MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Đóng góp của khoá luận 6
B. PHẦN NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ LÀNG CỰ ĐÀ VÀ HIỆN TRẠNG NHÀ CỔ Ở LÀNG 7
1.1. Giới thiệu về làng Cự Đà 7
1.1.1. Vị trí địa lý, dân cư và diện tích 7
1.1.1.1. Vị trí địa lý 7
1.1.1.2. Diện tích và dân cư 9
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 11
1.1.2.1. Quá trình thành lập làng 11
1.1.2.2. Quá trình phát triển 14
1.2. Giới thuyết về nhà cổ và hiện trạng nhà cổ ở làng Cự Đà 16
1.2.1. Giới thuyết về nhà cổ 16
1.2.2. Hiện trạng nhà cổ ở làng Cự Đà 21
1.2.2.1. Số lượng nhà cổ ở làng Cự Đà hiện nay 21
1.2.2.2.Tình hình nhà cổ hiện nay ở làng Cự Đà 22
Tiểu kết chương 1 28
CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC NHÀ CỔ Ở LÀNG CỰ ĐÀ 29
2.1. Một vài đặc điểm, cấu trúc của ngôi nhà cổ truyền người Việt 30
2.1.1. Tổ chức không gian 30
2.1.2. Vật liệu xây dựng đặc trưng 30
2.1.3. Hướng nhà đặc trưng 32
2.1.4. Mặt bằng tổng thể 33
2.1.5. Kết cấu 34
2.1.6. Trang trí trong và ngoài nhà 35
2.2. Đặc điểm, cấu trúc của ngôi nhà cổ ở làng Cự Đà 36
2.2.1. Bố cục không gian 37
2.2.2. Mặt bằng tổng thể và mặt bằng nhà chính 39
2.2.3. Hướng nhà 41
2.2.4. Vật liệu xây dựng 41
2.2.5. Về mặt kết cấu kiến trúc và niên đại của ngôi nhà 41
2.2.6. Điêu khắc, trang trí trong và ngoài nhà 44
2.3. Sơ bộ nhận xét, đánh giá về cấu trúc nhà cổ ở làng Cự Đà 45
Tiểu kết chương 2 47
CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG CỦA NHÀ CỔ Ở LÀNG CỰ ĐÀ 48
3.1. Một số chức năng chính của nhà ở cổ truyền của người Việt 48
3.1.1. Nhà ở đảm bảo nhu cầu cư trú của con người 48
3.1.2. Chức năng kinh tế 49
3.1.3. Tâm linh 50
3.1.4. Chức năng giao tiếp 51
3.2. Các chức năng của ngôi nhà cổ ở làng Cự Đà 51
3.2.1. Chức năng cư trú 52
3.2.2. Chức năng lao động sản xuất 53
3.2.3. Tâm linh 55
3.2.4. Chức năng giao tiếp 55
3.3. Sơ bộ nhận xét, đánh giá về chức năng nhà cổ ở làng Cự Đà 57
Tiểu kết chương 3 58
C. KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .62
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3428 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Bước đầu khảo sát nhà cổ ở làng Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nói cảm nhận về nhà cổ, họ đều thừa nhận những ngôi nhà cổ đẹp, họ thấy tiếc khi trong làng có một gia đình nào đó phá nhà cổ để xây nhà khác. Nhưng khi hỏi họ có thích sống trong những ngôi nhà đó không, chúng tôi đều nhận được một câu trả lời là không muốn sống trong đó bởi không gian không thoáng, ngôi nhà lúc nào cũng tối cho dù đó là ban ngày và tình trang xuống cấp của các ngôi nhà khiến tâm lý họ không thoải mái.
Ông Tuấn, nguyên Trưởng thôn làng Cự Đà, cho biết, ông đã từng chứng kiến nhiều ngôi nhà bị đốn ngã với nhiều lý do khác nhau. Nhận thấy giá trị của những ngôi nhà cổ trong đời sống hiện đại, nhưng chính quyền thôn, xã cũng không ngăn nổi người dân phá nhà cổ. Tuy nhiên để người dân phải sống trong những ngôi nhà xập xệ nứt toác vì không đủ điều kiện tôn tạo theo lối cổ cũng là điều làm chính quyền xã đau đầu. Không phải người dân ở đây không biết giá trị của những ngôi nhà cổ bởi hầu như chẳng có ngày nào ở Cự Đà là không được những đoàn khách ghé thăm. Nhưng có một thực tế mà ông nói với chúng tôi là: “Quỹ đất của thôn đang bị thu hẹp dần, theo sự phát triển về dân số, những ngôi nhà cổ đã không chịu đựng được sức ép ấy. Thế là họ đành phải phá nhà cũ đi để làm nhà mới. Nếu cứ đà này, chỉ vài năm nữa những ngôi nhà cổ này sẽ dần mai một”.
Đặc biệt, hiện nay đang có dự án xây dựng khu đô thị mới ở sau cánh đồng của làng, dự án này lấy đi phần lớn diện tích đất canh tác của người dân nơi đây. Việc hình thành khu đô thị mới sẽ có nhiều hệ quả tác động tới đời sống của người dân và đe doạ tới sự tồn tại của nhà cổ nơi đây.
VÊn ®Ò ®« thÞ hãa còng cã t¸c dông hai mÆt c¶ yÕu tè tÝch cùc vµ tiªu cùc. MÆt tÝch cùc ta cã thÓ nh×n thÊy râ ®ã lµ sù ph¸t triÓn n©ng cao cña ®êi sèng kinh tÕ x· héi cïng nh÷ng yÕu tè vËt chÊt phôc vô ngµy cµng tèt h¬n cho ®êi sèng cña ngêi d©n. MÆt tiªu cùc lµ qu¸ tr×nh ®« thÞ hãa diÔn ra ®· xãa ®i nh÷ng gi¸ trÞ v¨n ho¸ truyÒn thèng ®Æc biÖt trong lÜnh vùc kiÕn tróc. Sù ph¸t triÓn lén xén ®· lµm ph¸ vì bé mÆt kh«ng gian kiÕn tróc c¶nh quan lµng truyÒn thèng, thËm chÝ ë nhiÒu n¬i c¸c c«ng tr×nh di tÝch cßn bÞ x©m h¹i.
Nh vËy, ®« thÞ ho¸ dÉn tíi sù biÕn ®æi vÒ cÊu tróc d©n c, v¨n ho¸ vµ kh«ng gian c¶nh quan kiÕn tróc lµng truyÒn thèng vµ ®· g©y nh÷ng t¸c ®éng lín trªn mäi lÜnh vùc ®êi sèng cña lµng. Tr¶i qua qu¸ tr×nh ®ã, cã nh÷ng lµng truyÒn thèng ®· bÞ mÊt ®i hoµn toµn, cã lµng bÞ ph¸ vì cÊu tróc vµ bÞ biÕn ®æi kh«ng thÓ nhËn diÖn ®îc cÊu tróc cò cña lµng. Nh÷ng lµng cßn l¹i bÞ t¸c ®éng m¹nh mÏ vµ bÞ ph¸ vì cÊu tróc ë nh÷ng møc ®é kh¸c nhau, tuy cßn gi÷ ®îc m« h×nh lµng nhng còng chÞu t¸c ®éng kh«ng nhá cña ®« thÞ ho¸ vµ dÇn dÇn còng bÞ biÕn ®æi theo c¸c trµo lu hiÖn hµnh.
Hiện tại, Cự Đà chỉ còn 25 ngôi nhà gỗ cổ truyền thống. Các ngôi nhà dù thường xuyên được tu bổ nhưng cũng khó chống lại sự công phá của thời gian. Nhưng điều làm người dân lo lắng hơn không phải dừng lại ở đó. Việc các thế hệ trong gia đình tăng dần số lượng theo thời gian mới thấy sự cần thiết phải có chốn ở hợp lý. Giữ lại ngôi nhà là giữ lại phần hồn cho chính họ và gia đình cũng như cho làng xã, cho văn hoá của dân tộc. Nhưng việc cần có chỗ để sinh hoạt và sản xuất thì không thể không tính đến. Những người dân nơi đây luôn có ý thức giữ gìn những công trình mà thế hệ trước để lại và xót xa nghĩ đến một ngày nào đó khi không còn ai chăm chút cho ngôi nhà tuổi thọ hơn cả mấy đời người. Tuy nhiên, một thực tế đặt ra đối với người dân nơi đây là nhu cầu sử dụng diện tích sinh hoạt tăng lên, mà những ngôi nhà cổ thì không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của họ, đồng thời họ cũng không thể sống trong không gian chật hẹp như vậy được.
Những người dân không thể tự mình đảm trách trách nhiệm giữ gìn những nét đẹp cổ kính của Cự Đà, cũng như không thể không xây mới những ngôi nhà theo kiến trúc hiện đại phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của họ. Và người dân biết, sẽ không hài hòa nếu xây những ngôi nhà hiện đại cạnh những ngôi nhà cổ kính lâu đời nhưng hiện nay về làng có rất nhiều ngôi nhà ống hay nhà cao tầng mọc lên thay thế cho những ngôi nhà cổ kính thâm trầm trước kia. Trong đó, đáng tiếc nhất là ngôi nhà có tuổi đời khoảng 300 năm của bà Hai Chiếu, ước tính được xây dựng vào thời Lê, do nhu cầu để ở nên ngôi nhà đã bị phá đi để xây ngôi nhà hiện đại hơn. Vì vậy, Cự Đà rất cần một quy hoạch kiến trúc phù hợp cũng như những chính sách bảo tồn hợp lý để gìn giữ nét văn hoá - dấu ấn của sự thịnh vượng một thời của làng quê Việt.
Tiểu kết chương 1
Tóm lại, qua việc giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của làng Cự Đà, chúng ta thấy với vị trí thuận lợi nằm ở vị trí gần kinh thành Thăng Long cùng với dòng sông Nhuệ, người dân làng Cự Đà dễ dàng giao lưu buôn bán với các nơi và sự nhanh nhạy của con người nơi đây đã đưa làng trở thành một ngôi làng thành đạt và giàu có của ngôi làng cổ đặc biệt này. Và cũng giải thích phần nào làng lại tập trung một số lượng nhà gỗ cổ và các ngôi nhà kiến trúc Pháp xuất hiện nhiều ở làng. Qua đó, chúng ta bước đầu biết được khái niệm về nhà cổ, thông qua khái niệm này thống kê được số lượng nhà gỗ cổ và hiện trạng nhà cổ hiện nay ở làng. Hiện trạng nhà cổ ở làng là một vấn đề rất cấp thiết với người dân ở làng, với ban quản lý văn hóa ở làng phải làm sao để bảo vệ được vốn nhà cổ quý của làng.
CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC NHÀ CỔ Ở LÀNG CỰ ĐÀ
Mỗi làng quê người Việt, khi nhắc tới đều gắn với hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, đồng lúa hay là dòng sông bao quanh làng, những hình ảnh này đã quá quen thuộc đối với những người con xa quê khi nhớ về quê hương của mình. Văn hóa làng xã được hình thành trên cơ sở những hoạt động lao động sản xuất, sinh hoạt, phong tục tập quán, truyền thống lễ hội, hệ thống di tích cũng như hệ thống nhà ở dân dụng tại làng. Đối với mỗi làng quê, do tác động của nền kinh tế, những giá trị văn hóa có những đặc trưng riêng. Cự Đà hiện nay còn bảo tồn khá phong phú những giá trị văn hóa cả về vật chất và tinh thần. Cự Đà bên cạnh những đặc điểm chung của kiến trúc cổ truyền vùng châu thổ Bắc Bộ, các công trình kiến trúc dân gian truyền thống ở Cự Đà còn có rất nhiều nét đặc biệt khác. Nếu như các làng Việt khác khác chỉ có lũy tre xanh với những ngôi nhà mái ngói thì ở Cự Đà còn có nhiều kiến trúc mang phong cách kiến trúc Pháp, cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng khác hiện đại lúc bấy giờ. Tuy có sự khác biệt với các làng quê khác nhưng các công trình kiến trúc đó không phá vỡ cảnh quan của một ngôi làng Việt truyền thống mà còn làm phong phú thêm bản sắc văn hóa ở đây.
Trong quá khứ, đất nước ta tuy không có những công trình kiến trúc nổi tiếng, đồ sộ và bền lâu đến ngày nay như đền Ăng- co của Campuchia hay kỳ quan nổi tiếng thế giới là Kim Tự Tháp của Ai Cập và hiện tại đất nước ta cũng chưa có những tòa nhà, lâu đài nguy nga tráng lệ như nhiều nước trên thế giới, nhưng những căn nhà ở dân gian giản dị thậm chí đơn sơ hay những đình làng, chùa miếu trang nghiêm và yên tĩnh ở nông thôn đều gắn bó trong tình cảm của người Việt, là niềm tự hào của nhân dân ta về tài năng sáng tạo của truyền thống kiến trúc Việt Nam trong việc tổ chức không gian sao cho hài hòa giữa thiên nhiên, không gian kiến trúc, phục vụ đời sống và sản xuất, phù hợp với yêu cầu sử dụng, khí hậu, tập quán, tình cảm và tâm hồn của con người Việt Nam.
2.1. Một vài đặc điểm, cấu trúc của ngôi nhà cổ truyền người Việt
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa chủ yếu là nóng và ẩm ướt. Khí hậu nước ta thường chia làm hai mùa trong năm là mùa nóng và lạnh vì vậy các ngôi nhà được dựng lên có mục đích để tránh được cái nóng vào mùa hè và gió lạnh vào mùa đông.
2.1.1. Tổ chức không gian
Một trong những đặc điểm xuyên suốt với rất ít ngoại lệ trong nhà ở cổ truyền của vùng đồng bằng Bắc Bộ là sự tồn tại của không gian chuyển tiếp (hiên nhà) với vai trò liên kết không gian trong nhà với không gian sân vườn qua hệ thống cửa mở rộng ở trước các gian chính. Từ điểm nhìn thích ứng khí hậu, cách tổ chức này là hoàn toàn hợp lý vì nó cho phép hòa đồng giữa không gian bên trong và bên ngoài để có thể sử dụng một cách tổng hợp mà không bị ảnh hưởng bởi sự khắc nghiệt của thời tiết (nắng xiên, bức xạ nhiệt, mưa hắt). Nhà có bố cục gian lẻ: 1, 3, 5 hay 7 gian cùng với 2 chái bên cạnh.
Ngôi nhà cổ truyền có cấu trúc không gian mở, được tổ chức theo nguyên tắc hạn chế sự ngăn chia. Trừ những không gian đòi hỏi sự kín đáo (phòng ngủ của phụ nữ, kho…), các không gian còn lại là không gian mở, không hoặc ít bị ngăn cản về mặt thị giác. Theo chiều dọc nhà, các gian nhà chính được mở thông với nhau và chỉ được xác định một cách ước lệ bởi hệ cột- kèo. Theo chiều ngang, giữa không gian bên trong và không gian hiên có cửa ngăn cách, nhưng vì cửa thường chạy suốt phía trước các gian chính nên có thể mở hoàn toàn để tạo ra sự giao lưu tối đa giữa bên trong và bên ngoài thông qua không gian chuyển tiếp.
2.1.2. Vật liệu xây dựng đặc trưng
Nét đặc trưng trong kiến trúc nhà ở dân gian nông thôn là sử dụng vật liệu sẵn có trong thiên nhiên và ngay địa phương. Ở thời đại đồ đá cũ, tổ tiên người Việt đã sống trong các hang động tự nhiên; đến thời đại đồ đá giữa, người Việt đã biết làm nhà lều, nhà đất để ở; và thời đại đồ đá mới, người Việt đã biết làm nhà sàn bằng gỗ, tre… Chất liệu dựng nhà của người Việt thường là tre, nứa hay là các loại gỗ. Vật liệu xây dựng nhà ở của người vùng châu thổ Bắc Bộ cũng như các vùng khác đều làm bằng thảo mộc có kết hợp với đất đá.
Việt Nam là đất nước được mệnh danh “Rừng vàng biển bạc”, do vậy vật liệu để xây dựng rất phong phú. “Trước hết phải kể đến khả năng khai thác và tự tạo nguồn nguyên liệu xây dựng tại chỗ. Các ngôi nhà ở dân gian, với vẻ riêng đặc sắc của từng vùng trên đồng bằng Bắc Bộ, với nét chung mộc mạc, bình dị của tranh - tre và gỗ - đất, đã nói lên một cách hùng hồn tinh thần cần cù, đầu óc thực tế và bản lĩnh độc đáo của con người ở đây trong việc chinh phục, khai thác thiên nhiên đa dạng, phì nhiêu nhưng vô cùng khắc nghiệt của vùng này, để tạo ra các giá trị vật chất cho cuộc sống của mình. Vật liệu làm nhà ở đây, đầu tiên phải kể đến các sản phẩm của vùng nhiệt đới ẩm, các loại vầu, tre, nứa, gỗ, cỏ, tranh, lá gồi và các sản phẩm phế thừa của nền nông nghiệp lúa nước như rơm, rạ, chấu… còn phải kể đến đá – đất vùng đồng bằng dưới đủ dạng: đá vôi, đá sò, đá ong… Từ lâu, con người ở đây đã có kinh nghiệm trồng tre, xoan trong vườn gia đình, để tự túc lấy nguyên vật liệu làm nhà.” [30, tr49].
Vật liệu xây dựng nhà ở cổ truyền của Việt Nam trước hết phải kể đến cây tre. Tre có mặt ở khắp nơi trên mọi miền đất nước. Cây tre không những nhiều về số lượng mà còn rất đa dạng, phong phú về chủng loại như: tre ngà, tre tàu, tre vầu, luồng, mai, trúc… Tre được sử dụng là vật liệu chủ yếu để tạo dựng nên ngôi nhà, kết cấu bộ khung sườn chịu lực, cột, vì, kèo, đòn tay, rui mè, phên dại…
Ngoài tre, gỗ là loại nguyên vật liệu xây dựng bền, chắc hơn, cao cấp hơn, được sử dụng ở những công trình kiến trúc có yêu cầu quy mô đồ sộ, bề thế và tuổi thọ dài lâu hơn. Gỗ có các loại gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu… Gỗ chủ yếu sử dụng làm bộ khung, sườn chịu lực với hệ thống cột vì, xà truyền lực toàn bộ mái và liên kết bằng mộng. Để tránh mối mọt phá hoại, chân cột gỗ thường được kê bằng đá tảng. Mái nhà thường đưa ra nhiều để hắt nước ra xa đồng thời để bảo vệ chân cột và che bộ khung nhà bằng gỗ tránh ẩm ướt, kéo dài tuổi thọ của ngôi nhà.
Nghề thủ công sản xuất gạch ngói của ông cha ta có từ lâu đời, vốn nổi tiếng khéo léo. Gạch thường được dùng để xây trụ cột lát sân. Gạch ốp ngoài dùng để trang trí mặt tường. Loại gạch được sử dụng chủ yếu là gạch Bát Tràng nổi tiếng đã đi vào ca dao:
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây…
Ngói là loại vật liệu đất nung chuyên để lợp mái chống mưa thấm dột, che nắng nóng. Các loại ngói thường được dùng là ngói ta, ngói chiều, ngói ống, ngói âm dương. Ngoài ngói còn có các loại vật liệu bằng thực vật như: rơm rạ, cỏ tranh, lá cọ.
Như vậy, người Việt từ xưa đã khai thác triệt để các vật liệu sẵn có ở địa phương để dựng các ngôi nhà ở dân gian và cũng như các vật liệu sẵn có ở trong rừng. Tùy thuộc vào khả năng của gia chủ, vật liệu khung của ngôi nhà có thể là gỗ hoặc tre, còn vật liệu bao che có thể là gạch, gỗ (đối với nhà khá giả) hay đất trộn rơm cốt tre, rơm hay tranh (đối với nhà nghèo), nền nhà làm bằng đất hoặc lát gạch Bát Tràng.
2.1.3. Hướng nhà đặc trưng
Nhà ở dân gian nông thôn Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng triết học Khổng Lão, Phật giáo. Người Việt Nam từ ngày xưa luôn tin rằng con người ngoài thế giới vật chất còn có thế giới tâm linh và cho rằng các lực lượng siêu hình điều khiển số phận của con người. Vì vậy, xuất hiện các tục lệ trong xây dựng như lựa chọn đất đai, định hướng nhà. Trong việc chọn đất kén hướng cần tránh “góc ao, đao đình” hoặc một con đường đâm thẳng vào nhà để tránh những ảnh hưởng không hay về phương diện phong thuỷ. Quan niệm xưa cho rằng chọn hướng xây dựng nhà rất quan trọng đối với số phận của các thành viên trong gia đình, quyết định việc “ăn nên làm ra” của gia chủ. Theo người Việt hướng nhà lý tưởng thường được xây theo hướng đông nam hay hướng nam.
2.1.4. Mặt bằng tổng thể
Ngôi nhà cổ truyền thống thường có mặt bằng tổng thể là một hệ thống các công trình kiến trúc phụ trợ cho nhau như: nhà chính, nhà bếp, nhà ngang, sân, vườn, chuồng trại và tường bao.
Tùy theo thiết kế của mỗi gia đình mà có các kiểu nhà khác nhau:
Nhà chữ môn thường là của những người nhà giàu có, gồm một nhà chính, hai nhà phụ hai bên ôm lấy cái sân ở giữa.
Nhà chữ công là nhà giữa nối hai nhà trước và sau được gọi là “ống muống”.
Nhà chữ nhị và chữ tam gồm hai nhà hoặc ba nhà xếp song hàng với nhau.
Nhà hình thước thợ là một trong những tổ hợp rất phổ biến vì cách bố trí hai nhà này rất hợp lý, nhất là đối với những gia đình ít người có mặt ở nhà thường xuyên. Hàng ngày mọi người đi lao động chỉ để lại trẻ nhỏ hay người già trông nhà và làm các công việc vặt. Nếu người này ở nhà dưới thì vẫn quan sát được nhà trên, sân, vườn hoặc ngược lại.
Nhà chính nằm dọc theo cạnh dài của sân. Nhà ngang, nhà bếp và các nhà phụ khác (nếu có) nằm hai bên. Xung quanh nhà (nhất là ở phía trước) thường có vườn bao bọc. Cổng nhà hầu hết nằm lệch một bên so với nhà chính sao cho không thể từ cổng nhìn thẳng vào trong nhà. Dọc theo ranh giới của khu đất thường là tường xây gạch, cây bụi hay tre gai.
“Từ những ngày xa xưa của chế độ phong kiến ở đồng bằng Bắc Bộ, nhà ở của người nông dân là những ngôi nhà 3 gian 2 chái. Hai hay ba cái phản hay cái chõng tre làm nơi ăn ngủ. Một bàn thờ tổ tiên thường được đặt ở giữa nhà, mấy thúng thóc để ở ngay cạnh chỗ nằm, vài cái nong nia và ba “ông đầu rau” bằng đất thó giữa đám tro rơm chiếm một góc chái làm bếp” [23, tr28]. Có thể thấy dưới chế độ phong kiến, quy mô và mỹ quan của nhà dân gian bị hạn chế rất nhiều. Điều 156 luật Gia Long quy định: “Nhà ở trong trường hợp nào cũng không được xây trên nền hai cấp hay chồng hai mái, không được sơn và không được trang trí… Nhà khách của những quan đại thần nhất và nhị gồm có 7 gian và 9 vì kèo, đầu nóc mái được trang trí bằng các kiểu hoa hay động vật. Cửa chính được mở rộng theo 3 gian, 5 vì kèo… Nhà ở của người bình dân không được làm quá 3 gian 5 vì kèo và không được trang trí” [23, tr29].
2.1.5. Kết cấu
Ngày xưa nhà nền đất có kết cấu khung tre thường là lợp tranh, rạ; những ngôi nhà có kết cấu là khung gỗ chịu được lực tác động lớn thường được lợp ngói, sau này một số nhà là khung gỗ, tường bao quanh bằng gạch hoặc tường hoa chịu lực với vì kèo gỗ. Có thể thấy, các ngôi nhà dù làm bằng vật liệu nào cũng có một bộ phận chính chịu lực là bộ khung hay là gọi theo lối dân dã là “dàn chò”. Được chế tạo từ tre, gỗ theo cấu trúc gian – vì kèo tạo ra các không gian theo đơn vị và chái, nó được sử dụng trong nhiều công trình dù lớn hay nhỏ đều có cùng một nguyên lý cấu tạo.
Bộ vì kèo là bộ phận quan trọng nhất trong việc xây dựng nhà ở, nó khác hẳn với vai trò của bộ vì kèo trong ngôi nhà châu Âu . Bộ khung đỡ toàn bộ ngôi nhà, tường nhà không có tác dụng gia cố mà chỉ có tác dụng che kín những khoảng trống giữa các cột. Bộ vì liên kết các hệ cột, nâng đỡ mái, tạo lập các bước gian hình thành nên một bộ xương cứng tổ chức nên một không gian cho mỗi công trình. Bộ vì được biến đổi theo thời gian qua các triều đại, mỗi triều đại mang một phong cách kiến trúc tiêu biểu và đặc trưng riêng. Hiện nay còn lại một số bộ tiêu biểu cho các niên đại: vì giá chiêng, có từ nửa cuối thế kỷ XIV (chùa Thái Lạc- Hưng Yên, chùa Dâu- Bắc Ninh). Bộ vì giá chiêng được biến đổi khác xa với bộ vì ở Bắc Bộ do kỹ thuật xây dựng và chất liệu gỗ. Bộ vì mới tên gọi “vì kèo” được hoàn chỉnh, kế thừa từ những gì là tinh hoa qua các triều đại trước.
Vì kèo ra đời từ thế kỷ XVII đã nhanh chóng phổ biến ở Bắc Bộ và Trung Bộ có thể gặp ở các công trình có chức năng không giống nhau. Từ bộ vì kèo chính, cha ông chúng ta sáng tạo ra các kiểu liên kết các thành phần cấu kiện ở hiên, hành lang gọi là cốn hoặc vì nách để đỡ phần dưới mái và mái hiên (vì chồng rường, kẻ ngồi, bảy hiên, kẻ hiên…).
Theo Nguyễn Khắc Tụng thì bộ khung nhà của người Việt, vì kèo luôn có một cấu kiện nhất định: cột (cột cái, cột con, cột hành), kèo (kẻ, bẩy, con chồng) và các loại xà (xà ngang, xà dọc, xà chân…), hoành (đòn tay)… [28, tr55]. Trong kết cấu nhà cổ Việt Nam, bộ khung sườn và các vì kèo gỗ không mấy khi sử dụng số cột lẻ mà thường dùng số chẵn. Mái ngói thường là những ngói móc hay ngói Bát Tràng. Nền nhà được lát bằng gạch vuông.
2.1.6. Trang trí trong và ngoài nhà
Nhà ở dân gian Việt Nam có hình thức bên ngoài khá giống nhau, ngôi nhà ở cổ truyền, dù bằng tre hay bằng gạch đều có những nét nghệ thuật rất phong phú và gợi lên được những giá trị văn học và giá trị thẩm mỹ cao. Các hoa văn trang trí thể hiện sự hài hòa giữa kiến trúc và phong cảnh thiên nhiên, các họa tiết đẹp mà mộc mạc, giản dị. Trang trí chủ yếu tập trung bên trong nhà và không gian hiên, nhất là trên các cấu kiện của bộ vì nóc và vì nách ở các gian chính của ngôi nhà. Các mô típ trang trí trên vì nóc và vì nách không có chủ đề sinh hoạt như một số điêu khắc đình làng mà chủ yếu là:
+ Tứ quý (Tùng cúc chúc mai)
+ Cây hóa rồng
+ Rồng bay phượng múa
+ Cá chép hóa rồng
+ Mây, hoa lá…
Nhà ở của người dân thường trang trí rất dân dã như: hoa sen; cách tân các chữ Phúc, Lộc, Thọ; cành trúc, người thổi sáo, hoa ly… Nhà của vua quan được trang trí bằng long, ly, quy, phượng. Nhà ở của các bậc quan trong xã hội có sự phân chia thứ bậc. Các quan nhất phẩm, nhị phẩm trang trí hoa lá, đầu cọp, thú bốn chân (các bức phù điêu); nhà của tam phẩm, tứ phẩm, ngũ phẩm chỉ được trang trí hình con rùa và một số con khác; từ lục phẩm trở lên sẽ không được trang trí.
Những họa tiết trang trí trong ngôi nhà đều thể hiện sự kết hợp hài hoà với ngôi nhà.
Các ngôi nhà có bố cục dàn trải trên mặt bằng, các dãy nhà (nhà chính, nhà ngang, nhà phụ) được bố trí xung quanh sân và mở về phía sân. Cổng thường không đối diện với nhà chính và không nhìn thẳng vào các gian giữa của nhà chính. Hầu hết các ngôi nhà chính không được bố trí đối diện với trục đường ngõ, xóm.
2.2. Đặc điểm, cấu trúc của ngôi nhà cổ ở làng Cự Đà
Cù §µ cßn b¶o tån t¬ng ®èi nguyªn vÑn hÖ thèng nhµ ë cæ truyÒn víi lo¹i nhµ gç mang nét kiến trúc đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, còn gọi là nhà Đại khoa. Các ngôi nhà thường không có cửa ở đằng trước, mà thay vào đó là các liếp che. Xóm có nhà cổ nhiều nhất ở Cự Đà là xóm Đồng Nhân Cát với 4 ngôi nhà có độ tuổi hàng trăm năm trở lên, đặc biệt là ngôi nhà của ông Trịnh Thế Sủng được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX còn giữ được nguyên vẹn kiểu kiến trúc của đồng bằng Bắc Bộ.
Bên cạnh những ngôi nhà gỗ cổ hàng trăm năm thì Cự Đà còn được biết tới là một làng có những ngôi nhà hai tầng mang kiến trúc Pháp được xây dựng từ đầu thế kỷ XX. Những ngôi nhà này mang nhiều giá trị về quá trình du nhập, giao lưu, tiếp biến văn hóa của Pháp ở làng. Hiện làng còn 9 ngôi nhà mang phong cách của Pháp.
Cã thÓ nãi, t©m lý cña mét lµng bu«n, mét lµng nhiÒu ngêi giÇu cã ®· ¶nh hëng rÊt lín tíi kiÕn tróc cña lµng. T©m lý ®i bu«n b¸n n¬i xa cÇn cã ng«i nhµ ®Ó mçi dÞp vÒ quª, cã nhµ ®Ó nghØ ng¬i, ®ång thêi lµ n¬i cóng giç, b¸o ®¸p tæ tiªn, ®Ó cã thÓ m¸t mÆt víi hµng xãm l¸ng giÒng lµm cho quy m« ng«i nhµ kh¸ lín. Ng«i nhµ võa lµ niÒm tù hµo ®ång thêi nã còng lµ mét c¸ch ®Ó ngêi Cù §µ kh¼ng ®Þnh m×nh víi x· héi, víi b¹n lµm ¨n, với người dân ở làng.
2.2.1. Bố cục không gian
Với vÞ trÝ “Nhất cận thị, nhị cận giang” và làng nằm trải dài theo dọc sông Nhuệ, có kết cấu hình xương cá nên mét ®Æc ®iÓm dÔ nhËn thÊy trong viÖc lµm nhµ ë Cù §µ ®ã lµ nÒn nhµ kh¸ cao. §Ó có ®Êt ®¾p nÒn, ngêi d©n ®· ®µo ®Êt ë nh÷ng thöa ruéng n»m s¸t lµng, v× vËy phÇn cuèi c¸c ngâ hiÖn nay lµ hÖ thèng ao. ViÖc nµy cµng t¨ng cêng tÝnh phßng thñ tèt cho lµng. §ồng thời đây còng lµ mét ®Æc trng cña lµng Cù §µ. Nền nhà được đắp cao lên với mục đích để có thể tránh ngập lụt khi nước sông dâng cao. NÕu nh m« h×nh ng«i nhµ ViÖt truyÒn thèng thêng lµ nhµ - vên c©y- ao c¸ th× ë ®©y hai thµnh phÇn vên c©y- ao c¸ hÇu nh kh«ng thÊy xuÊt hiÖn.
Nhiều ngôi làng, hàng rào bao quanh thường là những tường rào bằng tre hoặc các bụi cây râm bụt, những tường bao đó chỉ mang tính tượng trưng, không chú trọng tới việc làm hàng rào để đảm bảo an ninh, tuy nhiên đối với Cự Đà thì việc làm hàng rào mang ý nghĩa bảo vệ rõ rệt. Về Cự Đà, chúng ta có thể thấy những bức tường bao cổ kính được xây dựng từ lâu vẫn tồn tại bao quanh những ngôi nhà cổ. Nếu ở các làng khác, mọi người có thể nói chuyện với từ nhà này sang nhà khác thì ở Cự Đà muốn nói chuyện thì không thể nói với qua nhà được bởi sự ngăn cách của bức tường bao. §Ó ®¶m b¶o an ninh cho ng«i nhµ, ngêi d©n thêng x©y têng cao ®Ó tr¸nh trém c¾p nhßm ngã v× thÕ xung quanh khu vùc c tró cña mçi gia ®×nh thêng x©y têng rµo b»ng g¹ch chØ, kh¸ cao vµ ch¾c ch¾n. Đây là một điểm khác biệt lớn so với các làng Việt khác.
Trong khi khảo sát, chúng tôi nhận thấy trong các ngôi nhà ở làng thường không có vườn trồng cây ăn quả hoặc là có thì cũng trồng rất ít ở phía sau vườn. Lý giải cho điều này rất đơn giản, bởi đây là vùng đồng bằng có diện tích nhỏ nhưng lại có dân số đông nên mỗi hộ gia đình thường chỉ có diện tích đủ để xây nhà, làm các công trình phụ xung quanh và hầu như không có diện tích đất trống để trồng cây ăn quả. Vườn phía trước được dùng để trồng cây cảnh, bởi người dân Cự Đà vốn có cuộc sống thành đạt, họ hướng về những thú chơi cây cảnh nên khoảng vườn trống lúc này được dùng chủ yếu làm vườn cảnh. Trong nhiều ngôi nhà bên cạnh bể nước thường có tường hoa thấp trang trí hoa văn cùng với giàn cây cảnh treo ở trước cổng tạo cho ngôi nhà vẻ thanh thoát. Ngoài ra, Cự Đà vốn là một làng nghề thủ công truyền thống (làm miến) nên những diện tích trống trong khu nhà đều được tận dụng để làm nơi sản xuất hoặc phơi sản phẩm.
Trong số 12 ngõ, xóm trước kia có khoảng 5 hộ gia đình sinh sống, các nhà giàu chủ yếu ở giữa làng, giữa ngõ. Những ngôi nhà được xây ở giữa làng mục đích để đảm bảo an ninh hơn so vơi khu vực bên ngoài. Chính vì vậy mà hiện nay số lượng nhà cổ truyền nhiều nhất thường tập trung ở khu giữa làng. Ở những khu vực quanh làng ít nhà cổ hơn, chủ yếu là những ngôi nhà được xây dựng từ thời Pháp khoảng những năm đầu thế kỷ XX. Trong các ngõ xóm hiện nay, mỗi xóm đều có ít nhất là 10 ngôi nhà tồn tại, bởi dân số tăng lên nên số lượng nhà ở cũng nhiều hơn trước.
Như vậy, bố cục không gian ở làng Cự Đà có nhiều điểm khác biệt so với ngôi nhà truyền thống đồng bằng Bắc Bộ. Nếu nhà ở đồng bằng Bắc Bộ có vườn cây, ao cá thì làng đều không có hoặc nếu có chủ yếu là ao ở sau làng do việc làm nhà lấy đất đắp nền tạo ra. Làng không có hệ thống ao- vườn bởi diện tích làng khá nhỏ, nên diện tích trong mỗi gia đình cũng khá nhỏ. Hơn nữa, làng trước kia vốn nổi tiếng là một làng “Cự phú” nên để đảm bảo an toàn, các gia đình đều xây tường bao rất cao. Hệ thống tường bao ở làng có ý nghĩa rất lớn, nó không chỉ đóng vai trò để bảo vệ toàn bộ nhà ở của người dân mà giống như một bức tường của ngôi nhà vì ở làng Cự Đà ngoài những gia đình vẫn giữ nguyên được cửa bức bàn thì nhà ở làng đều không có cửa. Cánh cổng được coi như là cửa của ngôi nhà.
2.2.2. Mặt bằng tổng thể và mặt bằng nhà chính
Mặt bằng tổng thể
Một ngôi nhà thông thường có nhiều công trình kiến trúc phụ trợ như cổng, ngõ, nhà ngang, bếp, nhà chính, sân, vườn, chuồng trại và tường bao… nhưng do có sự thay đổi của thời gian, của đời sống kinh tế xã hội nên nhiều ngôi nhà hiện nay chỉ còn giữ lại được ngôi nhà chính.
Trong số 25 ngôi nhà cổ của làng hiện nay thì có 10 ngôi nhà giữ nguyên được nhà chính, nhà ngang, nhà bếp, sân, tường bao; 11 ngôi nhà chỉ giữ lại được nhà chính và nhà bếp với sân và tường bao; số còn lại chỉ giữ được ngôi nhà chính. Một số ngôi nhà do nhu cầu để ở nên bị chia đôi, phá vỡ mặt bằng tổng thể và sự nguyên vẹn của ngôi nhà, như nhà ông Nguyễn Văn Bằng chỉ còn một nửa ngôi nhà cổ, một nửa kia chia cho em trai để ở.
C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_tot_nghiep_ngoc_3721.doc