Khóa luận Các điều kiện thuận lợi để hình thành nên các bẫy chứa dầu khí của khu vực miền nam Việt Nam

MỤC LỤC

Lời cám ơn

Lời mở đầu

 

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẪY DẦU KHÍ 1

 

_ CHƯƠNG I: ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI 2

_ CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI ĐỂ HÌNH THÀNH BẪY DẦU KHÍ 7

 

PHẦN II: PHÂN TÍCH CÁC BẪY Ở MIỀN NAM VIỆT NAM 10

 

_ CHƯƠNG I: BỒN TRŨNG CỬU LONG

 

A. CÁC HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO CHÍNH HÌNH THÀNH NÊN CÁC BẪY CHỨA DẦU KHÍ KHU VỰC BỒN TRŨNG CỬU LONG 12

B. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CẤU TRÚC KHU VỰC BỒN TRŨNG CỬU LONG 18

 

C . DIỆN TÍCH RỒNG

D. MỎ BỌ CẠP ĐEN

E. MỎ BẠCH HỔ

 

_ CHƯƠNG II: BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN

 

A. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT CỦA BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN 40

B. ĐẶC ĐIỂM CẤU-KIẾN TẠO 42

B. MỎ THANH LONG 45

C. MỎ ĐẠI HÙNG 49

 

KẾT LUẬN

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

 

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2217 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các điều kiện thuận lợi để hình thành nên các bẫy chứa dầu khí của khu vực miền nam Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng và Nam Rồng. Nếu coi bồn trũng Cửu Long là cấu tạo bậc I, thì Đới nâng Trung tâm của bồn trũng là cấu tạo bậc II và các cấu trúc riêng biệt nêu trên sẽ là cấu tạo bậc III. Rõ ràng diện tích Rồng có đặc điểm kiến tạo phức tạp mà yếu tố quan trọng của chúng là các hệ thống đứt gãy. Các hệ thống đứt gãy đã chia vùng nghiên cứu thành các khối. Số lượng các đứt gãy, độ dài và biên độ của chúng giảm dần từ dưới lên trên theo mặt cắt. Phần lớn các đứt gãy đã tắt ở bề mặt phản xạ SH – 10, một ít đến SH – 8 và một vài đứt gãy phát triển đến Mioxen sớm (SH – 3). Như vậy bình đồ cấu trúc càng về sau càng đơn giản, khối nâng Trung tâm được thể hiện rõ ràng trên địa hình, mà theo đó các thành tạo Paleoxen được hình thành Cần nhấn mạnh rằng các hệ thống đứt gãy ở diện tích Rồng phần lớn được thiết lập là các hệ thống đứt gãy thuận. Kết quả phân tích lại các lát cắt địa chấn ở khu vực phía Đông và Đông Nam Rồng cho phép xác định các đứt gãy F78, F55, F100 ở trên móng là các đứt gãy nghịch, có khả năng liên quan đến quá trình nén ép. Ở các tầng trên thì các đứt gãy lại là đứt gãy thuận. Tuy nhiên vấn đề đứt gãy nghịch ở các tầng móng và tầng SH – 12 cũng cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn ở những giai đoạn tiếp theo. Phân tích các bản đồ cấu tạo, bản đồ cỗ địa mạo và cổ địa lý cho thấy rằng trong thời kỳ Oligoxen khối nâng trung tâm của diện tích Rồng là khối nâng cổ, bền vững, là vùng phá huỷ, động viên vật liệu cho các bồn trũng bên cạnh. Điều đó được chứng minh bằng sự vắng mặt của các trầm tích Oligoxen hạ ở vùng nâng (R – 1, R – 9), sự tồn tại ở phần dưới mặt cắt những sản phẩm hạt thô được hình thành do phá huỷ móng. Xung quanh khối nâng Trung tâm là các đới ven bờ hoặc thung lũng. Ngoài ra trong Oligocene hoạt động magma cũng xảy ra mạnh, nhờ đó thành tạo nên các thể phun trào và á phun trào. Các tài liệu địa chất – địa vật lý đã cho phép phân chia lịch sử phát triển địa chất khu vực Rồng ở đầu Kainozoi thành các giai đoạn sau: _ Giai đoạn Paleoxen và đầu Eoxen. Đó là thời kỳ được đặc trưng bằng chế độ kiến tạo tương đối yên tĩnh, quá trình bóc mòn mạnh xảy ra trên toàn lãnh thổ. Nhờ đó trên bề mặt trái đất lộ ra các thể batolit granit. Vào cuối Eocene bắt đầu quá trình sụt lún và những thung lũng cục bộ được hình thành. _ Giai đoạn nén ép tương ứng với thời kỳ Oligoxen. Vào đầu Oligoxen quá trình nén ép xảy ra, dẫn đến việc hình thành những hệ thống đứt gãy nghịch. Một số đứt gãy cổ tái hoạt động. Bề mặt san bằng đã được hình thành trong Paleoxen bị biến dạng và phá huỷ, địa hình núi được thành tạo. Hoạt động phun trào cũng phát triển men theo các hệ thống đứt gãy. Đó là giai đoạn tạo rift – rifting. Các hình thái cấu tạo được thể hiện rất rõ trên mặt móng. Có thể phân chia những cấu tạo chính (cấu tạo bậc III) trên diện tích Rồng như sau: a. Rồng: Trên mỏ Rồng tồn tại hai nếp uốn: Đông Bắc và Đông Nam. Các hệ thống đứt gãy ở trên hai nếp uốn đó cũng có phương khác nhau , nếp uốn Đông Bắc và Đông Nam của mỏ Rồng cũng được phức tạp hoá bởi các vòm địa phương khép kín. Theo bề mặt địa chấn SH – 2, hình thái cấu tạo vẫn chưa được bảo tồn, tuy rằng biên độ và độ lớn của các đứt gãy có giảm đi. Ở phần Trung tâm, các thành tạo Oligocene vắng mặt. Điều đó chứng tỏ rằng trong Oligoxen tính kế thừa của các cấu trúc vẫn được xác định. b.Đông Rồng: Trên bản đồ cấu tạo của mặt móng, Đông Rồng là một khối nâng được giới hạn 4 phía bởi các hệ thống đứt gãy. Cấu tạo Đông Rồng lại được phức tạp bởi hai vòm nhỏ: Vòm phía Đông và vòm phía Tây . Bình đồ cấu trúc của các cấu tạo Oligoxen sớm cũng phát triển kế thừa bình đồ cấu trúc móng, tuy rằng chúng có thoải hơn. Vòm phía tây chuyển sang phương Đông Bắc, còn vòm Đông vẫn giữ nguyên phương cấu tạo cũ. c.Đông Nam Rồng: Đông Nam Rồng có cấu trúc của móng khá phức tạp. Với diện tích khoảng 6 – 7 km2 cấu tạo có đặc điểm nổi bật là bị chia cắt bởi nhiều hệ thống đứt gãy với các phương Đông Bắc, á vĩ tuyến, á kinh tuyến và dẫn đến việc hình thành hàng loạt các khối tảng. Sự dập vỡ của móng tạo điều kiện hình thành những colector khe nứt. Tuy vậy cấu trúc chung của Đông Nam Rồng vẫn có xu hướng kéo dài theo phương Đông Bắc. Đứt gãy F100 là đứt gãy nghịch cắm về phía Đông Nam. Phía Tây Nam và Tây Bắc của cấu tạo cũng tồn tại hai trũng sâu để phân tách cấu tạo này với cấu tạo Rồng. Phía Đông Bắc cấu tạo Đông Nam Rồng cũng được giới hạn bởi trũng sâu. Như vậy các trũng sâu bao bọc xung quanh Đông Nam Rồng tạo điều kiện kiến tạo thuận lợi cho các bẫy cấu tạo hình thành độc lập. Bình đồ cấu tạo của tầng SH – 12 cũng kế thừa bình đồ của móng. Song sự vắng mặt của tầng này ở những vùng nâng là dấu hiệu của quá trình bóc mòn xảy ra mạnh. Nhờ đó độ dày của các trầm tích Oligocene dưới được tăng dần về phía thung lũng. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các bẫy thạch học và màn chắn kiến tạo. d.Nam Rồng: Cấu tạo Nam Rồng được tách biệt với khối nâng trung tâm bởi trũng kéo dài có phướng á kinh tuyến với kích thước chiều dài khoảng 8km, chiều rộng khoảng 1.5 – 3 km. Độ sâu của móng ở trũng này khoảng 450 – 4900m. Phía Nam của Nam Rồng cũng gặp thung lũng với độ sâu của móng từ 4900 – 5200m. Phía Đông của cấu tạo Nam Rồng cũng được giới hạn bởi trũng hẹp (khoảng 500m chiều rộng), nhưng không sâu. Những đặc trưng cấu trúc trên tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các bẫy cấu tạo độc lập. Cũng như cấu tạo Đông Nam Rồng, sự dập vỡ của móng có khả năng dẫn đến việc thành tạo các colector khe nứt. Có thể gặp ở đây hai vòm nâng cục bộ với độ sâu của móng là – 3500m ; - 3400m, diện tích mỗi vòm nâng khoảng 1.5 – 4.0 km2. (Hình 5) II.Các bẫy dầu khí trong oligoxen dưới : 1.Đánh giá đặc điểm địa chất với việc thành tạo bẫy dầu khí : _ Trước hết diện tích Rồng cùng với Bạch Hổ, nằm trên khối nâng có tiềm năng dầu khí lớn. Tiềm năng đó lại được khẳng định bằng trữ lượng dầu khí ở mỏ Bạch Hổ, một mỏ lớn ở khu vực Đông Nam Á . _ Khối nâng trung tâm Rồng cùng với các khối nâng cục bộ khác là điều kịen kiến tạo quan trọng để hình thành các bẫy. Trong Oligoxen sớm các khối nâng trung tâm vẫn kế thừa và phát triển, các khối nâng cục bộ và địa phương cũng được hình thành tạo nên tiền đề cấu tạo cho việc hình thành các bãy dầu khí . _ Diện tích Rồng được các hệ thống đứt gãy chia cắt như đã nêu ở trên. Các hệ thống đứt gãy tạo điều kiện thuận lợi để các cấu tạo hình thành độc lập, đồng thời các hệ thống đứt gãy cũng là những kênh dẫn tạo nên những Colector khe nứt quan trọng. _ Địa hình được hình thành trong Oligoxen xớm với địa hình núi và thung lũng,tạo nên những hình thái địa hình riêng biệt độc lập. Cùng với các yếu tố cấu _ kiến tạo,yếu tố địa hình cũng có ý nghĩa trong việc hình thành bẫy. Mặt khác những lòng sông cổ với những thấu kính cát được hình thành là điều kịên thuận lợi để hình thành các bẫy phi cấu tạo.Các yên ngựa là những khu vực quan trọng đáng lưu ý trong quá trình xác định bẫy. _ Trầm tích trong Oligoxen sớm có độ dày đáng kể với những thành tạo hạt thô có độ rỗng hở từ 2 đến 18 % là điều kiện thuận lợi để tích tụ dầu khí. Môi trường lục địa ven biển cũng là môi trường thuận lợi để hình thành cacbuahydro. _ Vật chất hữu cơ trong trầm tích Oligoxen hạ là các vật chất hữu cơ có khả năng sinh dầu. Nhìn chung Oligoxen dưới ở những mỏ dầu nói riêng và bồn trũng Cửu Long nói chung là đá mẹ sinh ra hydrocacbon tốt . _ Sự hình thành các tầng sét trong Oligoxen sớm nằm sát nóc điệp Trà Cú tuy rằng với chiều dày nhỏ (khoảng 40 m) nhưng được nén kết chặt, nên có thể coi đây là một tầng chắn. _ Các hố sụt trong Oligoxen sớm là những hố sụt sâu, trầm tích dày và trầm tích hạt mịn cũng dày, chiều dày vỉa chứa không lớn, khả năng chứa không tốt . _ Trầm tích Oligoxen sớm đặc trưng bằng sự thay đổi độ dày và tướng nhanh theo chiều đứng cũng như chiều ngang. Điều đó tạo nên những thân dầu có kích thước không lớn. 2.Đánh giá những vùng triển vọng : Những vùng có triển vọng bẫy kiểu cấu tạo. _ Vùng Đông Bắc Rồng _ Vùng Nam Rồng Các bẫy phi cấu tạo như những thân cát lòng sông thường có kích thước nhỏ, khó xác lập trên mặt cắt cho nên không có triển vọng . III.Các bẫy dầu khí trong Oligoxen dưới và tiềm năng của chúng : Phân tích các tài liệu địa chấn, địa chất trên diện tích Rồng ghi nhận sự tồn tại của những bẫy như sau : _ Bẫy Ol1-1 nằm ở Đông Bắc Rồng giữa đứt gãy FA-15 và FA-45 _ Bẫy Ol1 -2 nằm ở Nam Rồng, trên yên ngựa giữa Nam Rồng và hố sụt trung tâm có phương vĩ tuyến _ Bẫy Ol1- 3 nằm ở Nam Rồng Trên cơ sở biện luận đó có thể đánh giá các bẫy như sau : + Bẫy Oligoxen hạ Đông Bắc Rồng Ol1-1: Bẫy này nằm ở phía Đông đứt gãy FA-14 và phía Nam đứt gãy FA-45, phía Bắc đứt gãy FA-15 và được giới hạn trong phạm vi: Tuyến dọc từ Col.1640 đến Col.1800. Tuyến ngang từ Row .790 đến Row.960. Móng nằm ở độ sâu 4500-4600m ,tầng phản xạ SH-12 nằm ở độ sâu 4200-4300 m. Độ dày của trầm tích Oligoxen khoảng 300m .Đây là bẫy cấu tạo liên quan đến khối nâng địa phương có diện tích khoảng 4 km2 ( 4000000m2). Cấu tạo nâng địa phương có phương kéo dài Đông Bắc –Tây Nam. Trên tuyến địa chấn, thân cát thể hiện rất rõ . Trữ lượng dự báo được tính : 2.5 tấn/m2 * 4000000m2 =10000000 tấn . + Bẫy Oligoxen hạ Nam Rồng Ol1-2 Bẫy này nằm ở phía Nam đứt gãy F-76 trên phạm vi của yên ngựa giữa khối nâng Nam Rồng và hố sụp phía Bắc. Đây là một bẫy cấu tạo được xác định trong phạm vi : Tuyến dọc từ Col.1080 đến Col.1240 Tuyến ngang từ Row .1950 đến Row.2040 Móng nằm ở độ sâu 3500-3600m, tầng phản xạ SH – 12 nằm ở độ sâu 3200 – 3300m. Độ dày của tầng Oligxen hạ từ 300 – 400m. Bẫy cấu tạo chạy theo phương Đông Bắc – Tây Nam. Ở đây có 2 cấu tạo nhỏ: Cấu tạo phía Đông có kích thước 2x1km Cấu tạo phía Tây lớn hơn kích thước 2.5x2km Toàn bộ khu vực này bẫy có diện tích 6.5km2. Trữ lượng tiềm năng của bẫy được tính : 2.5 tấn/m2 x 6.500.000m2 = 16.250.000 tấn. + . Bẫy Oligocene hạ Nam Rồng Ol1 – 3: Bẫy nằm ở phía Nam của đứt gãy F – 109 được giới hạn trong phạm vi: Tuyến dọc từ Col.1640 đến Col. 1830. Tuyến ngang từ Row 2100 đến Row 2260 Móng nằm ở độ sâu 3500m, tầng phản xạ SH – 12 nằm ở độ sâu 3200m. Độ dày của tầng Oligoxen hạ là 300m cũng là bẫy cấu tạo, được hình thành trên khối nâng cục bộ. Bẫy được giới hạn bởi các hệ thống đứt gãy nhỏ, trữ lượng tiềm năng được tính: 2.5 tấn/m2 x 3.000.000m2 =7.500.000 tấn. Như vậy trữ lượng tiềm năng dự báo của 3 bẫy trong Oligocene hạ là 10.000.000 + 16.250.000 + 1.500.000 = 33.750.000 tấn Cùng với trữ lượng cấp C1 đã được tính toán ở mỏ Đông Rồng cho Oligocene hạ là: 11.375.000 tấn, các bẫy cấu tạo được tính toán ở trên góp phần làm tăng trữ lượng của mỏ Rồng D. MỎ BỌ CẠP ĐEN : Nhìn chung, dạng bẫy chứa trong khu vực nghiên cứu là các bẫy tổng hợp của loại bẫy kiến tạo chịu ảnh hưởng trực tiếp của hệ thống đứt gãy và loại bẫy địa tầng với tầng chắn rất tốt là sét chứa Rotalia. Về hệ thống đứt gãy, các dạng lớn nhất nằm trên cánh Tây _ Bắc của cấu tạo với phương cơ bản là Đông Đông Bắc –Tây Tây Nam. Các đứt gãy phát triển từ móng kết tinh trước Đệ Tam, tái hoạt động nhiều lần và kết thúc vào cuối thời kỳ thành tạo trầm tích trên cùng của tập B1 tuổi Mioxen hạ. Ngoài ra, còn một loạt các hệ thống đứt gãy nhỏ theo những phương khác nhau, chúng phát triển vào tới các tập E và càng lên trên ( tập D và C ) thì mức độ phát triển càng giảm. Sự hoạt động của các hệ thống đứt gãy ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và bảo tồn của bẫy chứa. Bẫy chứa móng nứt nẻ thường khép kín 4 chiều, đặc tính thấm chứa phụ thuộc vào hoạt động của các hệ thống đứt gãy trong móng, sự phân bố cùng độ liên kết của các đới nứt nẻ, sự lấp đầy bởi các vật liệu thứ sinh trong các nứt nẻ. Ngoài ra tầng chắn sét Rotalia được thành tạo vào cuối Mioxen hạ, nằm ngay trên các vỉa chứa B9 và B10 cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành bẫy chứa trong Mioxen hạ . ( hình 7) 1.Cấu tạo lô 15.1: a. Cấu tạo tầng móng Bọ Cạp Đen và Bọ Cạp Vàng : Cấu tạo Bọ Cạp Đen và Bọ Cạp Vàng nằm ở phần Đông Bắc của lô 15.1 và là hai cấu tạo lớn nhất trong lô. Đỉnh móng có ở độ sâu 2475mSS ở cấu tạo Bọ Cạp Đen và 2780mSS trên cấu tạo Bọ Cạp Vàng .Tại vị trí khép kín nhất ( 4000mSS), diện tích khép kín của Bọ Cạp Đen là 82,3 km2 và Bọ Cạp Vàng là 63.2 km 2 . Cấu tạo Bọ Cạp Đen và Bọ Cạp Vàng là những đới móng cao được hình thành trong suốt thới gian tách giãn tạo bồn trũng ( trước Oligoxen hạ ) và được trầm tích phủ lên trên tạo thành các khép kín ( ở khu vực Bọ Cạp Đen). Ranh giới cấu tạo là các đứt gãy thuận hướng Đông Bắc –Tây Nam hình thành vào thời gian phát triển bồn trũng. Trong cấu tạo cũng phát triển một số đứt gãy có hướng Đông Tây được tạo thành bởi chuyển động trượt phải của các đứt gãy lớn hướng Đông Bắc –Tây Nam trong suốt thời kỳ Oligoxen thượng tới Mioxen hạ. Trên các bảng đồ Coherence (liên kết), dọc theo các đứt gãy biên có hướng Đông Bắc –Tây Nam của cấu tạo, nhiều bất liên tục đã được phát hiện ở bề mặt móng. Cũng quan sát thấy nhiều bất liên tục ở bên trong móng có hướng Bắc Đông Bắc –Nam Tây Nam, Đông Tây và Tây Bắc –Đông Nam. Những bất liên tục này biểu thị cho các nứt nẻ của móng mà hầu hết liên hệ với sự dịch chuyển trượt bằng theo phương Đông Bắc. Những khe nứt phương Tây Đông và Tây Nam có lẽ là do lực căng tự nhiên ,còn các khe nứt phương Đông Bắc thì sẽ liên quan với các đới phá hủy kiến tạo. Ngày nay trục ứng suất nén lớn nhất ở các cấu tạo có phương Tây Bắc – Đông Nam và nó ảnh hưởng đến độ mở của các khe nứt. Móng nứt nẻ ở phần đỉnh cao bị phân cách bởi các đứt gãy là đối tượng chứa dầu chính ở hai cấu tạo này . b. Cấu tạo Bọ Cạp Đen trong trầm tích vụn : Ở cấu tạo Bọ Cạp Đen, trong Mioxen hạ cấu trúc có dạng khép kín bốn chiều ít bị đứt gãy, còn trong Oligoxen là những khép kín ba chiều tựa vào đứt gãy và phủ lên đới móng nhô cao, không có khép kín trong Mioxen hạ ở Bọ Cạp Vàng. Đỉnh của tập cát B10 ở độ sâu 1690mSS. Đường đồng mứt khép kín thấp nhất ở độ sâu 1760mSS, diện tích khép kín 38,7 km2 . c. Hệ thống đứt gãy : Đối với lô 15.1, hệ thống đứt gãy Đông Bắc –Tây Nam và Đông –Tây là nổi trội nhất. Đặc biệt những đứt gãy có phương Đông Bắc-Tây Nam là các đứt gãy giới hạn cấu tạo. Các đứt gãy phương Đông –Tây được phát triển sau các đứt gãy Đông Bắc – Tây Nam. Hầu hết các đứt gãy biến mất ở Oligoxen thượng. Kết quả sự tái lập cấu tạo cổ cho thấy cấu tạo Bọ Cạp Đen, Bọ Cạp Vàng cũng như Bọ Cạp Chúa được hình thành trước trầm tích phiến sét Oligoxen tập “D”. Những đứt gãy nhỏ hoạt động yếu ớt vào Mioxen hạ . ( hình 8a, 8b ) 2. Đặc Điểm Hệ Thống Dầu Khí : a. Đặc điểm tầng sinh : Các kết quả phân tích tích giếng khoan trong lô 15.1 và vùng lân cận cho thấy sét Oligoxen rất giàu vật chất hữu cơ và có tiềm năng sinh thành hydrocacbon rất cao. Tổng hàm lượng cacbon hữu cơ (TOC) trong các mẫu sét ở Oligoxen thường cao hơn 1%, phổ biến mẫu cao hơn 2% và đôi khi đạt tới 10 %. Giá trị S2 (4-6 mg/g) và HI (200-350 mg HC/g TOC) của những mẫu này cũng rất cao . Sét tập “ D” có chiều dày lớn và các giá trị S2, HI cao nhất chứng tỏ nó là nguồn sinh rất tốt. Có thể xem tập sét “D” là tầng đá sinh chính của toàn lô 15.1 và của bồn trũng. Sét tập “B1” và “E” cũng được đánh giá là nguồn sinh tiềm năng nhưng chiều dày mỏng hơn tập sét “D”. Khu vực sinh dầu chính của cấu tạo Bọ Cạp Đen và Bọ Cạp Vàng nằm ở Đông Nam bồn trũng, ngoài ra còn có một khu vực nhỏ khác ở phía Đông Bắc lô 15.1. Một số lớp sét mỏng trong Mioxen hạ cũng có thể là nguồn sinh nhưng chúng có thể tích nhỏ và chưa đủ độ trưởng thành . Thời gian thành tạo dầu trong khu vực là vào khoảng Mioxen trung đến Mioxen thượng. Cấu tạo móng Bọ Cạp được hình thành chủ yếu trước Oligoxen, trầm tích Oligoxen và Mioxen hạ được phủ trên đá móng trong suốt thời gian này và đã tạo những bẫy thuận lợi để hydrocacbon dịch chuyển khỏi đá mẹ và nạp vào bẫy. Việc nạp dầu sớm trong khu vực nghiên cứu có lẽ đã ngăn chặn hiện tượng giảm đô rỗng trong quá trình thành đá của trầm tích. Điều này được thấy rõ trong tầng chứa B10. b.Đặc điểm tầng chứa : Trong khu vực nghiên cứu tồn tại hai loại đá chứa là móng nứt nẻ trước Đệ Tam và trầm tích vụn thô trong Mioxen hạ và Oligoxen ¨ Đối với đá móng Đá móng kết tinh trước Kainozoi là đối tượng chứa dầu khí rất quan trọng ở bồn trũng Cửu Long. Hầu hết các đá này đều cứng, dòn và độ rỗng nguyên sinh thường nhỏ, dầu chủ yếu được tàn trữ trong các lỗ rỗng và nứt nẻ thứ sinh. Ở đây, mặt cắt móng được chia thành các đới có mức độ phong hóa và biến đổi khác nhau. Sự khác nhau này chủ yếu dựa vào phân tích mẫu và tính chất các đường cong địa vật lý giếng khoan, tầng móng được chia thành những đới sau: _ Đới phong hoá: Điện trở đo sâu có giá trị nhỏ hơn 200 Ohmm. _ Đới bị biến đổi mạnh: Điện trở đo sâu có giá trị nhỏ hơn 2000 Ohmm, có sự khác biệt nhỏ hoặc không khác biệt giữa đường cong LLS và LLD. _ Đới biến đổi nhẹ : Điện trở đo sâu có giá trị lớn hơn 2000 Ohmm, lúc này có sự khác biệt lớn giữa LLS và LLD . _ Đới tươi: Điện trở đo sâu có giá trị lớn hơn 5000 Ohmm, có sự khác biệt rất lớn giữa LLS và LLD . ¨ Đối với trầm tích vụn Đặc tính thấm chứa nguyên sinh của các đá chứa Oligoxen hạ là không cao do chúng được thành tạo trong môi trường lục địa, với diện phân bố hạn chế, bề dày không ổn định, hạt vụn có độ lựa chọn, mài tròn kém ,hàm lượng xi măng có tỷ lệ cao. Tuy nhiên sự biến đổi thứ sinh cao của đá là yếu tố ảnh hưởng của đá . Đặc tính thấm chứa của đá cát kết Mioxen hạ thuộc loại tốt do chúng được thành tạo trong môi trường biển nông, biển ven bờ với đặc điểm phân bố rộng và ổn định, các hạt vụn có độ lựa chọn và mài tròn tốt, bị biến đổi thứ sinh chưa cao. Độ rỗng thay đổi từ 12-24 %. Còn bột kết Mioxen hạ thường có kích thước hạt nhỏ đến rất nhỏ với tỷ lệ cao của matrix sét chứa nhiều khoáng vật monmorilonite nên độ rỗng thấp ít vượt quá 10 % . (hình 9) c. Đặc điểm tầng chắn : Ở cấu tạo Bọ Cạp Đen và Bọ Cạp Vàng, tầng móng nứt nẻ và bị biến đổi được chắn theo chiều thẳng đứng và cả theo chiều ngang bới tập sét “D” dày. Chiều dày tập này từ 340-600m, chủ yếu là sét kết màu nâu sẫm giàu vật chất hữu cơ xen kẹp với một ít cát kết, bột kết, đá vôi mỏng và hiếm khi có than, phủ trực tiếp trên móng. Sét chứa Rotalia là một tầng chắn tốt cho các vỉa chứa trong Mioxen dưới, đặc biệt cho các vỉa nằm ngay bên dưới nó ( B9, B10) . Ở phần thấp của Mioxen hạ và trong Oligoxen, khả năng chắn của các tập sét xen kẹp yếu hơn vì sét trở nên mỏng hơn và nhiều cát hơn ( tập B1 có đặc điểm mịn dần về phía trên theo kiểu biển tiến, còn tập C thì có lượng cát cao). Có những rủi ro cao về khả năng chắn ngang qua đứt gãy trong khoảng này . ( hình 10, 11 ) E. MỎ BẠCH HỔ: ·. Quá trình hình thành cấu tạo và di trú dầu vào bẫy dưới tác dụng của kiến tạo : 1. Quá trình hình thành cấu tạo: Cấu tạo Bạch Hổ nói riêng và bồn trũng Kaniozoi Cửu Long nói chung phát sinh và phát triển trên móng núi lửa – Pluton tuổi Mesozoi muộn thuộc rìa lục địa tích cực. Trong Paleozoi và Mesozoi sớm bồn trũng Cửu Long là phần rìa Đông Nam, bồn trũng Cửu Long trải qua chế độ hoạt hoá magma kiến tạo mang đặc trưng của rìa lục địa tích cực. Nhờ đó đã tạo nên vòng cung magma kéo dài theo phương Đông Bắc – Tây Nam. Quá trình khấu chìm được hình thành rất mạnh theo chu kỳ được phản ánh trong sự hình thành phức hệ magma, mỗi phức hệ magma này đặc trưng bởi dạng đá magma với nhiều pha tim nhập của khối nóng chảy. Kèm theo đó là hoạt động kiến tạo phá huỷ mạnh mẽ tạo nên những đới phá huỷ kiến tạo có phương cùng với phương của đới núi lửa Phuton. Trong phạm vi cấu tạo Bạch Hổ có bazan phức hệ magma xâm nhập có tuổi khác nhau: Phức hệ đá magma cổ nhất – phức hệ Hòn Khoai có tuổi thời kỳ Triat muộn, tương ứng với đứt vỡ đầu tiên và phá huỷ của đại lục “Pengea”. Các thành tạo của phức hệ phân bố chủ yếu ở phần phía Đông của vòm Bắc với đặc điểm thành phần khoáng vôi kiềm. Phức hệ Hòn Khoai có thể được sinh ra trong sự khấu chìm của mảng đại dương, dung dịch magma từ lớp thượng manti xuyên qua lớp thạch quyển và lôi kéo theo các sản phẩm nóng chảy của lớp vỏ trầm tích phía trên, do mất năng lượng sớm nên dung dịch magma kết tinh hạt mịn ở dưới sâu 30 – 40km ( theo phân loại của Khain Việt Nam, Eoxen và Lomise M.E) Phức hệ Định Quán có tuổi thời kỳ Jura muộn, phân bố chủ yếu ở vòm Bắc dưới dạng từng đám nhỏ và gặp rải rác ở vòm Trung tâm. Phức hệ magma này xuất hiện vào thời điểm tác động mạnh mẽ của các hoạt động kiến tạo với các quá trình tách giãn và di chuyển của các mảng. Các đá của phức hệ có thành phần khoáng vôi – kiềm chuyển sang kiềm – vôi. Phức hệ Định Quán có thể được sinh ra trong giai đoạn cuối của quá trình hút chìm của mảng đại dương, dung dịch magma axit yếu Định Quán được dâng lên từ phần dưới của lớp vỏ cố kết lục địa và kết tinh ở độ sâu không lớn: 20 – 25km (đặc trưng bởi tính không đồng nhất các thành phần của phức hệ). Phức hệ Cà Ná có tuổi Kreta muộn tương ứng với thời kỳ va chạm mạnh của các mảng thạch quyển (tạo thành vành đai magma dọc theo rìa Đông mảng Đông Nam Á). Các thành tạo của phức hệ phổ biến toàn cấu tạo, đặc biệt tập trung ở vòm Trung Tâm. Tính ưu thế về thành phần kiềm của khoáng vật cho thấy phức hệ được sinh ra trong giai đoạn tắt dần hoạt động của đới hút chìm và phát triển vỏ lục địa với sự có mặt của các đới tách giãn. Dung dịch magma axit Cà Ná xuất hiện từ phần trên của lớp vỏ cố kết lục địa và kết tinh ở độ sâu nhỏ:15-20km. Đi kèm với các xâm nhập là các hoạt động phun trào núi lửa tạo nên các đai mạch gabro, toleit – bazan, andezit ... Hoạt động kiến tạo trong suốt giai đoạn này không chỉ phá huỷ các phức hệ đá magma m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKHOA LUAN.doc
  • docBIA KHOA LUAN.doc
  • docKET LUAN.doc
  • docLOI CAM ON.doc
  • docLOI MO DAU.doc
  • docMUC LUC.doc
Tài liệu liên quan