Khóa luận Ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân kiểu mới đến nền kinh tế miền Nam Việt Nam 1954 - 1975

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: ẢNH HƯỞNG CỦA MỸ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1954 6

1.1. Giai đoạn từ năm 1925 đến trước năm 1945 6

1.2. Giai đoạn 1945 - 1950 8

1.3. Giai đoạn 1950 - 1954 12

Chương 2: NHỮNG KHOẢN VIỆN TRỢ CỦA MỸ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN KINH TẾ MIỀN NAM SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ (1954 - 1975) 17

2.1. Tổng quan về viện trợ của Mỹ ở Việt Nam qua các năm 1954 - 1975 17

2.2. Viện trợ thương mại 22

2.3. Viện trợ nông phẩm 27

2.4. Viện trợ theo dự án 31

2.5. Viện trợ quân sự 35

Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆN TRỢ MỸ ĐẾN NỀN KINH TẾ VÀ ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN MIỀN NAM (1954 - 1975) 39

3.1. Trong lĩnh vực công nghiệp 39

3.2. Trong lĩnh vực nông nghiệp 44

3.3. Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng 51

3.4. Đời sống nhân dân miền Nam 55

KẾT LUẬN 59

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

 

 

 

 

 

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân kiểu mới đến nền kinh tế miền Nam Việt Nam 1954 - 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5.394 1.713 3.873 1972 96.000 45.541 17.083 16.117 4.169 4.258 1973 128.677 39.983 19.318 22.676 4.531 5.107 Nguồn: [18, tr. 90]. Qua bảng thống kê trên cho thấy, chỉ có 1 năm (1968), vào thời kỳ "chiến tranh cục bộ", hàng Mỹ nhập ít hơn hàng Nhật. Còn trong tất cả các năm, hàng Mỹ vẫn chiếm phần tuyệt đối lớn. Các mặt hàng Mỹ nhập khẩu chủ yếu là: bông, bột ngô, bột mỳ, bơ sữa, dầu thảo mộc, hóa chất các loại, chất dẻo, sắt thép và gang, thuốc lá sợi, động cơ các loại... chiếm khoảng 16 tỷ đồng. Nhưng số hàng hóa khổng lồ này lại lẩn vào trong các hộp sữa "Ông Thọ" và "Foremost", trong bánh kẹo và mỳ gói của các xưởng thực phẩm Chợ Lớn, trong các bao thức ăn gia súc ở Lái Thiêu... Thuốc lá sợi chiếm 8 tỷ, tức gần 1/10 tổng số hàng nhập từ Mỹ, bằng tổng số hàng nhập từ ý và Tây Đức cùng năm. Nhưng số hàng này lại nằm trong các bao thuốc lá của hàng thuốc lá MIC và BASTO. Gang, sắt, thép chiếm độ 13 tỷ. Bông và sợi nhân tạo chiếm khoảng 7 tỷ. Sản phẩm dầu lửa, gồm xăng, dầu, các chất dẻo và một số loại hóa chất, chiếm khoảng 20 tỷ, tức là bằng nửa tổng số hàng hóa Nhật cùng năm. Nhưng ngoài mấy chữ Shell, Catter, Esso trên các trạm xăng, dường như không có hàng gì là của Mỹ. Hàng hóa Mỹ lan tràn khắp thị trường một cách thầm kín và thấm hầu hết tất cả mọi thứ của cải của xã hội miền Nam. Khác với hàng hóa của Mỹ, hàng của các nước mà Mỹ cho phép nhập vào miền Nam là các hàng đã thành phẩm, tên hiệu của hàng đó phải được trương ra toàn xã hội: Các mặt hàng như: sợi nhân tạo, vải, lụa, hàng dệt kim, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, quạt điện, máy giặt, tivi... Mỹ giành một phần thị trường cho các nước khác, vì: - Đối với những hàng hóa mà Nam Việt Nam cần nhưng Mỹ không có, hoặc chưa có, hoặc có nhưng không bán, thì Mỹ cho phép nhập hàng của một nước thứ ba, do Mỹ chỉ định. - Đối với những nước mà Mỹ muốn trả công, hoặc muốn mua chuộc, thì Mỹ dành cho một thị trường "tương ứng". - Đối với những nước mắc nợ Mỹ hoặc muốn mua hàng Mỹ, nhưng không có ngoại tệ để trả mà chỉ có hàng hóa thôi, nhưng Mỹ lại không cần thứ hàng đó, thì Mỹ cho đổ thứ hàng đó vào miền Nam Việt Nam để trừ nợ. Bằng lối viện trợ thương mại, cơ quan viện trợ thương mại Mỹ không cần biết số hàng "viện trợ" có tiêu thụ được không, khi đến kỳ hạn thì lại đưa hàng vào miền Nam gây nền tình trạng ứ đọng hàng hóa ngày càng nghiêm trọng, bóp chết nền sản xuất. Báo "Tín điện" số ra ngày 30-1-1958 viết: "ở Sài Gòn ứ đọng tới 70.000 tấn hàng nhập khẩu". Theo báo chí Sài Gòn thì riêng số vải ứ đọng tới trên 30 triệu mét và các loại máy tính, máy chữ phải tiêu thụ hàng mười năm mới hết [12]. Tóm lại, viện trợ thương mại là thủ đoạn để Mỹ trút hàng thừa ế vào miền Nam, làm cho miền Nam thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa của Mỹ và chư hầu Mỹ và để củng cố chính quyền Sài Gòn. Thông qua viện trợ và các cơ quan viện trợ dựa vào chính quyền Sài Gòn, Mỹ hoàn toàn chi phối mọi hoạt động kinh tế miền Nam, biến miền Nam thành một khâu phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ, một thuộc địa Mỹ. 2.3. viện trợ nông phẩm Viện trợ nông phẩm được gọi là "Chương trình lương thực vì hòa bình". Đây là hình thức viện trợ mà Mỹ đã thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Hình thức viện trợ này đã có mầm mống từ trong kế hoạch Masshall. Trong đại chiến thế giới lần thứ hai, các quốc gia châu Âu bị tàn phá nặng nề. Sau chiến tranh, châu Âu gặp những khó khăn về kinh tế rất lớn, đặc biệt là về lương thực và hàng tiêu dùng. Theo kế hoạch Masshall, 16 nước tư bản châu Âu được Mỹ cho vay hàng hóa, nhất là lương thực. Sau những năm 50, chính phủ Mỹ định mở rộng phương thức "viện trợ" này ra các khu vực khác trên thế giới như châu á, châu Phi, châu Mỹ latinh nhưng không thành công. Bởi vậy, kế hoạch Masshall được thay thế bằng các hình thức khác mềm dẻo hơn. Năm 1954, Quốc hội Mỹ thông qua "Công luật về viện trợ và phát triển mậu dịch nông phẩm", thường được gọi là Luật P.L. 480. Đến năm 1960, khi Kenedy lên cầm quyền, để thi hành "chiến lược hòa bình" trong học thuyết "Biên giới mới", chính phủ Mỹ đã mở rộng quy mô áp dụng đạo luật này và đổi tên là "Luật nông phẩm phụng sự hòa bình". ở miền Nam Việt Nam, tỉnh tổng cộng trong 21 năm viện trợ nông phẩm thừa của Mỹ là 1,2 tỷ đôla. Khối lượng viện trợ này có xu hướng ngày càng tăng lên. Có năm như năm 1974, lên tới hai trăm triệu đôla. Như vậy, miền Nam Việt Nam, một nước chủ yếu sống bằng nông nghiệp, nay phải sống bằng nông sản của nước ngoài và ngày càng thiếu ăn hơn. Có một số năm, viện trợ nông phẩm thừa đã xấp xỉ bằng hoặc lớn hơn cả viện trợ thương mại, đó là các năm 1967, 1968, 1969. Đây là thời kỳ Mỹ đưa quân viễn chinh ồ ạt vào miền Nam, mở rộng quy mô chiến tranh. Nông thôn bị tàn phá nặng nề. Dân số sản xuất nông nghiệp tăng vọt, cộng với nửa triệu quân viễn chinh, làm cho nạn thiếu lương thực trở nên trầm trọng. lúc này tăng viện trợ nông phẩm có nghĩa là tiến hành chiến tranh xâm lược không phải chỉ bằng súng Mỹ, lĩnh Mỹ, mà bằng cả thức ăn của Mỹ. Trong các loại nông phẩm viện trợ, gạo luôn chiếm phần lớn nhất, khoảng 50% tổng giá trị viện trợ nông phẩm. "Từ năm 1965 đến 1974, tổng số gạo viện trợ đã lên tới 3,9 triệu tấn. Thứ hai là sữa, chiếm khoảng 17%. Thứ ba là bông vải: 11%. Thứ tư là thuốc lá: 10%. Thứ năm là một số ngũ cốc và tiến cước vận tải qua đại dương: 4%". "Cụ thể trong 10 năm từ năm 1958 đến 1967, tổng số viện trợ là 554,9 triệu đôla. Trong đó: Gạo: 268,8 triệu Sữa đặc và sữa bột: 96 triệu Bông: 68,9 triệu Thuốc lá: 57,1 triệu Bột mỳ: 50,7 triệu Ngũ cốc: 3,6 triệu Vận tải: 9,9 triệu" [18, tr. 120]. Viện trợ nông phẩm được chia theo ba khoản mục: * Mục I: Chiếm phần lớn nhất. Trong 20 năm mục này lên tới gần 1 tỷ đôla, chiếm gần 90% tổng số viện trợ nông phẩm. Nếu so với các nước khác trong khu vực châu á thì tỷ lệ này vẫn chưa phải là cao, Inđônêxia: 96%, Malayxia: 100%. Số nông phẩm viện trợ thuộc mục I được đem bán trên thị trường của nước nhận viện trợ. Thủ tục bán cũng giống như trong viện trợ thương mại, tức là bán cho các nhà nhập cảng theo các giấy phép nhập cảng mà phái bộ viện trợ Mỹ sở tại đã duyệt. Nhưng chế độ thanh toán thì có những điểm khác: 1- Cước phí do chính phủ Sài Gòn chịu 2- Tiền bán nông phẩm bỏ vào mục 41-11 trong quỹ đổi giá do Mỹ nắm. 3- Số tiền thanh toán của các nhà nhập cảng phải tính theo hối suất cao nhất trên thị trường Sài Gòn, thường cao gấp đôi so với hối suất trong viện trợ thương mại hóa. Để bù lại sự thiệt thòi này, hàng nông phẩm được miễn thuế hoặc chỉ phải nộp một số lệ phí rất thấp. * Mục II của chương trình viện trợ nông phẩm được gọi là "chương trình cứu trợ khẩn cấp". Phần này được trao cho chính phủ bản địa, nhưng không phải để đem bán lấy tiền, mà để trợ cấp trực tiếp trong những trường hợp đặc biệt. Trong những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ, số viện trợ khẩn cấp này chủ yếu dành để trợ cấp cho số dân miền Bắc di cư vào Nam và ổn định cuộc sống. Trong các thời kỳ sau, viện trợ khẩn cấp chủ yếu dành để trợ cấp cho nhân dân những vùng bị chiến tranh tàn phá, bị dồn về các ấp chiến lược hoặc ra thành thị. Ngoài ra, Mỹ cũng cấp cho ngụy quyền một số lương thực để cứu trợ cho những vùng bị lụt, bị đói... Tính cho đến năm 1975, số viện trợ khẩn cấp này vào khoảng hơn một trăm triệu đôla. * Mục III: Được gọi là "viện trợ nhân đạo". Trong hơn 20 năm, số viện trợ nhân đạo cũng vào khoảng trên một trăm triệu đôla. Khoản viện trợ này được cấp thẳng cho các cơ quan và các tổ chức "từ thiện" không thuộc bộ máy nhà nước. Phần lớn đó là các tổ chức tôn giáo. Ngoài ra còn có một số tổ chức văn hóa, y tế và các đoàn thể quần chúng như "Hội những người bạn Mỹ", "Tổ chức đỡ đầu trẻ mồ côi", ủy ban cứu trợ gia đình tử sĩ"... Dưới đây là bảng thống kê của viện trợ nông phẩm qua các năm Đơn vị: Triệu đôla Năm Mục I Mục II Mục III Tổng 1954-1957 0 0,7 38,7 39,4 1958 3,0 5,2 8,2 1959 6,5 6,5 1960 3,5 0 6,3 9,8 1961 5,0 0 4,5 9,5 1962 27,1 1,3 3,8 32,2 1963 23,9 23,9 5,3 53,1 1964 34,8 26,7 2,2 63,7 1965 42,1 6,0 4,3 52,4 1966 80,9 23,9 101,8 1967 139 32,8 171,8 1968 140,8 36,7 177,5 1969 76,7 33,9 110,6 1970 130,9 39,4 170,3 1971 108,2 33,2 141,4 1972 108,4 4,1 112,5 1973 160,8 16,5 177,3 1974 225,1 6,1 131,2 1975 Dự trù bị Quốc hội Mỹ bác bỏ Nguồn: [19, tr. 171]. Vậy tại sao Mỹ đặt nông phẩm vào một loại viện trợ riêng biệt, có những quy chế riêng của nó? tại sao lại đưa nông phẩm vào chính các nước nông nghiệp? Kết quả của việc đó ra sao? Về phía Mỹ: Do những yếu tố tự nhiên và kinh tế, nền nông nghiệp Mỹ đạt đến năng suất rất cao. Ngay từ đầu thế kỷ XX, nông phẩm thừa do chính nền sản xuất đó tạo ra đã trở thành trở ngại cho chính nền sản xuất đó. Dân chúng vẫn thiếu đói nhưng nông phẩm vẫn thừa ứ. Đã có thời kỳ Mỹ đã đổ nông phẩm xuống biển, đốt trụi những cánh đồng lúa mỳ đã chín. Nhưng từ sau đại chiến thế giới thứ hai Mỹ đã tìm được một "đại lượng" khác để tiêu thụ nông phẩm. Đó là những nước đang phát triển, viện trợ nông phẩm cho các nước. Bởi vậy, nó đã đem lại kết quả về nhiều mặt cho Mỹ. Số nông phẩm thừa hàng chục triệu tấn hàng năm không phải đổ đi và mất không, cũng không phải tích trữ lại và do đó đỡ được khoảng 900 triệu đôla hàng năm và phí tồn bảo quản và hao hụt. Mỹ vừa tiêu thụ được số nông sản đó, vừa có tiền để chi tiêu và kinh doanh tại các nước khác, vừa trả giá được cho các nước đó về việc bảo vệ lợi ích toàn cầu của Mỹ, vừa bảo đảm được thu nhập của nông dân Mỹ không bị tụt xuống quá mức do giá nông sản trong nước giảm mạnh và góp phần trói buộc các quốc gia trong vòng kiềm tỏa của Mỹ, đồng thời mở thị trường cho nông sản Mỹ. Đối với các nước nhận được viện trợ nông phẩm của Mỹ thì quá rõ ràng: phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ, sản xuất nông nghiệp trong nước thì hoàn toàn ngưng trệ, người dân thì phải bỏ tiền túi của mình ra mua nông phẩm trong khi khả năng của mình có thể sản xuất được. Tóm lại, bên cạnh viện trợ thương mại viện trợ nông phẩm cũng được Mỹ xúc tiến tương đối nhanh, mạnh từng bước làm biến đổi đời sống nhân dân miền Nam. Miền Nam được biết đến như là vựa lúa lớn nhất cả nước, phong phú về chủng loại nông phẩm trước đây nay trở thành nơi tiếp nhận viện trợ của Mỹ. Đây cũng chính là một chiêu bài kinh tế cực kỳ thâm độc của đế quốc Mỹ hòng cột chặt miền Nam Việt Nam. Một loại viện trợ thứ ba nữa cũng có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế miền Nam. Đó là viện trợ theo "Dự án". 2.4. Viện trợ theo dự án Viện trợ theo dự án còn được gọi là viện trợ kinh tế trực tiếp. Loại viện trợ này là một bộ phận rất quan trọng của viện trợ kinh tế. Có những năm nó lớn hơn cả viện trợ thương mại. Nhưng khác với viện trợ thương mại nó lên xuống thất thường. Từ năm 1954 đến 1965, viện trợ theo dự án chỉ vào khoảng vài chục triệu đôla. Đến năm 1966, nó tăng vọt gấp 3 - 4 lần các năm trước. Sang năm 1967, nó lại tăng gấp đôi năm 1966, lên tới 360 triệu đôla. Từ 1969, nó giảm dần và từ 1972 xuống dưới mức một trăm triệu đôla hàng năm. Gọi là "viện trợ theo dự án" hoặc "viện trợ trực tiếp" vì nó là khoản cung cấp trực tiếp tiền và của cho các dự án hoặc các chương trình của các ngành, các cấp không qua ngân sách ngụy quyền. Đối tượng của dự án này bao gồm: xây dựng và bảo trì hệ thống đường quốc lộ, xây dựng các hải cảng, trang bị các phương tiện cho cảnh sát và phòng vệ dân sự, củng cố và mở rộng các trại giam, đài thọ cho chương trình cải cách điền địa, đào tạo các bộ "ấp tân sinh", kinh phí cho chiêu hồi, chu cấp cho nông dân về thuốc men, định cư, giống mới, phân bón, thuốc trừ sâu, thủy nông, tín dụng, xây dựng hệ thống viễn thông cho nông thôn và thành thị, huấn luyện cán bộ nghiệp đoàn, xây dựng trường học, sách và học cụ, xây dựng các hệ thống nước và điện... Ngoài ra, còn các khoản khác như giếng nước ăn cho nông thôn, giống cá rô phi, thuốc trừ muỗi, trừ ruồi, thiết bị và chi phí cho dạy sinh ngữ... cũng nằm trong khuôn khổ viện trợ này. Có bốn loại dự án chính: 1- Dự án hành chính hay còn được gọi là dự án phục vụ cho chính sách khủng bố và đàn áp. Đó là việc trang bị cho cảnh sát, ác ôn, xây dựng nhà tù... Năm 1969, riêng viện trợ cho các dự án tổ chức bộ máy an ninh, tình báo tốn 19,6 triệu đôla. Năm 1970, riêng việc thay thế trang bị cho hệ thống "chuồng cọp" ở nhà tù Côn Đảo tốn 40 vạn đôla. Trong khi đó, số tiền chi các dự án thủy lợi 10,1 vạn đôla, đào tạo y tá và xây dựng các nhà hộ sinh: 20,8 vạn đôla. Năm 1971, riêng tiền thù lao Thompson cùng 5 chuyên gia Anh sang nghiên cứu trong 10 tuần để lập dự án tổ chức hệ thống an ninh mất gần 8 vạn đôla. Năm 1971-1972, dự án trang bị cho cảnh sát tốn 8,4 triệu đôla. Riêng một tỉnh Gia Định, trong một năm, được viện trợ tới 56.000 tấn dây thép gai, 16.000 cọc sắt và 11.000 đèn pin. Tính đến tháng 6/1972, cảnh sát đã cấp 9.068.811 thẻ căn cước, 502.000 cuốn lý lịch, lập 3.100.000 tập hồ sơ. Miền Nam có tới 601 trại giam ở khắp nơi và thường xuyên có từ 60 đến 80 vạn người bị cầm tù. Các loại dự án "hành chính" chiếm tới 11-14% tổng số viện trợ theo dự án. 2. "Dự án xã hội" hay còn gọi là dự án phục vụ cho các chiến dịch về chính trị: như cải cách điền địa, tuyên truyền, xây dựng các nghiệp đoàn, các tổ chức quần chúng, các ấp chiến lược... Loại dự án này chiếm tỷ lệ khá lớn trong viện trợ theo dự án. Mỗi năm có một số trọng tâm đầu tư khác nhau. "Thời kỳ 1964 - 1965 Mỹ đề ra chiến lược: dồn dân, lập ấp chiến lược để dễ kiểm soát. Trong năm 1969, Mỹ đã chi tới 20.579.000 đô la cho kế hoạch "ấp dân sinh" bằng 37% tổng số viện trợ theo dự án của năm đó. Nếu tính toàn bộ kế hoạch bình định mà Johnsen gọi là "kế hoạch xây dựng nông thôn" (1962 - 1965), Mỹ đã chi 100 triệu đôla" (18; Tr.100) Với kế hoạch cải cách điền địa Mỹ viện trợ 400 triệu đô la. 3- Dự án xây dựng các công trình gọi là "cơ cấu hạ tầng" gồm: Đường sá, cầu cống, hải cảng, sân bay, điện nước, đài phát thanh, đài truyền hình... Trong dự án này, dự án về giao thông luôn chiếm phần lớn nhất: Riêng việc xây dựng đường sá và bến cảng, Mỹ đã chi hơn 2 tỷ đô la, tức bằng tổng số của cải do miền Nam làm ra trong một năm. "Riêng việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất từ 1967, Mỹ chi 15.000.000 đô la, tức gần bằng tổng ngạch xuất khẩu của miền Nam trong năm đó: 17.800.000 đô la" [18, tr, 103]. Khoảng lớn thứ hai sau giao thông vận tải là các công trình cung cấp điện và nước. Những dự án này trước hết nhằm phục vụ bộ máy cai trị, đặc biệt là phục vụ quân đội. Trong những năm chiến tranh cục bộ, khi có nửa triệu quân Mỹ góp mặt ở miền Nam, thì viện trợ theo dự án này bỗng tăng vọt gấp 3 - 4 lần. Việc xây dựng hệ thống cung cấp điện, nước cũng được tiến hành ồ ạt trong những năm đó. Đối với nửa triệu quân lính của Mỹ mà phần lớn đã muốn đốt thẻ quân dịch ngay từ trước khi sang Việt Nam, nếu không có đủ nước để hàng ngày ngâm mình trong các bồn tắm, không có đủ điện chạy các máy lạnh, quạt điện, bếp điện... thì khó mà duy trì sức chiến đấu. Khi đã có điện và nước về thành phố, thì dân chúng cũng được hưởng một phần. Nền kinh tế cũng được hưởng một phần. Khoản thứ ba sau điện nước là các dự án xây dựng mạng lưới thông tin. Ngay dưới thời Diệm, Mỹ đã giúp xây dựng hệ thống các đài phát thanh rộng khắp các vùng và một loạt đài nặc danh. "Riêng số chi cho các dự án về "thông tin" này, trong 5 năm, từ 1955 đến 1961, là 40 triệu đô la. Từ 1964 hệ thống điện thoại và điện báo được mở rộng đặc biệt. Ngoài việc phục vụ các hoạt động thám báo, bình định, nó cũng phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, thương mại. Riêng năm 1964 dự án trang bị cho các "ấp dân sinh" về thông tin nội bộ đến 1,8 triệu đô la, về liên lạc vô tuyến giữa các ấp với nhau và với các cấp trên tốn 2,589 triệu đô la" [18, tr. 105]. Từ 1965, máy vô tuyến truyền hình được đưa ồ ạt vào miền Nam Việt Nam, Mỹ ngụy đặc biệt khuyến khích phát triển ngành vô tuyến truyền hình. Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Cần Thơ, Đà Lạt... đều có các đài phát hình. Từ tết Bính Ngọ 1966, Mỹ đã lập dự án cho vệ tinh nhân tạo tiếp sóng thẳng của các đài phát hình từ Mỹ sang Việt Nam. Theo tính toán của Mỹ, tổng số các khoản chi cho các hệ thống đó tốn hơn 100 triệu đô la. 4. Dự án phục vụ các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội bao gồm: Canh nông, mục súc, ngư nghiệp, lâm nghiệp, kỹ nghệ, khai khoáng, ytế, giáo dục, cứu tế... Chiếm 20% tổng số viện trợ theo dự án. Trong nông nghiệp: Năm 1969: tổng số viện trợ theo dự án là 52,7 triệu đô la. Trong đó, phần dành cho Bộ cải tiến nông thôn chỉ có 1,22 triệu đô la (hơn 2%). Năm 1972, tỷ lệ đó là 4 triệu đô la trong 72 triệu đô la (chiếm gần 3%). Các dự án về y tế luôn chiếm phần lớn hơn tất cả. "Thời gian từ năm 1955 đến 1961, các dự án về y tế tốn 13,6 triệu đô la. Những năm chiến tranh ác liệt, khoản chi này càng tăng lên: Năm 1969, hơn 5 triệu đô la, trong đó 9,1 triệu dành cho y tế nông thôn. Năm 1972, 13,9 triệu đô la. Tổng cộng trong 21 năm, chương trình y tế tốn kém tới hơn 100 triệu đô la" [18, tr. 110]. Đối với một số dân chưa đầy 20 triệu dân, đó là một số tiền không nhỏ, mà nếu biết tận dụng, có thể thay đổi đáng kể mạng lưới y tế. Các dự án về giáo dục thường chỉ bằng 1/2 hay 2/3 số tiền dành cho các dự án về y tế: "Thời kỳ 1955 - 1961 là 8,3 triệu. Năm 1964 là 2,1 triệu, năm 1972 là 3,7 triệu" [18, tr. 111].. Tóm lại, viện trợ theo dự án của Mỹ cho chính quyền Sài Gòn đã làm thay đổi hệ thống cơ sở hạ tầng của miền Nam Việt Nam và tác động rất lớn đến nền kinh tế miền Nam trong giai đoạn này. 2.5. Viện trợ cho vay Ngoài những khoản viện trợ trên còn có hình thức viện trợ khác cũng ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế miền Nam, đó là viện trợ cho vay. Phát biểu trước sinh viên Việt Nam tại Mỹ ngày 13-11-1963 đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Oa-sinh-tơn Trần Văn Chương khẳng định: "Người Mỹ muốn làm thật nhiều nhưng lại muốn tốt thật ít". Đối với viện trợ cũng vậy, trước nhu cầu chi viện thì càng hạn chế phần cho không và thay vào đó bằng cho vay bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. ở miền Nam Việt Nam Mỹ cũng sử dụng chiêu bài này, tuy nhiên hoàn cảnh thực tế ở miền Nam đã không cho phép làm điều đó:Chính quyền Sài Gòn quá "ọp ẹp", cộng sản thì ngày càng lớn mạnh. Nếu bắt chính quyền Sài Gòn phải chịu chế độ tín dụng như các nơi khác trên thế giới thì miền Nam Việt Nam không thể chịu đựng nổi. Nếu xét chung viện trợ của Mỹ trên thế giới thì viện trợ cho vay thường chiếm phần lớn nhất, viện trợ cho không chỉ chiếm phần rất nhỏ nhưng trường hợp ở miền Nam Việt Nam thì ngược lại: Viện trợ cho không chiếm phần tuyết đối lớn, viện trợ cho vay là bộ phận nhỏ bé nhất trong tổng số viện trợ.Trong 20 năm tổng số viện trợ cho vay mà Mỹ cấp cho miền Nam Việt Nam vào khoảng 140 triệu đôla. Năm cao nhất đạt gần 30 triệu đôla. Viện trợ cho vay được cấp theo hai con đường: 1. Phái bộ viện trợ Mỹ thay mặt chính phủ Mỹ đứng ra cho chính quyền Sài Gòn vay. Số tiền này lấy ra trong ngân sách viện trợ của chính phủ Mỹ. 2. Các tổ chức tín dụng quốc tế của Mỹ như "quỹ tín dụng phát triển; Ngân hàng phát triển; Ngân hàng xuất nhập cảng..." Không giống như các khoản viện trợ khác Mỹ viện trợ cho chính quyền Sài Gòn trong suốt 20 năm, nhưng viện trợ cho vay chỉ xuất hiện trong một số năm. Đó là thời kỳ 1957-1960 đây là thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, Mỹ tin tưởng rằng sẽ nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Thời kỳ thứ hai là vào những năm 1966-1967 đây là giai đoạn đầu của chiến lược chiến tranh cục bộ, Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh vào miền Nam. Viện trợ cho vay nhưng Mỹ lại không trực tiếp cung cấp tiền cho chính quyền Sài Gòn mà lại được cấp dưới hình thức hiện vật tức là hàng hóa. Ví dụ: khi xây dựng các công trình Mỹ trực tiếp các trang thiết bị rồi tính ra đôla, ngụy quyền sẽ trả bằng đôla hoặc bạc Sài Gòn cho Mỹ. Đối với các nhu cầu chi bằng tiền mặt Mỹ cũng cho vay bằng hàng hóa, ngụy quyền sẽ đem số hàng hóa này bán ra thị trường lấy tiền để chi dùng. Ngoài các khoản viện trợ của Mỹ, chính quyền Sài Gòn còn nhận được khoản viện trợ nữa khoảng vài trăm triệu đôla của các nước khác như: úc, Canađa, Tây Đức, Hà Lan...Trong 5 năm từ 1970-1974 số tiền viện trợ của các nước cho miền Nam như sau(tính bằng triệu đôla): Năm Số tiền viện trợ 1970 21,8 1971 18,93 1972 61,6 1973 151,4 1974 132,0 Tóm lại, trong hơn 20 năm có mặt tại miền Nam, Mỹ đã viện trợ cho chính quyền Sài Gòn dưới 200 triệu đôla, đây không phải là khoản viện trợ lớn so với tổng số viện trợ Mỹ viện trợ cho chính quyền Sài Gòn nhưng nó đã góp phần đáng kể để chính quyền Sài Gòn xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng. Thủ đoạn thâm độc của Mỹ ở hình thức viện trợ này đó là không cung cấp tiền mặt mà phần lớn là hàng hóa. Như vậy, Mỹ vừa giải quyết được số lượng hàng hóa dư thừa trong nước vừa thắt chặt hơn miền Nam trong vòng kiểm soát của Mỹ. Trong việc cho vay Mỹ không chỉ quan tâm đến lợi ích trực tiếp. Với chiến lược toàn cầu Mỹ còn gửi gắm trong chính sách viện trợ cho vay nhiều ý đồ về chính trị, quân sự. Để nắm lấy những nhà nước tay sai, để mua chuộc những nhà nước trung lập, Mỹ sẵn sàng thu hẹp một phần nào những lợi ích kinh tế trước mắt không lớn lắm, để dành lấy những lợi ích chính trị, quân sự, ngoại giao. Mà những lợi ích này về lâu dài sẽ là điều kiện để thực hiện những lợi ích kinh tế lớn hơn của Mỹ trên thế giới. 2.5. Viện trợ quân sự Viện trợ quân sự trực tiếp là khoản viện trợ lớn nhất mà chính quyền Sài Gòn nhận được: Trong 21 năm, Mỹ viện trợ 13 tỷ đô la. Đây cũng là một điều dễ hiểu vì Mỹ đang tiến hành chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, Mỹ cần xây dựng đội quân hùng mạnh với đầy đủ các trang thiết bị: súng, đạn, quần áo, mũ, giầy... Tuy nhiên, ở phần này sẽ không đi sâu tìm hiểu Mỹ viện trợ quân sự trực tiếp như thế nào, và hàng năm số viện trợ đó tăng ra sao? Mà chỉ xem xét số viện trợ khổng lồ đó đã tham gia vào đời sống kinh tế miền Nam Việt Nam như thế nào? Hơn một triệu quân Mỹ có mặt ở miền Nam Việt Nam - có nghĩa là hơn 1 triệu người có "công ăn việc làm", có "thu nhập" mà không tham gia sản xuất, không sáng tạo ra của cải gì cả. Khoảng 4 - 5 triệu vợ, con, cha mẹ của hơn một triệu quân lính này cũng được hưởng một phần thu nhập đó. Trong một phần đất nước chưa đầy 20 triệu dân, mà nền sản xuất còn chưa đủ thức ăn và đồ dùng tối thiểu cho số dân đó, lại có thể tách ra được hơn một triệu người lao động chính cùng 4 - 5 triệu người trong gia đình họ chỉ sống nhờ vào nghề cầm súng - một nghề phi sản xuất nhất trong những nghề phi sản xuất. Ngoài ra, trong viện trợ quân sự trực tiếp, cũng có một phần của cải lọt sang khu vực kinh tế, dưới hình thức vật chất: - Hàng năm có một khối lượng lớn đồ phế thải chiến tranh được đem bán cho các nhà thầu và nhà buôn. Trong đó, phần lớn là kim loại. ở một đất nước, mà trong 20 năm chiến tranh đã đổ vào tới hàng triệu tấn bom, hàng tỷ viên đạn các loại, hàng chục vạn xe quân sự, hàng ngàn tàu chiến và máy bay, mà kẻ dùng những thứ đó lại bị thua liên tiếp và liên tiếp lại được trang bị lại, thì khoản này mà một khối lượng đáng kể. Miền Nam trong giai đoạn này chưa khai thác được mỏ quặng sắt nào nhưng lại có ba nhà máy cán sắt khá lớn. Bởi nó có một kho nguyên liệu rẻ, và gần như "vô tận", đó là những xe tăng, ô tô, đại bác và súng bị hư hỏng. Số sắt thép phế thải này phải lên tới vài triệu tấn. Mỗi năm, nhờ thứ nguyên liệu này, miền Nam nấu lại được từ 5 - 6 tấn thép. Những đống vỏ đạn các loại, sau khi bắn, cũng được các tướng tá bán ngầm ra ngoài. Mỗi năm Mỹ cung cấp cho miền Nam khoảng 200 ngàn tấn dây thép gai để xây dựng đồn bốt và ấp chiến lược. Chỉ tính riêng Gia Định, trong 1 năm (1963) được viện trợ 5.600 tấn dây thép gai và 16 vạn cọc sắt. Tuy nhiên các đồn bốt và ấp chiến lược này luôn bị phá, và đây chính là nguồn nguyên liệu để sản xuất ra 3 ngàn tấn đinh hàng năm. Chiến tranh càng ác liệt bao nhiêu thì đồ phế thải chiến tranh càng lớn bấy nhiêu, số lượng phế thải lớn đến mức, có những năm ngụy quyền còn đem "xuất cảng" để lấy tiền. "Năm 1972, đã xuất cảng tới 18.144 tấn gang, sắt thép nát và 3.877 tấn đồng nát. Riêng tiền xuất cảng sắt thép vụn đã chiếm 11% tổng số thu về xuất khẩu năm 1972 và 13,5% tổng số thu về xuất khẩu năm 1973. Trong viện trợ quân sự, ngoài vũ khí và dụng cụ quân sự, còn có nhiều thứ vật dụng thông thường không dùng cho chiến tranh mà dùng trong đời sống hàng ngày: xăng, dầu, xe cộ, phụ tùng, săm lốp, quần áo. Những thứ này được Mỹ cung cấp khá rộng rãi, thường là vượt xa mức tiêu dùng thực tế của quân ngụy. Do bản chất là kẻ xâm lược, Mỹ chỉ có thể dựa vào một sức mạnh là vũ khí và tiền của. Quân ngụy là kẻ đánh thuê, chẳng bao giờ phải xót xa cho túi tiền của Mỹ, bởi vậy họ mặc sức tiêu xài. Những đống rác quanh trại lính là một nguồn sống của nhiều người và là nguyên liệu của nhiều ngành kinh tế. Có thể nhắc đến tên một số viên tướng và nhà kinh doanh làm giàu nhờ các đống rác Mỹ đó: tướng Đồng Văn Khuyên - là người độc quyền đấu thầu đống rác của các căn cứ Mỹ quanh vùng Sài Gòn - Chợ Lớn. Tướng Hoàng Xuân Lãm đứng thầu làm căn cứ ở khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng. Một số nhà tư sản lớn ở Quy Nhơn đã xây dựng được một khách sạn lớn nhất của thành phố vào thời kỳ này - Khách sạn Thanh Bình - chính là nhờ thu nhập từ những đống rác của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa luan.doc
  • docMuc luc.doc
Tài liệu liên quan