Khóa luận Các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH dịch vụ thương mại Hoàng Vũ

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNH DẪN

MỤC LỤC

DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC 1

1.1 Khái quát về quản trị nguồn nhân lực 1

1.1.1 Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực 1

1.1.2 Vai trò của quản trị nguồn nhân lực 1

1.1.3 Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực 2

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực 2

1.2 Chức năng và tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực 3

1.2.1 Các chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực 3

1.2.2 Tầm quan trọng của công tác quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 4

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và các loại hình tổ chức quản lí nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 4

1.3.1 Các tiêu thức đánh giá hiệu quả 4

1.3.1.1 Xét về kết quả quản trị nguồn nhân lực 4

1.3.1.2 Dựa trên mức độ chuyên nghiệp trong hoạt động quản trị nguồnnhân lực 4

1.4 Các lọai hình tổ chức quản trị nguồn nhân sự trong doanh nghiệp 5

1.4.1 Cơ cấu quản lí trực tuyến 5

1.4.2 Cơ cấu Quản lí theo chức năng 6

1.4.3 Cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng 7

1.4.4 Cơ cấu tổ chức hỗn hợp 7

1.5 Các phương pháp quản trị 8

1.5.1 Quản trị theo mô hình 8

1.4.1.1 Mô hình luật pháp 9

1.4.1.2 Mô hình hành chánh 9

1.4.1.3 Mô hình tài chính 9

1.5.2 Quản trị theo học thuyết 9

1.5.2.1 Thuyết X(Taylor_Gant_Ghinbert_Fayol) 9

1.4.2.2 Thuyết Y(Gregor_Maslow_Likest) 10

1.4.2.3 Thuyết Z(William Ouichi) 10

1.6 Hoạt động của quản trị nguồn nhân lực 11

1.6.1 Hoạch định nguồn nhân lực 11

1.6.2 Phân tích công việc 12

1.6.3 Tuyển dụng nguồn nhân lực 15

1.6.4 Sử dụng và đánh giá 17

1.6.5 Đào tạo và phát triển 21

1.6.6 Động viên khuyến khích và duy trì nguồn nhân lực 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY 25

2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty 25

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 25

2.1.2 Lĩ nh vực kinh doanh của công ty 25

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 26

2.1.4 Tình hình kinh doanh và kết quả đạt được trong những năm qua 30

2.1.5 Đặc điểm về lực lượng lao động của công ty 31

2.1.6 Mục tiêu và nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới 33

2.2 Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty 34

2.2.1 Phân tích công tác hoạch định nguồn nhân lực 34

2.2.2 Phân tích công việc 34

2.2.3 Phân tích công tác tuyển dụng nguồn nhân lực 34

2.2.4 Phân tích công tác sử dụng đánh giá và trả lương thưởng 36

2.2.6 Phân tích công tác động viên khuyến khích và duy trì nguồn nhân lực 38

CHƯƠNG3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

TẠI CÔNG TY 41

3.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lí nhân sự tại công ty 41

3.1.1 Hoàn thiện bộ phận tham mưu 41

3.1.2 Hoàn thiện bộ phận kinh doanh 42

3.1.3 Thành lập bộ phận nhân sự 43

3.1.4 Hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ 44

3.2 Hoàn thiện công tác tuyển dụng 45

3.2.1 Đa dạng hóa nguồn cung ứng 45

3.2.2 Hoàn thiện quá trình tuyển dụng 45

3.3 Hoàn thiện công tác đánh giá và trả lương, thưởng tại công ty 46

3.3.1 Hoàn thiện công tác tổ chức lao động 46

3.3.2 Hoàn thiện công tác đánh giá năng lực thực hiện công việc tại công ty 48

3.3.3 Hoàn thiện công tác trả lương, thưởng tại công ty 48

3.4 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân viên trong doanh nghiệp 49

3.4.1 Lý do cần hoàn thiện công tác đào tạo 49

3.4.2 Thực hiện quá trình đào tạo 49

3.5 Hoàn thiện công tác động viên khuyến khích tại công ty 51

3.6 Thiết lập hệ thống thông tin 51

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4515 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH dịch vụ thương mại Hoàng Vũ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ät Nam ngày càng phát triển, với sự xuất hiện của nhiều ngành công nghiệp thì việc cần thiết phải có những Công ty cung cấp những phụ kiện cho sự vận hàng của những ngành công nghiệp đó. Sự ra đời của Công ty TNHH DV-TM HOÀNG VŨ là nhờ nắm bắt được những nhu cầu cấp thiết đó của thị trường. Công ty đã trở thành đại diện cung cấp các sản phẩm đến khách hàng Việt Nam. Với chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới đã từng tạo nên uy tính trên thị trường. Đối với thị trường Việt Nam các mặt hàng đó ngày càng được nhiều doanh nghiệp Việt Nam biết đến và tin dùng. Có được điều đó chính là nhờ sự tận tâm và chuyên nghiệp của đại diện cung cấp sản phẩm Công ty TNHH DV-TM HOÀNG VŨ. Công ty TNHH DV-TM HOÀNG VŨ được thành lập ngày 25 tháng 06 năm 2006 Vốn điều lệ của Công ty: 4.500.000 đồng (Bốn tỷ năm trăm triệu đồng). Người đại diện theo pháp luật của Công ty: Chức danh: Giám đốc. Họ và tên: Bùi Thị Phàn. Giới tính: Nữ. Sinh ngày: 10/09/1961 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: 48 Quốc Lộ 62 Phường 2 Thành Phố Tân An Tỉnh Long An Chỗ ở hiện tại 48 Quốc Lộ 62 Phường 2 Thành Phố Tân An Tỉnh Long An 2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty DV-TM HOÀNG VŨ: * Công ty TNHH DV-TM HOÀNG VŨ là công ty chuyên cung cấp các sản phẩm vật liệu xây dựng,trang trí nội thất và các dịch vụ sau bán hàng.Sản phẩm của Công ty rất đa dạng phong phú và đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. * Các sản phẩm cụ thể: + Về vật liệu xây dựng:cung cấp các sản phẩm sau: - Gạch lót nền nhà, gạch ốp tường - Các loại ximăng xây dựng của các thương hiệu như Holxim, Hà Tiên, Nghi Sơn… ximăng trắng, bả matic. - Cốp pha, và các loại giàn giáo - Các loại sắt thép, nước sơn trang trí, sơn chống thấm, các, đá, xà gồù và nhiều mặt hàng cần dùng trong xây dựng công ty điều có. * Về trang trí nội thất: công ty nhận lắp đặt trang trí nội thất cho các văn phòng, các tòa nhà cao tầng và các khu công nghiệp lớn. * Các dịch vụ sau bán hàng: gồm các dịch vụ như + Bảo hành sản phẩm cho khách hàng, nếu có hư hỏng thì sửa chửa. + Chăm sóc khách hàng, các dịch vụ hậu mãi. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty. * Công ty TNHH DV-TM HOÀNG VŨ là Công ty cung cấp các loại vật liệu dùng trong xây dựng,trang trí nội thất và các dịch vụ sau bán hàng nên Công ty đặt nặng vào các phòng ban là phòng kế toán, phòng kinh doanh và phòng hỗ trợ kinh doanh (như: Bộ phận kho nhập xuất hàng, bộ phận kỷ thuật hỗ trợ cho bán hàng và cung cấp các dịch vụ sau bán hàng). Các phòng ban này thì vẫn làm các chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, tuy nhiên do Công ty không có đầy đủ các bộ phận phòng ban nên có những vấn đề không thuộc chuyên môn của phòng ban cũng vẫn làm. Và Công ty cũng nhỏ nên có những phòng ban được cho là không cần. 2.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty. Phó Giám đốc Phó Giám đốc P. Kế toán P. Kinh doanh Xưởng Giám đốc * Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: + Giám đốc: - Quản lý và kiểm tra tất cả các bộ phận trong Công ty, có quyền quyết định mọi vấn đề của Công ty. Giám đốc lập, phê duyệt các mục tiêu, chiến lược dài hạn, ngắn hạn của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tất cả các hoạt động của Công ty. - Quản lý thu chi. - Ra quyết định phê duyệt các chính sách kinh doanh. - Đánh giá khả năng làm việc của nhân viên dưới quyền. - Đại diện trước cơ quan nhà nước và các đối tác kinh doanh. `- Tuyển dụng và bố trí nhân sự trong Công ty. Có quyền cho thôi việc tất cả các vị trí trong Công ty. + Phó Giám đốc. - Giúp việc cho Giám đốc Công ty, chỉ đạo sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong Công ty. - Khai thác thị trường tìm đối tác, mở rộng và duy trì quan hệ với khách hàng. - Chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng sản phẩm cung cấp cho khách hàng. - Quản lý và kiểm tra bộ phận kinh doanh. - Củng cố phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. - Xem xét các văn bản pháp lý, hợp đồng để Giám đốc ký và thay mặt Giám đốc điều hành công tác sản xuất kinh doanh của Công ty khi giám đốc đi công tác. + Phòng kế toán. - Tham mưu cho giám đốc về công tác kế toán tài chính và kế toán quản trị. - Quản trị và cân đối tài chính, áp dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ để theo dõi cân đối và quản lý tài chính của Công ty cung cấp kịp thời các chỉ tiêu chính xác, cụ thể cho Giám đốc để lên kế hoạch cho thời gian sắp tới. - Thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực chế độ kế toán. - Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, quản lý sử dụng tài sản và phát hiện ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán. - Phân tích hoạt động kinh tế, tham mưu đề xuất cho giám đốc Công ty giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của Công ty. - Thực hiện các nghĩa vụ tài chính của Công ty đối với nhà nước theo luật định. - Tổ chức công việc kiểm kê toàn bộ tài sản cố định, tài sản lưu động và hoạch toán định kỳ kịp thời, hiệu quả sản xuất của Công ty. + Ngoài ra phòng kế toán còn chịu trách nhiệm khác: Quản lý, tính lương cho công nhân viên.Và một số công việc khác mà Giám đốc yêu cầu. + Phòng kinh doanh. - Là phòng nghiệp vụ của Công ty áp dụng các biện pháp kỷ thuật để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. - Giao hàng cho khách hàng. - Thực hiện các yêu cầu của khách hàng về sản phẩm. - Nhập khẩu kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu, quản lý, lưu kho, xuất hàng khi có yêu cầu. - Trực tiếp tìm kiếm khách hàng giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. - Thu thập các thông tin về thị trường về khách hàng, đối thủ cạnh tranh sau đó phối hợp với các phòng ban liên quan để xây dựng chiến lược, kế hoạch, phương thức kinh doanh phù hợp. - Giữ mối quan hệ với khách hàng, tích cực tìm nhiều khách hàng tiềm năng giới thiệu cho họ biết đến sản phẩm của Công ty để khi cần thiết họ sẽ nhớ đến và trở thành khách hàng của Công ty. - Đề ra phương pháp quảng cáo sản phẩm để các khách hàng của Công ty có thể biết đến. - Phối hợp với các phòng ban để duy trì và đảm bảo sản xuất kinh doanh. - Tổ chức công tác nhập hàng hóa của Công ty để cung ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh. + Xưởng - Khi nhận được các yêu cầu của khách hàng về mẫu mã kích thước thì xưởng sẽ làm theo yêu cầu. - Thực hiện đúng thời gian đảm bảo tiến độ giao hàng đạt chất lượng và hiệu quả cao. - Bảo quản sử dụng tốt máy móc thiết bị được Công ty trang bị. - Tư vấn cho Giám đốc về các vấn đề cải tiến kỷ thuật phù hợp với công việc. - Theo dõi báo cáo cho Giám đốc về số lượng, chất lượng hàng hóa xuất, nhập, tồn kho. * Nhận xét: + Sơ đồ tổ chức của Công ty được tổ chức như trên theo tôi có những ưu và nhược điểm sau: - Ưu điểm: Thu hút được các chuyên gia giỏi vào công tác lãnh đạo, phát huy được kiến thức chuyên môn. Cơ cấu này đáp ứng được nhu cầu của người quản lý đa năng, giải phóng nhà quản lý khỏi nghiệp vụ chuyên môn. Quyền lực nằm trong tay Giám đốc nên quá trình ra quyết định và giải quyết công việc của Công ty được nhanh chóng. Những công việc cần thực hiện sẽ được chia cho các đơn vị riêng biệt theo chức năng quản lý và hình thành nên những nhà lãnh đạo chuyên môn chỉ đảm nhận một chức năng nhất định. - Nhược điểm: Có quan hệ phức tạp nên dễ gây mâu thuẫn giữa các phòng ban, bộ phận. Mô hình này không phù hợp với Giám đốc không quyết đoán trong công việc, không có tầm nhìn chiến lược. + Nhận xét về bộ máy quản lý của Công ty. - Bộ máy quản lý của Công ty rất đơn giản và mang nặng tính gia đình. Sự đơn giản thể hiện ở các phòng ban không chức năng chuyên môn nhất định, còn nhiều việc Giám đốc phải đảm nhận hoặc phân cho các bộ phận không có chuyên môn kiêm nhiệm. Sự phân công công việc không tách bạch rõ ràng. - Tuy rằng có nhiều điều chưa hợp lý nhưng đây là Công ty nhỏ nên quản lý bộ máy như thế sẽ gọn nhẹ ít tốn kém. Trong việc giải quyết công việc thì có sự linh hoạt nên vẫn phát huy được hiệu quả lao động. Môi trường làm việc Công ty thoải mái hòa đồng quan tâm giúp đỡ nhau. - Các bộ phận vẫn chưa có sự kiểm tra chéo lẫn nhau nên xảy ra trường hợp các bộ phận chưa nổ lực hết mình trong công việc. - Bộ phận quản lý hầu hết quản lý theo kinh nghiệm vì vậy nhiều lúc có sự lỏng lẻo thiếu khoa học. 2.2 Sơ đồ tổ chức theo chức năng. Phó giám đốc phụ trách ngành Bộ phận hỗ trợ kinh doanh Kinh doanh Trợ lý kinh doanh Xưởng Thủ kho Kỷ thuật Giao nhận Kinh doanh Thư ký Kỷ thuật Giao nhận Lái xe Lái xe + Nhận xét: - Như vậy bộ phận hỗ trợ kinh doanh bao gồm cả bộ phận xưởng và bộ phận thủ kho, giao nhận sản phẩm kết hợp với bộ phận kỷ thuật để đảm bảo chất lượng sản phẩm khi giao nhận và các hỗ trợ về kỷ thuật cho khách hàng. - Phó giám đốc phụ trách từng ngành sẽ quản lý nhân viên theo ngành đó và thực hiện các công việc nhằm thúc đẩy việc bán sản phẩm. 2.1.4 Tình hình kinh doanh và kết quả đạt được trong những năm qua. * Thành lập từ tháng 6 năm 2006 trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động. Kinh tế thị trường ở Việt Nam đang dần được hình thành, nhiều đạo luật mới ra đời khuyến khích, tạo môi trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển. Đứng trước tình hình nhiều doanh nghiệp trong tất cả các ngành công nghiệp được thành lập nên Công ty cũng có nhiều thuận lợi trong việc thu hút khách hàng.TP Tân An là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp nhất trong tỉnh Long An với nhiều ngành công nghiệp quan trọng, đó cũng là thuận lợi của Công ty, có thể dễ dàng tiếp xúc với khách hàng. Từ năm 2006 đến 2007 số lượng hợp đồng tăng lên và giá trị hợp đồng cũng tăng, ngoài ra có thêm nhiều Công ty mới là khách hàng của Công ty. * Tuy nhiên khi số lượng doanh nghiệp các công ty thành lập ở TP Tân An đã nhiều nên họ chuyển về các vùng lân cận như thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang cũng có rất nhiều lợi thế , do đó việc tiếp xúc với khách hàng giới thiệu sản phẩm khó khăn hơn. Mặc khác số lượng doanh nghiệp tăng trong năm 2009 không có mức đột biến như trước nữa. Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của nhiều ngành công nghiệp chính vì thế năm 2009 doanh thu của Công ty giảm so với năm 2008. * Sau hai năm thành lập 2006 đến 2008 thì doanh nghiệp đã ổn định được hệ thống nhân sự, tinh giảm một số vị trí không cần thiết. Công ty đã thu hút được một số nhân viên có trình độ, kinh nghiệm và bộ phận kinh doanh, văn phòng có năng lực. Bảng 2.1 kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH DV-TM HOÀNG VŨ trong hai năm 2008 và 2009 Các chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 % tăng % giảm 1. Tổng doanh thu 20.879.923.000 18.325.026.509 1.12 2. Lãi 29.631.000 41.649.178 0.41 3. Lao động 39 25 0.36 Nhân viên quản lý 6 3 0.5 4. Khấu hao TSCĐ 350.530.287 106.386.482 0.7 5. Tiền lương 6. Tổng quỹ tiền lương 529.740.528 629.579.540 0.19 Thu nhập BQ/tháng 1.131.924 2.098.598 0.85 * Nhận xét: + Từ các chỉ tiêu trên ta thấy tuy năm 2009 có doanh thu thấp hơn năm 2008 nhưng lợi nhuận cao hơn chứng tỏ Công ty đã giảm được các khoản chi vô lý, có cách quản lý hiệu quả về lao động tài sản. + Năm 2009 tuy số lượng lao động ít hơn năm 2008 nhưng quỹ lương lại tăng cao điều này có thể giải thích do giá cả đều tăng vọt nên Công ty đã tăng lương theo nhằm đảm bảo đời sống cho nhân viên. Ngoài ra chính sách tiền lương năm 2009 của Công ty chu đáo hơn là tăng lương cho các nhân viên làm việc tốt, nhân viên có năng lực. Ghi nhận những đóng góp của nhân viên và có chính sách thưởng cao so với năm trước. + Điều này có thể giải thích là do cuối năm 2009 giá vàng tăng đột biến giá xăng dầu cũng tăng dẫn đến tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, các khách của Công ty cũng vì thế mà ít đi. 2.1.5 Đặc điểm về lực lượng lao động của Công ty. * Đặc điểm về trình độ: + Bảng 2.2 cơ cấu lao động của Công ty theo trình độ và theo chức vụ năm 2009. Bộ phận Số nhân viên Đại học Cao đẳng Trung cấp TNPT Quản lý 3 2 1 Kế toán 3 2 1 Thư ký 4 4 Kinh doanh 9 4 2 Giao hàng 1 1 Thủ kho 1 1 Thủ quỹ 1 1 Lái xe 1 1 Xưởng 1 1 Giao nhận 1 1 Σ 25 12 3 2 5 + Biểu đồ 2.1 trình độ lao động của Công ty TNHH DV-TM HOÀNG VŨ năm 2009 + Nhận xét: - Nhân lực là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Bố trí lao động có hợp lý thì mới có thể sử dụng lao động hiệu và nâng cao năng suất trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Đối với Công TNHH DV-TM HOÀNG VŨ thì lực lượng lao động lại đặc biệt quan trọng vì Công ty chuyên kinh doanh về vật liệu xây dựng, trang trí nội thất và các dịch vụ sau bán hàng nên máy móc không thể giúp được gì tất cả là do con người đảm nhận. Từ biểu đồ trên chúng ta nhận thấy rằng tỷ lệ có trình độ đại học là rất cao 9/25 người, và là những có trình độ chuyện môn. - Theo tìm hiểu thì em được biết Công ty có lực lượng lao động trẻ, cao tuổi nhất cũng chưa tới 50 và đa số là tuổi từ 24 đến 40. Công ty muốn phát huy sự sáng tạo của sức trẻ, tinh thần học hỏi, hết lòng với công việc nhằm nắm bắt thị trường, năng động trong tiếp xúc với khách hàng thu hút cho công ty thêm nhiều khách hàng mới. - Tuy nhiên lực lượng có trình độ chủ yếu nằm ở bộ phận quản lý, kinh doanh, kế toán còn các bộ phận khác thì thiếu lao động có trình độ. Theo em công ty cần đào tạo thêm cho một số bộ phận đặc biệt quan trọng như bộ phận giao hàng, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, điều quan trọng là không được làm khách hàng mất đi tình cảm tốt đẹp, hình ảnh của công ty. Bộ phận kỷ thuật cung cấp các dịch vụ và đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Bộ phận kinh doanh tuy có trình độ đại học nhưng đối với các ngành này phải thường xuyên được cung cấp thông tin, nắm bắt các yếu tố về khách hàng, thị trường và khả năng giao tiếp, phải nâng cao khả năng nắm bắt tâm lý khác hàng, đó là điều quan trọng. * Đặc điểm về giới tính + Bảng 2.3 tương quan về giới tính của lao động tại Công ty TNHH DV-TM HOÀNG VŨ năm 2009. Giới % Lượng Nữ 44% 11 Nam 56% 14 + Nhận xét từ đặc điểm ngành nghề của Công ty: chuyên kinh doanh về vật liệu xây dựng, trang trí nội thất và các dịch vụ sau bán hàng, nên lực lượng lao động nữ chỉ tập trung ở các công việc văn phòng còn các công việc nặng nhọc thì không có lao động nữ chính vì thế lao động nữ chính ở Công ty ít. Như vậy sự bố trí lao động này là hợp lý phù hợp với công việc và giới tính. 2.1.6 Mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty TNHH DV-TM HOÀNG VŨ trong thời gian tới * Mục tiêu: + Mở rộng thị trường ra các vùng khác ngoài TP Tân An như TP HCM, TP Mỹ Tho, … + Đạt doanh thu, lợi nhuận cao hơn các năm trước. + Nâng cao hình ảnh của Công ty, làm cho nhiều khách hàng biết đến Công ty và sản phẩm của Công ty. + Phát triển đội ngũ kinh doanh cả về chất lượng và số lượng. + Thực hiện chế độ đãi ngộ công nhân viên tốt hơn, đặc biệt với những nhân viên có tay nghề, trình độ chuyên môn, cần thiết cho Công ty. * Nhiệm vụ của Công ty: + Thực hiện công tác bán hàng, giới thiệu sản phẩm với khách hàng, thực hiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Tạo uy tín với khách hàng bằng chất lượng sản phẩm cao nhất và giá cả chấp nhận được, đi kèm với dịch vụ tận tâm, chuyên nghiệp. + Tìm kiếm mở rộng mối quan hệ với các đối tác kinh doanh. + Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, mở rộng thêm thị trường trong nước, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu do Công ty đề ra đặc biệt là chỉ tiêu về doanh thu. + Chấp hành đúng các chế độ chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế của nhà nước. Hạch toán và báo cáo trung thực mọi hoạt động kinh doanh. Thực hiện đúng, đầy đủ các nhiệm vụ đóng góp vào ngân sách nhà nước. + Quản lý và sử dụng có hiệu quả về các vấn đề như: Lao động, tiền vốn, tài sản, máy móc trang thiết bị của công ty. + Thực hiện các chế độ tiền lương, thưởng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động tại Công ty, đảm bảo an toàn lao động và bảo hộ lao động cho người lao động, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu của công việc. + Từng bước tổ chức hoàn thiện bộ máy quản lý, nhân sự tại Công ty. + Tạo mối quan hệ tốt trong Công ty, tạo môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, xây dựng văn hóa trong Công ty. + Đóng bảo hiểm xã hội và thực hiện tốt các khoản trợ cấp cho người lao động theo đúng luật lao động quy định. 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH DV-TM HOÀNG VŨ. 2.2.1 Phân tích công tác hoạch định nguồn nhân lưcï: * Do Công ty TNHH DV-TM HOÀNG VŨ là Công ty nhỏ số lượng lao động không nhiều và sự tăng giảm lao động không nhiều, nên vấn đề hoạch định nhân sự của Công ty không được chú trọng. Các vấn đề về dự báo nhu cầu lao động cho tương lai có thể nói là Công ty ích quan tâm đến. * Trong tình hình kinh tế nước ta đã gia nhập WTO thì môi trường kinh tế sẽ ngày càng biến động mạnh , sẽ có nhiều Công ty đầu tư vào Việt Nam và sự cạnh tranh cũng khốc liệt hơn. Đối với Công ty kinh doanh bán sản phẩm thì con người là vấn đề quan trọng, chính vì thế việc hoạch định nguồn nhân lực cho tương lai là rất cần thiết nhằm giảm rủi ro khi môi trường lao động có sự biến động. Tình trạng khan hiếm lao động ở ngành của mình, các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau dùng các chính sách ưu đãi thu hút nhân sự làm ảnh hưởng đến các nguồn nhân lực của Công ty. 2.2.2 Phân tích công việc. * Có nhiều phương pháp phân tích công việc, nó tùy thuộc vào từng loại thông tin thu nhập, và tùy theo từng loại công ty xí nghiệp, các phương pháp đó có thể là sử dụng Bảng câu hỏi(Questionaires), Quan sát(Observation),Phỏng vấn(interview) … Tại công ty TNHH DV-TM HOÀNG VŨ thì khi doanh nghiệp xuất hiện công việc mới Giám đốc giao cho các phó Giám đốc phụ trách các lĩnh vực tiến hành nghiên cứu kỹ công việc, các phó Giám đốc mời những anh em thạo về lĩnh vực đó bàn bạc và làm văn bản mô tả đề xuất phương pháp phân tích cụ thể trình lên Giám đốc. * Nhận xét:Về vấn đề này công ty có thể hiện mặt tiến bộ, tuy nhiên công ty nên mời những chuyên viên về lĩnh vực phân tích này thì hay hơn, vì nếu gặp những công việc cần tính thị hiếu của thị trường nhất là trong lĩnh vực trang trí nội thất, các mẩu mã thay đổi không ngừng. Thì các anh em thạo việc chưa hẳn đã là giải pháp tối ưu. 2.2.3 Phân tích công tác tuyển dụng nguồn nhân lực. * Nguồn tuyển dụng: + Trong tuyển dụng thì việc xác định nguồn cung cấp nhân lực sẽ là khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định thành công của công tác thu hút người. + Đối với bộ phận tổ chức hành chánh văn phòng thì Công ty tuyển chủ yếu từ nguồn bên ngoài Công ty vì Công ty không có nhiều chức vụ nên việc đề bạt từ chức vụ này lên chức vụ kia rất ít. + Công ty không có phòng nhân sự và không có nhân viên phụ trách vấn đề về nhân sự. Thông thường việc tuyển dụng là Giám đốc sẽ trực tiếp tuyển. Thông qua một số trung tâm về việc làm để tuyển nhân sự ở bộ phận văn phòng. + Hạn chế của Công ty TNHH DV-TM HOÀNG VŨ là tuyển dụng những người quen biết, do người quen giới thiệu, nên sẽ có những người không đủ năng lực đảm nhận công việc là điều không thể tránh khỏi. Và không thu hút được người có trình độ vào Công ty. Dù nguồn tuyển dụng này đáp ứng được ngay nhu cầu nhân sự của Công ty và tương đối ít tốn chi phí thông báo và tuyển nhân viên. Tuy nhiên nếu Công ty vì sự nể nang mà nhận nhân viên không đủ tiêu chuẩn thì sẽ sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của Công ty. + Như em nhận thấy hiện nay nguồn tuyển dụng tại Công ty còn hạn chế chưa tận dụng và phát huy hết vai trò của công tác tuyển dụng. Công ty có thể mở rộng thêm một số nguồn khác cho phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế Việt Nam và sự phát triển của Công ty. Nếu xét ở khía cạnh hiện tại thì Công ty đang chọn các nguồn tuyển dụng tương đối hợp lý. Nhưng về lâu dài Công ty nên đa dạng nguồn tuyển dụng và lựa chọn nguồn tuyển dụng cho phù hợp với từng vị trí, từng công việc cụ thể. * Quá trình tuyển dụng: + Sau khi xác định vị trí cần tuyển và nguồn tuyển Công ty sẽ thông báo cho ứng viên đến để phỏng vấn. Bởi vì đối với bộ phận văn phòng Giám đốc trực tiếp đến trung tâm giới thiệu việc làm đọc và nghiên cứu hồ sơ của nhân viên chọn vài nhân phù hợp với yêu cầu công việc rồi thông báo cho họ đến để phỏng vấn. Và Giám đốc cũng trực tiếp phỏng vấn nhằm tìm hiểu thêm về những điều chưa rõ ở ứng viên như kinh nghiệm, trình độ và các đặc điểm cá nhân như tính khí, tính cách khả năng hòa đồng và những phẩm chất cá nhân phù hợp cho Công ty, và cũng là để ứng viên hiểu biết về Công ty như ngành nghề kinh doanh sản xuất, về vị trí được nhận, về công việc đảm nhận. Công ty thường chỉ phỏng vấn một lần và do tuyển số lượng nhân viên không nhiều nên phỏng vấn theo cá nhân. Đối với nguồn bên ngoài Công ty thường không xác minh lại những điều ứng viên nói. Và vấn đề phẩn chất đạo đức của ứng viên thì thường xác định thông qua cách nhìn người. Công ty cũng không đặt nặng vấn đề kinh nghiệm. + Sau khi đã phỏng vấn thì Giám đốc cũng tự xác định sẽ nhận ai vào làm việc. Điều này cũng cần phải được xem xét một cách có hệ thống là cần quan tâm đến hai vấn đề chính: Một là khả năng của ứng viên và một là ứng có mong muốn làm như thế nào (mức độ hứng thú với công việc). Cần lưu ý là các yếu tố thuộc về năng lực là các yếu tố chịu tác động mạnh của tính chủ quan nên nhà quản lý có thể tác động vào và mang lại hiệu quả. Còn các yếu tố thuộc về bản chất, tính cách thì rất khó tác động vào để làm thay đổi theo yêu cầu của công việc. + Nói chung quá trình tuyển dụng của Công ty tương đối đơn giản, ngắn gọn diễn ra nhanh chóng, không tốn kém thời gian cho quá trình này và chi phí cho quá tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKHOA LUAN TOT NGHIEP HOAN CHINH.doc
Tài liệu liên quan