Khóa luận Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không tại Bảo Việt

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 3

I. Khái niệm và các nguyên tắc về bảo hiểm 3

1. Sự ra đời, khái niệm và bản chất của bảo hiểm 3

2. Sự cần thiết của bảo hiểm 5

3. Vị trí và tác dụng của bảo hiểm đối với nền kinh tế quốc dân 7

4. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm 11

5. Hợp đồng bảo hiểm 13

II. Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở

bằng đường hàng không 14

1. Đặc điểm của quá trình chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng

đường hàng không 15

2. Sự cần thiết và tác dụng 17

III. Một số nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá

xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không 18

1. Đặc điểm bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu và trách nhiệm

của các bên liên quan 19

2. Đối tượng bảo hiểm 21

3. Các điều khoản bảo hiểm hàng hoá chuyên chở bằng

đường hàng không 22

4. Phí bảo hiểm 29

5. Giám định tổn thất và bồi thường 30

6. Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở

bằng đường hàng không 32

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XNK CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI BẢO VIỆT 35

I. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Bảo Việt 35

1. Một vài nét tổng quát 35

2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Bảo Việt trong những năm

gần đây 39

2.1. Tình hình chung 39

2.2. Những nét chung về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập

khẩu của Bảo Việt 40

II. Thực trạng hoạt động bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu

chuyên chở bằng đường hàng không tại Bảo Việt 42

1. Thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam

và những thuận lợi khó khăn đối với Bảo Việt 42

1.1. Thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu

ở Việt Nam hiện nay 42

1.2. Những thuận lợi và khó khăn của Bảo Việt 45

2. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập

khẩu vận chuyển bằng đường hàng không tại Bảo Việt 48

2.1. Công tác khai thác 49

2.2. Công tác giám định tổn thất 61

2.3. Công tác giải quyết khiếu nại và bồi thường 63

2.4. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 66

3. Đánh giá kết quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá

xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không tại Bảo Việt 68

CHƯƠNG III : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI BẢO VIỆT 71

I. Phương hướng trong thời gian tới 71

1. Phương hướng trong thời gian tới của Bảo Việt 71

2. Dự báo thị trường bảo hiểm hàng không Việt Nam 73

3. Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm hàng không của một số nước 75

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm

hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường hàng không tại Bảo Việt 78

1. Những biện pháp nhằm mở rộng và khai thác thị trường 78

1.1 Tăng cường khai thác các mặt hàng có tỷ lệ tham gia bảo

hiểm tại công ty còn thấp hoặc chưa tham gia bảo hiểm 79

1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khách hàng 80

1.3. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo 83

1.4. Mở rộng mối quan hệ hợp tác 84

2. Những biện pháp về công tác nghiệp vụ 86

2.1. Về phí bảo hiểm và phương pháp chào phí 86

2.2. Nâng cao hiệu quả công tác giám định và bồi thường 89

2.3. Tăng cường công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 89

3. Những biện pháp về công tác cán bộ 90

III. Một số kiến nghị chung 92

1. Đối với Bảo Việt nói riêng và các doanh nghiệp bảo hiểm

trong nước nói chung 94

2. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước 95

3. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 97

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

PHỤ LỤC 100

 

 

 

 

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5610 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không tại Bảo Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a mình, Bảo Việt vẫn chiếm được thị phần lớn nhất hiện nay. Hơn nữa, nền kinh tế nước ta đang có mức tăng trưởng cao và ổn định. Trong xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá hiện nay, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chắc chắn sẽ phát triển không ngừng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chiến lược xuất khẩu hàng đầu. Đồng thời cũng nhập thêm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và tiêu dùng, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nên ngày càng tạo điều kiện cho thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu phát triển. Xuất phát từ tính thương phẩm của các loại hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu là vật tư, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, đặc biệt là hàng hoá chuyên chở bằng máy bay thường có giá trị lớn, lại dễ bị hư hỏng, ... trong quá trình vận chuyển cho nên hầu hết các nhà nhập khẩu đều tham gia bảo hiểm để hạn chế rủi ro. Điều này mở ra cơ hội cho các công ty bảo hiểm nói chung và Bảo Việt nói riêng khai thác khách hàng. Mặt khác, thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không ở Việt Nam tuy còn hẹp về mặt hàng tham gia, nhưng do tính chất của nghiệp vụ này là có thời gian bảo hiểm ngắn nên trong một năm các nhà bảo hiểm có thể quay vòng liên tục số khách hàng bảo hiểm. Khi nhà bảo hiểm làm việc có uy tín, họ sẽ khai thác được nhiều hợp đồng bảo hiểm hơn, điểm lợi này Bảo Việt đang khai thác. Bên cạnh những thuận lợi kể trên, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không hiện nay còn có một vị trí không thể thiếu còn do ngành vận tải hàng không đang phát triển không ngừng. Nhu cầu về vận tải hàng không hiện nay đang trở nên quan trọng và thiết yếu hơn bao giờ hết. Vận tải hàng không ở Việt Nam hiện nay không chỉ đơn thuần vận chuyển hành khách nữa, mà nó đã từng bước phát triển để thích ứng với cả nhu cầu vận chuyển hàng hoá đang ngày một tăng, đặc biệt là hàng hoá xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, với uy tín lớn và lâu năm trên thị trường, Bảo Việt sẽ gặp nhiều thuận lợi trong nghiệp vụ bảo hiểm không mới mẻ nhưng đầy khó khăn này. Trên đây chỉ là những nhân tố khách quan có tác động thuận lợi đến việc triển khai nghiệp vụ. Còn việc triển khai nghiệp vụ này như thế nào, có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào thực lực của công ty, như là việc công ty có nắm bắt kịp thời cơ để lựa chọn phương án kinh doanh hợp lý hay không, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc của cán bộ trong công ty, … b) Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi có được, Bảo Việt cũng gặp không ít khó khăn cần phải vượt qua. Đó là việc hiện nay trên thị trường quốc tế, vị thế của ngoại thương Việt Nam còn yếu kém, kinh nghiệm chưa nhiều nên các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam thường bị ép bán theo những điều kiện mà quyền mua bảo hiểm thuộc và người mua nước ngoài (như FOB hay FCA), còn khi mua thì lại thường mua theo giá đã có bảo hiểm (tức là người bán nước ngoài giành quyền mua bảo hiểm với các điều kiện như CIF, CFR). Do vậy, đã làm cho một lượng lớn hàng hoá xuất nhập khẩu tại Việt Nam không tham gia bảo hiểm của các công ty bảo hiểm Việt Nam. Theo Tạp chí thông tin tài chính số 18/2002, chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2002, bình quân số phí bảo hiểm xuất nhập khẩu mà tất cả các nhà bảo hiểm trong nước thực hiện trên tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu chỉ đạt 10%, số còn lại là của các nhà bảo hiểm nước ngoài. Ngay cả Bảo Việt là một doanh nghiệp bảo hiểm trong nước có uy tín và kinh nghiệm nhiều năm cũng chỉ mới thu được phí bảo hiểm từ 7% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu và 3,37% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Như vậy, đây không chỉ là khó khăn đối với Bảo Việt mà còn là khó khăn chung của toàn thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay. Thêm vào đó, các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam còn chưa có thói quen mua bảo hiểm gây nên khó khăn rất lớn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước nói chung trong việc khai thác khách hàng. Đối với bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không thì điều này càng được chứng minh. Trong những năm trước đây, số đơn bảo hiểm hàng hoá bằng đường hàng không rất ít nếu không nói là rất hiếm. Điều đó một phần là do ngành vận tải hàng không còn chưa phát triển nhưng nguyên nhân chính là quan niệm về bảo hiểm của chủ hàng xuất nhập khẩu. Họ quan niệm máy bay là phương tiện an toàn nhất lại có thời gian vận chuyển nhanh nhất nên không quan tâm đến yếu tố bảo hiểm. Tuy nhiên, với giá trị lớn, và ngày nay hàng không dù hiện đại đến đâu cũng không thể tránh khỏi những rủi ro bất thường, nên quan niệm này cũng ngày một mai một. Hơn nữa, hiện nay trên thị trường có nhiều các công ty bảo hiểm khác cũng triển khai nghiệp vụ này (như PVIC, PJICO, Bảo Minh - CMG, …)nên thị phần và lượng khách hàng tiềm năng của công ty bị thu hẹp . Các công ty này, ngoài việc sử dụng áp lực hành chính để buộc các doanh nghiệp trong ngành mua bảo hiểm của mình, còn tiến hành hạ phí, tăng tỷ lệ hoa hồng. Chính điều này đã tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt, buộc Bảo Việt cũng phải hạ phí theo, đồng thời phải tính toán và đề ra các biện pháp để đảm bảo kinh doanh không bị thua lỗ. Trước những thuận lợi và khó khăn trên, Bảo Việt đang từng bước nghiên cứu tìm ra cho mình hướng đi thích hợp, làm sao đứng vững trong cạnh tranh, thực hiện được mục tiêu đặt ra là "tăng trưởng và hiệu quả". 2. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không tại Bảo Việt Nội dung của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không tại Bảo Việt cũng như nhiều nghiệp vụ khác đều bao gồm các khâu chính : - Khai thác bảo hiểm - Giám định tổn thất - Giải quyết khiếu nại, bồi thường - Đề phòng và hạn chế tổn thất Việc phân chia nội dung cụ thể như vậy giúp công ty có thể đánh giá hiệu quả từng khâu để từ đó tìm ra các biện pháp thích hợp nhằm khắc phục những tồn tại của nghiệp vụ, hoàn thiện hơn nữa nghiệp vụ này. Mỗi khâu trên đóng vai trò nhất định trong toàn bộ quá trình kinh doanh bảo hiểm, được thực hiện theo quy trình riêng. Nhưng giữa các khâu có quan hệ trực tiếp lẫn nhau, chất lượng hoạt động của từng khâu đều có ảnh huởng đến các khâu còn lại, cũng như ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình kinh doanh của nghiệp vụ. Trong 3 khâu trên thì khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên của nghiệp vụ. 2.1. Công tác khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không tại Bảo Việt Khai thác là khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định cho việc thực hiện các khâu tiếp theo. Khai thác bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu nói chung là việc tìm kiếm chủ hàng bảo hiểm hàng hoá của họ tại Bảo Việt. Một doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng sẽ không thể tồn tại được nếu không có khách hàng và các mối quan hệ với khách hàng. Khai thác bảo hiểm của Bảo Việt không chỉ dừng lại ở việc tiến hành kí kết hợp đồng với khách hàng có nhu cầu bảo hiểm ở công ty mà Bảo Việt còn phải tự tìm đến với khách hàng, thuyết phục họ tham gia mua bảo hiểm của công ty mình. Tuy nhiên với bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không thì điều này càng khó khăn hơn. Khai thác tốt sẽ giúp cho Bảo Việt xây dựng được một hệ thống khách hàng phong phú, mở rộng thị phần, tăng doanh thu, nâng cao uy tín trên thị trường. Hoạt động khai thác của công ty luôn có kế hoạch và chiến lược hết sức cụ thể và chặt chẽ. Hàng năm, Bảo Việt đều phân tích tình hình doanh thu phí các năm trước, khả năng cạnh tranh của công ty và khả năng triển khai của thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Từ đó Bảo Việt lập ra một kế hoạch khai thác cho toàn bộ công ty và giao chỉ tiêu kế hoạch khai thác cụ thể cho từng phòng. Đồng thời công ty còn luôn chú trọng tới các biện pháp hỗ trợ cho công tác khai thác bảo hiểm, cũng như luôn luôn đổi mới, hoàn thiện quy trình khai thác cho phù hợp với tình hình hiện tại. Hiện nay Bảo Việt đang tiến hành khai thác bảo hiểm hàng hoá theo sơ đồ sau : Sơ đồ khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu : Phân tích đánh giá rủi ro cung cấp thông tin cho khách hàng Chào phí bảo hiểm , cấp giấy yêu cầu Xem xét đề nghị và chấp nhận bảo hiểm Cấp đơn bảo hiểm Theo dõi thu phí và tiếp nhận giải quyết mới Tìm hiểu nhu cầu bảo hiểm, thu thập thông tin 2.1.1. Thu thập thông tin, tìm hiểu nhu cầu bảo hiểm Trong quá trình này, nhiệm vụ của cán bộ khai thác bảo hiểm rất quan trọng bởi muốn kí kết được hợp đồng bảo hiểm thì trước hết cần có thông tin về nhu cầu bảo hiểm : bao gồm chủ yếu là xác định thời gian phát sinh nhu cầu bảo hiểm, kim ngạch xuất nhập khẩu, hàng hoá xuất nhập khẩu, đòi hỏi của người được bảo hiểm, rủi ro bảo hiểm … Để thu nhận được những thông tin này, mỗi khai thác viên của Bảo Việt đã tự tìm cho mình cách tiếp cận thông tin khác nhau. Có thể họ chủ động khai thác nguồn tin từ các khách hàng quen biết, thường xuyên tiếp xúc với khách hàng để kịp thời nắm bắt những thay đổi và biến động trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để tư vấn, giới thiệu sản phẩm bảo hiểm hoặc có thay đổi phù hợp. Hoặc họ có thể tiếp cận với thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, các thông báo Chính phủ về hạn ngạch xuất nhập khẩu … Đặc biệt cán bộ khai thác của Bảo Việt đã nhanh chóng thích ứng với việc sử dụng Internet để phục vụ cho việc tìm kiếm và trao đổi thông tin, giới thiệu về hoạt động bảo hiểm của mình trên mạng. Hiện nay, Bảo Việt đã có riêng cho mình một trang Web ( tuy còn chưa đầy đủ nhưng đã bước đầu phát huy hiệu quả trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Khi cán bộ khai thác bảo hiểm đã nắm bắt được thông tin và tìm hiểu nhu cầu khách hàng, việc quan trọng nhất là tiếp cận khách hàng và thực hiện các biện pháp tuyên truyền quảng cáo; bằng sự hiểu biết nghiệp vụ, sự mềm mỏng khôn khéo, để thuyết phục khách hàng mua bảo hiểm tại Bảo Việt. Các cán bộ khai thác của Bảo Việt luôn luôn xác định rằng quá trình tạo dựng mối quan hệ với khách hàng đòi hỏi một thời gian dài và phải bằng chính sự công phu, nhiệt tình của mình trong quá trình theo đuổi khách hàng mới đem lại kết quả. Khách hàng trên thị trường rất phong phú và đa dạng. Bảo Việt trong quá trình hoạt động triển khai nghiệp vụ đã phân tích và phân loại khách hàng cụ thể để với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau cán bộ khai thác của Bảo Việt có những biện pháp cụ thể thích hợp để thu hút khách hàng. Các khách hàng của Bảo Việt được chia làm 4 loại đối tượng sau : + Đối với khách hàng truyền thống Bảo Việt luôn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ. Với khách hàng thường xuyên có hàng hoá xuất nhập khẩu thì công ty vận động họ mua hợp đồng bao, vừa tiện lợi cho công ty trong việc quản lý cũng như khai thác triệt để kim ngạch xuất nhập khẩu của họ. Đồng thời Bảo Việt còn giành nhiều chính sách ưu đãi và hơn thế nữa, để góp phần phục vụ khách hàng tốt hơn, hàng năm công ty đều tổ chức hội nghị khách hàng với sự tham gia của các bên liên quan, để khách hàng có thể góp ý về những điểm được và chưa được của công ty nhằm hoàn thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ bảo hiểm. + Khách hàng là người đang tham gia bảo hiểm ở các công ty khác trong nước nhưng chưa tham gia bảo hiểm tại Bảo Việt Đối với những khách hàng này thì cán bộ khai thác của Bảo Việt phải giới thiệu về các dịch vụ bảo hiểm, sự phục vụ hoàn hảo, khả năng đảm bảo chi trả bồi thường khi có tổn thất xảy ra và uy tín lâu năm trên thị trường của Bảo Việt trên thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không nói riêng. Tất cả điều đó đều toát lên được ưu thế vượt trội hơn hẳn của Bảo Việt so với các công ty khác. Như vậy sẽ lôi kéo được khách hàng về phía mình và mua sản phẩm của công ty. + Khách hàng chưa bao giờ tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu ở trong nước (chỉ tham gia ở công ty nước ngoài) Các khách hàng này thường có tâm lý là ngại nhiều giấy tờ, thủ tục rườm rà, phạm vi bảo hiểm không đầy đủ, không tin tưởng vào các công ty bảo hiểm trong nước. Nắm bắt được tâm lý này, cán bộ khai thác của Bảo Việt chủ động giới thiệu với các khách hàng về điều kiện bảo hiểm, các lợi thế khi tham gia bảo hiểm trong nước. Ngoài ra cán bộ khai thác sẽ giải thích cho khách hàng thấy việc mua bảo hiểm trong nước mà cụ thể mua bảo hiểm ở Bảo Việt thì khi tổn thất xảy ra việc tiến hành bồi thường giữa hai công ty trong nước tiện hơn, nhanh hơn, đồng thời còn góp phần giảm chi ngoại tệ, tăng nguồn thu cho đất nước, tạo điều kiện cho thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển. + Khách hàng là người chưa bao giờ mua bảo hiểm cả Với đối tượng này, cán bộ khai thác của Bảo Việt áp dụng biện pháp thu hút khách hàng là thường đến tận nơi trao đổi, giải thích cho khách hàng biết về vai trò, tác dụng của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Mục đích của họ là làm sao để cho khách hàng hiểu và tin tưởng vào lợi ích của bảo hiểm, vào việc Bảo Việt là người bạn đồng hành trong hoạt động kinh doanh, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ khắc phục tình hình tài chính khó khăn khi có rủi ro xảy ra. Để từ đó khách hàng sẽ có nhu cầu tham gia bảo hiểm tại Bảo Việt cho lô hàng xuất nhập khẩu của mình. Phân khách hàng thành 4 đối tượng như trên, các cán bộ khai thác của Bảo Việt tuỳ từng đối tượng mà có những biện pháp thích hợp nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm. 2.1.2. Phân tích, tìm hiểu và đánh giá rủi ro Khi nhận được các thông tin từ khách hàng, cán bộ khai thác của Bảo Việt tiếp xúc, giới thiệu, tuyên truyền về sản phẩm bảo hiểm và công ty nhằm tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Đồng thời cán bộ khai thác phải căn cứ vào các thông tin được cung cấp hoặc trực tiếp tiếp xúc với đối tượng bảo hiểm (hàng hoá) để tự đánh giá rủi ro. Những trường hợp đặc biệt, yêu cầu kỹ thuật chuyên môn cao, giá trị bảo hiểm lớn thì Bảo Việt sẽ thuê các giám định viên đánh giá rủi ro của các cơ quan chuyên môn khác hoặc của tổ chức nước ngoài. Ngoài ra còn nghiên cứu về hành trình sân bay đi, sân bay đến, khả năng tài chính của khách hàng. Để từ đó cán bộ khai thác Bảo Việt đánh giá mức độ rủi ro xảy ra, kết hợp với bộ phận bồi thường để tính toán đến hiệu quả bảo hiểm, dự kiến đưa ra tỷ lệ phí tạm thời. 2.1.3. Chào phí, cấp giấy yêu cầu bảo hiểm cho khách hàng. Trên cơ sở các thông tin khách hàng cung cấp, kết hợp với báo cáo đánh giá rủi ro và chính sách khách hàng, cán bộ khai thác sẽ đưa ra tỷ lệ phí bảo hiểm dự kiến với đối tượng bảo hiểm này. Từ đó lập một bản chào phí gửi tới khách hàng. Bản chào phí phải rõ ràng, đầy đủ các chi tiết mà khách hàng muốn biết : tỷ lệ phí, với mức phí đó thì quyền lợi bảo hiểm sẽ được nhận ra sao, … Thông thường khách hàng hay chú ý đến mức phí cao hay thấp nên cán bộ khai thác thường hay dẫn ý, rồi để cho khách hàng tự so sánh thấy mức phí mà Bảo Việt đưa ra với mức phí chung trên thị trường là ngang nhau, thậm chí còn thấp hơn phí của một số công ty khác. Qua đó khách hàng cảm thấy mức giá đó phải chăng, phù hợp với yêu cầu và khả năng của họ. Sau khi nhận được bản chào phí, khách hàng quyết định chọn mua bảo hiểm tại Bảo Việt, cán bộ khai thác viên còn có nhiệm vụ tiếp theo là cung cấp giấy yêu cầu bảo hiểm mà Bảo Việt đã in sẵn, rồi hướng dẫn khách hàng kê khai một cách đầy đủ và hợp lệ, sau đó xem xét, kiểm tra đánh giá lại tính chính xác của giấy yêu cầu bảo hiểm. 2.1.4. Xem xét đề nghị bảo hiểm và chấp nhận bảo hiểm Khi có được giấy yêu cầu bảo hiểm của khách hàng, cán bộ khai thác của Bảo Việt tiến hành xem xét, kiểm tra, đánh giá lại các thông tin mà khách hàng vừa cung cấp, xem xét đã đầy đủ và chính xác chưa. Nếu khai thiếu một trong các đề mục cơ bản như : tên hàng, số tiền bảo hiểm, số hợp đồng hoặc số L/C, … thì phải yêu cầu khách hàng điền đủ mới chấp nhận bảo hiểm được. Bên cạnh giấy yêu cầu bảo hiểm, cán bộ khai thác còn phải xem xét đến các chứng từ khác có liên quan như : + vận đơn hàng không (airway bill) + hoá đơn thương mại + thư tín dụng (nếu việc mua hàng thanh toán bằng tín dụng) …v.v.. Sau khi kiểm tra, nếu thấy giấy yêu cầu bảo hiểm và các chứng từ khác không hợp lệ, không thể căn cứ vào đó để cấp đơn bảo hiểm, thì Bảo Việt sẽ từ chối ngay bằng cách lập công văn từ chối và gửi fax qua đường bưu điện kèm theo là lời giải thích đầy đủ và cặn kẽ. Còn nếu sau khi kiểm tra giấy yêu cầu bảo hiểm, chứng từ có liên quan thấy đã đầy đủ hợp lệ, và đạt yêu cầu, thì Bảo Việt sẽ tiến hành cấp đơn và kí kết hợp đồng bảo hiểm với khách hàng ngay lập tức. 2.1.5. Cấp đơn bảo hiểm Khi đã chấp nhận bảo hiểm thì quy trình cấp đơn bảo hiểm ở Bảo Việt sẽ diễn ra như sau : a) Vào sổ cấp đơn, lấy số đơn Trước khi cấp đơn bảo hiểm phải tiến hành lấy số đơn bảo hiểm theo quy định về phân nhóm và mã nghiệp vụ. Số đơn bảo hiểm lấy theo số thứ tự tăng dần trong sổ cập nhật chi tiết bảo hiểm của phòng bảo hiểm hàng hoá và từng loại hàng hoá xuất hay nhập khẩu. b) Tính phí bảo hiểm Trước khi tính phí bảo hiểm phải xác định số tiền bảo hiểm. Hiện nay tỷ lệ phí mà Bảo Việt cung cấp cho khách hàng thường xê dịch từ mức 0,32% ¸ 0,4%. Tuy nhiên tỷ lệ phí này cũng có thể giảm xuống mức 0,3% đối với khách hàng truyền thống hay khách hàng tham gia với giá trị bảo hiểm lớn; hay có thể tăng tới mức 0,5% và thậm chí có đơn hàng tỷ lệ phí 2% (rất ít) đối với những đơn hàng mà hàng hoá dễ bị tổn thất. c) Lập và cấp đơn bảo hiểm. Khi tính được số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, tỷ lệ phí thì cán bộ khai thác sẽ tiến hành lập đơn bảo hiểm cho khách hàng của mình. Nội dung của đơn bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không. Chi tiết của đơn bảo hiểm gồm có: - Tên người được bảo hiểm (Name of isured) - Tên máy bay (Name of Plane) - Số L/C (L/C No) - Số vận đơn (AWB No) - Hợp đồng số (Contract No) - Từ sân bay ... đến sân bay (From … to …) - Ngày khởi hành (Date of departure) - Ngày dự tính đến (Estimate date of arrival). - Đối tượng bảo hiểm (subject- matter Insured) - Tổng số tiền bảo hiểm (Sum insure) - Tỷ lệ phí (Rate) - Phí bảo hiểm (Premium) - Thuế giá trị gia tăng (VAT) - Tổng số tiền thanh toán (Total Amount) - Điều kiện bảo hiểm (Condition or Special Coverage) - Nơi và cơ quan giám định tổn thất (Apply for Survey to) - Nơi thanh toán bồi thường (Claims payable at) - Thời gian cấp đơn : ngày…tháng…năm (date on…) (Cụ thể xem mẫu đơn bảo hiểm sẵn ở phần phụ lục) Khi lập xong đơn bảo hiểm cho khách hàng, cán bộ khai thác trình lãnh đạo kí duyệt rồi tiến hành kí kết hợp đồng bảo hiểm với khách hàng. Hiện nay, Bảo Việt đang áp dụng hai loại hợp đồng : hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao. Đối với hợp đồng bảo hiểm bao, công ty đang áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích đối với các khách hàng thường xuyên mua bảo hiểm và ít xảy ra tổn thất. Một trong các biện pháp đó là công ty giảm phí, đưa ra tỷ lệ chiết khấu phù hợp theo thoả thuận. Việc làm này ngày càng tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa khách hàng với Bảo Việt. Như vậy, tuỳ từng khách hàng, tuỳ từng điều kiện cụ thể mà Bảo Việt phát hành hợp đồng bảo hiểm chuyến hay bảo hiểm bao. Với loại hợp đồng nào thì công ty đều lập và cấp đơn cho khách hàng. Khi đã cấp xong đơn, kí kết xong hợp đồng bảo hiểm thì bước tiếp trong quy trình khai thác đó là theo dõi thu phí và tiếp nhận giải quyết mới phát sinh. 2.1.6. Theo dõi thu phí và tiếp nhận giải quyết mới Thu phí bảo hiểm là một việc rất quan trọng đối với cán bộ khai thác, bởi nó có tác động trực tiếp đến kế hoạch thu phí, tiến độ khai thác, doanh thu, hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nó phụ thuộc nhiều vào khả năng tài chính của khách hàng và độ khéo léo của cán bộ khai thác. Hiện nay hình thức thu phí của Bảo Việt rất linh hoạt, có thể thu trực tiếp theo hoá đơn hoặc thu qua chuyển khoản, giấy báo nợ. Nhằm thu hút khách hàng, cũng như giúp đỡ những khách hàng đang gặp khó khăn trong kinh doanh thì Bảo Việt có áp dụng hình thức "giãn nợ phí ". Điều này có nghĩa là với khách hàng nào đang gặp khó khăn trong kinh doanh như hàng bị ứ đọng, không bán được … mà có văn bản chứng minh được điều đó thì công ty sẽ cho nợ phí trong một thời gian nhất định nào đấy. Việc làm này cho thấy Bảo Việt thực sự là người bạn đồng hành của các doanh nghiệp trên con đường kinh doanh. Thu xong phí rồi nhưng trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm còn có giá trị thì cán bộ Bảo Việt vẫn chưa hoàn thành xong nhiệm vụ của mình. Họ tiếp tục theo dõi đối tượng bảo hiểm, sửa đổi bổ sung các điều kiện bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm,… theo yêu cầu của khách hàng và theo phát sinh thực tế. Đồng thời họ còn làm các công tác tuyên truyền, đề phòng hạn chế tổn thất… nhằm phục vụ khách hàng sau khi bảo hiểm và chuẩn bị nắm thông tin phục vụ cho các nhu cầu bảo hiểm tiếp theo của khách hàng. Như vậy, quy trình khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không tại Bảo Việt đã được các cán bộ khai thác thực hiện một cách linh động, nên trong thời gian qua thu được kết quả đáng khích lệ. 2.1.7. Kết quả đạt được trong hoạt động khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không tại Bảo Việt từ 1997-2001 Khai thác là khâu đầu tiên, quan trọng nhất của một nghiệp vụ bảo hiểm. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không tuy đã khai thác từ lâu nhưng doanh thu của nó không đáng kể. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của ngành vận tải hàng không, thì nghiệp vụ này mới được Bảo Việt chú trọng hơn. Kết quả khai thác nghiệp vụ này trong những năm qua đã minh chứng cho sự cố gắng nỗ lực của các cán bộ khai thác. Bảng 5 : Kết quả khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không tại Bảo Việt (1997-2001) STT Chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001 1 Tổng kim ngạch bảo hiểm tỷ VND 341,77 419,05 435,83 494,04 448,48 2 Tổng doanh thu phí tỷ VND 1,337 1,615 1,579 1,783 1,606 3 Tỷ lệ phí bảo hiểm bình quân % 0,3912 0,3854 0,3623 0,3609 0,3581 (Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 1997-2001 của Bảo Việt) Như vậy, khi đánh giá về tốc độ hoạt động khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của Bảo Việt giai đoạn từ 1997 - 2001 ta có bảng chỉ tiêu đánh giá sau : Bảng 6 : Bảng chỉ tiêu đánh giá về tốc độ khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu STT Chỉ tiêu Đơn vị 1997 98/97 99/98 2000/99 2001/00 1 Tốc độ tăng kim gạch bảo hiểm % _ 122,61 104 113,36 90,78 2 Tốc độ tăng doanh thu phí % _ 120,79 97,77 112,92 90,07 3 Tỷ lệ phí bảo hiểm bình quân % 0,3912 0,3854 0,3623 0,3609 0,3581 (Nguồn :Báo cáo tổng kết năm 1997-2001 của Bảo Việt) Qua bảng trên ta thấy : So với năm 1997, năm 1998 nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá bằng đường hàng không có sự tăng trưởng mạnh cả về kim ngạch hàng hoá tham gia bảo hiểm và doanh thu phí bảo hiểm. Kim ngạch hàng hoá tăng 22,61% so với năm 1997 tương đương với 77,28 tỷ đồng; còn doanh thu phí bảo hiểm tăng 20,79% tức là 0,278 tỷ đồng. Có được điều này là do công ty đã thực hiện một số biện pháp để tăng cường công tác khai thác như đào tạo cán bộ, thiết lập thêm mạng lưới đại lý chuyên về hàng không, … Năm 1999, tuy tổng kim ngạch bảo hiểm hàng hoá vẫn tăng 4% (16,78 tỷ đồng) nhưng doanh thu phí bảo hiểm lại giảm 2,23% chỉ đạt 1,597 tỷ đồng. Điều này xảy ra là do năm 1999, một năm đầy khó khăn đối với thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá nói chung, tổng doanh thu phí toàn thị trường đều giảm, các công ty bảo hiểm đều tiến hành hạ phí nhằm tăng cạnh tranh, thu hút khách hàng. Do đó, Bảo Việt không chỉ hạ thấp mức phí của bảo hiểm hàng hoá bằng đường biển mà phí bảo hiểm hàng hoá bằng đường hàng không cũng giảm từ tỷ lệ phí bình quân năm 1998 là 0,3854% xuống còn 0,3623%. Mức phí bảo hiểm hạ, hạ nhanh hơn so với tổng kim ngạch bảo hiểm cho nên làm tổng doanh thu phí bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không của Bảo Việt năm 1999 giảm đi 2,23% tương ứng với 0,036 tỷ đồng. Trước những khó khăn trong năm 1999, bước sang năm 2000, Bảo Việt rút kinh nghiệm và đề ra nhiều biện pháp thúc đẩy hoạt động khai thác tăng mạnh hơn nữa. Vì vậy, mặc dù năm 2000 Bảo Việt tiếp tục hạ phí xuống, tỷ lệ phí bảo hiểm bình quân còn 0,3609%, song do việc tăng kim ngạch bảo hiểm lên 13,36% so với năm 1999 (tức là 58,21 tỷ đồng), nên tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2000 vẫn tăng 0,204 tỷ đồng so với năm 1999. Điều này càng được đánh giá cao hơn do tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, các công ty bảo hiểm đua nhau hạ phí nhằm giành giật khách hàng. Hơn nữa, một số công ty bảo hiểm nước ngoài như VIA, ALLIANZ, … với khả năng tài chính mạnh và uy tín hoạt động lâu năm trên thị trường thế giới, bắt đầu hoạt động ở Việt Nam. Năm 2001 vừa qua, trước những khó khăn chung của toàn bộ thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, Bảo Việt vẫn thực hiện việc giảm tỷ lệ phí bảo hiểm bình quân để thu hút, duy trì lượng khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, do thị phần bị giảm đi do sự cạnh tranh trên thị trường, công ty lại tiếp tục giảm tỷ lệ phí xuống còn 0,3581% kéo theo kim ngạch hà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB7843o hi7875m hng ho xu7845t nh7853p kh7849u chuyn ch7903 b.doc
Tài liệu liên quan