Khóa luận Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam

Mụclục

  

Trang

CHƯƠNG1: TỔNGQUAN

1.1 Lído chọn đềtài. 1

1.2 Mụctiêu nghiên cứu. 1

1.3 Phương pháp nghiên cứu. 1

1.4 Phạmvinghiên cứu. 2

CHƯƠNG2: TỶGIÁHỐIĐOÁIVÀKINHDOANHNGOẠITỆ. 3

2.1 Tỷ giáhốiđoái. 3

2.1.1 Kháiniệm. 3

2.1.2 Cácloạitỷ giá. 3

2.1.3 Cân bằng tỷ giá. 4

2.1.4 Cácyếu tố ảnh hưởng đến sự biến động củatỷ giá. 5

2.2. Kinh doanh ngoạitệ. 8

2.2.1 Kháiniệm. 8

2.2.2 Chứcnăng. 9

2.2.3 Cácyếu tố chủ yếu trong hoạtđộng kinh doanh ngoạitệ. 9

2.3. Chỉtiêu đánh giásự tácđộng củatỷ giáhốiđoáiđến kinh doanh ngoạitệ. 10

2.3.1 Trạng tháingoạihối. 10

2.3.2 Biến động tỷ giá. 11

CHƯƠNG3: GIỚITHIỆUSƠLƯỢCVỀ NHTMCPPHƯƠNGNAM. 12

3.1.Lịch sử hình thành. 12

3.1.1 Sự hình thành. 12

3.1.2 Lĩnh vựchoạtđộng . 14

3.1.3 Quan hệđốitác. 14

3.2. Cơcấu tổ chức. 15

3.2.1 Ngân hàng.15

3.2.2 Phòng kinh doanh tiền tệ. 16

CHƯƠNG4: TÌNHHÌNHKINHDOANHNGOẠITỆ VÀRỦIROTỶGIÁTẠI

NHTMCPPHƯƠNGNAM. 19

4.1. Nguồn phátsinh rủiro tỷ giá. 19

4.1.1 Cơsởđểnhận biếtrủiro tỷ giá. 19

4.1.2 Nguồn phátsinh rủiro tỷ giá. 22

4.2. Thựctrạng diễn biến tỷ giátrên thịtrường trong thờigian qua. 24

4.3 Tình hình kinh doanh ngoạitệ. 26

4.3.1 Thuận lợivàkhó khăn. 26

4.3.2 Kếtquảhoạtđộng củaNH. 27

4.3.3 Tình hình kinh doanh ngoạitệ. 28

4.4 Rủiro tỷ giávàcácbiện pháp quản lírủiro tỷ giácủaNH. 36

4.4.1 Thựctrạng rủiro tỷ giá. 36

4.4.2 Biện pháp quản lírủiro tỷ giácủaNH.40

CHƯƠNG5: MỘT SỐGIẢIPHÁPPHÒNGNGỪAVÀHẠNCHẾ RỦIROTỶ

GIÁ. 42

5.1 Quản lý rủiro tỷ giáthông quahạn mứcchịu rủiro. 43

5.2 Chương trình quản trịrủiro. 45

5.2.1 Xácđịnh hạn mứcrủiro. 46

5.2.2 Đánh giárủiro. 47

5.4 Dự báo tỷ giábằng phân thích cơbản. 50

5.5 Mộtsố giảipháp khác. 50

5.5.1 Giảipháp vềtổ chứcvànhân sự. 50

5.5.2 Giảipháp vềnghiệp vụ kinh doanh. 51

KIẾNNGHỊVÀKẾT LUẬN.52

1. Kiến nghị. 52

1.1 ĐốivớiNHNN. 52

1.2 ĐốivớiNHPN. 52

2.Kếtluận. 52

pdf70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1995 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã ký kết. Hầu hết các đối tác của NH đều là các NH có uy tín trên thị trường như: NH Ngoại Thương, NH Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank), NH TMCP Á Châu (ACB), … Sau khi ký hợp đồng thì các NH đều thực hiện đúng như hợp đồng đã thỏa thuận. Do dó, rủi ro thực hiện ở NH trong thời gian qua là hầu như không xảy ra, đây là một điều rất thuận lợi trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH. Nhưng không vì thế mà NH không quan tâm đến nó, NH nên có một số biện pháp phòng ngừa để nó không xảy ra. Nhất là rủi ro thực hiện trong nghiệp vụ thời hạn lớn hơn là nghiệp vụ giao ngay do thời hạn thực hiện dài hơn. Điều này xảy ra không chỉ trong giao dịch chuyển đổi với khách hàng mà cả đối với các NH khác. Trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối giữa các NH, hai hoạt động mua và bán được thực hiện ở các địa điểm khác nhau, nên hai đối tác trong hợp đồng khi phân chia nhiệm vụ thanh toán không biết được liệu bạn hàng có thực hiện trách nhiệm của họ hay không. Rủi ro này càng đặc biệt hơn, nếu trừ lí do chênh lệch thời gian giữa hai thời điểm thanh toán, thì một bên đối tác phải trả trước cho bên kia.. Giả sử NH mua USD bằng VND của một NH khác thì phải VND trước 5 -6 giờ trước khi nhận được USD. Nếu trong khoảng thời gian đó, bạn hàng không chịu thanh toán, thì có khi mất toàn bộ số tiền. Điều này thực tế đã xảy ra với NH Herstatt, vừa trả đồng DEM vào buổi trưa. Ngay sau đó các quầy giao dịch của NH Herstatt bị đóng cửa theo chỉ thị của Cục Thanh Tra Liên Bang Tín Dụng ngành NH. Thông tin về việc đình chỉ thanh toán đã nhanh chóng lan ra trên toàn thế giới. Các NH ở Mỹ đã không thực hiện những hợp đồng thanh toán đã ký kết với NH Herstatt, mặc dù nó nhận đồng DEM và lượng ngoại tệ này bây giờ chỉ được xem như những món nợ phải đòi đối với tài sản thanh lí còn lại. Như vậy rủi ro thực hiện phụ thuộc vào uy tín thanh toán của bạn hàng, người ta thường gọi rủi ro này là rủi ro uy tín thanh toán hoặc rủi ro mất địa chỉ. Rủi ro uy tín thanh toán trong nghĩa hẹp, cần phân biệt với rủi ro thanh toán. Sự khác biệt ở chỗ, những khoản không thực hiện khi hết thời hạn, mặc dù người bạn hàng thực chất vẫn đủ tài sản và đủ vốn tự có để thanh toán khoản nợ bị đòi. Lí do của việc tạm thời không thanh toán này, có thể là do chưa chuyển đổi tài sản bằng hiện vật sang tiền ngay được hoặc lí do nằm ở điều kiện kỹ thuật ( ví dụ như vấn đề vi tính) mặc dù uy tín thanh toán vẫn còn. 4.1.2 Nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá:  Nguồn phát sinh: Trên thị trường ngoại hối ( mua, bán các đồng tiền khác nhau). Có ba phương pháp cơ bản để NH thu lãi. - Lãi phát sinh khi NH tạo trạng thái ngoại hối (exchange position): NH có thể tạo trạng thái ngoại hối bằng cách mua bán đồng tiền nào đó, chờ cho tỷ giá biến động. Sau đó cân bằng trạng thái ngoại hối và thu lãi. Đây còn gọi là hoạt động đầu cơ. Để thấy rõ được điều này ta sẽ xét một hoạt động giao dịch của NH trong thời gian từ 10/3 đến 20/3/2006 (xem bảng 4.3) NH dự đoán USD sẽ tăng giá mạnh so với VND trong nay mai, NH đã tiến hành mua đồng USD vào ngày 10/3/2006 tại tỷ giá 1 USD = 15.915 VND, sau 10 ngày tỷ giá SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 22 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam tăng lên tới 1USD = 15.925 VND, NH đã tiến hành bán đồng USD để cân bằng trạng thái, lãi kinh doanh ngoại hối thu được là 10 điểm . Bảng 4.3: Giao dịch phát sinh đối với USD Thời điểm Giao dịch USD VND Tỷ giá áp dụng 10/3/2006 Mua USD bằng VND +1 -15.915 1USD = 15.915 VND 20/3/2006 Bán USD lấy VND -1 +15.925 1USD = 15.925 VND Kết quả kinh doanh 0 +10 Nguồn: Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ NHPN - Lãi thu được từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá (Arbitrage): Là việc tại cùng một thời điểm mua một đồng tiền ở nơi có giá thấp và bán lại đồng tiền này ở nơi có giá cao hơn để hưởng được khoản lãi do chênh lệch tỷ giá. Vì hành vi mua bán diễn ra tại cùng một thời điểm với số lượng bằng nhau, nên kinh doanh chênh lệch tỷ giá không chịu rủi ro tỷ giá (vì không tạo ra trạng thái ngoại hối mở) và không phải bỏ vốn. Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ thông tin đã phát triển, cải tiến được hoạt động truyền thông trên thị trường (bằng màn hình). Thông tin về tỷ giá được truyền đi trên thị trường một cách nhanh chóng và chính xác bằng các phương tiện truyền thông hiện đại : điện thoại, mạng Reuters, …làm cho nghiệp vụ arbitrage đã thuộc về quá khứ và bị lãng quên do khoảng cách trên lệch giữa giá mua của NH này và giá bán của NH kia đã bị thu hẹp dần hoặc không còn nữa. Và thực tế trong thời gian qua NH đã không thu được lãi từ nghiệp vụ này. - Lãi thu được từ chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra. Bảng 4.4: Bảng yết tỷ giá ngày 30/3/2006 ĐVT: VND Loại ngoại tệ Tỷ giá mua Tỷ giá bán Chênh lệch AUD 11.222 11.260 38,00 CAD 13.530 13.651 121,00 CHF 12.058 12.201 143,00 EUR 19.044 19.153 109,00 GBP 27.408 27.744 336,00 HKD 2.038 2.066 28,00 JPY 134,37 135,80 1,43 SGD 9.806 9.853 47,00 THB 390 417 27,00 SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 23 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam USD 15.930 15.935 5,00 Nguồn: www.phuongnambank.com.vn Do tỷ giá mua vào bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán ra nên chênh lệch tỷ giá mua bán chính là thu nhập của NH. Về thực chất trong giao dịch này NH đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ mua hộ, bán hộ cho khách hàng nên không chịu rủi ro tỷ giá nên không cần bỏ vốn. Bảng 4.4 sẽ thể hiện rõ khoảng chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra. Qua phân tích cho thấy, nhà kinh doanh ngoại hối chỉ chịu rủi ro tỷ giá khi duy trì trạng thái ngoại hối mở (open position). Trạng thái mở của một ngoại tệ là là chênh lệch giữa doanh số mua vào và doanh số bán ra của ngoại tệ đó tại một thời điểm. Tất cả các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ ( hiện tại và tương lai) đều tạo ra trạng thái ngoại hối. Trong đó thông qua giao dịch mua bán là chủ yếu. Như vậy, rủi ro tỷ giá phát sinh khi NH mua bán cho chính mình, hay nói một cách khác rủi ro tỷ giá chỉ xuất hiện khi có sự dịch chuyển tỷ giá của các loại ngoại tệ mà NH đang giữ tức là trạng thái mở để đầu cơ kiếm lãi. Đối với mỗi loại ngoại tệ, tại một thời điểm, nếu tổng doanh số mua vào lớn hơn tồng doanh số bán ra thì ngoại tệ đó ở trạng thái trường. Khi đồng tiền này lên giá sẽ làm phát sinh lãi ngoại hối và ngược lại khi đồng tiền này giảm giá sẽ phát sinh lỗ ngoại hối. Nếu tổng doanh số mua vào nhỏ hơn tồng doanh số bán ra thì ở trạng thái đoản. Khi đồng tiền này lên giá sẽ là phát sinh lỗ ngoại hối và ngược lại khi đồng tiền này giảm giá sẽ phát sinh lãi ngoại hối. Tóm lại, nếu không duy trì trạng thái ngoại hối mở thì nhà kinh doanh không chịu rủi ro tỷ giá, hoặc duy trì trạng thái ngoại hối mở nhưng tỷ giá không biến động thì rủi ro tỷ giá cũng không phát sinh. Tuy nhiên một thực tế là, đã là nhà kinh doanh ngoại hối (FX dealer) thì động cơ kiếm lãi là chủ yếu là thông qua việc tạo trạng thái ngoại hối ( vì đó là công việc của anh ta) và tỷ giá biến động càng nhanh, càng mạnh, càng khó dự đoán thì cơ hội kiếm lãi của anh ta càng nhiều. Nguyên nhân: Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá tại NH. Có 2 nguyên nhân: Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. • Nguyên nhân chủ quan: Do NH duy trì trạng thái ngoại hối không cân xứng, tức là chênh lệch giữa doanh số mua vào và doanh số bán ra của đồng tiền. • Nguyên nhân khách quan: Do sự biến động tỷ giá theo chiều hướng bất lợi đối với NH. Nguyên nhân của sự biến động này là cung cầu ngoại tệ trên thị trường, cán cân thanh toán, chính sách thuế quan, năng suất lao động, tình hình kinh tế chính trị của mỗi nước, lãi suất đồng nội tệ và ngoại tệ…. 4.2 Thực trạng diễn biến tỷ giá trên thị trường trong thời gian qua: Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ và chủ động vào thị trường thế giới. Lãi suất ngoại tệ được tự do hóa từ tháng 6/2001, các giao dịch kinh doanh ngoại tệ của các NHTM được tiến hành tức thời-trực tiếp với cộng đồng tài chính-tiền tệ SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 24 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam quốc tế. Do đó, thị trường ngoại hối trong nước chịu sự tác động trực tiếp và mạnh mẽ diễn biến phức tạp trên thị trường ngoại hối quốc tế. Nhìn lại diễn biến tỷ giá của thị trường ngoại hối trong thời gian qua thấy có những nổi bật như sau: Vào năm 2004, đồng đô la Mỹ liên tục mất giá mạnh so với đồng EUR, JPY và một số loại ngoại tệ chủ đạo khác. Giá vàng liên tục tăng cao và diễn biến bất thường. Cho đến trung tuần tháng 12/2004 thị trường thế giới đã chứng kiến những đợt mất giá nghiêm trọng của đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt khác, thời điểm mất giá lớn nhất là vào ngày 9/12/2004, 1 EUR đổi được 1,3434 USD, có thời điểm đạt gần 1,4 USD, mức giá kỷ lục từ trước đến thời điểm này. Hay nói một cách khác, kể từ khi đồng EUR chính thức lưu hành đến năm 2004, đồng USD mất giá tới 50% so với đồng EUR, tương tự 1USD chỉ đổi được 102,18 JPY. Tại thời điểm cuối năm 2004, 1 USD cũng chỉ đổi được 1,192 đô la Canada; 0,515 bảng Anh; 1,2794 đô la Úc; 1,1325 France Thụy Sỹ…Một trong những nguyên nhân chủ yếu giải thích cho xu hướng mất giá mạnh của đô la Mỹ là tâm lý bi quan của thị trường trước những dấu hiệu đình trệ của nền kinh tế Mỹ bắt đầu từ cuối quý II và quan trọng hơn là nỗi lo ngại của các nhà đầu tư và các chuyên gia kinh tế về khả năng của nước Mỹ trong việc đương đầu với tình trạng thâm hụt ngân sách tích lũy trong nhiều năm nay mà chưa có cách nào khắc phục. Diễn biến đó tác động mạnh đến các luồng chu chuyển tiền tệ, lãi suất, tỷ giá tác động đến sự chu chuyển giữa đồng VND với các loại ngoại tệ mạnh qua kênh NH ở thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ trong nước. Từ đầu năm đến cuối năm 2004, đồng VND đã mất giá gần 0,8% so với USD; 5,51% so với JPY 10,69% so với GBP và 8,98% so với EUR … Đồng EUR, đồng JPY lên giá mạnh so với đồng USD lên giá mạnh hơn so với đồng VND. Sang năm 2005, thị trường ngoại hối có một số diễn biến sau: Ngược lại với diễn biễn lãi suất USD luôn có xu hướng tăng, giá vàng cũng tăng cao và biến động phức tạp, thì tỷ giá giữa đồng VND và đồng USD trên cả ba thị trường: thị trường giao dịch không chính thức, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường giao dịch giữa các NHTM với khách hàng đều ổn định. Tỷ giá trên thị trường không chính thức theo công bố của Tổng Cục Thống Kê năm 2005 chỉ tăng 0,8%, thị trường giao ngay của NHTM với khách hàng cũng tăng tương ứng gần 0,8%. Bảng 4.5: Biến động tỷ giá năm 2004 ĐVT: VND Loại ngoại tệ 1/1/2004 31/12/2004 Biến động tỷ giá USD 15.620 15.745 0,8% EUR 19.450,05 21.282,76 9,42% JPY 134,63 150,66 4,89% AUD 11.581,01 12.157,02 4,97% GBP 27.430,49 29.919,02 9,07% SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 25 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam Nguồn : www.vietcombank.com.vn Tỷ giá giữa đồng VND so với một số ngoại tệ mạnh khác có biến động khác nhau, tăng so với đồng USD và giảm so với các loại ngoại tệ mạnh khác. Dựa trên tỷ giá được công bố trên mạng hàng ngày của NH Ngoại Thương Việt Nam từ tháng 01/2005 đến tháng 12/2005 thì tỷ giá VND/USD có mức tăng 0,89%. Tuy nhiên, đồng VND lại lên giá so với các ngoại tệ mạnh khác như: EUR, JPY, AUD, GBP… Cụ thể đồng VND tăng 12,23% so với EUR; 12% so với đồng JPY; 5,29% so với AUD; 9,58% so với GBP. Bảng 4.6: Biến động tỷ giá năm 2005 ĐVT: VND Loại ngoại tệ 1/1/2005 31/12/2005 Biến động tỷ giá USD 15.745 15.885 0,89% EUR 21.282,76 18.679,24 -12,23% JPY 150,66 132,58 -12,00% AUD 12.157,02 11.513,38 -5,29% GBP 29.919,02 27.051,41 -9,58% Nguồn : www.vietcombank.com.vn Sở dĩ tỷ giá giữa đồng VND giảm mạnh so với các loại ngoại tệ mạnh khác là do đồng đô la Mỹ lên giá mạnh so với các loại ngoại tệ đó. Trong khi đó nhu cầu về EUR, JPY, GBP, AUD … ở trong nước không lớn, ngược lại khách quốc tế chi tiêu tại Việt Nam, một phần kiều hối chuyển về nước … được thực hiện bằng các loại ngoại tệ mạnh khác. Còn nguồn thu từ xuất khẩu, viện trợ … của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu bằng đô la Mỹ, tỷ trọng này chiếm khoản 87% - 88% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Còn tỷ giá VND/USD tương đối ổn định, chỉ tăng gần 0,8% trong cả năm 2005 nguyên nhân là do cơ chế quản lý ngoại hối của nước ta dần dần được thông thoáng, cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt. Thứ hai, là do cung ngoại tệ tăng khá, cầu ngoại tệ tăng chậm, quan hệ cung cầu tương đối cân bằng. Cung ngoại tệ tăng mạnh là do lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao, ước tính đạt 3,2 – 3,5 triệu lượt người, nguồn kiều hối chuyển về nước tăng mạnh ước tính đạt 3,5 – 3,8 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu tăng khá, ước tính đạt 5,3 tỷ USD. Và diễn biến của các loại ngoại tệ khác trong thời gian qua được thể hiện qua các đồ thị : ( xem phụ lục) 4.3 Tình hình kinh doanh ngoại tệ: 4.3.1 Thuận lợi và khó khăn:  Thuận lợi: - Trong năm 2003 NH xây dựng hội sở khang trang hiện đại cùng với vị trí khá thuận lợi đã tạo điều kiện cho NH thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ. SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 26 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam - NH tiến hành đầu tư trang thiết bị hiện đại như mạng tin Reuters, hệ thống dealing 3000 phục vụ cho nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối trên thị trường quốc tế. - Trong quan hệ quốc tế NH đã thiết lập được quan hệ với 3000 đại lý tại 48 nước trên thế giới, hoàn thành việc mở 4 tài khoản Nostro (EUR, USD, SGP, AUD) tại NH nước ngoài nâng tổng tài khoản hiện nay lên 10 tài khoản góp phần mở rộng mạng lưới kinh doanh ngoại tệ nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. - Uy tín trong thanh toán quốc tế ngày càng cao, cụ thể là NH đã lập thêm quan hệ với một số NH nước ngoài như UOB, BHF… trong việc xác lập L/C. - Xây dựng được mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước từ Bắc đến Nam, khai thác được nhu cầu khách hàng trong cả nước. - Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động có trình độ chuyên môn phục vụ tốt nhu cầu của KH.  Khó khăn: - Do lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ qua mạng là lĩnh vực mới tại Việt Nam nên khi kinh doanh NH phải chịu phí khá cao. Ngoài ra Việt Nam hội nhập kinh tế chưa được bao lâu nên hầu hết các NH đều thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chưa có lớp đào tạo chuyên sâu. Nếu các NH muốn nâng cao nghiệp vụ cho NH thì phải bỏ ra số tiền để thuê chuyên gia nước ngoài. - Phải đối phó với sự biến động lên xuống liên tục của giá vàng, giá ngoại tệ và cuộc chạy đua trong việc tăng lãi suất huy động tiền VND giữa các NH. 4.3.2 Kết quả hoạt động của NH: Mặc dù diễn biến thị trường trong thời gian qua rất phức tạp, giá cả xăng dầu tăng liên tục và giá cả của các mặt hàng tiêu dùng khác cũng đều tăng đặc biệt là nạn dịch cúm gia cầm xảy ra ở một số tỉnh thành…dẫn đến tình hình huy động vốn và cho vay cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng với sự cố gắng của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên của NH nên kết quả hoạt động của NH đã đạt được như sau: Bảng 4.7 : Kết quả hoạt động của NHPN qua các năm ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Lợi nhuận trước thuế 36,5 72,062 96,27 Nguồn: Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ NHPN Ta thấy lợi nhuận trước thuế của NH tăng liên tục trong 3 năm. Để đạt được kết quả này là do NH thực hiện linh hoạt chính sách lãi suất áp dụng cho từng thời điểm, từng địa bàn, xây dựng chính sách khách hàng, đổi mới phong cách phục vụ, không ngừng mở rộng mạng lưới, nâng cấp các chi nhánh, cải tạo mặt bằng kinh doanh, xây dựng hội sở mới khang trang hiện đại. Cụ thể, là vào năm 2004 NH thành lập thêm hai chi nhánh tại Tiền Giang và Gò Vấp và một phòmg giao dịch số 1. SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 27 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam 4.3.3 Tình hình kinh doanh ngoại tệ:  Tình hình kinh doanh ngoại tệ: Bảng 4.8: Tổng doanh số mua bán ngoại tệ qua 3 năm ĐVT: triệu USD Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Mua 162.934.40 3 268.424.20 3 239.201.09 6 105.489.80 0 64,74% -29.223.106 -10,89% Bán 162.744.19 0 268.048.51 4 224.461.73 3 105.304.32 5 64,71% -43.586.782 -16,26% Tổn g 325.678.59 2 536.472.71 7 463.662.82 9 210.794.12 5 64,72% -72.809.888 -13,57% Nguồn: Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ NHPN Nhìn vào bảng 4.8 số liệu ta thấy rằng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH ngày càng mở rộng. Riêng trong năm 2004, tổng doanh số mua bán ngoại tệ tăng đáng kể với số lượng tăng thêm là 210,79 triệu USD, tỷ lệ tăng 64,72 %. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là vào năm 2004 NHPN đã tiến hành lắp đặt thêm mạng thanh toán tiền SWITT ở ba chi nhánh Minh Phụng, Đại Nam, Hà Nội. Chính sự tiện lợi, chuyển tiền nhanh chóng của mạng này đã thu hút được nhiều khách hàng, từ đó dẫn đến tổng doanh số mua bán ngoại tệ của NH tăng nhanh. Sang năm 2005, thì tổng doanh số mua bán ngoại tệ của NH giảm đáng kể, giảm 13,5% xuống còn 463,66 triệu USD. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ bao gồm 3 hoạt động. Thứ nhất, là mua bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ. Thứ hai, mua bán ngoại tệ nhằm phục vụ cho thanh toán quốc tế và thứ ba là mua bán ngoại tệ nhằm chi trả kiều hối. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ năm 2005 giảm chủ yếu là do hoạt động mua bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ giảm còn hai hoạt động kia vẫn tăng đều hàng năm. Sự sụt giảm trong hoạt động đầu cơ nguyên nhân chủ yếu là do diễn biến trên thị trường ngoại hối khá phức tạp, tỷ giá biến động liên tục, do đó NH đã tự phòng ngừa rủi ro cho mình nên đã giảm doanh số mua bán ngoại tệ. Số liệu trong bảng trên cho thấy tổng doanh số mua bán của tất cả các loại ngoại tệ được quy đổi ra USD tính cho một năm. Còn muốn biết được doanh số mua bán của từng loại ngoại tệ là bao nhiêu sau đây ta sẽ nghiên cứu phần tiếp theo. SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 28 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam Bảng 4.9: Doanh số mua bán từng loại ngoại tệ qua các năm ĐVT: Nguyên tệ Loại ngoạ i tệ 2003 2004 2005 Mua Bán Mua Bán Mua Bán USD 106.516.907 106.817.716 170.402.047 170.883.271 212.096.011 202.735.714 EUR 16.857.404 16.432.334 26.967.889 26.287.878 8.992.734 7.001.708 JPY 639.392.751 640.433.70 3 1.022.878.309 1.024.543.58 8 732.492.512 514.327.989 AUD 147.093 147.093 235.315 235.315 142.906 207.972 GBP 15.843.771 15.853.292 25.346.314 25.361.545 3.703.482 3.715.493 SGP 362.254 388.646 579.522 621.742 4.249.107 2.540.074 CHF 1.457.128 1.452.958 2.331.063 2.324.392 1.895.250 1.892.132 NZD 299.661 299.661 479.388 479.388 90.263 90.263 CAD 48.990 48.990 78.373 78.373 - - THB - - - - 4.179.011 4.179.011 Nguồn: Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ NHPN Các loại ngoại tệ được mua bán tại NHPN là USD, EUR, JPY, AUD, GBP, SGP, THB, CAD và NZD. Qua bảng số liệu trên thấy rằng, trong hai năm 2003 và năm 2004 NH đã không mua bán đồng THB thay vào đó mua bán đồng CAD. Ngược lại, thì trong năm 2005 NH mua bán đồng THB mà không mua bán đồng CAD. Nguyên nhân chủ yếu là đối với các đồng THB, CAD, NZD thì số lượng giao dịch tương đối ít bên cạnh đó nhu cầu của khách hàng cũng không nhiều nên doanh số mua bán đối với các đồng tiền chỉ phát sinh khi khách hàng có nhu cầu bán. Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá NH đã lập tức tìm cách đối ứng các loại ngoại tệ này bằng cách bán ra. Do đó có năm thì có doanh số mua bán đồng THB và không có doanh số mua bán đồng CAD có năm có mua bán đồng CAD nhưng không mua bán đồng THB. SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 29 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam Tiếp theo, ta sẽ thử tìm hiểu xem tỷ trọng của mỗi loại ngoại tệ trong tổng doanh số mua bán là bao nhiêu. Bảng 4.10: Tỷ trọng doanh số mua bán của từng loại ngoại tệ ĐVT: USD Loại ngoại tệ 2003 2004 2005 Tổng doanh số mua bán Tỷ trọng Tổng doanh số mua bán Tỷ trọng Tổng doanh số mua bán Tỷ trọng USD 213.334.623 65,50% 341.285.318 63,62% 414.831.725 89,47% EUR 41.452.438 12,73% 72.214.820 13,46% 18.943.458 4,09% JPY 11.768.340 3,61% 19.859.992 3,70% 12.468.205 2,69% AUD 218.116 0,07% 365.256 0,07% 258.220 0,06% GBP 55.663.634 17,09% 97.125.834 18,10% 12.797.793 2,76% SGP 435.241 0,13% 731.690 0,14% 4.073.509 0,88% CHF 2.312.731 0,71% 4.090.283 0,76% - - NZD 418.747 0,13% 669.896 0,12% 122.758 0,03% CAD 74.724 0,02% 129.628 0,02% - - THB - - - - 167.160 0,04% Tổng 325.678.592 100,00% 536.472.717 100,00 % 463.662.829 100,00% Nguồn: Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ NHPN Để biết được tỷ trọng của mỗi loại ngoại tệ trong tổng doanh số mua bán ngoại tệ thì phải quy đổi tất cả các loại ngoại tệ về đồng USD. Tỷ giá của từng loại ngoại tệ dùng để quy đổi được tính tại thời điểm cuối năm. Cách quy đổi xem phần phụ lục. Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng doanh số mua bán của USD chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả 3 năm 2003, 2004 và 2005. Cụ thể là chiếm 65,5% năm 2003, 63,62% SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 30 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam năm 2004 và 89,47% năm 2005. Trong năm 2003, 2004 tổng doanh số mua bán chiếm tỷ trọng đứng thứ nhì sau đồng USD là đồng GBP với tổng doanh số mua bán là 55,66 triệu USD, chiếm 17,09% năm 2003 và 97,125 triệu USD chiếm 18,1% năm 2004 và vị trí thứ ba là đồng EUR chiếm 12,73%. Còn doanh số chiếm tỷ trọng thấp nhất trong năm 2003 và 2004 là đồng CAD với tỷ trọng 0,02%. Trong năm 2005, thì đã có sự thay đổi vị trí giữa đồng EUR và GBP. Đồng GBP đã tuột xuống đứng thứ ba với tỷ trọng chiếm là 2,76%. Còn đồng EUR đã tăng lên vị trí thứ nhì với tỷ trọng là 4,09%. Ta cũng nhìn thấy một điều là tổng doanh số mua bán của các loại ngoại tệ đều giảm chỉ trừ có đồng USD là tăng, không những đồng USD tăng mà còn chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 năm 89,47%. Gắn với diễn biến thị trường trong năm 2005, ta cũng giải thích được sự thay đổi cơ cấu tỷ trọng này. Trong năm 2005 đồng USD biến động tương đối ổn định 0,8% còn các đồng EUR biến động 12,23%, JPY biến động 12%, AUD biến động 5,29%, GBP biến động 9,58%. Chính vì thế NH đã tiến hành các giao dịch mua bán đồng USD nhiều hơn, còn các ngoại tệ khác thì giảm doanh số mua bán đáng kể cụ thể là đồng EUR giảm từ 13,46% xuống còn 4,09%, đồng GBP từ 18,1% xuống còn 2,76%.... Tỷ trọng của từng loại ngoại tệ theo từng năm được minh họa qua đồ thị sau: Hình 4.1: Tỷ trọng của từng loại ngoại tệ năm 2003 USD. 65,50% EUR. 12,73% GBP. 17,09% J PY . 3,61% AUD. 0,07% SGP. 0,13% CHF. 0,71% NZD. 0,13% CAD. 0,02% Nguồn: Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ NHPN Hình 4.2: Tỷ trọng của từng loại ngoại tệ năm 2004 SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 31 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam USD. 63,62%EUR. 13,46% J PY . 3,70% AUD. 0,07% GBP. 18,10% SGP. 0,14% CHF. 0,76% NZD. 0,12% CAD. 0,02% Nguồn: Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ NHPN Hình 4.3: Tỷ trọng của từng loại ngoại tệ năm 2005 USD. 89,47% SGP. 0,88% NZD. 0,03% THB. 0,04%GBP. 2,76% J PY . 2,69% AUD. 0,06% EUR. 4,09% Nguồn: Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ NHPN Nhìn chung, tình hình kinh doanh ngoại tệ của NH cũng ngày một tăng. Tuy có sự sụt giảm doanh số vào năm 2005 nhưng sự sụt giảm đó có thể giúp cho NH tránh được một phần rủi ro do biến động tỷ giá. Có thể xem đây là một sự sụt giảm tạm thời từ đó giúp cho NH có những bước tiến vững chắc cho lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ trong thời gian tới. Trong thời gian qua, công cụ chủ yếu được sử dụng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ là các đồ thị trên mạng Reuters hay nói một cách khác hơn là NH đã sử dụng SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 32 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam phương pháp phân tích kỹ thuật để dự báo tỷ giá. Sự biến động giá cả của các loại ngoại tệ được thể hiện qua các đồ thị. Dựa trên các đồ thị này các nhà kinh doanh ngoại tệ đã đưa ra các quyết định mua bán ứng với từng thời điểm thích hợp. Các biều đồ mà NH thường sử dụng trong trong tích kỹ thuật là: biểu đồ đường, biều đồ nến và biểu đồ thanh. Và các mô hình được NH sử dụng để dự đoán là: • Mô hình song đáy • Mô hình song đỉnh • Mô hình ba đáy bằng • Mô hình ba đỉnh bằng • Mô hình tam giác cất cánh • Mô hình tam giác hạ cánh ,… Để thấy rõ được khả năng ứng phó của NH trước những biến động của tỷ giá trên thị trường như thế nào ta sẽ tìm hiểu xem nhà kinh doanh của NH đã sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật để dự đoán tỷ giá trong khoảng thời gian từ 1/2005 đến 3/2005. SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 33 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam Đồ thị trên mạng Reuters có dạng như sau: Hình 4.4: Diễn biến tỷ giá GBP/USD Nguồn: www.dailyfx.com Qua quan sát đồ thị thì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfANH HUONG CUA SU BIEN DONG TY GIA DEN KINH DOANH NGOAI TE NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN PHUONG NA.PDF
Tài liệu liên quan