Khóa luận Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu chè sang thị trường Mỹ

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHÈ THẾ GIỚI VÀ TIỀM LỰC CUNG ỨNG CHÈ CỦA VIỆT NAM

I. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG CHÈ THẾ GIỚI 3

1. Tình hình tiêu thụ chè trên thị trường thế giới 3

1.1. Dung lượng thị trường 3

1.2. Các nước sản xuất chè lớn nhất thế giới 4

1.3. Các nước nhập khẩu chè lớn nhất 5

1.4. Công nghệ chế biến chè. 7

1.5. Cơ cấu chè xuất khẩu 7

1.6. Giá cả 8

2. Đặc điểm của thị trường tiêu thụ sản phẩm chè 10

II. TIỀM LỰC CUNG ỨNG CHÈ CỦA VIỆT NAM 12

1. Đặc điểm của chè và sản phẩm chè Việt Nam. 12

2. Vai trò của sản xuất chè trong nền kinh tế quốc dân 14

2.1. Tăng thu ngoại tệ 14

2.2. Quy hoạch vùng kinh tế và cân bằng hệ sinh thái 14

2.3. Giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo 15

3. Tình hình sản xuất chè của Việt Nam 16

3.1. Sản xuất 16

3.2. Tiềm lực cung ứng chè của Việt Nam 23

4. Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam trong những năm vừa qua 25

4.1. Kim ngạch xuất khẩu 25

4.2. Phương thức xuất khẩu 26

4.3. Chất lượng và cơ cấu chè xuất khẩu của Việt Nam 27

4.4. Giá cả 29

4.5. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. 30

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAM SANG MỸ

I. THỊ TRƯỜNG CHÈ CỦA MỸ VÀ CƠ HỘI CHO VIỆT NAM 34

1. Khái quát chung thị trường Mỹ 34

1.1. Đặc điểm văn hóa-xã hội 34

1.2. Đặc điểm kinh tế 35

1.3. Đặc điểm luật pháp 37

2. Tình hình sản xuất xuất nhập khẩu chế biến chè của Mỹ 38

2.1. Tình hình nhập khẩu chè 38

2.2. Thị hiếu về chè của người tiêu dùng Mỹ 39

II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 40

1. Tình hình xuất khẩu chè sang thị trường Mỹ 40

1.1. Kim ngạch xuất khẩu 40

1.2. Phương thức xuất khẩu 41

1.3. Cơ cấu và chất lượng chè xuất khẩu 43

1.5. Giá cả 44

1.6. Các đối thủ cạnh tranh 45

2. Những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Mỹ 47

2.1. Những thành công 47

2.2. Những tồn tại, nguyên nhân 48

3. Một số doanh nghiệp cung cấp chè chủ yếu của Việt Nam 55

3.1. Tổng công ty chè Việt Nam 55

3.2. Công ty chè Phú Bền 57

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

I. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAM SANG MỸ 59

1. Triển vọng thị trường chè Mỹ 59

1.1 Dung lượng thị trường 59

1.2. Giá cả 59

2. Quan điểm định hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu của ngành Chè Việt Nam 60

3. Mục tiêu chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và xuất khẩu chè từ nay đến năm 2005 61

3.1. Mục tiêu chung 61

3.2. Mục tiêu xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Mỹ 62

II. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CHÈ VIỆT NAM SANG MỸ 63

A. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NGÀNH 63

1. Giải pháp về sản xuất 63

1.1. Quy hoạch vùng nguyên liệu 63

1.2. Tăng cường công tác quản lý 64

1.3. Thực hiện liên doanh liên kết để xuất khẩu sản phẩm 66

1.4. Thực hiện liên kết chặt chẽ bốn nhà trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè. 66

1.5. Thu hút vốn đầu tư. 67

2. Giải pháp duy trì và mở rộng thị trường 68

2.1. Tạo ra mặt hàng được ưa chuộng 70

2.2. Xây dựng thương hiệu đi đôi với bảo vệ thương hiệu 71

2.3. Xây dựng kênh phân phối rộng khắp 72

2.4. Đặt văn phòng đại diện 73

2.5. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường 73

3. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh 74

3.1. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm 74

3.2. Tăng cường quảng cáo tiếp thị 77

3.3. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm 79

B. CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC 79

1. Xúc tiến gia nhập WTO. 79

2. Hoàn thiện các văn bản pháp luật, nhất là về quản lý chất lượng và Hiệp định thương mại Mỹ 80

2.1. Xây dựng và triển khai thực hiện hệ thống quản lý chất lượng 80

2.2. Đối với Hiệp định thương mại Việt-Mỹ 81

3. Có chính sách hỗ trợ khuyến khích thoả đáng cho người trồng và xuất khẩu chè 81

3.1. Hỗ trợ tín dụng ưu đãi tạo thuận lợi cho xuất khẩu 81

3.2. Chính sách trợ cấp và trợ giá nông sản 82

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4069 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu chè sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường nhập khẩu lớn và có mức tăng trưởng đều đặn trong nhiều năm qua. Năm 2002 kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này đạt 94 triệu USD. Hiện nay, tại thị trường Mỹ phương thức giao dịch kinh doanh của các doanh nghiệp là hết sức đa dạng, từ những phương thức giao dịch truyền thống đến những phương thức giao dịch hiện đại. Việc bán hàng qua mạng đang là một hình thức bán hàng phổ biến hiện nay và trong tương lai. Công ty không có cửa hàng, siêu thị, chỉ có một kho chứa hàng và một website. Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ thời kỳ 1999-2002 Nguồn : www.cencus.gov, 16h, 10/2/2003) 1.3. Đặc điểm luật pháp Mỹ được coi là một quốc gia có hệ thống luật pháp chặt chẽ nhất thế giới. Mỹ hiện có 50 bang, ngoài hệ thống luật pháp của liên bang còn có hệ thống luật pháp của mỗi bang. Tất cả có tới trên 2700 chính quyền địa phương các cấp có những qui định riêng biệt, giữa các qui định này thường xảy ra xung đột. Vì vậy không thể chủ quan áp dụng cách thức kinh doanh từ bang này sang bang khác. Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ chịu sự điều tiết bởi hệ thống luật pháp chặt chẽ, chi tiết và khắt khe. Để có thể thâm nhập vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu các công cụ trong chính sách thương mại của Mỹ như hệ thống thuế quan, qui chế tối huệ quốc, các công cụ phi thuế quan (như tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, xuất xứ....). Các nhà xuất khẩu cần nắm vững các đạo luật như luật chống độc quyền, luật chống bán phá giá, luật thuế đối kháng, luật về trách nhiệm sản phẩm, luật về nhãn mác hàng hóa, luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, luật bảo vệ môi trường. 2. Tình hình sản xuất xuất nhập khẩu chế biến chè của Mỹ 2.1. Tình hình nhập khẩu chè Mỹ là nước không sản xuất chè. Tất cả chè tiêu thụ tại Mỹ đều từ nguồn nhập khẩu. Năm 2002, Mỹ nhập khoảng 164.000 tấn, trị giá gần 160 triệu USD, trong đó chè đen khoảng 154.000 tấn, trị giá gần 135 triệu USD và chè xanh gần 10000 tấn, trị giá khoảng 25 triệu USD (Nguồn: www.cencus.gov.us). ở Mỹ, chè không được tiêu dùng nhiều như cà phê. Tuy nhiên xu hướng uống chè đang tăng lên ở Mỹ trong những năm gần đây. Bảng 11: Tình hình nhập khẩu chè của Mỹ trong một số năm gần đây. Tấn Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Nhập khẩu 129095 117158 118304 139061 147903 158724 163995 Nguồn: www.fao.org.com, 17 h, 1/12/2003. Có thể nói, lượng nhập khẩu chè của Mỹ đã tăng rất nhanh kể từ năm 1995 đến năm 2001 với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 4%/năm (mặc dù năm 1996 có giảm sút), tổng cộng sau 7 năm, lượng nhập khẩu đã tăng từ 127.595 tấn lên 163.995 tăng 28%. Trong tổng lượng nhập khẩu thì một phần được tiêu thụ trong nước, một phần được chế biến lại và xuất khẩu. Trong đó phần lớn chè nhập khẩu được tiêu thụ trong nước, chiếm khoảng 90%. Cũng cần lưu ý một điều là tốc độ tăng trưởng tiêu thụ trong nước nhỏ hơn tốc độ tăng sản lượng nhập khẩu (21,8% so với 28%) trong vòng 7 năm qua, ngược lại tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu chè Mỹ trung bình 15,1%/năm - một mức khá ấn tượng, kết quả là lượng xuất khẩu chè của Mỹ đã tăng gấp đôi kể từ năm 1995- 2001. (Bảng 12) Bảng 12: Tình hình xuất khẩu và tiêu thụ chè của Mỹ từ năm 1995-2001 Tấn Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 XK 8249 8391 9289 9145 11673 13257 16981 Tiêu thụ 120706 109677 110375 122916 135930 145467 147014 Nguồn: www.fao.org.com, 15h, 25/11/2003 Các nước xuất khẩu chè chính vào Mỹ gồm: Achentina, Trung Quốc, ấn Độ, Đức, Srilanka, Malawi, Kenya, Anh, Indonexia, Canada, Đài Loan, Nhật Bản, Basil, Việt Nam và Hà Lan. Đối với thị trường Mỹ, vướng mắc chủ yếu là vấn đề thủ tục để xuất được hàng vào. Tuy nhiên đây là một thị trường khá dễ tính, đặc biệt đối với mặt hàng chè xanh. Chè Việt Nam muốn vào được thị trường này cần phải có thương hiệu bởi thị trường Mỹ khác hẳn các thị trường khác, đó là họ mua trực tiếp thành phẩm chứ không mua nguyên liệu để đấu trộn. Xu hướng chung của thị trường Mỹ, người dân thích uống chè hữu cơ, tuy nhiên lại không đòi hỏi chất lượng chè cao. 2.2. Thị hiếu về chè của người tiêu dùng Mỹ Nhìn chung chè không phải là một đồ uống thông dụng với người dân Mỹ, một đất nước mà người dân đã quen dùng cà phê và những đồ uống giải khát có ga. Tuy nhiên Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc, thành phần người châu á di cư đến đây không phải là nhỏ. Trong quá trình hoà nhập vào xã hội, họ đã mang vào đây một luồng văn hoá mới, trong số đó có văn hoá uống chè. Có thể nói, uống chè đang ngày càng được người Mỹ ưa chuộng. Do đó, thị hiếu về chè của người Mỹ cũng khá đa dạng. Từ những yêu cầu cầu kỳ tới những sở thích bình dân, nhưng nhìn chung là tương đối dễ tính. Họ không quan tâm nhiều đến chất lượng, giá cả mà quan tâm tới tính tiện lợi. Vì vậy mặt hàng chè đóng gói nhỏ sẽ là thích hợp nhất với người tiêu dùng thị trường này. II. Thực trạng xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Mỹ 1. Tình hình xuất khẩu chè sang thị trường Mỹ 1.1. Kim ngạch xuất khẩu Mỹ là một thị trường hoàn toàn mới với các nhà xuất khẩu Việt Nam. Hàng năm Mỹ nhập khoảng 200000 tấn chè các loại dưới dạng thành phẩm chủ yếu từ các nước ấn Độ hay Kenya, Đài loan. Từ khi Mỹ phá bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam vào năm 1994, chè Việt Nam mới từng bước tìm đường vào thị trường này. Mặc dù số lượng nhập vào Mỹ hàng năm còn khá khiêm tốn, tuy nhiên xét về kim ngạch nhập khẩu, Mỹ đã trở thành 1 trong 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của các nhà sản xuất chè Việt Nam. Bảng 13: Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam vào Mỹ từ năm 1996- 2002 Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Số lượng (tấn) 235 642 813 1078 1365 1568 1886 Giá trị (ngàn USD) 138 463 640 987 1.150 1.300 1.530 Nguồn: Báo cáo của vụ xuất nhập khẩu- Bộ Thương Mại từ năm 1996-2002 Có thể thấy, từ năm 1996 đến năm 2002, chè xuất khẩu vào Mỹ đã tăng trưởng cực nhanh. Số lượng chè xuất khẩu năm 2002 lớn gấp 8 lần so với năm 1996 trong khi giá trị xuất khẩu lại gấp tới 11 lần. Tuy tốc độ một vài năm gần đây đã chậm dần nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng khoảng 20%/năm. Điều đó chứng tỏ Mỹ là một thị trường tiềm năng của mặt hàng chè Việt Nam nói riêng và các mặt hàng nông sản khác nói chung. Theo báo cáo của Bộ Thương Mại, 6 tháng đầu năm 2003, xuất khẩu chè của Việt Nam sang Mỹ đạt 1056 tấn, trị giá 840 ngàn USD, tăng 21,1% về số lượng và 18,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Chè Việt Nam chiếm 2% về số lượng và 0,93% về trị giá thị trường chè Mỹ. Mục tiêu đến năm 2005 của ngành chè là sẽ xuất vào thị trường Mỹ khoảng 6000 tấn/năm đạt giá trị 7 triệu USD. 1.2. Phương thức xuất khẩu Hiện tại chè Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ thông qua các con đường sau: Xuất khẩu trực tiếp chiếm lượng rất nhỏ do các nhà xuất khẩu Việt Nam chưa đáp ứng được đầy đủ về quy định vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát chất lượng gắt gao của Hải Quan Mỹ. Chè thuộc trong số nhóm hàng khó nhập khẩu vào Mỹ và phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA). Theo Luật, chè không đủ độ tinh khiết, không đạt chất lượng và không phù hợp cho tiêu dùng theo các tiêu chuẩn thống nhất sẽ không được phép nhập khẩu vào Mỹ. Hàng năm, chậm nhất vào ngày 15/2, Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân dân sẽ chỉ định một hội đồng gồm 7 thành viên là các chuyên gia về chè giúp Bộ trưởng xác lập các tiêu chuẩn chè nhập khẩu. Các tiêu chuẩn này bao gồm độ tinh khiết, chất lượng và sự phù hợp tiêu dùng. Sau khi được Bộ trưởng chuẩn y, các mẫu chè sẽ được mua và lưu giữ tại trụ sở cơ quan hải quan các cảng New York, Chicago, San Francisco và một số cảng khác theo quyết định của Bộ trưởng. Bộ Y tế cũng sẽ mua đủ số mẫu tiêu chuẩn để cung cấp có thu tiền cho các nhà nhập khẩu và kinh doanh chè có nhu cầu. Người nhập khẩu hoặc nhận hàng có trách nhiệm cung cấp mẫu đại diện cho từng loại chè có ghi trong hoá đơn giao hàng để FDA kiểm tra đối chiếu với mẫu chè chuẩn. Chi phí kiểm tra do người nhập khẩu chịu. Nếu kết quả kiểm tra mẫu hàng nhập không đạt so với mẫu chuẩn thì toàn bộ lô hàng sẽ không được giải phóng khỏi kho. Người nhập khẩu có thể yêu cầu Cục phúc thẩm chè Mỹ kiểm tra lại. Nếu kết quả kiểm tra lại vẫn không đạt so với mẫu chuẩn thì người nhập khẩu phải tái xuất toàn bộ lô hàng trong vòng 6 tháng kể từ ngày có kết quả kiểm tra cuối cùng. Nếu hết 6 tháng hàng chưa được tái xuất thì sẽ bị tiêu huỷ. Mức thuế nhập khẩu Tối huệ quốc đối với chè xanh có hương vị đóng gói không quá 3 kg/ gói (mã 0902.10.10) là 6,4% và đối với các loại chè khác không phân biệt khối lượng đóng gói là 0%. Tất cả các loại chè nhập khẩu từ các nước được hưởng GSP của Mỹ được miễn thuế nhập khẩu. (Nguồn: Tạp chí Người làm chè số tháng 9/2003 trang 15,16) Theo luật chống khủng bố sinh học mới ban hành, những cơ sở sản xuất chế biến và đóng gói thực phẩm dành cho người và gia súc (trong đó có chè) nếu muốn xuất khẩu vào Mỹ thì phải đăng ký với cơ quan FDA trước ngày 13/12/2003. Ngoài ra các cơ sở này phải lưu giữ các chứng từ giao nhận nguyên liệu và sản phẩm để tạo điều kiện cho FDA điều tra trong những trường hợp có nghi ngờ hoặc xảy ra khủng bố sinh học. Nội dung đăng ký gồm: Tên, địa chỉ, các loại thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhãn hiệu hàng hoá. Đối với cơ sở nước ngoài, phải ghi thêm tên của người đại lý hoặc người nhập khẩu tại Mỹ. Các cơ sở có sản phẩm tiêu thụ ở Mỹ nhưng không trực tiếp giao hàng vào Mỹ mà được chế biến và đóng gói ở một nước thứ ba khác trước khi vào Mỹ không thuộc diện phải đăng ký. Tuy nhiên nếu hàng chuyển qua nước thứ ba trước khi vào Mỹ nhưng không qua chế biến hay thay đổi nhãn hiệu hàng hoá thì cả chủ cơ sở sản xuất và người giao hàng chuyển tải ở nước thứ ba đều phải đăng ký. Việc đăng ký có thể được thực hiện thông qua Internet hoặc gửi theo đường bưu điện và được miễn phí. Sau khi đăng ký, FDA sẽ cấp cho chủ cơ sở một "Số đăng ký" Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu qua một nước trung gian. Phần lớn chè Việt Nam xuất sang Mỹ dưới hình thức này. Ban đầu xuất sang ấn Độ hoặc Đài Loan, sau đó trải qua khâu kiểm soát chất lượng chè được xuất vào mỹ. Do Việt Nam chưa là thành viên của WTO nên mức thuế xuất khẩu vào Mỹ của hầu hết các mặt hàng nhìn chung đều cao hơn so với các quốc gia khác là thành viên của tổ chức này. Việc xuất khẩu thông qua một nước thứ ba được sử dụng như một biện pháp để tránh thuế đồng thời cũng để mượn danh tiếng của nhà xuất khẩu gián tiếp, tuy nhiên, xét về lâu dài, sẽ ảnh hưởng không tốt tới nhà sản xuất, gây phương hại về mặt kinh tế cũng như tiếng tăm dẫn đến khó khăn cho họ trong việc thâm nhập thị trường mới. 1.3. Cơ cấu và chất lượng chè xuất khẩu Có thể nói so với các sản phẩm chè xuất khẩu của các nước khác vào thị trường Mỹ thì chè Việt Nam còn kém xa về chất lượng, chủng loại và mẫu mã. Chất lượng chè xuất khẩu của chúng ta chỉ được đánh giá ở mức trung bình. Trong một vài năm gần đây, Việt Nam đã không ngừng nâng cao thiết bị công nghệ chế biến chè qua đó tăng chất lượng chè xuất khẩu chè Việt Nam, đặc biệt chúng ta đã chú trọng đến công tác đóng gói, dán mác và bao bì, một trong những yêu cầu mà Bộ Thương Mại Mỹ đòi hỏi các sản phẩm nhập khẩu vào nước này phải có. Chè có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đạt tiêu chuẩn về dư lượng chất kháng sinh tối đa cho phép. Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu chè đen có ký hiệu 090240.00 chiếm trên 80% lượng chè xuất khẩu vào thị trường này. Ngoài ra còn các sản phẩm khác như chè xanh, chè lài, chè thảo mộc đóng túi tuy chiếm tỷ trọng không đáng kể nhưng lại có giá trị xuất khẩu rất cao (chỉ chiếm 20% về số lượng nhưng lại đạt gần 40% về giá trị xuất khẩu (Nguồn: Thông tin Bộ Thương Mại 27/12/2002)). Đây chính là những mặt hàng cần được chú trọng đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới. 1.5. Giá cả Giá chè nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ thấp hơn nhiều so với giá trung bình thế giới nhập khẩu vào Mỹ. Ví dụ giá của chè đen mã 0902.40.00 nhập khẩu vào Mỹ năm 2002 bình quân là 1,32 USD/kg (giá FAS ở cảng xếp hàng nước xuất khẩu), trong khi đó giá nhập khẩu chè từ Việt Nam chỉ là 0,74USD/kg, bằng 56% giá bình quân nói trên. Dưới đây là bảng so sánh giá một số mặt hàng xuất khẩu chè của các nước với giá chè Việt Nam vào thị trường Mỹ năm 2002. Bảng 14: Giá chè xuất khẩu vào thị trường Mỹ của một số nước Nước Giá FAS trung bình (USD/tấn) Chè đen Chè xanh Các loại chè cao cấp khác Trung Quốc 1256 2403 3500 ấn Độ 1480 2967 3200 Achentina 1136 2500 3020 Srilanka 1076 1780 2800 Kenya 980 1400 2980 Việt Nam 740 1530 2990 Nguồn: Thông tin Thương Mại 24/1/2003, tr.12 Có thể nhận thấy giá chè Việt Nam thuộc mức thấp so với các sản phẩm chè cùng loại xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong đó thấp nhất là chè đen (chỉ bằng 50% so với mức giá trung bình cao nhất vào thị trường này), trong khi đó giá chè xanh và chè cao cấp khác của chúng ta thì ở mức giá cạnh tranh và không thua thiệt nhiều so với sản phẩm của các quốc gia khác. Một bất lợi khác của các nhà xuất khẩu Việt Nam là do còn thiều phương tiện vận tải nên chúng ta chỉ xuất khẩu với giá FAS (giao hàng tại cảng đi), điều này ảnh hưởng không nhỏ tới giá trị xuất khẩu và chè xuất khẩu của Việt Nam thường bị đối tác ép giá thấp hơn so với mặt hàng xuất khẩu cùng loại của những nước khác. 1.6. Các đối thủ cạnh tranh Một số đối thủ cạnh tranh chính của chè Việt Nam khi vào thị trường Mỹ gồm: Achentina Achentina là nước có xuất khẩu chè lớn nhất vào thị trường Mỹ. Nằm ở châu Mỹ Latinh, là một đối tác chiến lược của Mỹ tại khu vực này, một mặt điều kiện khí hậu tự nhiên ưu đãi, một mặt thuận tiện cho con đường thông thương, hơn thế còn là thành viên của tổ chức Thương Mại thế giới WTO, các sản phẩm của Ahentina xuất vào Mỹ đều được hưởng quy chế tối huệ quốc với thuế suất bằng 0%. Lượng xuất khẩu của Achentina vào Mỹ năm 2002 là 23.750 tấn chiếm 14.5% lượng chè nhập khẩu chè của Mỹ. (Nguồn: www.cencus.gov.us,13h, 15/10/2003) ấn Độ Là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu chè lớn nhất thế giới, năm 2002 ấn Độ xuất khẩu được 198.000 tấn chè, trong đó 1/4 là xuất sang thị trường Iraq. Ngành chè ấn Độ đã phát triển từ rất lâu và nổi tiếng về chất lượng. ấn Độ là một đối tác chiến lược của Mỹ, do vậy hàng hoá của nước này xuất khẩu vào Mỹ đều được hưởng quy chế tối huệ quốc và được hưởng thuế suất ưu đãi. Do có mặt trên đất Mỹ từ lâu đời, sản phẩm chè của ấn Độ đã tạo cho mình một thế đứng trong lòng người tiêu dùng và một nhãn hiệu riêng. Kim ngạch xuất khẩu chè của ấn Độ vào Mỹ chiếm 10%. Chỉ tính riêng trong năm 2002, ấn Độ đã xuất vào Mỹ lượng chè là 17,8 ngàn tấn, đạt giá trị 17,9 triệu USD. (Nguồn: Tạp chí Người Làm chè số 7/2003 tr. 30,31) Trung Quốc Trung Quốc là nước có tiềm lực sản xuất chè lớn thứ hai thế giới (chỉ sau ấn Độ). Năm 2002, Trung Quốc sản xuất ra 750 ngàn tấn chè trong đó xuất khẩu đạt 265 ngàn tấn. (Nguồn: www.fao.org.com, 17h, 01/12/2003). Trung Quốc đứng đầu thế giới về mặt hàng chè xanh nổi tiếng. Năm 2002, nước này trở thành thành viên chính thức của WTO, điều này có nghĩa các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ sẽ được hưởng quy chế tối huệ quốc với mức thuế cực kỳ ưu đãi. Đây chính là thách thức rất lớn cho bất kỳ nhà sản xuất chè nào trên thế giới bởi khi thâm nhập vào thị trường Mỹ, họ sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các nhà xuất khẩu Trung Quốc nhiều tiềm lực. Kenya Theo thống kê của Cục quản lý chè Kenya, 6 tháng đầu năm nay sản lượng chè Kenya sẽ ước đạt 150490 tấn, tăng 40620 tấn so với cùng kỳ năm ngoái, dự kiến cả năm đạt 270 000 tấn. Đây là mức cao nhất trong lịch sử ngành chè Kenya. Năm 2003, chè Kenya phấn đấu xuất khẩu 22%. Chè nước này chủ yếu xuất sang các nước như Ai Cập, Pakistan, Apganistan, Anh, Xu Đăng và một số nước Trung Đông. Hiện tại Kenya đang có kế hoạch tấn công vào thị trường chè Mỹ như một phần của chương trình nhiều tham vọng của họ nhằm tăng về căn bản thị phần của mình trong khu vực giá trị bổ sung toàn cầu. Trong cố gắng tăng thu nhập ngoại tệ, Kenya đang cải tạo triệt để công nghiệp chè bằng cách thu hút đầu tư vốn của tư nhân và chuyển sang hướng vào bổ sung giá trị. Tổ chức phát triển chè Kenya (KTDA) chiếm đến 60% sản lượng của cả nước đã quyết định nhắm vào các thị trường Mỹ và châu Âu như một phần của chương trình này. Năm ngoái, Tổ chức phát triển chè Kenya đã uỷ thác cho Hiệp hội Công nghệ chè của Anh thực hiện một nghiên cứu khả thi về thị trường Mỹ. Các kết quả rất đáng khích lệ do vậy họ đã tiến tới thử nghiệm và cuối cùng đã thành công. Xuất khẩu chè của Kenya trong năm tính đến tháng 6/2003 đạt tổng số 424 triệu USD, so với 430 triệu cùng kỳ năm 2002. (Nguồn: Tạp chí Người làm chè số 10/2003 tr.30). Tuy kim ngạch xuất khẩu chè của Kenya vào Mỹ chưa cao, khoảng 2 triệu USD năm 2002 (Nguồn: www.ktda.org.com) nhưng đây sẽ là một đối thủ cạnh tranh nhiều tiềm lực của các nhà xuất khẩu chè Việt Nam trong tương lai. 2. Những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Mỹ 2.1. Những thành công Mặc dù kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam sang Mỹ là không đáng kể xét về số lượng cũng như giá trị xuất khẩu, tuy nhiên nhìn nhận lại những bước tiến của các nhà xuất khẩu chè Việt Nam sang Mỹ trong thời gian qua có thể thấy chúng ta đã có một số thành công như sau: Giá trị xuất khẩu không ngừng tăng lên qua các năm Chè Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ năm 1995 sau khi Mỹ phá bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam ban đầu với số lượng nhỏ bé chỉ vài chục tấn chè, rồi vài trăm tấn. Đến năm 2002, Việt Nam xuất sang Mỹ 1886 tấn, trị giá 1,5 triệu USD, tăng 20,1 % về số lượng và 18,3% về trị giá so với năm 2001. Chè Việt Nam chiếm 2% về số lượng và 0,93 % về giá trị thị trường chè Hoa Kỳ. Trong một vài năm tới, mục tiêu của ngành chè Việt Nam là sẽ xuất sang Mỹ khoảng 6000 tấn chè và đạt khoảng 7 triệu USD về trị giá Nếu so sánh với các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam như hạt điều, hạt tiêu hay những mặt hàng thuỷ sản như tôm, cá thì kim ngạch xuất khẩu nói trên là quá nhỏ bé, nhưng đứng trên góc độ ngành thì đây là một bước thành công nhiều đột phá bởi so với các nước trên thế giới, ngành chè Việt Nam vẫn còn tương đối non trẻ Về cơ cấu xuất khẩu, Việt nam đã không ngừng đa dạng hoá cơ cấu xuất khẩu Trước kia, sản phẩm chè xuất khẩu chè Việt Nam sang Mỹ chỉ tập trung vào loại chè đen (chiếm tỷ trọng khoảng 80-90%) tuy nhiên hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu đã càng ngày càng đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu của mình, từ chè xanh qua chế biến đến các loại chè túi đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Chất lượng sản phẩm được khẳng định Chất lượng vốn không phải là một thế mạnh chè xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, nơi mà người tiêu dùng tương đối dễ tính trong tiêu thụ mặt hàng này. Tuy thế đó không phải là lý do để người sản xuất chè Việt Nam không ngừng đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng. Đổi mới mẫu mã và nâng cao chất lượng đồng thời cũng góp phần tăng giá bán và do đó tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Thị trường Mỹ đòi hỏi sản phẩm nông sản phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn vệ sinh. Hiện tại chúng ta đang quy hoạch các khu vực trồng chè sạch ở Thái Nguyên, Yên Bái nhằm chủ yếu xuất sang các thị trường khó tính như châu Âu với Mỹ. 2.2. Những tồn tại, nguyên nhân Tuy thế, vẫn phải thừa nhận rằng Mỹ chưa phải là một thị trường lớn đối với các nhà xuất khẩu chè Việt Nam mặc dù có tiềm năng rất lớn trong tiêu thụ, và hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ vẫn tồn tại những yếu điểm sau đây: Tồn tại Thị phần sản phẩm chè của Việt Nam trên thị trường Mỹ còn quá nhỏ bé Hiện tại lượng chè Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ chỉ chiếm 1.2% thị trường. So với con số nhập khẩu 164000 tấn trên thị trường này thì chè Việt Nam vẫn chỉ là mặt hàng để lấp chỗ trống. Còn so với mức sản lượng xuất khẩu bình quân hàng năm của ngành chè Việt Nam thì lượng chè xuất khẩu tính riêng vào Mỹ chỉ chiếm có 2,52%. Xét tới một số thị trường xuất khẩu khác của Việt Nam như Đài Loan (xuất khẩu Việt Nam đạt 30000 tấn) hay như Nga (> 20000 tấn) và một số thị trường khác như Irac, Pakistan, Nhật, Bỉ...thì Mỹ chỉ đứng thứ 9 trong tổng số 10 thị trường xuất khẩu chính của chè Việt Nam. Mặt hàng xuất khẩu còn đơn điệu, chất lượng thấp Chè Việt Nam xuất sang Mỹ chủ yếu là hàng sơ chế, chất lượng xuất khẩu không khẳng định được sự vượt trội so với sản phẩm xuất khẩu cùng loại của các nước khác. Hàng xuất khẩu vào Mỹ chủ yếu là chè đen mới qua sơ chế. Bởi vậy mà nó chưa được ưa chuộng tại thị trường này do người tiêu dùng Mỹ đã quen với các loại chè đã qua chế biến, đóng túi sẵn. Xuất khẩu chủ yếu qua trung gian với mức giá xuất khẩu thấp so với các nước trong khu vực Do vẫn chủ yếu xuất khẩu qua môi giới, các trung tâm tái xuất như Đài Loan, ấn Độ và xuất khẩu chủ yếu theo điều kiện FOB cho nên giá chè Việt Nam chỉ bằng khoảng 56% của sản phẩm cùng loại của các nước xuất khẩu khác như Trung Quốc, ấn Độ, Srilanka....đã gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Không những thế cơ hội quảng bá sản phẩm Việt Nam đối với thị trường Mỹ ít nhiều bị ảnh hưởng. Chúng ta vẫn hoàn toàn chưa sử dụng các hình thức đại lý bán hàng tại Mỹ. Điều này có thể là do Việt Nam mới thâm nhập thị trường Mỹ, một thị trường còn mới mẻ, khó tìm hiểu cùng với hàng loạt rào cản thương mại phi thuế quan làm cho các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự có khả năng thâm nhập sâu vào. Lượng hàng xuất khẩu chưa thực sự đáp ứng nhu cầu lớn của đối tác Mỹ Một thực tế đang đặt ra cho các nhà doanh nghiệp xem xét đó là tính thiếu đoàn kết trong sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua, khi mà ngành chè Việt Nam bắt đầu tạo được sự uy tín trên thị trường Mỹ thì cùng với đó các đơn đặt hàng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tăng. Thế nhưng có rất nhiều doanh nghiệp lại không thể đáp ứng nổi các đơn đặt hàng này và từ chối hợp đồng hoặc xuất khẩu được nhưng bị trả lại. Bởi : Không đáp ứng được số lượng: Do sự thiếu đoàn kết giữa các nhà xuất khẩu chè trong nước. Khi nhận được một đặt hàng lớn, nếu doanh nghiệp đó có khả năng đáp ứng được thì kí kết còn không đáp ứng được thì từ chối chứ hầu như không chịu liên doanh, liên kết với các nhà xuất khẩu khác trong nước. Không đáp ứng được chất lượng: Một số doanh nghiệp lớn có uy tín nhận được nhiều đơn đặt hàng tuy nhiên họ không thể đáp ứng được số lượng cũng như chủng loại theo yêu cầu của khách hàng cho nên các nhà sản xuất đã liên kết với một số doanh nghiệp khác kém chất lượng hơn. Do đó nhiều sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đã không đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, kết quả là không bán được hoặc bán với giá thấp hơn, giảm uy tín trên thị trường Mỹ. Chè Việt Nam chưa tạo ra nhãn hiệu quen thuộc. Một đặc điểm nổi bật của thị trường Mỹ giống như bao thị trường phát triển khác là các sản phẩm muốn có được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng không hẳn chỉ cần có chất lượng mà phải tạo ra được nét riêng biệt, đó chính là tên tuổi, nhãn hiệu. Nhãn hiệu được đăng ký ngay khi mới được đưa vào thị trường Mỹ, phải bao gồm đầy đủ tên, nguồn gốc xuất xứ, ký mã hiệu. Nhiều sản phẩm chè nổi tiếng đã đi vào tiềm thức người tiêu dùng trên toàn thế giới như Lipton, Qualitea nhờ tên tuổi của mình. Tuy nhiên với các nhà nhập khẩu chè Việt Nam, khâu đăng ký nhãn hiệu dường như vẫn chưa được chú trọng dẫn đến nhiều khi chúng ta bị tranh cướp mất quyền sử dụng nhãn hiệu của chính mình trên thị trường Mỹ. Bài học của cà phê Trung Nguyên vẫn còn nóng hổi. Do chậm chân trong việc đăng ký nhãn hiệu mà phải mất một thời gian khá lâu và cũng tốn kém khá nhiều tiền bạc công ty mới đòi lại được quyền sử dụng nhãn hiệu sản phẩm của chính mình. Bởi vậy một lời khuyên với tất cả các nhà xuất khẩu chè Việt Nam trước khi thâm nhập vào thị trường Mỹ là chúng ta phải đăng ký tên sản phẩm, phải chọn lựa tên phù hợp, ngoài ra công tác tiếp thị và quảng bá thương hiệu cũng nên được chú trọng. Nguyên nhân Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam sang Mỹ còn nhỏ bé là vì một số lý do sau: Công nghệ chế biến còn lạc hậu Hoạt động trong điều kiện cạnh tranh cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu nước ta đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện môi trường, điều kiện sản xuất, đặc biệt là đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, do vốn đầu tư còn hạn chế và nguồn nguyên liệu còn nhiều bấp bênh ( tính bình quân, các nhà máy chế biến mới sử dụng khoảng 65-70% công suất) nên chưa đủ cơ sở cho việc xây dựng các nhà máy chế biến quy mô lớn, công nghệ hiện đại nhằm khai thác tối đa lợi thế về chè của Việt Nam. Hiện nay, nước ta chỉ có khoảng 200 nhà máy chế biến chè xuất khẩu. Trong đó, còn trên 40% doanh nghiệp đang trong tình trạng thiết bị lạc hậu, nhà xưởng xuống cấp, công nghệ chế biến đơn giản, chưa đủ để đáp ứng những yêu cầu gắt gao của thị trường Mỹ. Trong khu vực chế biến, phần lớn các xí nghiệp có quy mô nhỏ, ít thiết bị hiện đại, tỷ trọng lao động thủ công rất lớn và các yêu cầu về vệ sinh chưa được đảm bảo, điều kiện sản xuất và trình độ công nghệ chưa đạt yêu cầu của thị trường Mỹ, chỉ thích hợp với các sản phẩm dạng nguyên liệu thô, sơ chế. Các công ty lớn thì chỉ chú trọng khai thác triệt để về giá nguyên liệu và nhân công chứ chưa muốn đầu tư vào công nghệ cao. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì lại không

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuong Thi Phuong Mai A6K38B.doc
Tài liệu liên quan