MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Đối tượng nghiên cứu . 2
3. Mục đích, ý nghĩa của khoá luận 4
3.1. Mục đích của khoá luận . 4
3.2. Ý nghĩa của khoá luận . 6
4. Phạm vi nghiên cứu . 5
5. Phương pháp nghiên cứu . 5
6. Bố cục khoá luận . 5
PHẦN NỘI DUNG
Chương I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Khái niệm về ẩn dụ . 6
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu ẩn dụ . 6
1.2. Một số quan niệm về phép ẩn dụ 7
2. Phương pháp phân loại ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ 11
3. Ẩn dụ về tình yêu . 15
3.1. Ẩn dụ tu từ .15
3.1.1. Các đặc điểm của ẩn dụ tu từ . 15
3.1.2. Tiêu chí nhận diện 17
3.2. Ẩn dụ về tình yêu 20
Chương II : ÂN DỤ VỀ TÌNH YÊU TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH VÀ THƠ TỐ HỮU
1. Ẩn dụ về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính.
1.1. Một số nét khái quát về nhà thơ Nguyễn Bính .22
1.2. Ẩn dụ về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính .25
1.3 Những đặc trưng ẩn dụ về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính .44
2. Ẩn dụ về tình yêu trong thơ Tố Hữu
2.1. Một số nét khái quát về nhà thơ Tố Hữu . 46
2.2. Ẩn dụ về tình yêu trong thơ Tố Hữu .50
2.3. Những đặc trưng ẩn dụ về tình yêu trong thơ Tố Hữu 90
3. Những nét tương đồng và khác biệt về cách dùng ẩn dụ tình yêu giữa Nguyễn Bính và Tố Hữu
3.1. Những tương đồng .92
3.2. Điểm khác biệt .93
PHẦN KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
121 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5069 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ân dụ về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính và thơ Tố Hữu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết về tình yêu trong thơ. Điều này chứng tỏ tình yêu quê hương đất nước trong thơ Tố Hữu chiếm một số lượng không nhỏ.
Ẩn dụ là phương tiện đắc lực giúp nhà thơ thể hiện được những điều mong manh tinh tế trong đời sống tình cảm của con người. Những cung bậc cảm xúc như buồn - vui, sướng - khổ, đau thương - hạnh phúc… được hiện lên trong Tố Hữu một cách sống động. Ông đã dùng cách nói ẩn dụ tu từ để thể hiện tình yêu đối với nhân dân, đất nước, với một tấm lòng sâu sắc.
Tình yêu quê hương đất nước được Tố Hữu thể hiện qua nhiều ẩn dụ tu từ khác nhau, với nhiều cung bậc, cảm xúc và giọng điệu. Đó có thể là sự tự hào ngợi ca về cảnh, về người, về quê hương đất nước giàu đẹp, đó có thể lại là lòng căm thù, tố cáo tội ác của giặc sâu sắc, đó còn là nỗi đau khi thấy quê hương bị quân giặc giày xéo. Tất cả những cung bậc cảm xúc ấy cứ trở đi trở lại trong những vần thơ Tố Hữu viết về quê hương đất nước như nỗi niềm khôn nguôi của biết bao thế hệ những người cách mạng, những người dân mất nước lúc bấy giờ.
Tình yêu quê hương đất nước trong thơ Tố Hữu trước tiên là tiếng nói ân tình ngợi ca quê hương đất nước giàu đẹp, ngợi ca những con người sống và thuỷ chung với cách mạng, hết mình hy sinh cho lý tưởng cộng sản, vì tình yêu quê hương, đất nước.
H·y bíc tíi
Tõ ®Ønh cao nµy vêi vîi
§Õn nh÷ng ch©n trêi xa
H¹nh phóc ë mçi bµn tay vun xíi
Mçi nô mÇm në tù lßng ta
(Vui thÕ, h«m nay)
Xanh nói, xanh s«ng, xanh ®ång, xanh biÓn
Xanh trêi, xanh cña nh÷ng íc m¬
(Vui thÕ, h«m nay)
¤i ViÖt Nam! Yªu suèt mét ®êi
Nay míi ®îc «m Ngêi trän vÑn, Ngêi ¬i!
(Vui thÕ, h«m nay)
Hay : Léc Ninh xinh mét côm hång
Ai hay ®Êt löa, m¸u nång ®¬m hoa
C¸i vui sinh në chan hoµ
Nghe rõng c¨ng s÷a nhùa ra ®Çu mïa
(Níc non ngµn dÆm)
Tố Hữu viết về quê hương đất nước với một tấm lòng ngợi ca sâu sắc, Đó là quê hương có bàn tay những con người cần mẫn “vun xới” , để có được những “nụ mầm”, nhũng mầm non tươi xanh. Những ẩn dụ “xanh” cña nh÷ng íc m¬”, “côm hång”, “®Êt löa, m¸u nång ®¬m hoa”, “c¨ng s÷a nhùa ra ®Çu mïa”….. đều là những ẩn dụ tượng trưng biểu tượng cho quê hương giàu đẹp, trù phú, của những người con yêu tự do , yêu hạnh phúc, hoà bình. Hay có khi đó là niềm vui sướng khi thấy cảnh quê hương tươi đẹp, với những “ cụm hồng”, những “ đất lửa máu nồng đơm hoa”, những “ căng sữa nhựa ra đầu mùa”
Quê mẹ lúc nào cũng làm trái tim nhà thơ run rẩy. Tố Hữu dành nhiều tình cảm cho Huế trong những dòng thơ ân tình thiết tha:
Nỗi niềm chi rứa, Huế ơi !
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên
Mưa từ biển nhớ mưa lên
Hay mưa từ núi vui trên A Sầu ? Nặng lòng xưa giọt mưa đau
Mát lòng nay trận mưa mau quê nhà
(Nước non ngàn dặm)
Những ẩn dụ nhân hoá xuất hiện trong đoạn thơ như: “Huế ơi !, biển nhớ, núi vui, giọt mưa đau”…đã đem lại cho khổ thơ những đợt sóng tâm trạng. Xưa là nhớ, là sầu, là đau. Giọt mưa ấy chất chứa bao tâm trạng. Tác giả đã thổi hồn sống cho những hạt mưa xứ Huế. Nặng lòng với Huế, nặng lòng với những giọt mưa đau. Khi Huế còn trong máu lửa thì tâm hồn người con xứ quê sao có thể yên tĩnh được ? Vẫn là hạt mưa đó thôi, ngàn đời trước vẫn vậy và ngàn sau vẫn thế. Cái hay của thơ Tố Hữu là nằm trong sự cảm nhận đó. Giọt mưa nay đã khác xưa nhiều lắm ! Cái khác ấy là do tâm trạng mát lòng khi đón nhận "trận mưa mau quê nhà". Điều gì đã tạo nên sự biến đổi diệu kì ấy ? Trạng thái cảm xúc của nhà thơ đã tạo nên sắc điệu độc đáo. Chất giọng ngọt ngào, dịu êm của Huế đã thấm sâu trong tâm hồn và phong cách của Tố Hữu. Nó góp phần làm nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn của thi ca. Cũng là điều dễ hiểu khi ông viết nhiều về Huế, gọi Huế nhiều lần suốt chiều dài thời gian cũng như chiều dài những trang thơ. Huế là quê mẹ, Huế là miền đất đẹp và thơ, Huế lại chìm trong đau thương khói lửa…Yêu thương, mong đợi và khao khát đến cháy lòng là vì lẽ đó.
Phép ẩn dụ tu từ nhân hóa được Tố Hữu sử dụng nhiều khi ông tâm sự với quê hương, đất nước. Ông yêu từng ngọn cỏ, cành cây của thiên nhiên xứ sở và thổi hồn cho nó. Núi rừng chiến khu hiện lên trong thơ Tố Hữu như có linh hồn:
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
(Việt Bắc)
Việt Bắc tươi đẹp đã trở thành lũy sắt bảo vệ và che chở cho bộ đội và vây đánh quân thù. Phải chăng, tác giả đã thổi hồn sống cho cảnh sắc thiên nhiên nơi đây. Mỗi một tên núi, tên sông, tên bản đều gắn với một chiến công lừng lẫy của quân dân Việt Bắc.
Gọi tên sông nước quê hương, Tố Hữu còn gọi mùa xuân là nàng xuân, là em một cách trìu mến và tình tứ xiết bao. Xuân – đó là cách mạng, là cuộc sống mới.
Xuân ơi xuân em mới đến dăm năm
Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội
(Bài ca xuân 1961)
Vẻ đẹp của cuộc sống, tự bản thân nó đã là thơ, là nhạc, là họa. Nhà thơ Tố Hữu đã tâm sự: "Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thực đầy". Không chỉ trò chuyện với thiên nhiên, đất nước, Tố Hữu còn trò chuyện với thơ ca:
Gà gáy sáng. Thơ ơi mang cánh lửa
Hãy bay đi. Con chim kêu trước cửa
(Bài ca mùa xuân 1961)
Tình yêu quê hương đất nước trong thơ Tố Hữu còn được thể hiện qua lòng căm thù giặc sâu sắc, là nỗi đau khi quê hương bị giặc dày xéo, khi cảnh quê vẫn còn bóng quân thù. Ẩn dụ lấy từ ngữ chỉ các sự vật không phải người để chỉ người hay đặc điểm, tính chất của con người. Ẩn dụ vật hóa đã giúp cho thơ Tố Hữu mang đậm màu sắc dân tộc. Cách nói hóm hỉnh mà sâu cay của người Á Đông được nhà thơ vận dụng một cách sáng tạo. Xuất hiện nhiều lần trong các bài thơ, ẩn dụ vật hóa góp phần thể hiện thái độ của nhà thơ và nhân dân ta đối với bọn đế quốc xâm lược và những điều xấu xa trong xã hội. Nói về bọn cướp nước, cha ông ta đã chỉ mặt, vạch tên chúng bằng cách sử dụng ẩn dụ vật hóa: Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ (Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn). Tiếp tục mạch ngầm ngàn xưa ấy, Tố Hữu gọi lũ giặc là quỷ dữ, mèo hoang, chó và dê. Ông coi chúng như một bầy súc sinh bẩn thỉu, tanh hôi:
Một toán quỷ rầm rầm rộ rộ
Mắt mèo hoang, mũi chó, râu dê
(Bà má Hậu Giang)
H·y nghe tõ MiÒn Nam, tiÕng ró
XÐ trêi xanh, lò phîng hoµng bay
BÇy chã d÷, nh÷ng con ngêi thó
¨n gan ngêi, uèng m¸u nã say
(Tõ Nam)
Biện pháp vật hóa được sử dụng trong hai câu thơ bằng cách lấy đặc điểm tiêu biểu của từng loài như mắt mèo, mũi chó, râu dê, chó dữ để chỉ lũ giặc. Cũng ở bài thơ trên, tác giả còn gọi lũ giặc là hùm sói một cách ghê sợ:
Rồi lặng lặng bước chân hùm sói
Tiến dần lên tia khói vây quanh
(Bà má Hậu Giang)
Ở một bài thơ khác, ông còn gọi lũ cướp nước là:
Đàn tép mà ép biển khơi
Quạ đen mà chiếm một trời được chăng ?
(Vinh quang tổ quốc chúng ta)
Qua cách gọi tên như trên, tác giả đã thể hiện sự coi thường, khinh bỉ của mình đối với bè lũ cướp nước. Tố Hữu còn dùng cách nói vật hóa để chỉ bọn người cơ hội, đục nước béo cò trong xã hội mới. Ở một bài thơ khác, ông đã viết:
Quét sạch bầy sâu bọ tanh hôi
Cho nhựa sống mùa xuân này nảy lộc
(Cho xuân hạnh phúc đến muôn người)
Hình ảnh bầy sâu bọ tanh hôi là cách nói chỉ bọn người có tâm địa xấu xa, đê hèn. Biện pháp vật hóa lại một lần nữa phát huy được sức mạnh ngôn từ của nó trong việc thể hiện sự coi thường, khinh bỉ của nhà thơ đối với kẻ thù của dân, của nước. Đó là những rác rưởi, vật cản trong cuộc sống mà chúng ta phải có trách nhiệm "quét dọn", đẩy lùi.
Nhà thơ dùng những tên gọi khác nhau như: bầy chó dữ, bầy sói tanh hôi, quỷ dữ, hùm sói, lũ diều hâu, lũ sói beo, quạ đen, lũ chó đê hèn và lũ vật tanh hôi…để gọi tên, vạch mặt bản chất xấu xa và đê tiện của bè lũ xâm lăng. Chúng hiện lên là một lũ mặt người dạ thú uống máu người không tanh…Thậm chí, lũ giặc ấy chẳng cần đội lốt người mà chúng hiện nguyên hình là bầy quỷ dữ. Cách dùng ẩn dụ vật hóa của Tố Hữu vừa có sự gặp gỡ truyền thống vừa có tính hiện đại. Nó góp phần thể hiện lòng căm thù cao độ của người chiến sĩ cách mạng đối với kẻ thù.
Tình yêu quê hương đất nước trong thơ Tố Hữu còn là tiếng lòng khi ông cảm nhận về quê hương đất nước, là niềm hy vọng, niềm mong ước hoà bình, về một cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Chính vì là một nhà thơ trữ tình chính trị, Tố Hữu luôn nhạy cảm trước những vấn đề chính trị của đất nước. Thơ ông bám sát mọi chặng đường cách mạng, phản ánh kịp thời mọi biến cố trọng đại của dân tộc, ông theo sát mọi biến động của quê hương:
Tôi muốn viết những dòng thơ tươi xanh
Vẫn nóng viết những dòng thơ lửa cháy
(Có thể nào yên)
Ẩn dụ dòng thơ tươi xanh, dòng thơ lửa cháy xuất hiện trong hai câu thơ trên góp phần làm cho ý thơ hàm súc, lời thơ thêm đẹp. Dòng thơ tươi xanh là hình ảnh đẹp của những dòng thơ viết về miền Bắc xã hội chủ nghĩa, về cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân. Dòng thơ lửa cháy cũng là hình ảnh đẹp của những dòng thơ viết về miền Nam máu lửa, về cuộc sống đấu tranh của nhân dân. Thơ Tố Hữu đã nói lên được tiếng nói của dân tộc trong thời đại, phản ánh được nhiệm vụ chính trị của đất nước.
Bên cạnh "dòng thơ lửa cháy" ngời sáng chủ nghĩa yêu nước về Miền Nam chiến đấu, Tố Hữu còn có những "dòng thơ tươi xanh" về miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhận thức về sự hồi sinh của đất nước, Tố Hữu có viết:
Đời ta gương vỡ lại lành
Cây khô cây lại đâm cành nở hoa
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Ẩn dụ gương vỡ, cây khô, lành và đâm cành nở hoa xuất hiện trên hai dòng thơ khẳng định triết lí sống lạc quan của dân tộc. Tác giả mượn chuyện gương vỡ và cây khô để nói về sự đổ vỡ, mất mát của con người trong cuộc đời. Gương rạn nứt hay vỡ vụn, cây khô héo cạn kiệt nhựa sống như chính cuộc đời của người dân trong xã hội cũ. Từ chuyện cây lá, đồ vật nói về chuyện cuộc đời là một cách nói ý nhị mà sâu sắc. Sự hồi sinh kì diệu mà cách mạng đem lại cho con người được Tố Hữu kí thác trong cách nói gương vỡ lại lành và cây khô lại đâm cành nở hoa.
Sự thay da đổi thịt của cuộc sống được diễn ra từng ngày từng giờ trên mọi miền đất nước. Hơn một lần, Tố Hữu đã khẳng định sự đổi thay kì diệu ấy:
Giữa đống tro tàn, tay ta nhóm lửa
Bão dập mưa chan gan sắt dạ vàng
(Miền Nam)
Đống tro tàn là ẩn dụ chỉ sự đổ nát, hoang tàn do chiến tranh hủy diệt. Ẩn dụ nhóm lửa trong câu thơ chỉ sự nâng niu, trân trọng của con người trong việc bắt tay xây dựng lại cơ đồ. Cụm từ bão dập mưa chan và gan sắt dạ vàng xuất hiện ở dòng thơ tiếp theo được đặt trong thế tương phản cũng là những ẩn dụ. Nó khẳng định ý chí và quyết tâm sắt đá của nhân dân trước muôn vàn khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước. Bằng cách nói ẩn dụ, câu thơ đã nêu lên một triết lí sâu sắc về cuộc đời. Đó là khả năng tái tạo lại sự sống, làm lại tất cả trên cơ sở của sự đổ nát, hoang tàn. Cái sâu sắc của hình tượng thơ là ở chỗ nó có khả năng nêu lên như một chân lí cái thực tế tìm thấy trong tự nhiên, trong xã hội và cả trong nội tâm con người.
Tình yêu quê hương đất nước còn được thể hiện ở sức mạnh chiến đấu. Sức mạnh đó không chỉ có trong trái tim những người cách mạng, mà đó còn là sự hy sinh của biết bao thế hệ những người con yêu nước. Trong đó có những chú bé anh dũng như Lượm, những mẹ già, những con người có cùng nỗi đau mất nước. Trong họ luôn ẩn chứa tình yêu quê hương đất nước, tinh thần quyết hy sinh, và niềm tin vào ngày mai quyết thắng. Chính sức mạnh của ngôn từ đã giúp Tố Hữu nói được một cách hình ảnh và giầu sức gợi về chiến tranh nhân dân. Cùng với sóng người, mạch suối trẻ, tác giả lại viết biển máu khi nói về hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Bao nhiêu máu đã đổ trên khắp nẻo đường chiến tranh. Từ “vài ba vết máu loang chiều mùa đông” trong thơ Hoàng Cầm đến “những cánh đồng quê chảy máu” trong thơ Nguyễn Đình Thi… nhập hòa trong tiếng thơ Tố Hữu để tạo nên biển máu đau thương. Từ trong máu lửa ấy, Việt Nam đã vươn lên trong tư thế của vẻ đẹp kỳ vĩ. Sức mạnh của biển cả nhân dân được tạo nên từ trăm sông, ngàn suối. Sự hi sinh của chú bé liên lạc là một trong những thiên anh hùng ca như thế:
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!
(Lượm)
Hình ảnh dòng máu tươi trong câu thơ cuối là cách nói ẩn ngầm chỉ sự hi sinh anh dũng của chú bé Lượm. Dòng máu ấy là biểu hiện ngời sáng của lòng yêu nước thương nòi, là đỉnh cao của sự dâng hiến cho quê hương. Đó cũng là cội nguồn của sức mạnh giúp nhân dân ta chiến đấu và chiến thắng:
Trường Sơn mây núi lô nhô
Quân đi sóng lượn nhấp nhô, bụi hồng
(Nước non ngàn dặm)
Những đoàn quân ra trận hiện lên tuyệt đẹp trong hình ảnh ẩn dụ quân đi sóng lượn. Liên tưởng tương đồng đưa người đọc trở về với mây núi Trường Sơn. Hình dung đoàn quân chuyển động như những đợt sóng uốn lượn hết lớp này đến lớp khác, trải dài vô tận. Sức mạnh của chiến tranh nhân dân được khẳng định qua hình tượng thơ này.
Ngọn lửa sống không bao giờ tắt
(Trưa tháng tư, Sài Gòn)
Sức mạnh chiến đấu không phải là những tiếng trống, giọng kèn cổ động mà là hơi thở nóng truyền vào máu vào tim. Hình ảnh ngọn lửa sống là một biểu tượng đẹp của người cách mạng. Sức sống mãnh liệt của dân tộc được nhà thơ liên tưởng tới ngọn lửa thiêng liêng, cháy sáng, tỏa nóng ấm và trường tồn vĩnh hằng. Ngọn lửa sống không chỉ gợi liên tưởng về việc "đốt lửa" mà còn có ý nghĩa nhắc nhở "giữ lửa" và "truyền lửa" trong cuộc sống. Đó là nhiệt huyết, là tình yêu cháy bỏng, là khao khát dâng hiến tột cùng của mỗi người cho đất nước, quê hương. Tố Hữu đã truyền ngọn lửa sống ấy đến muôn triệu tâm hồn. Có phải "ngọn lửa sống" ấy cứ cháy sáng mãi cùng dòng máu hồng tươi:
Dòng máu hồng tươi mãi nghĩa nhân
(Ta vẫn là xuân)
Dòng máu hồng tươi là những cách nói đẹp chỉ vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của người Việt Nam. Nó có sự kế thừa trong mạch nguồn truyền thống của cha anh. Dòng máu ấy cứ hồng tươi mãi bởi nó được kết tinh, chắt lọc và chưng cất từ lòng nhân nghĩa tự ngàn đời. Có thể nói, những ẩn dụ trên đều nằm trong trường liên tưởng về mạch nguồn, dòng chảy, sóng nước và biển cả…Ngoài ra, Tố Hữu còn mượn sức nóng và sự tỏa chiếu của ngọn lửa để khẳng định ngọn lửa sống trong mỗi người và trong hồn dân tộc. Vì thế, thơ ông đã khơi gợi ngọn lửa thiêng có sẵn trong mỗi con người để nó luôn cháy sáng và tỏa rạng. Phải có được niềm tin ấy, Tố Hữu mới có được cái nhìn và cách nói đầy bản lĩnh như thế:
Triều đang lên, nước đang chuyển dòng đời
(Cảm nghĩ đầu xuân 2002)
Nói về hiện thực cuộc sống đầy biến động, Tố Hữu mượn hình ảnh dòng đời trong sự thay chuyển của nó. Một cách nói tế nhị nhờ ẩn dụ hình thức chuyển dòng đời. Ông truyền cách nhìn và cách đánh giá hiện thực đến với muôn người trong những thời điểm vô cùng nhạy cảm trong thời đại và chính bản thân nhà thơ. Tố Hữu từng suy ngẫm, trăn trở và nói lên những điều gan ruột trong thơ. Nói sao cho thấu lẽ đời, nói sao để mọi người cùng hiểu, nói để cùng chia sẻ, cùng thắp lửa trong đời. Những nỗi niềm ấy, ông phải nhờ đến cách nói kín đáo, ý nhị của ẩn dụ tu từ.
Tình yêu quê hương đất nước sâu nặng, với những trải nghiệm về cuộc đời những con người của quê hương ấy đã chiến đấu và hy sinh vì quê hương, vì dân tộc. Để rồi nước Việt Nam như vũ bão, mạnh mẽ tiến lên với một niềm tin tất thắng.
Ta lại dấn chân vào trận mới
Mạch suối trẻ trong dòng người vô địch
(Vui bất tuyệt)
Sóng người dâng ngập lối, biểu tình
(Theo chân Bác)
Ôi Việt Nam! Từ trong biển máu
Người vươn lên, như một thiên thần
(Việt Nam máu và hoa)
Sóng người, mạch suối trẻ và biển máu là những ẩn dụ hình thức được xây dựng trên liên tưởng với sóng nước, mạch suối và biển cả. Tất cả nhằm thể hiện sức mạnh vũ bão (xô tới, ào lên) của chiến tranh nhân dân. Những con sóng gối nhau tràn bờ vô hạn vô hồi. Cứ hết đợt sóng này lại tiếp đợt khác ào lên mạnh mẽ. Sóng người dâng lên ngập lối, nghẽn đường trong những cuộc biểu tình được tác giả hình dung như sóng biển vậy. Mạch nguồn trẻ trung, dồi dào và vô tận tạo nên dòng chảy của sông suối như đang chảy trong dòng người mang sức mạnh vô địch, đó cũng chính là sức mạnh dân tộc, là tình yêu quê hương đất nước được thể hiện cao độ trong thơ ông.
Có thể nói ẩn dụ tu từ không chỉ có giá trị gợi hình, là phương tiện xây dựng hình tượng mà còn hàm chứa sức mạnh biểu cảm. Bởi vậy, nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ, đặc biệt là trong thơ ca. Ẩn dụ tu từ thể hiện rõ nét phong cách tác giả, phong cách thời đại và phong cách dân tộc. Tình yêu quê hương đất nước trong thơ ông mạnh mẽ, anh hùng, mà hào sảng. Nhưng hơn hết thơ Tố Hữu có những nét riêng, đó là những ẩn dụ ông viết về tình yêu quê hương rất nhẹ nhàng, đằm thắm và sâu sắc. Chính nhờ những điều đó đã đưa Tố Hữu trở thành cây đại thụ lớn của thơ ca cách mạng Việt Nam, một cốt cách, một hồn thơ lớn của dân tộc. Những ẩn dụ về tình yêu quê hương đất nước mà ông viết sẽ còn mãi, như bản khải hoàn cho những chiến thắng của dân tộc Việt Nam sau này.
Ẩn dụ về tình yêu cách mạng
Nhắc đến thơ Tố Hữu người ta không thể không nhắc tới thành công của ông ở mảng thơ viết về cách mạng. Một điều đáng ghi nhận đó là số lượng ẩn dụ mà ông sử dụng chủ yếu là viết về tình yêu cách mạng, gồm 169 lần xuất hiện, chiếm tới 71,6 % tổng số ẩn dụ ông sử dụng để viết về tình yêu. Đó là một thứ tình yêu lý tưởng mà không phải ở thời đại nào cũng có. Cách mạng đã ngấm vào thơ ông từ lúc nào không biết, nó như trở thành máu thịt ăn sâu vào ông. Khi đọc những vần thơ, những bài thơ của Tố Hữu, chúng ta cảm nhận được một tâm hồn thơ dạt dào cảm xúc, một trái tim nhân hậu, một tấm lòng trung trinh với Đảng, với Tổ Quốc, với nhân dân và tình cảm gắn bó thân thiết keo sơn với đồng bào, đồng chí. Bao trùm lên toàn bộ những sáng tác của Tố Hữu là tình yêu cách mạng, lý tưởng cách mạng, vì cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân, vì lương tâm, chính nghĩa, công lý và lẽ phải trên đời. Trong lịch sử văn học cách mạng nước nhà, hiếm thấy nhà thơ nào lại có những tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn lịch sử và đã đi vào lòng người như thơ Tố Hữu trong thế kỷ 20. Tình yêu cách mạng, yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu nặng đã hóa thân vào những vần thơ trữ tình chính trị đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật thơ ca cách mạng. Là một nhà thơ cách mạng, ông viết về cách mạng như một lẽ sống. Từ nỗi đau khi quê hương bị giặc giày xéo, đến quá trình hoạt động cách mạng, và niềm vui sướng khi bắt gặp lý tưởng cộng sản, tất cả đã trở thành ngọn nguồn lẽ sống trong ông.
Tình yêu cách mạng trong thơ Tố Hữu trước hết là niềm khao khát được bắt gặp lý tưởng cách mạng, tìm được chân lý, tìm được con đường giải phóng dân tộc khi quê hương đang rơi vào tay giặc, khi cách mạng vẫn chưa tìm thấy lý tưởng soi đường, khát khao hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. Niềm khao khát đó được thể hiện :
Lâu rồi khao khát lắm xuân ơi
Nhân loại vươn lên ánh mặt trời
Nhân loại trườn lên trên biển máu
Đang nghe xuân tới nở môi cười
(Xuân nhân loại)
Tố Hữu đã ví hạnh phúc ấy, niềm tin, niềm khát khao ấy như “khao khát mùa xuân”. Ẩn dụ “ vươn lên ánh mặt trời” để nói về niềm tin hướng đến một tương lai tươi sáng.
Người ta sớm biết đến thơ cách mạng của Tố Hữu với những vần thơ đã trở thành tuyên ngôn về nghệ thuật trong thơ ông. Bắt đầu từ hình ảnh mặt trời chân lí xuất hiện trong bài thơ đầu của tập thơ đầu tay và cũng là bài thơ "tuyên ngôn" của hồn thơ cách mạng Tố Hữu. Đó là niềm vui khi bắt gặp lý tưởng cách mạng.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
(Từ ấy)
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ
(Từ ấy)
Khi ta đã say mùi hương chân lý
Đời đắng cay không một chút ngọt bùi
Đời đau buồn không một tiếng cười vui
Đời đen tối phải đi tìm ánh sáng
(Như những con tàu)
“ Từ ấy” thời điểm được giác ngộ lý tưởng cộng sản, với một loạt những ẩn dụ “mặt trời chân lí”, “vườn hoa lá”, “ Đậm hương, rộn tiếng chim”, “ là con của vạn nhà”, “ là em của vạn kiếp phôi pha”, “ là anh của vạn đầu em nhỏ”…… khẳng định lý tưởng cách mạng như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy không phải là ánh thu vàng nhẹ hay ánh xuân dịu dàng mà là ánh sáng rực rỡ của nắng hạ. Hơn thế, nguồn sáng ấy còn là mặt trời, và là mặt trời khác thường, mặt trời chân lí - một sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa. Tình yêu cách mạng được thể hiện trong thơ ông trước hết là niềm vui sướng của những con người cách mạng khi bắt gặp lý tưởng cách mạng. Đó là niềm hạnh phúc, họ như tìm được cội nguồn của sự sống, niềm tin vào tương lai. Niềm vui sướng ấy được Tố Hữu ví như “ mặt trời chân lý”, làm sáng bừng lên trong trái tim những người cộng sản, ở đó họ thấy ngọn nguồn của sự sống như “ Vườn hoa lá”, như một bức tranh về một nơi hạnh phúc, một dự cảm tốt về tương lai. Niềm hạnh phúc ấy còn được Tố Hữu ví như “ say mùi hương chân lý”, như khí thế sục sôi khi bắt gặp lý tưởng cách mạng. Họ khao khát tìm đến với nó, đắm say lý tưởng cách mạng, và hướng đến con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, niềm tin vào ngày mai tất thắng. Con đường đến thắng lợi ấy với những người cách mạng đã trở nên rất gần gũi:
Ta bước tới chỉ một đường: cách mạng
Vững lòng tin chắc chắn sẽ thành công
Như những con tàu giữa biển mênh mông
Còn xa đất, vẫn tin ngày cập bến
(Như những con tàu)
Bờ đương mở, hải cảng hãy còn
Có lẽ nhiểu mỏm đá với phong ba
Sẽ đánh đắm một đội tàu mỏng mảnh
(Như những con tàu)
Những ẩn dụ “ con tàu giữa biển mênh mông”, “ xa đất, ngày cập bến” là khát vọng, là niềm hạnh phúc, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng, vào con đường cách mạng sẽ thành công khi có Đảng dẫn đường. Niềm tin ấy được Tố Hữu ví như “ con tàu mong cập bến” sẽ không bị nhung “ mỏm đá”, “ phong ba”, những khó khăn của cuộc chiến đấu đánh chìm. Và phải có trong lòng thứ ánh sáng kì diệu ấy, Tố Hữu mới có được niềm tin trong bất kì hoàn cảnh nào
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
(Việt Bắc)
Trong hai câu thơ trên, tác giả đã sử dụng các ẩn dụ đêm, đèn pha và ngày mai để biểu hiện vẻ đẹp và lòng tin vào sự thắng lợi tất yếu, huy hoàng. Nếu “ đêm” là ẩn dụ về cuộc sống nô lệ, thì “ ngày mai” là niềm tin vào tương lai tươi sáng. Người lính đi đầu, trái tim làm ngọn lửa là hình ảnh ẩn dụ lấy cái cụ thể thay cho cái trừu tượng. Có lẽ, Tố Hữu xuất phát từ vai trò lịch sử của Việt Nam trong thời đại đấu tranh chống Mĩ để xây dựng hình tượng thơ này. Ngọn lửa của trái tim này chính là ngọn lửa trái tim Đan - Kô, ngọn lửa yêu thương, ngọn lửa đấu tranh giải phóng dân tộc, ngọn lửa của lương tri thời đại soi đường cho các dân tộc bị áp bức tiến lên. Một vấn đề chính trị xã hội được nhà thơ diễn đạt bằng một hình ảnh cụ thể oai hùng, hiên ngang, đẹp và sáng rực rỡ.
Liên tưởng tương đồng ở trên đã khẳng định sự bừng sáng từ bên trong, bừng sáng về trí tuệ, lý tưởng, làm cho thi sĩ sáng mắt, sáng lòng. Có phải, ánh nắng mặt trời chói chang rực rỡ ấy sẽ theo sát người chiến sĩ - thi sĩ trên mọi nẻo đường cách mạng? Hình ảnh mặt trời cũng được dùng để chỉ nhiều đối tượng khác nhau trong thơ Tố Hữu: chỉ Đảng thân yêu “Mặt trời kia cờ Đảng giương cao” hay để chỉ “Bác Hồ Người rực rỡ một mặt trời cách mạng”. Có khi, Tố Hữu trò chuyện cùng mặt trời như một người bạn lớn một cách thi vị:
Mặt trời đỏ dậy
Có vui không?
Nhìn nam bắc tây đông
Hỏi cả hai mươi thế kỷ
(Chào xuân 67)
Một đặc điểm nổi bật khi viết về cách mạng là Tố Hữu đã sử dụng một loạt những hình ảnh ẩn dụ gợi cảm xúc, trạng thái mạnh mẽ, mê say như: say mùi hương chân lí, hồn ta chạy, lòng ta múa, mắt Bác Hồ cười, lửa vui, chim reo, gà mừng, gió lộng, mạch suối trẻ, quả ngọt, không gian hồng, rạo rực muôn màu sắc, đường thơm tho, đường óng ả, ga hồng đôi má…
Khi nói về lý tưởng cách mạng, nhà thơ đã có những sáng tạo hết sức độc đáo:
Khi đã say mùi hương chân lí
(Như những con tàu)
Hương tự do thơm ngát cả ngàn ngày
(Tâm tư trong tù)
Chân lí, tự do là những khái niệm trừu tượng nhưng đã được nhà thơ gắn cho chúng một mùi hương. Ở đây, phép chuyển đổi cảm giác làm cho những tư tưởng cách mạng vốn mang tính chính trị khô khan trở nên hấp dẫn, say cuốn hơn, con người như ngây ngất, đắm say trong hương thơm ngào ngạt. Đó chính là vẻ đẹp, sức hấp dẫn của lý tưởng cách mạng và cuộc sống tự do.
Tình yêu ấy sau khi bắt gặp lý tưởng cách mạng, tìm đến với con đường giải phóng dân tộc là sự khát khao, khát khao đến với chiến thắng, niềm tin khi cách mạng có đảng dẫn đường.
Đường thơm tho như mật bọng trưa hè
(Hy vọng)
Từ những hình ảnh thị giác, nhà thơ lại cảm được những cảm nhận của vị giác như hương thơm ngọt ngào của đường thơm tho khát khao về một tương lai tươi sáng. Sự chuyển đổi này làm cho cảnh vật như được bao bọc trong hương thơm. Con đường vàng, thơm mùi lúa chín, mùi rơm rạ ven đường, hương thơm của hoa đồng cỏ nội và cả hương vị trong tưởng tượng của một tâm hồn lãng mạn. Hay đó là những ẩn dụ đầy cảm xúc mạnh mẽ, trẻ trung, tràn đầy khí huyết:
Hồn ta chạy sáng ngời trên ngọn đuốc
Lòng ta múa lồng lên theo đám rước
(Vui bất tuyệt)
Tình yêu cách mạng còn là nhiệt huyết chiến đấu, đầy khí thế như vũ bão mạnh mẽ, kiên cường. Khi cách mạng có đảng dẫn đường như niềm tin được chắp cánh, tấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai sua hoan chinh - Khoa luan ( noi dung).doc
- Muc luc - khoa luan.doc