Khóa luận Biến động giá vàng tại Việt Nam năm 2010 và vấn đề an ninh tiền tệ quốc gia

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁ VÀNG VÀ AN NINH TIỀN TỆ QUỐC GIA 3

1. Vàng và biến động của giá vàng 3

1.1. Vàng và ý nghĩa của nó đối với nền kinh tế 3

1.1.1. Khái niệm về vàng 3

1.1.2. Đặc điểm của vàng 3

1.1.2.1. Vàng là một loại hàng hoá 3

1.1.2.2. Vàng là một khoản đầu tư 4

1.1.3. Ý nghĩa của vàng đối với nền kinh tế quốc dân 5

1.1.3.1. Vàng là phương tiện lưu trữ giá trị 5

1.1.3.2. Nhu cầu đa dạng hoá nguồn tài sản dự trữ của các NHTW 5

1.2. Giá vàng và các yếu tố gây biến động giá vàng 6

1.2.1. Cơ sở hình thành giá vàng 6

1.2.2. Niêm yết giá vàng 7

1.2.3. Các nhân tố gây biến động giá vàng 8

1.2.3.1. Những nhân tố tác động đến cầu vàng 8

1.2.3.2. Những nhân tố tác động đến cung vàng 12

1.2.3.3. Dự trữ vàng của các nền kinh tế và các quỹ dự trữ vàng lớn 14

2. Vấn đề an ninh tiền tệ 16

2.1. Khái niệm về an ninh tiền tệ 16

2.2. Các vấn đề thuộc phạm vi của an ninh tiền tệ 17

2.2.1. Nạn tiền giả, rửa tiền, cướp tiền và phá hoại đồng tiền quốc gia 17

2.2.1.1. Vấn nạn tiền giả 17

2.2.1.2. Rửa tiền trong an ninh tiền tệ 19

2.2.2 Đảm bảo giá trị đồng tiền 21

2.3. Mối quan hệ giữa biến động giá vàng và an ninh tiền tệ quốc gia 22

2.3.1. Ảnh hưởng của biến động giá vàng đến vấn đề an ninh tiền tệ 22

2.3.2. Ảnh hưởng của an ninh tiền tệ đến biến động giá vàng 23

3. Kinh nghiệm của Trung Quốc đối với vấn đề biến động giá vàng và an ninh tiền tệ quốc gia 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ VÀNG NĂM 2010 VÀ VẤN ĐỀ AN NINH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM 31

1. Thực trạng biến động giá vàng tại Việt Nam năm 2010 31

1.1. Thực trạng giá vàng thế giới trong năm 2010 31

1.1.1. Diến biến giá vàng thế giới trong năm 2010 31

1.1.2. Các nhân tố gây ra biến động giá vàng thế giới trong năm 2010 33

1.1.3. Ảnh hưởng của biến động giá vàng đến nền kinh tế các quốc gia trên thế giới 35

1.1.3.1. Ảnh hưởng tới dự trữ vàng của các quốc gia và các quỹ đầu cơ vàng 35

1.1.3.2. Ảnh hưởng đến các kênh đầu tư khác trong nền kinh tế 37

1.2. Thực trạng giá vàng Việt Nam 2010 38

1.2.1. Diễn biến giá vàng 6 tháng đầu năm và nguyên nhân 38

1.2.1.1. Diễn biến giá vàng 6 tháng đầu năm 2010 38

1.2.1.2. Nguyên nhân 39

1.2.2. Diễn biến giá vàng 6 tháng cuối năm 2010 và nguyên nhân 43

1.2.2.1. Diễn biến giá vàng 6 tháng cuối năm 2010 43

1.2.2.2. Nguyên nhân 45

1.2.3. Ảnh hưởng của biến động giá vàng đến nền kinh tế Việt Nam 47

1.2.3.1. Ảnh hưởng trực tiếp khả năng huy động vốn của khu vực tài chính 47

1.2.3.2. Thị trường ngoại tệ tự do bành trướng 47

1.2.3.3. Nguy cơ lạm phát 48

1.2.3.4. Thâm hụt cán cân thương mại 48

1.3. So sánh biến động giá vàng tại Việt Nam và biến động giá vàng thế giới 48

1.3.1. So sánh biến động 6 tháng đầu năm 49

1.3.2. So sánh biến động 6 tháng cuối năm 49

2. Thực trạng an ninh tiền tệ tại Việt Nam 52

2.1. Vấn nạn tiền giả 52

2.1.1. Thực trạng vấn nạn tiền giả 52

2.2.2. Đánh giá các hoạt động chống tiền giả tại Việt Nam 53

2.2. Rửa tiền tại Việt Nam 56

2.2.1. Thực trạng khả năng xâm phạm của hành vi rửa tiền tại Việt Nam 56

2.2.2 Thực tế hoạt động phòng chống rửa tiền tại Việt Nam 57

2.2.3. Đánh giá hoạt động chống rửa tiền tại Việt Nam 59

2.3. Đảm bảo giá trị đồng tiền 60

2.3.1. Gửi tiết kiệm bằng vàng nhằm đảm bảo giá trị đồng tiền 60

2.3.1.1. Thực tế việc gửi tiết kiệm bằng vàng tại các ngân hàng 60

2.3.1.2. Đánh giá việc gửi tiết kiệm bằng vàng 62

2.3.2. Chính sách lãi suất nhằm đảm bảo giá trị đồng tiền 63

2.3.2.1. Thực trạng chính sách tiền tệ của NHNN 63

2.3.2.2. Tác động của chính sách tiền tệ 67

3. Mối liên quan giữa biến động giá vàng và an ninh tiền tệ 68

3.1. Ảnh hưởng của biến động giá vàng đối với an ninh tiền tệ 68

3.2. Ảnh hưởng của an ninh tiền tệ đối với biến động giá vàng 69

4. Đánh giá thực trạng biến động giá vàng và vấn đề an ninh tiền tệ quốc gia 70

4.1. Những ảnh hưởng bất lợi 70

4.2. Đánh giá các biện pháp đối phó của Nhà nước 71

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG NHẰM ĐẢM BẢO AN NINH TIỀN TỆ QUỐC GIA 75

1. Dự báo biến động giá vàng và an ninh tiền tệ nửa cuối năm 2011 và năm 2012 75

1.1. Dự báo biến động giá vàng nửa cuối năm 2011 và năm 2012 75

1.1.1 Dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới 75

1.2. Dự báo biến động giá vàng tại Việt Nam 78

1.2.1. Phân tích các yếu tố chủ quan 78

1.2.3. Phân tích các yếu tố khách quan 82

1.3. Dự báo về tình hình an ninh tiền tệ nửa cuối năm 2011 và năm 2012 82

1.3.1. Dự báo về vấn nạn tiền giả 82

1.3.2. Dự báo về hoạt động rửa tiền 83

1.3.3. Dự báo về việc đảm bảo giá trị đồng tiền 83

2. Các giải pháp nhằm kiểm soát biến động giá vàng và đảm bảo an ninh tiền tệ 85

2.1. Các giải pháp nhằm kiểm soát biến động giá vàng và phát triển thị trường vàng tại Việt Nam 85

2.1.1. Các giải pháp nhằm kiểm soát biến động giá vàng 85

2.1.2. Phát triển thị trường vàng Việt Nam 88

2.1.2.1. Phát triển thị trường vàng Việt Nam thành thị trường mở liên thông với thị trường thế giới 88

2.1.2.2. Thiết lập sàn vàng chuẩn quốc gia liên thông với thị trường vàng thế giới 88

2.1.3. Ngân hàng Nhà nước chủ động với dự trữ ngoại hối quốc gia để tham gia điều tiết thị trường vàng 91

2.2. Các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ 91

2.2.1. Tăng cường các phương thức ngăn chặn tiền giả 91

2.2.1.1. Nâng cao cách nhận biết tiền giả 91

2.2.1.2. Giáo dục tầm quan trọng của tiền thật với mọi người dân 92

2.2.1.3. Hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán 92

2.2.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến chống rửa tiền 92

2.2.3. Sử dụng hiệu quả các chính sách nhằm đảm bảo giá trị đồng tiền 95

2.2.3.1. Thận trọng khi sử dụng các chính sách tiền tệ 95

2.2.3.2. Sử dụng hữu hiệu công cụ lãi suất 95

2.2.3.3. Xác định tầm ảnh hưởng của thị trường tiền tệ tới các thị trường khác 96

3. Các giải pháp nhằm củng cố tác động qua lại giữa biến động giá vàng và an ninh tiền tệ quốc gia 96

3.1. Xoá bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do 96

3.2. Thanh toán mua bán vàng bằng chuyển khoản 97

3.3. Quản lý xuất nhập khẩu vàng 98

3.4. Thống kê số lượng vàng cất trữ trong dân 98

KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

 

 

 

doc116 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3604 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Biến động giá vàng tại Việt Nam năm 2010 và vấn đề an ninh tiền tệ quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhập khẩu 339,8 tấn và nhập khẩu 268,8 tấn, như vậy nhập siêu vàng chỉ vào khoảng 71 tấn. 1.3 So sánh biến động giá vàng tại Việt Nam và biến động giá vàng thế giới Có thể nói, giá vàng trong nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ giá vàng thế giới. Mọi biến động tăng hoặc giảm từ giá vàng thế giới đều gây nên những biến động giá tương tự lên thị trường vàng Việt Nam. Tuy nhiên, tốc độ tăng giảm giá vàng trên thị trường vàng Việt Nam khác so với biến động giá vàng trên thị trường thế giới. 1.3.1 So sánh biến động 6 tháng đầu năm Giá vàng trong nước và quốc tế trong 6 tháng đầu năm 2010 đã có bước đột phá mạnh hơn so với cùng kỳ năm 2009. Điểm đáy và đỉnh của giá vàng trong nửa đầu năm 2010 là 1.045USD/oz và 1.263USD/oz so với đáy và đỉnh giá vàng cùng kỳ năm 2009 là 798USD/oz và 1.007USD/oz. Theo đó, giá vàng trong nước cũng đã tăng lên tới mức đỉnh cao 28,7 triệu VND mỗi lượng vào ngày 21/6/2010, nhưng vẫn còn thấp hơn giá quốc tế khoảng 300.000 VND mỗi lượng. Nhìn chung giá vàng trong nước trong 6 tháng đầu năm 2010 đã biến động theo khá sát giá vàng quốc tế, mức độ chênh lệch không còn lớn như năm 2009. Có được kết quả này một phần là do Ngân hàng Nhà nước đã cho Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn-SJC (doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn nhất) nhập khẩu để can thiệp giá vàng. Mặt khác, động thái nới rộng biên độ tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, khiến tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do theo sát tỷ giá trên thị trường chính thức cũng là nhân tố không kém phần quan trọng kéo giá vàng trong nước xuống sát với giá vàng quốc tế. 1.3.2 So sánh biến động 6 tháng cuối năm Hình 2.3 Diễn biến giá vàng năm 2010 Nguồn: ĐTCK-online Diễn biến giá vàng trong nước vẫn theo sát giá vàng thế giới trong nửa sau năm 2010. Tuy nhiên đến quý IV năm 2010, giá vàng trong nước tăng đột biến, tiến đến sát với giá vàng thế giới quy đổi và đến tháng 11/2010, có những lúc tăng nhanh hơn giá vàng thế giới. Giá vàng đỉnh điểm trong nước tăng 44% so với giá vàng đóng cửa năm 2009. Con số đó của giá vàng London PM Fix là 29%. Nếu cộng cả 9% mất giá của VND so với USD trong cùng kỳ, thì mức độ tăng giá vàng trong nước vẫn cao hơn nhiều so với thế giới. Thêm vào đó, Việt Nam là một thị trường nhỏ, nhập khẩu vàng, tức là ở vị trí chấp nhận giá (thay vì làm giá), nhưng thời điểm giá vàng lập kỷ lục ở Việt Nam lại diễn ra sớm hơn so với thời điểm giá vàng lập kỷ lục trên thị trường thế giới tới gần 1 tháng (giá vàng thế giới lập kỷ lục vào ngày 7/12/2010). Một điều có thể nhận thấy ở thị trường vàng Việt Nam là xu hướng tăng giá trong nước mạnh mẽ hơn nhiều so với xu hướng tăng giá vàng thế giới nói chung và các nước hấp thụ vàng lớn trên thế giới nói riêng. Theo WGC, mức độ giao động giá vàng thế giới năm 2010 là 16,1%, của Trung quốc là 15,8% và Ấn độ là 16,8%. Bài viết “Thị trường vàng Việt Nam : Những bất cập và yêu cầu cải cách”, Thị trường tài chính tiền tệ số 8, ngày 15/4/2011 Tính toán mức độ giao động của giá vàng trong nước năm 2010 cho thấy, mức độ giao động giá vàng trong nứơc là 11,8%, thấp hơn nhiều so với các mức giao động trên. Điều này cho thấy sự ổn định hơn của xu hướng đi lên đối với giá vàng trong nước. Thêm vào đó, sự phát triển của thị trường vàng trong nước đôi khi trái chiều với sự phát triển của thị trường vàng thế giới. Trong khi thị trường vàng thế giới đang phát triển nhanh chóng, với các hình thái đầu tư hiện đại, cho phép các nhà đầu tư tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng, với chi phí thấp hơn nhiều so với đầu tư, kinh doanh vàng vật chất, thì thị trường vàng Việt Nam lại giới hạn ở các giao dịch vàng vật chất và một số hình thái huy động, cho vay nhất định Hình 2.4 Giá vàng SJC trên thị trường tự do Nguồn: ĐTCK-online Tiếp theo đà tăng giá của năm 2010, quý I/2011, thị trường vàng thế giới luôn dao động ở mức cao và đã có lúc lập mức giá kỷ lục. Trong khi đó, thị trường vàng trong nước lại đang trong tình trạng “rối” khi chủ trương xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng được đưa ra nhưng đến nay vẫn chưa có chính sách và lộ trình chính thức. Hình 2.5: Biểu đồ giá vàng tính 4 tháng đầu năm 2011 Nguồn: Ngày 5/4/2011, sau khi lập mốc kỷ lục trong lịch sử với giá vàng giao ngay 1.447 USD/ounce, vàng thế giới tiếp tục chinh phục giá mới 1.455 USD/ounce. Trong khi giá vàng thế giới dự báo sẽ leo thang, giá vàng trong nước tiếp tục dao động dưới mốc 37 triệu đồng/lượng. Ở thời điểm hiện nay, sau hơn 1 tháng kể từ khi Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) đưa ra lộ trình dự kiến sẽ mất 18 tháng để xóa bỏ hoạt động kinh doanh vàng miếng, chấm dứt việc sử dụng vàng như một phương tiện thanh toán và đầu cơ, vẫn chưa có văn bản chính thức nào công bố các bước tiếp theo để thực thi chủ trương nói trên. Tại cuộc họp do NHNN, Bộ Công thương, Bộ Tài chính và UBND TP HCM tổ chức ngày 4/4 nhằm tháo gỡ những vướng mắc về ngân hàng, thuế, xuất nhập khẩu, thống đốc NHNN cho biết: “Thông tin vàng miếng chỉ được giao dịch một chiều chỉ mới được đưa ra bàn thảo, chưa phải là quyết định chính thức. NHNN sẽ tính toán số vàng trong dân cũng như xây dựng lộ trình sao cho hài hòa lợi ích, không gây xáo trộn, làm ảnh hưởng đến tài sản của người dân”. 2. THỰC TRẠNG AN NINH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM 2.1 Vấn nạn tiền giả 2.1.1 Thực trạng vấn nạn tiền giả Theo số liệu thống kê của NHNN, lượng tiền giả thu giữ qua hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước trong những năm gần đây có xu hướng giảm. Lượng tiền giả đã thu giữ trong năm 2010 giảm 43% so với năm 2009, và giảm 45% so với năm 2008; trong đó, tiền giả tiền polymer chiếm 95%, bị làm giả chủ yếu là tiền polymer mệnh giá 100.000đ (chiếm 40%) và 50.000đ (chiếm 26%). Đến nay, các loại tiền giả polymer đều có thể dễ dàng nhận biết bằng tay, mắt thường qua kiểm tra các yếu tố bảo an dành cho công chúng (như: hình bóng chìm, dây an toàn, in lõm, mực đổi màu, DOE...), hoặc đơn giản là có thể kéo nhẹ ở cạnh tờ bạc (tiền giả làm bằng chất liệu nilon, dễ bai giãn hoặc rách). Vấn nạn tiền giả vẫn diễn biến phức tạp, nhiều vụ vận chuyển tiền giả có giá trị hằng trăm triệu đồng bị bắt năm 2010 đã ảnh hưởng đến vấn đề an ninh tiền tệ quốc gia. Một trong những vụ điển hình nhất trong đó là trong tháng 9/2010, đã có hơn 200 triệu tiền giả được mang từ Lạng Sơn về Hà Nội, tuy nhiên, số tiền giả này đã nhanh chóng bị tịch thu. Nạn buôn tiền giả tập trung nhiều ở các cưả khẩu có xuất khẩu tiểu ngạch, buôn lậu như Móng Cái - Quảng Ninh, Lạng Sơn vì ở đó nhu cầu và thói quen thanh toán tiền mặt lớn. Điều đáng lưu ý, trước kia phân biệt tiền giả có thể bằng mắt thường như giấy, hoa văn, độ sắc nét,.. nhưng hiện tại, sản xuất tiền giả đã tinh xảo tới mức nhiều khi máy soi cũng không thể phát hiện được. Ngoài ra, giám định kỹ thuật cho thấy giấy in tiền giả là giấy được dùng để in tiền thật, chứng tỏ mức độ nguy hiểm của tội phạm tiền giả nước ta. Bất kỳ ngân hàng thương mại nào cũng đang phải đau đầu về vấn nạn này vì nó ảnh hưởng đến quyền lợi thiết thân của khách hàng và ngân hàng, nếu xử lý không khéo rất dễ bị quy kết vi phạm pháp luật. Vấn nạn tiền giả tràn lan không còn là việc của riêng hệ thống ngân hàng, mà thật sự đã trở thành vấn đề vĩ mô hết sức bức xúc nếu hiểu theo nghĩa an ninh tiền tệ và an ninh kinh tế quốc gia. Trên thực tế, điều luật nghiêm so với kỹ thuật in tiền tinh xảo chưa hẳn đủ sức loại trừ hết nạn tiền giả hoành hành tại Việt Nam. 2.2.2. Đánh giá các hoạt động chống tiền giả tại Việt Nam Bên cạnh hoạt động đấu tranh với tội phạm tiền giả của lực lượng chức năng như Công An, Bộ đội biên phòng, NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ nhằm ngăn chặn tiền giả lọt vào kho quỹ ngân hàng. NHNN đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn luyện nghiệp vụ nhận biết tiền thật, tiền giả cho đội ngũ kiểm ngân, thủ quỹ, giao dịch viên của hệ thống ngân hàng. Đặc biệt, năm 2010, NHNN đã phối hợp với một số cơ quan báo chí để tuyên truyền về công tác phòng chống tiền giả; đồng thời, tháng 12/2010, việc NHNN thông qua đề án với tổng mức đầu tư 10tỷ đồng mang tên “Nâng cao hiệu quả biện pháp ngăn chặn tiền giả lưu hành trong hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước” đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc chống nạn tiền giả. Mục tiêu chung của dự án là đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống tiền giả, bảo vệ đồng tiền Việt Nam trong hoạt động kiểm đếm, phân loại, thu, chi tiền mặt, không để tiền giả lọt vào hệ thống kho quỹ của ngân hàng, Kho bạc Nhà nước. Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân về đặc điểm bảo an của đồng tiền Việt Nam, cách phân biệt tiền thật, tiền giả nhằm giảm thiểu rủi ro, tổn thất cho cá nhân, tổ chức; nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân khi phát hiện tiền nghi giả, tiền giả, hạn chế đến mức thấp nhất tiền giả quay vòng, lưu thông trên thị trường. Bên cạnh đó, dự án cũng hướng đến các mục tiêu cụ thể, bao gồm: Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, nhận thức pháp luật về phòng, chống tiền giả, bảo vệ tiền Việt Nam cho toàn bộ cán bộ kiểm ngân, thủ quỹ, giao dịch viên thuộc hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, đào tạo, cấp chứng chỉ về nghiệp vụ giám định tiền cho số cán bộ làm công tác giám định tiền của NHNN; Nâng cao năng lực kiểm đếm, phân loại của các tổ chức tín dụng, trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị cần thiết, phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu công tác phân loại tiền, đảm bảo toàn bộ lượng tiền mặt thu, chi qua quỹ ngân hàng, Kho bạc Nhà nước được kiểm tra chặt chẽ, chính xác; Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa ngân hàng, Kho bạc Nhà nước với các ngành chức năng trong công tác phòng, chống tiền giả,… Theo đó, dự án sẽ được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn I (từ năm 2010 - 2012) tập trung chủ yếu vào các công việc cho đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, in ấn tài liệu, thông tin tuyên truyền, quảng cáo, điều tra xã hội học đánh giá hiệu quả thông tin tuyên truyền. Giai đoạn II (2013 - 2015) tập trung chủ yếu vào các công việc cho đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, thông tin tuyên truyền quảng cáo nhằm nâng cao kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong việc phát hiện, ngăn chặn tiền giả cho các cán bộ kiểm ngân, kho quỹ,…Ngoài ra, dự án cũng sẽ tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về đặc điểm bảo an của đồng tiền Việt Nam; hướng dẫn cách nhận biết và xử lý tình huống khi nhận được tiền nghi giả, tiền giả; thủ đoạn buôn bán, tiêu thụ tiền giả của tội phạm… để nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác, tham gia tích cực, hiệu quả vào việc ngăn chặn tiền giả lưu thông trên thị trường và lọt vào hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước. Bên cạnh đó, hiện nay trong hầu hết hệ thống ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại Việt Nam đều đã sử dụng phương tiện thiết bị máy móc để đếm và phát hiện tiền giả. Tuy nhiên, hầu hết các thiết bị này vẫn chưa được cơ quan chức năng nào đứng ra nhận trách nhiệm kiểm định chất lượng. Hàng trôi nổi, thậm chí hàng giả, hàng nhái khá là phổ biến, nhất là hàng có xuất xứ từ Trung Quốc. Trong điều kiện kỹ thuật in tiền giả ngày càng tinh vi, đặc biệt là loại tiền polymer 100.000đồng và 500.000 đồng, khả năng phát hiện của thiết bị máy móc nói trên càng trở nên bất cập. Từ chỗ chỉ sử dụng máy đếm tiền vẫn không phát hiện được hết các loại tiền giả, can bộ kiểm ngân phải chuyển sang vừa đếm máy vừa đếm bằng tay mới có thể phát hiện được. Năng suất lao động giảm, thời gian đợi chờ lâu, tốc độ giải phóng khách hàng vì thế bị chậm lại. Thiệt hại chi phí xã hội tăng. 2.2 Rửa tiền tại Việt Nam 2.2.1. Thực trạng khả năng xâm phạm của hành vi rửa tiền tại Việt Nam Các dấu hiệu rửa tiền có nhiều cách thức khác nhau và rất khó nhận biết. Việc tìm hiểu hồ sơ của người giao dịch có gì bất thường không là một điều rất cần thiết. Ví dụ như đối với các viên chức chính phủ có tài khoản và được trả những khoản tiền theo định kỳ vào tài khoản đó, nếu như họ có một khoản tiền giao dịch bất thường với số lượng tiền được gửi vào ngân hàng rất lớn thì phải tìm hiểu về nguồn tiền. Có thể số tiền đó có được từ hoạt động tham nhũng hoặc từ hoạt động bất thường nào đó. Cách đây 3 năm, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã đưa ra cảnh báo: Việt Nam đang trở thành mục tiêu của hoạt động rửa tiền vì hệ thống thanh tra, giám sát, hệ thống kế toán và tìm hiểu khách hàng của các ngân hàng còn kém phát triển; mức độ sử dụng tiền mặt và các luồng chuyển tiền không chính thức khá lớn khiến cho việc kiểm soát các giao dịch, thanh toán trở nên khó khăn. Quan sát tình hình kinh tế Việt Nam những năm gần đây, chúng ta dễ dàng nhận ra thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán là hai thị trường mà tốc độ phát triển của chúng rất khó dự đoán, dễ đi từ trạng thái phát triển nóng chuyển sang đóng băng. Không đi sâu vào diễn biến của hai thị trường này, nhưng nhìn chung chỉ số VN –Index của thị trường chứng khoán liên tục tăng cao trong năm 2007 và đầu năm 2008. Tương tự thị trường bất động sản cũng tăng cao trong nửa cuối năm 2007, nổi bật với hình ảnh những vụ chen lấn nhau mua căn hộ cao cấp tại TP.HCM từ căn hộ The Manor, Phú Mỹ Hưng, The Mansio, sau đó là The Vista đến Sky Garden 36, với giá bán được đẩy từ 1.600 USD lên đến 2.800 USD/m2 chỉ trong vài ngày. Điều này cho thấy đã có một luồng tiền rất lớn đã đổ vào thị trường bất động sản nhưng việc kiểm tra nguồn gốc của lượng tiền này không được quan tâm đúng mức. Ngay trong tháng 3/2007, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phùng Khắc Kế đã có cảnh báo rửa tiền tham nhũng qua thị trường chứng khoán "Nói đến nguồn trong nước, tôi cũng phải nói thêm một điều mà lâu nay báo chí và các chuyên gia kinh tế chưa nói đến là có một lượng tiền hình thành từ tiền thất thoát hay là tham nhũng cũng vậy. Chúng ta biết rằng, nguồn vốn xây dựng cơ bản và nguồn vốn đầu tư nói chung là rất lớn; chỉ với con số thanh tra nêu là 10% thất thoát vào túi các cá nhân trong các lĩnh vực này thì cũng đã là một con số rất lớn. Ví dụ, một năm đầu từ 200 ngàn tỷ thì 10% thì con số này là 20 ngàn tỷ; số vốn này nếu chuyển qua đầu tư chứng khoán cũng là một yếu tố thúc đẩy sự nóng lên của thị trường trong thời gian qua”. Ngoài ra, cũng chưa kiểm tra, giám sát được nguồn vốn của các quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam mặc dù số lượng các quỹ không nhiều. Đối với thị trường bất động sản, căn hộ trị giá cả tỷ đồng, nhưng đa số đều thanh toán bằng tiền mặt, nhưng hoạt động điều tra, phân tích các giao dịch này chưa được thực hiện. 2.2.2. Thực tế hoạt động phòng chống rửa tiền tại Việt Nam Chính vì tính chất tinh vi và phức tạp của hoạt động rửa tiền ở nhiều quốc gia mà Lực lượng đặc nhiệm về hoạt động tài chính chống rửa tiền (FATF) đã được nhóm 7 nước công nghiệp phát triển G7 thành lập năm 1989 và hiện nay đã có 38 quốc gia được kết nạp là thành viên. FATF có chức năng xây dựng tiêu chuẩn về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, đảm bảo việc thực hiện ở các nước thành viên, đồng thời nghiên cứu các xu hướng của hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố. Để đảm bảo được phát triển bền vững, Việt Nam cần có một hệ thống chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố hiệu quả vì nếu không sẽ dẫn tới gia tăng tội phạm và tham nhũng; tác động tiêu cực đến đầu tư nước ngoài; làm suy yếu các định chế tài chính; hạn chế phát triển ra bên ngoài. Trên thực tế, công tác phòng chống rửa tiền cũng đã được bắt đầu được chú trọng tại Việt Nam. Nhằm mục tiêu phòng chống rửa tiền, Trung tâm thông tin chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã được thành lập theo Quyết định số 1002/QĐ-NHNN ngày 08/7/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Theo Quyết định số 1002/QĐ-NHNN, Trung tâm thông tin chống rửa tiền thuộc NHNN chính thức đi vào hoạt động từ 01/8/2005. Đến nay, Trung tâm này đã nhận được khoảng 20 báo cáo về các giao dịch tình nghi là rửa tiền. Tuy nhiên, chưa một vụ nghi vấn nào được kết luận là hành vi rửa tiền. Chưa có hành vi nghi vấn nào được kết luận là hành vi rửa tiền có thể hiểu là tại Việt Nam chưa có hành vi rửa tiền? Hoàn toàn không phải vậy. Các giao dịch về tài chính ở VN chủ yếu là tiền mặt trao tay, ít dùng các công nghệ thanh toán như các nước trên thế giới. Điều này khiến việc kiểm tra hoạt động rửa tiền gần như không thể thực hiện. Đầu tháng 10/2008, vụ án rửa tiền xuyên quốc gia đầu tiên ở Việt Nam đã được phát hiện, xác định rõ nguồn gốc xuất xứ tiền phạm pháp và bắt được đối tượng phạm tội là người nước ngoài. Bọn tội phạm đánh cắp từ một tài khoản có uy tín tại nước ngoài, chuyển vào VN tại 2 chi nhánh ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng và Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ đó, đối tượng tên Baggio Carlitos Linska (quốc tịch Mozambique), kẻ đã mở tài khoản và rút trên 4,1 tỷ đồng tại Đà Nẵng đã bị bắt tạm giữ tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) ngày 24-9. Cùng lúc, Phòng An ninh kinh tế (PA17) Công an Đà Nẵng cũng phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bắt tạm giữ khẩn cấp đối với Massamba Lendebe Elvis, quốc tịch Mozambique tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Riêng đối tượng Niaty Lokasso Djamba, quốc tịch Congo – kẻ đã mở tài khoản và được chuyển số tiền trên 3,34 tỷ đồng tại Bà Rịa – Vũng Tàu đã bỏ trốn. Vụ án này chính là hồi chuông báo động về mức nguy hiểm của nạn rửa tiền ở Việt Nam. Gần đây, tháng 6/2009, Quốc hội Việt Nam đã thông qua “Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự”. Trong đó, Điều 251 được sửa đổi quy định thành “tội rửa tiền”. Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Khung hình phạt cao nhất cho tội danh này lên đến 15 năm tù. Theo Cục Phòng chống rửa tiền (Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước), trước đây, hành vi rửa tiền nằm trong loại tội phạm khác, nay tách ra độc lập và bị xét xử sẽ có tác dụng tích cực trong công tác phòng chống rửa tiền. Việc quy định thành một tội danh độc lập có khung hình phạt cao thể hiện quyết tâm lớn của Việt Nam trong cuộc chiến chống rửa tiền. Để tăng cường “sức chiến đấu” trong cuộc chiến này, Chính phủ đã quyết định thành lập Trung tâm Thông tin phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào ngày 8/7/2005. Trung tâm Thông tin phòng, chống rửa tiền có chức năng làm đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin, và có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp tài liệu, hồ sơ về các thông tin về các giao dịch đáng ngờ, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tổng hợp, phân tích, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng về các vấn đề liên quan đến đấu tranh phòng, chống rửa tiền. 2.3.3. Đánh giá hoạt động chống rửa tiền tại Việt Nam Việt Nam đã thực hiện nhiều các bước tích cực để xác định và chống lại hoạt động rửa tiền cũng như đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ kỹ thuật và trợ giúp xây dựng năng lực phòng chống rửa tiền từ các tổ chức quốc tế. từ các cơ quan hành pháp tiên tiến hơn. Hiện tại, Việt Nam đã có hướng tiếp cận tương đối tốt trong việc tăng cường sức mạnh cho hệ thống chống rửa tiền. Hoạt động xây dựng năng lực và huấn luyện chống rửa tiền ở Việt Nam cũng đang trong giai đoạn tích cực. Vấn đề phòng chống rửa tiền đã được Chính phủ Việt Nam quan tâm từ sớm. Điều này được thể hiện trong nhiều văn bản pháp lý của Việt Nam như điều 251 của Bộ luật hình sự năm 1999, điều 119 của Luật các tổ chức tin dụng năm 1997, Nghị định của Chính phủ về phòng chống rửa tièn năm 2005,..Tuy nhiên, các quy định này còn chưa rõ ràng, nhiều quy định chưa được cụ thể hóa trong hoạt động của các cơ quan pháp luật nên chưa phát huy được năng lực và thẩm quyền của các cơ quan thi hành luật. Việc tham gia vào FATF là một bước tiến rất tốt trong hoạt động phòng chống rửa tiền tại nước ta. 2.3 Đảm bảo giá trị đồng tiền 2.3.1 Gửi tiết kiệm bằng vàng nhằm đảm bảo giá trị đồng tiền 2.3.1.1 Thực tế việc gửi tiết kiệm bằng vàng tại các ngân hàng Trong bối cảnh lạm phát như hiện nay, lãi suất tiền gửi 14% dường như không đảm bảo chắc chắn rằng lãi suất tiền đồng sẽ thực dương. Mức lãi suất này chưa thu hút được lượng tiền của giới đầu tư. Việc gửi tiết kiệm vàng đã và đang là một sự lựa chọn hấp dẫn, bởi vì giá vàng luôn biến động theo thị giá trên thị trường, và không bị mất giá trước tác động của lạm phát, khủng hoảng kinh tế. Hiện nay, rất nhiều người dân có tiền nhàn rỗi mua vàng tích trữ. Việc gửi tiết kiệm vàng sẽ vừa bảo toàn được vốn tăng thêm, vừa tăng thêm thu nhập. Từ năm 2000, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành cơ chế nghiệp vụ cho sản phẩm huy động bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo vàng. Theo đó, các tổ chức tín dụng đã chính thức kinh doanh sản phẩm này. Việc cho ra đời sản phẩm huy động tiền đồng đảm bảo giá trị theo vàng là một tất yếu trong quá trình đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng. Bởi vì, một mặt, sản phẩm này đã nắm bắt được tâm lý người dân muốn bảo toàn giá trị đồng tiền của mình đăch biệt trong bối cảnh thị trường tiền tệ biến động mạnh. Hơn nữa, ngân hàng lại có một nguồn vốn dồi dào, ổn định và tương đối dài hạn. Năm 2010, cả nước có đến 23 tổ chức tín dụng huy động và cho vay bằng vàng; cuối tháng 9/2010, số dư huy động bằng vàng là 92,6 tấn tương đương 73.000 tỷ đồng, các tổ chức tín dụng cho vay chỉ chiếm 60% so với vốn huy động bằng vàng. Mặc dù việc huy động vàng của các ngân hàng thương mại đem lại không ít lợi ích kinh tế cho cả người gủi và phía ngân hàng, trong bối cảnh giá vàng liên tục “leo thang” trong năm 2010, cùng với những bất ổn vĩ mô: lạm phát, tỷ giá đã khiến cho NHNN ban hành Thông tư 22/TT-NHNN về quản lý huy động và cho vay bằng vàng đối với tổ chức tín dụng, theo hướng thu hẹp đối tượng và hoạt động kinh doanh. Lý do việc ban hành Thông tư 22, theo quan chức Ngân hàng Nhà nước (NHNN), là do thời gian gần đây, giá vàng biến động lớn, tách rời giá trị, đầu cơ gia tăng; việc lưu thông vàng, huy động và cho vay bằng vàng của các tổ chức tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Mặt khác, việc cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng tập trung chủ yếu ở lĩnh vực phi sản suất, đây là lĩnh vực Nhà nước không khuyến khích. Đặc biệt, việc huy động và cho vay bằng vàng được mở rộng, làm tăng tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, tăng hiện tượng đầu cơ, thị trường “ngầm” về vàng diễn biến phức tạp, nhập lậu vàng tăng, tác động tiêu cực đến thị trường tiền tệ, ngoại hối và tỷ giá. Nội dung chính của Thông tư 22 quy định: Tổ chức tín dụng được huy động vốn bằng vàng dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá, chỉ được cho vay vốn bằng vàng để sản xuất, chế tác và kinh doanh vàng trang sức, không được cho vay để sản xuất và kinh doanh vàng miếng; tổ chức tín dụng không được chuyển đổi vốn bằng vàng thành VND, đối với số vốn bằng vàng đã chuyển đổi thành tiền trước đây phải giảm dần và tất toán chậm nhất là ngày 30/6/2011; không được huy động và cho vay bằng VND bảo đảm giá trị theo giá vàng; không hồi tố đối với các giao dịch huy động và cho vay bằng vàng được thực hiện trước ngày Thông tư có hiệu lực thi hành. Theo quy định số 432/2000/QĐ-NHNN trước đây, tổ chức tín dụng được chuyển tối đa 30% vốn bằng vàng huy động được thành tiền, để sử dụng linh hoạt nguồn vốn huy động bằng vàng trong kinh doanh. Nhưng thực tế, tổ chức tín dụng khi thực hiện việc chuyển đổi rất dễ bị rủi ro kinh doanh, do không duy trì trạng thái vàng và không thực hiện được bảo hiểm giá vàng biến động mạnh. Ngoài ra, có hiện tượng tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn bằng tiền chuyển đổi để quay vòng đầu cơ vàng và ngoại tệ, ảnh hưởng xấu đến thị trường ngoại hối và tỷ giá. Việc chuyển đổi vốn bằng vàng thành tiền đã kích thích nhiều tổ chức tín dụng mở rộng huy động để cho vay bằng vàng với lãi suất cao đối với lĩnh vực phi sản xuất mà Nhà nước không khuyến khích. Để khắc phục rủi ro, tồn tại này, Thông tư 22 không cho phép tổ chức tín dụng thực hiện việc chuyển đổi vốn huy động bằng vàng. 2.3.1.2 Đánh giá việc gửi tiết kiệm bằng vàng Có hai ưu điểm của việc gửi tiền tiết kiệm bằng vàng thu hút các nhà đầu tư đó là tiền gốc của khách hàng được thanh toán bằng tiền VNĐ quy ra theo tỷ giá vàng. Trường hợp giá vàng tại thời điểm sổ tiết kiệm đáo hạn lớn hơn giá vàng tại thời điểm gửi tiền, khách hàng sẽ nhận số tiền gốc VNĐ được quy ra vàng tại thời điểm đáo hạn. Trường hợp giá vàng tại thời điểm đáo hạn nhỏ hơn giá vàng tại thời điểm khách hàng gửi tiền, khách hàng sẽ nhận số tiền gốc đúng bằng số tiền ban đầu. Tuy nhiên, do bối cảnh kinh tế năm 2010 với nhiều yếu tố vĩ mô bất ổn như: lạm phát cao, tỷ giá biến động mạnh, vấn đề đo la hóa và đặc biệt là việc giá vàng liên lục “phi mã” và lập các mức kỷ lục mới, việc NHNN ban hành thông tư 22 nhằm thu hẹp việc huy động vàng của các NHNN nhưng nhằm mục đích cao hơn đó là ổn định vĩ mô. Việc ban hành thông tư chỉ là bước tiếp theo của các giải pháp đã được Ngân hàng Nhà nước thực hiện từ đầu năm nay như cấm hoạt động đối với các sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài, cho phép nhập khẩu vàng để đáp ứng nhu cầu của thị trường, phối hợp với các cơ quan chức năng chống nhập lậu vàng…Cơ chế mới được thực thi sẽ góp phần tích cực để khắc phục những tồn tại của việc lưu thông vàng trong nền kinh tế, khắc phục rủi ro về kỳ hạn, thanh khoản và lãi suất đối với tổ chức tín dụng huy động và cho vay bằng vàng. Nhờ đó sẽ giảm được nguy cơ nhập lậu, đầu cơ vàng, ngoại tệ. Thị trường ngoại hối và tiền tệ sẽ ổn định hơn khi một khối lượng vàng đầu tư và đầu c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBiến động giá vàng tại Việt Nam năm 2010 và vấn đề an ninh tiền tệ quốc gia.doc
Tài liệu liên quan