Khóa luận Biên soạn phần mềm – soạn thảo nhanh bài tập vật lí 11 (phần điện từ học và quang hình học)

MỤC LỤC

Phần Mở Đầu .1

I. Lý do chọn đềtài.1

II. Khách thểvà đối tượng nghiên cứu.2

1. Khách thểnghiên cứu .2

2. Đối tượng nghiên cứu .2

III. Mục tiêu, nhiệm vụnghiên cứu.2

1. Mục tiêu nghiên cứu .2

2. Nhiệm vụnghiên cứu.2

IV. Giảthuyết khoa học .2

V. Phương pháp nghiên cứu.2

VI. Phạm vi nghiên cứu.3

VII. Đóng góp của đềtài.3

VIII. Cấu trúc khóa luận.3

Phần II : Nội Dung Nghiên Cứu.5

Chương 1: CơSởLý Luận.5

I. Vai trò và phân loại bài tập định lượng Vật Lí.5

1. Vai trò của bài tập trong việc giảng dạy Vật Lí ởtrường phổthông .5

1.1 Vai trò của bài tập Vật Lí đối với học sinh.5

1.2. Sựcần thiết của bài tập đối với giáo viên.5

2. Phân loại bài tập định lượng Vật Lí .6

2.1. Bài tập định lượng.6

2.2. Bài tập tập dượt.6

2.2.1. Chương: Từtrường .6

2.2.2. Chương: Cảm ứng điện từ.7

2.2.3. Chương: Khúc xạánh sáng .7

2.2.4. Chương: Mắt và các dụng cụquang học.8

2.3. Bài tập tổng hợp.9

2.3.1. Chương: Từtrường .9

2.3.2. Chương: Cảm ứng điện từ.10

2.3.3. Chương: Khúc xạánh sáng .12

2.3.4. Chương: Mắt và các dụng cụquang học.12

II. Visual Basic, một cái nhìn tổng thể. Thiết kếchương trình Visual Basic.16

1. Cài đặt Visual Basic .17

2. Khởi động Visual Basic .17

3. Cửa sổlàm việc của Visual Basic khi chọn Standard.exe .18

3.1. Title bar (thanh tiêu đề).18

3.2. Menu bar (thanh menu).18

3.3. Thanh công cụ(Toolbar) .19

3.4. Hộp công cụ(Toolbox) .20

3.5. Cửa sổthuộc tính .21

3.6. Form Layout Windows .25

3.7. Project Explorer Windows.26

III. Thiết kếchương trình Visual Basic .26

1. Thiết kếchương trình.26

2. Thiết kếgiao diện .26

3. Viết code cho chương trình .28

3.1 Biến, kiểu và cách khai báo .30

3.1.1. Biến.30

3.1.2. Một sốkiểu biến được sửdụng trong đềtài.30

3.1.3. Cách khai báo các biến .30

3.2. Các phép toán trong Visual Basic đã được sửdụng trong đềtài .30

3.2.1 Các toán tửtrong Visual Basic .30

3.2.2. Thứtự ưu tiên trong các phép toán .30

3.2.3. Toán tửgán:a = b .30

3.2.4. Toán tửquan hệ.31

3.2.5. Toán tửlogic .31

3.3. Cấu trúc điều khiển của Visual Basic được sửdụng trong đềtài .31

3.4. Một sốlệnh của Visual Basic được sửdụng trong đềtài.31

3.4.1. Lệnh End .31

3.4.2. Lệnh Exit Sub .31

3.4.3. Lệnh Beep .31

3.4.4. Lệnh Load .32

3.5. Một sốhàm của Visual Basic được sửdụng trong đềtài.32

3.5.1. Hàm Abs (Number).32

3.5.2. Hàm Sin (Number As Double) .32

3.5.3. Hàm Cos (Number As Double) .32

3.5.4. Hàm Tan (Number As Double).32

3.5.5. Hàm Atn (Number As Double).32

3.5.6. Hàm Sqr (Number) .32

3.5.7. Hàm Exp (Number).32

3.5.8. Hàm Val (String).32

IV. Ví dụ:Chương Trình Giải Phương Trình Bậc Nhất 0 ax b + = .32

1. Thiết kếgiao diên.32

2. Viết code cho chương trình .34

Chương 2: Sửdụng Visual Basic đểhỗtrợgiải một sốcác bài tập tiêu biểu Vật Lí

11 (Phần: Điện TừHọc & Quang Hình Học).37

I. Chuẩn bị.37

1. Soạn thảo một sốbài tập định lượng tiêu biểu của Vật Lí 11 (Phần:

Điện TừHọc & Quang Hình Học).37

2. Chuyển các bài tập nói trên sang File hình (.jpg).37

2.1. Chuyển tất cảcác bài tập đã soạn bằng file Word sang file

PDF. Bằng cách sửdụng chương trình Foxit Reader 2.2. .37

2.2. Chuyển tất cảcác bài tập từfile PDF sang File hình (.jpg).

Bằng cách sửdụng chương trình Corel PHOTO-PAINT X3 .37

II. Thiết kếgiao diện.38

III. Viết Code cho từng đối tượng trong chương trình.42

1. Code của Combo1.42

2. Code của Combo2.45

3. Code của Combo (Bài Tập) .48

4. Code của Image .49

5. Code của nút Giải .49

6. Code của nút Tiếp Tục.52

7. Code của nút Kết Thúc .53

IV. Một sốkỹthuật được áp dụng.53

1. Một sốkỹthuật được sửdụng đểtăng khảnăng chịu lỗi cho chương trình53

1.1. Đềbài được load lên không đúng với tùy chọn của người sửdụng .53

1.2. Đứng chương trình khi người sửdụng đánh Text vào các Combo.54

1.3.Dữkiện hiện lên trong chương trình không đúng với dữkiện của bài

mà người sửdụng đã chọn .54

1.4. Lỗi do người sửdụng nhập giá trịkhông phải sốvào các ô text .55

1.5. Chưa nhập đủcác giá trịtheo yêu cầu bài mà click Giải.56

1.6. Kết quảtính được không có ý nghĩa Vật Lí. .57

1.7. Chương trình không chạy khi nhập quá nhiều dữliệu cho một đối

tượng .58

1.8. Phép toán của chương trình không áp dụng đúng với bài tập mà

người sửdụng đã chọn .59

1.9. Các hàm được dùng trong Visual Basic rất hạn hạn chế.59

1.10. Phép toán của chương trình sẽcho kết quảsai khi máy tính đang sử

dụng dấu “,” đểngăn cách giữa phần nguyên và phần thập phân. .59

2. Một sốkỹthuật được sửdụng đểtăng sựtiện nghi cho người sửdụng .59

2.1. Kỹthuật thiết kếgiao diện .59

2.2. Phím tắt .60

2.3. Tựquy đổi đơn vị.60

V. Viết code cho một bài tập mẫu.60

1. Bài giải bài 0501 .60

2. Viết code cho bài 0501 .60

Phần III: Kết Luận.63

I. Thửnghiệm đánh giá.63

II. Tổng kết .63

1. Ưu điểm của phần mềm - Soạn Thảo Nhanh Bài Tập Vật Lí 11 (Phần: Điện Từ

Học & Quang Hình Học).63

2. Khuyết điểm của phần mềm - Soạn Thảo Nhanh Bài Tập Vật Lí 11 (Phần: Điện

TừHọc & Quang Hình Học).64

III. Hướng phát triển của đềtài .64

IV. Kiến nghị .64

pdf72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2109 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Biên soạn phần mềm – soạn thảo nhanh bài tập vật lí 11 (phần điện từ học và quang hình học), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là mỗi dạng không bài nào giống bài nào. Nếu xét một cách tổng thể cả chương trình Vật Lí phổ thông thì khối lượng bài tập định lượng mà mỗi người giáo viên phải soạn để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh là rất lớn. Trên quan điểm là người giáo viên tôi nhận thấy rằng công việc này rất khó khăn và phải mất rất nhiều thời gian và công sức, nhưng trên thực tế không phải lúc này cũng đạt được kết quả như mong muốn. Trước yêu cầu cấp bách của thực tế đặt ra như vậy càng thôi thúc tôi hoàn thành đề tài này. Nếu hoàn thành tốt nó sẽ đáp ứng được một phần không nhỏ cho nhu cầu soạn thảo nhanh nhiều bài tập định lượng của chương trình Vật Lí 11 (phần: Điện Từ Học & Quang Hình Học) của giáo viên phổ thông hiện nay. 17 II. Visual Basic, một cái nhìn tổng thể. Thiết kế chương trình Visual Basic Visual Basic là sản phẩm của hãng Microsoft, nó trải qua nhiều phiên bản và hiện nay Visual Basic 6.0 Enterprise Edition đang được sử dụng khá phổ biến. Visual Basic là chương trình 32 bit nên chỉ chạy trên môi trường Windows 95/98 và Windows NT. Ấn bản Enterprise yêu cầu không gian đĩa cứng còn trống khoảng 300MB, một chip Pentium 166MHz trở lên và ít nhất là 32MB Ram. Điều này giúp cho sản phẩm của nó có thể hoạt động hầu như trên mọi máy tính sử dụng hệ điều hành window. Khác với các môi trường lập trình hướng thủ tục trước đây trong hệ điều hành DOS như Pascal, C hay Foxpro, Visual Basic là môi trường lập trình hướng biến cố trên hệ điều hành Windows. Nghĩa là nó có khả năng tạo ra các phần mềm hoàn chỉnh và độc lập với giao diện đồ họa thân thiện với người dùng. 1. Cài đặt Visual Basic - Khởi động Windows. - Đưa đĩa CD – Rom chứa Visual Basic 6.0 vào ổ đĩa CD. - Bạn nhấp đúp vào biểu tượng My computer. - Nhấp đúp vào biểu tượng ổ đĩa CD – Rom của bạn. - Nhấp đúp vào biểu tượng Setup.exe để chạy chương trình cài đặt. - Bạn trả lời các câu hỏi của chương trình Setup, cài các thành phần phụ, sau đó bạn chọn ô Microsoft Visual Basic 6.0, chương trình sẽ tự động cài biểu tượng chương trình Visual Basic 6.0 trong nhóm chương trình Visual Basic 6.0 mới tạo. - Lúc này việc cài đặt đã hoàn thành, bạn sẽ lựa chọn hoặc trở về Windows hoặc khởi động lại máy tính. 2. Khởi động Visual Basic Bạn có thể khởi động Visual Basic bằng nhiều cách: - Double Click vào biểu tượng của Visual Basic trên Desktop (hoặc có thể click vào biểu tượng sau đó nhấn Enter). - Vào Start, chọn Run và nhập đường dẫn đến Visual Basic. Nếu bạn không biết đường dẫn thì hay nhấn nút Browser để tìm. - Vào Start, chọn Programs, chọn Microsoft Visual Basic 6.0, chọn tiếp Microsoft Visual Basic 6.0. - Sau đó khởi động thì môi trường Visual Basic sẽ được nạp và xuất hiện như sau: 18 Hình 1: Cửa sổ sau khi khởi động Visual Basic. Trong môi trường Visual Basic có rất nhiều mục tùy theo chương trình của bạn. Đối với các bạn mới làm quen với Visual Basic, chúng tôi giới thiệu cho các bạn mục standard.EXE. Khi vững vàng bạn có thể chọn các mục khác. Bạn chọn standard.EXE, nhấn Enter hoặc Ckick Open thì cửa sổ làm việc của Visual Basic như sau: Hình 2: Cửa sổ khi bắt đầu tạo project mới. 3. Cửa sổ làm việc của Visual Basic khi chọn Standard.exe 3.1. Title bar (thanh tiêu đề) Thông báo tên Project và Form bạn đang làm việc. 3.2. Menu bar (thanh menu) 19 Chứa các menu con như: File, Edit, View, Project, Format, Run, Quey, Diagram, Debug, Tools, Add_ins, Window, Help. - Menu File Gồm các lệnh liên quan đến tập tin như New Project, Open Project, Add Project, Remove Project, Save Project, Save Project as, Save Forrm, Save Selection, Save change script, Print, Print Setup, Make exe, Make Project Group, bạn có thể lưu nạp trình ứng dụng Visual Basic. Ngoài ra, menu này còn cung cấp lệnh truy xuất in nhằm in nội dung mô tả chương trình. - Menu Edit Gồm các lệnh như Undo, Redo, Cut, Paste, Paste Link, Remove, Delete, … để có thể sao chép cắt dán văn bản và điều khiển đồ họa giữa các trình ứng dụng. Lệnh này còn giúp bạn tạo chương trình bằng cách cung cấp thêm các lệnh tìm kiếm và thay thế. - Menu View Gồm các nút lệnh cho phép ta có thể điều chỉnh cách nhìn của sổ code trong trình ứng dụng, các thủ tục khác nhau có thể xuất hiện bên trong cửa sổ Code, cũng như thanh công cụ. Với Menu View bạn có thể mở các cửa sổ Project, Properties, Toolbox. - Menu Project Với Menu này bạn có thể cộng biểu mẫu, Modul, điều khiển Active X, hay các tin khác tới bài thực hành. - Menu Format Với Menu này, bạn có thể khóa các điều khiển, định kích cở, thứ tự sắp xếp của các điều khiển trên biểu mẫu. - Menu Debug Bạn có thể thi hành từng câu lệnh trong chương trình Visual Basic, xem giá trị dữ liệu và từng chương trình ở bất cứ nơi đâu. - Menu Run Menu này cho phép bạn chạy chương trình, dừng và bắt đầu lại quá trình thi hành sau lệnh dừng. Sau khi dừng một trình ứng dụng bạn có thể xem kết quả. - Menu Query Cho phép thiết kế và chạy các vấn tin. - Menu Diagram Cho phép thay đổi nội dung trong các bảng. - Menu Tools Bạn có thể xác định phương thức Visual Basic sẽ hành động bằng cách thay đổi giá trị trong menu Tools. - Menu Add-Ins Dùng để nạp các công cụ điều khiển khác nhau: Active X, hỗ trợ thiết kế trình ứng dụng cao cấp trong Visual Basic. - Menu Windows 20 Với Menu này bạn có thể sắp xếp lại các cửa sổ trong màn hình Visual Basic. - Menu Help Cung cấp các trợ giúp. 3.3. Thanh công cụ (Toolbar) Thanh này chưa các Icon nhỏ giúp người dùng thực hiện nhanh mà không phải vào các mục của Menu. Các biểu tường trên thanh công cụ: - (Add standard.EXE) : Tạo Project mới, nhấp mũi tên xuống bạn có thể chọn các công cụ khác. - (Add Form) : thêm một Form cho Project, nhấp mũi tên xuống bạn có thể chọn các công cụ khác. - (Menu Editor) : Dùng để thiết kế Menu cho chương trình của biểu mẫu hiện hành. - (Open Project): Mở một Project. - (Save Project): Lưu một Project. - (Cut): Cắt bỏ các câu lệnh hoặc các đối tượng đã chọn. - (Copy): Sao chép một đối tượng hoặc các câu lệnh đã được chọn. - (Paste): Dán một đối tượng hoặc các câu lệnh đã được chọn. - (Find): Mở hộp thoại Find để thực hiện việc tìm kiếm. - (Undo): Lấy lại hành động trước đó nếu có thể. - (Redo): Lấy lại hành động sau đó nếu có thể. - (Start): Chạy chương trình sau khi bạn đã thiết kế hoặc chạy thử. - (Break): Tạm ngưng chương trình đang chạy. - (End): Chấm dứt chương trình đang chạy. - (Project Explorer): Để thấy các Project, các Form, các bạn có thể tùy chọn. - (Properties Windows): Đưa ra các cửa sổ để bạn xác lập các thuộc tính cho các đối tượng trong hộp Toolbox và cho Form. - (Form LayoutWindows): Để điều khiển vị trí xuất hiện của biểu mẫu khi bắt đầu chạy chương trình. - (Object Browser): Mở hộp thoại object browser. - (Toolbox): Xuất hiện hộp công cụ bên trái màn hình. 21 - (Data view Window): Xuất hiện cửa sổ Data View để quản lý cơ sở dữ liệu. - (Visual Component Manager): xuất hiện Visual Component Manager để quản lý các đoạn mã của ứng dụng phức tạp. 3.4. Hộp công cụ (Toolbox) Hộp này chứa các control còn gọi là các đối tượng sẽ được đặt vào Form khi thiết kế chương trình. - (Pointer): Dùng để điều tác các đối tượng sau khi bạn tạo ra chúng. - (PictureBox): Giữ và đặt hình ảnh lên Form. - (Label): Dùng để ghi chú một đối tượng nào đó khi hiện một dòng chữ khi thực hành. - (Textbox): Dùng để nhập hay xuất thông tin khi chạy chương trình. - (Frame): Nó là một đối tượng hình chữ nhật trên Form dùng để chứa các đối tượng khác. - (Command Button): Nút nhấn, ta dùng nút này với biến cố click để thực hiện đối tượng. - (Checkbox): Dùng để quy định cho sự lựa chọn nào đó. Có thể chọn nhiều checkbox cùng một lúc. - (Option Button): Giống như checkbox như ta chỉ chọn một trong các Option Button. - ( Combobox): Là một đối tượng kết hợp giữa Textbox và Listbox. Bạn có thể chọn một mục nào đó trong danh sách có sẵn hay có thể nhập nội dung bất kỳ trong textbox bên trên. - (ListBox): Thường dùng để liệt kê một danh sách gồm nhiều mục và cho phép chọn lựa. - (Vertical Scrollbal): Thanh cuốn dọc cho ta chọn một số nguyên khi ta di chuyển con chạy từ giá trị min đến giá trị max. - (Horizontal Scrollbar): Thanh cuốn ngang cho ta chọn một số nguyên khi ta di chuyển con chạy từ giá trị min đến giá trị max. - (File Listbox): là một listbox trình bày các File trong thư mục nào đó. - (Timer): Dùng để xử lý các sự kiện về thời gian. - (Drive Listbox): Là hộp combobox trong đó liệt kê tất cả tên có trong hệ thống, nó được dùng để chọn ổ đĩa. - (Directory Listbox): Là listbox trình bày cấu trúc của ổ đĩa hiện hành, dùng để chọn thư mục. 22 - (Line): Dùng để trình bày một đường thẳng trên Form. - (Image): Dùng để hiện thị hình ảnh. - (Data): Dùng để kết hợp với các cơ sở dữ liệu khác. - (Shape): Dùng để trình bày các hình chữ nhật, hình vuông, hình elipse, hình tròn,... - (OLE): ole client. 3.5. Cửa sổ thuộc tính Cửa sổ này cung cấp một số các thuộc tính của tất cả các đối tượng trong Visual Basic. Mỗi đối tượng sẽ có thuộc tính nhất định. Để truy xuất một đối tượng, ta thực hiện như sau: . Sau đây là một số đối tượng đã được sử dụng trong đề tài: - Một số thuộc tính của đối tượng Form Thuộc tính Thể hiện với giá trị xác lập Name Dùng để đặt tên cho Form, tên này sẽ được dùng cho thủ tục mà bạn viết mã. Appearance Quy định cách thể hiện của Form 0 Flat (Form thẳng) 1 3D (Form nổi) Backcolor Chọn màu nền cho Form Bordestyle Quy định kiểu khung của Form Caption Quy định tiêu đề Form Controlbox Nếu đặt là true thì cửa sổ có controlmenubox. Nếu chọn là fasle thì cửa sổ không có controlmenubox. Icon Dùng Icon có biểu tượng như thế nào khi bạn click nút minimize. Max button Nếu đặt true thì cửa sổ có nút Maximize. Nếu đặt false thì cửa sổ không có nút Maximize. Minbutton Nếu đặt true thì cửa sổ có Minimize Nếu đặt fasle thì cửa sổ không có nút Minimize Moveable Nếu đặt True thì có thể nhấn Mouse và tiêu đề và kéo đi nơi khác, 23 nếu False thì không kéo đi được. Showintaskbar True: cửa sổ này hiện lên tên của nó cũng như hiện trên tasbar của Window, nếu False thì không. Visible True: Thấy Form False: Ẩn Form Windowstate Qui định kích thước của Form 0 Bình thường 1 Cực tiểu 2 Cực đại - Một số thuộc tính của đối tượng Label Thuộc tính Thể hiện với giá trị xác lập Name Dùng để đặt tên cho Label. Alignment Canh nội dung của Label 0 Canh trái. 1 Canh phải. 2 Canh giữa. Autosize Bạn chọn true thi nó tự động co giãn cho vừa nội dung của nó. Chọn false thì bạn tự điều chỉnh cho vừa. Caption Ghi chữ trên Label. Font Chọn kiểu chữ cho Label. Fontcolor Qui định màu chữ trên Label. - Một số thuộc tính của đối tượng textbox Thuộc tính Thể hiện với giá trị xác lập Name Dùng để đặt tên cho Textbox. Alignment Canh nội dung của Textbox. 0 Canh trái. 1 Canh phải. 2 Canh giữa. Appearance Quy định cách thể hiện của Textbox 24 0 Flat (Form thẳng) 1 3D (Form nổi) Backcolor Chọn màu nền cho Textbox Font Chọn kiểu chữ cho Textbox Forecolor Qui định màu của chữ trên Textbox Maxlength Qui định số kí tự tối đa cố thể nhập vào textbox Miltiline True: có thể xuống hàng khi chiều ngang khi chứa không đủ. False: không xuống hàng. Srollbars Dùng để xác định hộp textbox không có thanh cuốn, có thanh cuốn dọc, thanh cuốn ngang hoặc có cả hai với điều kiện thuộc tính multine = true. Visible True: Thấy textbox False: ẩn textbox - Một số thuộc tính của đối tượng commandbox Thuộc tính Thể hiện với giá trị xác lập Name Dùng để đặt tên cho commandbox. Caption Làm tiêu đề cho nút. Font Chọn kiểu chữ cho nút. Visible True : Nhìn thấy nút. False : Không nhìn thấy nút. - Thuộc tính hay dùng của đối tượng picturebox Thuộc tính Thể hiện với giá trị xác lập Name Dùng để đặt tên cho picturebox. Autosize Ture: Tự đặt lại kích thước của đối tượng cho vừa với kích thước của hình đã đặt vào. False : Nếu hình đặt vào lớn hơn kích thước của đối tượng thì phần này sẽ bị che khuất. Picture Dùng để giữ bức hình bạn muốn trình bày. Bordestyle Quy định kiểu khung 25 0 : không có boder 1 : một khung đơn và không thay đổi kích thước. Align Dùng để qui định cách bố trí đặt biệt của picture trên Form Autoredraw Hình ảnh sẽ không bị xóa đi khi bạn thu nhỏ hay thay đổi kích thước Fillcolor Dùng để qui định màu tô cho các phương thức đồ họa. Fillstyle Qui định dạng mẫu tô. Dawstyle Qui định đường nét vẽ. Drawwith Qui định độ dày đường nét vẽ. - Một số thuộc tính hay dùng của đối tượng Image Thuộc tính Thể hiện với giá trị xác lập Name Dùng để đặt tên cho Image. Picture Dùng để giữ bức hình bạn muốn trình bày. Bordestyle Quy định kiểu khung 0 : không có boder 1 : một khung đơn và không thay đổi kích thước. Stretch True : Hình sẽ tự co dãn cho vừa vặn trong đối tượng. False : đối tượng sẽ tự điều chỉnh cho vừa với hình. - Một số thuộc tính hay dùng của đối tượng Combobox Thuộc tính Thể hiện với giá trị xác lập Name Dùng để đặt tên cho Combobox. Style Qui đinh kiểu Combobox. Storted True : Sắp xếp theo thứ tự Anphabet. False : Sắp xếp theo thứ tự của bạn đưa vào. - Một số thuộc tính hay dùng của đối tượng timer Thuộc tính Thể hiện với giá trị xác lập Name Dùng để đặt tên cho timer. 26 Enabled True : Cho phép phát hiện sự kiện thời gian. False : Không cho phép xác định sự kiện thời gian. Interval Là giá trị dùng để qui định sau bao nhiêu lâu thì phát ra một sự kiện thời gian. Đơn vị tính là miligiây. Nếu đặt là không thì timer không hoạt động. 3.6. Form Layout Windows Khi ta bắt đầu chạy chương trình thì biểu mẫu sẽ nằm ở góc bên trái, thay vì dùng chuột kéo Form đến vị trí tùy ý, Form layout sẽ giúp bạn làm điều này: - Bạn trỏ chuột vào Form trong màn hình Form Layout window, lúc đó con trỏ có hình mũi tên bốn hướng. - Bạn rê Form đến vị trí bạn muốn xuất hiện và thả chuột. - Khi chạy chương trình Form sẽ nằm đúng vị trí bạn muốn. 3.7. Project Explorer Windows Cửa sổ này sẽ quản lý toàn bộ dự án mà bạn đang thiết kế, trong cửa sổ này sẽ liệt kê dự án và tất cả các Form, các modul mà bạn viết cho dự án. Để mở một Form hoặc một modul nào đó bạn dùng chuột chọn, click tab có tên View Object. Để xem cửa sổ lệnh của Form hoặc modul bạn sẽ chọn như trên rồi click và tab có tên là View Code. Như vậy qua mục này bạn đã có một khái niện chung về môi trường Visualbasic 6.0. Bạn hãy tìm hiểu kỹ các công cụ, các đối tượng lẫn các thuộc tính của nó. Sau đó bạn vào mục tiếp theo để có thể tự thiết kế cho mình một chương trình hoàn chỉnh. [5] III. Thiết kế chương trình Visual Basic 1. Thiết kế chương trình Để thiết kế chương trình Visual Basic, bạn phải thực hiện hai bước: - Bước 1: Thiết kế giao diện. - Bước 2: Viết code cho chương trình. 2. Thiết kế giao diện Nếu bạn mới khởi động Visual Basic thì sẽ có một cửa sổ cho bạn kiểu để thiết kế, giá trị mặc định là kiểu Standard.exe. Bạn click vào open, lúc đó một cửa sổ Form hiện ra như sau: 27 Hình 3: Cửa ổ khi bạn chọn kiểu thiết kế là Standard Bạn sẽ thiết kế trên Form này bằng cách lấy các đối tượng từ hộp công cụ toolbox. Khi bạn thực hiện xong một chương trình nào đó, bạn muốn thiết kế một chương trình khác bạn vào menu file chọn Newproject thì cửa sổ thiết kế cũng diễn ra tương tự. Khi bạn đã thiết kế xong, bạn muốn thay đổi thì bạn vào menu file chọn open project, chọn chương trình bạn cần mở. Nếu click mà không hiện ra form bạn có thể vào menu file và chọn những chương trình gần nhất mà bạn vừa thực hiện ở phía cuối menu này. Lúc đó muốn cửa sổ thiết kế hiện ra, bạn thực hiện như sau: - Nhấn F5 hoặc dấu đầu mũi tên trên thanh công cụ để chạy chương trình, khi chương trình đang thực hiện bạn đóng chương trình lại. Sau đó bạn vào menu View và chọn Object. - Bạn mở cửa sổ Project Explorer, chọn Form cần mở trong cửa sổ này và chọn Tab View Object. - Cách đưa các đối tượng vào Form: có 2 cách Cách 1: Bạn Double click vào điều khiển trong hộp công cụ mà bạn muốn đưa vào biểu mẫu, lúc đó đối tượng này sẽ xuất hiện giữa biểu mẫu. Nếu bạn chọn nhiều đối tượng thì các đối tượng này sẽ nằm chồng lên nhau, bạn nhấp nút trái chuột vào từng đối tượng và rê chuột đến vị trí bạn muốn. Muốn thay đổi kích thước của các đối tượng này, bạn click chọn đối tượng này, sẽ có 8 nút bao quanh, bạn trỏ chuột vào các nút này cho đến khi con trỏ chuột biến thành hình mũi tên thì bạn có thể kéo lớn hay thu nhỏ lại. Cách 2: Bạn click chọn đối tượng trong toolbox, đưa con trỏ của chuột vào trong biểu mẫu, lúc này con trỏ có hình dấu cộng, bạn dùng chuột dịch chuyển dấu cộng đến một vị trí nào đó và drag kéo đến khi có kích thước bạn muốn và thả chuột ra. Khi đưa tất cả các đối tượng có trong hộp công cụ vào Form ta sẽ có hình dạng như sau: 28 Hình 4: Cửa sổ trình bày các đối tượng có trong toolbox Bạn hãy thử tạo một project có hình dạng như trên, sau đó bạn thử đặt thuộc tính cho từng đối tượng. Tùy theo từng chương trình mà bạn có thể đặt các thuộc tính khác nhau. Sau khi đưa tất cả các đối tượng cần thiết kế vào biểu mẫu, muốn đặt thuộc tính của đối tượng nào bạn click vào đối tượng đó và mở của sổ Properties Window. Bạn muốn xác lập thuộc tính nào thì di chuyển hộp sáng đến thuộc tính đó và thay đổi. Khi xác lập xong, bạn nên lưu Project và form với tên nào đó. 3. Viết code cho chương trình Để viết code cho chương trình (viết lệnh cho form và cho các đối tượng) thì bạn phải có kiến thức rộng và nắm vững những câu lệnh, nắm vững các hàm, các thuật toán, … Viết mã cho chương trình. Khi bạn đang ở cửa sổ thiết kế có thể vào cửa sổ lệnh như sau: - Bạn click nút phải chuột vào bất cứ vị trí nào, lúc đó sẽ xuất hiện menu, bạn chọn View code. - Double Click vào form hoặc đối tượng bạn cần viết mã, cửa sổ sẽ hiện ra. Trong trường hợp bạn phải sửa hoặc thêm vào các câu lệnh, bạn vào menu file, chọn open project và click vào tên của chương trình cần sửa, khi click xong, chạy chương trình bằng cách nhấn F5, rồi bạn thực hiện theo hai cách sau: - Mở cửa sổ Project Explorer, chọn Form cần mở, sau đó chọn Tab View Code. - Đóng chương trình sau đó vào Menu View chọn View Code. Cửa mã sẽ như sau: 29 Hình 5: Cửa sổ Code Nhìn vào cửa sổ mã ta thấy rằng ở phía trên có hai hộp combobox. Hộp bên trái tất cả tên của các form, các đối tượng trong chương trình mình thiết kế. Bạn click vào mũi tên bên phải sẽ xuất hiện menu ghi tất cả các đối tượng đã thiết kế. Bạn muốn viết lệnh cho đối tượng nào, bạn chỉ cần di chuyển vệt sáng đến tên của đối tượng đó và click chuột vào. Hình 6: Cửa sổ Code với hộp Combobox bên trái Hộp bên phải ghi tất cả các sự kiện (còn gọi là biến cố) của từng đối tượng, sẽ có rất nhiều biến cố. Bạn nhấp chuột vào mũi tên bên phải thì sẽ xuất hiện ra một menu sự kiện, bạn chọn sự kiện nào thì lick chuột vào sự kiện đó. 30 Hình 7: Cửa sổ Code với hộp Combobox bên phải Giả sử với đối tượng Command1, ta chọn sự kiện click, lúc đó cửa sổ lệnh có hai dòng lệnh sau: Private Sub Command1_Click() ………………………………… ………………………………… End Sub Hai dòng lệnh này là hai dòng lệnh đầu và cuối của thủ tục, bạn viết lệnh cho thủ tục ở giữa hai dòng lệnh này. Bước viết lệnh là bước quan trọng hơn cả bởi vì nó là yếu tố quyết định chương trình của bạn chạy đúng theo yêu cầu hay không, có tối ưu hay không... 3.1 Biến, kiểu và cách khai báo 3.1.1. Biến Tương tự như các ngôn ngữ lập trình khác, biến là một yếu tố không thể thiếu. Biến như là một phần của bộ nhớ, muốn sử dụng phải khai báo. Tên biến không dài quá 255 kí tự, có tính gợi nhớ, đừng dùng nhữ kí hiệu, tránh trùng với từ khóa của Visual Basic. 3.1.2. Sau đây là một số kiểu biến được sử dụng trong đề tài - String: là dữ liệu kiểu chuỗi, khoảng giá trị có thể lên đến hai tỉ kí tự. Nhận biết biến này bằng tiếp vị ngữ $. - Double: là các số có dấu chấm thập phân. Nhận biết bằng # ở cuối. Khoảng giá trị âm từ -1,79769313486231E308 đến -4,94065645841247E-324, giá trị dương từ 4,94065645841247E-324 đến 1,79769313486231E308. - Bolean: Biến logic có giá trị True hay False dùng để gán các giá trị hay sử dụng trong các câu lệnh điều kiện. 3.1.3. Cách khai báo các biến Dim AS 31 3.2. Các phép toán trong Visual Basic đã được sử dụng trong đề tài 3.2.1 Các toán tử trong Visual Basic - Toán tử ^ : Dùng để tính lũy thừa. - Toán tử * : Dùng để nhân hai số hạng. - Toán tử chia \ : Chia hai số lấy phần nguyên. - Toán tử chia / : Chia hai số cho nhau và trả về giá trị thực. - Mod : Chia và lấy phần dư. - Tóa tử + : Cộng hai số hạng. - Toán tử - : Trừ hai toán hạng. 3.2.2. Thứ tự ưu tiên trong các phép toán - Phép tính lũy thừa. - Đổi một số thành số âm. - Nhân và chia. - Chia số nguyên. - Chia lấy số dư Mod. - Cộng và trừ. 3.2.3. Toán tử gán: a = b 3.2.4. Toán tử quan hệ Kí hiệu Ý nghĩa Ví dụ = Bằng nhau A = B < Nhỏ hơn A < B <= Nhỏ hơn hoặc bằng A <= B Khác nhau A B > Lớn hơn A > B >= Lớn hơn hoặc bằng A >= B 3.2.5. Toán tử logic Toán tử AND, OR 3.3. Cấu trúc điều khiển của Visual Basic được sử dụng trong đề tài Cấu trúc lựa chọn IF 32 Cấu trúc lựa chọn IF cho phép ta rẽ chương trình làm hai nhánh, nếu bạn muốn rẽ nhiều nhánh thì có thể sử dụng cấu trúc IF lồng nhau. Cấu trúc này có hai dạng: - Cấu trúc IF không có ElSE IF Then …………………………… …………………………… End IF - Cấu trúc IF có ELSE IF Then ……………………………… ELSE ……………………………… End IF 3.4. Một số lệnh của Visual Basic được sử dụng trong đề tài 3.4.1. Lệnh End Dùng để chấm dứt chương trình đang chạy, khi lệnh này thực hiện thì các cửa sổ của chương trình sẽ đóng lại và giải phóng khỏi bộ nhớ. Lệnh này thường sử dụng cho nút lệnh có tên Exit với biến cố Click. 3.4.2. Lệnh Exit Sub Lệnh này dùng để thoát khỏi vòng lặp Sub. 3.4.3. Lệnh Beep Lệnh này dùng để phát ra tiếng Beep. 3.4.4. Lệnh Load Lệnh này dùng để nạp một Form vào bộ nhớ. Cú pháp: Load tên Form Ví dụ: Load Form1 Form1.show 3.5. Một số hàm của Visual Basic được sử dụng trong đề tài 3.5.1. Hàm Abs (Number) Hàm này trả về một số là giá trị tuyệt đối của Number. 3.5.2. Hàm Sin (Number As Double) Tính sin của một góc. 3.5.3. Hàm Cos (Number As Double) Tính cos của một góc. 3.5.4. Hàm Tan (Number As Double) 33 Tính Tan của một góc. 3.5.5. Hàm Atn (Number As Double) Tính Atn của một góc. 3.5.6. Hàm Sqr (Number) Tính căn bậc hai của một số. 3.5.7. Hàm Exp (Number) Tính e mũ của một số. 3.5.8. Hàm Val (String) Trả về một số thực tương ứng với chuỗi string. String phải là một chuỗi các kí tự hợp lệ. - Giá trị của hàm là 0 nếu chuổi có kí tự đầu là kí tự. - Giá trị của hàm một số nếu chuỗi đó là toàn là các kí tự số. Nếu các kí tự số viết cách nhau thì hàm này sẽ cắt bỏ các khoảng trắng và cho trả về giá trị bằng với dãy này. [6] IV. Ví dụ: Chương Trình Giải Phương Trình Bậc Nhất 0ax b+ = Giải phương trình 0ax b+ = với yêu cầu nhập hệ số a, b. 1. Thiết kế giao diên Hình 8: Cửa sổ thiết kế Các đối tượng: - Form. - Label. - Textbox. 34 - Commandbutton. Các thuộc tính: Đối tượng Thuộc tính Giải trị Form Name Caption Form1 Giải phương trình bậc nhất 0ax b+ = Label Name Caption Font Fontsize Label1 a = VNI – Time 20 Label Name Caption Font Fontsize Label2 b = VNI – Time 20 Label Name Caption Font Fontsize Label3 x = VNI – Time 20 Textbox Name Caption Text2 “ “ Textbox Name Caption Locked Text3 “ “ True Textbox Name Caption Locked Text4 “ “ True Command button Name Caption Command1 Kết Quả Command button Name Caption Command2 Tiếp Tục Command button Name Command1 35 Caption Kết Thúc 2. Viết code cho chương trình - Viết mã cho thủ tục Command1_click() Private Sub Command1_Click() Dim a As Integer Dim b As Integer Dim x As Integer a = Val(Text1.Text) b = Val(Text2.Text) If Text1.Text = "" Or Text2.Text = "" Then Text4.Text = " Hay Nhap Du Cac Bien So " Exit Sub End If If a = 0 Then Text4.Text = " Hay Nhap a khac 0 " Exit Sub End If x = -b / a Text3.Text = x Label3.Visible = True Text3.Visible = True Text4.Visible = False End Sub - Viết mã cho thủ tục Command2_click() Private Sub Command2_Click() Text1.Text = "" Text2.Text = "" Text3.Text = "" Text4.Text = "" Label3.Visible = False Text4.Visible = True End Sub - Viết mã cho thủ tục Command3_click() Private Sub Command3_Click() End End Sub - Viết mã cho thủ tục Text1 hoặc Text2 Private Sub text1_KeyPress(KeyAscii As Integer) 36 D

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBIEN SOAN PHAN MEN SOAN THAO NHANH BAI TAP VAT LY 11.PDF