ tiêu khó lượng hoá, đề tài này chỉ đề cập tới các tiêu chí: khả năng đảm bảo an toàn lương thực, khả năng phù hợp với hướng thị trường tiêu thụ của các loại hình sử dụng đất ở thời điểm hiện tại và tương lai và khả năng thu hút lao động giải quyết việc làm cho nông dân của các loại hình sử dụng đất. Nhìn chung các loại hình sử dụng đất của vùng đã thu hút được nhiều lao động, tạo công ăn việc làm cho khu vực nông thôn và đảm bảo an toàn lương thực cho vùng và có thị trường tiêu thụ. Hiệu quả môi trường: Lưu vực sông Thị Tính có địa hình tương đối phức tạp, các vùng trũng xen lẫn giữa các đồi núi tạo nên nhiều loại hình sử dụng đất. Ảnh hưởng của các loại hình sử dụng đất đến môi trường như: xói mòn, rửa trôi do canh tác trên sườn dốc, kết hợp với phân bón không hợp lý, là nguyên nhân làm cho đất ngày càng nghèo kiệt, suy thoái. Vì vậy, trong tương lai cần tăng cường lượng phân hữu cơ, hạn chế bón phân hoá học và cân đối, kiểm soát sử dụng thuốc bảo vệ thực vật kết hợp với việc luân canh cây trồng với các loại cây họ đậu [2]. 3.2.Một số mô hình trang trại sản xuất tổng hợp Mô hình I: dạng mô hình trang trại chăn nuôi là chủ yếu, ngoài ra còn có một số sản phẩm phụ, tổng diện tích bình quân là 2,40 ha/trang trại, trong đó diện tích đất dành cho xây dựng hệ thống chuồng trại phục vụ chăn nuôi chiếm 33,89% diện tích trang trại. Mô hình II: loại hình sản xuất kinh doanh mà nguồn thu chủ yếu là từ nuôi trồng thủy sản, kết hợp với chăn nuôi và trồng trọt. Hình thức này yêu cầu diện tích đất lớn, bình quân 4,57 ha/trang trại. Trong đó, điện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản chiếm tới 80% diện tích, còn lại là diện tích đất dùng vào xây dựng các khu chăn nuôi nhỏ, khuôn viên và trồng cây bóng mát... Mô hình III: loại hình trang trại kết hợp giữa các hoạt động nông nghiệp với khuôn viên giải trí như: trồng hoa, cây cảnh + du lịch giải trí, nuôi trồng thủ sản + dịch vụ câu cá giải trí... Loại hình này xuất hiện trên địa bàn trong những năm gần đây. Diện tích bình quân của loại hình này là 3,94 ha. Bảng 3: Các mô hình trang trại trên địa bàn lưu vực sông Thị Tính Mô hình I Mô hình II Mô hình III Chỉ tiêu SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) Tổng diện tích 2,40 100,00 4,57 100,00 3,94 100,00 I. Đất nông nghiệp 1,15 47,70 0,78 19,06 0,18 4,57 1. Đất trồng cây hàng năm 0,21 8,79 0,12 18,03 0,00 0,00 2. Đất trồng cây lâu năm 0,12 5,02 0,34 47,54 0,18 4,57 3. Đất dùng cho chăn nuôi 0,81 33,89 0,32 52,46 0,00 0,00 II. Đất trồng cây và xây khuôn viên 0,00 0,00 0,00 0,00 1,26 31,98 III. Đất lâm nghiệp 0,70 29,29 1,50 0,00 0,00 0,00 IV. Đất mặt nước NTTS 0,55 23,01 2,29 80,94 2,50 63,45 Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (20) – 2015 64 Bảng 4: Hiệu quả kinh tế của các mô hình trang trại trên địa bàn lưu vực sông Thị Tính Mô hình I Mô hình II Mô hình IIIChỉ tiêu Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) I. Tổng thu 213,30 100,00 249,50 100,00 341,60 100,00 1. Giá trị nông sản chính 195,70 91,75 228,15 91,44 137,02 40,11 2. Giá trị nông sản phụ 15,36 7,20 17,74 7,11 6,43 1,88 3. Giá trị sản phẩm dịch vụ 2,24 1,05 3,61 1,45 198,15 58,01 II. Tổng chi 153,59 100,00 140,50 100,00 204,51 100,00 1. Chi phí vật chất và dịch vụ 115,85 75,43 103,50 73,67 128,96 63,06 2. Chi phí lao động 25,70 16,73 27,40 19,50 45,81 22,40 3. Chi phí khác 12,04 7,84 9,60 6,83 29,74 14,54 III. Hiệu quả kinh tế 1. Thu nhập 59,71 109,00 137,09 2. Thu nhập/ha 24,98 23,85 34,79 3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nông nghiệp sinh thái Những thuận lợi và khó khăn: Điểm mạnh: Cơ cấu ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dịch vụ. Tỷ suất sản phẩm hàng hoá ngày càng cao và có xu hướng gia tăng. Địa bàn đã hình thành một số mô hình nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái. Có điều kiện thuận lợi tiếp cận thị trường, khoa học công nghệ, vốn và cơ chế chính sách. Có điều kiện tiếp cận các trung tâm nghiên cứu, viện, trường. Điểm yếu: Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nhìn chung vẫn còn manh mún. Sản xuất phát triển chưa ổn định. Nông sản chưa tiếp cận trung tâm thương mại hoặc các hợp đồng ổn định lâu dài. Hệ thống cơ sở kỹ thuật chưa đồng bộ nhất là lĩnh vực sơ chế và chế biến nông sản. Những cơ hội và thách thức: Cơ hội: Đô thị hoá nhanh làm cho nhu cầu sử dụng các sản phẩm nông sản ngày càng tăng, đặc biệt là với những sản phẩm chất lượng cao, an toàn và các hoạt động dịch vụ. Lưu vực sông Thị Tính theo quy hoạch sẽ là trung tâm hành chính, đào tạo, kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Dương, do vậy được tỉnh ưu tiên mọi mặt về cơ chế chính sách để tạo điều kiện phát triển. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của địa bàn đang ngày được hoàn thiện hơn. Thách thức: Đất nông nghiệp có xu hướng giảm mạnh do đô thị hoá và công nghiệp hoá. Lao động trẻ thoát ly khỏi nông nghiệp ngày càng tăng. Cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. 3.4. Đề xuất các mô hình nông nghiệp sinh thái Nông nghiệp nội đô tập trung ở các phường của thị xã Bến Cát. Hoạt động chủ yếu của nông nghiệp trong đô thị tập trung vào cải thiện môi trường sinh thái, trồng hoa, cây cảnh, nuôi trồng sinh vật cảnh tại các hộ dân cư, trồng cây, thảm cỏ ở cơ quan, trường học, xí nghiệp, trồng rau sạch ở sân thượng nhà riêng, nhà cao tầng, chung cư, nuôi cá ở các hồ... theo 06 mô hình cụ thể như sau: Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (20) – 2015 65 (1) Mô hình vườn sinh thái trong đô thị: dạng nhà – vườn, với diện tích vườn hẹp (khoảng 500 - 1.000m2) ở các khu dân cư có khả năng tồn tại và phát triển tại các phường, thị trấn gần khu vực trung tâm. (2) Mô hình canh tác không dùng đất như trồng rau thuỷ canh. (3) Mô hình nông nghiệp công nghệ sản xuất các loại hoa, cây cảnh trồng trong chậu, bồn, phục vụ nhu cầu trang trí cảnh quan. (4) Mô hình sản xuất sạch cung cấp các sản phẩm nông nghiệp thiết yếu như lương thực, thịt, trứng, rau mầm, quả an toàn theo quy mô hộ gia đình, trang trại nhỏ. (5) Sản xuất hoa, cây cảnh theo phương pháp truyền thống, vừa cung cấp các sản phẩm cho nhu cầu của dân cư tại chỗ, vừa tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường. (6) Các mô hình phát triển nông nghiệp kết hợp với dịch vụ nhà hàng, du lịch sinh thái. Nông nghiệp ven đô: Các hoạt động sản xuất gồm: trang trại trồng rau, hoa quả, trồng cây lương thực, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Tạo ra các nông sản có chất lượng cao, cung cấp sản phẩm tươi sống cho dân cư đô thị, đồng thời còn triển khai các hoạt động nông nghiệp sinh thái như: công viên, đồng cỏ quảng trường... Phát triển nông nghiệp theo hướng đa canh, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích. Hình thành các khu nhà vườn sinh thái, kinh doanh tổng hợp. Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, xây dựng các hệ thống nhà lưới, nhà kính, canh tác tưới tiêu hiện đại. Tuỳ điều kện cụ thể, có thể phát triển theo 04 mô hình gồm: (1) Nông nghiệp phục vụ nhà hàng, khách sạn và dân cư như: hoa, cây cảnh, rau, quả, thịt, trứng, sữa... Hình thành vườn theo dạng các lô, thửa hoặc dạng VAC có quy mô rộng từ 3-4 ngàn m2 đến hàng ha, phân bố chủ yếu ở các khu vực xa trung tâm. Các khu vườn diện tích lớn 5-10 ha liền kề tập trung, hình thành dọc theo ven sông. Một số cánh đồng không lớn, bị ngắt quãng hình thành ở khu vực xen cài giữa 2 khu vực trên. Tập trung sản xuất rau màu, cây lương thực. Các ao, hồ, trên vùng đất trũng tập trung nuôi cá thịt, lươn, ếch... (2) Nông nghiệp du lịch: Tập trung ở khu vực ven và ngoại thị, cung cấp địa điểm du lịch sinh thái, giải trí cho du khách và người dân trong đô thị tham quan nghỉ ngơi trong những ngày lễ ngắn, cuối tuần. (3) Nông nghiệp an dưỡng: Tập trung ở khu vực có cảnh quan đẹp, cung cấp địa điểm nghỉ ngơi, an dưỡng trong những dịp nghỉ dài ngày. (4) Nông nghiệp sinh thái bảo vệ môi trường: sản xuất các sản phẩm an toàn, đảm bảo các tiêu chuẩn GAP, có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, xanh, sạch. 3.5. Các giải pháp phát triển nông nghiệp sinh thái (1) Quy hoạch và bố trí sản xuất: quy hoạch và thực hiện các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp sinh thái theo 10 mô hình đề xuất trên. (2) Phát triển các loại hình tổ chức sản xuất: dự báo trong giai đoạn tới trên địa bàn lưu vực sẽ phát triển 4 hình thức tổ chức sản xuất: hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã và các doanh nghiệp nông nghiệp. Mỗi hình thức tổ chức sản xuất khác nhau sẽ có năng lực đầu tư khác nhau, công nghệ khác nhau và khả năng khai thác thị trường khác nhau. (3) Giải pháp về vốn và đầu tư thực hiện xã hội hoá các hoạt động đầu tư trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội ở địa bàn lưu vực sông Thị Tính: Để thực hiện Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (20) – 2015 66 chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cần có biện pháp khuyến khích đa dạng hoá chủ thể đầu tư và nguồn vốn đầu tư. (4) Giải pháp về khoa học – công nghệ: Ứng dụng mạnh những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào các lĩnh vực sản xuất và đời sống. Đồng thời thực hiện chủ trương “đi tắt đón đầu” về khoa học công nghệ, phải thực hiện nhanh quá trình đổi mới nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong kinh tế – xã hội [6]. (5) Giải pháp về bảo vệ môi trường: Vận dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP vào các lĩnh vực sản xuất. (6) Giải pháp về xây dựng hệ thống cơ cấu hạ tầng: Tiếp tục đầu tư về hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất và các công trình phúc lợi xã hội để nâng cao đời sống, văn hoá nhân dân. (7) Giải pháp về thị trường: Tăng cường thông tin thị trường hàng hoá, giá cả sản phẩm và dự báo nhu cầu của nội vùng và bên ngoài. (8) Giải pháp về cơ chế, chính sách: Tiếp tục điều chỉnh các chính sách về đất đai, hỗ trợ phát triển, quản lý... nhằm khai thác phát triển tốt các điều kiện, tài nguyên của vùng. SURVEY AND OFFER MODELS OF AGRICULTURE ECOLOGY TO CONTRIBUTE ENVIRONMENTAL PROTECTION IN THI TINH RIVER AREA Dang Trung Thanh Thu Dau Mot University ABSTRACT Thi Tinh river has important role in economic – social development of entire basin in particular and Binh Duong province in general. From survey result of 17 kinds using common land and 3 integrated farm models, combining to the assessment of natural conditions, land resources, water and economic efficiency, social and environment, firstly we offer 10 suitable production models (6 models for urban area and 4 models for peri-urban area) and 8 ecology agriculture development solutions in ThiTinh river area. For this type of research results into practice and replicated in actual production, need to continue to research in more comprehensive scale, with strict engineering processes and cooperation of relative organizations (5 persons: manager, scientist, bank, enterprise and people). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương, Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp tổng hợp quản lý chất lượng nước lưu vực sông Thị Tính - tỉnh Bình Dương, 2009. [2] Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương, Xây dựng mô hình trồng rau theo hướng công nghệ cao tại tỉnh Bình Dương, 2007. [3] Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, Nghiên cứu sản xuất cải ngọt và khổ qua an toàn theo hướng hữu cơ trên vùng đất xám của tỉnh Bình Dương, 2010. [4] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, Quy hoạch sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 tỉnh Bình Dương, 2010. [5] Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bình Dương, 2013. [6] Đặng Trung Thành, Tìm hiểu về nông nghiệp đô thị và đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị tỉnh Bình Dương, 2011.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_va_de_xuat_cac_mo_hinh_nong_nghiep_sinh_thai_gop_ph.pdf