Những tổn thất xảy ra lớn nhất và có tính hệ thống trong nhiều ngân hàng gây thiệt hại tương đương 55% thu nhập quốc dân ở Achentina, 47% thu nhập quốc dân ở Trung Quốc. Thực trạng này phản ánh công tác quản lý rủi ro trong các tổ chức tài chính còn yếu. Mặt khác, vai trò quản lý của Chính Phủ tại các nước này cũng góp phần làm tăng rủi ro tài chính vì hệ thống quản lý và kiểm soát yếu kém, chính sách kinh tế vĩ mô không ổn định.
Những tổn thất trên cho thấy quản lý rủi ro có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý điều hành cả ở tầm vi mô và vĩ mô. Nó không đơn thuần vì mục đích phòng ngừa, càng không thể triệt tiêu rủi ro mà là chủ động kiểm soát rủi ro có hiệu quả. Ta có thể thấy, tăng trưởng của bất kỳ định chế tài chính nào đều phải gắn liền với cơ chế quản lý rủi ro chặt chẽ, đảm bảo tính an toàn, ổn định và bền vững trong mọi mặt hoạt động. Không có hoạt động kinh doanh nào mà không hàm chứa rủi ro; không chấp nhận rủi ro thì không thể tạo ra các cơ hội đầu tư kinh doanh mới. Tính hai mặt đó đặt ra cho các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp phải cân nhắc thận trọng khi lựa chọn phương án kinh doanh nhằm đạt được sự cân bằng hợp lý giữa một bên là lợi nhuận và bên kia là rủi ro thất thoát tài chính.
Kiểm soát rủi ro là vấn đề phức tạp, quản lý rủi ro có hiệu quả càng phức tạp hơn, chính vì thế việc phát triển các dịch vụ chuyên nghiệp như định mức tín nhiệm, quản lý rủi ro cũng đóng vai trò hết sức quan trọng bởi chúng là những yếu tố căn bản trong việc xây dựng và duy trì một thị trường vốn ổn định.
91 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Áp dụng các công cụ toán tài chính vào quản lý rủi ro và ứng dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty bảo hiểm Bảo Minh.
Nhân tố quan trọng giúp tăng cung cho TTCK chính là sự thành công của chương trình cổ phần hoá (CPH) gắn với đấu giá cổ phần một cách công khai, minh bạch tại các TTGDCK. Năm 2006, các TTGDCK đã tổ chức được 188 phiên đấu giá, cung cấp hơn 645 triệu cổ phiếu cho thị trường, đạt 84% tổng số lượng chào bán, thu hơn 12.880 tỷ đồng. Giá đấu bình quân tăng hơn 2 lần so với giá khởi điểm. Trước sự thành công của các đợt đấu giá cổ phiếu trên TTCK và sự tăng trưởng vượt bậc của các công ty niêm yết/đăng ký giao dịch nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn TTCK như là một kênh huy động vốn hiệu quả, thay thế cho kênh truyền thống là vay vốn ngân hàng. Cả hai xu thế này tạo ra một lượng cung - cầu dồi dào cho thị trường.
Bên cạnh đó thị trường trái phiếu cũng khá sôi động với gần 400 loại trái phiếu Chính Phủ, trái phiếu đô thị và trái phiếu ngân hàng niêm yết với tổng giá trị trên 70.000 tỷ đồng, bằng 7,7% GDP năm 2006. Đặc biệt, mặt hàng chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán không còn một mình VF1 (với tổng khối lượng niêm yết là 50 triệu chứng chỉ, tương đương giá trị 500 tỷ đồng tính theo mệnh giá 10.000 đồng), mà có thêm chứng chỉ quỹ đầu tư Prudential – BF1 niêm yết cũng với khối lượng tương đương.
Cùng với sự tăng mạnh mẽ về nguồn cung, năm 2006 cũng chứng kiến cầu chứng khoán tăng mạnh, kéo theo sự tăng giá của các cổ phiếu niêm yết với mức tăng 2,5 lần. Tại TTGDCK Tp.HCM, chỉ số VN-Index tăng từ 305,28 (31/12/2005) điểm lên 751 điểm (31/12/2006). Tại TTGDCK Hà Nội, chỉ số HASTC-Index tăng từ 91,3 điểm (31/12/2005) lên 242,89 điểm (31/12/2006). Riêng trong tháng 12/2006, khối lượng giao dịch tại 2 TTGDCK đã gia tăng đột biến, mỗi ngày trung bình đạt 6-7 trăm tỷ đồng tại TTGDCK Tp. HCM và 100 tỷ đồng tại TTGDCK Hà Nội.
Đầu tư chứng khoán đã trở thành mối quan tâm chủ yếu của đại đa số người dân thành thị và TTCK Việt Nam bước đầu trở thành kênh huy động vốn khá hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội vàng trong năm 2006 để huy động vốn thành công qua TTCK với chi phí rẻ nhất. 27 doanh nghiệp niêm yết huy động vốn qua TTCK (vốn cổ phần và trái phiếu) với giá trị trên 1.300 tỷ đồng. 15 công ty cổ phần đăng ký với UBCKNN phát hành 250 tỷ đồng vốn cổ phần ra công chúng. Vietcombank và BIDV góp 3.350 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cho thị trường, Tổng công ty điện lực (EVN) phát hành 2.600 tỷ đồng; công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi.
Bên cạnh cuộc đua lên sàn của các công ty cổ phần thì trong năm 2006 cũng chứng kiến một cuộc đua thành lập công ty chứng khoán. Theo ghi nhận, đến 31/12/2006, TTCK Việt Nam đã có 55 công ty chứng khoán đang hoạt động hoặc đã được cấp phép hoạt động với tổng vốn điều lệ gần 4.025 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2006 số công ty được cấp phép lên tới 41 công ty. Vốn điều lệ bình quân đạt trên 77 tỷ đồng/công ty, tăng 26% so với năm 2005. Nhiều công ty chứng khoán đã nâng quy mô vốn lên rất nhanh, cá biệt SSI tăng từ 9 tỷ lên 500 tỷ đồng. Có 18 công ty quản lý quỹ (cuối năm 2005 có 6 công ty); 6 ngân hàng lưu ký (2 ngân hàng trong nước và 4 ngân hàng nước ngoài) đã được cấp phép hoạt động. Nhiều công ty chứng khoán nước ngoài đang thực hiện thủ tục xin thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam để chuẩn bị tham gia TTCK.
Sự tăng trưởng của TTCK còn phải kể đến các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đối với một TTCK còn non trẻ như Việt Nam, tính chuyên nghiệp của thị trường chưa cao do nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường chiếm đa số (khoảng 99%), thông thường đối tượng này trình độ hiểu biết về chứng khoán còn hạn chế. Tính đến cuối tháng 12/2006 số tài khoản giao dịch của nhà đầu tư là gần 100.000 (tăng hơn 3 lần so với cuối năm 2005 và trên 30 lần so với khi mới mở thị trường), trong đó nhà đầu tư tổ chức là 502. Hiện nay có khoảng 1.700 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài và 23 quỹ đầu tư nước ngoài với quy mô vốn ước đạt 2,3 tỷ USD, gần 50 tổ chức đầu tư nước ngoài mở tài khoản hoặc uỷ thác vốn đầu tư trên TTCK Việt Nam. Sự tham gia đông đảo của nhà đầu tư định chế, nhà đầu tư nước ngoài với những tên tuổi như JP Morgan, Merill Lynch và Citi Group hình thành một làn sóng đầu tư chứng khoán của các tổ chức tài chính lớn trên thị trường Việt Nam.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bùng nổ của TTCK Việt Nam năm 2006 xuất phát từ các sự kiện kinh tế chính trị quan trọng. Trong đó nguyên nhân có tác động sâu sắc và lâu dài là sự kiện Việt Nam chính thức được gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng như sự kiện tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC. Cả hai sự kiện này đã và đang tiếp tục tạo được ấn tượng tốt đối với các nhà đầu tư nước ngoài và đó là tín hiệu cho những làn sóng đầu tư trực tiếp và cả gián tiếp hứa hẹn sẽ đổ vào Việt Nam. Việc Việt Nam vừa được xếp trong Top những nước có môi trường đầu tư tốt nhất năm 2006 đã tạo cơ sở ban đầu thuận lợi, củng cố niềm tin cho các đối tác nước ngoài đã, đang và sẽ chuẩn bị đầu tư vào Việt Nam.
Cũng trong năm 2006 Luật Doanh nghiệp mới và Luật Đầu tư có hiệu lực. Tháng 6/2006, Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán (có hiệu lực từ tháng 1/1/2007) đưa công ty đại chúng vào diện phải thực hiện chế độ công bố thông tin, tạo nên một bước ngoặt quan trọng trong việc từng bước mở rộng thị trường có quản lý, bảo vệ số đông nhà đầu tư.
1.1.4.2 Những mặt còn hạn chế
Tại buổi tổng kết TTCK năm 2006, Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng đã thừa nhận rằng, quy mô thị trường có quản lý vẫn khá nhỏ so với mức bình quân 30-40% GDP của các nước trong khu vực. Tuy đạt mức 24,4% GDP năm 2006 nhưng thực tế mức độ giao dịch thấp (chỉ khoảng 14%) do Nhà nước còn nắm giữ cổ phần khá lớn trong các công ty niêm yết và số cổ phiếu này không được giao dịch trên thị trường. Ngoại trừ một số công ty lớn, kinh doanh và tăng trưởng tương đối ổn định, phần lớn các công ty niêm yết/đăng ký giao dịch chưa phải là những công ty tiêu biểu cho các ngành kinh tế, đóng góp lớn vào GDP của Việt Nam. Đáng chú ý là sự tăng trưởng thị trường vẫn mang những yếu tố chưa tích cực, việc đầu tư theo phong trào của các nhà đầu tư cá nhân khá phổ biến, đặc biệt việc đầu tư không trên cơ sở thông tin chính thức là một nguy cơ đối với sự bền vững của TTCK và lợi ích của nhà đầu tư. Số lượng tài khoản đầu tư gia tăng nhanh nhưng chủ yếu là nhà đầu tư mua bán cổ phiếu ngắn hạn, bị chi phối bởi các nhà đầu tư lớn và nhà đầu tư nước ngoài. Tham gia của các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp (ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư) còn hạn chế, hiện chỉ chiếm khoảng 20% thị phần.
Đối với hệ thống các tổ chức trung gian và hỗ trợ thị trường hạn chế về năng lực tài chính, quản trị công ty và chất lượng dịch vụ, chỉ có 12/55 công ty chứng khoán có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên. Mạng lưới các công ty chứng khoán mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn, hạn chế cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư rộng khắp trong toàn quốc. Hệ thống công nghệ thông tin lạc hậu, đội ngũ nhân viên hành nghề hạn chế về số lượng và chất lượng, kiểm soát nội bộ, quản trị công ty còn yếu, chất lượng dịch vụ chưa cao, mới chú trọng đầu tư ngắn hạn tìm kiếm lợi nhuận. Khi thị trường mở rộng nhanh thì quy mô các công ty chứng khoán chưa đảm bảo cung cấp dịch vụ một cách bình đẳng, gây phản ứng cho các nhà đầu tư.
Hoạt động TTCK tự do còn ở phạm vi rộng, ước tính gấp đôi thị trường có tổ chức, thiếu tính công khai, minh bạch, không được quản lý và giám sát, khả năng xẩy ra rủi ro cao (như mất khả năng thanh toán, chứng khoán giả, lừa đảo… ) gây bất ổn cho thị trường chính thức và hệ thống tài chính. Trong khi đó việc quản lý giám sát các hoạt động và tuân thủ pháp luật trên TTCK còn nhiều bất cập, đặc biệt là giám sát công bố thông tin, hoạt động của các công ty chứng khoán, tuân thủ quy chế giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN). Các Quỹ ĐTNN mở các văn phòng đại diện (trước đây do Bộ Thương mại cấp phép) có hoạt động vượt quá chức năng theo giấy phép và chưa chịu sự quản lý, giám sát, không có chế độ báo cáo thông tin. Các tổ chức ĐTNN ủy thác cho cá nhân đầu tư mà không phải thực hiện chế độ đăng ký và báo cáo. Tình trạng trên dẫn đến khó kiểm soát được luồng vốn, rửa tiền, thao túng thị trường... đồng thời gây sức ép lên đồng bản tệ và nguy cơ đảo chiều rút vốn gây khủng hoảng thị trường. Hệ thống và bộ máy giám sát của UBCKNN và các TTGDCK còn hạn chế về năng lực, hiệu quả.
Từ những bất cập đó đòi hỏi chúng ta cần phải có những biện pháp để quản lý thị trường như: nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý, phát triển cung cầu chứng khoán, nâng cao năng lực của các định chế trung gian thị trường, tái cấu trúc thể chế, tăng cường cơ sở hạ tầng thị trường, tiếp tục tuyên truyền đào tạo kiến thức về chứng khoán… Điều này là cần thiết để phát triển một thị trường chứng khoán lành mạnh, đặc biệt đối với những thị trường mới nổi như Việt Nam nhằm tránh những rủi ro, khủng hoảng có thể xảy ra đối với hệ thống tài chính.
1.2 VỀ QUẢN LÝ RỦI RO
1.2.1 Khái niệm và phân loại rủi ro tài chính
- Khái niệm:
Dưới giác độ hoạt động kinh doanh và đầu tư tài chính, rủi ro được định nghĩa một cách đơn giản và trực tiếp nhất là sự thay đổi không lường trước được về giá trị tài sản và khoản nợ.
Rủi ro được phân thành các loại: rủi ro trong kinh doanh, rủi ro ngoài kinh doanh và rủi ro tài chính.
Rủi ro tài chính được quan niệm là sự thay đổi, sự biến động không lường trước được của giá trị tài sản hoặc của giá trị các khoản nợ do sự biến động trong quá trình hoạt động của thị trường tài chính gây ra như: rủi ro về lãi suất, tỷ giá, rủi ro về biến động giá các loại chứng khoán, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản. Ngoại trừ rủi ro ngoài kinh doanh là bất khả kháng, rủi ro về tài chính thường được kiểm soát chặt chẽ để doanh nghiệp tập trung vào việc quản lý rủi ro phát sinh từ các hoạt động kinh doanh do chính doanh nghiệp chủ động tạo ra.
- Phân loại rủi ro tài chính:
Rủi ro tài chính bao gồm rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý.
+ Rủi ro thị trường (Market risk): là rủi ro phát sinh do sự biến động về giá trên thị trường tài chính. Rủi ro thị trường có thể được xem xét dưới hai dạng: rủi ro tuyệt đối – tính bằng giá trị tuyệt đối của tiền tệ và rủi ro tương đối – khi so sánh mức rủi ro của doanh nghiệp với mức rủi ro trung bình của ngành/nghề so sánh. Việc ngăn ngừa rủi ro thị trường thường được thực hiện bằng cách định ra các chuẩn mực trong kinh doanh và hạn mức rủi ro.
+ Rủi ro tín dụng (Credit risk): là rủi ro phát sinh khi một hoặc các bên tham gia hợp đồng tín dụng không có khả năng thanh toán cho các bên còn lại. Biến động về giá trên thị trường tài chính cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng được kiểm soát thông qua các chính sách về hạn mức tín dụng, tài sản thế chấp và đánh giá rủi ro tiềm ẩn của khách hàng.
+ Rủi ro thanh khoản (Liquidity risk): rủi ro phát sinh do tính thanh khoản của các tài sản không được thực hiện. Có hai loại, rủi ro về tài sản và rủi ro về vốn. Rủi ro tài sản phát sinh do tính thanh khoản của tài sản không thể thực hiện được trong một số điều kiện nhất định của thị trường. Ngoại tệ mạnh, trái phiếu, ngân phiếu chính phủ có tính thanh khoản cao, ngược lại các hợp đồng về mua bán, trao đổi có kỳ hạn có tính thanh khoản thấp hơn và khi hợp đồng thực hiện sẽ có tác động trực tiếp đến giá tài sản. Rủi ro về vốn còn gọi là rủi ro về luồng tiền phát sinh do doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bắt buộc phải nhượng bán tài sản đầu tư khác với giá thấp hơn giá thị trường. Việc quản lý rủi ro về thanh khoản được thực hiện bằng cách đa dạng hoá tài sản đầu tư, lập kế hoạch luồng tiền và đặt ra hạn mức chuẩn mực về luồng tiền.
+ Rủi ro hoạt động (Operation risk): loại rủi ro này do chính con người hoặc sự cố về kỹ thuật mang lại một cách vô tình hay cố ý. Rủi ro hoạt động cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng. Việc kiểm soát rủi ro hoạt động được thực hiện bằng cách phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm cá nhân, tăng cường kiểm soát nội bộ và nâng cao chất lượng lập kế hoạch.
+ Rủi ro pháp lý (Legal risk): phát sinh do thực hiện các giao dịch không đúng pháp luật gây nên tổn thất, kiện cáo của khách hàng hoặc của các cổ đông.
Trong khuôn khổ của đề tài này chúng ta sẽ chỉ đề cập đến rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng.
1.2.2 Những biến động tài chính và vai trò của nghiệp vụ quản lý rủi ro
Bắt đầu từ những năm 70, đặc biệt là những năm 80 và 90 của thế kỷ 20 trở lại đây, hoạt động đầu tư – kinh doanh của các tổ chức tài chính gặp nhiều rủi ro do những nguyên nhân khác nhau.
Thứ nhất, hoạt động đầu tư, kinh doanh của các tổ chức tài chính không còn bị giới hạn trong phạm vi quốc gia mà là đa ngành và toàn cầu. Đây là kết quả của quá trình hội nhập kinh tế theo khu vực và xu thế toàn cầu hoá.
Thứ hai, cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính diễn ra quyết liệt hơn do các quy chế tài chính và các ràng buộc pháp lý được nới lỏng. Các tổ chức tài chính có nhiều quyền chủ động hơn trong kinh doanh, do đó hoạt động đầu tư tài chính vào các dự án rủi ro cũng tăng thêm.
Thứ ba, sự hình thành và phát triển của các công cụ tài chính (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn mua và quyền chọn bán) cùng với tiến bộ về kỹ thuật và thông tin đã làm tăng khối lượng giao dịch tài chính trên toàn thế giới. Điều này làm cho các tổ chức tài chính phải đối phó với nhiều nguồn phát sinh rủi ro.
Cuối cùng, sự biến động của các biến kinh tế vĩ mô (thu nhập, thất nghiệp, lạm phát, tỷ giá hối đoái) cũng là một nguyên nhân gây ra rủi ro.
Dưới đây là một vài tổn thất tài chính đáng chú ý:
- Ngày 19/10/1987 được gọi là ngày thứ hai đen tối chứng kiến sự đổ bể của thị trường chứng khoán Mỹ, các thị trường tài chính trên thế giới đều có sự chao đảo: Chỉ số chứng khoán Down Jone rớt xuống đến mức kỷ lục là 508 điểm (tương ứng 23%). Chỉ sau 3 ngày chỉ số FTSE giảm 30%, NYSE giảm liên tục và đến cuối năm chỉ số này đã thấp hơn chỉ số đầu năm. Chỉ số HANSE ngày 19/10/1987 giảm 10% sau đó buộc phải đóng cửa, 1 tuần mở cửa trở lại giảm 33%. Thiệt hại của cuộc khủng hoảng này ước tính trên 1000 tỷ đô la tiền vốn.
- Năm 1989, hiện tượng bong bóng đầu tư trên thị trường chứng khoán Nhật Bản bắt đầu vỡ, chỉ số chứng khoán Nikkei bắt đầu giảm từ 39.000 điểm xuống còn 17.000 điểm trong vòng 3 năm. Điều này dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Nhật Bản gây thiệt hại trên 2,7 ngàn tỷ đô la tiền vốn.
- Năm 1994, sau hơn 3 năm duy trì mức lãi suất thấp, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã 6 lần liên tiếp điều chỉnh lãi suất làm thiệt hại 1,5 ngàn tỷ đô la tiền vốn trên thị trường thế giới.
- Vụ phá sản của ngân hàng Baring: ngày 26/02/1995, ngân hàng Baring (ngân hàng lâu đời của Anh) đã phá sản sau 233 năm tồn tại. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vụ đổ bể này là do Nicholass Leeson, 28 tuổi, phụ trách kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng tại Singapore đã cố tình che dấu sự thật và theo đuổi chiến lược kinh doanh có mức độ rủi ro cao. Với vụ phá sản này các cổ đông của Ngân hàng là người chịu tổn thất toàn bộ, các chủ nợ ngân hàng được trả 5 cent cho một đô la tiền vay. Tổn thất ước tính trên 1 tỷ đô la Mỹ.
- Tổn thất của Ngân hàng Daiwa: đây là Ngân hàng lớn thứ 12 của Nhật. Ngày 26 tháng 9 năm 1995, Ngân hàng đã thông báo Toshihide Igushu, 44 tuổi, phụ trách kinh doanh của ngân hàng tại NewYork đã gây tổn thất 1,1 tỷ đô la Mỹ, trị giá bằng 1/7 tổng số vốn của Ngân hàng. Sau tổn thất này chi nhánh của Ngân hàng tại NewYork đã bị đóng cửa với lời cảnh báo về hoạt động Ngân hàng không an toàn, không lành mạnh và vi phạm luật.
- Khủng hoảng tài chính Đông Á (tiếng Anh: East Asian financial crisis): là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi lan đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn ở vài nước Châu Á. Trong số các quốc gia bị ảnh hưởng đó có nhiều quốc gia được coi như là “những con Hổ Đông Á”.
Cuộc khủng hoảng này còn thường được gọi là “khủng hoảng tiền tệ Đông Á”, hoặc cục bộ. Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng “Đông Á” bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á, nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ.
Do những sự lo âu đang diễn ra ở những nền kinh tế Châu Á, ngày 27 tháng 10 năm 1997, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones mất 554 điểm hay 7,2%. Sở giao dịch chứng khoán NewYork (NYSE) phải tạm cho nghỉ hoạt động buôn bán giao dịch nhằm làm giảm hiệu ứng lan truyền. Cuộc khủng hoảng này dẫn tới giảm tiêu dùng và hạn chế chi tiêu.
Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng bởi vì nó là nền kinh tế lớn trong vùng, khoảng 40% xuất khẩu của Nhật Bản là vào các nước Châu Á do đó cuộc khủng hoảng này đã làm tăng trưởng thực tế GDP của Nhật chậm lại đáng kể vào năm 1997 (từ 5% xuống còn 1,6%) và thậm chí âm vào năm 1998. Khủng hoảng tài chính Châu Á cũng dẫn tới nhiều sự phá sản hơn ở Nhật Bản.
Tại Thái lan, cuộc khủng hoảng này gây tổn thất tương đương 25 tỷ USD (chiếm 32% thu nhập quốc dân) và 36 tỷ USD tại Malayxia (chiếm 35% thu nhập quốc dân).
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, khủng hoảng tài chính xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới đã gây ra những tổn thất vô cùng to lớn.
BẢNG 1.3 : Tổn thất tài chính tại một số nước trên thế giới
Nước/ Năm
Phạm vi
Tổn thất (% GDP)
Tổn thất (Tỷ đô la Mỹ)
Nhật Bản, 1990
Nợ xấu, bất động sản
14
550
Trung Quốc, 1990
4 ngân hàng quốc doanh lớn nhất
47
498
Mỹ, 1984 - 1991
1400 tổ chức tiết kiệm tín dụng,1300 ngân hàng đổ bể tài chính
2,7
150
Hàn Quốc, 1998
Cơ cấu lại Ngân hàng
28
90
Mexico, 1995
20 Ngân hàng tái cơ cấu vốn
17
72
Achentina, 1980 -1982
Đóng cửa 70 tổ chức tài chính
55
46
Thái Lan 1997
Hệ thống ngân hàng
32
36
Malayxia 1997
Hệ thống ngân hàng
35
25
Thuỵ Điển,1991 - 1994
Cứu cánh 5 ngân hàng
4
15
Pháp 1994 - 1995
Ngân hàng Credit Lyonnaire
0,7
10
Israel,1977 - 1983
Toàn bộ hệ thống ngân hàng
30
8
Phần Lan 1991 - 1993
Ngân hàng tiết kiệm
8
7
Úc 1989 - 1992
Cơ cấu vốn 2 ngân hàng lớn
2
6
(Nguồn: Số liệu trích từ tác giả Philipper Jorion (2001), Value at Risk)
Những tổn thất xảy ra lớn nhất và có tính hệ thống trong nhiều ngân hàng gây thiệt hại tương đương 55% thu nhập quốc dân ở Achentina, 47% thu nhập quốc dân ở Trung Quốc. Thực trạng này phản ánh công tác quản lý rủi ro trong các tổ chức tài chính còn yếu. Mặt khác, vai trò quản lý của Chính Phủ tại các nước này cũng góp phần làm tăng rủi ro tài chính vì hệ thống quản lý và kiểm soát yếu kém, chính sách kinh tế vĩ mô không ổn định.
Những tổn thất trên cho thấy quản lý rủi ro có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý điều hành cả ở tầm vi mô và vĩ mô. Nó không đơn thuần vì mục đích phòng ngừa, càng không thể triệt tiêu rủi ro mà là chủ động kiểm soát rủi ro có hiệu quả. Ta có thể thấy, tăng trưởng của bất kỳ định chế tài chính nào đều phải gắn liền với cơ chế quản lý rủi ro chặt chẽ, đảm bảo tính an toàn, ổn định và bền vững trong mọi mặt hoạt động. Không có hoạt động kinh doanh nào mà không hàm chứa rủi ro; không chấp nhận rủi ro thì không thể tạo ra các cơ hội đầu tư kinh doanh mới. Tính hai mặt đó đặt ra cho các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp phải cân nhắc thận trọng khi lựa chọn phương án kinh doanh nhằm đạt được sự cân bằng hợp lý giữa một bên là lợi nhuận và bên kia là rủi ro thất thoát tài chính.
Kiểm soát rủi ro là vấn đề phức tạp, quản lý rủi ro có hiệu quả càng phức tạp hơn, chính vì thế việc phát triển các dịch vụ chuyên nghiệp như định mức tín nhiệm, quản lý rủi ro… cũng đóng vai trò hết sức quan trọng bởi chúng là những yếu tố căn bản trong việc xây dựng và duy trì một thị trường vốn ổn định.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ MÔ HÌNH TOÁN VÀ CHỈ BÁO KỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRONG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ RỦI RO CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
2.1 MỘT SỐ DẠNG CỦA MÔ HÌNH GARCH
Trong một vài thập kỷ trước, các nhà nghiên cứu đã tập trung sự chú ý vào mô hình dự báo độ biến động (rủi ro) do vai trò quan trọng của nó trong thị trường tài chính. Các nhà quản lý danh mục đầu tư, những người buôn bán quyền chọn và những nhà tạo lập thị trường quan tâm đến mức độ chính xác của những dự báo này. Với vai trò đó, nó là một thành phần quan trọng cho tối ưu hóa danh mục đầu tư, xác định giá và quản lý rủi ro.
Mặc dù độ biến động (rủi ro) có ý nghĩa quan trọng nhưng người ta không quan sát trực tiếp được do đó vẫn cần phải có các phương pháp ước tính nó. Khi phân tích rủi ro người ta thấy có 3 đặc trưng cơ bản:
Tồn tại quan hệ bầy đàn
Rủi ro biến động theo một cơ chế liên tục theo thời gian, ít khi có bước nhảy lớn.
Rủi ro không phân kỳ đến vô cùng, nó hội tụ nên là một chuỗi dừng.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, nhiều mô hình được đưa ra nhưng thành công nhất phải kể đến mô hình GARCH (Generalized Autoregressive Conditional Heteroscedasticity) của Bollerslev (năm 1986). Mô hình này đã được ông đã phát triển thành công từ ý tưởng của Engle trong mô hình ARCH (năm 1982). Từ đó đến nay, mô hình GARCH rất được ưa chuộng và được phổ biến rộng rãi do khả năng của nó trong việc dự báo độ biến động cho các chuỗi thời gian trong tài chính.
2.1.1 Mô hình ARCH
(Autoregressive Conditional Heteroscedasticity)
Mô hình này được Engle đưa ra năm 1982. Tư tưởng cơ bản của nó là:
Lợi suất của tài sản trung bình () không tương quan chuỗi.
có thể mô tả bằng một hàm bậc hai của các giá trị trễ.
Mô hình ARCH tổng quát (ARCH(m)):
: Biến ngẫu nhiên độc lập có cùng 1 phân bố và ,
Thông thường người ta hay dùng có phân bố chuẩn hóa hoặc phân bố T được chuẩn hóa.
Nếu cú sốc càng lớn ( càng lớn) thì khi đó cũng có xu hướng là lớn tức là xác suất xảy ra sự biến động lớn là lớn hơn xác suất xảy ra các biến động nhỏ.
Một số tính chất của ARCH(1):
-
với ~ iid (phân bố độc lập giống nhau)
,
>
mà ta lại có
- Mô men cấp 4 của chuỗi Ut với các giả thiết nói ở trên cho biết thông thường chuỗi lợi suất có hệ số bất đối xứng lớn hơn 3 (lệch phải).
- Trong trường hợp ta xét mô hình tổng quát ARCH(m) thì 2 tính chất nói ở trên vẫn được đảm bảo nhưng tính phức tạp tăng lên.
Một số nhược điểm của mô hình ARCH:
- Do phương sai là một hàm tuyến tính của U2 có nghĩa là tất cả các yếu tố nhiễu đều có ảnh hưởng dương đến phương sai do đó mà bất kể các nhiễu âm hay dương đều có ảnh hưởng dương đến phương sai. Các cú sốc lớn về mặt trị tuyệt đối sẽ có xu hướng dẫn đến các cú sốc lớn hơn, điều này không phải lúc nào cũng đúng trong thực tế. Trên thị có lúc có những cú sốc dương và những cú sốc âm.
- Mô hình ARCH chỉ cho biết cơ chế biến đổi của phương sai (rủi ro) thông qua độ dài của các yếu tố trễ nhưng mô hình không giải thích được vì sao có cơ chế như vậy.
- Thông thường mô hình ARCH dự báo phương sai cao so với giá trị thực.
- Đối với ARCH(1) hệ số 0 ≤ α1 và trong trường hợp mô men cấp 4 mà hữu hạn thì khi đó 0 ≤ α1 <. Điều kiện này đối với các mô hình ARCH bậc cao rất khó được thể hiện.
Dự báo:
Giả sử ở thời điểm h:
Thời điểm h + 1:
Thời điểm h + 2:
Quá trình dự báo theo công thức đệ quy:
2.1.2 Mô hình GARCH
(Generalized Autoregressive Conditional Heteroscedasticity)
Mô hình GARCH tổng quát (GARCH(m,s)):
với ~ iid (phân bố độc lập giống nhau)
; ;
Ta có :
Điều kiện đối với tổng của & đảm bảo phương sai không điều kiện hữu hạn (đảm bảo chuỗi hội tụ)
Mô hình trên trở thành mô hình ARMA đối với ; : có phân bố iid
đây là phương sai không điều kiện dùng để tính giá của quyền chọn trong trường hợp dài hạn.
Mô hình GARCH(1,1): đây là mô hình thường được dùng nhất do mô hình ước lượng khá đơn giản mà khả năng dự báo vẫn cao.
với ~ iid (phân bố độc lập giống nhau)
; ;
Điều kiện t ≥ 2, lấy với e là phần dư khi ước lượng mô hình.
Thông thường mô hình GARCH là mô hình dùng cho ngắn hạn nên nó chỉ dự báo tốt trong ngắn hạn do đó phải thường xuyên tính lại.
2.1.3 Mô hình IGARCH
(Integrated Autoregressive Conditional Heteroscedasticity)
Mô hình IGARCH tổng quát:
với ~ iid (phân bố độc lập giống nhau)
Nếu thì có nghiệm đơn vị. Trong trường hợp có nghiệm đơn vị chúng ta nói có mô hình IGARCH.
Mô hình IGARCH (1,1):
với ~ iid (phân bố độc lập giống nhau)
Đặc điểm của mô hình IGARCH:
Do phương sai không điều kiện được tính bằng mà trong mô hình IGARCH cho nên mô hình này không có phương sai không điều kiện do đó cũng không có phương sai không điều kiện. Điều này dẫn đến khó giải thích hành vi của chuỗi .
Về mặt lý thuyết trong mô hình IGARCH có thể rủi ro dịch chuyển không thường xuyên hoặc dịch chuyển có bước nhảy. Vì vậy cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể để tìm ra nguyên nhân.
Dự báo:
Vậy là 1 hàm tuyến tính của . Nếu = 0 thì liên quan đến giá trị của phần rủi ro.
2.1.4 Mô hình GARCH – M
Trong tài chính, lợi suất của một tài sản có thể phụ thuộc vào độ rủi ro của tài sản này. Bình thường rủi ro càng lớn thì lợi suất yêu cầu đối với tài sản đó càng cao. Do đó, người ta đã tìm cách đưa độ rủi ro vào phương trình ước lượng lợi suất.
Các giả thiết của mô hình:
Mô hình GARCH – M mô tả lợi suất phụ thuộc vào rủi ro
với ~ iid (phân bố độc lập giống nhau)
Trong đó thì: và c là các hằng số
c là tham số bù rủi ro
c &g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Áp dụng các công cụ toán tài chính vào quản lý rủi ro và ứng dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam.doc