Khóa luận Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam

MỤC LỤC

 

Mục lục

Danh mục chữ viết tắt

Lời mở đầu

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC 1

I. Quá trình hình thành nền kinh tế tri thức 1

1. Vai trò của tri thức đối với phát triển 1

2. Sự ra đời nền kinh tế tri thức trên thế giới 3

II. Khái niệm và đặc trưng của nền kinh tế tri thức 6

1. Khái niệm nền kinh tế tri thức 6

2. Những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế tri thức. 8

2.1. Tri thức khoa học công nghệ và lao động kỹ năng cao là lực lượng sản

xuất thứ nhất, là lợi thế phát triển. 8

2.2. Sản xuất công nghệ là loại hình sản xuất phát triển, tiêu biểu và tiên tiến

nhất. 10

2.3. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế lấy toàn cầu làm thị trường. 11

2.4. Tốc độ biến đổi cao. 12

2.5. Xã hội tri thức thúc đẩy dân chủ hoá 13

2.6. Sáng tạo là động lực chủ yếu nhất thúc đẩy sự phát triển 13

III. Những điều kiện cơ bản hình thành nền kinh tế tri thức. 14

1. Một nền kinh tế thị trường phát triển cao. 15

2. Hệ thống giáo dục-đào tạo phát triển, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng. 15

3. Cơ sở hạ tầng thông tin phát triển cao. 16

4. Một nhà nước pháp quyền dân chủ. 17

IV. Xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức trên thế giới trong thế kỷ XXI 18

CHƯƠNG II: NỀN KINH TẾ TRI THỨC CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 21

I. Sự ra đời và phát triển nền kinh tế tri thức của Mỹ. 21

1. Quan niệm của Mỹ về nền kinh tế tri thức 21

2. Tình hình phát triển nền kinh tế tri thức ở Mỹ 22

2.1. Quá trình ra đời và phát triển của nền kinh tế tri thức của Mỹ 22

2.1.1. Vai trò nổi bật của khu vực công nghệ thông tin 23

2.1.2. Những đổi mới trong khu vực tài chính 24

2.1.3 Sự biến đổi của mô hình sản xuất và kinh doanh 25

2.2. Một số đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế tri thức ở Mỹ 29

2.2.1. Các ngành công nghệ cao, dịch vụ trở thành động lực tăng trưởng chính. 29

2.2.2. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế có xu hướng toàn cầu hoá mạnh 29

2.2.3. Nền kinh tế tri thức được quản lý và vận hành theo một cơ chế năng động 29

2.2.4. Lạm phát & thất nghiệp ở mức thấp 30

3. Vai trò của chính sách kinh tế vĩ mô 31

3.1. Đảm bảo nguồn tài chính 31

3.2. Đảm bảo nguồn nhân lực 31

II. Nền KTTT của một số nước EU 32

1. Quan niệm của các nước EU về nền KTTT 32

2. Đánh giá quá trình chuyển sang nền KTTT của các nước EU 34

2.1. Cơ cấu ngành của nền kinh tế 34

2.2. Chất lượng nguồn nhân lực 35

2.3. Tiềm lực khoa học và công nghệ 36

2.4. Sự áp dụng công nghệ thông tin 38

2.5. Hội nhập kinh tế quốc tế 39

3. Những nhân tố tạo nên thành công trong quá trình chuyển sang nền KTTT của các nước EU 40

3.1. Những thuận lợi chung 40

3.2. Bước tiến trong tiến trình liên kết của EU 41

3.3. Các chính sách thúc đẩy R&D của EU 42

4. Nguồn gốc của những hạn chế hiện nay. 43

4.1. Cơ sở hạ tầng thông tin còn một số bất cập 43

4.2. Sự yếu kém cơ cấu của nền kinh tế 44

4.3. Sự phân đoạn của thị trường. 44

5. Một số chính sách nhằm xây dựng thành công nền kinh tế tri thức ở các nước

EU 45

5.1. Thúc đẩy R&D 45

5.2. Phát triển công nghệ thông tin 45

5.3. Tăng cường liên kết toàn diện trong Liên Minh Châu Âu 46

5.4. Tăng cường đầu tư vào con người 46

5.5. Bảo đảm sự phát triển bền vững 47

III. Nền kinh tế tri thức của Nhật Bản 47

1. Thực trạng nền kinh tế tri thức ở Nhật Bản 47

2. Một số nhân tố tác động đến việc hình thành nền kinh tế tri thức ở Nhật Bản 50

2.1. Chậm đổi mới tư duy 50

2.2. Chưa đầu tư thích đáng vào công nghệ cao, trong đó có công nghệ IT 51

2.2. Những tồn tại trong phát triển nguồn nhân lực 52

2.3. Chậm tự do nền kinh tế 53

3. Một số chính sách nhằm tạo dựng nền kinh tế tri thức ở Nhật Bản 55

3.1. Đổi mới tư duy và tiến hành cải cách kinh tế 55

3.2. Đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu khoa học và công nghệ 56

3.3. Phát triển nguồn nhân lực 57

IV. Nền KTTT ở Trung Quốc 58

1. Quan niệm của Trung Quốc về nền kinh tế tri thức 58

2. Các vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc 59

2.1. Tri thức hoá các ngành truyền thống 59

2.2. Phát triển nhanh và bền vững 60

2.3. Giáo dục và nhân tài 61

2.4. Chính phủ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế tri thức 61

3. Một số chính sách nhằm xây dựng thành công nền kinh tế tri thức 61

3.1. Phát triển các ngành kỹ thuật cao 61

3.1.1. Hiện trạng các ngành kỹ thuật cao ở Trung Quốc 62

3.1.2. Chiến lược phát triển ngành nghề kỹ thuật cao 62

3.2. Phát triển công nghiệp kỹ thuật thông tin làm ngành công nghiệp chiến

lược 65

3.2.1. Tình hình phát triển công nghiệp kỹ thuật thông tin 65

3.2.2. Chiến lược phát triển 66

V. Nền kinh tế tri thức của Malaixia. 68

1. Cơ sở để Malaixia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế tri thức 66

2. Chiến lược phát triển kinh tế tri thức và các bước triển khai. 68

2.1. Chiến lược phát triển tổng thể. 69

2.1.1 Tăng cường phát triển công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế tri thức. 70

2.1.2 Phát triển siêu hành lang truyền thông đa phương tiện, quy hoạch công viên kỹ thuật cao. 70

2.1.3 Từng bước tin học hoá, mạng hoá và mô hình hoá ngành dịch vụ. 70

2.2. Các bước triển khai. 71

2.2.1. Chương trình xúc tiến nghiên cứu và triển khai tổng thể. 72

2.2.2. Chương trình công nghệ thông tin quốc gia. 74

2.2.3. Siêu hành lang truyền thông đa phương tiện 74

2.2.4. Năm mũi đột phá trong lĩnh vực điện tử. 74

3. Một số hạn chế trong việc thực thi chiến lược phát triển kinh tế tri thức. 75

V.Kinh nghiệm đối với Việt Nam 76

1. Đổi mới tư duy kinh tế 77

2. Phát triển công nghệ thông tin 78

3. Phát triển nguồn nhân lực 79

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG THÀNH CÔNG NỀN KTTT Ở

VIỆT NAM 81

I. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam 81

II. Thời cơ và thách thức 82

1. Thời cơ 82

2. Thách thức 84

III. Giải pháp 86

1. Tiếp tục đổi mới quản lý xã hội. 88

2. Xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ – thông tin hiện đại 90

3. Đầu tư vào giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực 93

3.1. Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu về tri thức. 93

3.2. Những chính sách và biện pháp phát triển giáo dục và đào tạo 93

4. Tăng cường hệ thống đổi mới quốc gia để sử dụng có hiệu quả tri thức

phục vụ phát triển 98

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

doc112 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2423 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một số bất cập. EU đã phát triển nhiều dịch vụ thông tin mới gắn với Internet, tuy nhiên khung chính sách vẫn còn khá khác biệt giữa các nước EU, dẫn đến sự khác nhau về cơ hội cạnh tranh, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và sự tăng trưởng thị trường. Giá truy cập Internet tuy trong thời gian qua đã giảm xuống song vẫn còn khá cao. Giữa năm 1999, giá truy cập trong 20 giờ trung bình ở Mỹ khoảng 34 USD, trong khi đó ở Pháp là 58 USD, ở Anh là 55 USD, ở Italia là 52 USD [17,214]. Sự phát triển của thương mại điện tử không chỉ phụ thuộc vào giá Internet mà còn phụ thuộc nhiều vào niềm tin của người tiêu dùng. Niềm tin này được tạo dựng trên cơ sở những tiêu chuẩn chung được áp dụng, sự bảo vệ bí mật thông tin, các biện pháp giải quyết tranh chấp... Người dân EU hiện nay ít tin tưởng vào thương mại điện tử như ở Mỹ do các cơ sở này chưa vững chắc ở tầm EU mà hầu như mới dừng lại ở các sáng kiến mang tính quốc gia. Sự phân đoạn của thị trường. Mặc dù các nước EU đã xây dựng thị trường thống nhất Châu Âu, Liên minh kinh tế – tiền tệ châu Âu và đồng tiền chung Euro, nhưng vẫn có sự khác biệt về giá cả trên thị trường (kể cả thị trường tài chính), cũng như về các thể chế, các quy tắc, sự điều tiết (nhất là trong các lĩnh vực như giáo dục, khoa học, quan hệ lao động...). Nhiều nước vẫn do dự trong việc loại bỏ những ngành không còn sức cạnh tranh, do dự trong cải cách cơ cấu. Tất cả những điều trên ngăn cản tác động của kinh tế quy mô, sự di chuyển của các nhân tố sản xuất, việc cấu trúc lại các ngành, sự đổi mới và truyền bá công nghệ, tức là làm giảm tính cạnh tranh, giảm khả năng điều tiết của EU nhằm đáp ứng bối cảnh kinh tế đang thay đổi nhanh chóng. Sự yếu kém cơ cấu của nền kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp ở EU đã tăng từ 2,4% trong thời kỳ 1970- 1975 lên 10% trong thời kỳ 1990 – 1995. Trong những năm gần đây, tình trạng thất nghiệp trong các nước EU có chiều hướng cải thiện (11,3% năm 1996, 10,45% năm 1997, 9,6% năm 1998 và 9,4% năm 1999) song tỷ lệ này vẫn cao hơn nhiều so với Mỹ và Nhật Bản (năm 1999 tỷ lệ thất nghiệp của hai nước này đều dưới 5%), cũng như mức trung bình của các nước G7 là 6,2%. Trong các nước EU, tình trạng thất nghiệp cơ cấu vẫn là một nét cơ bản. Số người thất nghiệp dài hạn chiếm tới một nửa số người thất nghiệp. Các nhà kinh tế hiện nay đang nói đến một sự tách rời giữa tăng trưởng và việc làm trong các nước EU [22]. 5. Một số chính sách nhằm xây dựng thành công nền kinh tế tri thức ở các nước EU. Do nhận thức được những cơ hội và thách thức như đã nêu ở trên, các nước EU hiện nay đang tích cực chuẩn bị điều kiện cần thiết để xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức thông qua các chính sách ở tầm EU cũng như ở tầm quốc gia. Tại Hội nghị thượng đỉnh EU ở Lisbon tháng 3 năm 2000, Hội đồng châu Âu đã quyết định thực hiện những nỗ lực lớn trong những năm tới để chuyển nền kinh tế tri thức thành cơ hội nâng cao tính năng động của nền kinh tế. Mục tiêu chiến lược đến năm 2010 là xây dựng châu Âu trở thành nền kinh tế dựa trên tri thức năng động, có tính cạnh tranh cao trên thế giới và có khả năng tăng trưởng kinh tế bền vững. EU đã ban hành một loạt các văn kiện và các nhà nước thành viên EU cũng đã có những điều chỉnh trong chính sách nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức trong thời gian tới. Các chính sách xây dựng nền kinh tế tri thức của các nước EU trong thời gian tới bao gồm các nội dung sau: 5.1. Thúc đẩy R&D. Nhận thức sự yếu kém tương đối về công nghệ của mình đối với Mỹ, các nước EU nhấn mạnh vai trò của khoa học và công nghệ. Theo một báo cáo năm 2000 của Uỷ ban châu Âu, hơn bao giờ hết, khoa học là một động lực cơ bản của các tiến bộ kinh tế và xã hội, là nhân tố then chốt của tính cạnh tranh, việc làm và chất lượng sống. Khoa học và công nghệ cũng là yếu tố trung tâm của quá trình làm chính sách, do vậy nghiên cứu cần đóng vai trò mạnh hơn, trung tâm hơn trong các hoạt động của nền kinh tế và xã hội EU [33, 110]. 5.2. Phát triển công nghệ thông tin. Phát triển nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin là một hướng ưu tiên của EU. Uỷ ban châu Âu tháng 6 năm 2000 đã đề ra kế hoạch hành động châu Âu điện tử (E – Europe Action Plan) nhằm mục tiêu tạo ra một châu Âu điện tử với ba hướng hành động chính: Internet rẻ hơn, nhanh hơn, an toàn hơn; đầu tư vào con người và kỹ năng; kích thích việc sử dụng Internet thông qua thúc đẩy thư điện tử. Có ba phương pháp chính để thực hiện các mục tiêu một châu Âu điện tử là: thúc đẩy tạo lập một môi trường pháp lý thích hợp; hỗ trợ những dịch vụ và cơ sở hạ tầng mới trên toàn EU, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông, đưa công nghệ tin học vào trường học; áp dụng phương pháp phối hợp chuẩn hoá để bảo đảm các hành động trên được tiến hành có hiệu quả. 5.3. Tăng cường liên kết toàn diện trong Liên minh châu Âu. Các nước EU kết hợp bước chuyển sang nền kinh tế tri thức với tiến trình tăng cường liên kết toàn diện trong Liên minh châu Âu. Do vậy, sự điều chỉnh thể chế là cần thiết. Một liên minh kinh tế và chính sách chặt chẽ sẽ tăng cường tiềm lực kinh tế, tiềm năng đổi mới của EU, thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức. Về hợp tác trong nghiên cứu, Uỷ ban Châu Âu khẳng định cần thúc đẩy các nỗ lực nghiên cứu công và tư ở EU, sự phối hợp các nỗ lực nghiên cứu của các quốc gia thành viên, giữa cấp quốc gia và cấp EU. Để thực hiện được điều đó, EU đang có kế hoạch thúc đẩy việc hình thành Vùng nghiên cứu Châu Âu (Europe research Zone). Hiện tại, có nhiều vấn đề đang có ảnh hưởng lớn đến sự điều chỉnh và khai thác những cơ hội mới về công nghệ và kinh tế ở EU, do vậy, EU đang có nỗ lực thống nhất hoá các tiêu chuẩn EU, tiến tới xây dựng một hệ thống phát minh sáng chế châu Âu, thiết lập một môi trường chắc chắn và tin tưởng cho sự phát triển và áp dụng công nghệ thông tin. Quy định số 2000/31/EC ngày 8/6/2000 của Nghị viện châu Âu về một số khía cạnh pháp lý về các dịch vụ xã hội và thông tin, nhất là thương mại điện tử trên thị trường EU (tiêu chuẩn kỹ thuật viễn thông, nghị định thư về bảo mật, luật về chữ ký điện tử) sẽ tạo ra một bước tiến quan trọng đối với sự phát triển của thương mại điên tử ở EU. 5.4. Tăng cường đầu tư vào con người. Các nước EU chú trọng đến sự học hỏi diễn ra ở mọi cấp độ và coi đó là nền tảng của bước chuyển sang nền kinh tế tri thức. Theo một báo cáo của chương trình nghiên cứu kinh tế xã hội (TSER) do Uỷ ban châu Âu lập ra, “nền kinh tế học hỏi ” là một nền kinh tế, trong đó khả năng học hỏi là một yếu tố đem lại sự thành công về kinh tế cho các cá nhân, các doanh nghiệp, các khu vực và các nước. Cũng theo báo cáo trên, có thể thấy rằng nền kinh tế học hỏi không nhất thiết phải là nền kinh tế công nghệ cao. Học hỏi là một quá trình diễn ra trong tất cả các bộ phận của nền kinh tế, kể cả những ngành được coi là công nghệ thấp và những ngành truyền thống [3,20]. Cải cách giáo dục, đào tạo, tăng cường công tác truyền bá tri thức do vậy được coi là một tiền đề quan trọng cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức ở các nước EU. 5.5. Bảo đảm sự phát triển bền vững. Bên cạnh các khía cạnh xã hội như đã nêu ở trên, qua trình chuyển sang nền kinh tế tri thức ở các nước EU cần nhấn mạnh đến chính sách bảo vệ môi trường. Theo một số dánh giá hiện nay, từ nay đến năm 2010, các nước EU sẽ rút ngắn khoảng cách với Mỹ trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin. Thị trường châu Âu về công nghệ thông tin và viễn thông tiếp tục tăng trưởng cao hơn mức trung bình của thế giới. Năm 2001 thị trường công nghệ thông tin và viễn thông châu Âu tăng 9,5% trong khi ở Mỹ là 8%, ở Nhật Bản là 6%. Nếu năm 2000 có 60 triệu người sử dụng website ở EU thì năm 2002 có tới 160 triệu người. Tuy nhiên, sự tiến bộ chung theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức ở EU phụ thuộc nhiều vào việc giải quyết tốt các trở ngại đã nêu ở trên, trong đó trước hết cần điều hoà tốt quan hệ giữa tính xã hội và tính cạnh tranh, giải quyết tố những bất đồng giữa các nước thành viên nhằm thúc đẩy liên kết kinh tế và chính sách toàn diện và chặt chẽ hơn. Nền kinh tế tri thức của Nhật Bản. 1. Thực trạng nền kinh tế tri thức ở Nhật Bản Có thể nói rằng, theo tất cả các tiêu chuẩn mà các nhà khoa học đưa ra thì nền kinh tế tri thức chưa xuất hiện ở Nhật Bản, mà trong thực tế, Nhật Bản đang bắt đầu xây dựng những cơ sở hạ tầng hay những yếu tố cấu thành cơ bản cho nền kinh tế tri thức. Theo như ông Idei Nobuyuki, chủ tịch tập đoàn SONY kiêm chủ tịch hội đồng chiến lược công nghệ thông tin, một cơ quan tư vấn cho cựu Thủ tướng Yoshiro Mori, đã nói “Nhật Bản hiện đang trong giữa những thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu công nghiệp của mình và bước đầu chuyển từ một xã hội dựa vào chế tạo (a manufacturing–based society) sang một xã hội dựa vào tri thức (a knowledge Based society)”. Hiện nay, nếu xét về trình độ khoa học và công nghệ nói chung thì Nhật Bản chỉ xếp thứ hai, sau Mỹ. Tổng ngân sách R&D năm 1999 của Nhật Bản là 16000 tỷ Yên, đứng thứ hai sau Mỹ là 29000 tỷ Yên và vượt xa Đức đứng thứ ba là 6000 tỷ Yên. Còn về số nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, Nhật Bản có 58 nhà khoa học trên 10000 dân, vượt xa Mỹ với 38 người. Có thể nói, với hai chỉ tiêu này nên Nhật Bản là một trong những cường quốc về khoa học và công nghệ. Ngoài ra, số hãng kinh doanh hàng hoá và dịch vụ trên mạng đang tăng nhanh chóng trong thời gian qua ở Nhật Bản, từ 7500 hãng năm 1997 lên tới 12000 hãng năm 1998 và 20000 hãng năm 1999. Tính chung, các ngành công nghiệp dựa trên tri thức như thông tin, tài chính, bảo hiểm và dịch vụ đã đóng góp tới 53% GDP ở Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ hơn các chỉ tiêu khác thì ta thấy một tình hình khác về thực trạng kinh tế tri thức ở Nhật Bản. Theo International Institute for management development của Thuỵ Sỹ, về cơ sở hạ tầng cơ bản (bao gồm chi tiêu cho R&D, đầu tư vào viễn thông và số bằng phát minh có hiệu lực) thì Nhật Bản chỉ xếp thứ 19 ( tháng 4 năm 2001) trong số các nền kinh tế công nghiệp và mới nổi, trong khi Mỹ vẫn duy trì vị trí số 1 từ năm 1997 . Tính đến cuối năm 2001 mới có khoảng 55,93 triệu người, chiếm 44% dân số được tiếp cận với Internet qua các thiết bị máy tính, điện thoại di động hoặc các thiết bị khác khiến cho Nhật Bản chỉ xếp thứ 16 trong số các nước truy cập Internet (năm 2000 Nhật Bản xếp thứ 14). Trong khi đó, Thuỵ Điển đứng đầu với 64,7% dân số tiếp cận với Internet, tiếp đó là Iceland với 60,8%, Đan Mạch với 60,4%, Mỹ với 59,8%, Anh với 55,3%, Đức với 36,4%. Trong khi 98% các trường tiểu học, gần 100% các trường trung học và 77% số lớp học ở Mỹ được nối mạng Internet năm 2000 thì các con số tương ứng này ở Nhật Bản là 56%,71% và 5%. Không những thế, nếu hầu hết Internet ở Mỹ đều được nối qua các đường truyền tốc độ cao thì ở Nhật Bản đến cuối năm 2001 vẫn còn đến hơn 50% được nối qua hệ thống điện thoại quay số tốc độ chậm và chỉ có 14,9% sử dụng mạng tốc độ cao [12,225]. Hiện nay, mặc dù việc buôn bán các sản phẩm liên quan đến công nghệ thông tin trên toàn cầu đã tăng mạnh song thị phần của Nhật Bản đã giảm sút trong thời kỳ 1996 – 2000. Trong thời gian trên, doanh số bán ra các sản phẩm công nghệ thông tin của Mỹ tăng trung bình 6,2%/ năm, 15 nước EU tăng 5,6%, Trung Quốc tăng 19,3%, Hàn Quốc tăng 9,3% và Đài Loan tăng 9% thì Nhật Bản lại giảm trung bình 0,4%. Trong thực tế, hiện nay Nhật Bản không thể cạnh tranh được với Mỹ và EU, đặc biệt là trong việc kinh doanh các thiết bị viễn thông. Xét về mặt xử lý thông tin, các công ty Mỹ luôn đi trước các công ty Nhật Bản, nhất là trong các chương trình phần mềm. Có thể nói, mặc dù hiệu quả của các công ty Nhật bản trong các ngành chế tạo vẫn cao song trong các ngành phi chế tạo, thì các công ty Nhật Bản lại chậm ít nhất là 5 năm so với các công ty của Mỹ. Ngay cả chính phủ Nhật Bản, trong Chiến lược công nghệ thông tin cơ bản cũng đã thừa nhận sự lạc hậu tương đối của Nhật Bản trong việc phát triển công nghệ thông tin. Nhật Bản hiện nay đang tụt hậu xa so với các quốc gia khác trong việc tiến hành cách mạng công nghệ thông tin. Việc sử dụng Internet của Nhật Bản đang ở mức thấp nhất trong số các nước công nghiệp lớn và hoàn toàn không hơn gì các quốc gia ở châu á - Thái Bình Dương khác. Nhật Bản thậm chí còn tụt hậu so với các nước khác về việc sử dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh và quản lý công cộng. Trong một môi trường đang thay đổi nhanh chóng thì sự chậm trễ của Nhật Bản trong cách mạng công nghệ thông tin có thể sẽ gây ra những chênh lệch lớn về lợi thế cạnh tranh trong tương lai. Nhật Bản cần nhận thức rõ ràng rằng trong khi Nhật Bản vượt trình độ quốc tế về cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực điện thoại và thông tin thì họ lại đang tụt hậu xa so với các nước công nghiệp khác trong việc sử dụng Internet, điều đó đã cản trở sự phát triển của công nghệ thông tin và khiến cho Nhật Bản chậm trễ hơn so với Mỹ trong việc phục hồi nền kinh tế thông tin. Sự chậm trễ trên không chỉ khiến cho Nhật Bản khó thoát ra khỏi tình trạng kinh tế khó khăn mà còn làm giảm sức cạnh tranh toàn cầu của Nhật Bản. Theo “The World Competitiveness Yearbook” do The International Institute for Management ( Thuỵ Sĩ ) công bố, sức cạnh tranh toàn cầu của Nhật Bản đã giảm từ thứ 2 năm 1993 xuống thứ 17 năm 2000. Còn theo Global Competitiveness Report 2000 của trường đại học Harvard ( Mỹ ) thì sức cạnh tranh quốc tế của Nhật Bản hiện đứng thứ 14 và chẳng bao lâu sẽ bị Hồng Kông và Đài Loan vượt qua. Theo bảng xếp hạng về sức cạnh tranh của 31 nền kinh tế OECD và châu á được công bố vào cuối năm 2000 do Trung tâm nghiên cứu Tokyo xây dựng trên cơ sở đánh giá 8 tiêu chí của nền kinh tế tri thức ( thương mại và tài chính quốc tế, quản trị công ty, giáo dục, tài chính trong nước, hiệu năng của chính phủ, khoa học và công nghệ, hạ tầng cơ sở xã hội, công nghệ thông tin ) thì Nhật Bản không chiếm được vị trí thứ nhất trong bất kỳ tiêu chí nào. Trong khi đó, về mặt giáo dục Nhật Bản lại đứng ở vị trí cuối cùng, về khoa học và công nghệ vẫn đứng thứ hai sau Mỹ. Mặc dù là nơi sinh ra những công ty điện tử đứng đầu thế giới nhưng Nhật Bản lại xếp ở vị trí thứ 14 xét về sức cạnh tranh công nghệ thông tin, trong khi Mỹ chiếm vị trí thứ nhất, Singapore thứ 6, Hồng Kông thứ 11, Đài Loan thứ 13 [12, 229] 2. Một số nhân tố tác động đến việc hình thành nền kinh tế tri thức ở Nhật Bản. Chậm đổi mới tư duy. Mặc dù vai trò quan trọng của tri thức và công nghệ thông tin trong hoạt động kinh tế đã thể hiện rất rõ ở nhiều nước từ một vài thập kỷ trước, song các nhà lãnh đạo Nhật Bản còn khá mơ hồ về vấn đề xã hội thông tin và tri thức, họ chưa nắm rõ ý nghĩa của cuộc cách mạng công nghệ thông tin và vai trò quan trọng của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản. Họ không hiểu rằng nền kinh tế mới đòi hỏi cơ chế vận hành khác hẳn so với nền kinh tế cũ, việc chuyển sang nền kinh tế mới, do đó cần phải có những thay đổi căn bản về tư duy. Tiêu biểu cho các chính sách của Nhật Bản có thể kể đến kế hoạch hành động “ Ideal Socio-economy and Policies for Economic Rebirth” do Hội đồng kinh tế, tư vấn cho Thủ tướng, soạn và công bố vào năm 2000. Các kế hoạch này vẫn được xây dựng dựa trên lối suy nghĩ cũ về công nghệ và quá trình xử lý thông tin. Họ không hiểu rằng, do sự phát triển rộng khắp của máy tính cá nhân và mạng Internet nên quá trình xử lý thông tin đã chuyển từ việc sử dụng tập trung các máy chủ thành quá trình xử lý phi tập trung dưới hình thức thống nhất thông qua mạng Internet bao phủ rộng khắp toàn cầu bằng một mạng thông tin cực rẻ và tiêu chuẩn hoá và dễ tiếp cận được với mọi người. Cũng do vậy nên ngày nay đã xuất hiện một loại hình kinh doanh chưa hề có trước đây là đấu giá qua mạng, cho phép cả những người tiêu dùng bình thường cũng có thể tham gia vào việc đấu thầu các hàng hóa và dịch vụ và các doanh nghiệp có thể tìm kiếm được các nhà cung cấp phụ tùng trên khắp thế giới mà không cần phải đầu tư thêm. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, kế hoạch trên của Nhật Bản đã tụt hậu so với thời đại và là một bằng chứng cho thấy Nhật Bản về cơ bản vẫn còn nằm trong kỷ nguyên BI – Before Information (trước Kỷ nguyên Thông tin). Do vẫn giữ những suy nghĩ và quan niệm cũ nên trong thực tế nhiều năm qua, Nhật Bản vẫn duy trì cơ chế quản lý cũ mà đã đem lại thành công một thời và cố tìm cách làm cho chúng thích nghi với nền kinh tế mới, thời đại mới mà không có những giải pháp và cải cách thích ứng kịp thời và triệt để. Chưa đầu tư thích đáng vào công nghệ cao, trong đó có công nghệ thông tin. Đầu tư cho công nghệ thông tin của Nhật Bản còn hạn chế so với các nước phát triển khác trên thế giới. Trong khi Mỹ và Thuỵ Điển dẫn đầu thế giới về tỷ lệ GDP đầu tư cho công nghệ thông tin, đạt 4,5% vào năm 1999 và một số nước châu Âu như Anh và Đức đạt 3% thì Nhật Bản chỉ dành có 2% GDP cho lĩnh vực này. Ngoài ra, chi phí cho công nghệ thông tin của các công ty Nhật Bản cũng chỉ bằng 1/2 của các công ty Mỹ. Sự chậm trễ của Nhật Bản trong việc nghiên cứu các sáng chế công nghệ mới là do 80% hoạt động R&D được tập trung tại các phòng thí nghiệm tư nhân và thiên về tiếp thu, ứng dụng và cải tiến chứ không phải là nghiên cứu cơ bản, là phát minh và sáng tạo. Những tồn tại trong phát triển nguồn nhân lực. Việc phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản cho đến nay cũng chứa đựng nhiều vấn đề và chưa đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế tri thức, nhất là cuộc cách mạng công nghệ thông tin. Trước hết, hệ thống giáo dục và đào tạo của Nhật Bản với những đặc điểm chủ yếu như nhấn mạnh đến sự đồng nhất, đề cao tính tập thể và xem nhẹ tinh thần và lối suy nghĩ độc lập, sáng tạo cá nhân của người học. Trong thực tế, hệ thống đó đã có tác dụng tốt suốt nhiều thập kỷ sau chiến tranh thế giới thứ hai bằng cách nhanh chóng tạo ra được đội ngũ đông đảo nhân lực có trình độ phù hợp với việc tiếp thu, cải tiến công nghệ nhập khẩu với một chế độ quản lý lao động đòi hỏi tính kỷ luật cao. Tuy vậy, hệ thống giáo dục này đã sớm tỏ ra lỗi thời trước cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới, nhất là cuộc cách mạng công nghệ thông tin, đòi hỏi phải có những người lao động không chỉ biết làm việc theo lịch trình có sẵn mà phải có đầu óc sáng tạo, biết suy nghĩ độc lập, luôn luôn đổi mới và có tinh thần học hỏi. Điều đó có nghĩa là hiện nay hệ thống giáo dục này chưa cung cấp đủ cho Nhật Bản nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ mới. Các chuyên gia cho rằng, việc chậm cải cách đã khiến cho hệ thống giáo dục và đào tạo Nhật Bản trở thành vật cản của quá trình tiến đến nền kinh tế tri thức. Những vấn đề nhân lực của Nhật Bản, nhất là nhân lực có chất lượng cao, sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn khi mà dân số Nhật Bản giảm gia tăng và số người già sẽ nhanh chóng đạt tới 1/3 dân số vào cuối thập kỷ này. Trong một số năm qua, tuy Nhật Bản đã tiến hành nhập khẩu lao động nước ngoài để bù đắp cho sự thiếu hụt nhân lực trong nước nhưng chính sách này vẫn chưa phát huy hiệu quả. Năm 2000, số người nước ngoài ở Nhật Bản là 1 686 000 song mới chiếm 1,33% dân số, thấp xa so với 19% ở Thuỵ Sỹ, 9% ở Đức và 4% ở Anh. Chính sách nhập cư của Nhật Bản đã thay đổi nhưng vẫn còn chắp vá, chưa thực chất và hiệu quả, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức lấp khoảng trống, và chỉ là sự phản ứng trước sức ép đòi mở cửa thị trường lao động từ nước ngoài hơn là từ đòi hỏi của bản thân nhu cầu nội tại của nền kinh tế Nhật Bản. Điều đó cũng có nghĩa là những chính sách này chưa có tác dụng bao nhiêu đối với việc giải quyết tình hình thiếu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Trong thực tế, Nhật Bản chưa nhận thức hết được ý nghĩa của việc chấp nhận những công dân nước ngoài nhằm bổ sung cho sự giảm sút dân số Nhật Bản trong tương lai. Theo một điều tra vào tháng 11 năm 2000, mặc dù 70% người Nhật được hỏi cho là Nhật Bản sẽ bị thiếu lao động nghiêm trọng ở mọi ngành, nhưng chỉ có 17% cho rằng Nhật Bản cần tích cực nhận người nước ngoài, trong khi 53,2% cho rằng người nước ngoài chỉ được nhận như là giải pháp cuối cùng. Chậm tự do nền kinh tế. Sự chậm trễ tương đối của Nhật Bản trong quá trình tiến tới xây dựng một nền kinh tế tri thức là còn do Nhật Bản vẫn còn giữ mô hình kinh tế cũ trong thời đại mới. Vào những năm 1970 và suốt những năm 1980, trong khi chính phủ Mỹ đã kiên quyết tiến hành những cải cách kinh tế, tự do hoá hơn nữa nền kinh tế, cải tiến quản lý doanh nghiệp, tháo bỏ các thể chế và các quy chế tài chính và quản lý lao động lỗi thời, tạo môi trường thuận lợi để các công ty Mỹ phát huy hết tính năng động và nâng cao sức cạnh tranh của mình thì Nhật Bản vẫn còn quá say sưa với những thành tựu kinh tế của mình trong thập kỷ qua mà quên mất phải tập trung đầu tư cho lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ sinh học, hàng không vũ trụ và công nghệ thông tin. Trong hơn 10 năm qua, mặc dù những điều kiện hoạt động của nền kinh tế Nhật Bản đã thay đổi đáng kể song những chính sách kinh tế của Nhật Bản hầu như không thay đổi so với 10 – 20 năm trước đây. Các chính sách này vẫn tập trung vào các vấn đề ngắn hạn mà coi nhẹ những vấn đề quan trọng, cơ bản và lâu dài như cải cách cơ cấu và cơ chế kinh tế. Có sự khác nhau lớn giữa Nhật Bản và các nước châu Âu về hệ thống kinh tế. Hệ thống kinh tế này bao gồm cả hệ thống điều chỉnh kinh tế, trong đó có hệ thống tài chính. ở Nhật Bản, hệ thống điều chỉnh kinh tế và xã hội mang tính chỉ huy và kiểm soát cao đã tồn tại suốt nhiều thập kỷ qua, Nhà nước và cơ quan quản lý luôn được ở vị trí ưu tiên nên việc quản lý thường là một quá trình theo chiều dọc từ trên xuống. Kiểu quản lý như vậy không phù hợp với với nền kinh tế tri thức. So với các nước công nghiệp phát triển khác, nền kinh tế Nhật Bản, trước hết là các doanh nghiệp tư nhân, vẫn chịu sự quản lý khá chặt chẽ của chính phủ theo các kế hoạch và mục tiêu được vạch ra. Về hệ thống tài chính ở Nhật Bản, do thị trường chứng khoán, nhất là thị trường OTC chưa phát triển và hình thức tài trợ chính vẫn là tài trợ gián tiếp, thông quan các khoản vay ngân hàng nên các doanh nghiệp tiêu biểu cho các lĩnh vực công nghệ cao khó huy động vốn. Điều mà Nhật Bản cần làm là chuyển từ tài trợ gián tiếp thông qua các ngân hàng sang tài trợ trực tiếp thông qua các thị trường chứng khoán, nhất là thị trường OTC. Tuy là một nền kinh tế thị trường, dựa nhiều vào xuất khẩu và đầu tư ra nước ngoài để phát triển suốt nhiều thập kỷ qua và cho đến gần đây, hàng rào mậu dịch của Nhật Bản đã hạ xuống mức thấp nhất trong số các nước OECD, nhưng trong thực tế, nền kinh tế Nhật Bản vẫn bị coi là khép kín. Có thể nói, nền kinh tế Nhật Bản chưa chịu chơi một sân chơi chung như của các nền kinh tế khác, chưa được quốc tế hoá đầy đủ. Để cho phép nền kinh tế tri thức, trước hết là công nghệ thông tin và viễn thông có thể phát triển mạnh được ở Nhật Bản thì Nhật Bản phải có sự điều chỉnh thích ứng về hệ thống kinh tế. Nhìn vào lịch sử kinh tế, có nhiều nước đã từng đứng đầu thế giới về công nghệ, song đã không điều chỉnh thành công hệ thống kinh tế của mình trước những chuyển biến mới nên đã bị tụt hậu dần so với các nước khác. Một ví dụ tiêu biểu là nước Anh, nước đứng đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp, song đã bị những nước mới công nghiệp hoá vượt qua. Chính thái độ cố duy trì các htể chế và các ngành công nghiệp hiện có đã trở thành cản trở cho sự xuất hiện của các công ty mới và các hình thức hoạt động kinh tế mới. Đây chính là điều đang xảy ra ở Nhật Bản. Chính Thủ tướng Nhật Bản cũng đã thừa nhận trong diễn văn “Nhật Bản và Asean ở Đông á” tại viện nghiên cứu Đông Nam á (Singapore) ngày 14/1/2002: “Lý do nền kinh tế Nhật Bản trì trệ trong một khoảng thời gian dài như thế vào những năm 1990 là rõ ràng. Thành công trước đó của Nhật Bản đã làm cho chúng tôi tự mãn. Mặc dù đã có những thay đổi quan trọng đang diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu, nhưng Nhật Bản lại không hưởng ứng kịp thời bằng việc tiến hành cải cách cơ cấu kinh tế và chính trị của mình. Công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra một thị trường toàn cầu thống nhất và duy nhất. Sự cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn rất nhiều. Để thành công được trong điều kiện như thế, mỗi quốc gia cần một thị trường tự do và có hiệu quả cũng như một thị trường tài chính mạnh mẽ và lành mạnh”. Một số chính sách nhằm tạo dựng nền KTTT ở Nhật Bản. Đổi mới tư duy và tiến hành cải cách kinh tế. Để đưa nước Nhật tiến tới và phát triển nền kinh tế tri thức, nhiều giải pháp đã được đưa ra như cần xây dựng một cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại và toàn diện, một mạng lưới thông tin tốc độ cao, tăng tỷ lệ người sử dụng Internet... Những điều kiện đó rất quan trọng và cần phải đáp ứng tích cực đối với bất cứ nước nào muốn chuyển sang nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, phần đông các nhà nghiên cứu Nhật Bản và nước ngoài đều cho rằng, điều quan trọng nhất và trước tiên cần làm ngay đối với Nhật Bản là: Cần thay đổi lối suy nghĩ cơ bản: Nước Nhật phải tạo được sự nhất trí chung của toàn quốc gia đối với việc xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức, trước hết là ngành công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin. Bước đầu tiên là phải hiểu được thực chất của cách mạng công nghệ thông tin và vai trò to lớn của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB10.doc
Tài liệu liên quan