Khóa luận Các giải pháp cho vay hiệu quả tài trợ xuất khẩu gạo tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh An Giang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN.1

1.1. Lý do chọn đềtài.1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.1

1.3. Phạm vi nghiên cứu.2

1.4. Phương pháp nghiên cứu.2

1.5. Kết cấu của đềtài.2

CHƯƠNG 2: CƠSỞLÝ THUYẾT .3

2.1. Khái niệm tài trợxuất khẩu().3

2.1.1. Khái niệm.3

2.1.2. Đối tượng được tài trợxuất khẩu .3

2.1.3. Các hình thức tài trợxuất khẩu .3

a. Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở:.3

b. Chiết khấu hối phiếu .4

c. Chiết khấu chứng từthanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.5

d. Cho vay trên cơsởbộchứng từthanh toán theo phương thức nhờthu.5

2.2. Các hình thức cho vay tài trợhàng xuất khẩu tại ngân hàng TMCP Á Châu

chi nhánh An Giang.().6

2.2.1. Tài trợxuất khẩu trước khi giao hàng (cho vay thu mua, gia công, sản

xuất hàng xuất khẩu) .6

2.2.2. Chiết khấu bộchứng từhàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng

từL/C.10

2.2.3. Chiết khấu bộchứng từhàng xuất khẩu theo phương thức nhờthu kèm

chứng từ(D/A, D/P).12

2.3. Lợi ích của hình thức tín dụng tài trợhàng xuất khẩu .14

2.3.1. Đối với ngân hàng thương mại.14

2.3.2. Đối với doanh nghiệp:.15

2.3.3. Đối với nền kinh tế đất nước:.16

2.4. Quy trình xét duyệt cho vay tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh An

Giang().17

2.5. Các bước thực hiện trong quá trình cho vay tài trợxuất khẩu tại Ngân hàng

TMCP Á Châu chi nhánh An Giang().18

2.6. Các chỉtiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng().20

2.6.1. Doanh sốcho vay.20

2.6.2. Doanh sốthu nợ.20

2.6.3. Dưnợ.20

2.6.4. Hệsốthu nợ.20

2.6.5. Nợquá hạn / dưnợ.20

2.6.6. Vòng quay vốn tín dụng.20

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀNGÂN HÀNG TMCP CHI NHÁNH Á

CHÂU.21

3.1. Lịch sửhình thành và phát triển ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh An

Giang.21

3.2. Cơcấu tổchức và chức năng của các phòng ban tại ngân hàng TMCP Á

Châu chi nhánh An Giang.22

3.2.1. Cơcấu tổchức.22

3.2.2. Chức năng của các phòng ban.23

3.3. Các hoạt động chủyếu tại ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh An Giang.

.24

3.4. Kết quảhoạt động kinh doanh của ngân hàng từnăm 2006 đến 2008: .25

3.4.1. Kết quảhoạt động kinh doanh của ngân hàng .25

3.4.2. Tình hình huy động nguồn vốn và sửdụng vốn trong 3 năm:.27

a. Tình hình huy động nguồn vốn từnăm 2006 đến 2008:.27

b. Tình hình sửdụng vốn .29

3.5. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của ngân hàng

TMCP Á Châu chi nhánh An Giang.31

3.5.1. Thuận lợi:.31

3.5.2. Khó khăn:.32

3.6. Định hướng phát triển trong những năm tới.32

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ

HÀNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CHI NHÁNH Á CHÂU.34

4.1. Thực trạng vềtình hình xuất khẩu mặt hàng gạo của An Giang trong 3 năm

2006, 2007, 2008.34

a. Sản lượng xuất khẩu từnăm 2006 đến 2008:.34

b. Thịtrường xuất khẩu.35

c. Chất lượng sản phẩm gạo xuất khẩu:.36

4.2. Tình hình hoạt động tín dụng tài trợhàng xuất khẩu gạo tại ngân hàng

TMCP Á Châu chi nhánh An Giang.37

4.2.1. Doanh sốcho vay.37

4.2.2. Doanh sốthu nợ.39

4.2.3. Dưnợ.41

4.2.4. Nợquá hạn .42

4.3. Đánh giá hiệu quảhoạt động tín dụng tài trợhàng xuất khấu tại ngân hàng

TMCP Á Châu chi nhánh An Giang.43

4.3.1. Tính hiệu quảcủa hoạt động tín dụng tài trợhàng xuất.43

4.3.2. Đánh giá hiệu quảcủa hoạt động tín dụng tài trợxuất khẩu gạo tại ngân

hàng TMCP Á Châu chi nhánh An Giang.43

a. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn .44

b. Vốn huy động (khác) có kỳhạn / tổng nguồn vốn.45

c. Hệsốthu nợcho vay tài trợxuất khẩu gạo.46

d. Vòng quay vốn tín dụng.47

4.4. Những rủi ro trong hoạt động cho vay tài trợhàng xuất khẩu.48

4.4.1. Rủi ro lãi suất .48

4.4.2. Rủi ro tỷgiá.50

4.4.3. Môi trường kinh doanh và rủi ro của ngành gạo:.53

a. Chính sách quản lý của Nhà nước.53

b. Những ảnh hưởng của tiến trình hội nhập quốc tế đến cung – cầu sản phẩm.

.53

4.5. Giải pháp nâng cao hiệu quảhoạt động tín dụng tài trợhàng xuất khẩu tại

Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh An Giang:.57

4.5.1. Phân tích SWOT:.57

4.5.2. Một sốbiện pháp nâng cao hiệu quảtài trợxuất khẩu gạo tại ngân hàng:.

.58

4.5.3. Kiến nghị:.62

a. Đối với nhà nước:.62

b. Đối với ngân hàng:.63

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .65

pdf79 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 5161 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các giải pháp cho vay hiệu quả tài trợ xuất khẩu gạo tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoản tăng hợp lý vì nhu cầu về vốn huy động và nguồn vốn điều hòa từ ACB hội sở tăng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Bên cạnh đó, việc chi tiền lương công nhân viên cũng tăng qua các năm do việc điều chỉnh hệ số lương và tăng mức lương cơ bản của chính phủ quy định cùng với việc tuyển dụng nhân viên mới và chi phí đào tạo. Trong khi các chỉ tiêu chi khác trong năm 2006 chỉ có 4.872 triệu đồng nhưng đến 2008 tăng 5.557 triệu đồng tăng 14% so với năm 2006. Nguyên nhân chính là do Ngân hàng mua sắm máy móc, thiết bị mới để phục vụ cho khách hàng cũng như phục vụ cho hoạt động của ngân hàng được tốt hơn. Tóm lại, doanh thu của ngân hàng tăng qua các năm và tốc độ tăng doanh thu phù hợp với tốc độ tăng chi phí nên lợi nhuận của ngân đều tăng qua các năm. Nguyên nhân là do chính sách hoạt động và đường lối phát triển tại đơn vị phù hợp nên doanh số cho vay và thu nợ tăng đáng kể do đó thu nhập tăng qua các năm. Việc tăng thu nhập chủ yếu là do tăng từ thu lãi cho vay chiếm khoảng 60% đến 70%, các khoản thu từ dịch vụ cũng chiếm đáng kể khoản 30% đến 40% trong tổng doanh thu. Chính sách phát triển của Ngân hàng hiện nay là khá tốt, ngân hàng nên duy trì và phát huy hơn nữa. 3.4.2. Tình hình huy động nguồn vốn và sử dụng vốn trong 3 năm: a. Tình hình huy động nguồn vốn từ năm 2006 đến 2008: SVTH: Đặng Thị Diễm Châu 27 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ . Nguyễn Thị Ngọc Diệp Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh An Giang trong giai đoạn 2006_2008 ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ Tiêu 2006 2007 2008 Số Tiền Tăng / Giảm Số Tiền Tăng /Giảm Vốn huy động 167.099 190.643 215.579 23.544 14,1% 24.936 13,1% Tiền gửi của các tổ chức tín dụng 18.759 20.260 21.880 1.501 8,0% 1.620 8,0% Tiền gửi thanh toán 72.450 79.695 86.868 7.245 10,0% 7.173 9,0% Tiền gửi tiết kiệm 75.890 90.688 106.831 14.798 19,5% 16.143 17,8% Tiền gửi khác 3.168 3.461 3.759 293 9,2% 298 8,6% Tổng nguồn vốn huy động 170.267 194.104 219.338 23.837 14,0% 25.234 13,0% Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP Á Châu _An Giang Biểu đồ 3.2: Tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh An Giang trong giai đoạn 2006_2008 75.890 106.831 18.759 20.260 21.880 72.450 79.695 86.868 90.688 3.168 3.461 3.759 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 2006 2007 2008 Năm Tr iệ u đồ ng Tiền gửi của các tổ chức Tiền gửi thanh toán Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi khác Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, tình hình huy động vốn của ngân hàng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2006_2008. Năm 2006, nguồn vốn ngân hàng huy động được là 170.267 triệu đồng, sang năm 2007 nguồn vốn huy động tăng lên đến 194.104 triệu đồng, tức là tăng 23.837 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 14%. Đến năm 2008, nguồn vốn huy động tiếp tục tăng lên đạt 219.338 triệu đồng, tăng 25.234 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ 13%. Trong tổng nguồn vốn huy động tại ngân hàng hầu hết nguồn vốn huy động được là nội tệ, chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối trong tổng nguồn SVTH: Đặng Thị Diễm Châu 28 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ . Nguyễn Thị Ngọc Diệp vốn. Do nhu cầu vay nội tệ của khách hàng luôn cao hơn ngoại tệ nên ngân hàng quan tâm đến việc huy động vốn nội tệ nhiều hơn. Còn ngoại tệ chủ yếu chỉ phục vụ cho nhu cầu của các công ty xuất nhập khẩu trên địa bàn nên khi khách hàng có nhu cầu Ngân hàng có thể mua ngoại tệ từ Ngân hàng trung ương hoặc các ngân hàng lân cận. Trong các khoản mục của nguồn vốn huy động thì tiền gửi tiết kiệm là khoản mục quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng cao và liên tục tăng qua các năm. Năm 2005, tiền gửi tiết kiệm đạt 75.890 triệu đồng, chiếm 44,6% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2007, tiền gửi tiết kiệm tăng lên là 90.688 triệu đồng, chiếm 46,7% trong tổng nguồn vốn và tăng 2,1% so với năm 2006. Đến năm 2008, tiền gửi tiết kiệm chiếm 39,6% trong tổng nguồn vốn huy động đạt mức thấp nhất trong 3 năm, thấp hơn năm 2006 là 5% và năm 2007 là 7,1%. Đạt được kết quả trên là do Ngân hàng luôn có những hình thức huy động vốn với lãi suất hấp dẫn như tiết kiệm bậc thang, rút thăm trúng thưởng nhằm thu hút khách hàng. Tiền gửi tiết kiệm là bộ phận quan trọng trong nguồn vốn huy động và có tính ổn định cao nên Ngân hàng luôn chú trọng đến việc giữ vững và mở rộng mối quan hệ với khách hàng thông qua hoạt động chăm sóc khách hàng như thăm hỏi, tư vấn, hậu mãiđể quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín. Ngoài ra, người dân đã có ý thức rằng việc gửi tiền vào Ngân hàng đã giúp họ nâng cao được giá trị đồng tiền, đề phòng rủi ro lạm phát và lại rất an toàn, hiệu quả hơn là việc cho vay nóng bên ngoài. Hơn nữa tình hình kinh tế địa phương trong những năm qua có những chuyển biến rất tích cực, hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân ngày càng tiến triển tốt nên nguồn vốn Ngân hàng huy động được từ dân cư ngày càng tăng. Vì thế Ngân hàng luôn có những phương án huy động vốn linh hoạt nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Tóm lại, qua ba năm tình hình nguồn vốn huy động đạt kết quả rất khả quan, Ngân hàng ngày càng chủ động hơn trong việc huy động vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh luôn thuận lợi và hiệu quả. Do đó, Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh An Giang tiếp tục giữ vị trí chủ đạo trên địa bàn tỉnh An Giang. b. Tình hình sử dụng vốn Bảng 3.3: Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh An Giang trong giai đoạn 2006_2008 ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tăng /giảm Số tiền Tăng / giảm Doanh số cho vay 273.980 309.597 343.653 35.617 13,0% 34.056 11,0% Doanh số thu nợ 241.791 278.059 322.549 36.268 15,0% 44.490 16,0% Dư nợ 231.232 262.770 283.874 31.538 13,6% 21.104 8,0% Nợ quá hạn 2.190 2.102 2.014 -88 -4,0% -88 -4,2% Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng TMCP Á Châu_An Giang SVTH: Đặng Thị Diễm Châu 29 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ . Nguyễn Thị Ngọc Diệp Biểu đồ 3.3: Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh An Giang trong giai đoạn 2006_2008 343.653 309.597273.980 322.549 278.059 241.791 283.874 262.770231.232 2.190 2.0142.102 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 2006 2007 2008 Năm Tr iệ u đồ ng Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Nợ quá hạn Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ 3.3 cho thấy, hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng được mở rộng. Điều này thể hiện rõ ở sự tăng lên của doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ qua ba năm. Doanh số cho vay liên tục tăng trong giai đoạn 2006_2008. Cụ thể, năm 2007 doanh số cho vay là 309.597 triệu đồng, tăng so với năm trước 35.617 triệu đồng tương đương tăng 13%. Sang năm 2008 tốc độ của doanh số cho vay đạt 11% tương đương tăng 34.056 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong thời gian qua, Ngân hàng thực hiện nhiều cải cách nhằm đơn giản hóa thủ rục cho vay tạo thuận lợi cho khách hàng, cho vay với lãi suất cạnh tranh, mở rộng đầu tư tín dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, Ngân hàng đặt tại trung tâm của thành phố là một điểm thuận lợi để giao dịch cũng như tìm hiểu về nhu cầu vốn của người dân để có phương hướng, kế hoạch hoạt động phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Mặt khác, đội ngủ cán bộ nhân viên với kinh nghiệm lâu năm, nhiệt tình hướng dẫn phục vụ khách hàng cũng là một nguyên nhân làm cho hoạt động kinh doanh ngày càng tiến triển tốt đẹp. Doanh số thu nợ: cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng ngày càng cao. Cụ thể, năm 2006 doanh số thu nợ đạt 241.791 triệu đồng, sang năm 2007 tăng thêm 15% tương đương tăng 36.268 triệu đồng. Đến năm 2008, doanh số thu nợ đạt 322.549 triệu đồng với tốc độ tăng 16% cao nhất trong ba năm. Sở dĩ có được kết quả khả quan là do Ngân hàng thường xuyên nâng cao chất lượng tín dụng, thông qua phân loại khách hàng để có giải pháp đầu tư hiệu quả, ưu tiên cho khách hàng loại A có uy tín, phân loại nợ đúng qui định. Đồng thời, thực hiện các quy trình tín dụng sao cho vay nhằm đảm bảo an toàn vốn đầu tư, thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương và khu vực nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao năng lực tài chính, lành mạnh hóa chất lượng tín dụng. Ngoài ra, do thời gian gần đây người dân sử dụng vốn vay của Ngân hàng đúng mục đích, kinh doanh có hiệu quả nên tích cực trả đúng hạn cho Ngân hàng. Dư nợ cũng có xu hướng tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2007 dư nợ là 262.770 triệu đồng tăng 13,6% so với năm 2006. Sang năm 2008, dư nợ tăng với tốc độ chậm SVTH: Đặng Thị Diễm Châu 30 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ . Nguyễn Thị Ngọc Diệp hơn đạt 8% so với năm 2007 tương đương tăng 21.104 triệu đồng tức đạt 283.874 triệu đồng. Nguyên nhân là do Ngân hàng tiếp tục mở rộng cho vay đối với các ngành nghề đang phát triển có nhu cầu vốn lớn. Ngoài ra việc đơn giản hóa các thủ rục cho vay cũng như thực hiện linh hoạt các qui định về đảm bảo tiền vay cũng như giúp Ngân hàng thu hút thêm một lượng lớn khách hàng. Nợ quá hạn: trong quá trình hoạt động kinh doanh, nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Từ năm 2006_2008, nợ quá hạn có xu hướng giảm cho thấy Ngân hàng có chính sách quản lý rủi ro tín dụng tốt. Mặc dù, các cán bộ tín dụng tích cực quản lý các khoản cho vay nhưng vẫn phát sinh nợ xấu, chủ yếu ở các khách hàng vay bên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 90%, các đối tượng khác chiếm rất thấp. Nguyên nhân là do quá trình sản xuất bị thiên tai, dịch bệnh diễn biến khá phức tạp trong nhiều năm liền, bên cạnh đó giá cả vật tư nông nghiệp luôn tăng cao làm chi phí sản xuất tăng lên đáng kể và giá cả đầu ra của lúa, gạo cũng biến động dữ dội trong những năm qua làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của người dân, lợi nhận mang về không bù đắp đủ chi phí nên dẫn đến tình trạng không thanh toán được nợ ngân hàng. Tuy Ngân hàng cũng đã gia hạn nợ cho người dân nhưng vẫn chưa phục hồi được sản xuất. Ngoài ra một bộ phận dư nợ tín dụng phát sinh trước đây do khâu thẩm định chưa tốt, quá trình xử lý nợ thiếu kiên quyết, ý thức vay trả của người dân chưa cao. Bên cạnh đó, có một phần nợ đến hạn chưa thu được ở lĩnh vực cho vay xuất khẩu lao động do người lao động mất việc làm, bị đuổi việc, trở về nước trước hạn, bên vay không chuyển tiền về qua ngân hàng để trả nợ. 3.5. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh An Giang. 3.5.1. Thuận lợi: Đã được sự quan tâm hỗ trợ của Hội Sở Ngân Hàng TMCP Á Châu, sự quan tâm của các cấp Tỉnh Ủy_UBND, NHNN tỉnh và các sở ban ngành đã hổ trợ nhiệt tình giúp chi nhánh hoàn thành nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong quá trình hoạt động. Trên cơ sở các chương trình tín dụng đã được xây dựng từ các năm trước tạo điều kiện cho chi nhánh định hướng đầu tư ngay từ đầu năm đã giúp phát huy hiệu quả vốn đầu tư cho nền kinh tế. ACB là chi nhánh có trụ sở đặt tại trung tâm thành phố, có vị trí giao dịch thuận lợi, và tiếp giáp nhiều tuyến giao thông chính, nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh doanh, có nhiều tiềm năng kinh tế lớn, có lợi thế về công tác huy động vốn những cá nhân có thu nhập cao và các thành phần kinh tế lớn đều tập ở Trung tâm Thành phố Long Xuyên tạo điều kiện cho việc tiếp xúc với khách hàng khá thuận lợiđồng thời đây cũng là một trong những lượng khách hàng lớn và quan hệ lâu dài với Ngân hàng. Chính vì An Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, nhất là lĩnh vực nông nghiệp rất thuận lợi cho sự phát triển lĩnh vực tín dụng cho vay tài trợ xuất khẩu gạo. Cho đến nay ACB An Giang đã tạo được sự tín nhiệm của đông đảo khách hàng với đội ngủ cán bộ nhân viên tích cực trong công tác giao dịch, tạo được mối quan hệ lâu dài, bền chặt với khách hàng, tạo uy tín nên thu hút lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày càng tăng. Chi nhánh Ngân hàng ACB có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động đều là những người có đủ trình độ chuyên môn cũng như công tác lâu năm, yêu ngành, yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao, luôn luôn đoàn kết, gắn bó và tích cực trong công tác giao SVTH: Đặng Thị Diễm Châu 31 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ . Nguyễn Thị Ngọc Diệp dịch, tạo được mối quan hệ lâu dài, bền chặt với khách hàng, tạo uy tín đã làm thu hút lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày càng tăng Từ những thuận lợi trên ACB ngày càng tạo được vị thế cao trên thị trường “tiền tệ” trong khu vực, đạt được những hiệu quả ngày càng cao trong kinh doanh, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong tỉnh chủ động được được nguồn vốn để xuất khẩu gạo đạt hiệu quả cao trong những năm qua. Đồng thời, giúp nhiều hộ nghèo vượt khó, làm thay đổi dần bộ mặt nông thôn của tỉnh trong những năm gần đây. 3.5.2. Khó khăn: Cùng với những thuận lợi trên thì trong quá trình hoạt kinh doanh của ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn cần chú ý như sau: Nhu cầu vay vốn của khách hàng rất cao nhưng khách hàng không đủ tài sản thế chấp, không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không hợp lệ, hợp pháp do đó đã hạn chế việc đầu tư vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho vay trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, và trong những năm gần đây khí hậu thường xảy ra thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh do đó, nhiều hộ sản xuất kinh doanh không có khả năng trả nợ dẫn đến nợ quá hạn Việc xử lý nợ tồn động và nợ quá hạn cần thiết phải kết hợp nhiều biện pháp, trong đó việc định giá và bán công khai tài sản thế chấp để thu hồi nợ là việc cần thiết nhưng do tỉnh An Giang chưa có trung tâm đấu giá tài sản, trong khi cơ quan thi hành án đang quá tải về khối lượng công việc, từ đó gây khó khăn cho ngân hàng trong việc bán tài sản thế chấp để thu nợ quá hạn. Cùng với những khó khăn trên ngân hàng còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với những ngân hàng thương mại khác mà chủ yếu là cạnh tranh với các ngân hàng nhà nước, vì là ngân hàng cổ phần nên không có chính sách ưu đãi bằng các ngân hàng nhà nước. Qua 14 năm hoạt động cho thấy ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh An Giang đã từng bước khẳng định vị trí của mình, phấn đấu trở thành một ngân hàng điểm của ACB trụ sở chính, góp phần không nhỏ trong việc tạo thêm nguồn thu cho ACB trụ sở chính cùng với việc thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh trong Tỉnh An Giang, nhất là lĩnh vực xuất khẩu gạo. 3.6. Định hướng phát triển trong những năm tới. Tiếp tục thực hiện phương châm “Phát triển an toàn và hiệu quả” chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh An Giang xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2009 như sau: Đẩy mạnh tiến trình chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, phát huy vai trò kinh tế tự chủ sản xuất, đồng thời phát triển kinh tế hợp tác, đổi mới xây dựng nông thôn theo hướng CNH, HĐH ngày càng cao. Với những kinh nghiệm và bài học rút ra từ nhiều năm qua ACB An Giang ra sức khắc phục những khó khăn, sửa chữa những khuyết điểm tồn tại đề ra định hướng phát triển trong những năm sắp tới với định hướng “ luôn luôn hướng tới sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng” không ngừng nâng cao nghiệp vụ với phong cách chuyên nghiệp để đủ sức cạnh tranh khi đất nước hội nhập (WTO) thì việc gỡ bỏ hoàn toàn hàng gào bảo hộ đối với ngành tài chính, trong xu thế hội nhập tất yếu vào tổ chức kinh tế khu vực Châu Á và thế giới. SVTH: Đặng Thị Diễm Châu 32 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ . Nguyễn Thị Ngọc Diệp Ngân hàng luôn xác định rõ chiến lược kinh doanh của mình theo hướng kinh doanh đa năng bằng cách phối hợp các cấp chính quyền địa phương phân loại khu vực để mở rộng tín dụng có hiệu quả. Đồng thời, chi nhánh còn chú trọng đến việc phát triển chất lượng phục vụ, tiện ích ngân hàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngoài ra, chi nhánh cũng không ngừng phát triển sản phẩm ngày càng đa dạng, đơn giản nhưng mang tính chất đặc thù của chi nhánh để đẩy mạnh cạnh hàng đầu với các ngân hàng thương mại khác trong cùng địa bàn. Chi nhánh còn tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong kinh doanh, phấn đấu để đạt được mục tiêu do Hội Sở đề ra một cách tốt nhất và nhanh nhất. Chi nhánh cũng không ngừng nâng cao trình độ và hiệu quả làm việc của CBNV, xây dựng khối đại đoàn kết nội bộ, tổ chức và tham gia nhiều phong trào thi đua, động viên và thúc đẩy mọi thành viên cùng thực hiện tốt mục tiêu đề ra. SVTH: Đặng Thị Diễm Châu 33 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ . Nguyễn Thị Ngọc Diệp CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ HÀNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CHI NHÁNH Á CHÂU 4.1. Thực trạng về tình hình xuất khẩu mặt hàng gạo của An Giang trong 3 năm 2006, 2007, 2008. An Giang là một trong những vựa lúa lớn của cả nước về sản lượng gạo xuất khẩu và được xem là vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm qua tình hình xuất khẩu gạo của An Giang đạt hiệu quả cao so với bình quân cả nước cụ thể như sau: a. Sản lượng xuất khẩu từ năm 2006 đến 2008: Qua các năm từ 2006 đến 2008, ngành xuất khẩu gạo của An Giang nói riêng, cả nước nói chung đã chịu sự khủng hoảng vừa thừa vừa thiếu do các cơ quan chức năng không xác định được lượng gạo xuất khẩu dẫn đến phải liên tục điều chỉnh mức xuất khẩu gạo, gây lúng túng cho doanh nghiệp trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng, bên cạnh đó thời tiết trong các năm qua không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên đã ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng xuất khẩu: Trong năm 2006, nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tăng lên và thời tiết trong năm 2006 được dự báo là rất khắc nghiệt, sẽ góp phần làm tăng cơ hội xuất khẩu gạo cho các doanh nghiệp Việt Nam, thực tế trong năm 2006 sản lượng gạo xuất khẩu của An Giang đạt được 550.000 tấn giảm 15,4% so với 2005 (650.000 tấn); sang năm 2007, An Giang đạt sản lượng lúa 3,1 triệu tấn. Theo tính toán của Sở Thương mại, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Cục Thống kê tỉnh: lượng lúa gạo tiêu dùng trong dân trên địa bàn tỉnh chiếm 1/3 tổng sản lượng. Như vậy sản lượng lúa hàng hóa cần trao đổi chiếm 2/3 tổng sản lượng, cụ thể là 2.070.000 tấn lúa, tương đương trên 1.000.000 tấn gạo chuốt và lao bóng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Thực tế trong năm 2007, các doanh nghiệp An Giang đã xuất khẩu được 450.000 tấn gạo, so với cùng kỳ năm 2006 giảm 18% về lượng và giảm 29% so với cùng kỳ năm 2005 (năm 2006 xuất khẩu 550.000 tấn gạo, năm 2005 xuất khẩu 650.000 tấn gạo). Về giá trị đạt 105 triệu USD, giảm 9% so với cùng kỳ năm 2006 và giảm 20% so với cùng kỳ năm 2005. Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu trong năm 2007 kém nhộn nhịp và khá trầm lắng, không như hoạt động xuất khẩu của năm 2006 và thua xa năm 2005. Do hạn chế xuất theo hợp đồng của Chính phủ. Các năm trước, An Giang xuất khẩu gạo theo hợp đồng thương mại với khách hàng truyền thống 70% lượng gạo xuất, xuất theo hợp đồng của Chính phủ 30%, nhưng trong năm 2007 xuất theo hợp đồng của Chính phủ trên 70%. Qua năm 2008 là năm có nhiều biến động mạnh trong hoạt động xuất khấu gạo, có lúc giá gạo xuất khẩu của nước ta lên tới 1.050 USD/T. Nguyên nhân giá gạo tăng đột biến là do lạm phát cao khiến chính phủ của các nước xuất khẩu gạo hạn chế xuất khẩu để ổn định tình hình trong nước. Nhưng bắt đầu từ tháng 6/2008 giá gạo giảm nhanh do Thái Lan và Việt Nam bắt đầu vào vụ thu hoạch và nối lại hoạt động xuất khẩu gạo. Đến tháng 8/2008, các đơn vị kinh doanh lương thực trong tỉnh cũng tiến hành mua vào trên 820.000 tấn lúa, đồng thời bán ra khoảng 420.000 tấn gạo theo hình thức xuất khẩu và cung ứng xuất khẩu. Đặc biệt, giá gạo xuất khẩu năm nay tăng khá cao, bình 8 tháng đầu năm 2008 giá xuất đạt 531 USD/T, tăng 244 USD/T so với 8 tháng của năm 2007 với lượng gạo xuất khẩu 432.000 tấn (trị giá 181,7 triệu USD) tuy chỉ tương đương 85,1% về lượng so với năm 2007 nhưng kim ngạch đã tăng đến 58%. Nhìn chung trong 3 năm từ 2006 đến 2008, tình SVTH: Đặng Thị Diễm Châu 34 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ . Nguyễn Thị Ngọc Diệp hình xuất khẩu gạo tại An Giang tuy có sụt giảm về sản lượng (từ 650.000 tấn năm 2005 đến 8 tháng đầu năm 2008 còn 432.000 tấn) nhưng tăng về trị giá xuất khẩu. Nhìn chung, tình hình xuất khẩu gạo trong 3 năm qua tuy gặp nhiều khó khăn do thời tiết khắc nghịêt làm ảnh hưởng đến sản lượng lúa, gạo xuất khẩu nhưng thị trường xuất trong những năm qua rất sôi động, cung lớn hơn cầu, kéo theo giá gạo tăng cao nên tạo thuận lợi cho ngành xuất khẩu gạo cả nước và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng đạt được lợi nhuận cao trong hoạt động của mình. b. Thị trường xuất khẩu Có thể nói rằng một trong những vấn đề quan trọng và bức xúc nhất trong việc kinh doanh xuất khẩu gạo hiện nay đó là đầu ra cho sản phẩm tức thị trường tiêu thụ. Những năm gần đây hoạt động sản xuất tăng, lượng lúa gạo được sản xuất trong dân chúng là rất lớn nên vấn đề đầu ra cho gạo là rất quan trọng. Hơn nữa, trong thời gian gần đây gạo Việt Nam đang bị cạnh tranh ngày càng mạnh mẻ bởi các nước xuất khẩu gạo khác như: Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan Do đó, Chính phủ cần phải có những chính sách hợp lý để hổ trợ ngành xuất khẩu gạo. Và việc nghiên cứu, thâm nhập, tìm kiếm các cơ hội xuất khẩu sang các thị trường mới và mở rộng thị trường hiện có là một trong những chiến lược hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu gạo, là điều tất yếu trong hội nhập kinh tế thế giới. Các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay: • Thị trường Châu Á: đã có một số nước là khách hàng truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là các nước ASEAN: Philippines: Đây là thị trường truyền thống và quan trọng của Việt Nam, đặc điểm tiêu dùng gạo của thị trường này là ưa chuộng gạo hạt dài hoặc trung bình nhưng phải được đánh bóng kỹ, màu sắc trắng, trong và có mùi thơm, không yêu cầu dẻo. Indonesia: Đây là thị trường có dân số đông, người dân nước này thường thích gạo loại hạt ôvan, được đánh bóng, màu sắc trắng, trong, mới xay xát, có mùi thơm, dẽo, tỷ lệ tấm càng ít càng tốt thường không quá 20%. Malaysia: tầng lớp Hoa kiều nước này thích ăn gạo trắng, hạt dài, cấp loại tốt, tỷ lệ tấm thấp. Tầng lớp dân nghèo thường dùng hạt dài, tỷ lệ tấm cao từ 15 đến 25%. Tiêu dùng gạo nếp thường xuyên chiếm 5% lượng nhập khẩu và hàng năm có rất nhiều ngày lễ cổ truyền. Singapore: thích gạo trắng, hạt dài có đánh bóng kỹ, tỷ lệ tấm thường là 5%, đòi hỏi chất lượng gạo. Loại gạo thơm cũng được ưa chuộng với mức giá cao. Iran: quốc gia đạo Hồi này ưa tiêu thụ gạo trắng, hạt dài, tỷ lệ tấm thấp 5 đến 15%, yêu cầu số hạt thóc lẫn không quá 8 hạt trong 1 kg gạo. East Timor: với dân số ít, sản xuất nông nghiệp không phát triển, vừa nhỏ lại manh mún, sản lượng gạo trong nước chỉ đáp ứng 10% của nhu cầu 250.000 tấn / năm. Loại gạo nhập khẩu thường là gạo chiếm 10 đến 15% tấm. • Thị trường Châu Phi: Đây là thị trường có dân số rất đông, nhu cầu gạo mỗi năm một tăng. Người dân có mức thu nhập thấp, khả năng thanh toán thấp, nên thường tiêu dùng chất lượng gạo trung bình thấp, có tỷ lệ tấm cao, thường là 20% tấm. Đây là thị trường tiêu thụ gạo của Việt Nam với số lượng lớn. SVTH: Đặng Thị Diễm Châu 35 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ . Nguyễn Thị Ngọc Diệp • Thị trường Châu Mỹ La Tinh: người tiêu dùng thích gạo xát vừa phải, còn cám hoặc gạo lức. Riêng Brazil lại thích gạo trắng, hạt dài, tẩy cám, đánh bóng kỹ, tỷ lệ tấm thấp 5 đến 10%, số hạt thóc lẫn không quá 5 hạt trong 1 kg gạo. • Thị trường Châu Âu: đối với khu vực này gạo chỉ là lương thực phụ trợ sau lúa mì, sản phẩm ưa chuộng thường là loại gạo chất lượng cao, hạt dài, đòi hỏi vệ sinh công nghiệp cao. Đến năm 2008, gạo của nước ta được xuất khẩu sang 121 thị trường và vùng lãnh thổ, nhiều hơn 40 thị trường so với năm 2007. Trong đó, cả nước có tất cả 165 đơn vị tham gia xuất khẩu gạo, nhiều hơn 60 đơn vị so với năm 2007. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế trong năm 2008 khiến nhu cầu gạo tăng bởi gạo vẫn là lương thực chính của toàn cầu, nên để tránh rủi ro hiện các nước đang tăng cường dự trữ lương thực nhằm đảm bảo an ninh lương thực, trong đó xuất khẩu gạo của nước ta vẫn sẽ tập trung vào các thị trường truyền thống và chiếm đến hơn 40% sản lượng xuất khẩu như: Philippine, Cuba, Malaysia và tiếp tục mở rộng thị trường sang các nước Châu Phi, Nhật Bản, Úc c. Chất lượng sản phẩm gạo xuất khẩu: Xuất khẩu gạo của Việt Nam thành công trong những năm qua có phần đóng góp rất lớn của dựa lúa đồng bằng sông Cửu Long. Tiêu biểu là tỉnh An Giang có sản lượng lúa gạo cao nhất cả nước trên 3 triệu tấn/năm. Với những thành công mà An Giang đã đạt được trong những năm qua thì việc xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu ở An Giang hiện nay là rất cần thiết và đó cũng là vấn đề của ngành xuất khẩu gạo Việt Na

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1022.pdf
Tài liệu liên quan