Khóa luận Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian qua

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 4

Chương I: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái 6

I: Tỷ giá hối đoái 6

1. Khái niệm 6

2. Phương pháp yết tỷ giá 7

3. Phân loại tỷ giá hối đoái 8

4. Sự hình thành và phát triển của hệ thống tỷ giá hối đoái trên thế giới 9

II. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu 14

1. Nhập khẩu, xuất khẩu và tỷ giá hối đoái 14

 1.1.Sự hình thành đường cung tiền tệ 14

1.2.Sự hình thành đường cầu tiền tệ 15

 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái 17

 2.1.Sự ổn định trong tốc độ tăng trưởng kinh tế 17

2.2.Trạng thái cán cân thanh toán quốc tế 18

2.3 Mức chênh lệch lạm phát 20

2.4.Sự thay đổi lãi suất trong nước 25

2.5. Đầu tư nước ngoài, dịch vụ, chuyển tiền 26

2.6. Kiểm soát của chính phủ 27

2.7. Một số nhân tố khác 29

3. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu 30

3.1 Khi tỷ giá biến động tăng, đồng bản tệ giảm giá 30 3.2 Khi tỷ giá biến động giảm, đồng bản tệ lên giá 32

Chương II: Tỷ giá hối đoái với hoạt động xuất nhập khẩu của việt nam

trong thời gian qua 34

I. Tổng quan về xuất nhập khẩu của việt nam từ 1989 tới nay 34

II.Tác động của biến động tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu trong

thời gian vừa qua 39

1.Giai đoạn trước 1989 39

2.Giai đoạn 1989- 1992 44

3.Giai đoạn1993- 1996 50

4.Giai đoạn 1997-1999 55

5.Giai đoạn 2000 đến nay 57

III. Các quan điểm về tỷ giá từ góc độ tác động đến hoạt động xuất

nhập khẩu 61

1.Thực tế kinh tế Việt Nam hạn chế sự phát huy vái trò của chính sách tỷ

giá trong hoạt động xuất nhập khẩu 61

2.Các quan điểm về tỷ giá 63

Chương III: Xu hướng và các giải pháp nhằ nâng cao vai trò của tỷ

giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu 68

I Xu hướng biến động của tỷ giá USD/VND trong thời gian tới 68

II.Những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong hoạt

 động xuất nhập khẩu ở việt nam 70

1.Những giải pháp mang tính vĩ mô 71

2.Những giảp pháp đối với những doanh nghiệp kinh doanh XNK 74III. Một số kiến nghị 85

1. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước và các cơ quan quản lý vĩ mô 85

2. Kiến nghị đối với những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 89

Kết luận 90

Tài liệu tham khảo 92

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2340 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho thân nhân, các khoản ngoại tệ thu hút từ nước ngoài theo con đường du lịch. Có thể nói tỷ giá này hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới hoạt động xuất nhập khẩu. Đặc biệt tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu trong thời kỳ này là tỷ giá kết toán nội bộ. Đó là tỷ giá được xác định ở từng mức cụ thể, áp dụng cho quá trình tính toán thu chi ngân sách Nhà nước khi nhận viên trợ và cấp phát cho các tổ chức kinh tế, cho quá trình hạch toán ở các tổ chức ngoại thương, các đơn vị có thu chi ngoại tệ với ngân hàng ngoại thương Việt Nam.Thực chất đó là một hình thức bù lỗ có tính chất bao cấp thông qua tỷ giá cho các xí nghiệp Nhà nước tham gia xuất nhập khẩu những mặt hàng khuyến khích xuất (áp dụng tỷ giá cao), những mặt hàng khuyến khích nhập (áp dụng tỷ giá thấp) để phục vụ mục đích phát triển kinh tế. Bảng 6- Quá trình điều chỉnh tỷ giá kết toán nội bộ. Tỷ giá 1985 1986 Đầu năm 1987 Cuối năm 1987 3/1989 1 Rup 5,64 VND 18 VND 150 VND 700 VND Hủy bỏ tỷ giá kết toán nội bộ Nguồn: Nghiên cứu kinh tế số 203 tháng 11năm 1991 Cùng với một số công cụ hành chính khác như quota, thuế quan, chế độ giấy phép nhập khẩu, thì tỷ giá kết toán nội bộ cũng được xem như là một công cụ đắc lực trong việc hạn chế xuất và nhập những mặt hàng không trong danh mục khuyến khích xuất nhập khẩu. Cũng trong thời kỳ này, chế độ độc quyền ngoại thương và độc quyền ngoại hối của Nhà nước làm cho các xí nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu chỉ là những bộ máy thi hành lệnh và kế hoạch từ trên rót xuống, thực hiện vô điều kiện những hợp đồng xuất nhập khẩu để trả nợ hay theo nghị định thư ký kết giữa Chính phủ ta với các chính phủ khác, không cần biết đến lỗ lãi, giá cả, hay tỷ giá hối đoái bởi đằng nào cũng được bù lỗ qua việc ấn định tỷ giá kết toán nội bộ. Hơn thế nữa, khoản nhập siêu (chủ yếu là với Liên Xô cũ- xem bảng 7) thường được chuyển thành nợ với lãi suất thấp (một dạng của ODA), thậm chí được xóa nợ hay chuyển sang viện trợ không hoàn lại đã làm đi bài toán bức bối về giải quyết vấn đề thâm hụt cán cân thương mại triền miên. Lúc này, công cụ tỷ giá chỉ nhằm mục đính hỗ trợ tâm lý việc khuyến khích xuất nhập khẩu một số mặt hàng (nhờ điều chỉnh tỷ giá mà có lãi trên sổ sách) chứ không thực chất góp phần giải quyết thâm hụt, cải thiện cán cân thương mại. Bảng 7:Tình hình XNK của Việt Nam với Liên Xô cũ giai đoạn 1980-1991. Đơn vị: Triệu Rup- Đô la Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Thâm hụt %Tổng thâm hụt %Tổng KNXNK 1980 154,2 540,6 -388,2 39,79% 41,93% 1985 279,7 1279,3 -939,6 81,08% 58,65% 1986 282,5 1439,6 -1157,1 84,71% 58,49% 1987 335,0 1728,1 -1393,1 87,02% 62,34% 1988 397,4 1801,2 -403,8 81,7% 57,93% 1989 548,6 1487,0 -34,4 151,4% 54,12% 1990 919,7 1210,6 -90,9 83,5% 41,31% 1991 214,5 358,1 -43,6 57,21% 12,94% Nguồn: - Niên giám thống kê Việt Nam 1994 Chính chế độ đa tỷ giá này cùng với cung cách làm ăn quan liêu bao cấp, tâm lý ỷ lại viện trợ nước ngoài đã không thúc đẩy được các tổ chức ngoại thương cũng như các xí nghiệp kinh doanh trong nước phát huy khả năng chủ động sáng tạo, hạch toán độc lập và tự chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đó cũng là một nguyên nhân dễ hiểu cho bức tranh ảm đạm về kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này với tỷ lệ lạm phát cao triền miên (năm 1986 siêu lạm phát gần 600%), năng suất lao động và tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao. 2.Giai đoạn 1989- 1992. Sự kiện Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ như là một hồi chuông thức tỉnh nền kinh tế và chính trị Việt Nam, tạo ra vô vàn khó khăn và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam nó chung và kinh tế đối ngoại nói riêng. Trong giai đoạn này quan hệ ngoại thương được bao cấp với các thị trường truyền thống Đông Âu và Liên Xô bị gián đoạn, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta mất đi một thị trường chủ đạo. Việc cần phải đổi mới trong quản lý kinh tế, quản lý ngoại thương và ngoại hố trở nên bức bách và là một tất yếu khách quan của lịch sử. Nhà nước Việt Nam chủ trương xóa bỏ tỷ giá kết toán nội bộ và thực hiện chế độ một tỷ giá. Việc mở rộng quan hệ ngoại thương buộc Nhà nước phải kịp thời quan tâm đến tỷ giá giữa Việt Nam đồng và một số ngoại tệ chủ chốt trong thanh toán quốc tế ở Việt Nam, đặc biệt là Đô la Mỹ. Trước năm 1988 tỷ giá USD/VND được xác định bằng phương pháp chéo dựa trên đồng Rúp của Liên Xô cũ và giữ ở mức cố định trong một thời gian dài cùng với đồng Rúp. Còn đến giai đoạn này tỷ giá USD/VND được thả nổi, phần nào phản ánh được thực tế quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường mức trên lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá giao dịch trên thị trường giảm dần. Đối với khu vực ngoại tệ không chuyển đổi (Khu vực I) đồng Rúp chuyển nhượng chính thức bị bãi bỏ, mọi quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên khối SEV(cũ) đều chuyển qua thanh toán bằng đồng USD. Bên cạnh đó việc từng bước xóa bỏ cơ chế độc quyền ngoại thương, cho phép các tổ chức kinh tế được phép tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài, số lượng các công ty trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên, thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng bước đầu đem lại những chuyển biến đáng khích lệ trong hoạt động ngoại thương và thanh toán quốc tế, góp phần tăng nhanh doanh số xuất nhập khẩu và giúp cân băng cán cân thương mại. Bảng 8: Diễn biến tỷ giá USD/ VND thời kỳ 1989- 1992 Năm tháng1 tháng3 tháng6 tháng9 tháng12 1989 Lạm phát cả năm 34,7% Chính thức 3500 4200 4350 4100 4200 Thị trường 5200 5350 4400 4225 47575 1990 Lạm phát cả năm 68% Chính thức 4300 4300 4800 5750 6650 Thị trường 4650 4450 5600 6300 7050 1991 Lạm phát cả năm 67,1% Chính thức 7000 7400 8300 10700 12900 Thị trường 7400 7900 8830 11580 12550 1992 Lạm phát cả năm 17,5% Chính thức 11880 11550 11285 10950 10720 Thị trường 12200 11550 11290 10980 10650 Nguồn: - Tài liệu tạo đàm khoa học về vấn đề tỷ giá - Tạp chí KHNH Cụ thể kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng từ 833 triệu USD năm 1988 lên 1.525 triệu USD năm 1989 rồi 2.004 triệu USD năm 1990, 2.081 triệu USD năm 1991, 2.580 triệu USD năm 1992 và đạt gần 3.000 triệu USD năm 1993, tăng 3,8 lần so với năm 1988, kim ngạch nhập khẩu cũng tăng đáng kể, tăng lên 3500 triệu USD tăng1,5 lần so với năm 1988. Sự mở rộng hoạt động ngoại thương làm xuất hiện nhiều luồng cung và cầu về ngoại tệ. Tuy nhiên ngoại tệ từ các nguồn khác nhau gây khó khăn trong vấn đề quản lý ngoại hối và tỷ giá. Những cú sốc cầu đô la để trả nợ đến hạn (Ví dụ thanh toán hợp đồng nhập khẩu) đã tạo ra những cơn sốt đô la theo chu kỳ cuối quí và năm (1990, 1991) đẩy giá đô la tăng vọt lên, kèm theo đó lạm phát cũng ở mức cao (Xem bảng 8). Lúc này, chế độ đa tỷ giá mang đầy tính bao cấp đã bị hủy bỏ. Thay vào đó là một chế độ tỷ giá bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, các nhóm mặt hàng và các thành phần kinh tế. Chính điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp nói chung và các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu nói tiêng vươn lên băng chính thực lực và sự đổi mới của mình. Mỗi doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đều phải tự hạch toán doanh thu, chi phí, lỗ lãi chính xác để ra quyết định thực hiện các hợp đồng ngoại thương. Đến đây, khái niệm tỷ giá xuất khẩu và tỷ giá nhập khẩu mới thực sự phát huy tác dụng. Bảng9: Diễn biến tỷ giá hối đoái và tỷ giá XNK bình quân từ 1991-1995. tháng 1 Tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 Năm 1991 tỷ giá hàng xuất tỷgiá USD/VND tỷgiá hàng nhập 6.456 7.830 7.500 7.160 7.900 8.839,4 7.750 8.950 10.200 9.293 11.300 10.541 9.200 12.400 11.300 Năm 1993 tỷ giá hàng xuất tỷgiá USD/VND tỷgiá hàng nhập 10.446 10.510 11.800 10.400 10.530 11.460 10.110 10.590 12.330 10.700 10.570 11.840 10.600 10.840 11.800 Năm 1994 tỷ giá hàng xuất tỷgiá USD/VND tỷgiá hàng nhập 10.500 10.860 11.650 10.164 10.920 11.345 10.130 10.970 11.230 9.980 10.990 11.420 9.760 11.003 11.680 Năm 1995 tỷ giá hàng xuất tỷgiá USD/VND tỷgiá hàng nhập tính trung bình cả năm 9.660 11.009,2 12.930 Nguồn: -Phòng tỷ giá-vụ quản lý ngoại hối NHNN Để phân tích rõ hơn mức ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, ta sẽ xem xét kỹ trường hợp xuất siêu năm 1992. Hình 16: Theo lý thuyết, việc phá giá nội tệ có thể dẫn đến việc đẩy mạnh xuất khẩu ở mỗi nước. Nếu chỉ nhìn riêng trong năm 1992, một số người lạc quan mà nhận xét rằng: nhờ có phá giá nội tệ mà ta đạt được thành tích xuất siêu trong khi lạm phát chỉ có ở mức thấp, đáng khích lệ so với năm 1991: 17,5% so với 67,1%. Như vậy, cái lợi do chính sách phá giá đồng nội tệ đem lại (xuất siêu) lớn hơn cái hại do nó gây ra cho nền kinh tế (lạm phát); và vội vàng kết luận, cứ nên phá giá đồng nội. Nhưng thực tế chính là nhờ có việc điều chỉnh tỷ giá theo hướng giảm giá nội tệ vào những tháng cuối năm 1991(đỉnh cao là tháng 9 đến tháng 12 trong biểu đồ) nên xuất khẩu được khuyến khích ngay thể hiện qua những hợp đồng xuất khẩu trong năm 1991 làm cho sản xuất trong nước được thúc đẩy, phần nào làm tăng lượng cung tiền trong giai đoạn này. Nguyên nhân đó cùng với việc tăng giá đô la đột biến do tâm lý đầu cơ cũng như không tin tưởng vào đồng nội tệ tạo những cơn sốt đô la vào cuối năm, và kết cục là lạm phát năm 1991 đứng ở mức 67,1%, đó là cái giá phải trả cho năm 1991. Trước tình hình đó, từ năm 1992 Nhà nước buộc phải thay đổi cách thức quản lý ngoại tệ và đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái (USD/VND) theo hướng: - Mở hai trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với thành viên tham gia là các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ. - Bãi bỏ hình thức quy định “tỷ giá nhóm hàng” trong thanh toán ngoại thương giữa Ngân sách với các tổ chức kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Thay vào đó, trên cơ sở tỷ giá hình thành tại các phiên giao dịch ngoại tệ, NHNN công bố mức tỷ giá chính thức. Chính cơ chế hình thành và quản lý tỷ giá hối đoái mềm dẻo như vậy cộng với sự can thiệp điều tiết của NHNN đối với lượng ngoại tệ mua bán tại các phiên giao dịch đã phá được tâm lý đầu cơ ngoại tệ, ngăn được xu hướng tăng qua mức giá đô la Mỹ trên thị trường góp phần tích cực kiềm chế lạm phát và xác lập một chiều hướng vận động hợp lý của tỷ giá cho toàn bộ nền kinh tế. Song song với việc thành lập 2 trung tâm giao dịch ngoại tệ, Chính phủ đã thành lập quỹ điều hoà ngoại tệ nhằm mục đích dự trữ nguồn ngoại tệ cần thiết để can thiệp nhanh chóng và hiệu quả vào thị trường, bình ổn thị trường ngoại hối. Quỹ điều hoà ngoại tệ đã giúp cho NHNN có thêm thực lực kinh tế để phối hợp với chính sách tỷ giá trong việc điều tiết thị trường. Nhìn chung, trong giai đoạn này chính sách điều hành tỷ giá của Nhà nước ta gần như thả nổi, tỷ giá USD/VND có khuynh hương tăng lên và luôn sát với thị trường tư do. Thời kỳ này tỷ giá danh nghĩa tăng từ 4.200 đồng/ 1 USD lên 12.720 đồng/1USD năm 1992. Tuy nhiên mức độ lạm phát thời kỳ này khá cao, do vậy tốc độ mất giá VND sấp sĩ bằng tốc độ lạm phát. Năm 1991 việc tăng tỷ giá từ 6800 đồng/1USD, năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu. Kết quả này là do tác động của việc điều chỉnh tỷ giá chứ không phải do thực lực phát triển nền kinh tế đem lại.Cơ chế tỷ giá này đã có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và đưa nước ta từ nước nhập siêu với tỷ lệ 31,8% năm 1989 thành nước xuất siêu với tỷ lệ 1,55% năm 1992, cán cân thương mại từ chỗ thâm hụt triền miên đã có thặng dư vào năm 1992. Từ tháng 3/1992 giá đô la bắt đầu giảm, tỷ giá USD/VND thời điểm cuối năm 1991 tại thị trường tư nhân (thị trường tự do) ở Hà Nội có lúc lên đến 14500 đồng/1USD nhưng đến tháng 3 năm 1992 chỉ còn 11500 đồng/1USD và tiếp tục giảm cho tới cuối năm 1992. Nguyên nhân của việc tỷ giá giữa USD và đồng Việt Nam giảm là do đến đầu và giữa năm 1992, khi các hợp đồng ngoại thương (đặc biệt là xuất khẩu) đã đến thời hạn thanh toán, nguồn ngoại tệ do xuất siêu đem lại làm cung ngoại hối trên thị trường tăng góp phần kéo giá đô la xuống. Khách quan mà nhìn nhận biến đông tỷ giá hối đoái trong thời kỳ này tuy có gây ra những cơn sốt ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh nhưng trong một chừng mực nhất định lại khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu do có sự chênh lệch rất lớn giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá xuất khẩu, đặc biệt là giai đoạn từ cuối năm 1991 đến đầu năm 1992. Nếu so sánh tỷ giá xuất, tỷ giá nhập và tỷ giá hối đoái trong giai đoạn này thì tỷ giá hối đoái (USD/VND) xấp xỉ với tỷ giá hàng nhập khẩu đạt được trong cùng thời kỳ trong khi tỷ giá xuất khẩu nhóm hàng nông- lâm - thuỷ sản chỉ xấp xỉ 9000 đồng/ USD chênh lệch gần 30%( thấp hơn) giữa tỷ giá xuất khẩu và tỷ giá hối đoái đã dẫn đến xuất siêu trong 6 tháng đầu năm 1992. Đây là lần đầu tiên nước ta có thặng dư mậu dịch. Mặc dù 6 tháng cuối năm 1992 lại nhập siêu nhưng cả năm 1992 vẫn có số xuất siêu hơn 40 triệu USD. Bảng 10: Cán cân thương mại của Việt Nam thời kỳ 1989-1992. Đơn vị triệu USD Năm Nhập khẩu Xuất Khẩu KN XNK Nhập Siêu Tỷ lệ nhập siêu % 1989 1670.0 1320.0 2990.0 -350 -26.52 1990 2752.4 2404.0 5156.4 -348.4 -14.49 1991 2338.4 2087.1 4425.5 -251.3 -12.04 1992 2540.7 2580.7 5121.4 40 1.55 Nguồn: Niên giám thống kế 2000 Một vấn đề đặt ra là việc đưa tỷ giá USD/VND từ 7500 (1/1991) lên mức 12400 s(tháng 12/1991) đã là một biểu hiện của phá giá Việt Nam đồng hay chưa? Hay kỳ thực đó mới chỉ là một bước chuyển dần, giảm dần tình trạng đánh giá quá cao Việt Nam đồng trong suốt một thời kỳ dài. Như chúng ta đã biết, việc đánh giá quá cao đồng nội tệ sẽ phần nào làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của một nước trên thị trường thế giới. Trong thời gian qua, chính việc đánh giá quá cao Việt Nam đồng cùng với những hạn chế trong nền kinh tế Việt Nam (hạn chế về kỹ thuật công nghệ, vốn, chất lượng sản phẩm, thị trường..) là nguyên nhân dẫn đến việc chưa đẩy mạnh được xuất khẩu. Vậy thành tích xuất siêu mới đạt được trong năm 1992 liệu là kết quả của việc phá giá nội tệ hay của việc giảm dần tình trạng đánh giá quá cao đồng nội tệ? Đó là vấn đề nan giải chưa có lời giả đáp chừng nào mà các nhà nghiên cứu kinh tế trong và ngoài nước chưa đưa ra được một mức tỷ giá thực, phản ánh đúng tương quan sức mua đối nội và đối ngoại của VND và USD. Bên cạnh nguyên nhân điều chỉnh tỷ giá hối đoái thì việc đổi mới cơ chế quản lý ngoại hối theo quyết định số 337- HĐBT ngày 31/10/1991 cũng đã góp phần đẩy mạnh hoạt động ngoại thương Việt Nam. Trước đây, trong chế độ độc quyền ngoại hối, mỗi đơn vị kinh tế khi có thu ngoại tệ đều phải bán lại cho ngân hàng uỷ quyền( các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại hối). Còn mỗi khi cần ngoại tệ thanh toán, doanh nghiệp lại phải đến các ngân hàng để mua lại. Như vậy doanh nghiệp đã chịu thiệt thòi trong chênh lệch giữa tỷ giá mua và bán ngoại tệ do các ngân hàng quy định Theo quy định mới này các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu được quyền mở tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng uỷ quyền, được duy trì số dư ngoại tệ trên tài khoản để đảm bảo thanh toán kịp thời và ít chịu thiệt thòi về chênh lệch tỷ giá kể trên. Sự đổi mới này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các đơn vị tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. 3.Giai đoạn1993- 1996. Trước những cơn sốt USD gây đảo lộn nhiều trong hoạt động kinh tế của Việt Nam vào cuối năm 1991- đầu năm 1992, chính sách tỷ giá của Việt Nam có sự điều chỉnh mới, chuyển từ “thả nổi” linh hoạt có kiểm soát sang áp dụng chế độ tỷ giá có điều chỉnh, can thiệp vào thị trường ngoại tệ bằng cách mua bán ngoại tệ và tăng cường kiểm soát ngoại tệ trôi nổi nhằm ổn định tỷ giá quy định, không để xảy ra những cơn sốt cao về tỷ giá. Tháng 3/1993, Chính phủ ép giá đồng USD xuống còn 10.500 VND/USD và bán bao sân theo giá thấp hơn thị trường làm cho đồng Việt Nam lên giá tương đối 2,9%, NHNN luôn kịp thời can thiệp vào thị trường, hỗ trợ cho tỷ giá hối đoái khi cầu ngoại tệ vượt quá cung, gây đột biến giảm giá đồng Việt Nam. Vì vậy, trong suốt thời gian từ năm 1994 đến năm 1996 đồng USD hầu như không không tăng theo giá trị thực của nó trên thị trường trong khi thị trường dường như được thả nổi theo quan hệ cung cầu. Như vậy có thể nói tình hình tỷ giá trong giai đoạn này ở hướng hoàn toàn bất lợi cho hoạt động xuất khẩu và lại ưu đãi cho hoạt động nhập khẩu. Chủ trương thả nổi tỷ giá có điều tiết cung với chính sách phi tập trung hoá xuất khẩu và tự do hoá một phần nhập khẩu đã góp phần cùng với các biện pháp khác đem lại những chuyển biến tích cực bước đầu đáng khích lệ trong hoạt động ngoại thương, cán cân thương mại được cải thiện nhiều. Sự ổn định tỷ giá danh nghĩa trong khi có sự giảm sút tỷ giá hối đoái thực tế như đã chỉ ra trong biểu dưới trên thực tế đã làm suy giảm sức cạnh tranh quốc tế của hàng hoá- dịch vụ Việt Nam, làm cán cân thương mại và cán cân thanh toán chuyển từ thặng dư ở cuối giai đoạn trước trở về tình trạng thâm hụt. Hình 17: Diễn biến tỷ giá VND/USD từ 1992- 1996. Những tác động tiêu cực của tỷ giá trong thời gian này đến xuất khẩu đã bị làm trầm trọng hơn do tác động của quyết định điều chỉnh tỷ giá và phá giá đồng NDT 50% vào năm 1994, tạo cho hàng hoá dịch vụ Trung Quốc có lợi thế trong cạnh tranh cả trên thị trường trong nước và quốc tế. Bảng 11: Cán cân thương mại 1993 -1996 Đơn vị: Triệu USD Năm 1993 1994 1995 1996 - Xuất khẩu - Nhập khẩu - Cán cân thương mại - Tỷ lệ nhập siêu(%) 2.985 3.924 -939 -31,4 4.054 5.825,8 -1.771,8 -43,7 5.449 8.115,4 -2.666,4 -48,9 7.225 11.143 -3,888 -53,5 Nguồn:Bộ thương mại, NHNN, (Tạp chí ngân hàng số 9tháng 5/1999). Khi cán cân thương mại và cán cân thanh toán bị thâm hụt dai dẳng chính phủ nước đó sẽ phải đi đến chính sách tiền tệ thắt chặt, chuyển sang trạng thái giảm phát và đi ngược lại mục tiêu đẩy nhanh quá trình tăng trưởng. Thực tế ở Việt Nam trong thời kỳ này là một minh chứng cho điều này. Sau năm 1995, lạm phát đã giảm xuống 1 con số và nhiều thời điểm trong những năm này đã sảy ra tình trạng giảm phát. Như vậy sự phân tích tỷ giá trong thời kỳ 1992-1996 cho thấy rõ giá trị của VND trên thị trường ngoại hối trong thời gian qua ổn định và có xu hướng tăng lên không hợp lý. Đây không phải là một kết quả đáng mừng, mà ẩn chứa nhiều vấn đề cần được làm rõ. VND bị đánh giá cao dần ngày càng gây những tổn hại đến năng lực cạnh tranh trong thương mại quốc tế của hàng hoá- dịch vụ của Việt Nam. Nó không chỉ kìm hãm xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu, kể cả nhập khẩu lậu mà còn gây sức ép rất lớn đối với các ngành sản xuất trong nước và sản xuất thay thế nhập khẩu. Thực trạng này không chỉ làm những cân đối bên ngoài mà cả cân đối bên trong có xu hướng xấu đi. Sức ép giảm giá VND cũng ngày càng lớn, nhưng chúng ta đã không nhận thấy hết tính nghiêm trọng của nó vì sức ép không bộc lộ rõ trong điều kiện hệ thống tài chính tiền tệ của Việt Nam đang ở trong quá trình chuyển đổi. Những thành công của công cuộc đổi mới và nền kinh tế đang dần đà tăng trưởng cũng phần nào che khuất những vấn đề bất ổn mà quá trình tăng trưởng nhanh tạo ra. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng vấn đề lên giá không thực tế của đồng Việt Nam trong thời kỳ này cần phải được xem xét thận trọng và xử lý thích hợp. Để làm được điều này cần phải phân tích kỹ nguyên nhân của sự lựa chọn chính sách tỷ giá hối đoái trong thời kỳ 1993- 1996 và tính nghiêm trọng cuả những hệ quả mà nó gây ra. Trước hết chúng ta đề tới đến những nguyên nhân của diễn biến tỷ giá hối đoái thời kỳ này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình lên giá và sau đó giữ giá của VND thời kỳ này nhưng trước hết phải kể đến những nguyên nhân chủ yếu sau: -Thứ nhất, thời kỳ này nguồn cung ứng USD và ngoại tệ tăng lên nhanh chóng do hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Bao gồm các khoản thu từ xuất khẩu hàng hoá- dịch vụ tăng với tốc độ cao, hơn 20% năm.Tổng kim ngạch đến năm 1996 đã tăng lên hơn 7 tỷ gấp 3 lần so với năm 1990. Các luồng vốn ngắn hạn như: chuyển tiền, kiều hối.., các khoản thu từ dịch vụ lao động, du lịch, quà tặng, trợ giúp từ thiện, viện trợ của các chính phủ cũng như các tổ chức phi chính phủ và các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài, cho vay dài hạn của các tổ chức tín dụng quốc tế, cộng đồng tài chính thế giới ngày một gia tăng.Tăng cung ngoại tệ làm cho tỷ giá VND/USD trên thị trường ngoại hối giảm xuống và VND lên giá. -Thứ hai, nhằm hỗ trợ cho sản xuất trong nước vừa thoát khỏi cuộc khủng hoảng, chúng ta đã gia tăng một loạt các biện pháp thuế quan và phi thuế quan để hạn chế nhập khẩu. Từ tháng 9 năm 1992, chính phủ Việt Nam đã thi hành các biện pháp cấm nhập khẩu 17 mặt hàng, gia tăng thuế và khống chế hạn ngạch các mặt hàng nhập khẩu. Hạn chế khả năng nhập khẩu nhất là bằng các biện pháp hành chính phi kinh tế sẽ làm cầu ngoại tệ giảm. Tình hình này có xu hướng ủng hộ tỷ giá USD/VND suy giảm vào và đồng Việt Nam lên giá ( nghịch lý của chính sách thuế quan và quota). -Thứ ba, chủ trương của các cấp lãnh đạo nhà nước và Ngân hàng nhà nước Việt Nam muốn duy trì tỷ giá VND/USD ở mức ổn định thấp để thu hút đầu tư nước ngoài và giảm bớt sức ép đối với lạm phát đang có xu hướng tăng trở lại(1994-1995). Do những sức ép này, NHNH đã phải sử dụng khá nhiều ngoại tệ để ổn định tỷ giá, nhằm tránh sự giảm giá trị danh nghĩa của VND, cũng có nghĩa là ổn định tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tăng giá đồng VND một cách không thực chất. Khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường biến động tối đa của biên độ cho phép, đây hoàn toàn không phải là biên độ thực tế của thi trường ngoại hối đã phát triển vì thị trường này của Việt Nam vẫn còn bị khép kín và kiểm soát hết sức chặt chẽ bằng các biện pháp phi trị trường. Theo “Thời báo kinh tế” ra ngày 26 thág 1 năm 1994, trong 6 phiên giao dịch ngoại tệ tại các trung tâm giao dịch chính thức, lượng ngoại tệ chỉ đảm bảo chưa đến 50% lượng ngoại tệ được yêu cầu. Ngân hàng nhà nước đã cố gắng bán ra hầu như toàn bộ số ngoại tệ mất cân đối giữa cung và cầu nhưng tỷ giá đóng của tại các trung tâm giao dịch vẫn tiếp tục tăng 10% đến 20% so với tuần trước. Những thực tế này chứng tỏ rằng hoạt động của Ngân hàng nhà nước trong thời gian qua nhằm ổn định đến cố định tỷ giá là không hợp lý. Nó bóp méo thế cân bằng tương đối trên thị trường ngoại hối, gây ra những chênh lệch lớn giữa cung và cầu ngoại tệ, cũng như gia tăng sự thâm hụt trong cán cân thương mại và cán cân thanh toán (xem bảng 11). Dùng tỷ giá hối đoái để kìm nén lạm phát, che dấu sự mất giá của VND chỉ đem lại sự giảm sút sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên cả thị trường trong nước và quốc tế, hàng xuất khẩu thì gặp khó khăn hơn và hàng nhập khẩu thì không sao ngăn cản được. Việc cố định tỷ giá trong một thời gian dài (1993-1996) với đồng USD trong khi USD có xu hướng tăng giá, nhất là vào nửa sau thập kỷ 90, đã bộc lộ nhược điểm của nó là không khuyến khích được xuất khẩu mà còn đem lại một số tác động tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu. Qua 4 năm phát triển kinh tế (1993-1996) tốc độ lạm phát tăng tổng cộng là 36,8% trong khi tỷ giá USD/VND chỉ tăng chưa đầy 3% đưa đến thực tế giá bán hàng nội địa đã tăng lên 30% so với hàng nhập ngoại. Hàng nhập ngoại đã trở nên tương đối rẻ hơn và được nhập vào thị trường nước ta với một số lượng lớn, cạnh tranh với hàng sản xuất trong nước. Tình trạng nhập siêu liên miên và ngày càng gia tăng trong giai đoạn này dẫn tới tình trạng hoặc phải giảm dự trữ ngoại tệ hoặc phải vay nợ nước ngoài để bù đắp cán cân thanh toán. Tuy cơ cấu nhập khẩu có thay đổi, tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ ngày càng tăng, nhưng nhập siêu kéo dài đã làm cho đất nước ngày càng lún sâu vào tình trạng nợ nần, khó khăn cho nền tài chính quốc gia, thâm hụt cán cân thương mại quốc tế của ta trong những năm 1993-1996 gia tăng từ 939 triệu USD năm 1993 lên 1,7 tỷ USD năm 1994, 2,7 tỷ USD năm 1995 và 3,8 tỷ USD năm 1996, trong khi dự trữ ngoại tệ quốc gia rất mỏng manh đã buộc Chính phủ phải vay nợ nước ngoài để bù đắp cán cân thanh toán (nợ nước ngoài năm 1995: 8,3 tỷ USD,1996 : 10,1 tỷ USD). Mặt khác, nội tệ được định giá cao đã kích thích các doanh nghiệp trong nước sử dụng mọi nguồn vốn kể cả việc vay ngắn hạn của nước ngoài để nhập khẩu hàng hoá một cách ồ ạt.Tính đến tháng 6/1996, dư nợ L/C trả chậm của các doanh nghiệp trong nước đã ở con số báo động là 1,4 tỷ USD. Hàng tiêu dùng đầy ắp trên thị trường, kể cả hàng nội lẫn hàng ngoại, giá phải chăng, đời sống của ngươi dân được nâng cao. Thế nhưng, cái giá sẽ phải trả cho việc này là hiệu quả nhập khẩu càng năm sau càng thấp. Bảng 12 : Hiệu quả nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1991-1996. Chỉ tiêu 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Nhập khẩu/ GDP 0,212 0,216 0,254 0,357 0,341 0,443 Xuất khẩu/GDP 0,208 0,217 0,191 0,212 0,236 0,288 Hiệu quả nhập khẩu 4,713 4,634 3,944 2,799 2,933 2,256 Nguồn: Thời báo Ngân hàng ngày 29/5/1997 Bảng trên cho thấy, vào năm 1991 1 USD nhập khẩu tạo ra được 4,713 USD GDP nhưng đến năm 1996 chỉ còn tạo ra 2,256 USD GDP. 4.Giai đoạn 1997-1999 Hai năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc19332.doc
Tài liệu liên quan