Khóa luận Bước đầu tìm hiểu nền giáo dục Trung Quốc từ 1978 đến những năm đầu của thế kỷ XXI

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN . 1

MỤC LỤC . 2

MỞ ĐẦU . 3

I. Lý do chọn đề tài . 4

II. Lịch sử vấn đề. 5

III. Phạm vi nghiên cứu . 7

IV. Phương pháp nghiên cứu . 7

V. Cấu trúc của khoá luận . 7

Chương I: CÔNG CUỘC CẢI CÁCH MỞ CỬA VÀ VẤN ĐỀ CẢI

CÁCH GIÁO DỤC . 8

I Công cuộc cải cách-Mở cửa của Trung Quốc. . 9

I.1 Cải cách- Mở cửa là yêu cầu cấp bách. . 9

I.2. Quá trình thực hiện cải cách, mở cửa và thành tựu của nó. . 12

I.2.1 Quá trình thực hiện cải cách và mở cửa ở Trung Quốc. . 12

I.2.2 Thành tựu . 14

II. Yêu cầu cải cách giáo dục. 19

II.1 Sơ lược quá trình phát triển của giáo dục Trung Hoa từ 1949-1978. . 19

II.1.1 Thời kỳ thứ nhất :1949-1956. . 19

II.1.2 Thời kỳ thứ 2 :1966-1976. . 22

II.1.3 Thực trạng lạc hậu của giáo dục Trung Quốc trước cải cách. 24

III. Nhận thức của Trung Quốc về phát triển giáo dục. . 26

III.1 Xác định vị trí ưu tiên phát triển cho giáo dục . 26

III.2 Nhận thức về mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục. . 29

Chương II: QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH CỦA GIÁO DỤC TRUNG QUỐC

TỪ 1978 ĐẾN NAY . 31

I.1.Giáo dục phổ thông . 31

I.1.1 Giáo dục tiểu học . 32

I.1.2 Giáo dục trung học . 32

I. 2 Giáo dục đại học, sau đại học . 35

I.3. Giáo dục ở các dân tộc thiểu số . 41

I.3.1 Vị trí và tầm quan trọng của cải cách giáo dục ở khu vực dân tộc thiểu số. . 41

I.3.2 Những giải pháp bước đầu. 42

I.4 Vấn đề nhà giáo trong sự nghiệp giáo dục . 44

I. 4.1 Tầm quan trọng của nhà giáo trong sự nghiệp đổi mới giáo dục.. 44

I.4.2 Một số biện pháp phát triển và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. . 47

Chương III: THÀNH TỰU CỦA GIÁO DỤC TRUNG QUỐC TỪ 1978

ĐẾN NAY VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM. . 53

I Thành tựu. . 53

I.1 Giáo dục phổ thông . 53

I. 2 Giáo dục đại học . 55

I.3 Những thành tựu trong công tác đào tạo giáo viên. . 62

I.4 Giáo dục ở dân tộc thiểu số . 64

II. Những khó khăn và tồn tại . 66

III Những bài học kinh nghiệm của giáo dục Trung Quốc với giáo dục Việt Nam. . 69

III.1 So sánh giữa giáo dục Trung Quốc và giáo dục Việt Nam. . 69

III.2 Những bài học kinh nghiệm . 72

KẾT LUẬN . 77

PHỤ LỤC . 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 88

pdf91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2836 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Bước đầu tìm hiểu nền giáo dục Trung Quốc từ 1978 đến những năm đầu của thế kỷ XXI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c trƣờng đại học có quyền điều chỉnh phƣơng hƣớng phục vụ chuyên nghiệp, chế định và sửa đổi kế hoạch dạy học, chƣơng trình dạy học, tự tuyển lựa và biên soạn chƣơng trình giáo dục, chủ động tiến hành cải cách nội dung và phƣơng pháp dạy học. Trƣờng có quyền tự chủ mở rộng hợp tác, kí kết hợp đồng với bên ngoài trong công tác nghiên cứu khoa học. Trƣờng cũng có quyền bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo từ phó hiệu trƣởng trở xuống… Nhƣ vậy, những cải cách này đã tạo nên một bƣớc đột phá vào sự hạn chế của thể chế lãnh đạo, khai thác tính tích cực và mở rộng qui mô liên kết trong hệ thống để nâng cao hiệu quả dạy và học. Tiếp đó, tháng 4/1994 tại Vũ Hán, Ủy ban giáo dục nhà nƣớc đã triệu tập hội nghị lần thứ hai về công tác giáo dục đại học và cao đẳng. Hội nghị này nhằm trao đổi kinh nghiệm thực tế giữa các trƣờng, đề xuất các biện pháp tăng nhanh tốc độ phát triển của cải cách giáo dục. Cũng tại hội nghị này đã công bố việc tổ chức thực hiện “Kế hoạch cải cách dạy và học ở các trƣờng đại học và cao đẳng nhằm hƣớng tới thế kỉ XXI”. I.2.3. Về chế độ tuyển sinh: Công tác tuyển sinh của các trƣờng đại học, cao đẳng đã có những chuyển biến nghiêm túc. Ủy ban giáo dục nhà nƣớc cũng chú ý đến số lƣợng chiêu sinh trong các kì thi tuyển, cho phép các trƣờng có thể mở rộng giới hạn độ tuổi cho các thí sinh. Đồng thời trong quá trình tuyển sinh, các trƣờng cũng đã lƣu ý hiện tƣợng một số năm sau cải cách, sinh viên tốt nghiệp ở một số khoa cung nhiều hơn cầu, đẩy mâu thuẫn ngành thừa, ngành thiếu. Những ngành nghề chủ yếu đƣợc sinh viên lựa chọn: Kinh tế, luật, kĩ thuật công nghiệp, sƣ phạm, ngoại ngữ, còn các ngành văn hóa, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp thì chiếm tỉ lệ thấp. Điều đáng quan tâm ở đây trong những năm này là không chỉ thiếu cân đối trong cơ cấu sinh viên mà cơ cấu ngành nghề đào tạo đang có xu hƣớng phát triển tự phát theo nhu cầu nhất thời của xã hội gây ra hậu quả là các ngành khoa học cơ bản có xu hƣớng teo dần nhƣng lại có sự bung ra không thể kiểm soát đƣợc của các ngành khoa học ứng dụng. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Trần Thị Duyên 40 Để khắc phục những tình trạng này, Ủy ban giáo dục nhà nƣớc cùng với các ngành và các nhà trƣờng đã tiến hành sắp xếp lại các chuyên ngành, có chủ ý hình thành hệ thống các bộ môn khoa học trọng điểm, có bố cục hợp lí. Tháng 7/1998, các văn kiện về danh mục các khoa học cơ bản và chuyên môn của các trƣờng đại học và cao đẳng đã đƣợc hoàn thành, đƣợc công bố và thực hiện. Một trong những vấn đề ƣu tiên là tổ chức tuyển sinh cho các trƣờng. Từ năm 1999, Trung Quốc thực hiện thí điểm phƣơng hƣớng tuyển sinh mới. Theo phƣơng án này, các trƣờng đại học không tổ chức tuyển sinh mà chia chỉ tiêu tuyển sinh cho các tỉnh. Bộ giáo dục cho phép các trƣờng có thể ƣu tiên nhiều chi tiêu hơn cho địa phƣơng mà trƣờng đóng. Các tỉnh căn cứ vào chỉ tiêu đƣợc phân, tự ra đề, tự tổ chức thi tuyển và báo cáo kết quả cho các trƣờng. Hai địa phƣơng đƣợc chọn thí điểm là Bắc Kinh và Thƣợng Hải, bắt đầu thực hiện từ năm 2004 và sẽ nâng lên thí điểm ở 11 tỉnh và thành phố. Số môn thi đại học của Trung Quốc có 4 môn: toán, văn , ngoại ngữ và môn tổng hợp. Các địa phƣơng có thể linh hoạt chọn và ra đề thi trong môn tổng hợp. Thông thƣờng, khối tự nhiên môn tổng hợp gồm 3 phần là Vật lí, Hóa học và Sinh vật. Khối xã hội môn tổng hợp gồm Lịch sử, Địa lí. Số môn thi nhiều tuy là một vấn đề lớn với học sinh Trung Quốc nhƣng lại có ƣu điểm là học sinh không học lệch ,có kiến thức tƣơng đối toàn diện về tự nhiên và xã hội. Để có thể tạo điều kiện cho các trƣờng đại học có thể đào tạo nhân tài cao cấp. Từ năm 2003, Bộ giáo dục Trung Quốc đã áp dụng chế độ tự chủ chiêu sinh. Chế độ này mới chỉ áp dụng ở một số trƣờng và một số chỉ tiêu tƣơng đối hạn chế cũng nhƣ đƣa ra những tiêu chuẩn tƣơng đối chặt chẽ, chủ yếu áp dụng tuyển những học sinh đạt giải trong kì thi học sinh giỏi quốc gia nhƣng lại không đƣợc xét tuyển ở các địa phƣơng. Nhƣ vậy, xem xét việc tìm kiếm các giải pháp cho cải cách giáo dục đại học Trung Quốc từ 1978 đến nay chúng ta thấy rõ giáo dục đại học ở Trung Quốc đang thực sự có sự chuyển mình quan trọng, từ cơ chế bao cấp bƣớc sang cơ chế thị trƣờng, các trƣờng đại học và cao đẳng có quyền trong việc đăng kí tuyển sinh, điều chỉnh, chỉ định và thuyên chuyển cán bộ, sử dụng vốn, đánh giá danh hiệu, phân phối tiền lƣơng, độc quyền Nhà nƣớc đối với các trƣờng học từng Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Trần Thị Duyên 41 bƣớc đƣợc xóa bỏ, Chính phủ chuyển từ kiểm soát trực tiếp bằng hành chính các trƣờng đại học và cao đẳng sang chế độ quản lý vĩ mô thông qua luật pháp, hƣớng dẫn bằng chính sách và những biện pháp hành chính cần thiết. Chức năng của Chính phủ sẽ chuyển từ “đảm bảo mọi thứ cho trƣờng học”sang kiểm soát và điều khiển vĩ mô. Những biện pháp này nhằm giúp cho các trƣờng đại học tự chủ hơn trong quản lý, đào tạo càng nhiều nhân lực cho sự nghiệp hiện đại hóa Trung Quốc. I.3. Giáo dục ở các dân tộc thiểu số I.3.1 Vị trí và tầm quan trọng của cải cách giáo dục ở khu vực dân tộc thiểu số. Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc, toàn Trung Quốc ngoài dân tộc Hán còn có 55 dân tộc thiểu số khác phân bố hầu khắp các tỉnh và khu tự trị của cả nƣớc. Mặt khác, sự phát triển của kinh tế cũng nhƣ sinh hoạt văn hóa của các dân tộc thiểu số nhìn chung không đồng đều. Hơn nữa, các diễn biến của tình hình chính trị ở từng khu vực và các quốc gia trên thế giới cho thấy vấn đề dân tộc là một vấn đề hết sức trọng yếu. Muốn hoàn thành nhiệm vụ nâng cao trình độ, xóa dần khoảng cách vật chất–tinh thần giữa các dân tộc thì Trung Quốc phải tiếp tục coi cải cách giáo dục ở dân tộc thiểu số là một mục tiêu quan trọng “Đây không chỉ là vấn đề của các dân tộc thiểu số mà còn là một vấn đề không thể thiếu của các dân tộc Trung Hoa và là một đƣờng lối chiến lƣợc của Đảng và Nhà Nƣớc Trung Quốc”.25Sau gần 50 năm xây dựng và phát triển đất nƣớc, thực tiễn chúng minh giáo dục ở các dân tộc thiểu số phát triển sẽ làm phát triển cuộc sống chung. Nếu không thúc đẩy giáo dục ở các dân tộc thiểu số thì những chính sách về kinh tế-xã hội khác cũng không thể hoàn thành đƣợc. Không phát triển văn hóa, giáo dục trong cộng đồng các dân tộc thiểu số thì không thể có cuộc sống ấm no, không tạo đƣợc sự bình đẳng và phồn vinh của các dân tộc. 25 Nguyễn Văn Căn, Tìm hiểu cải cách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số của Trung Quốc trong thời kỳ cải cách mở cửa, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, Số 5 (2003) Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Trần Thị Duyên 42 Về mặt địa lý, ở Trung Quốc, các dân tộc thiểu số lại phân bố trên một diện tích rộng, tài nguyên phong phú, nhƣng vẫn chƣa đƣợc khai thác. Nguyên nhân chính là do tại các vùng này, giáo dục chƣa phát triển nên chất lƣợng lao động chƣa cao, thiếu những cán bộ khoa học- kĩ thuật. Do vậy, chú ý bồi dƣỡng nhân tài, cán bộ có văn hóa, có năng lực thực hành, nhất là cán bộ là ngƣời của các dân tộc thiểu số là một yêu cầu cấp thiết đƣợc đặt ra. I.3.2 Những giải pháp bƣớc đầu. Bộ giáo dục và Quốc gia dân ủy liên hiệp triệu tập hội nghị công tác giáo dục dân tộc để nghiên cứu, xác định phƣơng châm, nhiệm vụ và biện pháp cụ thể của giáo dục dân tộc. Tiếp tục mở lớp học sinh dân tộc thiểu số ở một số trƣờng đại học, định hƣớng chƣơng trình dạy Hán ngữ cho các trƣờng trung tiểu học dân tộc. Điều tra nghiên cứu giáo dục dân tộc, tổng kết và phổ biến giáo dục dân tộc thiểu số ở các vùng tiên tiến. Sau khi thành lập nƣớc cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Đảng và Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng công tác giáo dục dân tộc thiểu số, đã tổ chức 4 lần hội nghị toàn quốc về vấn đề công tác giáo dục dân tộc thiểu số vào 1951, 1956,1981,1992 đƣa ra những biện pháp và chính sách để phát triển giáo dục ở các dân tộc thiểu số : “Tùy theo điều kiện cụ thể của một số địa phƣơng, nhất là những nơi có khó khăn, đầu tiên có thể ƣu tiên tập trung làm tốt công tác cải cách ở những năm đầu của bậc sơ trung, tích cực đƣa các trẻ em ở độ tuổi nhi đồng tới lớp, đặc biệt ƣu tiên trẻ em nữ. Trong việc phát triển giáo dục ở bậc sơ trung cần chú ý cải thiện điều kiện học tập, phân bố các lớp học và địa điểm hợp lí cho từng khu, tạo điều kiện tốt nhất cho ngƣời đi học”26 Trên cơ sở đề xuất của các hội nghị trên, đối với các khu tự trị và có khi ở các châu, huyện, dân tộc tự trị, Nhà nƣớc Trung Quốc còn quan tâm cấp thêm kinh phí cho phát triển cải cách giáo dục. Động viên tối đa nội lực địa phƣơng bao gồm các giáo viên và các học sinh tốt nghiệp ở lớp cao tham gia vào giảng dạy. Có kế hoạch triển khai các 26 Nguyễn Văn Căn, Tìm hiểu cải cách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số của Trung Quốc, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, Số 5 (2003). Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Trần Thị Duyên 43 trƣờng cao đẳng tại các khu tự trị để làm cầu nối trung gian cho việc phát triển giáo dục dân tộc thiểu số và giúp đỡ các địa phƣơng khác. Trong những năm gần đây, tại Trung ƣơng cũng nhƣ các khu tự trị, các châu, huyện tự trị…đã thành lập các cấp quản lý hành chính tƣơng đƣơng của ngành giáo dục để tăng cƣờng lãnh đạo công tác giáo dục dân tộc. Quá trình điều chỉnh lại kết cấu giáo dục đƣợc thực hiện dƣới các hình thức: “Phân cấp lập học, phân cấp quản lí”, phát động quần chúng tập trung sức lực cho việc học tập, cải thiện điều kiện dạy và học, thành lập các trƣờng học nội trú và bán trú, tăng cƣờng hiện đại hóa, vi tính hoá giáo dục với nhiều cách làm sáng tạo và đã xuất hiện một số nơi thực hiện tốt .Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây), từ năm 1983 trở lại đây, mỗi năm nhà nƣớc chuyển xuống 10 triệu nhân dân tệ, trong khi đó chính quyền của khu cũng đã chi ra một khoản là 11 triệu nhân dân tệ để xây dựng mới các trƣờng học ở các vùng nghèo. Tỉnh Vân Nam xuất phát từ tình hình thực tiễn của mình, thành lập các trƣờng tiểu học nội trú, hiện nay đã có hơn 40 trƣờng nội trú. Nơi có điều kiện học tập cũng nhƣ kinh tế khó khăn nhƣ Tây Tạng 2 năm 1993 và 1997, Trung Quốc đã tổ chức 2 cuộc hội nghị với mục đích tăng cƣờng viện trợ trí lực cho Tây Tạng và khuyến khích, động viên các tỉnh chú trọng giúp đỡ giáo dục Tây Tạng. Với tinh thần đó, đã có 26 tỉnh và các khu tự trị, thành phố trực thuộc thành lập 150 lớp hoặc ban Tây Tạng để chiêu sinh từ Tây Tạng tới học và đến khi tốt nghiệp sẽ trở về phục vụ cho Tây Tạng. Kinh nghiệm đó của Tây Tạng cũng đƣợc đem vận dụng với khu tự trị Tân Cƣơng. Để tạo điều kiện tốt cho việc học tập của học sinh ngƣời dân tộc thiểu số, tại các trƣờng đại học nói chung, và các trƣờng cao đẳng có tổ chức các lớp dân tộc, các lớp dự bị và còn tiến hành các lớp nội trú cho học sinh dân tộc. Đối với các trƣờng cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp khi chiêu sinh, ƣu tiên thu nhận những học sinh là ngƣời dân tộc thiểu số. “Hằng năm, nhà nƣớc đều dành một số chỉ tiêu nhất định cho nghiên cứu sinh, lƣu học sinh để cho các dân tộc thiểu số Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Trần Thị Duyên 44 cử ngƣời đi học với mục đích bồi dƣỡng nhanh những nhân tài có trình độ cao là ngƣời dân tộc”.27 Đồng thời, Đảng, nhà nƣớc Trung Quốc cũng rất tích cực chỉ đạo việc biên dịch, biên tập và xuất bản các tài liệu, giáo trình băng ngôn ngữ dân tộc và song ngữ. Việc sử dụng tiếng dân tộc ở Trung Quốc đƣợc pháp luật đảm bảo. Hiện nay, trong Trung Quốc có 10 tỉnh và khu tự trị xây dựng đƣợc giáo trình và tài liệu bằng tiếng dân tộc. Dƣới sự chỉ đạo của Bộ giáo dục, đã có sự biên soạn các tài liệu bằng tiếng Mông, Tây Tạng, Triều Tiên cho các học sinh tiểu học. Việc xem xét , nghiên cứu, sử dụng các tài liệu này do các tỉnh, khu tự trị chịu trách nhiệm. Thông qua những biện pháp trên cho chúng ta thấy rõ đƣợc sự quan tâm đặc biệt của Đảng và nhà nƣớc Trung Quốc đối với giáo dục ở các dân tộc thiểu số. Sự quan tâm này xuất phát từ vị trí và vai trò hết sức quan trọng của giáo dục dân tộc thiểu số đối với quá trình phát triển kinh tế- xã hội của Trung Quốc. Các chính sách trên đều thể hiện sự tôn trọng đối với những giá trị của các dân tộc thiểu số nhƣng đồng thời cũng đƣa vào những thành tựu mới của giáo dục để nâng cao hơn nữa sự hiểu biết của họ. Cũng chính nhờ chính sách ƣu đãi đối với các dân tộc thiểu số mà trình độ của ngƣời dân đƣợc nâng cao, các nhà khoa học có thể đƣa những tiến bộ khoa hoc- kĩ thuật, khoa học ứng dụng vào phục vụ nông nghiệp và nâng cao năng lực ngƣời lao động. Chính sách giáo dục có nhiều tiến bộ đối với các dân tộc thiểu số chính là một điểm nhấn quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục Trung Quốc từ sau 1978. I.4 Vấn đề nhà giáo trong sự nghiệp giáo dục I. 4.1 Tầm quan trọng của nhà giáo trong sự nghiệp đổi mới giáo dục. Trong quá trình chuyển bị đại hội đại biểu lần thứ XIV của Đảng cộng sản Trung Quốc. Phát biểu nhân chuyến đi công tác ở các tỉnh phía Nam, khi nói về 27 Nguyễn Văn Căn, Tìm hiểu cải cách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số của Trung Quốc, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, Số 5 (2003). Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Trần Thị Duyên 45 nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn mới, Đặng Tiểu Bình đã quán triệt quan điểm quan điểm “Muốn phát triển nhanh nền kinh tế đất nƣớc, cần dựa vào khoa học- kĩ thuật, trọng thị tri thức làm nhiều hành động thiết thực đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục”.28 Với tinh thần đó, Ủy ban giáo dục nhà nƣớc (nay là bộ giáo dục) phối hợp với các cơ quan hữu quan chuẩn bị “Cƣơng yếu về cải cách và phát triển giáo dục Trung Quốc”. Cƣơng yếu xác định rõ nội dung, mục tiêu cụ thể phát triển giáo dục trong những năm 90, ƣu tiên phát triển giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu, ra sức nâng cao tƣ tƣởng, đạo đức và trình độ văn hóa cho toàn dân. Để thực hiện cho đƣợc những nhiệm vụ này Bản cƣơng yếu nhấn mạnh “Muốn phục hƣng dân tộc phải dựa vào giáo dục mà muốn phục hƣng dân tộc phải dựa vào đội ngũ giáo viên”29. Điều này chứng tỏ nhiệm vụ xây dựng đội ngũ giáo viên vô cùng quan trọng và cần thiết bởi giáo viên là những ngƣời trực tiếp làm công tác giáo dục, những ngƣời có vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của công cuộc cải cách giáo dục. Tại hội nghị công tác giáo viên, tháng 3/1987 do Ủy ban giáo dục nhà nƣớc tổ chức, phó chủ nhiệm Ủy ban Liễu Bân đã đƣa ra những số liệu cho thấy đội ngũ giáo viên phổ thông Trung Quốc vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX đang thiếu nghiêm trọng. Theo số liệu dự tính của ngành giáo dục thì trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 7 (1986-1990 ) tổng số giáo viên các cấp học cần khoảng 11,4 triệu ngƣời. Trong đó cần khoảng 9 triệu giáo viên tiểu học và trung học phổ thông. Nhƣ vậy, để đảm bảo kế hoạch về số lƣợng, Trung Quốc phải bổ sung 1.1 triệu giáo viên tiểu học, tuy nhiên các trƣờng trung cấp sƣ phạm chỉ đào tạo đƣợc khoảng 900.000, còn thiếu khoảng 200.000. Số giáo viên sơ trung cần bổ sung là 900.000, các trƣờng chuyên khoa chỉ đào tạo đƣợc 500.000, vẫn còn thiếu 500.000. Số giáo viên cao trung cần bổ sung là 300.000 ngƣời, các trƣờng đại học đào tạo đƣợc khoảng 270.000 ngƣời, còn thiếu khoảng 20.000- 30.000 ngƣời. Về chất lƣợng trong giai đoạn này, số giáo viên phổ thông các cấp 28 Nguyễn Văn Căn, Tìm hiểu cải cách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số của Trung Quốc trong thời kỳ cải cách mở cửa, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, Số 5 (2001). 29 Nguyễn Văn Căn, Quá trình chuẩn hóa giáo viên bậc phổ thông để thực hiệc chiến lƣợc khoa giáo hƣng quốc, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, Số 3(2005). Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Trần Thị Duyên 46 có đầy đủ bằng hoặc chứng chỉ tốt nghiệp các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ, nghĩa là những giáo viên đạt chuẩn chỉ đảm bảo ở mức 89.6% , 56% và 51.7%. Bƣớc vào thập niên 90, thống kê Trung Quốc có 241 trƣờng đại học và Cao đẳng sƣ phạm, mỗi năm chiêu sinh khoảng 596.000 học viên, Trung Quốc cũng có 894 trƣờng trung cấp sƣ phạm, trong đó có 67 trƣờng Sƣ phạm mẫu giáo, mỗi năm chiêu sinh khoảng 783.000 học viên, trong đó có 47.000 giáo sinh sƣ phạm mẫu giáo. Ngoài ra, còn có thể kể đến 1.2 triệu giáo viên trung và tiểu học chƣa qua đào tạo sƣ phạm chính quy, đang tự đào tạo giáo dục sƣ phạm trung học và cao đẳng thông qua truyền hình. Nhƣ vậy, nếu tất cả số lƣợng đang đào tạo này tốt nghiệp thì đội ngũ giáo viên vẫn thiếu về số lƣợng và cũng nhƣ chƣa đảm bảo về mặt chất lƣợng. Đối với bậc tiểu học, ngoài khó khăn về trình độ và chất lƣợng còn khó khăn về tuổi đời. Các giáo viên tiểu học, nhất là giáo viên các lớp nhỏ nhƣ 1,2,3 cần giáo viên trẻ nhiệt tình, dễ gần gũi với học sinh. Nhƣng theo số liệu điều tra các trƣờng tiểu học của 12 thành phố thì số giáo viên từ 45 tuổi trở lên chiếm 64%, có một số nơi lên tới 80%. Để hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn mới cũng cần rất nhiều giáo viên dạy nghề. Bƣớc vào những năm đầu thập niên 90, nhất là sau khi giáo dục hƣớng nghiệp có xu hƣớng phát triển với nhịp độ tƣơng đối cao. So với phổ thông trung học, tỉ lệ hai loại trƣờng này trên toàn Trung Quốc đạt tỷ lệ 3:7. Vì vậy, giáo viên chuyên môn, giáo viên dạy nghề cũng đang thiếu, cần phải đƣợc bồi dƣỡng để nâng cao trình dộ cho những giáo viên dạy nghề ở các cơ sở đào tạo dạy nghề. Thống kê cho thấy vào năm học 1997-1998, số lƣợng và chất lƣợng lƣợng giáo viên ở các cấp học vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Bảng 3: Tỷ lệ giáo viên Trung Quốc đạt chuẩn Cấp học Số lƣợng giáo viên Tỷ lệ đạt chuẩn Tỷ lệ thầy trò Tiểu học Sơ trung Cao trung 6.340.200 3647.700 946.000 97.39% 90.28% 72.87% 1/21.4 1/19.29 1/17.8 (Nguồn : Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, Số 4/2001). Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Trần Thị Duyên 47 I.4.2 Một số biện pháp phát triển và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. + Hoàn chỉnh hệ thống luật và quy chế đối với giáo viên: Vốn là một quốc gia có tƣ tƣởng tôn sƣ trọng đạo thấm sâu vào trong nhân dân chính vì thế những ngƣời làm công tác quản lý giáo dục ở Trung Quốc ý thức rất rõ vai trò của giáo viên. Do vậy, ngay từ khi bắt đầu bƣớc sang giai đoạn mới của công cuộc cải cách, ngày 30/10/1993, Trung Quốc đã ban hành Luật giáo viên của nƣớc cộng hòa nhân dân Trung Hoa, đây là bộ luật thứ 2 đƣợc ban hành sau luật giáo dục nghĩa vụ của nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (ban hành vào 4/1986). Toàn bộ luật giáo viên bao gồm 9 chƣơng và 43 điều quy định rõ về quyền lợi cũng nhƣ nghĩa vụ, yêu cầu về trình độ, chế độ học tập, đào tạo và bồi dƣỡng đối với giáo viên các cấp. Theo đó, “giáo viên là những nhân viên chuyên nghiệp thực hiện chức trách giáo dục và giảng dạy, gánh vác sứ mệnh dùng sách dạy ngƣời, đào tạo lớp ngƣời xây dựng và kế thừa sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, nâng cao tố chất dân tộc.”30 Sau một số năm thực hiện, đầu năm 1996, Trung Quốc đã tổ chức một hội nghị về công tác giáo dục sƣ phạm nhằm điểm lại những kết quả và những tồn tại cụ thể để xác định phƣơng hƣớng trọng yếu cho sự phát triển và cải cách của công tác giáo dục sƣ phạm trên phạm vi toàn quốc. Đối với việc nâng cao chất lƣợng giáo viên, sau 2 năm thực hiện Luật giáo viên của nƣớc Trung Hoa, để tạo điều kiện cho chính quyền các cấp có diều kiện để quan tâm hơn nữa đội ngũ giáo viên, đặc biệt là những giáo viên có thâm niên và kinh nghiệm giảng dạy, ngày 22/12/1995,Quốc vụ viện phê chuẩn và sau đó Ủy ban giáo dục nhà nƣớc công bố “ Điều lệ thâm niên dạy học của nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”. Với 9 chƣơng 23 điều, điều lệ đã đƣa ra những quy định cụ thể về việc phân loại, sử dụng, kiểm tra và xác định thâm niên dạy học với giáo viên các cấp. Sau đó căn cứ vào tình hình thực hiện cải cách và báo cáo tình hình thực hiện của các địa phƣơng, Trung Quốc lần lƣợt cho ban hành “Điều lệ giáo dục sƣ phạm”, “Điều lệ chức vụ giáo viên các trƣờng đại học”. Vấn đề 30 Chu Hồng Thanh, Sđd, trang 227. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Trần Thị Duyên 48 quan trọng nhất trong các văn bản này này là quy định chỉ có những giáo viên có đủ chuẩn, có quá trình dạy học và có chứng nhận đã qua sát hạch đủ chuẩn mới đƣợc đứng lớp. Bất cứ các cơ quan đơn vị nào cũng không đƣợc phép điều các giáo viên tiểu học, trung học đủ chuẩn đi làm công tác khác. Nhƣ vậy, những văn bản này đã bƣớc đầu tạo ra bộ khung căn bản cho công tác đối với cán bộ giáo viên trong ngành giáo dục Trung Quốc. + Phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng của đội ngũ giáo viên: Để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, giáo dục, đối với đội ngũ giáo viên phổ thông, mục tiêu đề ra không chỉ tăng về số lƣợng , đạt chuẩn về chất lƣợng mà cần phải ổn định. Chỉ có thực hiện đƣợc yêu cầu đó thì giáo viên mới có thể đảm bảo việc thực hiện tốt giáo dục nghĩa vụ và nâng cao trình độ giáo dục cơ sở. Về mặt số lƣợng: Để tăng nhanh số lƣợng giáo viên, chính quyền các cấp cùng với các cơ quan hành chính giáo dục đã sử dụng nhiều biện pháp có tính tích cực dể động viên học sinh sau khi tốt nghiệp ghi tên dự thi vào các trƣờng Sƣ phạm. Một trong những biện pháp đó là động viên, khích lệ và ƣu tiên với những học sinh ở vùng miền Tây, vùng thôn quê và vùng biên giới. Học viện Sƣ phạm truyền hình Trung Quốc đã thu đƣợc những kết quả khả quan. Học viện này đƣợc thành lập từ 10/1986, xây dựng chƣơng trình gồm 16 môn học cho đối tƣợng là giáo viên tiểu học và tiến hành chiêu sinh đào tạo. Bƣớc đột phá này đã mở ra một hƣớng đi mới phù hợp cho hệ thống giáo dục, thúc đẩy quá trình đào tạo giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học ở các vùng sâu, vùng xa nói riêng. Trung Quốc cũng tiến hành xây dựng và cho phép đƣa vào hoạt động của đài truyền hình giáo dục cấp huyện. Chỉ trong một thời gian ngắn, kể từ khi có chủ trƣơng đến năm 1993, trên toàn Trung Quốc đã có 1/3 số huyện tiến hành xây dựng tới hơn 1000 đài truyền hình với hơn 53.000 điểm phát hình thuộc hệ thống quản lí giáo dục, phục vụ nhiệm vụ đào tạo và bồi dƣỡng giáo viên cũng nhƣ học tập của học sinh ở các địa phƣơng. Về mặt chất lƣợng: Đƣợc sự đồng ý của Ủy ban giáo dục nhà nƣớc, các cơ quan quản lý giáo dục ở các địa phƣơng căn cứ vào tình hình quản lý ở các địa Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Trần Thị Duyên 49 phƣơng mình tiến hành giải quyết bƣớc đầu quá trình chuẩn hóa giáo viên. Biện pháp đƣợc tiến hành là cổ vũ quá trình dạy học và tự học theo các chuyên đề hàm thụ trên vô tuyến truyền hình và dạy lẫn nhau. Biện pháp này thực chất là bồi dƣỡng giáo viên tại chức, đƣợc sử dụng nhƣ một biện pháp chiến lƣợc của việc phát triển giáo dục nói chung và phát triển giáo dục sƣ phạm nói riêng của các địa phƣơng. Tại các huyện đều tổ chức một trƣờng để bồi dƣỡng và chuẩn hóa giáo viên tiểu học và mẫu giáo. Các khu hoặc các châu có lực lƣợng lớn hơn để có thể tổ chức ở bậc trung học.Việc đào tạo và bồi dƣỡng các giáo viên cốt cán đƣợc thực hiện ở các tỉnh. Các trƣờng học trong địa bàn tự phân nhóm giáo viên, phối hợp thời gian hình thành các lớp bồi dƣỡng. Giáo viên giảng dạy ở các lớp này đƣợc huy động từ một số giáo viên đại học, sinh viên và cán bộ nghiên cứu có năng lực, một số cán bộ nghiên cứu có đủ tiêu chuẩn của các cơ quan Đảng. Đối với các giáo viên có trình độ thâm niên công tác cao, trình độ giảng dạy, các cơ quan giáo dục các cấp trong điều kiện có thể có thể đã quan tâm đến quyền lợi của họ bằng những biện pháp và những chế độ cần thiết để nâng cao đời sống, giải quyết khó khăn trong sinh hoạt, giúp họ yên tâm tập trung vào viết sách và đào tạo giáo viên trẻ. Các địa phƣơng tùy vào điều kiện tổ chức các lớp bồi dƣỡng theo các chuyên môn, các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ giảng dạy, các lớp bồi dƣỡng cán bộ cốt cán. Thông qua các lớp này, cùng với giáo viên tranh thủ tự học, giúp đỡ nhau cùng học để dần nâng cao chất lƣợng, tiến dần tới nhiệm vụ chuẩn hóa giáo viên. Nhằm giúp đỡ cho các địa phƣơng trong quá trình này, Ủy ban giáo dục nhà nƣớc cho tiến hành biên soạn và phát hành loại sách tham khảo dành cho giáo viên, đồng thời phục hồi hệ thống kiểm tra định kỳ ,sát hạch nghiêm túc đội ngũ giáo viên. Để nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên hiện có, Trung Quốc cũng tập trung xem xét lại những kinh nghiệm đã thu đƣợc trong thời gian trƣớc đây để đƣa ra những quyết sách phù hợp với cải cách. Ví dụ từ 1959, Trung Quốc đã chú ý xây dựng hệ thống các trƣờng điểm, củng cố giáo viên ở các trƣờng điểm trở thành tập thể giáo viên mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng. Phải làm cho đội ngũ này trở thành những tập thể tiêu biểu cho các trƣờng khác học tập. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Trần Thị Duyên 50 Ngoài việc chú ý xây dựng đội ngũ giáo viên, các nhà quản lý giáo dục Trung Quốc cũng nhận thấy muốn có đội ngũ giáo v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftranthiduyen.pdf
Tài liệu liên quan