Khóa luận Các giải pháp đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến thành phố Hội An giai đoạn 2010 - 2020

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VIỆC THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC 5

I. Khái niệm khách du lịch quốc tế và ý nghĩa của việc thu hút khách du lịch quốc tế 5

1. Các khái niệm 5

2. Động cơ của khách du lịch quốc tế 8

3. Ý nghĩa của việc thu hút khách du lịch quốc tế 10

3.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế 10

3.1.1. Tăng GDP cho đất nước 10

3.1.2. Đem lại ngoại tệ cho đất nước 10

3.1.3. Là một hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả cao 11

3.1.4. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tăng cường hoạt động ngoại thương 11

3.2. Ý nghĩa về mặt xã hội 12

3.2.1. Tạo ra cơ hội việc làm 12

3.2.2. Tạo thu nhập cho người dân 12

3.2.3. Giảm quá trình đô thị hóa 12

3.2.4. Tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả cho nước làm du lịch 13

3.3. Ý nghĩa về mặt văn hóa - chính trị 13

3.3.1. Mở rộng giao lưu văn hóa 13

3.3.2. Nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con người 13

3.3.3. Phát triển các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền của dân tộc 14

3.3.4. Đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội 14

II. Các yếu tố tác động tới việc thu hút khách du lịch quốc tế 14

1. Tài nguyên du lịch 14

2. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật 15

2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 15

2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội 16

3. Đội ngũ lao động 16

4. Chính sách phát triển du lịch 17

5. Môi trường du lịch 17

III. Kinh nghiệm của một số nước trong việc thu hút khách du lịch quốc tế 18

1. Kinh nghiệm của Singapore 18

2. Kinh nghiệm của Indonesia 20

3. Kinh nghiệm của Thái Lan 22

4. Bài học kinh nghiệm đối với Hội An 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN THÀNH PHỐ HỘI AN GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 26

I. Phân tích thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến thành phố Hội An giai đoạn 2000 - 2010 26

1. Sơ nét quá trình hình thành du lịch quốc tế tại Hội An 26

2. Tiềm năng thu hút khách du lịch quốc tế của Hội An 28

2.1. Tài nguyên du lịch 28

2.1.1. Tài nguyên du lịch văn hóa 28

2.1.2. Tài nguyên du lịch sinh thái 31

2.1.3. Tài nguyên du lịch biển 32

2.2. Con người Hội An 33

2.3. Cơ sở vật chất, dịch vụ 33

2.4. Chính sách phát triển du lịch của thành phố Hội An 35

2.5. Môi trường du lịch 36

3. Tình hình thu hút khách du lịch quốc tế của Hội An giai đoạn 2000 - 2010 36

3.1. Mạng lưới kinh doanh dịch vụ du lịch quốc tế 36

3.2. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng 37

3.3. Thực trạng lao động trong ngành du lịch 38

3.4. Tình hình đầu tư vào lĩnh vực du lịch 39

3.5. Công tác tuyên truyền quảng bá 39

3.6. Tình hình du khách quốc tế đến Hội An 40

3.6.1. Cơ cấu khách du lịch quốc tế theo quốc tịch 40

3.6.2. Số lượt khách 41

3.6.3. Doanh thu 43

II. Đánh giá việc thu hút khách du lịch quốc tế của Hội An giai đoạn 2000 - 2010 44

1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 45

2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân 46

3. Nhận định của một số chuyên gia 47

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN THÀNH PHỐ HỘI AN GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 52

I. Một số dự báo về triển vọng phát triển du lịch trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam 52

1. Xu hướng phát triển du lịch trên thế giới 52

2. Xu hướng phát triển du lịch của các nước ASEAN 53

3. Xu hướng phát triển của du lịch Việt Nam - cơ hội và thách thức cho Hội An 54

II. Định hướng và quan điểm phát triển du lịch quốc tế tại thành phố Hội An 58

1. Định hướng của cơ quan Trung Ương 58

1.1. Chính phủ 58

1.2. Tổng Cục Du lịch 59

2. Quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An.68

2.1. Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam - Xây dựng Hội An thành trung tâm du lịch của vùng và của quốc gia 62

2.2. Lãnh đạo thành phố Hội An - Cân bằng Kinh tế - Văn hóa - Môi trường 63

III. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế 64

1. Các giải pháp vĩ mô 64

1.1. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về du lịch 64

1.2. Tăng cường xúc tiến quy hoạch, đầu tư trong lĩnh vực du lịch 67

1.3. Tuyên truyền quảng bá và xúc tiến, mở rộng thị trường 69

1.4. Đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch 72

2. Các giải pháp vi mô 76

2.1. Nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách du lịch quốc tế 76

2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh du lịch 77

2.2.1. Quảng cáo bằng cách mua lại từ khóa trên Google 78

2.2.2. Liên kết với các website uy tín để giúp khách quốc tế đặt phòng 80

2.3. Khai thác lợi thế so sánh trong mối liên kết với các địa phương khác 81

KẾT LUẬN 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc104 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6918 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các giải pháp đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến thành phố Hội An giai đoạn 2010 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh thái hấp dẫn, Hội An đã xây dựng chương trình “Cảm xúc mùa hè” với những tour du lịch tham quan phố cổ, kết hợp nghỉ dưỡng, tham gia các hoạt động thể thao ở biển. Trong những tháng tổ chức chương trình “Cảm xúc mùa hè”, dù ở giai đoạn thấp điểm du lịch, nhưng hầu hết các phòng khách sạn của Hội An cũng gần kín chỗ, tăng gần 30% so với cùng thời điểm vào những năm chưa tổ chức chương trình. Tiếp đấy, chương trình “phố đêm Hội An”, “phố không động cơ” trình làng, giới thiệu một Hội An về đêm với những vẻ đẹp lung linh huyền ảo của những năm đầu thế kỷ XX. Đến nay, người dân Hội An đã tổ chức hơn 120 đêm phố cổ định kỳ vào các tối 14 âm lịch hàng tháng, và các đêm phố cổ đột xuất để phục vụ các sự kiện văn hóa hoặc hội nghị quốc tế diễn ra tại đây. Ước tính đã thu hút khoảng hơn 500 nghìn lượt du khách trong và ngoài nước đến Hội An tham quan và tham gia các hoạt động trong những "Đêm phố cổ". Theo ông Đinh Hài - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, việc tổ chức những sự kiện văn hóa lớn như thế mang lại rất nhiều thuận lợi cho Quảng Nam nói chung, Hội An nói riêng. Đây là cơ hội để tiếp tục quảng bá tiềm năng du lịch Quảng Nam, giới thiệu vẻ đẹp của Quảng Nam, nâng tầm thương hiệu ngành du lịch tỉnh (UBND tỉnh Quảng Nam, 2006). 3.6. Tình hình du khách quốc tế đến Hội An 3.6.1. Cơ cấu khách du lịch quốc tế theo quốc tịch Trong những năm qua, khách quốc tế đến Hội An chủ yếu là châu Âu và cơ cấu khách du lịch không thay đổi đáng kể từ năm 2000 đến nay (Phòng Thương mại - Du lịch Hội An, 2010). Theo thống kê, trong năm 2009, Hội An đón 484.000 lượt khách, trong đó: khách châu Âu là 247.952, châu Á là 55.764, châu Úc là 81.681, châu Mỹ là 58.059, châu Phi là 40.486, thể hiện bằng biểu đồ sau: Đơn vị: % Biểu đố 2.1: Cơ cấu du khách quốc tế đến Hội An theo quốc tịch năm 2009 Nguồn: Phòng TM - DL Hội An (2009) Năm 2009, những thị trường chủ yếu của du lịch Hội An là: Pháp (77.040 lượt), Australia (74.477 lượt), Đức (53.244 lượt), Mỹ (41.086 lượt), Anh (32.084 lượt), Thái Lan (21.349 lượt), Canada (16.973 lượt), Nhật Bản (14.031 lượt). Từ biểu đồ 2.1 có thể thấy tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Hội An năm 2009 thuộc về khách Châu Âu, tiếp đó là khách châu Úc, giảm dần ở Châu Mỹ và Châu Á với cùng tỷ trọng là 12% trong khi khách Châu Phi lại chỉ chiếm con số khiêm tốn là 8%. Năm 2010, khách Pháp có trên (81.000 lượt), khách Australia gần (85.200 lượt), khách Anh gần (34.000 lượt), khách Đức gần (54.000 lượt) và khách Mỹ gần (62.000 lượt). Đến năm 2011, trong giai đoạn đầu lượng khách từ thị trường châu Âu có giảm đôi chút, nhưng khách Australia, Thái Lan không hề giảm. Trong khi đó, cơ cấu khách theo quốc tịch đến Việt Nam đa số là các nước châu Á, đặc biệt là các nước trong khu vực: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Australia, Thái Lan, Pháp, Malaysia. 3.6.2. Số lượt khách Số lượt khách quốc tế đến Quảng Nam, trong đó chủ yếu là Hội An luôn nằm ở vị trí top 5 của cả nước (Báo Quảng Nam, 2006). Đơn vị: Lượt khách 2009 2008 2007 2005 2002 2001 2003 2006 2004 2010 2000 190.885 134.154 95.105 90.000 185.296 241.868 342.859 422.855 570.851 535.042 608.477 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ số lượt khách quốc tế đến Hội An 2000 - 2010 Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Hội An (2010) Quan sát biểu đồ 2.2, có thể thấy số lượt khách quốc tế đến Hội An có xu hướng tăng qua các năm, tỷ lệ bình quân là 21,3%, khá cao so với mức tăng trung bình của cả nước. Trong đó, năm 2003 - số lượt khách quốc tế giảm do dịch bệnh Sars nhưng tỷ lệ giảm rất thấp so với tỉ lệ giảm 15% của cả nước (Tổng Cục Du lịch, 2006). Năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng khá lớn đến doanh số ngành du lịch. Ngay từ đầu năm 2009, Tổng Cục Du lịch Việt Nam đã dự báo sẽ là một năm thất bại của du lịch nhưng với Hội An thì khác. Số lượt khách đến Hội An chỉ giảm 7% trong khi lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm 10,9%, vượt qua dự đoán của các nhà quản lý và nhiều người đó từng lo ngại. Năm 2010 - một năm có nhiều sự kiện lớn đối với cả nước và toàn ngành du lịch - chứng kiến những thay đổi khởi sắc trong tình hình khách du lịch đến Việt Nam nói chung và Hội An nói riêng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy du lịch Hội An đã vững vàng hơn với lượng khách tăng ổn định, ít chịu ảnh hưởng của những biến động về kinh tế. Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 của thành phố đó đạt gần 8%. Quý I năm 2011, đạt 20.289 lượt khách, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, thể hiện du lịch Hội An đang trên đà phục hồi. Đây là kết quả khả quan cho du lịch Hội An. 3.6.3. Doanh thu Trong những năm qua, cơ cấu khách lưu trú chuyển biến theo hướng tích cực với ưu thế vượt trội thuộc về các cơ sở lưu trú có chất lượng cao, các khách sạn được xếp hạng sao. Các loại hình du lịch có tiềm năng như sinh thái, biển đảo, nghỉ dưỡng, văn hóa, hội nghị, caravan tiếp tục được chú trọng và có bước phát triển. Nhờ vậy, doanh thu du lịch không ngừng tăng lên. Cũng như số lượt khách, doanh thu du lịch Hội An cũng tăng mạnh qua các năm với tốc độ tăng doanh thu bình quân 13,98% (Phòng Thống kê thành phố Hội An, 2010). Doanh thu 710 tỷ đồng trong năm 2010 là con số ấn tượng, minh chứng cho độ hấp dẫn ngày càng lớn của Hội An thông qua cách biết tự làm mới mình mỗi ngày, chứng minh cho việc các doanh nghiệp du lịch Hội An đang kinh doanh giữa môi trường du lịch bình ổn; không mạo hiểm dự những cuộc chơi lớn để tập trung mọi tố chất chơi trên sân nhà là một điều đúng. Còn trong năm 2009, mặc dù bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, doanh thu du lịch giảm rất ít, chưa đến 1%. Đơn vị : Tỷ đồng 271 299 403 505 550 628 624 710 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ doanh thu du lịch quốc tế Hội An 2003 – 2010 Nguồn: Phòng TM - DL Hội An (2010) Năm 2010, ngành du lịch phục hồi nhanh chóng, doanh thu đạt khoảng 710 tỷ đồng. Chỉ riêng với công ty cổ phần du lịch dịch vụ Hội An (công ty du lịch lâu năm nhất Hội An), năm 2009 vẫn tăng trưởng 23,7% với doanh thu 93 tỷ đồng. Trong năm 2010, công suất buồng phòng đó đạt tới 90%, dự báo tốc độ tăng trưởng phát triển mạnh vào quý I năm 2011. Khả năng doanh thu đến cuối năm 2011, sẽ đạt mức 130 tỷ đồng, tăng 30%, khi thị trường du lịch đó được phục hồi (Báo Quảng Nam, 2010). II. Đánh giá việc thu hút khách du lịch quốc tế của Hội An giai đoạn 2000 - 2010 Qua việc phân tích thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Hội An giai đoạn 2000 - 2010, có thể đưa ra một số nhận xét sau: - Thứ nhất, Hội An chưa khai thác tốt thị trường khu vực trong khi theo báo cáo Tổ chức du lịch thế giới UNWTO về nguồn khách du lịch, có 2 đặc điểm đáng lưu ý: Thứ nhất, có đến 80% du khách đến từ các nước trong khu vực; Thứ hai, trong những năm gần đây, lượng du khách đến từ các nước đang phát triển tăng mạnh hơn, đặc biệt các vùng Đông Bắc và Đông Nam Á, Đông và Trung Âu, Trung Đông, Nam Phi và Nam Mỹ (Tổ chức Du lịch thế giới, 2009). Hội An hoàn toàn có thể thu hút lượng khách Trung Quốc và Nhật Bản dồi dào đến du lịch và có mối liên kết lịch sử văn hóa đặc biệt. Tiềm năng du lịch của Hội An cho phép thành phố này có thể thu hút được số lượng khách du lịch lớn hơn và đa dạng hơn, đặc biệt có thể khai thác ở các thị trường rộng lớn và có tiềm năng như là Châu Âu, Châu Úc. - Thứ hai, thị trường truyền thống của du lịch Hội An là: Pháp, Australia, Đức, Mỹ, Anh, Canada cần tiếp tục duy trì lượng khách này vì chỉ tiêu cho du lịch của những du khách mang những quốc tịch này là lớn nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, thị trường tiềm năng của du lịch Hội An là Thái Lan khi lượng khách mang quốc tịch này năm 2009 tăng lên 21.349 lượt so với 5.772 lượt năm 2005. Hơn nữa, việc xúc tiến du lịch Hội An đến Thái Lan sẽ ít tốn kém hơn những thị trường khác. - Thứ ba, số lượng khách du lịch quốc tế đến Hội An có xu hướng tăng qua các năm, tỷ lệ tăng bình quân 21,3% được nhận xét là khá cao so với mức tăng trung bình của cả nước. Tuy nhiên, những con số này lại không ổn định và có sự sụt giảm lớn khi môi trường khách quan tác động đến nền du lịch quốc tế nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng như dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế thế giới. Mặc dù vậy, các nhà quan sát vẫn giữ thái độ lạc quan đối với mức độ tăng trưởng của số lượng khách du lịch quốc tế đến Hội An qua tình hình biến động theo chiều hướng tích cực những năm 2009, 2010 và quý I năm 2011. - Thứ tư, doanh thu của Hội An tăng mạnh qua các năm với mức tăng doanh thu bình quân là 13,98% và đang chuyển biến theo xu hướng tích cực. Điều này cho thấy sự tập trung đầu tư và chính sách du lịch của Hội An đã phát huy được tính hiệu quả của mình trong việc đẩy mạnh doanh thu góp phần vào mức tăng trưởng của kinh tế thành phố Hội An và tỉnh Quảng Nam. 1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung và thành phố Hội An nói riêng đã thực sự vừa là yếu tố, vừa là động lực quan trọng nâng cao sức hấp dẫn và khả năng thu hút đầu tư phát triển du lịch của tỉnh; và đã thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến nghiên cứu, đầu tư phát triển du lịch tại Hội An, với các dự án phát triển du lịch đã được triển khai thực hiện như: Dự án Nam Hội An, Ana Mandara Hội An góp phần tạo ra không khí sôi động và bước đột phá phát triển trong hoạt động du lịch Hội An. Nhận thức về du lịch và phát triển du lịch trong các cấp, các ngành và xã hội đã có sự chuyển biến rõ rệt; sự phối kết hợp liên ngành, địa phương trong các hoạt động liên quan đến du lịch được nâng cao một bước. Quy mô và chất lượng hoạt động du lịch không ngừng tăng lên, thể hiện qua các chỉ tiêu số lượt khách du lịch đến thành phố và doanh thu từ du lịch trên địa bàn hàng năm đều tăng lên, năm sau cao hơn năm trước, có đóng góp nhất định vào tăng trưởng của nền kinh tế địa phương, nhất là trong những năm gần đây. Đã phát triển theo đúng các định hướng cơ bản của quy hoạch: về loại hình và sản phẩm du lịch, bước đầu khơi dậy tiềm năng về tài nguyên du lịch của thành phố, về chương trình - dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch tăng đáng kể, nhất là trong lĩnh vực lưu trú. Các hoạt động đầu tư kinh doanh du lịch cơ bản theo các phương án quy hoạch, chưa có tình trạng lộn xộn, ồ ạt, phá vỡ cảnh quan và môi trường gây hậu quả về lâu dài cho du lịch nói riêng, kinh tế xã hội nói chung. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế - xã hội nói chung, du lịch nói riêng được tỉnh quan tâm đặc biệt, tập trung nguồn lực phát triển nên điều kiện về cơ sở hạ tầng đã được cải thiện đáng kể, phục vụ đầu tư khai thác và tổ chức kinh doanh hoạt động du lịch. Công tác quản lý Nhà nước về du lịch được tăng cường, nhất là một số mặt quan trọng: Công tác quy hoạch, kế hoạch; tổ chức và bộ máy; thanh kiểm tra chuyên ngành; công tác nghiên cứu, xúc tiến, quảng bá du lịch; công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân Hoạt động du lịch lữ hành còn yếu và thiếu tính chuyên nghiệp, chưa nối kết được các tour du lịch với các tỉnh, thành phố, khu vực và trong cả nước, sản phẩm du lịch đơn điệu, chưa hấp dẫn khách du lịch quốc tế và trong nước. Hội An hiện có 75 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lưu trú và lữ hành. Từ năm 2000 đến nay, doanh thu du lịch đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 28,8%/năm, lượt khách lưu trú cũng tăng 18,9%/năm. Tuy vậy, theo các doanh nghiệp, bức tranh du lịch Hội An vẫn đang tồn tại khá nhiều mảng màu ảm đạm: một số khách sạn làm ăn thua lỗ, doanh thu không đủ bù chi và trả nợ ngân hàng. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch trong những năm qua chủ yếu còn đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng chưa phát huy hiệu quả. Việc đầu tư trùng tu, tôn tạo, giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái tại các di tích văn hóa, lịch sử, danh thắng còn hạn chế, chủ yếu khai thác du lịch tự nhiên nên khách tham quan phần lớn chỉ đến 1 lần. Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch của thành phố và các doanh nghiệp du lịch chưa mạnh, chưa hấp dẫn thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư, nhà kinh doanh du lịch đến Hội An; công tác bảo vệ an ninh quốc phòng kết hợp với phát triển du lịch, đặc biệt ở những địa bàn nhạy cảm như biển, đảo chưa được giải quyết thuận lợi. Hoạt động kinh doanh du lịch của các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố hiện nay về số lượng, quy mô, loại hinh kinh doanh của các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh du lịch còn nhỏ bé, đơn điệu ít hấp dẫn, hiệu quả kinh tế - xã hội còn thấp. Doanh nghiệp nhà nước chưa đủ năng lực về vật chất, tài chính và quản lý để trở thành những doanh nghiệp nòng cốt, hướng dẫn các thành phần kinh tế khác phát triển. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cũng như kinh doanh du lịch chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển của ngành du lịch. Chất lượng của lực lượng lao động du lịch còn nhiều bất cập, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch. 3. Nhận định của một số chuyên gia Về chính sách phát triển du lịch Ông Thái Quang Trung, Chủ tịch danh dự Quỹ phát triển bền vững (FOF - Foundation of the Future - Singapore): Xây dựng ngôi làng toàn cầu sáng tạo Hội An (Báo Tiền Phong online, 2010). Trong hội thảo quốc tế giúp Hội An tìm kiếm mô hình quy hoạch phát triển bền vững diễn ra tháng 04/2010, ý tưởng hướng sự phát triển Hội An trở thành một Ngôi làng toàn cầu sáng tạo (Creative Global Village), hoặc một Đô thị hậu công nghiệp hóa chất chứa tài nguyên nhân văn - sinh thái không bao giờ vơi kiệt được đề xuất bởi ông Thái Quan Trung, Chủ tịch danh dự Quỹ phát triển bền vững (FOF - Foundation of Future - Singapore). “Cần xem lại quan niệm về hạnh phúc. Phải tính đến tổng hạnh phúc quốc gia, thay vì chỉ chăm chú vào tổng sản lượng quốc gia. Không phải chỉ cứ sản xuất, sản xuất và sản xuất. Với Hội An, chầm chậm trong cách sống là tuyệt vời”. “Ngôi làng toàn cầu” Hội An, theo đó sẽ trở thành đại cộng đồng của các di sản, nghệ thuật và sự sáng tạo, kết nối với thế giới bằng năng lượng riêng biệt của mình. Ông Lai Kurukulasuria, nguyên Đại sứ cấp cao của UNEP (chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc) tại Nairobi (Kenya) bày tỏ sự ủng hộ ý tưởng này bởi nó không chỉ bảo vệ di sản văn hóa và tài nguyên thiên nhiên, mà còn “cung cấp phương thức sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên đó”. Nếu đi theo con đường có sẵn của mô hình đô thị thời công nghiệp hóa, Hội An sẽ gánh chịu những hậu quả mà các thành phố hiện đại khác đang gánh chịu, Hội An sẽ đánh mất chính mình. Điểm kết nối văn hóa và ký ức, làm cảm hứng và sợi dây ý tưởng cho quảng bá du lịch tại Hội An - Ông Sakaba Mitsuo, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam: “Thế kỷ 16 - 17, chúa Nguyễn đã phát triển Hội An thành một đô thị giao thương và tiến hành buôn bán tấp nập với nhiều thương gia Nhật. Các thương gia Nhật Bản sang buôn bán khắp khu vực Đông Nam Á trên các Châu Ấn thuyền chuyển sang sinh sống tại Hội An, hình thành nên Phố người Nhật với hơn 1.000 người”. Đây là sợi dây ý tưởng để tạo nên điểm nhấn cho các chương trình lễ hội tại Hội An nhằm quảng bá du lịch cần duy trì và phát triển. Ông Nguyễn Hữu Hiệp - Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh: Cần sáng tạo để nâng tầm văn hóa (Báo Tiền phong online, 2010): “Chúng tôi ủng hộ đề án “Tiếp tục xây dựng Hội An - thành phố văn hóa giai đoạn 2010 - 2015”. Tuy nhiên, ngoài việc kế thừa các giá trị truyền thống, thành phố Hội An  cần nghiên cứu sáng tạo thêm nhiều hoạt động để nâng tầm văn hóa. Việc khai thác các thiết chế văn hóa cần làm sao cho hiệu quả, tránh lãng phí, việc quản lý điều hành và tổ chức thực hiện triển khai đề án cần làm nghiêm túc, tạo nên niềm tin.” Về phát triển môi trường du lịch Ông Ian Fenwick, nhà tư vấn tiếp thị quốc tế và đào tạo quản trị kinh doanh nhiều kinh nghiệm, từng là giám đốc chương trình MBA hàng đầu Canada tại trường Kinh tế Schulich: Tầm quan trọng của quảng bá du lịch trong việc đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế (Báo Vietnamnet, 2010) “Những người làm quảng bá du lịch cho Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng truyền thông số để tìm ra những giải pháp tiếp thị sáng tạo cho đất nước mình. Vấn đề ở đây là tiếp thị theo cách truyền thống chỉ hướng tới đối tượng đại chúng. Nếu các bạn quảng bá bằng một TVC trên CNN, các bạn chỉ gửi đi một thông điệp chung chung cho đại chúng. Nhưng khi thực hiện tiếp thị số, tôi có thể gửi một thông điệp riêng đã được cá nhân hóa và điều đó tạo nên hiệu quả lớn hơn so với tiếp thị truyền thống. Vấn đề khó khăn nhất là đối phó với chuyện bị phê bình. Nếu có ai đó phàn nàn, bạn phải có câu trả lời cho họ, hãy nói với họ rằng bạn xin lỗi về điều đó, đó chỉ là trường hợp cá biệt và chúng tôi sẽ sửa chữa, khắc phục bằng cách nào đó. Những người khác khi xem lại bình luận đó sẽ không chỉ thấy vấn đề mà đã thấy cả giải pháp, họ sẽ rất hài lòng. Vấn đề không chỉ là quảng bá bằng những phương tiện số, vấn đề còn lại là theo dõi chặt chẽ và hồi đáp với một thái độ chân thành và trách nhiệm. Nhiều người nói tiếp thị số hiệu quả không phải là tiếp thị. Tiếp thị số hiệu quả là nói sự thật và phản hồi đầy đủ với những người quan tâm.” Ông Hà Văn Siêu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch: Vai trò của sự liên kết rất quan trọng trong phát triển du lịch đường bộ (Báo Quảng Nam, 2010) Cần quan tâm đến sự liên kết về mặt quốc tế trong khu vực ASEAN để thúc đẩy du lịch giữa các nước. Liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, các cụm. Liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau. Lợi thế của sự liên kết này là sẽ thúc đẩy giao lưu trong nội bộ doanh nghiệp. Xây dựng những sản phẩm, những tuyến du lịch chung và quảng bá chung đến du khách về những sản phẩm du lịch đường bộ. Về phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch Ông Trần Tấn Dũng - Bí thư Thành Đoàn Hội An (Trung tâm Quản lý và Bảo tồn di tích Hội An, 2009): “Tuổi trẻ Hội An là nguồn nhân lực lớn. Phong trào thanh niên với các dấu ấn đã khẳng định được vai trò trong sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố. Với các hoạt động như “Ngày thứ bảy tình nguyện”; “Tình nguyện bảo tồn di sản”; “Một giờ vì Hội An xanh sạch hơn” uy tín, vị thế của tổ chức Đoàn được nâng lên. Chúng tôi mong thành phố sẽ tạo điều kiện cho thanh niên nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, xây dựng các điểm vui chơi, giải trí, tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao cho thanh thiếu niên. Với tinh thần sẵn sàng tình nguyện vì cộng đồng, cống hiến vì quê hương đất nước, tuổi trẻ Hội An quyết tâm cùng thành phố xây dựng thành công một Hội An - Thành phố sinh thái, văn hóa, du lịch.” Ông Jozef Van Doorn - Đồng giám đốc dự án Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam (Báo Quảng Nam, 2009): “Những cán bộ ở các cửa khẩu, các hướng dẫn viên du lịch, nhân viên lễ tân sẽ là những người tiếp xúc và trả lời những câu hỏi của du khách đến Việt Nam chứ không phải là những quan chức đầu ngành cao cấp. Chính vì thế, việc quan tâm đào tạo năng lực cho đội ngũ cán bộ phụ trách du lịch ở địa phương để tạo nguồn nhân lực về giảng dạy, đào tạo lại cho nhân lực làm du lịch là yêu cầu rất quan trọng. Hiện nay, hệ thống giáo dục nhân lực du lịch ở Việt Nam vẫn còn hạn chế về con người, phương tiện và nặng về lý thuyết.” Về cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật Nhà thơ Phùng Tấn Đông: Xã hội hóa các hoạt động văn hóa (Trung tâm Quản lý và Bảo tồn di tích Hội An, 2009)“Giai đoạn 3 của đề án “Xây dựng Hội An - thành phố văn hóa” đứng trước một thách thức khá lớn là áp lực của đô thị hóa, chi phối những mối quan hệ truyền thống. Tài sản nhà cổ thay đổi chủ sở hữu, dẫn đến hệ lụy là tín ngưỡng, quan hệ xóm giềng thay đổi cũng như không gian nhà cổ bị xáo trộn, ảnh hưởng đến tâm linh cũng như chính văn hóa của người Hội An. Làm thế nào để điều hòa mối quan hệ giữa thế hệ trước và thế hệ sau cũng là một thử thách, việc bảo vệ những di tích  cũng cần được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, giai đoạn 3 là một giai đoạn lạc quan, vì cơ sở hạ tầng tương đối tốt, những thành tựu đã đạt được trong nhiều năm cũng đã kịp tạo nên bề dày cho thành phố. Quan trọng hơn hết bây giờ là Hội An cần phải nâng cao hơn nữa việc xã hội hóa các hoạt động văn hóa, làm cho người dân nhận thức được vai trò chủ chốt của mình trong các hoạt động đó.” Ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy TP Hội An, giải thưởng The Guide Awards: Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa hình ảnh du lịch (Trung tâm Quản lý và Bảo tồn di tích Hội An, 2009) “Hội An có 7km bờ biển rất đẹp, đảo Cù Lao Chàm được công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới. Hội An sẽ đầu tư những khu công viên công cộng biển. Nơi đó trở thành điểm nghỉ ngơi cho du khách và người dân. Dịch vụ biển phải được nâng lên và thực hiện nghiêm túc, chuyên nghiệp. Khách sẽ tham quan, tham dự các hoạt động phố cổ về đêm, ban ngày họ sẽ tập trung xuống biển. Các làng nghề phải được phục hồi trở lại một cách đàng hoàng, mang tính cộng đồng. Hoặc nghề làm lồng đèn phải kéo được du khách tham gia. Khách muốn thuê khăn đóng áo dài, guốc mộc dạo phố; hoặc đi xe kéo, muốn đóng vinh quy về làng thì sẽ được đáp ứng. Như vậy, khách đến sẽ có chỗ chơi, có các hoạt đông và người dân có thu nhập.” SƠ KẾT CHƯƠNG 2 Như vậy, khởi đầu vào thập niên 90 của thế kỷ XX, ngành kinh tế du lịch Hội An bắt đầu trên con đường hình thành và phát triển dù thực sự non trẻ so với các ngành kinh tế khác và so với các địa phương du lịch trong cả nước. Hình ảnh Hội An với các doanh nghiệp xuất hiện cùng các trang Web ra đời đã bắt đầu lan tỏa khắp thế giới theo bước chân du khách và những người làm du lịch. Sức sống của ngành du lịch Hội An không ngừng gia tăng sau hàng loạt cải tiển về sản phẩm du lịch và các chiến dịch xúc tiến thu hút khách du lịch quốc tế đến Hội An. Do đó, trong 10 năm qua, Hội An phát triển mạnh mẽ du lịch và trở thành một thương hiệu, địa chỉ nổi tiếng trên bản đồ du lịch thế giới. Vấn đề đặt ra là Hội An sẽ phát huy những kết quả này như thế nào trước những thách thức và cơ hội trong giai đoạn tiếp theo 2010 - 2020. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN THÀNH PHỐ HỘI AN GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 I. Một số dự báo về triển vọng phát triển du lịch trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam 1. Xu hướng phát triển du lịch trên thế giới Từ năm 2001 đến nay, tình hình thế giới đã có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của du lịch thế giới đó là: sự gia tăng của tình trạng khủng bố trên thế giới mà đỉnh điểm là sự kiện vụ khủng bố ngày 11/09/2001, vụ đánh bom ở Bali (Indonesia), London (Anh), Palestin, các vụ bắt cóc con tin ở Nga, Trung Đông; các dịch bệnh lớn như dịch A/H1N1, SARS, dịch bệnh cúm gà, bò điên; những cuộc chiến tranh của Mỹ ở Afghanistan, Iraq; bất ổn kinh tế do giá dầu mỏ leo thang. Tất cả những sự kiện này đó ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động du lịch trên thế giới. Du lịch thể hiện điểm hạn chế lớn của mình là việc quá nhạy cảm với những biến động trên thế giới và xu hướng phát triển của các hoạt động du lịch trở nên không chắc chắn trong tình hình hiện nay. Những biến động trong tình hình thế giới khiến nhu cầu của khách du lịch quốc tế có một số thay đổi, ngành du lịch toàn cầu phải đối mặt với những thử thách mới trong mối quan hệ cung cầu khi khách du lịch muốn lựa chọn những điểm du lịch gần hơn và đảm bảo an toàn hơn. Đối với các điểm đến cũng vậy, một điểm đến muốn hấp dẫn được khách du lịch quốc tế, bên cạnh yếu tố tiềm năng, phải có sự ổn định về môi trường chính trị và tạo nên sự tin tưởng về tính an toàn đối với du khách quốc tế. Đó chính là những tiêu chuẩn đầu tiên của du khách khi lựa chọn điểm đến sau những biến động trong tình hình thế giới thời gian qua. Trong điều kiện như vậy, khu vực ASEAN với những lợi thế về thiên nhiên nhiệt đới cùng một nền văn hóa truyền thống đa dạng vươn lên trở thành những điểm đến hấp dẫn nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và cả thế giới. Trong giai đoạn từ 1995 - 2002, du lịch khu vực ASEAN đạt tốc độ tăng trưởng trung bình ở mức cao so với thế giới đạt 5,2%/năm so với 3,8%/năm. Hiện nay các nước ASEAN chiếm đến 34% số lượng khách quốc tế và 38% thu nhập từ các hoạt động du lịch của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Xu hướng này còn tiếp tục tăng trưởng trong tương lai, theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), năm 2010 lượng khách quốc tế đến Đông Nam Á là 72 triệu lượt, với mức tăng trưởng bình quân đạt khoảng 6 đến 7%/năm, so với 1- 2% năm của thời kỳ 1998 - 2000 do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính trong khu vực. Cũng theo UNWTO, đến năm 2020, tổng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu sẽ đạt đến con số 1,56 tỷ người. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ là trung tâm thu hút khách du lịch quốc tế đứng thứ hai, sau châu Âu, với 397 triệu lượt người (Tổ chức du lịch thế giới, 2011). Trong số các nước ở khu vực ASEAN, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Singapore là những điểm đến hấp dẫn nhất khu vực. Vào năm 2008, khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra, Tổ chức du lịch thế giới UNWTO nhận định ngành du lịch thế giới đang trải qua một trong những giai đoạn khó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác giải pháp đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến thành phố Hội An giai đoạn 2010 - 2020.doc
Tài liệu liên quan