MỤC LỤC
Nội dung Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích đề tài 2
3. Nội dung đề tài 2
4. Phạm vi nghiên cứu 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Giới thiệu về thủy sản và tình hình nhiễm khuẩn của thủy sản 4
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về thủy sản 4
1.1.1.1. Thành phần hóa học của thủy sản 4
1.1.1.2. Ảnh hưởng thành phần hóa học đến chất lượng thủy sản .5
a) Protein 5
b) Emzyme 7
c) Lipid 7
d) Glucid 7
e) Các loại vitamin và khoáng chất 8
1.1.2. Tình hình nhiễm khuẩn của thủy sản ở Việt Nam và trên Thế
Giới 8
1.1.2.1. Tình hình nhiễm khuẩn của thủy sản ở Việt Nam 8
1.1.2.2. Tình hình nhiễm khuẩn của thủy sản trên Thế Giới 8
1.2. Giới thiệu sơ lược về vi khuẩn Salmonella 9
1.2.1. Lịch sử phát hiện 9
1.2.2. Phân loại 11
1.2.3. Đặc điểm hình thái 13
1.2.4. Cấu trúc 13
1.2.5. Điều kiện sinh trưởng 16
1.2.6. yếu tố độc lực 18
1.2.6.1. Nội độc tố 18
1.2.6.2. Độc tố đường ruột 20
1.2.6.3. Độc tố tế bào 21
1.2.7. Cơ chế gây bệnh 21
1.2.8. Nguồn gốc gây nhiễm 23
1.2.9. Bệnh, triệu chứng, và cách điều trị bệnh do vi khuẩn
Salmonella gây ra 24
1.2.10. Tình hình nhiễm Salmonella ở Việt Nam và trên Thế Giới 26
1.2.10.1. Tình hình nhiễm Salmonellla ở Việt Nam 26
1.2.10.2. Tình hình nhiễm Salmonella trên Thế Giới 27
1.2.11. Cách phòng ngừa 28
1.3. Phương pháp phát hiện Salmonella 30
1.3.1. Phương Pháp truyền thống 30
1.3.1.1. Nguyên tắc 30
1.3.1.2. Phương pháp thực hiện 31
a) Bước tăng sinh 32
b) Bước tăng sinh chọn lọc 32
c) Bước phân lập và nhận diện 32
d) Khẳng định 33
1.3.1.3. Báo cáo kết quả 35
1.3.2. Phương pháp hiện đại 36
1.3.2.1. Phương pháp PCR. 36
1.3.2.2. Phương pháp ELISA 37
1.3.2.3. Phương pháp màng PETRI (petrifilms) 37
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SALMONELLA 39
2.1. Vật liệu 40
2.1.1. Mẫu 40
2.1.2. Môi trường, hóa chất và dụng cụ 40
2.1.2.1. Môi trường và hóa chấ 40
2.1.2.2. Dụng cụ và thiết bị 41
a) Dụng cụ. 41
b) Thiết bị. 41
2.2. Phương pháp thực hiện. 42
2.2.1. Lấy mẫu và bảo quản mẫu 42
a) Lấy mẫu 42
b) Bảo quản mẫu 42
2.2.2. Chuẩn bị mẫu.42
2.2.3. Phương pháp.43
2.2.4. Qui trình thu thập mẫu và tiến hành kiểm nghiệm salmonella 44
2.2.5. Qui trình phân tích.45
2.2.5.1. Thuyết minh qui trình 46
a) Chuẩn bị mẫu. 46
b) Cấy mẫu. 46
c) Thử nghiệm khẳng định. 46
2.2.6. Nhận định tính sinh hóa đặc hiệu 49
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 50
3.1. Kết quả. 51
3.1.1. Kết quả cảm quan. 51
3.1.2. Kết quả đánh giá mức độ nhiễm Salmonella trong sản phẩm
đông lạnh 51
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ. 60
4.1. Kết luận. .61
4.2. Đề nghị. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 62
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4380 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Bước đầu nghiên cứu Qui trình phát hiện Salmonella trong thủy sản đông lạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
opolysaccharide (LPS) được phóng ra từ vách tế bào vi khuẩn khi bị dung giải. Trước khi thể hiện độc tính của mình, LPS cần phải liên kết với các yếu tố liên kết tế bào hoặc các receptor bề mặt các tế bào như: Tế bào lâm ba cầu B, lâm ba cầu T, tế bào đại thực bào, tiểu thực bào, tế bào gan, lách. Rất nhiều các cơ quan trong cơ thể chịu sự tác động của nội độc tố LPS: Gan, thận, cơ, hệ tim mạch, hệ tiêu hoá, hệ thống miễn dịch; với các biểu hiện bệnh lý: Tắc mạch máu, giảm trương lực cơ thiếu oxy mô bào, toan huyết, rối loạn tiêu hoá, mất tính thèm ăn…
Nội độc tố tác động trực tiếp lên hệ thống miễn dịch của cơ thể vật chủ, kích thích hình thành kháng thể.
LPS tác động lên các tế bào tiểu cầu, gây sốt nội độc tố, theo cơ chế :
- Giải phóng các chất hoạt động mạnh như: Histamin.
- Ngưng kết các tiểu cầu động mạch.
- Đông vón, tắc mạch quản.
LPS tác động lên quá trình trao đổi glucit: LPS làm tăng cường hoạt lực của các men phân giải glucose, các men phân giải glycogen, làm giảm hoạt lực các men tham gia quá trình tổng hợp glycogen…
1.2.6.2. Độc tố đường ruột
Về cơ chế miễn dịch và di truyền các Enterotoxin của Salmonella có quan hệ gần gũi với Choleratoxin, nên được gọi là Choleratoxin like enterotoxin (CT). Còn về đặc tính sinh học Enterotoxin của Salmonella không chỉ với giống CT mà còn giống với Enterotoxin của E.coli.
Độc tố đường ruột của vi khuẩn Salmonella có hai thành phần chính: Độc tố thẩm xuất nhanh Rapid permeability facto (RPF) và độc tố thẩm xuất chậm Delayed permeability facto (DPF).
RPF giúp Salmonella xâm nhập vào tế bào biểu mô của ruột, nó thực hiện khả năng thẩm xuất sau 1 - 2 giờ và kéo dài 48 giờ và làm trương các tế bào CHO (Chinese Hamster Ovary cell). Độc tố thẩm xuất nhanh có cấu trúc, thành phần giống với độc tố chịu nhiệt của E.coli, được gọi là độc tố chịu nhiệt của Salmonella. ST có khả năng chịu được nhiệt độ 100oC trong 4 giờ, bền vững ở nhiệt độ thấp, có thể bảo quản ở nhiệt độ -20oC. Cấu trúc phân tử gồm một chuỗi polysaccharide và một chuỗi polypeptide.
RPF kích thích co bóp nhu động ruột, làm tăng sự thẩm thấu thành mạch, phá huỷ tổ chức tế bào biểu mô ruột, giúp vi khuẩn Salmonella xâm nhập vào tế bào và phát triển tăng nhanh về số lượng. Vi khuẩn tích cực tăng cường sản sinh độc tố làm rối loạn cân bằng trao đổi muối, nước và chất điện giải. Quá trình bệnh lý đường ruột và hội chứng tiêu chảy càng thêm phức tạp và nghiêm trọng.
DPF của Salmonella có cấu trúc, thành phần giống độc tố không chịu nhiệt của vi khuẩn E.coli, nên được gọi là độc tố không chịu nhiệt của Salmonella. Nó thực hiện chức năng phản ứng chậm từ 18 - 24 giờ. LT bị phá huỷ ở 70oC trong vòng 30 phút và ở 56oC trong vòng 4 giờ. LT có cấu trúc gồm 3 chuỗi polypeptid.
DPF làm thay đổi quá trình trao đổi nước và chất điện giải, dẫn đến tăng cường bài xuất nước và chất điện giải từ mô bào vào lòng ruột, cản trở sự hấp thu, gây thoái hoá lớp tế bào villi của thành ruột, gây tiêu chảy.
1.2.6.3. Độc tố tế bào
Khi cơ thể người và động vật bị tiêu chảy thì kèm theo hiện tượng mất nước và mất chất điện giải là hiện tượng hàng loạt các tế bào biểu mô ruột bị phá huỷ hoặc bị tổn thương ở các mức độ khác nhau. Sự phá huỷ hay tổn thương đó là do độc tố tế bào của Salmonella gây nên, theo cơ chế chung là: Ức chế tổng hợp protein của tế bào Eukaryotic và làm trương tế bào CHO.
Ít nhất 3 dạng độc tố của tế bào:
- Dạng thứ nhất: Không bền vững với nhiệt và mẫn cảm với trypsin. Dạng này được phát hiện ở rất nhiều serovar Salmonella; có trọng lượng phân tử trong khoảng từ 56 đến 78 kDa; không bị trung hoà bởi kháng thể kháng độc tố Shigella toxin hoặc Shigella - like. Độc tố dạng này tác động theo cơ chế là ức chế tổng hợp protein của tế bào Hela và làm teo tế bào.
- Dạng thứ hai: Có nguồn gốc từ protein màng ngoài tế bào vi khuẩn có cấu trúc và chức năng gần giống các dạng độc tố tế bào do Shigella và các chủng (ETEC) sản sinh ra. Dạng độc tố này cũng phổ biến ở hầu hết các serovar Salmonella gây bệnh.
- Dạng thứ ba: Có trọng lượng phân tử khoảng 62 kDa; có liên hệ với độc tố Hemolysin. Hemolysin liên hệ với các độc tố tế bào có sự khác biệt với các Hemolysin khác về trọng lượng phân tử và phương thức tác động lên tế bào theo cơ chế dung giải các không bào nội bào.
1.2.7. Cơ chế gây bệnh
Tất cả các kiểu huyết thanh Salmonella điều mang cụm gen invasion giúp chi quá trình xâm nhiễm vào thành ruột của người và động vật, mở đầu của tiến trình gây bệnh. Cụm gen này nằm trong hệ thống gen SPI-1 (Salmonella pathogenicity island) có mặt trong tất cả các Salmonella, từ nhóm tiến hóa thấp nhất là S.bongori đến nhóm tiến hóa cao nhất là S.enterica I. Inva là một bản gen luôn có mặt trong hệ thống gen invasion.
Sự xâm nhiễm Salmonella vào cơ thể vật chủ và gây bệnh được thực hiện chủ yếu qua đường tiêu háo với biểu hiện phổ biến nhất là gây tiêu chảy đôi khi là thương hàn và phó thương hàn.
Salmonella chủ yếu gây bệnh bằng nội độc tố, và ngoại độc tố
- Nội độc tố của Salmonella rất mạnh gồm 2 loại: Gây xung huyết và mụn loét, độc tố ở ruột gây độc thần kinh, hôn mê, co giật.
- Ngoại độc tố chỉ phát hiện khi lấy vi khuẩn có độc tính cao cho vào túi colodion rồi đặt vào ổ bụng chuột lang để nuôi, sau 4 ngày lấy ra, rồi lại cấy truyền như vậy từ 5 đến 10 lần, sau cùng đem lọc, nước lọc có khả năng gây bệnh cho động vật thí nghiệm. Ngoại độc tố chỉ hình thành trong điều kiện invivo và nuôi cấy kỵ khí. Ngoại độc tố tác động vào thần kinh và ruột.
Để gây bệnh, Salmonella xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống bị nhiễm bẩn, số lượng để gây bệnh khoảng105 đến 107. Các chủng Salmonella thường sinh sản ra một entertoxin có bản chất lipopolysaccharide vốn có khả năng tác động đến nhiều mô khác nhau, đến các chức năng của mô. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm độc thực phẩm chất độc này chỉ có tác dụng khi nó được giải phóng vào trong ruột từ những vi khuẩn sống và đa dạng trong pha sinh sản. Khi ăn các bào tử sống thì có thể sinh bệnh, song khi ăn các vi khuẩn đã bị chết thì không ảnh hưởng gì.
Sau khi đi vào ống tiêu hóa, vi khuẩn bám vào niêm mạc, ruột non rồi xâm nhập qua niêm mạc vào các hạch mạc trên ruột. Ở đây, chúng nhân lên rồi qua hệ thống bạch huyết và ống ngực đi vào máu, lác này dấu hiệu lâm sàn bắt đầu xuất hiện, Từ máu, vi khuẩn đến lá lách và vào các cơ quan khác:
- Tới màng payer, vi khuẩn tiếp tục nhân lên.
- Tới gan theo mật đổ xuống ruột rồi được đào thải qua phân.
- Tới thận, một số vi khuẩn được đào thải ra ngoài theo nước tiểu.
Salmonella gây bệnh bằng sự xâm nhập của bản thân vi khuẩn phá hủy tổ chức tế bào bằng nội độc tố của Salmonella khi bị chết.
Khả năng gây ngộ độc thức ăn của Salmonella spp cần có 2 điều kiện:
- Thức ăn phải bị nhiễm một lượng lớn vi khuẩn vì khả năng gây ngộ độc của Salmonella yếu.
- Vi khuẩn vào cơ thể phải phóng ra một lượng độc tố lớn. vấn đề này phụ thuộc nhiều vào phản ứng cơ thể của từng người. điều này giải thích hiện tượng nhiều người cùng ăn một loại thức ăn như nhau nhưng có người bị ngộ độc có người không bị, có người nhẹ, có người bị nặng…Thông thường những người già, người yếu và trẻ em bao giờ cũng bị nặng hơn.
1.2.8. Nguồn gốc gây nhiễm
Các sản phẩm thịt nói chung, nhất là thịt gia cầm và thịt lợn. Tất cả các thức ăn tươi sống có nguồn gốc động vật đều có thể là nguồn vi khuẩn Salmonella. Vi khuẩn này sống tự do trong ruột động vật và có trên lông. Gia cầm có nhiều Salmonella nhất, tiếp theo là các động vật nuôi trong nhà và động vật hoang (vẹt, rùa, chó, ếch, chim mông biển, loài gặm nhấm, rắn).Vi khuẩn này có thể có trong thành phần dẫn xuất các chất từ động vật như gelatin hoặc nước bọt động vật, bởi côn trùng, loài gặm nhấm, chim hoặc các sản phẩm thịt nhiễm khuẩn gây nhiễm vào thực phẩm.
Ngoài ra có thể bị nhiễm từ người khỏe mạnh có mang vi khuẩn này. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật ít có nguy cơ nhiễm khuẩn. Vì lí do bị ức chế bởi pH < 4 và có mặt vi khuẩn lactic nên các sản phẩm lên men ít bị nhiễm. Trứng và các sản phẩm trứng ví dụ như bột nhào, nước sốt mayonnaise, protit đông tụ tách từ sữa, gia cầm là nguồn mang nhiều Salmonella, nên trứng của nó cũng bị nhiễm vì vi khuẩn này có thể xuyên qua vỏ trứng và sinh sản trong lòng đỏ trứng.
Các sản phẩm sữa như sữa không thanh trùng, phomát từ sữa tươi, kem chất béo sữa, và các sản phẩm từ sữa nói chung được chế biến từ các nông trại, các thiết bị đều có thể gây nhiễm vào nguyên liệu, tạo môi trường thuận lợi choSalmonella, và từ đó gây nhiễm độc cho sản phẩm sữa. Nếu tiến hành axit hóa chậm thì vi khuẩn dễ dàng sinh sản trong phomát nhưng nó bị phá hủy với pH < 4,5. Những sản phẩm có sữa phải được giám sát chặt chẽ bởi chúng không được thanh trùng nữa, vì vậy nếu có Salmonella trong sữa bột thì chúng vẫn có thể sinh sản được bởi chúng có khả năng tồn tại ở điều kiện khô hạn và lây nhiễm sang các sản phẩm khác.
1.2.9. Bệnh, triệu chứng và cách điều trị bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra
+ Bệnh thương hàn:
Triệu chứng: Sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, nhịp tim chậm, khoảng 26% có nốt hồng ban trên cơ thể. Người bệnh đau bụng, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy phân đen hoặc có máu. Nếu không được chuẩn đón và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như chảy máu ruột, thủng ruột hoặc bị rối loạn chức năng não và dễ gây tử vong.
Điều trị: Thương hàn không gây tử vong ở hầu hết các ca bệnh. Kháng sinh như Ampicilin, Chloramphenicol, Amoxicillin và Ciprofloxacin
Trimethoprum-sulfamethoxazole, được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh thương hàn ở các phát triển. Điều trị kịp thời và kháng sinh giảm tỉ lệ tử vong xuống xấp xỉ 1%. Nếu không được điều trị, thương hàn tồn tại trong ba tuần đến một tháng. Chết xảy ra ở 10% và 30% của nững trường hợp không được điều trị.
+ Bệnh nhiễm trùng máu:
Triệu chứng: buồn ngủ hoặc ngủ li bì, sốt cao trên 38oC hoặc hạ nhiệt độ dưới 35oC. Vàng da, tím tái hoặc xám, da xanh (do thiếu máu), suy hô hấp làm cho trẻ thở nhanh hoặc chậm, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, nôn, bụng trướng căng) gan, lá lách to. Trong trường hợp nặng, bệnh nhi có thể bị suy thận cấp và tiệu ít.
Điều trị: Ngày nay, với sự tiến bộ của các phương tiện chuẩn đón, trang thiết bị hỗ trợ tim mạch, hô hấp và kháng sinh thì việc chữa trị nhiễm trùng máu có kết quả rõ rệt, giảm được tử vong rất nhiều. Việc điều trị bao gồm cả công tác chuẩn đoán sớm, loại bỏ nguồn gốc gây nhiễm trùng từ ổ nguyên phát, hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp, điều chỉnh thăng bằng kiềm toan, chống rối loạn đông máu và kháng sinh.Trước khi sử dụng kháng sinh nên cấy máu vào các bệnh phẩm khác để làm kháng sinh đồ chọn ra kháng sinh phù hợp, Song, không phải chờ kết quả của kháng sinh đồ mới điều trị mà nên dùng kháng sinh phổ rộng ngay sau khi lấy bệnh phẩm.
+ Bệnh rối loạn tiêu hóa:
Triệu chứng: hiện tượng ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, đi lỏng hoặc táo bón, đau bụng âm ỉ hoặc đau từng cơn...
Điều trị:
Trước hết vần phải tránh uống rượu, cà phê, thuốc lá (nếu có dùng) vì những thứ này thường làm giảm trương lực co thắt dưới thực quản. Hạn chế ăn các loại thức ăn nhiều mỡ, bởi loại thcứ ăn này làm chậm tống đẩy của dạ dày và dể bị trào ngược thực quản. Không ăn cay, chua, ăn chậm, nhai kỹ, ăn bữa chính buổi tối 3 giờ khi trước khi ngủ.Tư thế nằm đầu cao, không dùng các thuốc kháng aspirin, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc an thần. Về thuốc, bạn có thể dùng các thuốc kháng acid dạ dày như Sucralfat, misoprostol, bismuth... Các thuốc ức chế cụ thể như cimetidin, ranitidin,famotidin,nizatidin, song, hiện các thuốc ức chế bơm proton (PPIs) hiệu quả hơn, có các loại omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, esomeprazole, rabeprazole.
Nếu có vi khuẩn H.pylori thì kết hợp điều trị với 2 thuốc kháng sinh. Dùng các thuốc đồng vận (prokinetics): Domperidon có tác dụng làm tăng áp lực cơ thắt dưới, ít có triệu chứng của hệ thần kinh trung ương vì thuốc không qua hàng rào máu - não. Metoclopramid dùng trước bữa ăn. Thuốc có thể gây khô miệng, lo lắng, có triệu chứng ngoại tháp, rối loạn vận động ở người cao tuổi. Ngoài ra, có thể dùng các thuốc chống trầm cảm để điều hòa quá trình kích thích ruột. Tuy nhiên, việc dùng thuốc như thế nào cần có hướng dẫn cụ thể của thầy thuốc.
1.2.10. Tình hình nhiễm Salmonella ở Việt Nam và trên Thế Giới.
1.2.10.1. Tình hình nhiễm Salmonella ở Việt Nam
Theo Cục trưởng Cục ATVSTP cho biết, hiện nay, mạng lưới kiểm nghiệm ATVSTP đã được hình thành rộng khắp trong cả nước nhưng thực tế năng lực kiểm nghiệm nhiều chỉ tiêu về an toàn thực phẩm tại các địa phương vẫn rất hạn chế. Trong 330 mẫu hoa quả có tới 2,7% số mẫu có tỷ lệ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cao, nhất là ở táo đỏ, quýt và lê. Đặc biệt, trong số 1.416 mẫu thịt và sản phẩm từ thịt đã phát hiện tới 40,9% số mẫu nhiễm khuẩn Salmonella gây ra các bệnh về đường tiêu hóa. Hơn nữa, khu vực TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai là những địa phương có tỷ lệ mẫu thực phẩm nhiễm Salmonella cao nhất, chiếm từ 84 - 95% mẫu được giám sát.
1.2.10.2. Tình hình nhiễm Salmonella trên Thế Giới
Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở châu Âu giảm đều đặn từ những năm 1990 trở lại đây, trong năm 2007 có khoảng 152.000 ca nhiễm Salmonella trên người được phát hiện, sự sai lệch của báo cáo này là rất lớn, số lượng thực tế rất có thể gấp 10 lần như thế. Ở Mỹ, tình trạng có khá hơn, ổn định ở mức 15 ca trên 100.000 người từ năm 2001 do kiểm soát tốt Salmonella trong thực phẩm từ năm 1990, bao gồm các thực phẩm sữa, trứng, nước trái cây, sản phẩm tươi sống, rau, bánh kẹo, và đặc biệt là thịt. Một đợt dịch gần đây ở Mỹ gây ra bởi S.typhimurium nhiễm trong bơ đậu phộng đã gây ảnh hưởng đến hơn 700 người trên khắp nước Mỹ.
Từ tháng 7/2009 tới nay, số ca nhiễm khuẩn Salmonella được phát hiện ở Mỹ đã tăng lên 184 người, thuộc 38 bang khác nhau. Cơ quan y tế của nước này vẫn chưa xác định nguyên nhân chính xác khiến số ca nhiễm khuẩn Salmonella tăng nhanh như vậy. Tuy nhiên, mới đây các chuyên gia y tế của bang Oregon cho rằng nguồn lây lan vi khuẩn Salmonella từ các sản phẩm xúc xích. Vừa qua, các cơ quan điều tra Mỹ đã thu hồi hơn 560 tấn xúc xích do nghi bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, tất cả số lượng này đều do Công ty Daniele International sản xuất.Tuy nhiên, ông Jason Maloni, phát ngôn viên của công ty này khẳng định: “Chưa có bằng chứng nào chứng minh các sản phẩm xúc xích của chúng tôi bị nhiễm vi khuẩn Salmonella”. Sự bùng nổ của số ca nhiễm khuẩn Salmonella ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương đã khiến các cơ quan điều tra nghi ngờ rằng nguồn gây bệnh cho ổ dịch này là từ các sản phẩm xúc xích sau khi họ phát hiện rất nhiều người ăn xúc xích mua tại các cửa hàng ở khu vực này bị nhiễm khuẩn Salmonella. Các nhân viên điều tra tại bang Washington cũng cho biết 14 bệnh nhân bị nhiễm khuẩn Salmonella ở bang này, đã từng ăn xúc xích của hãng Daniele. Ngoài ra, các chuyên gia y tế khẳng định họ đã kiểm tra và phát hiện khuẩn Salmonella có trong các mẫu xúc xích của công ty này. Hiện tại, các nhân viên điều tra liên bang Mỹ vẫn đang làm việc để tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra dịch nhiễm khuẩn Salmonella ở nước này. Vì thế, họ vẫn chưa thể kết luận sản phẩm xúc xích của Công ty Daniele có phải là nguồn lây bệnh chính hay không. Vì thế, những sản phẩm xúc xích của công ty này bị thu hồi là do kiểm tra bị nhiễm khuẩn Salmonella.
1.2.11. Cách phòng ngừa
Vệ sinh phân, nước, rác. Không ăn thức ăn sống, không uống sữa chưa tiệt trùng. Luôn luôn rửa tay thật kỹ bằng xà bông trước khi ăn, trước và sau khi làm đồ ăn và sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc chơi với thú nuôi trong nhà.
Nấu kĩ thực phẩm có nguồn gốc động vật trước khi ăn đặc biệt là thịt gia cầm, thịt lợn, trứng (ít nhất là đun tới 70oC), không dùng trứng sống hoặc chưa nấu kĩ. Bức xạ tần số cao và axit hóa: chiếu tia bức xạ vào thịt gia cầm là phương pháp hiệu quả nhằm phá hủy, tiêu diệt Salmonella. Hơn nữa, vi khuẩn này không sinh sản ở pH < 4.
Làm lạnh thực phẩm: vi khuẩn này sinh sản chậm trong khoảng nhiệt độ 5 – 120oC và nhanh ở nhiệt độ thường. Chính vì lí do đó mà không nên để lâu trong tủ lạnh, nhất là ở nhiệt độ thường. Thịt đông lạnh phải được làm tan ỏ phòng lạnh chứ không được rửa bằng nhiệt độ phòng hay bằng nước ấm.
Bảo quản thức ăn đã nấu chín trong các hộp chứa nhỏ. Tránh gây tái nhiễm vi khuẩn trong bếp sau khi thức ăn đã được nấu chín, để thực phẩm tươi sống riêng với thực phẩm nấu chín.
Thanh tra vệ sinh và giám sát cẩn thận các lò mổ, các nhà máy chế biến thức ăn, các cửa hàng thịt trứng.
Thức hiện đúng quy chế vệ sinh trong các khâu sản xuất vận chuyển, bảo quản, dự trữ.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe người chế biến hoặc tiếp xúc với thực phẩm, xét nghiệm phân để sớm phát hiện cách ly và điều trị người lành mang trùng.
Tuyên truyền giáo dục vệ sinh, ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Trong vùng có nhiều người mắc bệnh hoặc vùng bị lũ lụt, ô nhiễm môi trường nặng cần được sát khuẩn bằng dung dịch Cloramin B, vôi bột. Ở những nơi bệnh thương hàn thường xuyên xảy ra nên tiêm phòng bằng vaccin, tùy từng hiệu lực của từng loại vaccin có thể tiêm nhắc lại sau 2 - 5 năm.
Sử dụng Vaccin phòng bệnh thương hàn do Vi khuẩn Salmonella gây ra được sử dụng chứa kháng nguyên V của S.typhi đưa vào cơ thể bằng đường tiêm với 1 liều 25mg có hiệu lực bảo vệ 70%.
Tại Việt Nam có 2 loại Vaccin thương hàn thường sử dụng :
- Vaccin thương hàn tiêm (injection): tên thương mại Typhim Vi – NSX Viện Bào Chế Pasteur Merieux Connaught – Pháp.
- Vaccin thương hàn Zerotyph Cap – Uống. Nhà bào chế Boryung Biopharma Co.Gtd – Hàn Quốc.
1.3. Phương pháp phát hiện Salmonella
1.3.1. Phương pháp truyền thống
1.3.1.1. Nguyên tắc
Salmonella có thể được phát hiện (phân tích định tính) bằng một qui trình bao gồm 4 bước: bước tăng sinh, tăng sinh chọn lọc, phân lập và khẳng định. Salmonella thường có mặt trong mẫu với số lượng nhỏ, bị tổn thương và cùng hiện diện chung với một số lượng lớn vi sinh vật thuộc họ Enterobacteriaceae có tính cạnh tranh mạnh, ức chế sự tăng trưởng của Salmonella.
ê Bước tăng sinh:
Tùy theo đặc tính thành phần hóa học của mẫu mà cần chọn qui trình tăng sinh phù hợp. Thông thường tỉ lệ giữa mẫu và môi trường là 1:9 nhưng có thể thay đổi.
ê Bước tăng sinh chọn lọc:
Các môi trường tăng sinh chọn lọc dùng dể phát hiện Salmonella trong mẫu thực phẩm là Rappaport Vassiliadis (RV), Selenite Cystein Broth,Tetrathionate Mueler Kauffmanm Broth (TT)…những nghiên cứu gần đây cho thấy môi trường RV có thể thay thế cho các môi trường khác. Hiện nay, người ta khuyến khích là nên dùng ít nhất 2 loại môi trường tăng sinh chọn lọc để phát hiện tất cả Serotype Salmonella nếu có hiện diện trong mẫu.
ê Bước phân lập:
Nhằm tách và nhận dạng Salmonella khỏi các quần thể vi sinh vật khác trong mẫu. Nhiều loại môi trường rắn khác nhau được sử dụng để phân lập Salmonella. Hiện nay, vcác tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm khuyến khích sử dụng ít nhất 2 loại môi trường phân lập khác nhau để tăng cường khả năng phát hiện tất cả các dòng Salmonella, đặc biệt là môi trường XLD được sử dụng nhiều nhất.
ê Bước khẳng định
Nhằm xác định lại các khuẩn lạc đặc trưng của Salmonella xuất hiện trên môi trường phân lập. Bước này được thực hiện trên các thử nghiệm sinh hóa và các thử nghiệm huyết thanh đặc trưng cho Salomonella. Các thử nghiệm sinh hóa được khuyến khích sử dụng là KIA/TSI, Indol, LDC (lysine decarboxylase), ODC (ornithine decarboxylase), urea, Manitol, sorbitol, các thử nghiệm huyết thanh O hay H.
1.3.1.2. Phương pháp thực hiện
a) Bước tăng sinh
Đối với mẫu thông thường tiến hành cân 25g mẫu trong túi PE vô trùng, bổ sung 225ml dung dịch BPW và đồng nhất mẫu trong 15 hoặc 30 giây. Ủ ở 37oC trong 18 - 24 giờ. Đối với một số loại thực phẩm có chứa các chất có thể gây độc hoặc ức chế sự tăng trưởng của Salmonella cần thực hiện qui trình tăng sinh đặc biệt như sau:
- Đối với mẫu gia cầm tươi sống: đặt gia cầm vào một bao nhựa lớn, thêm vào 1 lít môi trường tăng sinh BPW. Lắc bằng máy lắc khoảng 30 giây để môi trường thấm được vào trong toàn bộ mẫu.
- Đối với mẫu sữa khô: cho 25g mẫu vào trong túi PE vô trùng, bổ sung 225ml môi trường BPW, để yên 60 phút ở nhiệt độ phòng. Sau đó lắc cho đến khi sữa tan hoàn toàn.
- Đối với các loại gia vị hay các loại thực phẩm chứa nhiều gia vị: đồng nhất mẫu ở độ pha loãng 1/100 trong BPW (thay vì 1/10 như bình thường) trước khi nuôi tăng sinh. Biện pháp này nhằm làm giảm nồng độ các hợp chất ức chế sự tăng trưởng của Salmonella trong bước tăng sinh.
- Đối với các loại mẫu như casein, pho mat, bơ và các sản phẩm tương tự khác: thực hiện đồng nhất mẫu trong môi trường tăng sinh đã được làm ẩm đến 40oC.
- Đối với sản phẩm chứa coca: đồng nhất mẫu trong môi trường Skim Milk Broth được làm ẩm ở 40oC.
- Đối với dừa, các sản phẩm của dừa và các mẫu có hmà lượng chất béo cao: đồng nhất mẫu với BPW, sau đó thêm vào 2 - 3 giọt Triton X-100 trước khi ủ tăng sinh.
b) Bước tăng sinh chọn lọc
Lắc để trộn đều dung dịch tăng sinh, và chuyển 0,1ml sang 10ml môi trường tăng sinh RV đã được ủ ấm đến 42oC. Ủ ở 42oC trong 18 - 24 giờ. Khi cần thiết cần kéo dài thời gian ủ thêm 24 giờ.
Một số môi trường tăng sinh chọn lọc khác như Selenite Cysteine Broth, Tetrethionate Muller- Kauffman cũng được dùng. Mỗi loại môi trường chỉ có tác dụng chọn lọc trên một đặc điểm phát triển của Salmonella, một số dòng Salmonella trăng trưởng được trong môi trường này nhưng lại không tăng trưởng được trong môi trường khác.Do vậy, để tăng khả năng phát hiện tất cả các dòng Salmonella hiện diện trong mẫu thực phẩm cần phải dùng ít nhất 2 loại môi trường tăng sinh chọn lọc khác nhau cho cùng một mẫu. Ngoài ra, mỗi môi trường chọn lọc được ủ ở một nhiệt độ nuôi cấy khác nhua như môi trường RV được ủ ở 420C, môi trường TT và SC được ủ ở 37oC trong 22 - 24 giờ.
c) Bước phân lập và nhận diện
Dùng que cấy vòng thực hiện kỹ thuật cấy phân lập khuẩn lạc đơn với giống từ dịch tăng sinh chọn lọc lên đĩa môi trường chọn lọc phân biệt đặc trưng cho Salmonella như XLD, HE, BS...Cường độ chọn lọc và mức độ phân biệt thể hiện ở hình thái khuẩn lạc của Salmonella trên từng môi trường cũng khác nhau. Để chọn lọc và nhận dạng được tất cả các dòng Salmonella phải dùng tối thiểu 2 môi trường chọn lọc phân biệt khác nhau cho cùng một mẫu. Các biểu hiện của Salmonella trên từng môi trường khác nhau như sau:
- Môi trường XLD: Khuẩn lạc có màu hồng trong suốt, có hay không có tâm đen. Một số dòng Salmonella có thể có tâm đen bóng rất lớn có thể chiếm gần hết khuẩn lạc.
- Môi trường HE: khuẩn lạc có màu thay đổi từ xanh dương đến xanh lục, có hay không có tâm đen. Một số dòng Salmonella có tâm đen bóng rất lớn có thể chiếm gần hết khuẩn lạc.
- Môi trường BS: khuẩn lạc Salmonella có màu nâu xám hay màu đen, thỉnh thoảng có xuất hiện ánh kím tím. Môi trường chung quanh khuẩn lạc chuyển thành màu nâu và sau đó chuyển sang đen nếu kéo dài thời gian ủ.
- Môi trường BPLS: có khuẩn lạc Salmonella màu hồng nhạt, trong suốt, xung quanh khuẩn lạc môi trường chuyển sang màu đỏ.
- Môi trường SS: Tất cả các đĩa môi trường sau khi cấy được ủ ở 37oC trong 22-26 giờ. Sau khi ủ, chọn khuẩn lạc có đặc điểm của Salmonella như trên để thực hiện khẳng định bằng các thử nghiệm sinh hóa và thử nghiệm kháng nguyên.
d) Khẳng định
Từ mỗi môi trường phân lập cấy chuyển ít nhất 5 khuẩn lạc đặc trưng qua môi trường không chọ