Khóa luận Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thực tiễn thi hành

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.1. Khái niệm môi trường và các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 4

1.1.1. Khái niệm, vai trò của môi trường đối với cuộc sống. 4

1.1.2. Khái niệm các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 6

1.2. Đặc điểm các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 8

1.3. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp xử phạt VPHC trong pháp luật bảo vệ môi trường. 11

1.4. Cơ sở áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 14

1.4.1. Cơ sở pháp lý. 14

1.4.2. Cơ sở thực tiễn. 17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH 22

2.1. Thực trạng pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 23

2.1.1.Các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 23

2.1.2. Thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 32

2.1.3. Thủ tục áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 35

2.2. Thực tiễn áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 41

2.2.1. Tình hình VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 41

2.2.2. Thực tiễn và hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 46

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 50

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 50

3.2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 53

KẾT LUẬN 56

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

 

 

 

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6240 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thực tiễn thi hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần đầu thì có thể hiểu được nhưng thế nào là vi phạm nhỏ, có tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì cần có hướng dẫn cụ thể. Do trên thực tiễn việc áp dụng biện pháp này so với phạt tiền là rất ít cũng như do nhận thức coi nhẹ biện pháp này , cho rằng nó không đạt mục đích của chế tài nên có ý kiến đang muốn đưa ra khỏi hệ thống các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu lại có quan điểm biện pháp cảnh cáo áp dụng trong xử phạt hành chính về môi trường là hợp lý. Mục đích của xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không phải nhằm mục tiêu chính là trừng trị đối với người vi phạm mà cái chính là nhắc nhở, giáo dục việc tôn trọng và chấp hành trật tự quản lý Nhà nước về môi trường. Cảnh cáo là biện pháp xử phạt thích hợp đối với các vi phạm nhỏ, lần đầu và với trẻ vị thành niên. Việc áp dụng biện pháp này sẽ làm cho người vi phạm thấy được sự nghiêm minh cũng như độ lượng của pháp luật mà trở nên cẩn trọng, tự giác chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường hơn. Nhiều khi phạt cảnh cáo có hiệu quả hơn phạt tiền tràn lan.[13] Biện pháp phạt cảnh cáo do cơ quan Nhà nước, nhân viên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định bằng văn bản tức là bằng quyết định xử phạt hành chính dưới hình thức viết. Như vậy, những hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường mà bị cơ quan, nhân viên Nhà nước có thẩm quyền xử phạt nhắc nhở bằng lời nói thì không coi là phạt cảnh cáo. Biện pháp phạt cảnh cáo là một biện pháp xử phạt nhẹ và chỉ có tính chất giáo dục thuyết phục người vi phạm không thực hiện những hành vi vi phạm chứ chưa có tính răn đe, chế tài cao nên tâm lý người vi phạm thường coi thường, bỏ qua những quy định pháp luật để thực hiện hành vi sai phạm của mình. Bởi vậy, biện pháp này chỉ áp dụng đối với vi phạm mà tính chất, mức độ gây hại của hành vi đó là chưa cao hoặc chưa nghiêm trọng, gây ảnh hưởng chưa lớn cho môi trường và đặc biệt là có thể khắc phục được. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, biện pháp cảnh cáo có thể được áp dụng đối với một số vi phạm như: Hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 2 lần trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 10m3/ngày (24 giờ) (Điều 10 Nghị định 177); Hành vi quấn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt không bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường theo quy định. (Điều 25); Hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch sinh thái trong khu bảo tồn thiên nhiên. (Điều 26); …. Phạt tiền. Trong các biện pháp xử phạt hành chính thì phạt tiền là một biện pháp đã, đang và sẽ mang lại hiệu quả to lớn đối với việc đấu tranh phòng chống VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Biện pháp này được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực về môi trường. Mặc dù vậy, điều kiện và đối tượng áp dụng biện pháp này lại chưa được quy định rõ ràng và hợp lý. Theo quy định của Pháp lệnh thì ngoài các trường hợp phạt cảnh cáo là các trường hợp phạt tiền; trong khi đó như phân tích ở trên thì các trường hợp áp dụng biện pháp cảnh cáo cũng chưa thật sự rõ ràng – Như vậy có thể xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chính xác và thống nhất được không? Phạt tiền được quy định tại Điều 14 Pháp lệnh 2008 và Nghị định 177; theo đó thì phạt tiền là biện pháp tác động mang tính tài sản thể hiện ở chỗ nó tước bỏ ở người vi phạm một khoản tiền thuộc sở hữu của họ, tức là thể hiện một sự hạn chế về mặt pháp luật đối với người đó. Sự hạn chế này chứng tỏ phạt tiền là biện pháp tác động có độ nghiêm khắc hơn biện pháp cảnh cáo. Đương nhiên VPHC tương ứng với biện pháp phạt tiền cũng là vi phạm có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn các vi phạm áp dụng biện pháp cảnh cáo. Ngoài những điểm như căn cứ áp dụng, hậu quả pháp lý đối với người vi phạm, so với hình phạt tiền trong Bộ Luật Hình sự đối với các tội danh về môi trường, biện pháp phạt tiền trong xử phạt VPHC có những điểm khác như sau: Phạt tiền trong xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được áp dụng là biện pháp xử phạt chính còn hình phạt tiền trong hình sự có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung Phạt tiền trong xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được áp dụng rất phổ biến, còn biện pháp phạt tiền trong hình sự chỉ được áp dụng đối với người phạm tội có tính chất vụ lợi hoặc dùng tiền làm phương tiện phạm tội hoặc những trường hợp khác do pháp luật quy định. Ở hệ thống chế tài dân sự cũng có biện pháp phạt tiền trong quan hệ hợp đồng, nhưng mức phạt thường do các bên thỏa thuận. Điều đó hoàn toàn khác với phạt tiền trong xử phạt VPHC được thực hiện trong quan hệ phục tùng và theo nguyên tắc ngang bằng giữa chế tài và hành vi vi phạm. Các mức phạt tiền được quy định cụ thể tương ứng với các hành vi vi phạm dựa trên sự đánh giá của Nhà nước về tính chất, mức độ xâm hại của hành vi đó đối với trật tự quản lý nhà nước về môi trường. Thực tế đã chứng minh các quy định về mức phạt tiền trong Nghị định 81 (Mức phạt tiền cao nhất là 70.000.000 đồng) cũng đã có tác dụng giáo dục, răn đe và phòng chống VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; tuy nhiên để góp phần đảm bảo tính hợp lý về đấu tranh chống VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong điều kiện kinh tế hiện tại và để phù hợp với Pháp lệnh; Nghị định 177 đã có những sửa đổi đáng kể về mức phạt tiền (nâng mức phạt cao nhất lên tới 500.000.000 đồng - Điểm b Khoản 1 Điều 3) – Đây là một điểm thay đổi cơ bản trong quy định về biện pháp phạt tiền tại Nghị định 177 so với quy định về phạt tiền tại Nghị định 81, điểm sửa đổi này được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những thay đổi có tính tiến bộ vượt trội. Tuy nhiên cũng có quan điểm không đồng tình với sự thay đổi này - Tôi cũng cho rằng sự thay đổi này là chưa hợp lý. Có thể thấy rằng, so với mức phạt tiền được áp trước đây thì mức phạt tiền áp dụng đối với các vi phạm pháp luật về môi trường đều cao hơn rất nhiều (từ 10 đến 20 lần). Việc tăng mức phạt tiền, rõ ràng thể hiện khuynh hướng tăng tính trừng trị, song phạt nặng không phải là đặc trưng của các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường mà chủ yếu là tính nhắc nhở, giáo dục. Hơn nữa, với mức phạt cao không phải ai cũng có khả năng thi hành quyết định xử phạt, dẫn đến xin xỏ, hối lộ người thi hành công vụ. Và nhìn chung các mức phạt tiền cao (nhất là tối đa đến 500.000.000 đồng) cho cảm giác như là hình sự hóa các VPHC về bảo vệ môi trường. Vì với mức phạt nặng như vậy phải được coi là vụ án hình sự và phải xét xử theo thủ tục tư pháp chứ không phải thủ tục hành chính để bảo đảm quyền tranh tụng của công dân, tổ chức. Mức phạt tiền cụ thể đối với mỗi hành vi VPHC về môi trường áp dụng nguyên tắc quy định tại Khoản 2 Điều 57 Pháp lệnh; theo đó mức tiền phạt là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với mỗi hành vi đó. Đồng thời khi áp dụng mức phạt tiền thì Nghị định 177 cũng đã nêu rõ cần xem xét các yếu tố nhân thân người vi phạm, tính chất, mức độ và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của VPHC để quyết định cho thỏa đáng. Trong trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức khung tiền phạt có thể. Ngược lại, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt có thể tăng nhưng cũng không được vượt quá mức tối đa của khung. Trong phạt tiền điều quan trọng là phải phân định rõ khung tiền phạt, các mức phạt tiền; nhưng trong Nghị định 177 các mức phạt tiền đối với VPHC về môi trường còn rất chung chung, chưa cụ thể. Mặc dù có kê ra các hành vi vi phạm và mức phạt nhưng mức độ phân loại chưa cụ thể và mức phạt tối thiểu đến tối đa là khá xa; điều này rễ gây sự tùy tiện trong việc quyết định mức phạt tiền (VD: Khoản 5 Điều 16 khoảng cách này là 100.000.000 đồng) b. Các biện pháp xử phạt bổ sung. Đối với mỗi hành vi VPHC về bảo vệ môi trường cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong hai biện pháp xử phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc cả hai biện pháp xử phạt bổ sung. Biện pháp xử phạt bổ sung được quy định nhằm mục đích hỗ trợ cho biện pháp xử phạt chính, được áp dụng kèm theo biện pháp xử phạt chính. Biện pháp xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng đối với một số VPHC về bảo vệ môi trường nhất định chứ không phải tất cả mọi VPHC về bảo vệ môi trường. Căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi VPHC về bảo vệ môi trường, pháp luật quy định có hay không áp dụng biện pháp bổ sung, áp dụng biện pháp nào, những trường hợp nghiêm trọng có thể áp dụng cả hai biện pháp. Khi xử phạt VPHC về bảo vệ môi trường, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung khi Nghị định 177 có quy định việc áp dụng biện pháp phạt bổ sung đối với VPHC cụ thể đó. Như vậy, có hai điểm khác biệt cơ bản giữa hai biện pháp xử phạt chính và hai biện pháp xử phạt bổ sung: Điểm thứ nhất là khả năng áp dụng độc lập của biện pháp xử phạt. Biện pháp xử phạt chính luôn được áp dụng độc lập, không phụ thuộc vào việc có hay không có việc áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung; trong khi đó biện pháp xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo biện pháp xử phạt chính. Điểm khác biệt thứ hai là phạm vi áp dụng của các biện pháp xử phạt. Các biện pháp xử phạt chính được áp dụng đối với tất cả các VPHC đã được pháp luật quy định còn các biện pháp xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng đối với một số VPHC về bảo vệ môi trường nhất định tùy thuộc vào tính chất, mức độ của VPHC đó. [1, tr43] Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề (Giấy phép môi trường). Biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép là sự tước bỏ việc sử dụng quyền quyết định đã được Nhà nước cho phép đối với công dân hoặc tổ chức khi những đối tượng này vi phạm điều kiện sử dụng quyền đó.Trong thời hạn bị tước cá nhân, tổ chức mất quyền tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là các loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân đó kinh doanh, hoạt động, hành nghề trong một lĩnh vực nhất định hoặc sử dụng một loại công cụ, phương tiện nhất định. Giấy phép môi trường gồm Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, Giấy phép hành nghề vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề có nội dung liên quan về bảo vệ môi trường (Điểm a Khoản 2 Điều 3 Nghị định 177) ( ví dụ: Giấy phép khai thác nguồn nước, giấy phép khai thác khoáng sản…) Về phương diện pháp lý, tước quyền sử dụng giấy phép nhằm triệt tiêu điều kiện để người vi phạm thực hiện tiếp vi phạm, tức là đảm bảo thực tế cho việc thực hiện các nghĩa vụ pháp luật sau này. Theo quy định pháp luật hiện nay, các giấy phép môi trường do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân có thể bị tước quyền sử dụng nếu các chủ thể có hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến các quy định về sử dụng giấy phép môi trường đó. Mặc dù là biện pháp bổ sung nhưng tước quyền sử dụng giấy phép hiện nay đang là biện pháp xử phạt có vai trò rất lớn trong việc đấu tranh, phòng chống VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tước quyền sử dụng giấy phép không được áp dung độc lập mà chỉ được áp dụng kèm theo một biện pháp xử phạt chính khi mà: Văn bản pháp luật xử phạt VPHC về bảo vệ môi trường có quy định áp dụng biện pháp này đối với hành vi vi phạm cụ thể đó, Cá nhân, tổ chức có hành vi trực tiếp vi phạm quy tắc sử dụng giấy phép về môi trường. Theo điều 7 Nghị định 81 Tước quyền sử dụng giấy phép về bảo vệ môi trường có hai mức độ khác nhau: Có thời hạn và không có thời hạn. Tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hay không có thời hạn; nhưng, đến Nghị định 177 các nhà làm luật không phân loại biện pháp này. Tuy nhiên theo Chương II của Nghị định này thì biện pháp này có thể áp dụng theo các mức độ sau: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho đến khi thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường; Tước quyền sử dụng Giấy phép hành nghề từ 6 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng. Đây là một điểm tiến bộ của Nghị định 177, với quy định này sẽ khuyến khích đối tượng vi phạm nhanh chóng hoàn thành nghĩa vụ để lại có thể hoạt động sản xuất, kinh doanh kiếm lời. Ngoài ra Nghị định 177 còn một điểm mới nữa; đó là việc không quy định các trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép như trong Nghị định 81 – một quy định đã gây nhiều tranh luận (Theo Nghị định 81 thì Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền và Giấy phép có nội dung trái với quy định về bảo vệ môi trường cũng là trường hợp bị tước quyền sử dụng giấy phép - Tước quyền sử dụng giấy phép là chế tài phạt do vậy ở đây đã có sự nhầm lẫn vì với các trường hợp Giấy phép cấp không đúng thẩm quyền hay giấy phép có nội dung trái với quy định về bảo vệ môi trường thì người sử dụng giấy phép không có lỗi, tức là họ không có hành vi vi phạm pháp luật môi trường nên không có cơ sở để xử phạt họ). Biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép nếu được áp dụng sẽ để lại hậu quả nặng nề cho người vi phạm; người VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có nghĩa là bị tước quyền kinh doanh và sẽ mất di nguồn thu nhập. Vì vậy tước quyền sử dụng giấy phép được coi là phương tiện cuối cùng để đấu tranh với VPHC khi việc áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính khác chưa hẳn đã có khả năng phòng ngừa vi phạm. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để VPHC. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là biện pháp cưỡng chế, đưa vào quỹ Nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thực chất của biện pháp này là tước bỏ quyền sở hữu của người vi phạm và chuyển sang quyền sở hữu Nhà nước những vật, tiền, phương tiện ấy. Đối với các tang vật, phương tiện sử dụng để VPHC mà không thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân vi phạm thì không áp dụng biện pháp này mà phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, bởi vì chủ sở hữu hợp pháp những tài sản đó không có lỗi. Là biện pháp xử phạt nên tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường khi áp dụng phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và các yếu tố khác để xem xét mức độ tịch thu; nhưng hiện nay pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn đề này vì thế mà hiện nay biện pháp xử phạt này vẫn chưa được áp dụng phổ biến và chưa thực sự có hiệu quả trong thực tế. [12, tr 27] Tóm lại: Qua việc đánh giá các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ta có thể thấy: Hệ thống biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn quá hẹp, chưa đủ để có thể đấu tranh có hiệu quả với VPHC. Xin lấy một ví dụ sau: Hiện nay chỉ có hai biện pháp xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền; nếu như đối tượng vi phạm thuộc trường hợp phải phạt tiền nhưng không có tiền thì mục đích của xử phạt thật khó có thể đạt được. Ngoài ra, theo quy định hiện hành, nếu người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì chỉ có thể áp dụng biện pháp cảnh cáo, như vậy có quá nhẹ? 2.1.2. Thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo Điều 3 Khoản 3 Pháp lệnh 2002 thì “Việc xử lý VPHC phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật”, quy định này vừa là cơ sở pháp lý để xác định những cơ quan, cá nhân nào có thẩm quyền xử phạt, vừa có ý nghĩa trong việc tạo cơ chế thích hợp để xem xét giải quyết từng vụ việc cụ thể trên thực tế, từ đó áp dụng các biện pháp hành chính,các biện pháp ngăn chặn phù hợp đảm bảo cho việc xử lý VPHC theo đúng thẩm quyền và đạt hiệu quả cao. Theo quy định của pháp luật hiện hành, không phải bất cứ cơ quan quản lý Nhà nước nào cũng có quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC mà chỉ những cơ quan Nhà nước được pháp luật quy định mới có quyền này. Nếu như trách nhiệm hình sự được áp dụng bởi tòa án thì thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC được giao chủ yếu cho các cơ quan hành chính Nhà nước. Việc xác định một cách hợp lý những chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC vừa đảm bảo xử lý nhanh chóng, kịp thời, không bỏ lọt tội phạm vừa không tạo sự tùy tiện trong xử phạt VPHC. Hiện nay, thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC quy định tập trung trong Pháp lệnh xử phạt VPHC và các Nghị định của Chính phủ; đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng vậy, thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực này được quy định tại Pháp lệnh 2008 và trong các nghị định có liên quan và quan trọng nhất là Nghị định 177/2009/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực môi trường từ Điều 40 đến Điều 43. Những văn bản này quy định tương đối cụ thể, rõ ràng thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước trong việc áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, chỉ đích danh từng cơ quan và cơ quan đó được áp dụng biện pháp xử phạt nào. Về vấn đề này so với Nghị định 81 thì Nghị định 177 đã có nhiều thay đổi phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay và các văn bản pháp luật liên quan (Pháp lệnh 2008; Nghị định 35/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra Tài Nguyên và Môi trường…). Cụ thể, Nghị định 177 bổ sung một số chủ thể có thẩm quyền xử phạt (Công an nhân dân, Chánh thanh tra Tổng cục Môi trường) và nâng mức xử phạt của các chủ thể trước đây - đây được coi là nội dung thay đổi đậm nét nhất trong Nghị định 177. Trước đây khi Nghị định 81 còn hiệu lực, thẩm quyền xử phạt của các chủ thể ở cấp cơ sở, được quy định rất hạn chế (Ví dụ: Chủ tịch UBND cấp xã chỉ được phạt tiền đến 500.000 đồng; Thanh tra chuyên ngành được phạt tiền đến mức 200.000 đồng) vì vậy có hiện tượng thời gian xử lý vi phạm bị kéo dài vì phải chuyển lên cấp trên xử lý nhũng vi phạm vượt thẩm quyền. Hiện nay trong Nghị định 177 các chủ thể này đều đã được nâng mức phạt (Chủ tịch UBND xã có thể phạt tiền lên tới 2.000.000 đồng còn con số của Thanh tra chuyên ngành là 500.000 đồng); nhưng liệu hiện tượng trên liệu có bị xóa sổ? Xin khẳng định là không; bởi vì việc tăng mức xử phạt là chung cho các chủ thể, so với mức phạt tiền tối đa thì các chủ thể này có mức xử phạt vẫn thấp. Nguyên tắc phân định thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Số lượng các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là rất lớn, tuy được xây dựng trên nguyên tắc ngành, lãnh thổ nhưng không thể tránh khỏi hiện tượng, nhiều cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với một hành vi vi phạm hoặc một đối tượng vi phạm. Câu hỏi đặt ra là: Khi xảy ra trường hợp đó thì phải giải quyết như thế nào? Vấn đề này đã được pháp luật của chúng ta dự liệu (Điều 42 Pháp lệnh). Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nguyên tắc này được xác định như sau: Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại các điều từ Điều 40 đến Điều 43 của Nghị định 177 là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi VPHC. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi VPHC thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây: Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó; Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt; Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì quyền xử phạt thuộc Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.” Trường hợp VPHC lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xử lý của nhiêu cơ quan thì việc xử phạt - áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường - do cơ quan thụ lí đầu tiên thực hiện, mọi phát hiện liên quan đến việc vi phạm, các cơ quan khác đều phải chuyển cho cơ quan này xem xét, xử lý.Quy định này vừa tránh được hiện tượng tranh chấp thẩm quyền vừa bảo đảm nguyên tắc: Mỗi hành vi VPHC trong lĩnh vực môi trường chỉ bị xử phạt một lần. (Khoản 4 Điều 3 Pháp lệnh) Trường hợp, hành vi VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải xử phạt ở mức cao hơn mức phạt quy định cho người có thẩm quyền đang thụ lý thì phải chuyển hồ sơ cho người có thẩm quyền cao hơn quyết định. Khi xét thấy hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển ngay cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp giải quyết. Quy định này nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, trừng trị thích đáng đối với hành vi phạm tội, tránh để lọt tội phạm. Sự phân định thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là tất yếu và mang ý nghĩa pháp lý quan trong, vừa bảo đảm được mục đích, ý nghĩa của các biện pháp xử phạt vừa đảm bảo việc xử lý nhanh chóng, công minh hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tuy vậy, nguyên tắc phân định thẩm quyền này khi áp dụng trong thực tiễn vẫn chưa mang lại nhiều hiệu quả. Sở dĩ có hiện tượng này là do, các nhà làm luật chưa xác định tính thứ tự ưu tiên của các nguyên tắc – vì vậy không biết áp dụng nguyên tắc nào trước. Xin dẫn ra một ví dụ: trong quá trình sử lý vi phạm của công ti Vedan, Bộ TNMT thì trích dẫn Điều 49 Điểm b Khoản 3 Luật bảo vệ môi trường 2005: “UBND tỉnh quyết định việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm trên địa bàn theo thẩm quyền và theo phân cấp của Thủ tướng Chính Phủ” – Tức là vi phạm của Vedan do UBND Tỉnh Đồng Nai giải quyết; trong khi đó theo UBND Tỉnh Đồng nai thì Thẩm quyền này thuộc về Bộ TNMT bởi vì: “Trong trường hợp VPHC thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện”. Dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian xử lý Vedan, khiến dư luận rất bất bình. 2.1.3. Thủ tục áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thủ tục xử phạt VPHC – thủ tục áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC– là một loại thủ tục hành chính và nó được quy định tại Pháp lệnh xử phạt VPHC 2002. Theo từ điển tiếng Việt, thủ tục là những việc cụ thể phải làm theo một trật tự nhất định để tiến hành một công việc có tính chất chính thức [4]. Với ý nghĩa đó, thủ tục xử phạt VPHC là một trong những chương quan trọng của pháp lệnh xử phạt VPHC; vì những quy định của Chương này và việc tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định đó đảm bảo cho việc xử phạt được khách quan, chính xác, góp phần bảo vệ pháp chế, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vấn đề thủ này cũng được quan tâm đúng với vai trò của nó. Nghị định 177, nghị định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định việc áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tuân theo quy định tại Pháp lệnh xử lý VPHC. (Khoản 1 Điều 44). Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là Pháp lệnh 2008, thủ tục áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định như sau: a.Thủ tục áp dụng biện pháp cảnh cáo. Theo Điều 54 Pháp lệnh 2008, thủ tục áp dụng biện pháp xử phạt cảnh cáo được gọi là “Thủ tục đơn giản”. Sở dĩ thủ tục này được gọi là “Thủ tục đơn giản” vì theo thủ tục này thì khi phát hiện ra hành vi VPHC, người có thẩm quyền có quyền ra quyết định xử phạt, ngay sau khi đình chỉ vi phạm; trừ trường hợp VPHC được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (Điều 54 Pháp lệnh 2008). Người có thẩm quyền trong trường hợp này có trách nhiệm ra quyết định xử phạt tại chỗ. Quyết định xử phạt phải được thể hiện bằng văn bản theo mẫu quy định. Để đảm bảo chặt chẽ, Pháp lệnh 2008 đã quy định nội dung chính của quyết định xử phạt như sau: ngày tháng năm ra quyết định; địa điểm xảy ra vi phạm; họ tên, chức vụ của người ra quyết định; điều khoản, văn bản được áp dụng… Ngoài ra Pháp lệnh 2008 còn bổ sung nội dung mới trong thủ tục áp dụng biện pháp cảnh cáo là: trường hợp người chưa thành niên bị phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ, người giám hộ của người đó hoặc nhà trường nơi người đó đang học tập. b.Thủ tục áp dụng biện pháp phạt tiền. Phạt tiền là một biện pháp được áp dụng phổ biến trong xử phạt VPHC về môi trường, do tính nghiêm trọng của các vi phạm là khác nhau nên có rất nhiều mức phạt tiền; chính vì vậy thủ tục áp dụng đối với biện pháp phạt tiền cũng được chia làm 2 loại để tạo sự linh hoạt. Theo Điều 54 và Điều 57 Pháp lệnh thì biện pháp phạt tiền vừa có thể áp dụng theo thủ tục đơn giản (trường hợp mức tiền phạt từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng) vừa có thể áp dụng theo thủ tục xử phạt có lập biên bản (trường hợp mức tiền phạt trên 200.000 đồng). Thủ tục áp dụng biện pháp phạt tiền trong trường hợp mức tiền phạt từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng Điều 54 Pháp lệnh 2008 quy định đối với trường hợp phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng thì sẽ áp dụng theo thủ tục đơn giản, có nghĩa việc áp dụng biện pháp phạt tiền từ 10.00 đồng đến 200.000 đồng sẽ theo thủ tục như phạt cảnh cáo; tuy nhiên khi phạt tiền theo thủ tục này cần lưu ý thê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thực tiễn thi hành.doc
Tài liệu liên quan