MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU. 1
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO
ĐẶC BIỆT . 3
I. Khái niệm, đối tượng và quy tắc của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt . 3
1. Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 3
1.1. Khái niệm về bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt . 3
1.2. Đặc điểm của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt . 6
2. Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt . 6
3. Quy tắc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt . 7
3.1. Phạm vi bảo hiểm . 9
3.2.Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm . 13
3.3. Phí bảo hiểm (Premium) . 16
3.4.Giám định và bồi thường tổn thất . 18
II. Sự cần thiết của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. 21
III. Lịch sử phát triển của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt trên thế giới và
ở Việt Nam. 26
1. Lịch sử phát triển của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt trên thế giới. 26
2. Lịch sử phát triển bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Việt Nam. 29
CHƯƠNG II. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC
BIỆT Ở VIỆT NAM . . 33
I. Thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt và tác động của nó tới khả
năng phát triển hoạt động bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Việt Nam. 33
1. Thuận lợi . 33
1.1. Về chủ thể tham gia thị trường. 33
1.2. Về thị trường . 36
2. Khó khăn . 39
2.1. Về chủ thể tham gia thị trường. 39
2.2. Về thị trường . 42
II. Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Việt
Nam44
1. Hoạt động khai thác bảo hiểm. 44
1.1. Tuyên truyền, quảng cáo, chủ động tiếp cận khách hàng. 45
1.2. Đánh giá rủi ro . 47
1.3. Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm (đơn bảo hiểm) . 48
1.4. Thay đổi giá trị tài sản được bảo hiểm và theo dõi tình hình thu phí. 49
1.5. Thanh toán hoa hồng . 50
2. Giám định tổn thất. 50
2.1. Quy trình giám định tổn thất . 51
2.2. Yêu cầu khi giám định tổn thất. 52
3. Bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm . 53
3.1. Kiểm tra hồ sơ khiếu nại và xác định trách nhiệm bảo hiểm . 54
3.2. Xác định mức độ thiệt hại. 55
3.3. Xác định số tiền bồi thường. 55
3.4. Thông báo bồi thường . 56
3.5. Truy đòi người thứ ba . 56
III. Đánh giá về hoạt động khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc
biệt ở Việt Nam. 58
1. Những Thành tựu trong kinh doanh bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc
biệt . 58
1.1. Về hoạt động khai thác bảo hiểm . 58
1.2. Hoạt động giám định tổn thất . 60
1.3. Hoạt động bồi thường tổn thất và chi trả tiền bảo hiểm. 61
1.4. Hoạt động đề phòng, hạn chế tổn thất . 62
2. Những mặt Tồn tại trong kinh doanh bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro
đặc biệt . 63
2.1. Hoạt động khai thác bảo hiểm . 63
2.2. Hoạt động giám định, bồi thường và hạn chế tổn thất . 64
2.3. Những hạn chế khác . 66
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆTỞVIỆT NAM. 71
I. Nhu cầu về bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Việt Nam trong thời gian tới 71
II. Kinh nghiệm khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở
một số nước trên thế giới . 73
1. Không phân biệt giữa các công ty bảo hiểm . 73
2. Liên doanh, liên kết và sáp nhập . 74
3. Xu hướng E - Bancassurance . 75
III. Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động bảo hiểm hoả hoạn và các rủi
ro đặc biệt ở Việt Nam. 76
1. Các giải pháp về phía Nhà nước . 76
2. Các giải pháp về phía các doanh nghiệp bảo hiểm . 80
2.1. Hoạt động khai thác bảo hiểm . 80
2.2. Giám định và giải quyết bồi thường . 84
2.3. Đề phòng và hạn chế tổn thất. 85
2.4. Xác định phạm vi bảo hiểm và phí bảo hiểm. 86
2.5. Hoạt động tái bảo hiểm . 87
2.6. Hoạt động phòng chống trục lợi bảo hiểm . 88
2.7. Về hệ thống thông tin . 89
2.8. Đào tạo cán bộ bảo hiểm. 89
3. Các giải pháp khác . 91
3.1. Giải pháp về phía khách hàng. 91
3.2. Giải pháp về phía các nhà môi giới và các văn phòng đại diện nước ngoài . 93
3.3. Giải pháp về phía các ngân hàng thương mại . 94
KẾT LUẬN. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 97
PHỤ LỤC. 99
103 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5927 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh dịch vụ (với đơn vị
kinh doanh dịch vụ), mức độ nguy hiểm của các tài sản trong kho, cửa
hàng….Để được như vậy thì khách hàng phải tuân theo nguyên tắc trung thực
tuyệt đối và phải có quyền lợi bảo hiểm, tức là phải kê khai đầy đủ và đúng sự
thật giá trị tài sản cần bảo hiểm theo từng đơn vị rủi ro vào bản kê danh mục tài
sản (theo mẫu in sẵn) cũng như phải trả lời cẩn thận và chi tiết những câu hỏi
trong phiếu điều tra.
Tuy nhiên, trên thực tế, vì nhiều yếu tố, cả chủ quan lẫn khách quan, mà
khách hàng có thể trả lời sai những câu hỏi trong phiếu điều tra khiến cho kết
PHƯƠNG THỊ THU THUỶ - LỚP A9 - K38C
47
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG II
quả thu được có nhiều sai sót và dẫn đến việc các công ty bảo hiểm có thể tính
sai mức phí bảo hiểm. Chính vì vậy, để đảm bảo sự chính xác, trung thực khi
đánh giá rủi ro, ngoài việc gửi phiếu điều tra rủi ro, các cán bộ khai thác bảo
hiểm thường phải trực tiếp đến làm việc với khách hàng, hướng dẫn khách
hàng trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra một cách cẩn thận, kỹ lưỡng, cộng
tác với cảnh sát PCCC trong việc đánh giá về thực tế công tác phòng cháy chữa
cháy, phương tiện chuyên môn (khách hàng cần những phương tiện PCCC nào?
bố trí ở đâu? với số lượng là bao nhiêu?). Người bảo hiểm cũng có thể yêu cầu
người được bảo hiểm cung cấp sơ đồ, vị trí tài sản được bảo hiểm, sơ đồ hệ
thống PCCC… hoặc cử giám định viên hoặc cộng tác viên để xem xét đối
tượng bảo hiểm và góp ý kiến về hệ thống PCCC hoặc yêu cầu người được bảo
hiểm bổ sung phương tiện PCCC. Cuối cùng, trên cơ sở những tài liệu đã thu
thập được, cán bộ khai thác bảo hiểm sẽ phân tích, tổng hợp để đánh giá mức
độ rủi ro một cách chính xác, từ đó tính được mức phí bảo hiểm mà khách hàng
cần phải nộp, và cuối cùng sẽ thoả thuận với khách hàng về tỷ lệ phí sẽ được áp
dụng.
Như vậy, công việc đánh giá rủi ro có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi đây
là khâu quyết định trong việc cấp đơn bảo hiểm cũng như đưa ra mức phí thích
hợp. Đây cũng là một trong những khâu có ý nghĩa quyết định để xác định xem
một khách hàng có phải là đang sử dụng bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc
biệt để trục lợi hay không.
1.3. Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm (đơn bảo hiểm)
Công ty bảo hiểm sau khi nhận đơn và lập bản đánh giá rủi ro, xem xét
mọi khía cạnh kinh tế và pháp lý sẽ quyết định nhận hay từ chối bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm chỉ được lập khi đơn xin bảo hiểm được chấp nhận và
2 bên đã gặp nhau để thoả thuận cặn kẽ về chi tiết của hợp đồng.
Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, Giấy chứng
nhận bảo hiểm có thể được dùng thay thế cho hợp đồng bảo hiểm.
PHƯƠNG THỊ THU THUỶ - LỚP A9 - K38C
48
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG II
Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
thường bao gồm những nội dung như sau:
-
-
-
-
-
-
-
Số đơn bảo hiểm
Tên, địa chỉ của người được bảo hiểm
Tên đối tượng bảo hiểm, địa chỉ
Rủi ro được bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm
Phí bảo hiểm
Thời hạn bảo hiểm
Thời hạn bảo hiểm là tuỳ theo yêu cầu của người được bảo hiểm, có thể là
một năm hoặc ngắn hơn. Sau khi kết thúc thời hạn bảo hiểm, người được bảo
hiểm có thể đóng tiếp phí bảo hiểm và yêu cầu tái tục bảo hiểm.
Thông thường, tài sản được bảo hiểm của khách hàng có nhiều loại, không
thể hiện được chi tiết trong giấy yêu cầu bảo hiểm. Vì vậy, kèm theo giấy
chứng nhận bảo hiểm còn có bản danh mục tài sản. Bản này được coi là một bộ
phận của giấy chứng nhận bảo hiểm và có giá trị pháp lý, nó thể hiện từng hạng
mục tài sản, số lượng, đơn giá, giá trị, số tiền bảo hiểm của từng loại đó.
1.4. Thay đổi giá trị tài sản được bảo hiểm và theo dõi tình hình thu phí
Trên thực tế, có nhiều khách hàng yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc giảm bớt
tài sản được bảo hiểm sau khi đã được công ty bảo hiểm cấp giấy chứng nhận
bảo hiểm. Nếu công ty bảo hiểm không chấp nhận những thay đổi đó bằng văn
bản thì hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt có thể bị huỷ bỏ.
Trong trường hợp công ty bảo hiểm chấp nhận những thay đổi này bằng văn
bản thì công ty cần xem xét kỹ về yêu cầu thay đổi như: giá trị bảo hiểm, các
yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ phí để từ đó tính toán, điều chỉnh lại tỷ lệ phí, mức
phí bảo hiểm cho phù hợp.
Ngoài ra, các cán bộ khai thác cũng có thể định kỳ xuống thăm các đối tượng
bảo hiểm, kiểm tra công tác PCCC, nêu ra các đề xuất để tăng cường hiệu quả của
PHƯƠNG THỊ THU THUỶ - LỚP A9 - K38C
49
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG II
công tác này, đồng thời phối hợp với bộ phận tài vụ để theo dõi việc đóng phí của
khách hàng, nhắc nhở họ tái tục bảo hiểm khi thời hạn bảo hiểm sắp kết thúc.
1.5. Thanh toán hoa hồng
Hoa hồng là một khoản chi được tính theo tỷ lệ phần trăm so với phí bảo
hiểm. Đây có thể được coi là một công cụ khuyến khích về tài chính (financial
incentive) đối với khách hàng hoặc các trung gian bảo hiểm. Công ty trả khoản
tiền này cho người trực tiếp tham gia bảo hiểm hoặc trả cho người môi giới, đại
lý nhằm động viên khuyến khích họ nhiệt tình công tác, thu hút thêm nhiều
khách hàng tham gia bảo hiểm. Đây cũng có thể coi là một hình thức tạo dựng
mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Như vậy, ta có thể khẳng định rằng hoạt động khai thác bảo hiểm có một
vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm
hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt nói riêng. Thực hiện tốt khâu này sẽ tạo tiền đề
cho việc thực hiện các khâu khác tốt hơn và giúp các công ty bảo hiểm mở rộng
hoạt động kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường.
2. GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT
Giám định tổn thất là nhiệm vụ, là một khâu quan trọng trong chu trình
hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Sau khi nhận được thông báo của người được bảo hiểm về tai nạn rủi ro
xảy ra, giấy yêu cầu giám định và các giấy tờ khác có liên quan, doanh nghiệp
bảo hiểm phải cử giám định viên đến hiện trường cùng các thành viên liên quan
để xác định tính chất, nguyên nhân, mức độ thiệt hại… Điều quan trọng của
công việc giám định là xác định được nguyên nhân rủi ro có thuộc phạm vi bảo
hiểm không; tổn thất thực tế là bao nhiêu… để làm căn cứ bồi thường.
Giám định tổn thất được thực hiện bởi các chuyên viên giám định. Tuỳ
theo từng nước, từng loại hình doanh nghiệp bảo hiểm và từng nghiệp vụ bảo
hiểm khác nhau mà chuyên viên giám định bảo hiểm cũng khác nhau. Ở những
nước phát triển, chuyên viên giám định do doanh nghiệp bảo hiểm trực tiếp chỉ
PHƯƠNG THỊ THU THUỶ - LỚP A9 - K38C
50
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG II
định và lựa chọn. Nhưng phần lớn ở các nước, chuyên viên giám định chính là
nhân viên của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Chuyên viên giám định bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt phải công
minh, cẩn thận và hiểu biết một cách thấu đáo về nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn
và các rủi ro đặc biệt. Chuyên viên này phải thi hành công vụ một cách cần
mẫn, chấp hành nghiêm chỉnh những chỉ thị, ý kiến của doanh nghiệp bảo
hiểm. Chuyên viên được phép mời các cộng sự làm việc nhưng phải được sự
đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm, nếu là chuyên viên giám định của doanh
nghiệp bảo hiểm. Nếu chuyên viên giám định là do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ
định, lựa chọn thì sẽ được uỷ nhiệm một số quyền hạn nhất định, song không
được nhượng lại sự uỷ quyền này cho người khác. Lợi ích của các chuyên viên
bảo hiểm phải độc lập với lợi ích của người tham gia bảo hiểm.
2.1. Quy trình giám định tổn thất
Trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, có thể khái quát
quy trình giám định tổn thất theo các bước sau đây:
- Chuẩn bị giám định: Trước khi tiến hành giám định, phải chuẩn bị đầy đủ các
loại giấy tờ cần thiết liên quan đến đối tượng bảo hiểm như: Đơn bảo hiểm
hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt hoặc giấy yêu cầu bảo hiểm hoả hoạn và các
rủi ro đặc biệt, bản kê chi tiết các loại tài sản được bảo hiểm, các chứng từ,
hoá đơn sửa chữa, thay thế… Ngoài ra, nếu cần thiết còn phải chuẩn bị hiện
trường giám định, thống nhất thời gian và địa điểm giám định, tổ chức mời
các bên có liên quan đến để tiến hành giám định (như công an, đại diện có
thẩm quyền của chính quyền địa phương nơi xảy ra vụ việc, các nhà chuyên
môn…)
- Tiến hành giám định: Công việc giám định phải được tiến hành một cách
khẩn trương, ý kiến của chuyên gia giám định đưa ra phải chính xác, hợp lý
và nhất quán. Trong trường hợp tổn thất xảy ra có quy mô lớn và mang tính
chất nghiêm trọng đòi hỏi phải giám định trong một khoảng thời gian dài thì
PHƯƠNG THỊ THU THUỶ - LỚP A9 - K38C
51
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG II
chuyên viên giám định phải bám sát hiện trường để theo dõi, thu thập thông
tin và đưa ra các phương án giải quyết cho phù hợp. Trong quá trình giám
định, phải tập trung vào các công việc:
Kiểm tra lại đối tượng cần giám định
Xác định tính chất của tổn thất để từ đó tiến hành phân loại tổn thất
Xác định mức độ tổn thất
Xác định nguyên nhân gây ra tổn thất
Xác định những tổn thất của người thứ 3 (nếu có)…
Những ý kiến nêu ra trong quá trình giám định phải dựa trên những cơ sở
khoa học và căn cứ vào tình hình trong thực tiễn. Không được tuỳ tiện, chủ
quan hay hấp tấp, vội vàng đưa ra kết luận vì điều đó sẽ dễ dẫn đến sai sót.
- Lập biên bản giám định: Đây là tài liệu chủ yếu để người bảo hiểm căn cứ vào
mà tiến hành xét duyệt bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm và khiếu nại
người thứ 3. Vì vậy, nội dung của văn bản này phải đảm bảo tính trung thực,
chính xác, rõ ràng, cụ thể. Các số liệu phải phù hợp với thực trạng và không
được mâu thuẫn khi đối chiếu với các giấy tờ có liên quan. Đối với những vụ
tổn thất lớn, phức tạp và nghiêm trọng thì phải lấy ý kiến tập thể của những
người có liên quan và lãnh đạo doanh nghiệp bảo hiểm trước khi hoàn tất biên
bản giám định. Thông thường biên bản giám định được lập ở hiện trường và
sau khi đã thống nhất phải lấy chữ ký của các bên có liên quan. Biên bản giám
định chỉ cấp cho người có yêu cầu giám định. Không được tiết lộ nội dung
giám định cho những người khác khi chưa có sự đồng ý của doanh nghiệp bảo
hiểm.
2.2. Yêu cầu khi giám định tổn thất
- Ghi nhận thiệt hại phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời, khách quan và
trung thực. Ghi nhận thiệt hại tức là ghi lại thực trạng và xác định lại tính
chất của những thiệt hại, mức độ tổn thất có trầm trọng hay không và
nguyên nhân gây ra thiệt hại là gì.
PHƯƠNG THỊ THU THUỶ - LỚP A9 - K38C
52
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG II
- Đề xuất các biện pháp bảo quản và phòng ngừa thiệt hại phải kịp thời và
đúng quyền hạn. Khi rủi ro tổn thất xảy ra, chuyên viên giám định có nghĩa
vụ và quyền can thiệp để giảm thiểu mức độ trầm trọng của tổn thất. Chuyên
viên giám định tổn thất có thể can thiệp bằng cách đưa ra những biện pháp
bảo quản và phòng ngừa thiệt hại như: các biện pháp cứu hộ và an toàn đối
với tài sản được bảo hiểm và tài sản, tính mạng của người thứ 3, thu gom,
đóng gói gia công lại bao bì chứa hàng, bảo vệ tài sản để tránh bị mất cắp…
Tuy nhiên, chuyên viên giám định không được làm gì vượt quá thẩm quyền
của mình hay làm thay người bảo hiểm. Nếu phát hiện tổn thất có tính hệ
thống, chuyên viên giám định phải tìm hiểu nguyên nhân, phương hướng giải
quyết và thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm đã uỷ nhiệm lựa chọn mình
làm người giám định.
- Những thông tin mà chuyên viên giám định cung cấp cho doanh nghiệp bảo
hiểm là tự nguyện, nhưng nội dung của nó là tất cả những chi tiết về những
sự kiện đã xảy ra và các vấn đề liên quan như: Thực trạng hiện trường nơi
xảy ra tổn thất, tình trạng mất cắp, các quyết định của cơ quan công an và
chính quyền địa phương… Những thông tin này sẽ không có giá trị nếu
được cung cấp quá muộn, bởi vì nó không được đưa ra thảo luận và làm
bằng chứng khi lập biên bản giám định tổn thất.
3. BỒI THƯỜNG VÀ CHI TRẢ TIỀN BẢO HIỂM
Bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm là vấn đề trọng tâm của hoạt động
kinh doanh bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. Bởi vì khi mua bảo hiểm
hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, có nghĩa là khách hàng đã đã tiền cho sản phẩm
bảo hiểm này và doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo
hiểm một cách nhanh chóng và đầy đủ nếu không may họ bị tổn thất. Chính
vào thời điểm tổn thất xảy ra, khách hàng thường phải chịu những "cú sốc" lớn
về cả tinh thần và tài chính. Vào lúc này thì năng lực, sự trung thực, tính hiệu
quả, sự tế nhị và tính nhân đạo của doanh nghiệp bảo hiểm được thừa nhận qua
PHƯƠNG THỊ THU THUỶ - LỚP A9 - K38C
53
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG II
cách xử sự của mình với nạn nhân của sự kiện được bảo hiểm. Nếu giải quyết
tốt thì đó là cách quảng cáo, tuyên truyền có hiệu quả nhất, làm tăng uy tín của
doanh nghiệp bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt cũng như có ảnh hưởng
tích cực tới khâu khai thác bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. Giải quyết
tốt bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm có nghĩa là giải quyết nhanh và đúng.
Nhận thức được vai trò của việc bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm nên nhiều
công ty bảo hiểm trên thế giới đã nêu thành những triết lý kinh doanh. Ví dụ,
Công ty bảo hiểm tài sản Club Corporation với triết lý :"hãy đối xử với khách
hàng theo cách mà bạn muốn được đối xử trong trường hợp bạn gặp tổn thất".
Các công ty bảo hiểm quốc tế đã tổng kết, khái quát hoá vai trò của bồi
thường và chi trả tiền bảo hiểm như sau: "Nếu giải quyết bồi thường hoặc chi
trả nhanh chóng và chính xác, khách hàng cũng sẽ nhanh chóng khắc phục
được những tổn thất về mặt tài chính để từ đó ổn định cuộc sống, ổn định sản
xuất kinh doanh và nâng cao niềm tin đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Từ đó,
giúp doanh nghiệp bảo hiểm giữ được khách hàng truyền thống và mở ra triển
vọng khai thác được những khách hàng tiềm năng trong tương lai" (Jêrôme
Yeafman - Trường quốc gia bảo hiểm Paris).
Nhìn chung, giải quyết bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm trong bảo
hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt được tiến hành theo trình tự như sau:
3.1. Kiểm tra hồ sơ khiếu nại và xác định trách nhiệm bảo hiểm
Nhận được hồ sơ đòi bồi thường, người bảo hiểm phải kiểm tra, xem xét
hồ sơ có đầy đủ, hợp lệ hay không. Trường hợp hồ sơ thuộc trách nhiệm bảo
hiểm nhưng chưa đầy đủ thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung kịp thời và hẹn
ngày trả lời khách hàng. Sau đó, cán bộ bồi thường xem xét, đối chiếu với Quy
tắc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt và các văn bằng hướng dẫn của
doanh nghiệp bảo hiểm để xác định trách nhiệm bảo hiểm. Cụ thể, khiếu nại có
nằm trong phạm vi thoả thuận bảo hiểm hay không? Có điểm loại trừ nào tác
động và ảnh hưởng đến khiếu nại đó không? Có điều kiện bảo hiểm nào bị vi
PHƯƠNG THỊ THU THUỶ - LỚP A9 - K38C
54
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG II
phạm làm vô hiệu hoá hoặc thu hẹp phạm vi được bảo hiểm của khiếu nại
không?
3.2. Xác định mức độ thiệt hại
Chức năng chính của bảo hiểm là bồi thường những thiệt hại thực tế xảy
ra cho người tham gia bảo hiểm nhằm gánh vác một phần rủi ro xảy đến với
người được bảo hiểm, đảm bảo tính ổn định trong sản xuất kinh doanh cho họ.
Vì thế, xác định đúng giá trị thiệt hại mới đảm bảo việc bồi thường đã thực sự
đem lại hiệu quả cho người được bảo hiểm. Việc xác định chính xác giá trị thiệt
hại được tiến hành trên nguyên tắc: phải xác định ngay tại thời điểm và địa
điểm xảy ra tổn thất. Trên cơ sở biên bản giám định về mức độ thiệt hại cùng
các biên lai, chứng từ xác minh kèm theo các hồ sơ khiếu nại, cán bộ thường sẽ
xác định mức thiệt hại thực tế của từng đối tượng bảo hiểm.
3.3. Xác định số tiền bồi thường
Nếu người bảo hiểm xác nhận bộ hồ sơ khiếu nại đã hợp lệ, đầy đủ, tổn
thất đã được xác định là thuộc phạm vi bảo hiểm và có thể tính toán được thì bộ
phận giải quyết bồi thường phải tính toán sô tiền bồi thường trên cơ sở khiếu
nại của người được bảo hiểm. Số tiền bồi thường được xác định căn cứ vào:
- Giá trị thiệt hại thực tế.
- Số tiền bảo hiểm
- Mức miễn thường: là mức độ tổn thất mà nếu giá trị thiệt hại chỉ nhỏ hơn
hoặc bằng với mức độ đó thì người bảo hiểm sẽ không phải bồi thường và
chi trả tiền cho người được bảo hiểm. Nếu tổn thất lớn hơn mức miễn
thường thì người bảo hiểm sẽ phải bồi thường cho người được bảo hiểm.
Tuỳ từng trường hợp mà áp dụng mức miễn thường có trừ, tức người bảo
hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm một số tiền sau khi đã trừ đi
mức miễn thường, hay miễn thường không trừ, tức người bảo hiểm sẽ bồi
thường cho người được bảo hiểm toàn bộ tổn thất mà không trừ đi mức
miễn thường.
PHƯƠNG THỊ THU THUỶ - LỚP A9 - K38C
55
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Cụ thể, số tiền bồi thường có thể được tính dựa vào công thức sau:
CHƯƠNG II
Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại thực tế x
Số tiền bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm
3.4. Thông báo bồi thường
Sau khi số tiền bồi thường được xác định, cán bộ bồi thường sẽ lập hồ sơ
bồi thường và trình lên lãnh đạo công ty xét duyệt. Sau khi có quyết định của
lãnh đạo, cán bộ bồi thường sẽ thông báo chấp nhận bồi thường và đề xuất các
hình thức bồi thường cho khách hàng. Thường có 3 hình thức bồi thường là:
thanh toán bằng tiền mặt; sửa chữa tài sản; thay thế mới tài sản. Nếu số tiền bồi
thường hoặc chi trả quá lớn, doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận với
khách hàng về kỳ hạn thanh toán, thời gian, lãi suất trả chậm…
Trong thực tế, khâu bồi thường là khâu dễ phát sinh các tranh chấp, khiếu
nại khi khách hàng cho rằng số tiền bồi thường là chưa hợp lý. Bởi vậy, cán bộ
làm công việc bồi thường cần xem xét nghiên cứu các ý kiến khiếu nại một
cách khách quan. Cũng cần lưu ý là trước khi chính thức bồi thường, trên cơ sở
những thông tin nhận được và đánh giá chung, cán bộ bồi thường sớm ước tính
số tiền bồi thường và thông báo cho khách hàng biết trước để cho họ không bị
bất ngờ khi công bố số tiền chính thức. Cần chú ý lắng nghe nguyện vọng của
khách hàng, nhẹ nhàng và kiên nhẫn giải thích kỹ những thắc mắc của họ ngay
cả khi từ chối bồi thường.
3.5. Truy đòi người thứ ba
Cuối cùng, bộ phận thanh toán bồi thường phải áp dụng các biện pháp để
tiến hành truy đòi người thứ 3 nếu họ có liên đới trách nhiệm trong trường hợp
tổn thất xảy ra hoặc với các nhà bảo hiểm khác trên thị trường tái bảo hiểm.
Thực hiện truy đòi cũng phải nhanh chóng, kịp thời để quản lý tốt nghiệp vụ
bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, một nghiệp vụ bảo hiểm mà hiệu quả
kinh doanh của nó có liên quan nhiều đến kết quả truy đòi.
PHƯƠNG THỊ THU THUỶ - LỚP A9 - K38C
56
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG II
Quá trình giải quyết khiếu nại là quá trình đòi hỏi sự tiếp xúc liên hệ
thường xuyên với khách hàng. Khi gặp rủi ro gây tổn thất, nhiều khách hàng
luôn rơi vào tình trạng tâm lý bất ổn định, bối rối nên có thể gây ra những khó
khăn, trở ngại cho người bảo hiểm trong quá trình làm việc. Chính vì vậy, bộ
phận khiếu nại phải có phong cách phục vụ văn minh, có tinh thần hợp tác với
sự nhiệt tình trung thực, thái độ tôn trọng và biết thông cảm với những mất mát
của khách hàng. Quá trình xét bồi thường luôn phải dựa trên tình huống cụ thể
của tai nạn rủi ro và phải dựa trên phương châm đáp ứng kịp thời những yêu
cầu hợp lý của khách hàng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm hoả hoạn
và các rủi ro đặc biệt thường định ra tiêu chuẩn và các chỉ tiêu phấn đấu thực
hiện cho bộ phận giải quyết khiếu nại. Ví dụ, tiêu chuẩn nhanh chóng, kịp thời
sẽ được kiểm tra bằng các chỉ tiêu như: tỷ lệ hồ sơ còn tồn đọng, tỷ lệ hồ sơ đã
được giải quyết bồi thường; tiêu chuẩn chính xác và hợp pháp sẽ được đánh giá
bằng chỉ tiêu tỷ lệ hồ sơ bồi thường sai, không hợp lệ…
Tuỳ nhiên, tuỳ theo quy mô, chiến lược của từng doanh nghiệp bảo hiểm
hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt mà quy trình giải quyết khiếu nại cũng được xây
dựng khác nhau và qua đó bộ phận giải quyết khiếu nại cũng được tổ chức khác
nhau. Những doanh nghiệp bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt vừa và lớn
có thể tổ chức "Phòng giải quyết bồi thường"; những doanh nghiệp bảo hiểm
nhỏ mới thành lập có thể chỉ tổ chức một bộ phận giải quyết bồi thường nằm ở
các phòng nghiệp vụ. Vấn đề khiếu nại của khách hàng chủ yếu tập trung ở
khâu giám định tổn thất, bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm. Song không
phải chỉ có vậy, trong quá trình thực hiện hợp đồng, khách hàng còn khiếu nại
thắc mắc nhiều vấn đề khác liên quan đến đại lý, môi giới, khai thác viên bảo
hiểm, liên quan đến việc huỷ bỏ hợp đồng, treo hợp đồng… Tất cả những khiếu
nại và thắc mắc đó đều phải được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, có tình có
lý trên tinh thần hợp tác đúng pháp luật.
PHƯƠNG THỊ THU THUỶ - LỚP A9 - K38C
57
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG II
III. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ
CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM
1. NHỮNG THÀNH TỰU TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ
CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT
1.1. Về hoạt động khai thác bảo hiểm
Nhìn chung, các doanh nghiệp bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt đã
đạt được những kết quả tương đối khả quan trong những năm gần đây. Cụ thể
là doanh thu phí bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt đã ngày càng tăng,
thể hiện qua bảng sau:
NĂM
1998
1999
2000
2001
2002
DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO
ĐẶC BIỆT (1000 USD)
14,266
13,850
18,345
18,275
20,000
Nguồn:Báo cáo thường niên năm 2002 của Bảo Việt
Năm 2002 là năm doanh thu phí bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
đạt mức tăng trưởng cao nhất so với 3 năm trước đó, đạt mức 15%, với doanh
thu phí đạt gần 300 tỷ VNĐ.
Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, đặc
biệt là các doanh nghiệp lớn như Bảo Việt, Bảo Minh… cũng đã thường xuyên
chủ động kết hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan như Cảnh sát PCCC,
đài truyền thanh, truyền hình, báo chí, các Bộ, Ngành có liên quan để tuyên
truyền về ý nghĩa, tác dụng to lớn của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt.
Đó là một kênh quan trọng có tác động lớn đến khách hàng, khiến khách hàng
PHƯƠNG THỊ THU THUỶ - LỚP A9 - K38C
58
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG II
quan tâm và nhận thức được sự cần thiết của việc mua bảo hiểm hoả hoạn và
các rủi ro đặc biệt cho tài sản của mình.
Ngoài ra, các công ty bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt lớn cũng đã
biết cách xây dựng hình ảnh tốt đẹp của mình trong lòng khách hàng. Điển hình
là Bảo Việt, một doanh nghiệp bảo hiểm vốn luôn tự hào là doanh nghiệp Nhà
nước hạng đặc biệt, có vốn lớn, kinh nghiệm hoạt động và uy tín lâu năm nhất,
với mạng lưới các chi nhánh phủ khắp cả nước, đã được cấp chứng chỉ đạt tiêu
chuẩn ISO 9001:2000. Cho dù có nhiều chi nhánh cũng như có rất nhiều sản
phẩm bảo hiểm khác ngoài sản phẩm bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt,
nhưng Bảo Việt vẫn thường xuyên cử cán bộ xuống từng xí nghiệp, đơn vị kinh
doanh để giải thích, vận động họ mua bảo hiểm chứ không thụ động ngồi chờ
khách hàng đến mua. Công ty cũng không chọn giải pháp chỉ gửi công văn, quy
tắc cho khách hàng xem xét vì hơn ai hết, Bảo Việt hiểu rằng khách hàng rất
ngại tìm hiểu những văn bản như vậy vì chúng khó hiểu, mặt khác khách hàng
nếu chỉ đọc công văn thì cũng không tài nào hiểu hết được tầm quan trọng cũng
như ý nghĩa của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. Chính vì vậy, các cán
bộ của Bảo Việt đã chọn phương án thường xuyên chủ động gặp gỡ khách
hàng, cùng họ đi thăm cơ sở sản xuất, nghiên cứu quy trình sản xuất của họ…,
chỉ cho họ thấy những rủi ro mà họ có thể gặp phải và những hậu quả của nó.
Thêm vào đó, cán bộ của công ty cũng giải thích thêm cho khách hàng hiểu
được về những lợi ích mà họ được hưởng khi tham gia bảo hiểm hoả hoạn và
các rủi ro đặc biệt, ước tính số phí mà họ phải trả, giải đáp những băn khoăn,
thắc mắc của họ để tạo dựng lòng tin nơi những khách hàng này.
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam còn không
ngừng mở rộng các dịch vụ bảo hiểm cũng như tích cực tham gia vào các hoạt
động xã hội: Các hoạt động từ thiện (như các hoạt động nhường cơm xẻ áo, lá
lành đùm lá rách, đền ơn đáp nghĩa….), tài trợ cho các chương trình thể thao
văn hoá, cấp học bổng, hỗ trợ giáo dục, an toàn giao thông (như làm đường
lánh nạn, tặng mũ bảo hiểm…). Ngoài ra, mỗi khi có các vụ cháy, hoả hoạn xảy
PHƯƠNG THỊ THU THUỶ - LỚP A9 - K38C
59
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG II
ra thì các doanh nghiệp bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt lại tích cực
tiến hành các nghiệp vụ của mình để có thể bồi thường một cách nhanh chóng
và đầy đủ cho những khách hàng đã tham gia bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro
đặc biệt tại doanh nghiệp mình, giúp họ nhanh chóng trở lại cuộc sống bình
thường như trước khi có sự cố xảy ra. Chính sự hoạt động tích cực của các
doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong thời gian qua đã giúp công chúng hiểu
rõ hơn về tác dụng và vai trò của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt,
ngày càng tin tưởng và tham gia bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt.
1.2. Hoạt động giám định tổn thất
Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động giám định trong
việc thực hiện nghiệp vụ, cán bộ làm công việc giám định của các công ty bảo
hiểm Việt Nam cũng đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.docx