MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI TRONG ASEAN VÀ SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM 1
I. Quá trình tự do hóa thương mại trong ASEAN. 1
1. Lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN và AFTA. 1
2. Quá trình tự do hóa thương mại trong ASEAN. 3
II. Sự tham gia của Việt Nam vào AFTA. 16
1. Về cơ quan tổ chức thực hiện AFTA. 17
2. Về thực hiện chính sách thuế quan của AFTA. 17
3. Về thực hiện cắt giảm hàng rào phi quan thuế 21
4. Về hoạt động hợp tác Hải quan trong AFTA. 22
CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI TRONG ASEAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM. 25
I. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trước khi gia nhập ASEAN. 26
1. Tình hình cấp giấy phép đầu tư. 27
2. Kết quả thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. 34
II. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ khi gia nhập ASEAN đến nay.37
1. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 37
2. Kết quả thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. 48
III. Xu hướng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới. 51
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. 51
2. Xu hướng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 57
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI TRONG ASEAN. 57
I- Những khó khăn và thuận lợi của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khi thực hiện AFTA. 59
1. Khó khăn. 59
2. Thuận lợi. 61
II- Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam khi thực hiện afta. 65
1. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện cam kết ở các nước thành viên để sớm hoàn thành AFTA. 65
2. Cần xây dựng và công bố sớm danh mục các dự án đầu tư tiền khả thi trong từng thời kỳ theo hướng khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành nghề mà nước ta có thế mạnh về tài nguyên, nguyên liệu, lao động và phát triển kết cấu hạ tầng 67
3. Cải thiện môi trường pháp lý tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, thông thoáng, rõ ràng, ổn định và mang tính cạnh tranh cao. 68
4. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại. 69
5. Thực hiện chiến lược khuyến khích đầu tư của các công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia, công ty toàn cầu để tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại. 71
6. Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới kết cấu hạ tầng. 71
7. Quan tâm phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 73
8. Một số giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam 75
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1858 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ảnh hưởng của quá trình tự do hoá thương mại trong AFTA đến hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o ra đời 1 pháp nhân mới nên các bên đối tác thường gặp khó khăn trong việc phối hợp điều hành dự án, đặc biệt là các dự án lớn.
1.3.2. Các đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thời kỳ đầu khi mới thực hiện Luật đầu tư nước ngoài, đầu tư chủ yếu vào Việt Nam chủ yếu là các công ty nhỏ, thậm chí còn có cả các công ty môi giới. Phần lớn các dự án do các công ty thuộc khu vực châu á - Thái Bình Dương và Tây Bắc Âu thực hiện. Từ năm 1994 bắt đầu xuất hiện các công ty lớn thậm chí đã có một vài tập đoàn tầm cỡ quốc tế đầu tư vào làm ăn ở Việt Nam.
Tính đến hết năm 1995, đã có hơn 700 công ty thuộc 54 nước và vùng lãnh thổ tham gia hợp tác đầu tư, trong đó có nhiều tập đoàn lớn có năng lực về vốn và công nghệ như Sanyo, National, Toyota của Nhật Bản, Thyssen của Cộng hòa Liên bang Đức, Samsung, Goldstar, Daewoo của Hàn Quốc, Chinfon của Đài Loan, Electrolux của Thụy Điển…
Bảng II.4. Các nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất
vào Việt Nam (tính đến hết tháng 12/1995).
Tên nước
Tổng vốn đầu tư (triệu USD)
Tỷ lệ %
Đài Loan
3600
18.0
Nhật Bản
2400
12.0
Hồng Kông
2300
11.5
Singapo
1800
9.0
Hàn Quốc
1600
8.0
Mỹ
1200
6.0
Malaixia
896
4.5
Pháp
650
3.3
Quần đảo Virgin thuộc Anh
649
3.3
úc
637
3.3
Thụy Sĩ
585
3.2
Thái Lan
479
2.9
Khác
3204
15
Nguồn: Vietnam Economic Times, 1/1996.
Các công ty và các nhân các nhà đầu tư của Đài Loan, Hồng Kông đứng đầu về số vốn đầu tư đăng ký đã được cấp giấy phép và cùng với Nhật Bản, Singapo, Hàn Quốc chiếm tới 66% trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn này. Tình hình này phản ánh mức độ hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực. Nó cho thấy triển vọng của Việt Nam trong việc nhập ào đội hình tăng trưởng theo kiểu “làn sóng” đang diễn ra mạnh mẽ tại khu vực châu á - Thái Bình Dương vào thời điểm này.
2. Kết quả thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.1. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình hình thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được biểu thị ở bảng II.5 dưới đây:
Bảng II.5: Tình hình thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam giai đoạn 1988-1995.
1988-1990
1991
1992
1993
1994
1995
Cả kỳ
1. Số dự án
219
149
197
277
367
408
1617
2. Vốn đăng ký (triệu USD)
1582
1249
2036
2652
4071
6616
18206
3. Số dự án bị rút giấy phép đầu tư
6
38
48
34
58
56
240
4. Số vốn của các dự án bị rút giấy phép đầu tư (triệu USD)
26
293
4,0
79
217
477
1096
5. Số dự án hết hạn
5
1
3
5
1
2
17
6. Số vốn hết hạn (triệu USD)
1,4
1
13,8
29
0,1
0,4
45,7
7. Số dự án tăng vốn
1
6
10
51
73
122
263
8. Số vốn bổ xung (triệu USD)
0,3
7,7
49
222
504
1247
2030
9. Vốn thực hiện (triệu USD)
399
221
398
1106
1952
2652
6728
10. Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký (%)
25,2
17
19,5
41,7
47,9
40,1
37
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Báo đầu tư số 2-1996.
Như vậy, từ năm 1988 đến hết năm 1995 tổng số vốn đầu tư đã thực hiện là 6728 triệu USD, xấp xỉ bằng 37% vốn đăng ký. Đây là 1 tỷ lệ thể hiện mối tương quan bình thường trong quá trình thực hiện dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước. Trong đó, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện/vốn đầu tư đăng ký là thấp trong những năm đầu (1988-1992) và tăng cao trong những năm cuối giai đoạn (1993-1995) với tỷ lệ vốn đăng ký/vốn thực hiện luôn lớn hơn 40%.
Tính đến hết năm 1995, trong tổng số 1617 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thì mới chỉ có 17 dự án với tổng số vốn đầu tư là 45,7 triệu USD đã hoàn thành hợp đồng, chiếm khoảng 1% tổng số dự án và 0,25% tổng vốn đầu tư nước ngoài toàn thời kỳ. Trong khi đó đã có đến 240 dự án bị rút giấy phép đầu tư (chiếm khoảng 14,8% tổng số dự án) với số vốn đầu tư là 1096 triệu USD (chiếm 6% tổng vốn đầu tư). Khoảng 80% số dự án bị rút giấy phép đầu tư thuộc loại quy mô nhỏ, 75% thuộc dự án của các năm đầu (1988-1990).
2.2. Một số kết quả cụ thể.
- Về doanh thu: Trong 4 năm đầu từ 1988-1991, doanh thu của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới đạt 192 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 52 triệu USD (chiếm 27,1%). Đây là giai đoạn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới trong giai đoạn xây dựng nên doanh thu còn thấp. Bước sang năm 1992, doanh thu đã tăng lên 206 triệu USD, trong đó xuất khẩu 112 triệu USD (chiếm 54,4%); năm 1993, doanh thu đạt 447 triệu USD, trong đó xuất khẩu 211 triệu USD (chiếm 47,2%): năm 1994 đạt 951 triệu USD, xuất khẩu 352 triệu USD (chiếm 37%) và năm 1995 đạt 1397 triệu USD, trong đó xuất khẩu 440 triệu USD (không kể dầu khí) Nếu kể cả dầu khí, tổng doanh thu năm 1995 đạt khoảng 2000 triệu USD (số liệu từ Báo đầu tư số 2/1996).
Giá trị hàng hoá xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có đống góp phần đáng kể vào thành tích chung của công tác xuất khẩu giai đoạn này. Riêng hai năm 1994 và 1995, giá trị kim ngạch xuất khẩu của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 10% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
- Về thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước: Từ năm 1988-1992, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước đạt 91 triệu USD, năm 1993 đạt 120 triệu USD, năm 1994 đạt 128 triệu USD và năm 1995 đạt 195 triệu USD (không tính phần đóng góp của Liên doanh dầu khí Vietsovpetro và mỏ Đại Hùng) (số liệu từ Báo đầu tư số 2/1996).
Phần thu cho ngân sách nhà nước từ các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa cao một phần là do chính sách thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài như miễn giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu, thuế doanh thu trong những năm đầu mới đi vào hoạt động. Ngoài ra còn một nguyên nhân khác là công tác kiểm tra, giám sát và thu thuế thực hiện chưa nghiêm ngặt, có nhiều khả năng để thất thu cho ngân sách nhà nước.
- Về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động: Kết quả là tính đến hết tháng 12 năm 1995, các xí nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thu hút được khoảng 130 nghìn lao động trực tiếp người Việt Nam và tạo việc làm cho hàng chục vạn lao động gián tiếp trong các ngành phục vụ và dịch vụ khác (theo Vietnam Economic Times - số 2 năm 1996) .
Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động mà quan trọng hơn là các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần đào tạo cho chúng ta một đội ngũ lao động với những kỹ năng nghề nghiệp hiện đại, có kiến thức chuyên môn khoa học kỹ thuật và có tác phong lao động công nghiệp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, việc tuyển dụng lao động trong nhiều trường hợp không theo đúng quy định củ Bộ Lao động và Thương binh xã hội. Khoảng 30% xí nghiệp có ký kết hợp đồng lao động, nhưng phần lớn nội dung còn sơ sài hoặc chưa phù hợp với quy chế đã ban hành. ở một vài nơi có sự vi phạm đến lợi ích của người lao động, một số chủ đầu tư nước ngoài thực hiện không đúng quy định về “tiền lương tối thiểu” của nhà nước. Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rắc rối trong quan hệ giữa chủ đầu tư và người lao động.
II. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ khi gia nhập ASEAN đến nay.
1. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.1. Quy mô và nhịp độ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Ngay sau khi Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á - ASEAN và ký kết Nghị định thư gia nhập Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thực hiện AFTA vào 1/1/1996, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN đã tăng lên nhanh chóng. Năm 1996, đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN vào Việt Nam đạt 3319 triệu USD, tăng 339% so với năm 1995 (vốn đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam năm 1995 là 778,9 triệu USD1). Đồng thời tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký đạt mức kỷ lục 8497,3 triệu USD, tăng 28,44% so với con số 6616 triệu USD của năm 1995. Như vậy, có thể nói rằng chính sự gia tăng mạnh mẽ của đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN vào Việt Nam đã giúp Việt Nam đạt được mức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài kỷ lục này (vì đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước ngoài ASEAN năm 1996 giảm 5837,1 triệu USD xuống còn 5178,3 triệu USD, tương ứng với mức giảm 11,3%).
Bảng II.6. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 1996 -10/2003.
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
1/1-20/10/2003
Cả kỳ
Số dự án
325
345
275
311
371
523
754
400
3304
Tống vốn đăng ký(triệu USD)
8497,3
4649,1
3897,0
1568,0
2012,4
2535,5
1557,7
1238,52
25959,52
Vốn đăng ký tăng so với năm trước(%)
+28,44
- 45,29
- 16,18
- 59,77
+28,34
+25,99
- 38,56
-
-
Quy mô trung bình(triệu USD)
26,15
13,48
14,17
5,04
5,42
4,85
2,07
3,0963
7,86
Nguồn: Niên Giám thống kê 1996-2002, Vietnam Investment Review N0 631-11/2003.
Bảng II.7: Đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam.
1988-1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
1-10/2003
1996-10/2003
1988-10/2003
Vốn đầu tư (triệu USD)
3068,8
3319
994
2196,9
885,2
344,9
342,3
206,1
301,5
8028,1
11096,9
Tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư (%)
16,86
39,1
21,38
56,37
56,45
17,14
13,5
13,23
23,34
30,91
27,60
Nguồn: Niên giám thống kê 1996-2002, Vietnam Investment Review No631, 17-23/11/2003.
Các nhà đầu tư ASEAN tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp ở Việt Nam bởi họ đã nhận thấy rõ lợi ích của họ khi đầu tư trực tiếp vào Việt Nam trong điều kiện mới. Các nước này có thể tận dụng lợi thế của Việt Nam về nguồn lao động rẻ cũng như một số loại nguyên vật liệu, tài nguyên thiên nhiên sẵn có để sản xuất hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, các nước còn tập trung đầu tư vào những ngành có mức bảo hộ cao như ngành sản xuất ô tô, xe máy, sản xuất xi măng, sắt thép… để khai thác thị trường nội địa. Tỷ trọng đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN trong tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tăng từ 12,64% lên 39,1% trong cùng giai đoạn 1995-1996.
Năm 1997, do cuộc khủng hoảng tài chính Châu á nổ ra có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế các nước chủ đầu tư chính của Việt Nam (hầu hết các nước chủ đầu tư chính của Việt Nam đều nằm ở khu vực châu á) nên vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sụt giảm, từ 8497,3 triệu USD (năm 1996) xuống còn 4649,1 triệu USD, tương ứng với mức giảm 45,29%, trong đó đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN giảm từ 3319 triệu USD (năm 1996) xuống còn 994 triệu USD, tương ứng với mức giảm 70,1%.
Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước ASEAN vào Việt Nam lại tăng trở lại vào năm 1998 bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đối với các nước chủ đầu tư chính, Singapo và Malaixia, là không lớn. Năm 1998, chúng ta thu hút được 2196,9 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN, chiếm 56,37% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Trong khi đó, đầu tư trực tiếp của các nước ngoài ASEAN vào Việt Nam chỉ đạt 1700,1 triệu USD, bằng 44,2% tổng vốn đăng ký.
Từ năm 1998 cho đến nay, trước xu hướng của đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các nước phát triển ngày càng diễn ra mạnh mẽ và do tình hình kinh tế toàn cầu nói chung, tình hình kinh tế của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước ASEAN cũng như các nước ngoài khu vực vào Việt Nam vẫn có chiều hướng giảm và chưa có dầu hiệu phục hồi vững chắc. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2002 đạt 1557,7 triệu USD, chỉ ngang bằng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của năm 1991, 1992. 10 tháng đầu năm nay, chúng ta đã thu hút được 1238,52 triệu USD, trong đó các nước ASEAN đóng góp 301,5 triệu USD (24,34%).
Cùng với sự suy giảm của quy mô vốn đầu tư, quy mô trung bình của một dự án cũng giảm liên tục qua các năm. Năm 2002, quy mô trung bình của một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt ở mức rất thấp 2,07 triệu USD/1 dự án, chỉ bằng 18,31% so với quy mô dự án trung bình trong giai đoạn 1988-1996. Điều này chứng tỏ số dự án có quy mô nhỏ chiếm tỷ lệ rất lớn trong số toàn bộ các dự án được cấp giấy phép.
Cho đến hết tháng 10/2003, có 400 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 1238,52 triệu USD đã được cấp giấy phép, quy mô bình quân của 1 dự án đạt 3,069 triệu USD, gấp 1,48 lần năm 2002. Tính cho đến thời điểm này, tại Việt Nam có 4193 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký 40.199,52 triệu USD (theo Vietnam Investment Review, số 631,17-23/11/2003). Theo Bộ Kế hoạch-Đầu tư cho biết thì trong năm nay, rất nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động được các nhà đầu tư xin cấp phép thêm vốn để mở rộng quy mô.
Tuy Việt Nam ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á nhưng chính cuộc hủng hoảng tài chính tiền tệ châu á cũng đã là một trong những nguyên nhân làm cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giảm đi. Khủng hoảng kinh tế làm cho giá trị của đồng tiền Việt Nam trở nên cao hơn so với các nước trong khu vực, chi phí lao động ở Việt Nam bị đẩy lên cao hơn. Việt Nam vốn có lợi thế là có nguồn lao động rẻ nay lợi thế này đang mất dần đi. Đồng thời tình hình kinh tế chính trị toàn cầu biến động phức tạp trong giai đoạn này cũng tác động không tốt tới nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
1.2. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.2.1. Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế.
Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo các ngành kinh tế được thể hiện ở bảng II.8
Bảng II.8: Dự án và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh tế
đến thời điểm 20/10/2003.
Đơn vị tính vốn đầu tư : triệu USD.
STT
Ngành kinh tế
Số dự án
Tổng vốn
Tỷ lệ% vốn
I
Công nghiệp
2805
22672,5
56,4
Công nghiệp nặng
1152
8843,89
22
Dầu khí
29
1929,57
4,8
Công nghiệp nhẹ
1144
5949,52
14,8
Công nghiệp chế biến
208
2492,37
6,2
Xây dựng
272
3457,15
8,6
II
Nông-lâm nghiệp và thủy sản
560
2813,95
7
Nông-lâm nghiệp
468
2572,76
6,4
Thủy sản
92
241,19
0,6
III
Dịch vụ
828
14512
36
Giao thông vận tải-Bưu điện
113
2452,17
6,1
Khách sạn-Du lịch
143
3256,16
8,0
Tài chính-Ngân hàng
46
602,99
1.5
Văn hóa-Ytế-Giáo dục
142
643,19
1,6
Xây dựng khu đô thị mới
4
2452,17
6,1
Xây dựng văn phòng và căn hộ
100
3497,35
8,7
Xây dựng cơ sở hạ tầng khu chế xuất và khu công nghiệp
21
884,38
2.2
Dịch vụ khác
259
723,59
1,8
Tổng cộng
4193
40199,52
100
Nguồn: Vietnam Economic Review, số 5(105), 2003.
Như vậy, cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo các ngành kinh tế đã có sự biến đổi theo hướng hợp lý hơn để khai thác lợi ích mà AFTA mang lại. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, trên 40% tổng số vốn đầu tư. Tỷ trọng vốn đầu tư vào khách sạn-du lịch giảm mạnh từ 33,4 % giai đoạn 1988-1995 xuống còn 8,0%. Tỷ trọng đầu tư vào ngành nông-lâm nghiệp tăng từ 1,7% lên 6,4%. Tỷ trọng đầu tư xây dựng cũng tăng từ 0,5% lên 8,6%. Việc chuyển từ đầu tư vào ngành khách sạn-du lịch sang ngành nông-lâm nghiệp và xây dựng đã làm cho cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài biến đổi hợp lý hơn, phục vụ có hiệu quả hơn cho quá trình công nghiệp hóa, hỗ trợ và thúc đẩy các ngành trong nền kinh tế quốc dân phát triển. Đầu tư vào ngành nông-lâm nghiệp tăng lên giúp Việt Nam phát huy lợi thế so sánh của mình, có thể tạo ra nguồn đầu vào tốt về chất lượng và số lượng để phục vụ ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu sang các nước khác.
Tuy nhiên, cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh tế chưa cho phép Việt Nam được hưởng lợi ích từ AFTA nhiều như các nước ASEAN khác được hưởng. Trong khi đối tượng cắt giảm thuế của AFTA chủ yếu là hàng công nghiệp chế biến thì đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dịch vụ còn chiếm tỷ trọng cao. Trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp thì vốn đầu tư tập trung nhiều vào các ngành công nghiệp có mức thuế suất bảo hộ cao như ngành công nghiệp sản xuất ô tô và xe máy, ngành công nghiệp xi măng, thép, dây chuyền lắp ráp điện tử dân dụng, tỷ trọng đầu tư vào ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến, đối tượng cắt giảm thuế chính trong AFTA còn chưa thích hợp.
1.2.2. Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ.
Cũng giống như giai đoạn trước, trong giai đoạn này, cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng lãnh thổ vẫn có đặc điểm là phần lớn các dự án đầu tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm. 10 địa phương dẫn đầu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 94,04% về số dự án và 84,22% về số vốn đầu tư.
Bảng II.9: Mười địa phương dẫn đầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(tính đến hết 20/10/2003).
STT
Địa phương
Dự án đầu tư
Vốn đầu tư
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng (triệu USD)
Tỷ lệ %
1
Tp. Hồ Chí Minh
1848
44,07
10.745,89
26,85
2
Hà Nội
479
11,42
7.572,29
18,92
3
Đồng Nai
469
11,19
6261,57
15,65
4
Bình Dương
730
17,41
3.330,26
8,32
5
Bà Rịa-Vũng Tàu
87
2,07
2.001,62
5
6
Hải Phòng
145
3,46
1.455,59
3,64
7
Lâm Đồng
61
1,45
861,49
2,15
8
Long An
72
1,72
514,98
1,29
9
Hải Dương
46
1,1
512,75
1,28
10
Kiên Giang
6
0,14
447,62
1,12
Tổng
3943
94,04
33.704,06
84,22
Nguồn: Vietnam Investment Review, N0 631, 17-23/11/2003.
Một số địa phương vẫn giữ được các vị trí dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong số các tỉnh, thành phố có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đồng Nai vẫn giữ được 3 vị trí cao nhất , theo thứ tự này, trong danh sách 10 địa phương thu hút được nhiều nhất vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bà Rịa-Vũng Tàu đã phải nhường vị trí thứ tư của mình cho Bình Dương. Đặc biệt, trong giai đoạn này, Bình Dương đã nổi lên như một hiện tượng trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài và chính sách quản lý có hiệu quả, Bình Dương đã và đang thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư với quy mô lớn vào các khu công nghiệp và khu chế xuất của địa phương.
Qua bảng trên ta cũng thấy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn này vẫn tập trung vào các tỉnh phía nam, với hơn 2/3 tổng số vốn đầu tư nước ngoài của cả nước. ở phía Bắc chỉ có Hà Nội và thành phố Hải Phòng là thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.3. Hình thức và các đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.3.1. Về hình thức đầu tư.
Trong giai đoạn này, đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm ưu thế về số dự án thay cho hình thức xí nghiệp liên doanh của giai đoạn trước. Tính đến hết năm 2002, đã có 2417 dự án (trong tổng số 3600 dự án) với tổng vốn đăng ký 14.202, 336 triệu USD hiện đang hoạt động được đầu tư dưới hình thức xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. Các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 67,14% về số dự án và 36,32% số vốn đầu tư. Hình thức xí nghiệp liên doanh có 1089 dự án với 19.699,154 triệu USD tổng vốn đăng ký, chiếm 30,25% về số dự án và 50,38% về vốn đầu tư. Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh có 157 dự án, chiếm 4,36% số dự án, và 3.870,280 triệu USD, tương đương với 9,9% số vốn đầu tư (theo Việt Nam Economic Review, Số 5(105), 2003). Trong số các dự án đã được cấp giấy phép mới chỉ có 6 dự án được thực hiện theo hình thức BOT.
Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tính đến đến thời điểm 20/1/2003 (xét theo tỷ lệ về vốn) được thể hiện ở biểu đồ sau:
Nguồn: Vietnam Economic Review, Số 5(105), 2003
Như vậy là trong giai đoạn này, hình thức xí nghiệp 100% vốn nước ngoài ngày càng được các nhà đầu tư ưa thích hơn. Việc các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm hơn đến hình thức xí nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có thể được giải thích bởi những nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, sau một thời gian tiếp xúc với thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư từ các nước châu á đã hiểu rõ hơn về pháp luật, chính sách và các quy định khác của Việt Nam. Thậm chí, họ còn hiểu rõ về phong tục tập quán và thói quen, trong đó có thói quen tiêu dùng của người Việt Nam cũng như cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Thứ hai, các nhà đầu tư nước ngoài muốn được tự chủ trong hoạt động quản lý doanh nghiệp, họ không muốn lệ thuộc vào ý kiến đối tác nước chủ nhà nữa. Trong thời gian qua đã xuất hiện nhiều tranh chấp trong việc quản lý điều hành xí nghiệp liên doanh mà một phần do sự yếu kém về trình độ của bên Việt Nam. Có nhiều trường hợp bên nước ngoài là đối tác góp nhiều vốn hơn nhưng không được quyết định các vấn đề chủ chốt cảu xí nghiệp do nguyên tắc “nhất trí trong Hội đồng quản trị”.
- Thứ ba, khả năng tham gia liên doanh của bên Việt Nam bị hạn chế vì thiếu cán bộ và thiếu vốn góp. Nhiều dự án liên doanh, bên Việt Nam chỉ góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị nhà xưởng, tài sản hiện có là chính, có trường hợp chiếm tơí 90%, vốn góp bằng tiền rất hạn chế.
- Đối tác Việt Nam tham gia xí nghiệp liên doanh chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân thường ít và bị hạn chế. Do vậy mà trong nhiều trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước đã can thiệp quá sâu vào quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, gây cản trở không ít cho hoạt động đầu tư của chủ đầu tư.
1.3. 2. Các đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Cho đến nay, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, đã có 73 nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, trong đó châu á chiếm 64%, châu Âu chiếm 21, các nước châu Mỹ và vùng Caribê chiếm 13%. Sìngapo là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với 285 dự án và 7.371,84 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 18,34% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (theo Vietnam Investment Review N0631, 17-23/11/2003). Tiếp theo Singapo là 4 nước và vùng lãnh thổ của Đông á: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông. Cùng với 5 nước kể trên, các nước Pháp, quần đảo Virgin thuộc Anh, Hà Lan, Thái Lan, Anh, Mỹ và Malaixia cũng được xếp vào danh sách 12 quốc gia và vùng lãnh thổ có quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.
Bảng II.10: Các nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất
vào Việt Nam (tính đến 20/10/2003).
Đơn vị tính vốn đầu tư: triệu USD
Tên nước
Số dự án
Vốn đầu tư
Tỷ lệ vốn đầu tư (%)
Singapo
285
7.371,84
18,34
Đài Loan
1046
5.807,04
14,45
Nhật Bản
411
4.464,15
11,10
Hàn Quốc
627
3.397,79
8,45
Hồng Kông
283
2.972,20
7,39
Pháp
131
2.113,51
5,26
Quần đảo Virgin thuộc Anh
184
2.059,03
5,12
Hà Lan
52
1.724,37
4,29
Thái Lan
118
1.388,12
3,45
Anh
50
1.180,85
2,94
Mỹ
171
1.140,40
2,84
Malaixia
128
1.102,82
2,74
Tổng
3486
34.722,12
86,37
Nguồn: Vietnam Investment Review, No 631 17-23/11/2003.
Như vậy là, trong số 12 nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Việt Nam (vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD), có 3 nước ASEAN là Singapo, Thái Lan và Malaixia. Thứ tự của các nước ASEAN khác xét theo quy mô vốn đầu tư lần lượt là Philipin (thứ 23), Inđônêxia (thứ 25), Lào (thứ 45), Campuchia(thứ 57). Hiện tại có 2 nước ASEAN là Brunây và Mianma không có dự án đầu tư nào tại Việt Nam. Số dự án và vốn đầu tư của từng nước ASEAN được biểu thị trong bảng sau:
Bảng II.11: Đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam
(tính đến hết 20/10/2003)
Tên nước
Số dự án
Tổng vốn đăng ký
1. Singapo
285
7.371,84
2. Thái Lan
118
1.388,12
3. Malaixia
128
1.102,82
4. Philipin
13
183,82
5. Inđônêxia
10
109,75
6. Lào
4
11,05
7. Campuchia
2
0,70
8. Brunây
0
0
9. Mianma
0
0
Tổng
560
10.168,10
Nguồn: Vietnam Investment Review, No 631 17-23/11/2003.
Với tổng số vốn đầu tư 10.168,10 triệu USD, ASEAN hiện chiếm khoảng 25% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Nếu so với tỷ lệ vốn đầu tư của 4 nước Đông á là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông (chiếm 41,49% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam) thì tỷ lệ này không lớn nhưng rõ ràng ASEAN là một trong những nhà đầu tư quan trọng của Việt Nam.
2. Kết quả thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.1. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tình hình thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1996-2002 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng II.12: Thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1996-2002.
Đơn vị tính vốn đầu tư: triệu USD.
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
1996-2002
1. Số vốn đầu tư được cấp mới
8640
4659
3897
1588
2014
2521
1557,7
16236,7
2. Số vốn bổ sung
788
1173
884
629
431
579
-
3696
3. Số vốn bị thu hồi giấy phép hoặc hết hiệu lực
1287
568
2447
785
1707
1438
-
6945
4. Số vốn thực hiện
2923
3137
2364
2179
2228
2300
2105
14313
5. Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký (%)
33,83
67,33
60,66
137,22
110,63
91,23
135,14
88,15
Nguồn: Vietnam Economic Review, No 1, 2003.
Trong giai đoạn này, tình hình thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tiến triển theo chiều hướng tốt hơn so với giai đoạn trước. Mặc dù vốn đăng ký g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khoa luan tot nghiep.doc