MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG CHÍNH: 5
CHƯƠNG 1: NHẬN ĐỊNH TỔNG QUAN VỀ ĐẠO ISLAM 5
1.1. Những tiền đề ra đời đạo Islam: 5
1.1.1. Tỡnh hỡnh kinh teỏ, xaừ hoọi trên bán đảo Ả - rập (Arab) 5
1.1.2. Tỡnh hỡnh tớn ngửụừng toõn giaựo 6
1.2. Vai trò của Mohamet với sự ra đời của đạo Islam: 10
1.2.1.Mohamet (570 – 632) 10
1.2.2. Coọng ủoàng Islam sau khi Mohamet qua ủụứi 17
1.3. Giáo lý, giáo luật và các ngày lễ chính của đạo Islam : 21
1.3.1. Giáo lý của đạo Islam - Kinh Coran 21
1.3.2. Luật của đạo Islam Sha- ri- át. 31
1.3.3. Các nghi lễ, những ngày lễ và ngày hội chính, tục hành hương. 37
CHƯƠNG 2:ĐẠO ISLAM Ở VIỆT NAM. 45
2.1. Cộng đồng Islam ở Việt Nam hiện ny: 45
2.1.1. Dân tộc Chăm và người Chăm Islam 45
2.1.2. Thực trạng đạo Islam ở Việt Nam hiện nay 47
2.1.3. Mối quan hệ giữa cộng đồng Islam Việt Nam với các 58
cộng đồng Islam ở nước ngoài
2.2. Văn hoá Islam ở Việt Nam hiện nay. 60
2.2.1. Nét đẹp văn hoá giao tiếp, ẩm thực và kiêng cữ hàng ngày 61
của tín đồ đạo Islam Việt Nam.
2.2.2. Văn hoá Islam Việt Nam mang màu sắc của tín ngưỡng 64
dân gian.
2.2.3. Vấn đề thờ cúng tổ tiên trong văn hoá Islam ở Việt Nam 68
2.2.4. Thánh đường của đạo Islam – một nét văn hoá Islam Việt Nam 70
2.3. Một số khuyến nghị nhằm khắc phục những hạn chế 73
và phát huy giá trị tích cực của đạo Islam Việt Nam.
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3011 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Bước đầu tìm hiểu đạo islam ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương trở thành một nghi thức của đạo Islam , sau khi Mohamet làm cuộc hành hương “vĩnh biệt” về Kaba tháng 3 năm 632 Dẫn theo “Mo-ha-mét Lecoran”, Payót, Paris 1944, tr. 9-10
.Điều 91, chương III Kinh Coran ghi: “ít ra một lần trong đời người, tất cả tín đồ theo đạo Islam ở trong hoàn cảnh có thể hành hương, có nghĩa là có đủ sức khoẻ, cũng như tiền bạc, phải đi viếng thăm thánh địa”.Luật của đạo Islam cho phép cử người đi thay, những người không bình thường, những nô lệ cũng như những người phụ nữ, không có họ hàng thân thuộc có thể cùng đi theo.Sau này việc hành hương trở thành một tục lệ của người theo đạo Islam , trong hàng năm. Ngoài năm điều chính thức kể trên, tín đồ đạo Islam còn có bổn phận tham gia các cuộc thánh chiến.
6. Dự thánh chiến (Jihad): Đây là bổn phận được đề ra sau khi Mohamét qua đời, nhằm bành trướng thế lực ra bên ngoài để xâm chiếm lãnh thổ, đồng thời để bành trướng tôn giáo. Tuy nhiên việc dự thánh chiến không được coi là một trong những điều giáo luật căn bản, nhưng nó rất được khuyến khích.Đạo Islam đã biết lợi dụng sức mạnh của lưỡi gươm để thu được thắng lợi trong các cuộc chiến tranh xâm lược và mang theo sự truyền bá của đạo Islam ra thế giới.Tuy nhiên, nó cũng chỉ thực hiện được ở những nơi nào gần lãnh thổ của đạo Islam , đã bị chinh phục mà ngoan cố không chịu cải tạo.
Ngoài ra, luật pháp của đạo Islam cũng được đề cập đến trong Kinh Coran. Trước hết đối với luật Islam , thấy địa vị của người phụ nữ bị hạ thấp so với nam giới. Trong Kinh Coran viết “họ” tức phụ nữ thường cản trở việc đàn ông thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Ala”. Tuy nhiên trong Kinh Coran không khuyến khích sự bất mãn khi trong gia đình sinh ra con gái. Luật Islam cho phép người đàn ông lấy tối đa 4 vợ. Người đàn ông được phép lấy nô lệ làm vợ, nhưng không bao giờ được lấy người trong họ mình. Người đàn ông được phép lấy vợ của con nuôi mình, khi họ đã ly dị. Khi đi lấy chồng, người phụ nữ không cần có của hồi môn. Trong Islam còn giữ tập tục tặng quà (ma khơ) cho người vợ sắp cưới của những người đa thần giáo ở A-ra-biu-a. Nhưng quà tặng này đã mất đi đặc điểm ban đầu là phải hoàn lại giá của người mua, món quà đó luật Islam qui định vĩnh viễn là sở hữu riêng của người vợ, kể cả khi ly dị.Luật Islam xoá bỏ tục La-vi-rát (người vợ goá chỉ được tái giá với anh em chồng, hoặc với người nào đồng dòng họ nhà chồng) của người đa thần giáo. Trong luật Islam thì người đàn bà goá có thể tự do tái giá sau thời hạn 4 tháng 10 ngày Theo điều 234 chương II Kinh Coran, sau có ghi trong Sha-ri-át.
.Còn người đàn bà bị chồng ly dị, thì chỉ có thể lại đi lấy chồng sau 3 lần kinh nguyệt Theo điều 228 chương II Kinh Coran, sau có ghi trong Sha-ri-át.
. Tuy nhiên, trong thời gian đó, người chồng có thể gọi vợ trở về với mình. Luật Islam đặc biệt quan tâm đến trẻ mồ côi, và, quy định việc đảm bảo tài sản cho chúng đến khi chúng tự lập được.Trong Kinh Coran cũng như trong Sha-ri-át còn nhắc nhở nhiều lần đến những trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ. Nếu như trong gia đình nào có nô lệ, Coran và Sha-ri-át đều khuyên nên đối xử tốt với họ, dành cho họ một phần của bố thí.
Trong những đạo luật thuộc về hình sự phần nào đã được nói trong Kinh Coran, nhưng chỉ trong Sha-ri-át, các luật hình mới trở thành một hệ thống.
Sha-ri-át quy định có bốn loại luật hình:
-Hình phạt tương ứng với hành vi phạm tội (xi-xac)
-Phạm vi hành vi giết người (di-i-a).
-Hình phạm theo luật(Kha-dơ).
-Hình phạt do toà án phán quyết (ta-zin).
Trong bốn loại hình phạt trên, chỉ đã có hai loại đầu là đã có trong Kinh Coran. Theo luật Islam quyền trừng phạt (a-zap) hoặc là thuộc về người hoặc thuộc về Ala. Đối với trường hợp đầu hình phạt được áp dụng theo đề nghị của đương sự tố tụng. Nhưng Kinh Coran thì khuyên nên lấy thiện đối xử với ác và lấy thiện hứa hẹn cho những ai biết kiềm chế tức giận và khoan dung với mọi người. Trong khi khuyên các tín đồ như vậy, Kinh Coran vẫn có những điều nói về việc phạt vì tội giết người và cho phép trả thù. Luật Islam có phân ra làm hai loại giết người cố ý và vô ý.Nếu ở trong trường hợp thứ nhất, người nào cố ý giết chết một tín đồ thì địa ngục sẽ là hình phạt. Còn ở trường hợp thứ hai, thì phải trả tự do cho một nô lệ và đền giá máu cho gia đình có người bị giết. Về sau này giá máu (di-i-a) về tội giết người vô ý phải trả bằng việc cắt đi một bộ phận nào đó của cơ thể phạm nhân.Như vậy, luật Islam nghiêm khắc với việc giết người. Nếu đem so sánh với những luật tục của những người Ảrập đa thần giáo thì luật Islam về tội giết người có nhẹ hơn, đối với những hành vi trộm cắp luật Islam lại nghiêm khắc và tàn bạo.Theo luật Islam thì kẻ ăn trộm sẽ bị chặt tay (xa -xich), trong khi đó ở người Ảrập đa thần giáo thì hành vi ăn cắp chỉ coi là một sự nhục nhã, còn kẻ cắp thì không bị trừng phạt.Luật Islam nghiêm cấm việc cho vay nặng lãi. Ngoài những điều về hình luật Sha-ri-át còn quy định rất nhiều khoản thuộc về cấm kỵ, nếu cấm uống rượu xuất hiện trong nhiều quy định của luật Islam.Thịt lợn, gia súc bị đánh chết, hoặc bị ngã chết, hoặc bị thú dữ làm chết, cũng không được dùng làm thức ăn. Việc thể hiện nghệ thuật bằng hình động vật bị cấm.
Tóm lại, tuy vẫn khuyên như con người phải sống theo tinhthần từ thiện, bác ái, yêu thương của thánh Ala, nhưng luật Islam chính là con đẻ của chế độ bóc lột. Nó đã đề ra những quy chế pháp quyền, nhằm bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị và tầng lớp giàu có trong xã hội.Kinh Coran cũng như Sha-ri-át đều nhân danh thượng đế để hợp pháp hoá, quyền sở hữu, quyền chiếm hữu nô lệ và mọi sự bất công trong xã hội, đồng thời còn quy định những hình phạt tàn bạo đối với những ai xâm phạm vào nó để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị.
1.3.3. Các nghi lễ, những ngày lễ và ngày hội chính, tục hành hương.
Trong cuộc sống, người theo đạo Islam có những hình thức lễ nghi phổ biến như lễ mazaz - cầu nguyện, lễ mai táng, lễ kết hôn, lễ cắt da, lễ ăn chay và những ngày hội lớn như hội Ura-za-bai-zam, hồi Curban-baizam, hội mavlint cũng như tang lễ sắc -xay vác-xay.
Thứ nhất là Lễ cầu nguyện: Theo quy định đã ghi trong giáo lý Đạo Islam, thì mỗi giáo dân Islam phải thực hiện một ngày cầu nguyện 5 lần. Trong khi cầu nguyện họ luôn luôn hướng mặt về thánh địa Mecca để cầu chúa A-la. Lễ mazar được bắt đầu bằng sự tắm rửa. Tẩy rửa (Ta-kha-rát) bằng nước, hay cát, tuỳ hoàn cảnh. Sau đó tiến hành việc cầu nguyện không nhất thiết phải ở trong nhà thờ, mà có thể ở nhà riêng hay ở giữa trời cũng được, chỉ trừ những nơi uế tạp mất vệ sinh.Mọi tín đồ Islam giáo phải thực hiện nghĩa vụ cầu niệm cho người chết, ngoài ra họ còn cầu nguyện trong những trường hợp khi cưới, khi làm nhà, khi thu hoạch mùa màng.Do việc cầu nguyện và việc hằng giữ đức tin vào một đấng tối thượng, nên khi thành đạt một điều gì đó, tín đồ Islam giáo thường cho là Ala giúp đỡ, còn khi không thành đạt họ lại cho rằng, do mình chưa thật thành tâm.Chính vì vậy, mà giới tăng thống đã luôn luôn răn dạy các tín đồ là chỉ có những lời cầu niệm thành tâm của những ai trung thành với thánh Ala, thì mới thấm đến tai người, còn một khi lòng tin không được bền chặt, thì thánh Ala không nghe tiếng, kết quả tất nhiên là sẽ không được Ala giúp đỡ. Việc cầu nguyện bao gồm việc đọc kinh và cúi lạy nhiều lần. Trong mỗi buổi cầu nguyện có mấy lần cúi lậy được quy định sẵn, cầu nguyện sáng và tối cúi lạy hai lần, cầu nguyện buổi trưa, buổi chiều và buổi ban đêm cúi lạy bốn lần.Trong quá trình của buổi lễ này, tín đồ đọc nhẩm một số bài thơ trong Kinh Coran. Nhưng thực chất việc đọc kinh này là một việc không phải bất cứ ai (tín đồ theo đạo Islam ) cũng làm được, bởi vì có những người không biết tiếng Ảrập, thì không thể đọc được. Vậy, những tín đồ nào không đọc được thì phải coi những bài thơ mà họ đọc trong Kinh Coran ấy là những bài thần chú.
Thứ hai là Lễ mai táng: Lễ mai táng cũng là một hình thức lễ nghi phổ biến và đóng một vai trò quan trọng đối với tập thể tín đồ theo đạo Islam . Đây là một hình thức lễ nghi cho người chết.Người theo Đạo Islam tin rằng linh hồn con người, sau khi chết, vẫn tiếp tục sống ở bên kia thế giới. Do đó việc mai táng đã được tổ chức theo những quy định tức đề ra trong Đạo Islam, hoặc theo sự khẳng định của những tu sĩ đó là việc tạo điều kiện cho linh hồn người chết sang thế giới bên kia.Lễ mai táng cho người chết của người theo đạo Islam có một điểm đáng chú ý là: phải chôn người chết ngay trong vòng 24 giờ, kể từ khi người ấy tắt thở. Địa điểm chôn cất tốt nhất là trong khu vực thánh đường, ngoài ra cũng có thể chôn cất ở nghĩa trang, hoặc nơi chôn cất có cả các tín đồ tôn giáo khác như đạo Công giáo, đạo Phật.
Việc đầu tiên trong tang lễ cho tử thi là tiến hành việc tắm rửa sạch sẽ, cũng làm như khi người đó còn sống như rửa mặt, mũi, chân tay… bằng nước hay cát trước khi cầu nguyện. Tiếp theo là việc khâm niệm cho người chết, người ta liệm xác người chết bằng vải liệm (ka-phan). Từ một tới năm lớp vải liệm và đem chôn chứ không dùng quan tài. Tuy nhiên, đã có nơi tín đồ đạo Islam cũng dùng quan tài để chôn người chết.
Khi chôn người chết người ta đặt nghiêng xác qua bên phải, để quay mặt về hướng Mecca. Mộ của người theo đạo Islam không đắp đất cao mà chỉ để phẳng ngang mặt đất, cắm hai cột đá ở đầu và cuối mộ.
Tục lệ của người theo đạo Islam có ghi trong Suna, cấm đàn bà đi đưa ma và khóc lóc trong đám tang. Nhưng ở một số nơi, đàn bà vẫn đi đưa ma, thậm chí vẫn khóc lóc vì thương người thân trong gia đình mất đi.
Tất cả những việc trên làm xong thì người ta còn tổ chức những buổi cầu nguyện sau tang lễ, có thể liền 3, 4 ngày sau khi chôn cất. Sau đó, tổ chức cầu nguyện vào ngày thứ 10, 40 và một năm cho người chết.
Thứ ba là Lễ kết hôn: Trong các quốc gia coi đạo Islam là quốc đạo thì có tục lệ coi sự độc thân như một điều tội lỗi. Vì vậy các tu sĩ theo đạo Islam cũng có vợ và nhiều vợ chứ không như đạo Phật, Công giáo coi trọng chủ nghĩa độc thân khổ hạnh.
Chính vì coi chủ nghĩa độc thân là một tội lỗi nên người theo đạo Islam cưới gả cho con cái của mình rất sớm, thậm chí có những trường hợp nhận hôn nhân của đứa trẻ 7 tuổi đã có giá trị. Tuy khuyến khích hôn nhân, nhưng giáo luật đạo Islam cũng cấm những cuộc hôn nhân giữa những người có liên hệ thân tộc với nhau.
Điều 27, chương IV, thánh Kinh Coran viết: “Cấm tín đồ kết hôn với các mẹ ghẻ, con gái, chị em ruột, các cô, dì, cháu gái (con anh chị em ruột) mẹ nuôi, chị em cùng bú một dòng sữa với mình, hoặc mẹ vợ, con dâu, con gái riêng của vợ”. Trong tập tục của người Islam giáo tỏ ra dễ dãi, hầu như khuyến khích những cuộc hôn nhân giữa anh chị em họ.
Người theo đạo Islam coi cuộc hôn nhân muốn có giá trị phải bảo đảm mấy điều kiện sau đây:
-Có sự đồng ý của đôi bên trai gái.
-Phải có người làm chứng (2 đàn ông hoặc một đàn ông và hai đàn bà) cùng tiền dẫn cưới.
-Người đàn ông trưởng thành được quyền tự do chọn người phối ngẫu, chấp nhận hay khước từ mọi đề nghị gả bán cho mình.
-Nếu cô gái còn ít tuổi thì đến khi trưởng thành có thể xin bãi hôn.
Tuy vậy những điều căn bản trên của cuộc hôn nhân, ở mỗi nơi trên thế giới, trong xã hội của những tín đồ theo định hướng, cũng có một số biến đổi. Trước khi làm lễ cưới, có lễ hỏi. Trong lễ hỏi sẽ định ngày cưới chính thức cho hai bên trai gái. Lễ cưới của người theo đạo Islam có điểm đáng chú ý là, hiện tượng đưa chú rể về nhà cô câu, và có trường hợp ở luôn nhà vợ theo tục lệ của chế độ mẫu hệ vẫn còn trong xã hội của những người theo đạo Islam .
Thứ tư là Lễ cắt da (xun nét): Đây là một nghi thức được tôn trọng triệt để trong xã hội của những người theo đạo Islam , nghi thức chuyển tiếp sang thời kỳ hôn nhân của các thiếu niên. Lễ cắt da quy đầu chỉ tiến hành đối với con trai, sau thời gian mới sinh được ít lâu 7 ngày hoặc 40 ngày, hoặc lên 5 hay 12, 13 tuổi trở lên mới cắt. Sở dĩ có việc cắt da quy đầu là vì người theo đạo Islam cho rằng khi làm lễ người tín đồ phải hoàn toàn sạch sẽ, từ thể xác đến linh hồn. Hình thức lễ nghi này thường gây ra bệnh tật và đôi khi làm cho trẻ con bị chết. Còn đối với con gái thì họ có thể làm lễ cấm phòng để sửa soạn cho việc hôn nhân sau này.
Thứ năm là Lễ ăn chay: Lễ xin chay tổ chức kéo dài trong suốt 30 ngày của tháng Ramadam (tháng chín Islam lịch). Lễ ăn chay đã được Mohamet thi hành kể từ năm thứ hai kỷ nguyên Islam vào khoảng năm 624 sau công nguyên.Việc ăn chay bắt đầu từ ngày thấy vầng trăng đầu tháng chín (Ra ma dam) và chấm dứt khi lại thấy vầng trăng xuất hiện vào đầu tháng sau. Trong suốt thời gian 30 ngày, tín đồ sẽ phải nhịn ăn ban ngày, chỉ được ăn vào ban đêm, hết thời gian này mới được trở lại ăn uống bình thường. Các tu sĩ gây cho tín đồ một tư tưởng cho rằng việc ăn chay cũng như trong các ngày hội của của đạo Islam với nhiều món ăn phong phú, sẽ mở đường cho các tín đồ đi tới cuộc sống hạnh phúc ở trên thiên đường. Thực tế trong những ngày thực hiện việc ăn chay đó, chỉ có lợi cho các tăng lữ và những người nhà giàu có của, ăn uống thoả mãn vào các đêm trong thời gian này. Còn những người nghèo chẳng lấy gì mà tổ chức ăn uống thoả mãn vào các đêm được phép ăn uống thả sức, vì kẻ nghèo vốn nghèo quanh năm, đến tháng chay giới, thậm chí không có gì mà ăn nữa. Việc tổ chức lễ ăn chay và các ngày hội làm cho các tăng lữ thu được nhiều tiền của hơn vì các tín đồ đến nhà thờ nhiều hơn và phải bỏ chi phí vào việc đó. Tuy vậy, những ngày trong việc chay giới vẫn có một ý nghĩa quan trọng trong định hướng, đó là bổn phận của mỗi tín đồ đạo Islam phải thực hiện.
Thứ sáu là Ngày hội tế thần (Curban baizam): Đây cũng là một ngày hội phổ biến của định hướng. Ngày hội này được tổ chức 70 ngày sau lễ ăn chay các tín đồ mang hiến tế bằng súc vật, như một con cừu, một con bò hay một con lạc đà và với hy vọng được chúa Ala giúp đỡ trong công việc làm ăn của họ.
Thứ bảy là Ngày hội Movlint: Ngày hội này là ngày lễ mừng sinh nhật của Mohamet. Trong ngày hội các tín đồ Đạo Islam làm lễ tập thể ở thánh đường hoặc ở nhà mình. Rồi sau đó tổ chức ăn tiệc và phân phát của bố thí.
Thứ tám là Ngày hội Xác xây - Vắc xây: Đây là ngày hội được tổ chức để kỷ niệm giáo vương Khu-xe-in bị bọn Ô-ma-y-át giết hại. Ngày xưa trong ngày hội này, các tín đồ tự hành hạ mình, có khi tự sát. Ngày nay hiện tượng đó đã bị cấm, những lễ nghi chỉ tiến hành như sau: những người dự lễ hét to và đồng thanh hai chữ “Vac xây - vắc xay”. Khi hô hai chữ ”vac xay” họ đập tay phải lên ngực của mình, khi hô hai chữ “vắc xay” bỏ tay xuống. Sau đó mọi người sẽ đi đến nhà thờ, tổ chức một bữa tiệc, ăn xong họ bắt đầu hát các bài thơ tôn giáo về lãnh tụ Khu-xi-in.
Thứ chín là Tục hành hương: Đây là tục phổ biến của các tín đồ theo định hướng. Cuộc hành hương xác định vào mấy ngày 7,8 và 9 tháng 12 lịch Islam. Các tín đồ ở khắp mọi nơi đều hành hương về thánh địa Mecca. Có một điều chú ý là khi vào đến Mecca, nếu tín đồ đã ở trong tình trạng Ich-ram (mặc đồ thiêng ich ram vào người) thì vợ chồng không được ăn ngủ với nhau, không được trang điểm, săn bắn, hái quả và giết các súc vật.
Họ sẽ vào viếng Kaba, phải đi vòng quanh 7 lần, mỗi lần đi ngang hòn đá đen lại hôn lên đó. Họ thực hiện cắm trại cầu nguyện, thực hiện việc hiến tế trong ngày cuối cùng. Trên đường về nhiều người còn viếng thăm mộ của Mohamet ở Medina kể từ đây, họ mang tước hiệu hadij, được mọi người trong tập thể đạo Islam kính trọng.
Ngày nay việc hành hương tới thánh địa Mecca vẫn là một sự ao ước của các tín đồ theo định hướng ở khắp mọi nơi trên thế giới và ngày càng thu hút đông đảo số giáo dân đi hành hương hàng năm.
Như vậy, đạo Islam không chỉ là một tôn giáo, nó còn là cả một tập hợp các tiêu chuẩn xã hội, kinh tế, luật pháp, đạo đức gắn liền với những quy định của tôn giáo, mà đôi khi chúng không còn phù hợp với nhân loại ngày nay, nhất là xu hướng “thế tục hoá” của các tôn giáo đang diễn ra mạnh mẽ. Chính điều này đã đòi hỏi đạo Islam phải có sự đổi mới mình mới có thể hoà nhập vào đời sống hiện thực của thời đại.Đạo Islam cần phải tách tập hợp các tiêu chuẩn xã hội, kinh tế, luật pháp, đạo đức của Shariat ra khỏi tín ngưỡng và cải cách lại các tiêu chuẩn này. Trong những năm gần đây, người ta bắt đầu kêu gọi “hiện đại hoá”đạo Islam , đọc kinh Coran theo cách mới trên cơ sở của “phương pháp lịch sử – phê phán”. Song những tư tưởng này rất khó có thể nhận được sự đồng tình của các nhà thần học của đạo Islam . Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập ngày nay, với những giáo lý, tín điều của mình, đạo Islam tiếp tục là tôn giáo chiến ưu thế ở những quốc gia khác nhau trong đó có Việt Nam.
CHƯƠNG 2: ĐẠO ISLAM Ở VIỆT NAM.
2.1. Cộng đồng Islam ở Việt Nam hiện nay
Cho đến nay, vấn đề đạo Islam được truyền bá và bám rễ ở Việt Nam (ở vương quốc Chăm Pa)vào thời điểm nào, diễn ra ra sao vẫn chưa có lời giải đáp dứt khoát. Các nguồn sử liệu, đặc biệt là nguồn tài liệu liên quan đến tình hình tôn giáo ở vương quốc Chăm Pa IX đến thế kỉ XV đều khẳng định trong thời gian này Chăm Pa vẫn chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Ấn Độ giáo. Những tài liệu có đề cập đến dấu vết của Islam trên địa bàn Chăm Pa chưa đủ để chứng minh người Chăm Pa theo Islam từ thời gian này, mà chỉ cho thấy sự hiện diện của một số cộng đồng hoặc một số thương gia ngoại quốc đến đây buôn bán. Các tài liệu sau thế ki XV mới cho thấy là vào cuối thế kỉ XVI , XVII có một số bộ phận người Chăm theo Islam. Tuy nhiên, các tài liệu này cũng chỉ đưa ra thông tin: có người Chăm theo Islam, chứ không nói rõ mức độ tiếp thu tôn giáo của họ đến đâu và ai là người truyền bá đến đây.
2.1.1. Dân tộc Chăm và người Chăm Islam :
Người Chăm là dân tộc sinh sống lâu đời ở Việt Nam, dân số xếp thứ 14 trong 54 dân tộc anh em ở nước ta. Hiện nay, dân số Chăm khoảng 137.000 người. Người Chăm hiện cư trú chủ yếu tại các tỉnh, thành phố Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, cụ thể ở Bình Định (4.733 người), Phú Yên (15.297 người), Ninh Thuận (61.359 người), Bình Thuận (27.825 người), Đồng Nai (1.907 người), Tây Ninh (4.464 người), An Giang (14.227 người), thành phố Hồ Chí Minh (5.480 người), Bình Phước (446 người), Bình Dương (330 người), Kiên Giang (301 người), Trà Vinh (185 người).[14,32-33].
Về mặt địa lí hành chính, hiện nay người Chăm sinh sống ở 3 khu vực tiêu biểu, tạo nên 3 tiểu cộng đồng riêng biệt. Đó là Chăm Hroi, Chăm Ninh Thuận – Bình Thuận và Chăm An Giang.
Về mặt tôn giáo, người Chăm có 3 cộng đồng tôn giáo khác nhau như Chăm Bàlamôn (ở Ninh Thuận, Bình Thuận), Chăm Bàni (ở Ninh Thuận, Bình Thuận), Chăm Islam (ở An Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và một số làng Chăm ở Ninh Thuận). Riêng đối với người Chăm Hroi không theo các tôn giáo trên.
Ninh Thuận và Bình Thuận có người Chăm sống tập trung đông nhất ở Việt Nam. Họ sống thành từng làng, tập trung đông đảo trên vùng đồng bằng Phan Rang, Phan Rí thuộc huyện Ninh Phước (Ninh Thuận), Bắc Bình (Bình Thuận). ở huyện Ninh Phước có 37.800 người Chăm chiếm gần 30% dân số toàn huyện, sinh sống ở 8/13 xã, bao gồm xã Phước Nam (có 5 làng Chăm), xã Phước Hải, Phước Hữu, Phước Thái, Phước Hậu… ở Bắc Bình có 15.287 người Chăm chiếm gần 13% dân số toàn huyện, sinh sống ở xã Phan Thanh (5 làng), Phan Hoà (3 làng), Phan Hiệp (6 làng) là các xã có 100% người Chăm.[14,33].Ngoài Ninh Phước và Bắc Bình (Thuận Hải cũ), người Chăm còn sinh sống rải rác ở các huyện khác như Tuy Phong, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh thuộc tỉnh Bình Thuận, ở Ninh Hải, Ninh Sơn thuộc tỉnh Ninh Thuận.Người Chăm theo Islam giáo bao gồm Chăm Islam và Chăm Bàni sinh sống ở các địa bàn như sau: Người Chăm Bàni ở Ninh Thuận có 22.745 người, ở Bình Thuận có 16.428 người; người Chăm Islam ở Ninh Thuận có 1.791 người, Đồng Nai có 1.769 người, Bình Dương có 330 người, Bình Phước có 155 người, Tây Ninh có 2.845 người, thành phố Hồ Chí Minh 5.480 người, An Giang 14.227 người, Kiên Giang 301 người, Trà Vinh 185 người.Theo kết quả điều tra dân số tháng 4/1999 trong tổng số trên 130.000 người Chăm có 63.147 người theo đạo Islam bao gồm Chăm Islam và Chăm Bàni. Đến năm 2001, theo số liệu khảo sát của Ban Tôn giáo Chính phủ số người Chăm theo đạo Islam là 64.957 người, trong đó 39.288 người Chăm Bàni và 25.669 người Chăm Islam.[1,82].
2.1. 2. Thực trạng đạo Islam ở Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam hiện nay,đạo Islam có số lượng tín đồ không đông, chỉ xếp thứ 6 trong số 6 tôn giáo đang sinh hoạt bình thường là Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo, đạo Islam .
Tín đồ theo đạo Islam ở nước ta tuyệt đại bộ phận là người Chăm, các dân tộc khác và ngoại kiều rất ít. Theo thống kê của Vụ Các Tôn giáo khác – Ban Tôn giáo Chính phủ, đạo Islam bao gồm hai cộng đồng: Chăm Islam và Chăm Bàni với số lượng tín đồ khoảng trên 66.695 người, trong đó Chăm Islam khoảng trên 25.688 người. Chăm Bàni khoảng trên 41.007 người, sinh sống tập trung ở khu vực Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, các tỉnh khác tuy có song rất ít.[1,82-83]. Hiện nay, tín đồ theo đạo Islam Việt Nam vẫn tập trung chủ yếu tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và An Giang. Ngoài ra, họ còn sinh sống ở một số địa phương khác như TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai, Phú Yên, Bình Dương.Hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận là địa bàn cư trú tập trung của người Chăm , trong đó vùng đồng bằng Phan Rang, Phan Rí, chủ yếu thuộc địa giới huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) và huyện Bắc Bình (Bình Thuận) có số người Chăm đông đảo nhất. Người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận theo hai tôn giáo chính là đạo Bàlamôn và đạo Islam. Những người theo đạo Islam thường gọi là Chăm Bani để phân biệt với người Chăm theo đạo Bàlamôn. Người Chăm ở An Giang, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long được gọi là Chăm Islam, ngụ ý là người Chăm theo Islam. Đôi khi người ta dùng từ Chăm Islam mới để phân biệt Chăm Islam cũ, tức người Chăm Bàni. Có hiện tượng này là do các yếu tố Islam có độ đậm nhạt khác nhau ở hai cộng đồng Chăm này. Như vậy có thể thấy được sự tương đồng và khác biệt giữa Chăm Bàni và Chăm Islam như sau:
Chăm Islam ở nước ta là cộng đồng Chăm Islam theo phái Safi’i thuộc dòng Sunni với tổng số khoảng 25.688 tín đồ.[1,82].
Cộng đồng Chăm theo đạo Bàni hiện nay có khoảng 41.007 người. Đạo Bàni là kết quả của sự hỗn dung giữa đạo Islam nguyên thuỷ với nhiều yếu tố tín ngưỡng dân gian. Khác với người Chăm Islam, trong tâm thức tôn giáo của người Chăm Bàni, những tập tục, nghi lễ của đạo Islam gốc đã bị phai nhạt đi khá nhiều bởi nhiều lí do, trong đó phải kể đến sự tác động của tín ngưỡng bản địa dân tộc Chăm và của đạo Bàlamôn – một tôn giáo có hệ thống giáo lí, giáo luật rất khác biệt với đạo Islam nhưng đã ăn sâu vào đời sống tâm linh của người Chăm. Bởi vậy, có thể nói Chăm Bàni là đạo Islam đặc thù mang đậm tín ngưỡng bản địa.
Chăm Bàni được gọi là đạo Islam cũ còn Chăm Islam được gọi là đạo Islam mới. Do cùng có nguồn gốc sinh ra nên cộng đồng Chăm Bàni và Chăm Islam có nhiều nét giống nhau về phong tục và giáo lí cơ bản của đạo Islam . Tuy nhiên, việc sinh hoạt tôn giáo của hai cộng đồng này rất khác nhau. Qua quá trình khảo sát thực tế, cho thấy rằng: người Chăm Bàni hầu như không có mối liên hệ mật thiết nào đối với đạo Islam quốc tế cũng như đối với cộng đồng Chăm Islam ở miền Tây Nam Bộ.
Người Chăm Islam luôn giữ gìn nghiêm ngặt giáo lí, giáo luật của đạo Islam nguyên thuỷ thể hiện qua việc thực hiện nghiêm chỉnh 5 cốt đạo của đạo Islam . Hàng năm, họ có rất nhiều ngày lễ chính khác nhau như: Kỉ niệm ngày sinh của giáo chủ Mohamet, ngày giáo chủ Mohamet đến thánh địa Mecca, thánh lễ ngày thứ 6 hàng tuần, lễ trong tháng nhịn chay Ramadan, lễ hành hương, lễ đón năm mới theo lịch Islam … Nhưng quan trọng nhất vẫn là lễ trong tháng chay Ramadan và mùa lễ hành hương.
Trái lại, ở cộng đồng Chăm Bàni,đạo Islam khi du nhập vào đây đã phải đối mặt với một xã hội mẫu hệ nên nó phải hội nhập với phong tục, tập quán bản địa làm mất đi tính độc tôn cứng nhắc của mình. Chính vì vậy, người Chăm Bàni hiểu và thực hành nghi lễ của đạo Islam khác biệt nhiều so với người Chăm Islam. Họ không chỉ dành riêng niềm tin của mình cho Thượng Đế và tiên tri Mohamet như người Chăm Islam mà còn dành cho rất nhiều thần linh khác, nữ thần sáng tạo ra dân tộc Chăm, những vị anh hùng dân tộc Chăm và ông bà tổ tiên. Phần lớn tín đồ Bàni không thuộc một loại kinh sách của đạo Islam nào, họ không đọc kinh cầu nguyện, không quan tâm đến lễ thứ 6 hàng tuần, không thực hiện tháng chay Ramadan như người Chăm Islam mà chuyển thành hoạt động lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc – lễ hội Ramưwan. Người Chăm Bàni cũng bố thí nhưng bằng hình thức “lễ đổi gạo” – nghi lễ này vừa là một hình thức bố thí vừa phù hợp với tập quán lâu đời của người Chăm xưa, xuất phát từ nền văn minh lúa nước.Một đặc điểm khác biệt rất rõ nét giữa người Chăm Islam và người Chăm Bàni là vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Trong khi người phụ nữ Chăm Islam phải chịu nhiều sự ràng buộc nghiêm ngặt trong các quan hệ gia đình và xã hội cũng như trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo thì phụ nữ Chăm Bàni không chỉ được bình đẳng, được khuyến khích vươn lên khẳng định vị trí của mình trong xã hội mới như tham gia vào các lĩnh vực y tế, giáo dục…, mà còn có nhiều ưu thế hơn so với nam giới do ảnh hưởng của ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bước đầu tìm hiểu đạo islam ở Việt Nam.DOC